Kẻ Trộm Sách
Chương 20
BA LƯU Ý NHỎ NHƯNG QUAN TRỌNG
1. Người đàn ông đi ngang qua ấy là Rolf Fischer, một trong những tên phát xít cuồng tín nhất ở Molchinh.
2. Một câu chửi khác sẽ được sơn lên cánh cửa ấy chỉ trong vòng mười sáu tiếng đồng hồ sau đó.
3. Hans Hubermann không được chấp nhận làm đảng viên đảng Quốc xã. Dù thế nào thì vẫn chưa được chấp nhận.
Năm tiếp theo, Hans đã gặp may mắn khi ông không phải chính thức thu hồi lại đơn xin gia nhập Đảng của mình. Dù có rất nhiều người được kết nạp ngay lập tức, thì tên ông lại được đưa vào danh sách chờ, vì ông thuộc diện đang bị nghi ngờ. Đến cuối năm 1938, khi người Do Thái bị quét sạch hoàn toàn sau sự kiện Kristallnacht[3], thì mật vụ Quốc xã đã ghé nhà ông. Họ đã lục soát khắp nhà, và khi không thấy thứ gì hay không thấy ai đáng nghi ngờ, thì Hans Hubermann là một trong những người đã gặp may.
[3] Tức “Đêm kính vỡ": đêm ngày 10, rạng ngày 11 tháng Mười một năm 1938, hơn 200 giáo đường Do Thái đã bị phá hủy và hàng nghìn nhà của người gốc Do Thái đã bị lục soát, cướp bóc. Kết quả là 91 người Do Thái đã chết và khoảng 30.000 người Do Thái khác bị bắt và bị đưa đến những trại tập trung của Đức Quốc xã.
Ông đã được phép ở lại.
Điều hẳn đã cứu ông ấy là người ta biết rằng ít nhất thì ông cũng đang đợi được chấp nhận đơn xin kết nạp đảng của mình. Vì điều này, ông đã được khoan hồng, nếu không muốn nói là được nhìn nhận như là một thợ sơn giỏi.
Sau đó, một cứu cánh khác của Hans xuất hiện.
Chính cây đàn xếp đã cứu ông khỏi việc bị tẩy chay hoàn toàn. Trên khắp Munich, đâu đâu cũng có thợ sơn cả, nhưng dưới một khóa hướng dẫn ngắn của Erik Vandenburg và gần hai thập kỷ tập đều đặn, không ai ở Molching có thể chơi đàn xếp được như ông. Đó là một phong cách không hề hoàn mỹ, nhưng rất ấm áp. Thậm chí những lỗi mà ông đánh sai cũng mang lại cho người ta một cảm giác thoải mái.
Ông nói Heil Hitler khi cần thiết và ông treo cờ vào những ngày quy định. Người ta không nhận tấy ở ông vấn đề gì cả.
Sau đó, vào ngày 16 tháng Sáu (giờ đây ngày tháng cứ đông cứng lại như vữa vậy), chỉ hơn sáu tháng sau khi Liesel đến phố Thiên Đàng, một sự việc xảy ra đã khiến cuộc đời của Hans Hubermann thay đổi mà không có cách gì đảo ngược lại được.
Đó là một ngày mà ông có việc làm.
Đúng bảy giờ sáng, ông ra khỏi nhà.
Ông kéo theo chiếc xe đẩy dựng sơn, hoàn toàn không biết là mình đang bị theo dõi.
Khi ông tới chỗ làm, một người thanh niên lạ mặt bước đến chỗ ông. Anh ta có mái tóc vàng, vóc người cao ráo, và trông rất nghiêm trọng.
Hai người nhìn nhau.
“Ông có phải là Hans Hubermann?"
Hans chỉ gật đầu với anh ta một cái. Ông đang với lấy một cây cọ sơn. “Đúng, là tôi đây."
“Chẳng hay ông có biết chơi đàn xếp không?"
Lần này Hans ngừng lại, để cây chổi sơn ở nguyên vị trí của nó. Một lần nữa, ông lại gật đầu.
Người lạ mặt xoa xoa quai hàm, nhìn quanh và nói rất khẽ, nhưng cũng rất rõ ràng. “Ông có phải là một người biết giữ lời hứa không?"
Hans lấy hai màu sơn ra và mời người thanh niên nọ ngồi xuống. Trước khi chấp nhận lời mời này, anh ta chìa tay ra và tự giới thiệu. “Tên tôi là Kugler. Họ của tôi là Walter. Tôi đến từ Stuttgart."
Họ ngồi xuống và trò chuyện rất khẽ trong khoảng mười lăm phút, sau đó họ sắp xếp với nhau một cuộc hẹn vào ban đêm.
MỘT CON BÉ NGOAN
Vào tháng Mười một năm 1940, khi Max Vandenburg vào được căn bếp của nhà số 33 phố Thiên Đàng, anh hai mươi bốn tuổi. Bộ quần áo trên người dường như đang ghì anh xuống và anh mệt mỏi đến mức một chỗ ngứa cũng có thể bẻ anh gẫy làm đôi. Anh đứng nơi ngưỡng cửa, người cứ run lên bần bật và lắc lư mãi.
“Ông vẫn còn chơi đàn xếp chứ?"
Dĩ nhiên, câu hỏi ở đây thực ra là, “Ông vẫn sẽ giúp tôi chứ?"
Bố của Liesel bước tới chỗ cửa trước và mở ra. Ông nhìn ra ngoài một cách đầy cảnh giác, về cả hai phía, rồi quay lại. Ông kết luận, “Không có gì cả."
Max Vandenburg, một người Do Thái, nhắm mắt lại và gục xuống một chút vào sự an toàn. Cái ý tưởng về sự an toàn ấy là khá lố bịch, tuy nhiên anh vẫn chấp nhận nó.
Hans kiểm tra xem rèm cửa đã được kéo xuống chưa. Không được phép có một khe hở nào để người ngoài nhìn vào. Khi ông làm thế, thì Max đã không còn đủ sức chịu đựng nữa. Anh cuối xuống và siết chặt tay lại với nhau.
Bóng tối trùm lên anh.
Những ngón tay anh có mùi cái vali, mùi kim loại, quyển Mein Kampf và sự sống sót.
Chỉ khi anh ngẩng đầu lên thì với cái ánh sáng lờ nhờ từ hành lang mới tìm được đường vào đôi mắt anh. Anh nhận thấy đứa bé gái đang mặc đồ ngủ, nó đứng đó và quan sát mọi việc.
“Bố ơi?"
Max đứng dậy, như một que diêm được thắp lên. Bóng tối giờ đã căng phồng lên xung quanh anh.
“Mọi việc ổn cả, Liesel," Bố nói. “Quay lại giường ngủ đi."
