Hưu Thư Khó Cầu
Chương 26
Nghe bọn người hầu nói, hơn hai mươi năm trước, khi Túc Phượng mới bước vào An Lăng gia, đúng lúc An Lăng Tiêu vừa được phong tước vị, Mục vương phủ mới xây dựng xong. Cố bà bà của tôi, cũng chính là thái phu nhân của Mục vương phủ vì muốn thử lòng con dâu chơi, bèn đem việc gian khổ này giao cho Mục vương phi.
Lựa chọn nguyên liệu, thủ công, vẽ tranh, Túc Phượng đều không phụ kì vọng môn nào, dùng giá cả thấp nhất, thời gian ngắn nhất, Mục vương phủ mới vừa xây xong vốn rất vắng lặng, bây giờ đã trở nên rất rộng rãi, đương nhiên, cũng sẽ có ao sen và ánh trăng.
Cái câu “Ao sen ánh trăng" này, không phải chỗ tôi đang đứng sao.
Người trông coi Mục vương phủ là tôi đây, lúc này đang đứng cùng Văn Mặc Ngọc ở một nơi có tên là: Tinh Nhu Các.
Người xưa vốn có câu “Suối nguồn im lặng tiếc tế lưu, thụ ấm chiếu thủy ái tinh nhu. Tiểu hà tài lộ tiêm tiêm giác, sớm có chuồn chuồn đậu phía trên". Tinh Nhu Các này được bao quanh bởi hồ sen.
(Tạm dịch nghĩa: ~_~ chỗ này nửa nạc nửa mở mấy bạn đọc tạm hé. Có gì thông cảm giúp mình “Suối trong lặng yên nhớ nước chảy, bóng cây chiếu nước thương ánh dương. Sen nhỏ mới vừa he hé nở, sớm có chuồn chuồn đậu phía trên")
Tôi đoán rằng, hai mươi năm trước Mục vương phi cũng là một thiếu nữ mơ mộng, kết hôn xong thì thùy mị nết na, phu quân trẻ tuổi tuấn lãng, vì vậy nhìn thấy bức tranh lãng mạn trong bài thơ cũng ao ước nhộn nhạo một phen.
Vì thế, một cái hồ sen to lớn cứ như thế ở Mục vương phủ đâm chồi, mọc rễ không ngừng.
Kẻ hèn tôi đối với mấy cái đơn vị “hecta", “mẫu" này không có quan tâm cho mấy, nên cũng không biết cái ao sen này rốt cuộc rộng bao nhiêu, đoán sơ sơ chừng, khoảng bằng hai cái sân bóng đá. Mục vương phi còn là một người rất cẩn thận, xây hồ sen xong, lại lo lắng đến chuyện “E rằng xa quá không ngắm được sen", vì thế ở bốn phía hồ sen làm một con đường mòn, kéo dài qua những phiến đá xanh, nối thẳng ra giữa hồ.
Ở chính giữa hồ sen, chính là Tinh Nhu Các.
Mục vương phi rất khác người, không biết kiếm đâu ra rất nhiều cây trúc cao cao đâm vào bên trong hồ sen, ở phía bên này có mấy gốc cây làm chỗ ngồi rất khéo léo. Ngồi ở đây thưởng thức hoa sen “Gần bùn mà chẳng tanh hôi mùi bùn" đúng là rất tuyệt, thế nhưng nghe nói Mục vương phi này vốn rất sợ muỗi nước, xây một cái Trúc Đình chính giữa hồ sen để dành ngắm. Mục vương thấy hiền thê của mình nóng ruột liền đến Y Đan quốc tìm hương trừ muỗi, ở chỗ mấy cây đòn dông chống đỡ cái đình đục mấy lỗ to, bỏ hương trừ muỗi vào. Đừng nói là muỗi không tới, ngay cả một phòng cũng vô cùng thơm phức.
Mục vương vô cùng vui vẻ, ra lệnh treo xung quanh đình mấy cái màn sa che gió, còn nói rằng những tấm màn sa hồng nhạt và hoa sen hòa hợp lại với nhau lại càng tăng thêm sức mạnh. Thế nhưng bản công chúa lại nhận thấy, sao lại càng như hai vợ chồng ở trong này yêu đương sợ người khác nhìn thấy, cho nên mới móc mấy cái rèm che ra vẻ huyền bí.
