Khai Quốc Công Tặc
Quyển 2 - Chương 170: Đằng Uyên (5)
- Chuyện trong triều đình, thuộc hạ không được rõ lắm! Nếu như Đông Ông thấy khó xử thì chuyện chiêu an này không cần nhắc lại nữa.
Bị quan trên liên tiếp từ chối hai đề nghị, thất vọng trong lòng Ngụy Trưng đã lên đến cực điểm. Qua quan sát trong thời gian gần đây, y phát hiện một đầu mục thổ phỉ mới quật khởi Trình Danh Chấn là một tướng tài khó có được. Có thể sử dụng hơn một ngàn hương dũng được huấn luyện qua loa mà đã dũng cảm ngăn cản được bọn giặc cỏ Trương Kim Xưng, bản lĩnh này có thể sánh được với “ Tài tử" Nguyên Bảo Tàng. Nếu như có thể kéo được một tướng tài như vậy về chính đạo, vừa làm suy yếu sức mạnh của bọn giặc cỏ lại vừa thay triều đình tìm được một viên trí tướng, đúng là một công đôi việc. Mặc dù không thay triều đình Đại Tùy suy xét, mời chào Trình Danh Chấn đến Võ Dương cũng tương đương với việc mang đến cho quận Võ Dương một lão hổ để trông cửa, từ nay về sau, dù là Đậu Kiến Đức hay là Trương Kim Xưng muốn có ý đồ với quận Võ Dương thì cũng phải suy tính kỹ bản lĩnh của mình rồi.
Nguyên Bảo Tàng đứng đầu quận Võ Dương có tầm nhìn hạn hẹp, sợ rằng khi lo việc sẽ làm mất cái mũ quan trên đầu, bốc thuốc không đúng bệnh thì làm sao có thể đả động được đến Trình Danh Chấn? Dựa vào mấy câu “ Chuyện cũ sẽ bỏ qua" của quan phủ ư? Trình Danh Chấn người ta vừa mới trải qua một hồi làm Lâm Đức Ân, mặc dù có ngốc thì ít nhất cũng phải biết nhìn vết sẹo trên người chứ!
- Chuyện chiêu an, còn có thể bàn bạc kĩ hơn!
Thấy được trong lòng Ngụy Trưng có chút bất mãn với mình, Nguyên Bảo Tàng cũng không tức giận. Ông ta vừa không có năng lực vừa không đảm đương việc, duy chỉ có một chút ý chí:
- Huyền Thành không ngại thì hãy nói ta nghe một chút, ít nhất thì chúng ta cũng có thể có nhiều hơn một lựa chọn!
Thấy Đông chủ như vậy, Ngụy Trưng cũng không tránh khỏi phải nhún vai cười nói:
- Nếu là hạ sách, thì lúc thi hành chắc chắn sẽ có phiền toái. Ta sẽ quy gọn trong tám chữ “Hợp huyện, dời dân, cất giấu, trong thanh" nếu Đông Ông có hứng thú, tôi sẽ viết mộ bản điều trân, ngài có thể từ từ mà xem.
Dứt lời, y lấy một tập văn án từ trong ống tay áo ra, hay tay đưa cho Nguyên Bảo Tàng.
Nhìn độ dày của bản điều trần, Nguyên Bảo Tàng hiểu ngay quyết tâm của Ngụy Trưng là rất lớn. Ông ta nóng ngực rồi cảm ơn:
- Vất vả cho Huyền Thành rồi. Nếu như năm nay lão phu còn có thể sống yên ổn được ở quận Võ Dương, thì vào cuối năm nhất định sẽ báo với triều đình công lao của Huyền Thành.
Ngụy Trưng bước sang bên cạnh nửa bước, không dám nhận lời cảm ơn của Nguyên Bảo Tàng:
- Đây vốn là trách nhiệm của tại hạ. Đông ông hãy xem trước bản điều trần, việc này nói thì có thể giản lược, nhưng khi làm sẽ không dễ dàng như vậy đâu!