Con bé nấn ná một chút trước khi chân nó lê về đằng sau. Khi con bé dừng lại và tranh thủ nhìn một lần cuối cùng người lạ ở trong nhà bếp, nó đã có thể đoán được đường nét của một quyển sách đang nằm trên mặt bàn.
“Đừng sợ," nó nghe thấy tiếng Bố thì thầm. “Nó là một con bé ngoan."
Trong suốt một giờ đồng hồ tiếp theo, con bé ngoan ấy nằm tỉnh như sáo trên giường, lắng nghe những câu nói thì thào không rõ chữ trong nhà bếp.
Một lá bài còn úp vẫn chưa được lật lên.
TÓM TẮT TIỂU SỬ: MỘT TAY ĐẤM DO THÁI
Max Vandenburg sinh năm 1916.
Anh lớn lên ở Stuttgart.
Khi còn nhỏ, điều anh thích nhất là một trận đấm nhau ra trò.
Anh bắt đầu biết dùng đến nắm đấm của mình khi lên mười một tuổi, hồi đó anh gầy nhẳng như một cái cán chổi.
Wenzel Gruber.
Nó là đứa đã đánh nhau với anh.
Nó có một cái mồm khá ma lanh, cái thằng nhóc Gruber ấy, và một mái tóc xoăn tít như dây điện. Bọn trẻ vẫn hay la cà ở khu đất trống trong vùng yêu cầu hai đứa phải đánh nhau, và không đứa nào muốn tranh cãi về việc này cả.
Chúng đánh nhau như những nhà vô địch.
Trong vòng một phút đồng hồ.
Ngay khi mọi việc trở nên đáng xem, thì cả hai bị túm lấy cổ áo rồi tác ra. Có một vị phụ huynh đã luôn để mắt trông chừng.
Một dòng máu rỉ ra từ miệng Max.
Anh nếm vị của máu, và máu có vị ngon.
Không có nhiều tay biết đánh nhau đến từ khu anh sống, và nếu có ai biết, thì họ cũng không làm việc này bằng nắm đấm của mình. Thời đó người ta hay nói rằng dân Do Thái đơn giản là thích đứng lên và đón nhận tất cả mọi thứ. Họ đón nhận sự ngược đãi một cách thầm lặng để rồi sau đó lại tìm cách ngoi lên. Rõ ràng là không phải người Do Thái nào cũng như thế.
Khi bố anh mất, anh mới chưa đầy hai tuổi. Ông đã bị bắn đến nát ra thành nhiều mảnh trên một ngọn đồi cỏ dại mọc đầy.
Khi anh lên chín, mẹ anh hoàn toàn phá sản. Bà đành phải bán phòng thu nhạc đồng thời là căn hộ của hai mẹ con, rồi sau đó chuyển đến sống nhờ nhà cậu anh. Ở đó anh lớn lên với sau người anh em họ - những người đã cùng đánh nhau với anh, quấy rầy anh và yêu thương anh. Những trận đánh nhau với người anh họ lớn nhất, Isaac, là một phần trong quá trình tập luyện môn đấm nhau của anh. Hầu như đêm nào anh cũng bị đánh cho tơi tả.
Ở tuổi mười ba, bi kịch một lần nữa lại ập đến khi người cậu của Max qua đời.
Cũng giống như những người Do Thái khác, cậu anh không có một cái đầu nóng như Max. Ông thuộc loại người làm việc thầm lặng để nhận lại được rất ít quyền lợi. Ông không phải là một người giàu có. Ông không lấy đi những cái thuộc về người khác – và ông chết vì có cái gì đó quặn lên trong dạ dày. Cái gì đó giống như một quả bóng gỗ tẩm độc vậy.
Cũng như những gia đình có người hấp hối khác, cả nhà anh tập trung quanh giường và nhìn ông cậu anh đầu hàng.
Theo một cách nào đó, bên cạnh nỗi buồn và tâm trạng mất mát, Max Vandenburg – người giờ đây đã là một trang thiếu niên với đôi bàn tay cứng cáp, cặp mắt đen thẳm và một cái răng đau nhức – còn hơi có cảm giác thất vọng nữa. Thậm chí là một thái độ bất bình. Khi anh nhìn cậu mình chìm dần xuống cái giường mà ông đang nằm, anh đã quyết định rằng anh sẽ không bao giờ cho phép bản thân mình chết theo cách như thế.
Gương mặt người đàn ông ấy mới toát lên vẻ cam chịu làm sao.
Gương mặt ấy thật vàng vọt và bình thản, mặc cho cái cẩu trúc có vẻ bạo lực của sọ ông…
Đường xương hàm của ông kéo dài tưởng chừng như vô tận, nó vươn dài ra hàng nhiều dặm, hai xương gò má của ông thì nhô hẳn lên, và ông có một cặp mắt sâu hoắm. Gương mặt ấy bình thản đến mức nó khiến cho đứa con trai mới lớn muốn đặt ra nhiều câu hỏi.
Sức tranh đấu đâu mất rồi? Thằng bé tự hỏi.
Ý chí cố gắng đâu rồi?
Dĩ nhiên, ở tuổi mười ba, Max vẫn còn hơi quá cục cằn. Anh chưa nhìn thấy tận mắt thứ gì đó giống như tôi. Vẫn chưa.
Cùng những người còn lại, anh đứng quanh giường và nhìn người đàn ông ấy qua đời – đó là một quá trình hợp nhất an toàn, từ sự sống đến cái chết. Ánh sáng trên ô cửa có màu xám và màu cam, sắc màu của làn da mùa hè, và trông cậu của Max có vẻ như đã tan biến mọi muộn phiền khi ông trút hơi thở cuối cùng.
“Khi thần chết đến bắt ta," cậu chàng đưa ra một lời thề, “lão sẽ cảm nhận được nắm đấm của ta trên mặt lão."
Phần tôi, tôi rất thích điều đó. Đó là một lòng can đảm đến ngu ngốc..
Đúng.
Tôi rất thích điều đó.
Kể từ giây phút ấy trở đi, anh bắt đầu đánh nhau thường xuyên hơn. Một nhóm những người bạn cũng như kẻ thù thân thuộc sẽ tụ tập lại với nhau tại một khoảnh đất trống trên phố Steber, và chúng sẽ đánh nhau trong cái ánh sáng ban ngày đang lịm dần. Người Đức chính gốc, dân Do Thái lạc lõng, những thằng nhóc đến từ miền Đông. Chẳng sao cả. Chẳng có gì trên đời này giống như một trận đánh nhau ra trò để giải tỏa năng lượng của tuổi vị thành niên. Ngay cả những kẻ thù không đội trời chung với nhau cũng chỉ cách tình bạn có một xăng-ti-mét.
Anh thích những vòng tròn hẹp vây quanh mình và những người mà anh không biết.