Nói tới đây, tôi không thể không khen Túc Phượng một câu dụng tâm cực khổ. Câu cửa miệng của người khác đều là “Thê không bằng thiếp, thiếp không bằng kỹ, kỹ không bằng thâu*". Qua nhiều năm như thế mà Túc Phượng chỉ bằng sinh được một đứa con trai khờ khạo, lại có thể khiến Vương gia không cưới thêm thiếp, chỉ sợ điều kỳ diệu nằm ngay trong Trúc Đình này. Hai vợ chồng buồn buồn im lặng trốn đến chỗ này, làm “đôi uyên ương hoang dã", để cho Mục vương có thể nếm qua chút mùi vị “vụng trộm".
*thâu: chắc là người tình vụng trộm.
Chậc chậc, quả là đáng khen ngợi!
Nhàn thoại không đề cập tới.
Lúc đó, vì muốn nghe Văn Mặc Ngọc kể lại, tôi cùng hắn liền đi đến trước Tinh Nhu Các.
Nhìn tấm bảng Tinh Nhu Các, Văn Mặc Ngọc nheo mắt, lén cười thầm:
“Tinh —— Nhu —— Các —— “
Mặt tôi có hơi đỏ lên, cười nói nhỏ:
“Tên này quá tầm thường, ngược lại bốn chữ ‘Hồ sen ánh trăng’ (Hạ đường nguyệt sắc) trang nhã hơn nhiều". Đến giờ tôi mới biết cái tên “Tinh Nhu Các" đối với cái hồ sen vô cùng lớn này thật đúng là một sự khinh thường. Ba cái chữ này sao cứ nghe giống một nơi phong hoa tuyết nguyệt, trang hoàng thô tục, cứ như một thím ma ma trang điểm dày cộm đang đứng ở trước mặt ngươi, trên cái bản mặt bột phấn rơi lã chã.
Vậy cứ coi như sau khi đến chỗ này xem công trình tình cảm một thời, tôi đã có thể kết luận cái đình này là một căn phòng nhỏ bí mật của hai vợ chồng Mục vương và Mục vương phi dùng để đi tìm lạc thú, cho nên cái tên tục như thế này xem ra cũng xứng. Nhưng lúc này đây, đứng trước mặt tôi là một Văn Mặc Ngọc như thần tiên, bị cái bóng dáng thanh nhã của hắn làm ảnh hưởng, ba chữ kia cho dù đọc như thế nào cũng thấy chướng mắt.
Văn Mặc Ngọc vuốt cằm, ngước mặt lên nhìn ánh trăng sáng, lại nhìn ánh trăng ánh dưới hồ sen, nói:
“Hồ sen, ánh trăng, mỹ nhân, coi bộ đã có đủ rồi." Nói xong liền vén rèm bước vào trong Tinh Nhu Các.
Đợi đến khi tôi ý thức được hai từ “mỹ nhân" cuối cùng của Văn Mặc Ngọc, hắn ta đã vào trong đình tìm chỗ ngồi xuống, cách một tấm mành trong suốt, tôi nhìn thấy hắn tự mình bưng ấm trà lạnh trên bàn, rót đầy một ly.
Bởi vì cái đình này là nơi Vương gia và Vương phi thường hay ước hội, cho nên lúc nào cũng đều chuẩn bị chút điểm tâm và trà lạnh, Văn Mặc Ngọc ngược lại rất quen thuộc, cứ giống như đang ở nhà mình.
Tôi bước vào trong đình, nói:
“Kỳ thật trên đường đi tới đây, ta có một vấn đề muốn thỉnh giáo Mặc Ngọc công tử."
“Mời."
Tôi nói: “Có chuyện gì không thể nói trong phòng, sao lại đến nơi này?"
Tôi đã nói rồi, Tinh Nhu Các này, tôi hoài nghi đây là chỗ mà Vương gia và Vương Phi hay hẹn hò yêu đương vụng trộm, thế cho nên đêm hôm khuya khoắt, cùng một anh trai đẹp không hề quen biết ngồi trong này ngắm hoa uống trà, tôi thấy không ổn lắm.
Văn Mặc Ngọc nghe vậy đặt chén trà xuống, cong cong khóe miệng nói:
“Thứ nhất là vì sợ tiểu nha hoàn trong Mục vương phủ đột nhiên xông vào phòng, còn thứ hai hả, ta vốn cố ý đứng trước mặt tên kia nói muốn đi dạo với cô trong viện"
“Tên kia?" Tôi nghiêng đầu nheo mắt, tên kia là ai? Lúc đó trong phòng còn có người khác nữa sao a?