“Vườn không, nhà trống" là kế sách thần kỳ tiêu diệt phỉ lúc trước mà triều đình đã dùng hình thức thánh chỉ để mệnh các nơi thực hiện, đối với Nguyên Bảo Tàng mà nói cũng không phải là từ mới mẻ gì. Biện pháp kiến nghị cụ thể của triều đình là di dời dân chúng các nơi vào các thị trấn hoặc bảo trại gần đó khiến cho bọn thổ phỉ không lấy được lương thực mà đói chết. Kế sách này lúc đầu thì rất tốt, đích thực đã cắt đứt nơi phát ra lương thực cho đám thổ phỉ và lâu la, giải quyết được tận gốc, nhưng lại có một điểm không để ý đến, đó là dân chúng cũng phải ăn cơm. Sau khi bọn họ di chuyển về thành đã mất đi cuộc sống trước kia của mình, đồng thời giá lương thực tăng cao, kết quả là không ít người đã bí quá hóa liều đã kết hợp với thổ phỉ nội ứng ngoại hợp cướp kho lúa. Kết quả ngược lại là làm cho rất nhiều thị trấn rơi vào tay giặc cỏ, cổ vũ cho sự kiêu ngạo của bọn thổ phỉ.
Về sau Thái phó Khanh Dương Nghĩa đến Hà Bắc chủ trì tiêu diệt thổ phỉ, mạnh mẽ thi hành “Khuyến nông lệnh", đặc xá cho đám dân chúng bị buộc phải đầu nhập làm lục lâm, ngừng lại việc sơ tán vào trong thành, khuyên bọn họ hãy quay về nhà làm ruộng. Vô hình trung sách lược “Vườn không nhà trống" đã bị thất bại. Bây giờ Ngụy Trưng lại đề xuất vấn đề quan trọng này, còn thêm bốn chữ ở trước là “Hợp huyện, dời dân", thực sự cũng có chút to gan.
Thiên bẩm Nguyên Bảo Tàng đã có tính cẩn thận, đối với điều trần của Ngụy Trưng, ông ta lại càng phải cân nhắc. Ông ta buông bản điều trần xuống rồi cuời khổ:
- Huyền Thành nay thật sự là đã đem ta mà nướng trên lửa rồi. Những lời nói thật của ông, có hiệu quả tuyệt đối! Nhưng nếu Nguyên mỗ chiếu theo mà làm, chỉ e các huyện Võ Dương không những rơi vào tay kẻ tặc mà ngay cả cái đầu của mình cũng khó bảo toàn.
- Cớ gì mà Đông Ông lại nói như vậy, hay là cảm thấy Ngụy mỗ có sự bất trung sao?
Ngụy Trưng liền lên mặt, thấp giọng chất vấn.
- Trong lòng Huyền Thành đã biết rõ sao còn chất vấn ta?
Nguyên Bảo Tàng vịn tay vào bàn, liên tục lắc đầu:
- Nếu giao được cho Dương Thái Phó hoặc là giao cho La Man Tử đều được. Duy chỉ có giao cho Nguyên mỗ... haiiii!
Thái phó Dương Nghĩa Thần và Hổ Bí Đại tướng quân rất được Dương Quảng coi trọng, trong tay cũng đều nắm trọng binh, cho nên xưa nay dù làm bất cứ việc gì, người khác cũng không dám trêu chọc vào. Nhưng Nguyên Bảo Tàng biết mình ở hạng nào, thoạt nhìn tưởng Quận thủ quận Võ Dương là quan to, dậm chân là cả quận phải run rẩy nhưng trên thực tế lại phải nhìn sắc mặt của bọn thế gia đại tộc đất này mà ăn cơm. Chỉ cần không cẩn thận một chút làm đắc tội, tiếp theo đó không những bị người mà lại còn bị “ bạn cũ" trong triều buộc tội, kết quả bất kể tội danh có thành lập hay không thì phiền toái cũng cả một đống.
Mà diệu kế thứ ba trong bản hiến kế của Ngụy Trưng lại đề nghị ông ta đem ba huyện Ngụy, Quán Đào, Quan tách khỏi quận Võ Dương hợp thành một huyện, đem dân chúng và quan viên dời từ Võ Dương đến huyện Ngụy gần nhất. Như vậy, nếu giặc cỏ có đến xâm phạm quận Võ Dương, huyện Ngụy và các quý hương thuộc cai trị quận Võ Dương có thể tương trợ lẫn nhau, một nơi có nguy, các nơi khác có thể xuất kích ngay được, tấn công sau lưng địch, khiến quân giặc tả hữu không kịp phản công, tự biết khó mà lui.