Cái vị đắng cay ngọt bùi của sự bất ổn.
Thắng hay thua.
Đó là một cảm giác trong dạ dày sẽ được khuấy động lên cho đến khi anh thấy mình không thể chịu đựng được nữa. Phương thuốc duy nhất là tiến lên phía trước và tung ra những cú đấm. Max không phải là loại người sẽ chết khi đang suy nghĩ về điều đó.
Giờ đây, khi ngẫm lại, thì trận đánh yêu thích của anh là Trận đánh Số Năm, với một thằng nhóc cao to, rắn chắc và hung hãn tên là Walter Kugler. Hai đứa đều mười lăm tuổi. Walter đã giành chiến thắng trong cả bốn lần chúng đối đầu nhau trước đó, nhưng lần này, Max có thể cảm thấy được một sự khác biệt. Có một luồng máu mới bên trong anh – dòng máu của chiến thắng – và nó vừa có thể làm cho người ta sợ, lại vừa làm cho người ta thấy phấn khích.
Như thường lệ, quanh chúng có một vòng tròn hẹp đang xúm đen xúm đỏ vào xem. Có mặt đất nhếch nhác. Có những nụ cười thực sự được bọc quanh những gương mặt bàng quan. Tiền được giữ chặt trong những ngón tay bẩn thỉu hôi hám, và những tiếng gọi và kêu la luôn tràn đầy một sức sống mãnh liệt đến mức tưởng như chẳng còn gì khác trên đời ngoài trận đánh nhau này.
Lạy Chúa, ở nơi ấy có một niềm vui và nỗi sợ hãi tột bực đến như thế, một sự rung động thần tình đến như thế.
Hai kẻ đánh nhau được siết chặt bởi cảm xúc mãnh liệt của khoảnh khắc ấy, gương mặt họ đầy những nét biểu cảm, được cường điệu hóa với áp lực của nó. Họ đều tập trung cao độ, mắt nhìn đối phương chằm chằm.
Sau khoảng một phút thăm dò nhau, cả hai bắt đầu tiến tới gần và đón nhận nhiều nguy cơ hơn. Xét cho cùng thì đây là một trận đánh nhau đường phố, chứ không phải là một trận đấu kéo dài hàng giờ để giành danh hiệu. Chúng không có cả ngày để mà chờ đợi.
“Coi nào, Max!" một đứa bạn của anh kêu lên. Giữa những từ ngữ của nó không có quãng nghỉ lấy hơi nào cả. “Coi nào Maxi-Taxi giờ thì mày đã tóm được hắn rồi mày đã tóm được rồi anh chàng Do Thái mày tóm được hắn rồi mày tóm được rồi!"
Là một thằng nhóc nhỏ nhắn với những lọn tóc mềm, một cái mũi bầm dập và đôi mắt tối đen như hai đầm lầy, Max thấy hơn đối thủ của mình đến một cái đầu. Cách đánh của anh vô cùng thô kệch, anh thường cúi rạp của người xuống, khuỷu tay thúc tới trước, đồng thời tung ra những cú đấm nhanh vào mặt của Kugler. Thằng kia, rõ ràng là khỏe hơn và có nhiều kỹ năng hơn, vẫn đứng thẳng, tung ra những cú đấm móc thường xuyên trúng vào má và cằm của Max.
Max vẫn lấn tới.
Mặc cho với những cú đấm như trời giáng và những đòn trừng phạt miệt mài, anh vẫn tiếp tục sấn tới. Máu làm đôi môi anh xỉn lại. Rồi máu sẽ nhanh chóng khô đi trên những kẻ răng anh.
Đám đông gầm lớn khi anh bị đánh gục. Tiền cược gần như đã được trao tay.
Max đứng dậy.
Anh lại bị đánh gục một lần nữa trước khi chịu thay đổi chiến thuật. Lần này Max nhử cho Walter Kugler tiến đến gần hơn mong muốn một chút. Một khi Walter đã ở vào vị trí đó, Max liền tung ra một cú đấm tầm ngắn, nhằm vào giữa mặt đối phương. Cú đấm đã trúng đích. Vào ngay giữa mũi của thằng kia.
Kugler, đột nhiên không nhìn thấy gì nữa, loạng choạng lùi lại, và Max nắm lấy cơ hội của mình. Anh bám theo mạng sườn phải của đối phương và tống cho thằng này một quả đấm móc sườn. Cú đấm tay phải kết liễu trúng ngay cằm đối thủ. Walter Kugler nằm trên mặt đường, mái tóc vàng của nó lấm tấm đất. Chân nó dạng ra thành hình chữ V. Những giọt nước mắt trong như pha lê chảy dài trên da nó, mặc dù nó không hề khóc. Nước mắt đã bị đánh bật ra khỏi cơ thể nó.
Vòng tròn bắt đầu đếm.
Chúng luôn đếm, chỉ để phòng hờ. Những giọng nói và những con số.
Thông lệ sau một trận đấu là kẻ thua cuộc phải giơ tay của người chiến thắng lên. Sau cùng, khi Kugler đứng dậy được, nó bất thình lình bước đến chỗ Max Vandenburg và cầm tay anh giơ cao lên không trung.
“Cảm ơn," Max bảo nó.
Kugler đáp lại bằng một lời cảnh báo. “Lần tới tao sẽ giết mày."
Trong những năm tiếp theo đó, Max Vandenburg và Walter Kugler đã đánh nhau cả thảy mười ba lần. Walter luôn tìm cách trả thù cho chiến thắng đầu tiên mà Max đã lấy đi của anh ta, còn Max thì luôn đấu tranh để đạt đến khoảnh khắc vinh quang của mình. Sau cùng, tỉ số dừng lại ở mức 10 – 3 nghiêng về Walter.
Họ đánh nhau đến tận năm 1933, khi cả hai đều mười bảy tuổi. Sự tôn trọng có phần miễn cưỡng mà hai người dành cho nhau cuối cùng đã biến thành một tình bạn thật sự, và cái sự háo hức muốn đánh nhau đã rời bỏ họ. Cả hai đều có việc làm cho đến khi Max bị sa thải cùng với những người Do Thái khác ở nhà máy Cơ khí Jederman vào năm 35. Trước đó không lâu thì Bộ luậ Nuremberg ra đời, cấm người Do Thái có quyền công dân Đức, cũng như không cho người Đức và người Do Thái lấy nhau.
“Lạy chúa Giê-su," một buổi chiều nọ, Walter đã thốt lên như thế khi hai người gặp nhau ở góc phố nhỏ nơi họ đã từng đánh nhau. “Đã từng có một quãng thời gian như vậy, phải không? Không có những thứ điên khùng này tồn tại quanh đây. Bây giờ thì chúng ta chẳng bao giờ còn có thể đánh nhau như thế nữa."