(Mèo tác giả: xin mọi người chú ý, Liêm Chi – tiểu tức phụ sau khi nhìn thấy soái ca ngay đến cả tướng công của mình đang nằm ngay đơ trên giường cũng quên mất)
Văn Mặc Ngọc ho khan một tiếng, con ngươi trong trẻo như ánh trăng ngoài cửa sổ loe lóe.
“Bây giờ cái tên đang ở trong phòng kia e là ghen tức đến nỗi xộc lên tới đỉnh đầu rồi, cũng may hắn còn biết trấn định, không nhảy lên bóp chết ta tại chỗ"
Tôi nhíu mi, tại sao… tôi nghe không hiểu lời của Văn Mặc Ngọc?
Ai! Văn nhân đúng là văn nhân, nói chuyện quanh co lòng vòng, ra vẻ nho nhã hại bản công chúa tôi không hiểu được miếng nào. Có điều vì mặt mũi, tôi vẫn cứ nên bồi thêm vô, vì thế tôi nói:
“Mặc Ngọc công tử nói rất đúng, trong phòng nhiều người lắm miệng, đến chỗ này mới thanh tịnh hơn."
Cũng không biết nói có đúng hay không, bất quá tôi nhìn thấy nét mặt Văn Mặc Ngọc im thin, chẳng lẽ tôi nói sai sao. Chốc lát sau, cùng với cảnh đẹp của hồ sen và ánh trăng, Văn Mặc Ngọc rốt cuộc cũng bắt đầu kể lại, mối quan hệ chặt chẽ giữa tôi và Mục vương phi
… … … …
Hóa ra, ngày đó Hạp Hách quốc công chúa hòa thân cùng Lạc Vân Quốc, vốn không phải với An Lăng Nhiên.
Lúc đó trên thư hòa thân viết như thế này:
“Hạp Hách quốc công chúa ta xin thề với ông trời, hôm nay nguyện cùng Lạc Vân quốc thiết lập quan hệ giao hảo, tuyệt không mang binh bước vào Trung Nguyên nửa bước, để bày tỏ lòng thành tâm, Hạp Hách quốc đổ mồ hôi tự tay dâng Ô bố lạp thác công chúa, ý muốn nàng đại biểu cho thần dân Hạp Hách quốc vĩnh viễn tôn ngưỡng Hoàng đế Lạc Diên."
Trên thư hòa thân có nói rõ, Ô bố lạp thác công chúa muốn gả cho Lạc Diên đế. Lạc Diên đế dù chưa từng nhìn thấy công chúa, nhưng ái phi thì không nhiều, ít đi một người cũng thật đáng tiếc, đương nhiên vui vẻ tán thành. Có điều chưa kịp mở miệng nói đáp ứng, ngoài điện Kim Loan truyền tới một tiếng hừ không nặng không nhẹ, không nhanh không chậm.
Người dám đứng ở Kim Loan điện tùy tiện cũng không nhiều lắm, đúng lúc là Tiểu Trần hoàng hậu.
Nói tới vị Tiểu Trần hoàng hậu này, trong đó còn có một điển cố “nửa bên trầm sơn".
Năm đó Lạc Nguyên Tông thành lập Lạc Vân quốc, công thần lớn nhất chính là cha vợ Lạc Nguyên Tông —— Trần Hi Thánh. Trần Hi Thánh vốn là tướng quân tiền triều, trong tay nắm phần lớn binh quyền, giang sơn Lạc Vân quốc nếu nói do vị này giành lấy cũng không có gì quá đáng. Bất quá lão nhân gia này suy nghĩ rất thoáng, nhìn thấy đứa con gái duy nhất của mình và con rể ân ân ái ái, con rể lại là một người hiền lành tài giỏi, liền an tâm mà an hưởng tuổi già, giao Lạc Vân quốc lại cho phu thê hai người này xử lý.
Lạc Nguyên Tông cũng coi như không chịu thua kém, cai trị Lạc Vân quốc quốc thái dân an. Chỉ có điều, hậu cung của hắn cũng nát bét. Vợ hắn là một người rất hay ghen, mặc dù Lạc Nguyên Tông làm Hoàng đế, nhưng cho đến chết hắn cũng chỉ có duy nhất mọt người vợ. Hơn nữa, còn bi thảm nhất là, hoàng hậu mà con hắn cưới cũng họ Trần, nếu theo vai vế, phải gọi Trần hoàng hậu một tiếng “cô"
Theo như điều này, một thế hệ cứ lặp lại một thế hệ.