Kế này đích xác có thể phát huy tác dụng với bọn giặc cỏ, và đối với việc di dời dân chúng tới huyện Ngụy, Ngụy Trưng cũng diễn giả tỉ mỉ trong bản điều trần. Nhưng điều không nên thì đó chính là y không nên chia mấy trăm dặm đất hoang từ sau dãy núi Sa Lộc đến bờ sông Hoàng Hà cho dân chúng khai khẩn. Mảnh đất thổ địa đó năm nào cũng để cỏ hoang, không khai khẩn thì quả là đáng tiếc nhưng nó đều đã có chủ, dù họ có bỏ ruộng hoang thì Nguyên Bảo Tàng cũng không thể có ý đồ gì được với nó.
Tâm tư của Ngụy Trưng thông thấu, y nhìn ra cẻ mặt khó xử của Nguyên Bảo Tàng mà đoán được ông ta đang nghĩ gì, y do dự một chút rồi thấp giọng đề nghị:
- Sao Đông Ông không thử nói một câu với mấy gia đình kia. Dù sao tổ chim bị phá thì trứng cũng không thể lành được. Thực sự để cho quân giặc chiếm được thành thì họ giữ đất cũng đâu còn tác dụng gì?
- Vỡ tổ?
Nguyên Bảo Tàng cười lạnh nhún vai:
- Huyền Thành từng đọc sách “Đại nhân tiên sinh truyện" của tổ tiên Nguyên mỗ viết rồi đúng không? “Vá đũng quần", đóng cửa đuổi con rận là trách nhiệm của Nguyên mỗ. (Chú thích)
Chú thích: Đại nhân tiên sinh truyện, Nguyễn Tịch thời Ngụy Tấn, đem so sánh các quý tộc như con rận kiếm ăn bên trong đũng quần. Nguyên Bảo Tàng trích dẫn câu văn này, thứ nhất là đã tuyệt vọng với Đại Tùy, thứ hai là khoe khoang mình có huyết thống hậu duệ danh môn.
Bị quan trên liên tiếp từ chối hai đề nghị, thất vọng trong lòng Ngụy Trưng đã lên đến cực điểm. Qua quan sát trong thời gian gần đây, y phát hiện một đầu mục thổ phỉ mới quật khởi Trình Danh Chấn là một tướng tài khó có được. Có thể sử dụng hơn một ngàn hương dũng được huấn luyện qua loa mà đã dũng cảm ngăn cản được bọn giặc cỏ Trương Kim Xưng, bản lĩnh này có thể sánh được với “ Tài tử" Nguyên Bảo Tàng. Nếu như có thể kéo được một tướng tài như vậy về chính đạo, vừa làm suy yếu sức mạnh của bọn giặc cỏ lại vừa thay triều đình tìm được một viên trí tướng, đúng là một công đôi việc. Mặc dù không thay triều đình Đại Tùy suy xét, mời chào Trình Danh Chấn đến Võ Dương cũng tương đương với việc mang đến cho quận Võ Dương một lão hổ để trông cửa, từ nay về sau, dù là Đậu Kiến Đức hay là Trương Kim Xưng muốn có ý đồ với quận Võ Dương thì cũng phải suy tính kỹ bản lĩnh của mình rồi.
Nguyên Bảo Tàng đứng đầu quận Võ Dương có tầm nhìn hạn hẹp, sợ rằng khi lo việc sẽ làm mất cái mũ quan trên đầu, bốc thuốc không đúng bệnh thì làm sao có thể đả động được đến Trình Danh Chấn? Dựa vào mấy câu “ Chuyện cũ sẽ bỏ qua" của quan phủ ư? Trình Danh Chấn người ta vừa mới trải qua một hồi làm Lâm Đức Ân, mặc dù có ngốc thì ít nhất cũng phải biết nhìn vết sẹo trên người chứ!
- Chuyện chiêu an, còn có thể bàn bạc kĩ hơn!