Max không đồng ý. “Chúng ta có thể chứ. Cậu không thể cưới một người Do Thái, nhưng đâu có luật nào cấm cậu đánh nhau với họ."
Walter mỉm cười. “Hẳn còn có một điều luật khen thưởng cho việc này nữa kia – miễn là cậu không thắng."
Trong vài năm tiếp theo, thỉnh thoảng họ mới gặp được nhau. Max, cùng với những người Do Thái còn lại, luôn bị từ chối thẳng thừng và luôn bị chà đạp, còn Walter thì biến mất trong công việc của anh – một công ty in ấn.
Nếu bạn thuộc tuýp người quan tâm đến chuyện này, thì đúng là có, có vài cô gái trong những năm tháng ấy. Một cô tên là Tania, còn cô kia tên là Hildi. Không ai trong số họ gắn bó lâu dài với Max được cả. Anh không có thời gian, hầu hết là vì cuộc sống của anh không ổn định và áp lực đè nặng lên vai anh ngày càng lớn dần. Max phải lao đi kiếm việc làm. Anh có thể mang lại cho những cô gái ấy cái gì cơ chứ? Vào năm 1938, cuộc sống của anh trở nên khó khăn tới mức không thể khó khăn hơn được nữa.
Sau đó là đến ngày 9 tháng Mười một. Kristallnacht. Đêm kính vỡ.
Đấy chính là biến cố đã tiêu diệt rất nhiều những người Do Thái giống như anh, nhưng nó cũng đã cho thấy rằng đã đến lúc Max Vandenburg phải trốn đi. Năm ấy anh hai mươi hai tuổi.
Đã có nhiều nhà cửa của người Do Thái bị phá hủy và cướp bóc khi có một tràng gõ cửa vang lên cánh cửa của căn hộ gia đình anh sống. Cùng với dì, mẹ, anh chị em họ và con cái của họ, Max đang đứng trong phòng khách.
“Aufimachen!"
Cả nhà nhìn nhau. Có một sự cám dỗ rất lớn là tản sang những phòng khác, nhưng sự sợ hãi là điều lạ lùng nhất trên đời này. Họ không thể nhúc nhích được.
Một lần nữa. “Mở cửa ra!"
Isaac đứng dậy và bước đến chỗ cửa. Mảnh gỗ ấy thật sống động, vẫn còn kêu rền rĩ vì cú đánh mà nó vừa bị giáng cho. Anh nhìn lại những gương mặt chẳng còn gì khác ngoài nỗi sợ hãi của gia đình mình.
Như đã biết trước, đó là một tên Quốc xã. Trong một bộ đồng phục.
“Không bao giờ."
Đó là câu trả lời đầu tiên của Max.
Anh nắm chặt lấy tay mẹ mình, và tay của Sarah, người chị họ gần anh nhất. “Tôi sẽ không đi đâu cả. Nếu tất cả chúng tôi không thể đi cùng với nhau, thì tôi cũng không đi."
Anh đang nói dối.
Khi anh bị đẩy ra ngoài bởi những thành viên còn lại của gia đình mình, thì có một cảm giác nhẹ nhõm quay cuồng bên trong anh như một hành động đồi bại. Đó là một điều anh không muốn cảm nhận thấy, nhưng dù thế nào đi nữa, anh vẫn cảm thấy nhẹ nhõm với một sự khoái trá đến mức khiến anh phát buồn nôn. Làm sao mà anh có thể như vậy? Sao mà anh có thể làm như vậy được?
Nhưng anh đã làm như vậy.
“Đừng mang theo gì cả," Walter bảo anh. “Chỉ bộ quần áo cậu đang mặc trên người thôi. Tớ sẽ mang cho cậu những thứ còn lại."
“Max." Đó là tiếng mẹ anh đang gọi.
Bà lấy từ trong một cái ngăn kéo ra một mảnh giấy cũ và nhét nó vào túi áo khoác của anh. “Nếu có khi nào…" Bà ôm lấy anh một lần cuối cùng, vòng quanh khuỷu tay anh. “Đây có thể là hy vọng cuối cùng của con."
Anh nhìn gương mặt đã hằn dấu thời gian của mẹ mình rồi đặt lên môi bà một nụ hôn thật mạnh.
“Đi nào." Walter kéo anh ra khi cả gia đình nói lời tạm biệt, cho anh tiền và vài món đồ có giá trị. “Ở ngoài đó đang hỗn loạn. Và sự hỗn loạn là điều mà chúng ta cần."
Họ ra đi, đầu không ngoảnh lại.
Điều đó đã tra tấn anh.
Giá như anh đã quay lại để nhìn một lần cuối cùng gia đình mình khi anh bỏ ngôi nhà ấy mà đi, thì có thể cảm giác tội lỗi sẽ không đè nặng anh đến thế. Anh đã không nói một lời vĩnh biệt nào với họ cả.
Không có lấy một cái nhìn cuối cùng.
Chẳng có gì ngoài sự ra đi.
***
Trong hai năm kế tiếp, anh cứ trốn tránh mãi, trong một căn phòng chứa rỗng không. Căn phòng ấy thuộc tòa nhà mà Walter đã làm việc trong những năm trước đó. Có rất ít thức ăn. Có rất nhiều sự nghi ngờ. Những người Do Thái có tiền còn lại trong vùng đang di tản đi. Những người Do Thái không có tiền cũng đang cố gắng di tản, nhưng không thành công lắm. Gia đình của Max rơi vào loại người Do Thái thứ hai. Walter thường xuyên kiểm tra tin tức về họ, một cách kín đáo hết mức có thể. Một buổi chiều nọ, khi anh ta ghé thăm, thì một người lạ đã ra mở cửa.
Lúc Max nghe thấy tin này, anh cảm thấy cơ thể mình đã bị vo thành một quả bóng, như một tờ giấy vụn chi chít những lỗi chính tả. Như một thứ rác rưởi.
Tuy vậy, mỗi ngày trôi qua anh đều cố gắng gỡ ra và vuốt lại cho thẳng thớm con người mình, một cách đầy chán ghét và biết ơn. Tuy nó nhàu nhĩ, nhưng làm thế nào đó mà con người anh không bị rách tan ra thành nhiều mảnh.