Lựa chọn nguyên liệu, thủ công, vẽ tranh, Túc Phượng đều không phụ kì vọng môn nào, dùng giá cả thấp nhất, thời gian ngắn nhất, Mục vương phủ mới vừa xây xong vốn rất vắng lặng, bây giờ đã trở nên rất rộng rãi, đương nhiên, cũng sẽ có ao sen và ánh trăng.
Cái câu “Ao sen ánh trăng" này, không phải chỗ tôi đang đứng sao.
Người trông coi Mục vương phủ là tôi đây, lúc này đang đứng cùng Văn Mặc Ngọc ở một nơi có tên là: Tinh Nhu Các.
Người xưa vốn có câu “Suối nguồn im lặng tiếc tế lưu, thụ ấm chiếu thủy ái tinh nhu. Tiểu hà tài lộ tiêm tiêm giác, sớm có chuồn chuồn đậu phía trên". Tinh Nhu Các này được bao quanh bởi hồ sen.
(Tạm dịch nghĩa: ~_~ chỗ này nửa nạc nửa mở mấy bạn đọc tạm hé. Có gì thông cảm giúp mình “Suối trong lặng yên nhớ nước chảy, bóng cây chiếu nước thương ánh dương. Sen nhỏ mới vừa he hé nở, sớm có chuồn chuồn đậu phía trên")
Tôi đoán rằng, hai mươi năm trước Mục vương phi cũng là một thiếu nữ mơ mộng, kết hôn xong thì thùy mị nết na, phu quân trẻ tuổi tuấn lãng, vì vậy nhìn thấy bức tranh lãng mạn trong bài thơ cũng ao ước nhộn nhạo một phen.
Vì thế, một cái hồ sen to lớn cứ như thế ở Mục vương phủ đâm chồi, mọc rễ không ngừng.
Kẻ hèn tôi đối với mấy cái đơn vị “hecta", “mẫu" này không có quan tâm cho mấy, nên cũng không biết cái ao sen này rốt cuộc rộng bao nhiêu, đoán sơ sơ chừng, khoảng bằng hai cái sân bóng đá. Mục vương phi còn là một người rất cẩn thận, xây hồ sen xong, lại lo lắng đến chuyện “E rằng xa quá không ngắm được sen", vì thế ở bốn phía hồ sen làm một con đường mòn, kéo dài qua những phiến đá xanh, nối thẳng ra giữa hồ.
Ở chính giữa hồ sen, chính là Tinh Nhu Các.
Mục vương phi rất khác người, không biết kiếm đâu ra rất nhiều cây trúc cao cao đâm vào bên trong hồ sen, ở phía bên này có mấy gốc cây làm chỗ ngồi rất khéo léo. Ngồi ở đây thưởng thức hoa sen “Gần bùn mà chẳng tanh hôi mùi bùn" đúng là rất tuyệt, thế nhưng nghe nói Mục vương phi này vốn rất sợ muỗi nước, xây một cái Trúc Đình chính giữa hồ sen để dành ngắm. Mục vương thấy hiền thê của mình nóng ruột liền đến Y Đan quốc tìm hương trừ muỗi, ở chỗ mấy cây đòn dông chống đỡ cái đình đục mấy lỗ to, bỏ hương trừ muỗi vào. Đừng nói là muỗi không tới, ngay cả một phòng cũng vô cùng thơm phức.
Mục vương vô cùng vui vẻ, ra lệnh treo xung quanh đình mấy cái màn sa che gió, còn nói rằng những tấm màn sa hồng nhạt và hoa sen hòa hợp lại với nhau lại càng tăng thêm sức mạnh. Thế nhưng bản công chúa lại nhận thấy, sao lại càng như hai vợ chồng ở trong này yêu đương sợ người khác nhìn thấy, cho nên mới móc mấy cái rèm che ra vẻ huyền bí.
Nói tới đây, tôi không thể không khen Túc Phượng một câu dụng tâm cực khổ. Câu cửa miệng của người khác đều là “Thê không bằng thiếp, thiếp không bằng kỹ, kỹ không bằng thâu*". Qua nhiều năm như thế mà Túc Phượng chỉ bằng sinh được một đứa con trai khờ khạo, lại có thể khiến Vương gia không cưới thêm thiếp, chỉ sợ điều kỳ diệu nằm ngay trong Trúc Đình này. Hai vợ chồng buồn buồn im lặng trốn đến chỗ này, làm “đôi uyên ương hoang dã", để cho Mục vương có thể nếm qua chút mùi vị “vụng trộm".