Thấy được trong lòng Ngụy Trưng có chút bất mãn với mình, Nguyên Bảo Tàng cũng không tức giận. Ông ta vừa không có năng lực vừa không đảm đương việc, duy chỉ có một chút ý chí:
- Huyền Thành không ngại thì hãy nói ta nghe một chút, ít nhất thì chúng ta cũng có thể có nhiều hơn một lựa chọn!
Thấy Đông chủ như vậy, Ngụy Trưng cũng không tránh khỏi phải nhún vai cười nói:
- Nếu là hạ sách, thì lúc thi hành chắc chắn sẽ có phiền toái. Ta sẽ quy gọn trong tám chữ “Hợp huyện, dời dân, cất giấu, trong thanh" nếu Đông Ông có hứng thú, tôi sẽ viết mộ bản điều trân, ngài có thể từ từ mà xem.
Dứt lời, y lấy một tập văn án từ trong ống tay áo ra, hay tay đưa cho Nguyên Bảo Tàng.
Nhìn độ dày của bản điều trần, Nguyên Bảo Tàng hiểu ngay quyết tâm của Ngụy Trưng là rất lớn. Ông ta nóng ngực rồi cảm ơn:
- Vất vả cho Huyền Thành rồi. Nếu như năm nay lão phu còn có thể sống yên ổn được ở quận Võ Dương, thì vào cuối năm nhất định sẽ báo với triều đình công lao của Huyền Thành.
Ngụy Trưng bước sang bên cạnh nửa bước, không dám nhận lời cảm ơn của Nguyên Bảo Tàng:
- Đây vốn là trách nhiệm của tại hạ. Đông ông hãy xem trước bản điều trần, việc này nói thì có thể giản lược, nhưng khi làm sẽ không dễ dàng như vậy đâu!
“Vườn không, nhà trống" là kế sách thần kỳ tiêu diệt phỉ lúc trước mà triều đình đã dùng hình thức thánh chỉ để mệnh các nơi thực hiện, đối với Nguyên Bảo Tàng mà nói cũng không phải là từ mới mẻ gì. Biện pháp kiến nghị cụ thể của triều đình là di dời dân chúng các nơi vào các thị trấn hoặc bảo trại gần đó khiến cho bọn thổ phỉ không lấy được lương thực mà đói chết. Kế sách này lúc đầu thì rất tốt, đích thực đã cắt đứt nơi phát ra lương thực cho đám thổ phỉ và lâu la, giải quyết được tận gốc, nhưng lại có một điểm không để ý đến, đó là dân chúng cũng phải ăn cơm. Sau khi bọn họ di chuyển về thành đã mất đi cuộc sống trước kia của mình, đồng thời giá lương thực tăng cao, kết quả là không ít người đã bí quá hóa liều đã kết hợp với thổ phỉ nội ứng ngoại hợp cướp kho lúa. Kết quả ngược lại là làm cho rất nhiều thị trấn rơi vào tay giặc cỏ, cổ vũ cho sự kiêu ngạo của bọn thổ phỉ.
Về sau Thái phó Khanh Dương Nghĩa đến Hà Bắc chủ trì tiêu diệt thổ phỉ, mạnh mẽ thi hành “Khuyến nông lệnh", đặc xá cho đám dân chúng bị buộc phải đầu nhập làm lục lâm, ngừng lại việc sơ tán vào trong thành, khuyên bọn họ hãy quay về nhà làm ruộng. Vô hình trung sách lược “Vườn không nhà trống" đã bị thất bại. Bây giờ Ngụy Trưng lại đề xuất vấn đề quan trọng này, còn thêm bốn chữ ở trước là “Hợp huyện, dời dân", thực sự cũng có chút to gan.
Thiên bẩm Nguyên Bảo Tàng đã có tính cẩn thận, đối với điều trần của Ngụy Trưng, ông ta lại càng phải cân nhắc. Ông ta buông bản điều trần xuống rồi cuời khổ:
- Huyền Thành nay thật sự là đã đem ta mà nướng trên lửa rồi. Những lời nói thật của ông, có hiệu quả tuyệt đối! Nhưng nếu Nguyên mỗ chiếu theo mà làm, chỉ e các huyện Võ Dương không những rơi vào tay kẻ tặc mà ngay cả cái đầu của mình cũng khó bảo toàn.