Một nửa năm 1939 đã trôi qua, chỉ còn sau tháng nữa là tròn ba năm Max lẩn trốn, họ đã quyết định phải thực hiện một hướng hành động mới. Họ xem xét mảnh giấy mà mẹ đã đưa cho khi anh ra đi bỏ lại gia đình mình. Đúng vậy, đó là sự ruồng bỏ của anh, chứ không phải là sự trốn chạy của anh. Đó là cách anh nhìn nhận sự việc, giữa cái bức tranh kỳ cục là sự khuây khỏa của anh. Chúng ta đã biết điều gì được viết trên mảnh giấy đó rồi:
1. Người đàn ông đi ngang qua ấy là Rolf Fischer, một trong những tên phát xít cuồng tín nhất ở Molchinh.
2. Một câu chửi khác sẽ được sơn lên cánh cửa ấy chỉ trong vòng mười sáu tiếng đồng hồ sau đó.
3. Hans Hubermann không được chấp nhận làm đảng viên đảng Quốc xã. Dù thế nào thì vẫn chưa được chấp nhận.
Năm tiếp theo, Hans đã gặp may mắn khi ông không phải chính thức thu hồi lại đơn xin gia nhập Đảng của mình. Dù có rất nhiều người được kết nạp ngay lập tức, thì tên ông lại được đưa vào danh sách chờ, vì ông thuộc diện đang bị nghi ngờ. Đến cuối năm 1938, khi người Do Thái bị quét sạch hoàn toàn sau sự kiện Kristallnacht[3], thì mật vụ Quốc xã đã ghé nhà ông. Họ đã lục soát khắp nhà, và khi không thấy thứ gì hay không thấy ai đáng nghi ngờ, thì Hans Hubermann là một trong những người đã gặp may.
[3] Tức “Đêm kính vỡ": đêm ngày 10, rạng ngày 11 tháng Mười một năm 1938, hơn 200 giáo đường Do Thái đã bị phá hủy và hàng nghìn nhà của người gốc Do Thái đã bị lục soát, cướp bóc. Kết quả là 91 người Do Thái đã chết và khoảng 30.000 người Do Thái khác bị bắt và bị đưa đến những trại tập trung của Đức Quốc xã.
Ông đã được phép ở lại.
Điều hẳn đã cứu ông ấy là người ta biết rằng ít nhất thì ông cũng đang đợi được chấp nhận đơn xin kết nạp đảng của mình. Vì điều này, ông đã được khoan hồng, nếu không muốn nói là được nhìn nhận như là một thợ sơn giỏi.
Sau đó, một cứu cánh khác của Hans xuất hiện.
Chính cây đàn xếp đã cứu ông khỏi việc bị tẩy chay hoàn toàn. Trên khắp Munich, đâu đâu cũng có thợ sơn cả, nhưng dưới một khóa hướng dẫn ngắn của Erik Vandenburg và gần hai thập kỷ tập đều đặn, không ai ở Molching có thể chơi đàn xếp được như ông. Đó là một phong cách không hề hoàn mỹ, nhưng rất ấm áp. Thậm chí những lỗi mà ông đánh sai cũng mang lại cho người ta một cảm giác thoải mái.
Ông nói Heil Hitler khi cần thiết và ông treo cờ vào những ngày quy định. Người ta không nhận tấy ở ông vấn đề gì cả.
Sau đó, vào ngày 16 tháng Sáu (giờ đây ngày tháng cứ đông cứng lại như vữa vậy), chỉ hơn sáu tháng sau khi Liesel đến phố Thiên Đàng, một sự việc xảy ra đã khiến cuộc đời của Hans Hubermann thay đổi mà không có cách gì đảo ngược lại được.
Đó là một ngày mà ông có việc làm.
Đúng bảy giờ sáng, ông ra khỏi nhà.
Ông kéo theo chiếc xe đẩy dựng sơn, hoàn toàn không biết là mình đang bị theo dõi.
Khi ông tới chỗ làm, một người thanh niên lạ mặt bước đến chỗ ông. Anh ta có mái tóc vàng, vóc người cao ráo, và trông rất nghiêm trọng.
Hai người nhìn nhau.
“Ông có phải là Hans Hubermann?"
Hans chỉ gật đầu với anh ta một cái. Ông đang với lấy một cây cọ sơn. “Đúng, là tôi đây."
“Chẳng hay ông có biết chơi đàn xếp không?"
Lần này Hans ngừng lại, để cây chổi sơn ở nguyên vị trí của nó. Một lần nữa, ông lại gật đầu.
Người lạ mặt xoa xoa quai hàm, nhìn quanh và nói rất khẽ, nhưng cũng rất rõ ràng. “Ông có phải là một người biết giữ lời hứa không?"
Hans lấy hai màu sơn ra và mời người thanh niên nọ ngồi xuống. Trước khi chấp nhận lời mời này, anh ta chìa tay ra và tự giới thiệu. “Tên tôi là Kugler. Họ của tôi là Walter. Tôi đến từ Stuttgart."
Họ ngồi xuống và trò chuyện rất khẽ trong khoảng mười lăm phút, sau đó họ sắp xếp với nhau một cuộc hẹn vào ban đêm.
MỘT CON BÉ NGOAN
Vào tháng Mười một năm 1940, khi Max Vandenburg vào được căn bếp của nhà số 33 phố Thiên Đàng, anh hai mươi bốn tuổi. Bộ quần áo trên người dường như đang ghì anh xuống và anh mệt mỏi đến mức một chỗ ngứa cũng có thể bẻ anh gẫy làm đôi. Anh đứng nơi ngưỡng cửa, người cứ run lên bần bật và lắc lư mãi.
“Ông vẫn còn chơi đàn xếp chứ?"
Dĩ nhiên, câu hỏi ở đây thực ra là, “Ông vẫn sẽ giúp tôi chứ?"
Bố của Liesel bước tới chỗ cửa trước và mở ra. Ông nhìn ra ngoài một cách đầy cảnh giác, về cả hai phía, rồi quay lại. Ông kết luận, “Không có gì cả."
Max Vandenburg, một người Do Thái, nhắm mắt lại và gục xuống một chút vào sự an toàn. Cái ý tưởng về sự an toàn ấy là khá lố bịch, tuy nhiên anh vẫn chấp nhận nó.
Hans kiểm tra xem rèm cửa đã được kéo xuống chưa. Không được phép có một khe hở nào để người ngoài nhìn vào. Khi ông làm thế, thì Max đã không còn đủ sức chịu đựng nữa. Anh cuối xuống và siết chặt tay lại với nhau.
Bóng tối trùm lên anh.
Những ngón tay anh có mùi cái vali, mùi kim loại, quyển Mein Kampf và sự sống sót.
Chỉ khi anh ngẩng đầu lên thì với cái ánh sáng lờ nhờ từ hành lang mới tìm được đường vào đôi mắt anh. Anh nhận thấy đứa bé gái đang mặc đồ ngủ, nó đứng đó và quan sát mọi việc.
“Bố ơi?"
Max đứng dậy, như một que diêm được thắp lên. Bóng tối giờ đã căng phồng lên xung quanh anh.
“Mọi việc ổn cả, Liesel," Bố nói. “Quay lại giường ngủ đi."