*thâu: chắc là người tình vụng trộm.
Chậc chậc, quả là đáng khen ngợi!
Nhàn thoại không đề cập tới.
Lúc đó, vì muốn nghe Văn Mặc Ngọc kể lại, tôi cùng hắn liền đi đến trước Tinh Nhu Các.
Nhìn tấm bảng Tinh Nhu Các, Văn Mặc Ngọc nheo mắt, lén cười thầm:
“Tinh —— Nhu —— Các —— “
Mặt tôi có hơi đỏ lên, cười nói nhỏ:
“Tên này quá tầm thường, ngược lại bốn chữ ‘Hồ sen ánh trăng’ (Hạ đường nguyệt sắc) trang nhã hơn nhiều". Đến giờ tôi mới biết cái tên “Tinh Nhu Các" đối với cái hồ sen vô cùng lớn này thật đúng là một sự khinh thường. Ba cái chữ này sao cứ nghe giống một nơi phong hoa tuyết nguyệt, trang hoàng thô tục, cứ như một thím ma ma trang điểm dày cộm đang đứng ở trước mặt ngươi, trên cái bản mặt bột phấn rơi lã chã.
Vậy cứ coi như sau khi đến chỗ này xem công trình tình cảm một thời, tôi đã có thể kết luận cái đình này là một căn phòng nhỏ bí mật của hai vợ chồng Mục vương và Mục vương phi dùng để đi tìm lạc thú, cho nên cái tên tục như thế này xem ra cũng xứng. Nhưng lúc này đây, đứng trước mặt tôi là một Văn Mặc Ngọc như thần tiên, bị cái bóng dáng thanh nhã của hắn làm ảnh hưởng, ba chữ kia cho dù đọc như thế nào cũng thấy chướng mắt.
Văn Mặc Ngọc vuốt cằm, ngước mặt lên nhìn ánh trăng sáng, lại nhìn ánh trăng ánh dưới hồ sen, nói:
“Hồ sen, ánh trăng, mỹ nhân, coi bộ đã có đủ rồi." Nói xong liền vén rèm bước vào trong Tinh Nhu Các.
Đợi đến khi tôi ý thức được hai từ “mỹ nhân" cuối cùng của Văn Mặc Ngọc, hắn ta đã vào trong đình tìm chỗ ngồi xuống, cách một tấm mành trong suốt, tôi nhìn thấy hắn tự mình bưng ấm trà lạnh trên bàn, rót đầy một ly.
Bởi vì cái đình này là nơi Vương gia và Vương phi thường hay ước hội, cho nên lúc nào cũng đều chuẩn bị chút điểm tâm và trà lạnh, Văn Mặc Ngọc ngược lại rất quen thuộc, cứ giống như đang ở nhà mình.
Tôi bước vào trong đình, nói:
“Kỳ thật trên đường đi tới đây, ta có một vấn đề muốn thỉnh giáo Mặc Ngọc công tử."
“Mời."
Tôi nói: “Có chuyện gì không thể nói trong phòng, sao lại đến nơi này?"
Tôi đã nói rồi, Tinh Nhu Các này, tôi hoài nghi đây là chỗ mà Vương gia và Vương Phi hay hẹn hò yêu đương vụng trộm, thế cho nên đêm hôm khuya khoắt, cùng một anh trai đẹp không hề quen biết ngồi trong này ngắm hoa uống trà, tôi thấy không ổn lắm.
Văn Mặc Ngọc nghe vậy đặt chén trà xuống, cong cong khóe miệng nói:
“Thứ nhất là vì sợ tiểu nha hoàn trong Mục vương phủ đột nhiên xông vào phòng, còn thứ hai hả, ta vốn cố ý đứng trước mặt tên kia nói muốn đi dạo với cô trong viện"
“Tên kia?" Tôi nghiêng đầu nheo mắt, tên kia là ai? Lúc đó trong phòng còn có người khác nữa sao a?