- Cớ gì mà Đông Ông lại nói như vậy, hay là cảm thấy Ngụy mỗ có sự bất trung sao?
Ngụy Trưng liền lên mặt, thấp giọng chất vấn.
- Trong lòng Huyền Thành đã biết rõ sao còn chất vấn ta?
Nguyên Bảo Tàng vịn tay vào bàn, liên tục lắc đầu:
- Nếu giao được cho Dương Thái Phó hoặc là giao cho La Man Tử đều được. Duy chỉ có giao cho Nguyên mỗ... haiiii!
Thái phó Dương Nghĩa Thần và Hổ Bí Đại tướng quân rất được Dương Quảng coi trọng, trong tay cũng đều nắm trọng binh, cho nên xưa nay dù làm bất cứ việc gì, người khác cũng không dám trêu chọc vào. Nhưng Nguyên Bảo Tàng biết mình ở hạng nào, thoạt nhìn tưởng Quận thủ quận Võ Dương là quan to, dậm chân là cả quận phải run rẩy nhưng trên thực tế lại phải nhìn sắc mặt của bọn thế gia đại tộc đất này mà ăn cơm. Chỉ cần không cẩn thận một chút làm đắc tội, tiếp theo đó không những bị người mà lại còn bị “ bạn cũ" trong triều buộc tội, kết quả bất kể tội danh có thành lập hay không thì phiền toái cũng cả một đống.
Mà diệu kế thứ ba trong bản hiến kế của Ngụy Trưng lại đề nghị ông ta đem ba huyện Ngụy, Quán Đào, Quan tách khỏi quận Võ Dương hợp thành một huyện, đem dân chúng và quan viên dời từ Võ Dương đến huyện Ngụy gần nhất. Như vậy, nếu giặc cỏ có đến xâm phạm quận Võ Dương, huyện Ngụy và các quý hương thuộc cai trị quận Võ Dương có thể tương trợ lẫn nhau, một nơi có nguy, các nơi khác có thể xuất kích ngay được, tấn công sau lưng địch, khiến quân giặc tả hữu không kịp phản công, tự biết khó mà lui.
Kế này đích xác có thể phát huy tác dụng với bọn giặc cỏ, và đối với việc di dời dân chúng tới huyện Ngụy, Ngụy Trưng cũng diễn giả tỉ mỉ trong bản điều trần. Nhưng điều không nên thì đó chính là y không nên chia mấy trăm dặm đất hoang từ sau dãy núi Sa Lộc đến bờ sông Hoàng Hà cho dân chúng khai khẩn. Mảnh đất thổ địa đó năm nào cũng để cỏ hoang, không khai khẩn thì quả là đáng tiếc nhưng nó đều đã có chủ, dù họ có bỏ ruộng hoang thì Nguyên Bảo Tàng cũng không thể có ý đồ gì được với nó.
Tâm tư của Ngụy Trưng thông thấu, y nhìn ra cẻ mặt khó xử của Nguyên Bảo Tàng mà đoán được ông ta đang nghĩ gì, y do dự một chút rồi thấp giọng đề nghị:
- Sao Đông Ông không thử nói một câu với mấy gia đình kia. Dù sao tổ chim bị phá thì trứng cũng không thể lành được. Thực sự để cho quân giặc chiếm được thành thì họ giữ đất cũng đâu còn tác dụng gì?
- Vỡ tổ?
Nguyên Bảo Tàng cười lạnh nhún vai:
- Huyền Thành từng đọc sách “Đại nhân tiên sinh truyện" của tổ tiên Nguyên mỗ viết rồi đúng không? “Vá đũng quần", đóng cửa đuổi con rận là trách nhiệm của Nguyên mỗ. (Chú thích)
Chú thích: Đại nhân tiên sinh truyện, Nguyễn Tịch thời Ngụy Tấn, đem so sánh các quý tộc như con rận kiếm ăn bên trong đũng quần. Nguyên Bảo Tàng trích dẫn câu văn này, thứ nhất là đã tuyệt vọng với Đại Tùy, thứ hai là khoe khoang mình có huyết thống hậu duệ danh môn.
Tác giả :
Tửu Đồ