Con bé nấn ná một chút trước khi chân nó lê về đằng sau. Khi con bé dừng lại và tranh thủ nhìn một lần cuối cùng người lạ ở trong nhà bếp, nó đã có thể đoán được đường nét của một quyển sách đang nằm trên mặt bàn.
“Đừng sợ," nó nghe thấy tiếng Bố thì thầm. “Nó là một con bé ngoan."
Trong suốt một giờ đồng hồ tiếp theo, con bé ngoan ấy nằm tỉnh như sáo trên giường, lắng nghe những câu nói thì thào không rõ chữ trong nhà bếp.
Một lá bài còn úp vẫn chưa được lật lên.
TÓM TẮT TIỂU SỬ: MỘT TAY ĐẤM DO THÁI
Max Vandenburg sinh năm 1916.
Anh lớn lên ở Stuttgart.
Khi còn nhỏ, điều anh thích nhất là một trận đấm nhau ra trò.
Anh bắt đầu biết dùng đến nắm đấm của mình khi lên mười một tuổi, hồi đó anh gầy nhẳng như một cái cán chổi.
Wenzel Gruber.
Nó là đứa đã đánh nhau với anh.
Nó có một cái mồm khá ma lanh, cái thằng nhóc Gruber ấy, và một mái tóc xoăn tít như dây điện. Bọn trẻ vẫn hay la cà ở khu đất trống trong vùng yêu cầu hai đứa phải đánh nhau, và không đứa nào muốn tranh cãi về việc này cả.
Chúng đánh nhau như những nhà vô địch.
Trong vòng một phút đồng hồ.
Ngay khi mọi việc trở nên đáng xem, thì cả hai bị túm lấy cổ áo rồi tác ra. Có một vị phụ huynh đã luôn để mắt trông chừng.
Một dòng máu rỉ ra từ miệng Max.
Anh nếm vị của máu, và máu có vị ngon.
Không có nhiều tay biết đánh nhau đến từ khu anh sống, và nếu có ai biết, thì họ cũng không làm việc này bằng nắm đấm của mình. Thời đó người ta hay nói rằng dân Do Thái đơn giản là thích đứng lên và đón nhận tất cả mọi thứ. Họ đón nhận sự ngược đãi một cách thầm lặng để rồi sau đó lại tìm cách ngoi lên. Rõ ràng là không phải người Do Thái nào cũng như thế.
Khi bố anh mất, anh mới chưa đầy hai tuổi. Ông đã bị bắn đến nát ra thành nhiều mảnh trên một ngọn đồi cỏ dại mọc đầy.
Khi anh lên chín, mẹ anh hoàn toàn phá sản. Bà đành phải bán phòng thu nhạc đồng thời là căn hộ của hai mẹ con, rồi sau đó chuyển đến sống nhờ nhà cậu anh. Ở đó anh lớn lên với sau người anh em họ - những người đã cùng đánh nhau với anh, quấy rầy anh và yêu thương anh. Những trận đánh nhau với người anh họ lớn nhất, Isaac, là một phần trong quá trình tập luyện môn đấm nhau của anh. Hầu như đêm nào anh cũng bị đánh cho tơi tả.
Ở tuổi mười ba, bi kịch một lần nữa lại ập đến khi người cậu của Max qua đời.
Cũng giống như những người Do Thái khác, cậu anh không có một cái đầu nóng như Max. Ông thuộc loại người làm việc thầm lặng để nhận lại được rất ít quyền lợi. Ông không phải là một người giàu có. Ông không lấy đi những cái thuộc về người khác – và ông chết vì có cái gì đó quặn lên trong dạ dày. Cái gì đó giống như một quả bóng gỗ tẩm độc vậy.
Cũng như những gia đình có người hấp hối khác, cả nhà anh tập trung quanh giường và nhìn ông cậu anh đầu hàng.
Theo một cách nào đó, bên cạnh nỗi buồn và tâm trạng mất mát, Max Vandenburg – người giờ đây đã là một trang thiếu niên với đôi bàn tay cứng cáp, cặp mắt đen thẳm và một cái răng đau nhức – còn hơi có cảm giác thất vọng nữa. Thậm chí là một thái độ bất bình. Khi anh nhìn cậu mình chìm dần xuống cái giường mà ông đang nằm, anh đã quyết định rằng anh sẽ không bao giờ cho phép bản thân mình chết theo cách như thế.
Gương mặt người đàn ông ấy mới toát lên vẻ cam chịu làm sao.
Gương mặt ấy thật vàng vọt và bình thản, mặc cho cái cẩu trúc có vẻ bạo lực của sọ ông…
Đường xương hàm của ông kéo dài tưởng chừng như vô tận, nó vươn dài ra hàng nhiều dặm, hai xương gò má của ông thì nhô hẳn lên, và ông có một cặp mắt sâu hoắm. Gương mặt ấy bình thản đến mức nó khiến cho đứa con trai mới lớn muốn đặt ra nhiều câu hỏi.
Sức tranh đấu đâu mất rồi? Thằng bé tự hỏi.
Ý chí cố gắng đâu rồi?
Dĩ nhiên, ở tuổi mười ba, Max vẫn còn hơi quá cục cằn. Anh chưa nhìn thấy tận mắt thứ gì đó giống như tôi. Vẫn chưa.
Cùng những người còn lại, anh đứng quanh giường và nhìn người đàn ông ấy qua đời – đó là một quá trình hợp nhất an toàn, từ sự sống đến cái chết. Ánh sáng trên ô cửa có màu xám và màu cam, sắc màu của làn da mùa hè, và trông cậu của Max có vẻ như đã tan biến mọi muộn phiền khi ông trút hơi thở cuối cùng.
“Khi thần chết đến bắt ta," cậu chàng đưa ra một lời thề, “lão sẽ cảm nhận được nắm đấm của ta trên mặt lão."
Phần tôi, tôi rất thích điều đó. Đó là một lòng can đảm đến ngu ngốc..
Đúng.
Tôi rất thích điều đó.
Kể từ giây phút ấy trở đi, anh bắt đầu đánh nhau thường xuyên hơn. Một nhóm những người bạn cũng như kẻ thù thân thuộc sẽ tụ tập lại với nhau tại một khoảnh đất trống trên phố Steber, và chúng sẽ đánh nhau trong cái ánh sáng ban ngày đang lịm dần. Người Đức chính gốc, dân Do Thái lạc lõng, những thằng nhóc đến từ miền Đông. Chẳng sao cả. Chẳng có gì trên đời này giống như một trận đánh nhau ra trò để giải tỏa năng lượng của tuổi vị thành niên. Ngay cả những kẻ thù không đội trời chung với nhau cũng chỉ cách tình bạn có một xăng-ti-mét.
Anh thích những vòng tròn hẹp vây quanh mình và những người mà anh không biết.
Cái vị đắng cay ngọt bùi của sự bất ổn.
Thắng hay thua.