(Mèo tác giả: xin mọi người chú ý, Liêm Chi – tiểu tức phụ sau khi nhìn thấy soái ca ngay đến cả tướng công của mình đang nằm ngay đơ trên giường cũng quên mất)
Văn Mặc Ngọc ho khan một tiếng, con ngươi trong trẻo như ánh trăng ngoài cửa sổ loe lóe.
“Bây giờ cái tên đang ở trong phòng kia e là ghen tức đến nỗi xộc lên tới đỉnh đầu rồi, cũng may hắn còn biết trấn định, không nhảy lên bóp chết ta tại chỗ"
Tôi nhíu mi, tại sao… tôi nghe không hiểu lời của Văn Mặc Ngọc?
Ai! Văn nhân đúng là văn nhân, nói chuyện quanh co lòng vòng, ra vẻ nho nhã hại bản công chúa tôi không hiểu được miếng nào. Có điều vì mặt mũi, tôi vẫn cứ nên bồi thêm vô, vì thế tôi nói:
“Mặc Ngọc công tử nói rất đúng, trong phòng nhiều người lắm miệng, đến chỗ này mới thanh tịnh hơn."
Cũng không biết nói có đúng hay không, bất quá tôi nhìn thấy nét mặt Văn Mặc Ngọc im thin, chẳng lẽ tôi nói sai sao. Chốc lát sau, cùng với cảnh đẹp của hồ sen và ánh trăng, Văn Mặc Ngọc rốt cuộc cũng bắt đầu kể lại, mối quan hệ chặt chẽ giữa tôi và Mục vương phi
… … … …
Hóa ra, ngày đó Hạp Hách quốc công chúa hòa thân cùng Lạc Vân Quốc, vốn không phải với An Lăng Nhiên.
Lúc đó trên thư hòa thân viết như thế này:
“Hạp Hách quốc công chúa ta xin thề với ông trời, hôm nay nguyện cùng Lạc Vân quốc thiết lập quan hệ giao hảo, tuyệt không mang binh bước vào Trung Nguyên nửa bước, để bày tỏ lòng thành tâm, Hạp Hách quốc đổ mồ hôi tự tay dâng Ô bố lạp thác công chúa, ý muốn nàng đại biểu cho thần dân Hạp Hách quốc vĩnh viễn tôn ngưỡng Hoàng đế Lạc Diên."
Trên thư hòa thân có nói rõ, Ô bố lạp thác công chúa muốn gả cho Lạc Diên đế. Lạc Diên đế dù chưa từng nhìn thấy công chúa, nhưng ái phi thì không nhiều, ít đi một người cũng thật đáng tiếc, đương nhiên vui vẻ tán thành. Có điều chưa kịp mở miệng nói đáp ứng, ngoài điện Kim Loan truyền tới một tiếng hừ không nặng không nhẹ, không nhanh không chậm.
Người dám đứng ở Kim Loan điện tùy tiện cũng không nhiều lắm, đúng lúc là Tiểu Trần hoàng hậu.
Nói tới vị Tiểu Trần hoàng hậu này, trong đó còn có một điển cố “nửa bên trầm sơn".
Năm đó Lạc Nguyên Tông thành lập Lạc Vân quốc, công thần lớn nhất chính là cha vợ Lạc Nguyên Tông —— Trần Hi Thánh. Trần Hi Thánh vốn là tướng quân tiền triều, trong tay nắm phần lớn binh quyền, giang sơn Lạc Vân quốc nếu nói do vị này giành lấy cũng không có gì quá đáng. Bất quá lão nhân gia này suy nghĩ rất thoáng, nhìn thấy đứa con gái duy nhất của mình và con rể ân ân ái ái, con rể lại là một người hiền lành tài giỏi, liền an tâm mà an hưởng tuổi già, giao Lạc Vân quốc lại cho phu thê hai người này xử lý.
Lạc Nguyên Tông cũng coi như không chịu thua kém, cai trị Lạc Vân quốc quốc thái dân an. Chỉ có điều, hậu cung của hắn cũng nát bét. Vợ hắn là một người rất hay ghen, mặc dù Lạc Nguyên Tông làm Hoàng đế, nhưng cho đến chết hắn cũng chỉ có duy nhất mọt người vợ. Hơn nữa, còn bi thảm nhất là, hoàng hậu mà con hắn cưới cũng họ Trần, nếu theo vai vế, phải gọi Trần hoàng hậu một tiếng “cô"
Theo như điều này, một thế hệ cứ lặp lại một thế hệ.
Tác giả :
Mèo Lười Ngủ Ngày