Đó là một cảm giác trong dạ dày sẽ được khuấy động lên cho đến khi anh thấy mình không thể chịu đựng được nữa. Phương thuốc duy nhất là tiến lên phía trước và tung ra những cú đấm. Max không phải là loại người sẽ chết khi đang suy nghĩ về điều đó.
Giờ đây, khi ngẫm lại, thì trận đánh yêu thích của anh là Trận đánh Số Năm, với một thằng nhóc cao to, rắn chắc và hung hãn tên là Walter Kugler. Hai đứa đều mười lăm tuổi. Walter đã giành chiến thắng trong cả bốn lần chúng đối đầu nhau trước đó, nhưng lần này, Max có thể cảm thấy được một sự khác biệt. Có một luồng máu mới bên trong anh – dòng máu của chiến thắng – và nó vừa có thể làm cho người ta sợ, lại vừa làm cho người ta thấy phấn khích.
Như thường lệ, quanh chúng có một vòng tròn hẹp đang xúm đen xúm đỏ vào xem. Có mặt đất nhếch nhác. Có những nụ cười thực sự được bọc quanh những gương mặt bàng quan. Tiền được giữ chặt trong những ngón tay bẩn thỉu hôi hám, và những tiếng gọi và kêu la luôn tràn đầy một sức sống mãnh liệt đến mức tưởng như chẳng còn gì khác trên đời ngoài trận đánh nhau này.
Lạy Chúa, ở nơi ấy có một niềm vui và nỗi sợ hãi tột bực đến như thế, một sự rung động thần tình đến như thế.
Hai kẻ đánh nhau được siết chặt bởi cảm xúc mãnh liệt của khoảnh khắc ấy, gương mặt họ đầy những nét biểu cảm, được cường điệu hóa với áp lực của nó. Họ đều tập trung cao độ, mắt nhìn đối phương chằm chằm.
Sau khoảng một phút thăm dò nhau, cả hai bắt đầu tiến tới gần và đón nhận nhiều nguy cơ hơn. Xét cho cùng thì đây là một trận đánh nhau đường phố, chứ không phải là một trận đấu kéo dài hàng giờ để giành danh hiệu. Chúng không có cả ngày để mà chờ đợi.
“Coi nào, Max!" một đứa bạn của anh kêu lên. Giữa những từ ngữ của nó không có quãng nghỉ lấy hơi nào cả. “Coi nào Maxi-Taxi giờ thì mày đã tóm được hắn rồi mày đã tóm được rồi anh chàng Do Thái mày tóm được hắn rồi mày tóm được rồi!"
Là một thằng nhóc nhỏ nhắn với những lọn tóc mềm, một cái mũi bầm dập và đôi mắt tối đen như hai đầm lầy, Max thấy hơn đối thủ của mình đến một cái đầu. Cách đánh của anh vô cùng thô kệch, anh thường cúi rạp của người xuống, khuỷu tay thúc tới trước, đồng thời tung ra những cú đấm nhanh vào mặt của Kugler. Thằng kia, rõ ràng là khỏe hơn và có nhiều kỹ năng hơn, vẫn đứng thẳng, tung ra những cú đấm móc thường xuyên trúng vào má và cằm của Max.
Max vẫn lấn tới.
Mặc cho với những cú đấm như trời giáng và những đòn trừng phạt miệt mài, anh vẫn tiếp tục sấn tới. Máu làm đôi môi anh xỉn lại. Rồi máu sẽ nhanh chóng khô đi trên những kẻ răng anh.
Đám đông gầm lớn khi anh bị đánh gục. Tiền cược gần như đã được trao tay.
Max đứng dậy.
Anh lại bị đánh gục một lần nữa trước khi chịu thay đổi chiến thuật. Lần này Max nhử cho Walter Kugler tiến đến gần hơn mong muốn một chút. Một khi Walter đã ở vào vị trí đó, Max liền tung ra một cú đấm tầm ngắn, nhằm vào giữa mặt đối phương. Cú đấm đã trúng đích. Vào ngay giữa mũi của thằng kia.
Kugler, đột nhiên không nhìn thấy gì nữa, loạng choạng lùi lại, và Max nắm lấy cơ hội của mình. Anh bám theo mạng sườn phải của đối phương và tống cho thằng này một quả đấm móc sườn. Cú đấm tay phải kết liễu trúng ngay cằm đối thủ. Walter Kugler nằm trên mặt đường, mái tóc vàng của nó lấm tấm đất. Chân nó dạng ra thành hình chữ V. Những giọt nước mắt trong như pha lê chảy dài trên da nó, mặc dù nó không hề khóc. Nước mắt đã bị đánh bật ra khỏi cơ thể nó.
Vòng tròn bắt đầu đếm.
Chúng luôn đếm, chỉ để phòng hờ. Những giọng nói và những con số.
Thông lệ sau một trận đấu là kẻ thua cuộc phải giơ tay của người chiến thắng lên. Sau cùng, khi Kugler đứng dậy được, nó bất thình lình bước đến chỗ Max Vandenburg và cầm tay anh giơ cao lên không trung.
“Cảm ơn," Max bảo nó.
Kugler đáp lại bằng một lời cảnh báo. “Lần tới tao sẽ giết mày."
Trong những năm tiếp theo đó, Max Vandenburg và Walter Kugler đã đánh nhau cả thảy mười ba lần. Walter luôn tìm cách trả thù cho chiến thắng đầu tiên mà Max đã lấy đi của anh ta, còn Max thì luôn đấu tranh để đạt đến khoảnh khắc vinh quang của mình. Sau cùng, tỉ số dừng lại ở mức 10 – 3 nghiêng về Walter.
Họ đánh nhau đến tận năm 1933, khi cả hai đều mười bảy tuổi. Sự tôn trọng có phần miễn cưỡng mà hai người dành cho nhau cuối cùng đã biến thành một tình bạn thật sự, và cái sự háo hức muốn đánh nhau đã rời bỏ họ. Cả hai đều có việc làm cho đến khi Max bị sa thải cùng với những người Do Thái khác ở nhà máy Cơ khí Jederman vào năm 35. Trước đó không lâu thì Bộ luậ Nuremberg ra đời, cấm người Do Thái có quyền công dân Đức, cũng như không cho người Đức và người Do Thái lấy nhau.
“Lạy chúa Giê-su," một buổi chiều nọ, Walter đã thốt lên như thế khi hai người gặp nhau ở góc phố nhỏ nơi họ đã từng đánh nhau. “Đã từng có một quãng thời gian như vậy, phải không? Không có những thứ điên khùng này tồn tại quanh đây. Bây giờ thì chúng ta chẳng bao giờ còn có thể đánh nhau như thế nữa."
Max không đồng ý. “Chúng ta có thể chứ. Cậu không thể cưới một người Do Thái, nhưng đâu có luật nào cấm cậu đánh nhau với họ."
Walter mỉm cười. “Hẳn còn có một điều luật khen thưởng cho việc này nữa kia – miễn là cậu không thắng."
Trong vài năm tiếp theo, thỉnh thoảng họ mới gặp được nhau. Max, cùng với những người Do Thái còn lại, luôn bị từ chối thẳng thừng và luôn bị chà đạp, còn Walter thì biến mất trong công việc của anh – một công ty in ấn.
Nếu bạn thuộc tuýp người quan tâm đến chuyện này, thì đúng là có, có vài cô gái trong những năm tháng ấy. Một cô tên là Tania, còn cô kia tên là Hildi. Không ai trong số họ gắn bó lâu dài với Max được cả. Anh không có thời gian, hầu hết là vì cuộc sống của anh không ổn định và áp lực đè nặng lên vai anh ngày càng lớn dần. Max phải lao đi kiếm việc làm. Anh có thể mang lại cho những cô gái ấy cái gì cơ chứ? Vào năm 1938, cuộc sống của anh trở nên khó khăn tới mức không thể khó khăn hơn được nữa.
Sau đó là đến ngày 9 tháng Mười một. Kristallnacht. Đêm kính vỡ.
Đấy chính là biến cố đã tiêu diệt rất nhiều những người Do Thái giống như anh, nhưng nó cũng đã cho thấy rằng đã đến lúc Max Vandenburg phải trốn đi. Năm ấy anh hai mươi hai tuổi.
Đã có nhiều nhà cửa của người Do Thái bị phá hủy và cướp bóc khi có một tràng gõ cửa vang lên cánh cửa của căn hộ gia đình anh sống. Cùng với dì, mẹ, anh chị em họ và con cái của họ, Max đang đứng trong phòng khách.
“Aufimachen!"
Cả nhà nhìn nhau. Có một sự cám dỗ rất lớn là tản sang những phòng khác, nhưng sự sợ hãi là điều lạ lùng nhất trên đời này. Họ không thể nhúc nhích được.
Một lần nữa. “Mở cửa ra!"
Isaac đứng dậy và bước đến chỗ cửa. Mảnh gỗ ấy thật sống động, vẫn còn kêu rền rĩ vì cú đánh mà nó vừa bị giáng cho. Anh nhìn lại những gương mặt chẳng còn gì khác ngoài nỗi sợ hãi của gia đình mình.
Như đã biết trước, đó là một tên Quốc xã. Trong một bộ đồng phục.
“Không bao giờ."
Đó là câu trả lời đầu tiên của Max.
Anh nắm chặt lấy tay mẹ mình, và tay của Sarah, người chị họ gần anh nhất. “Tôi sẽ không đi đâu cả. Nếu tất cả chúng tôi không thể đi cùng với nhau, thì tôi cũng không đi."
Anh đang nói dối.
Khi anh bị đẩy ra ngoài bởi những thành viên còn lại của gia đình mình, thì có một cảm giác nhẹ nhõm quay cuồng bên trong anh như một hành động đồi bại. Đó là một điều anh không muốn cảm nhận thấy, nhưng dù thế nào đi nữa, anh vẫn cảm thấy nhẹ nhõm với một sự khoái trá đến mức khiến anh phát buồn nôn. Làm sao mà anh có thể như vậy? Sao mà anh có thể làm như vậy được?
Nhưng anh đã làm như vậy.
“Đừng mang theo gì cả," Walter bảo anh. “Chỉ bộ quần áo cậu đang mặc trên người thôi. Tớ sẽ mang cho cậu những thứ còn lại."
“Max." Đó là tiếng mẹ anh đang gọi.
Bà lấy từ trong một cái ngăn kéo ra một mảnh giấy cũ và nhét nó vào túi áo khoác của anh. “Nếu có khi nào…" Bà ôm lấy anh một lần cuối cùng, vòng quanh khuỷu tay anh. “Đây có thể là hy vọng cuối cùng của con."
Anh nhìn gương mặt đã hằn dấu thời gian của mẹ mình rồi đặt lên môi bà một nụ hôn thật mạnh.
“Đi nào." Walter kéo anh ra khi cả gia đình nói lời tạm biệt, cho anh tiền và vài món đồ có giá trị. “Ở ngoài đó đang hỗn loạn. Và sự hỗn loạn là điều mà chúng ta cần."
Họ ra đi, đầu không ngoảnh lại.
Điều đó đã tra tấn anh.
Giá như anh đã quay lại để nhìn một lần cuối cùng gia đình mình khi anh bỏ ngôi nhà ấy mà đi, thì có thể cảm giác tội lỗi sẽ không đè nặng anh đến thế. Anh đã không nói một lời vĩnh biệt nào với họ cả.
Không có lấy một cái nhìn cuối cùng.
Chẳng có gì ngoài sự ra đi.
***
Trong hai năm kế tiếp, anh cứ trốn tránh mãi, trong một căn phòng chứa rỗng không. Căn phòng ấy thuộc tòa nhà mà Walter đã làm việc trong những năm trước đó. Có rất ít thức ăn. Có rất nhiều sự nghi ngờ. Những người Do Thái có tiền còn lại trong vùng đang di tản đi. Những người Do Thái không có tiền cũng đang cố gắng di tản, nhưng không thành công lắm. Gia đình của Max rơi vào loại người Do Thái thứ hai. Walter thường xuyên kiểm tra tin tức về họ, một cách kín đáo hết mức có thể. Một buổi chiều nọ, khi anh ta ghé thăm, thì một người lạ đã ra mở cửa.
Lúc Max nghe thấy tin này, anh cảm thấy cơ thể mình đã bị vo thành một quả bóng, như một tờ giấy vụn chi chít những lỗi chính tả. Như một thứ rác rưởi.
Tuy vậy, mỗi ngày trôi qua anh đều cố gắng gỡ ra và vuốt lại cho thẳng thớm con người mình, một cách đầy chán ghét và biết ơn. Tuy nó nhàu nhĩ, nhưng làm thế nào đó mà con người anh không bị rách tan ra thành nhiều mảnh.
Một nửa năm 1939 đã trôi qua, chỉ còn sau tháng nữa là tròn ba năm Max lẩn trốn, họ đã quyết định phải thực hiện một hướng hành động mới. Họ xem xét mảnh giấy mà mẹ đã đưa cho khi anh ra đi bỏ lại gia đình mình. Đúng vậy, đó là sự ruồng bỏ của anh, chứ không phải là sự trốn chạy của anh. Đó là cách anh nhìn nhận sự việc, giữa cái bức tranh kỳ cục là sự khuây khỏa của anh. Chúng ta đã biết điều gì được viết trên mảnh giấy đó rồi:
Tác giả :
Markus Zusak