Hồng Lâu Mộng
Chương 56: Thám Xuân thông thạo, tìm mối lợi bỏ hẳn lệ xưa
Thám Xuân thông thạo, tìm mối lợi bỏ hẳn lệ xưa
Bảo Thoa khôn ngoan, ra ơn nhỏ giữ gìn thể thống
Bình Nhi hầu Phượng Thư ăn cơm súc miệng rửa tay xong mới đến đằng Thám Xuân, thấy ngoài sân im lặng chỉ có mấy bà già và a hoàn đứng bên cửa sổ chực hầu, đang bàn việc nhà, việc ngày tết đến uống rượu ở vườn nhà Lại Đại. Thấy Bình Nhi đến, Thám Xuân bảo ngồi xuống ghế thấp và nói:
- Có chuyện gì đâu. Nhân nghĩ đến việc chúng ta tiêu mỗi tháng hai lạng bạc, bọn a hoàn cũng đã có tiền lương tháng, thế mà hôm trước lại có người trình mỗi tháng chi hai lạng bạc cho mỗi người về tiền phấn sáp nữa. Số tiền này chẳng khác tám lạng bạc tiền học vậy, cứ chồng chất mãi lên. Việc này tuy nhỏ nhưng số tiền có chừng, xem ra chi tiêu như thế là không đúng, tại sao mợ chị không nghĩ đến việc ấy?
Bình Nhi cười nói:
- Việc ấy cũng có duyên cớ. Những thứ các cô dùng đã có lệ định sẵn, mỗi tháng các nơi phải mua đủ, bảo bọn đàn bà đưa đến cho chúng tôi giữ, chẳng qua chúng tôi chỉ sắp cho các cô dùng thôi. Chứ không phải hàng ngày nhận tiền rồi sai người đi muạ Vì thế mãi biện bên ngoài lĩnh tiền cả, rồi hàng tháng sai người theo các phòng giao cho chúng tôi. Số tiền hai lạng hàng tháng của các cô, không phải để mua những thứ ấy đâu, mà cốt để phòng khi các bà các mợ trông nom việc nhà đi vắng, hoặc bận việc, mà các cô dùng ngay đến tiền, thì đỡ phải sai người đi lấy. Làm như thế cốt để cho các cô khỏi phiền đấy thôi. Đủ biết số tiền này không phải để mua những thứ đó. Nhưng nay tôi để ý xem ra thì phần nhiều chị em ở các nhà đều lấy tiền đi mua các thứ. Tôi ngờ rằng, không phải bọn mãi biện ăn bớt hoặc để chậm ngày giờ, thì cũng chuốc lấy của xấu, nhuế nhóa cho xong chuyện.
Thám Xuân và Lý Hoàn đều cười nói:
- Chị cũng để ý thấy rõ việc ấy à? Việc ăn bớt chưa chắc có, chỉ là để chậm thì giờ thôi. Khi nào giục gấp, họ đem ở đâu về đều là những thứ có tên thôi, thực ra chẳng dùng gì được. Rồi vẫn phải lấy hai lạng bạc, sai con em các bà vú đi mua thứ khác về dùng. Người trong phủ đi bao giờ cũng vẫn mua phải hàng xấu, không biết họ làm ăn ra sao? Cứ cửa hàng bên ngoài bỏ đi là họ vác về cho chúng ta dùng.
Bình Nhi cười nói:
- Bọn mãi biện đi mua là cứ thế mãi. Người khác có mua được hàng tốt, thì họ lại không chịu, cứ bảo là người ta xấu bụng muốn tranh chức mãi biện của mình. Vì vậy ai nấy thà chịu lỗi với các mợ các cô, chứ không dám làm mất lòng họ. Chỉ khi nào các cô sai vú già đi mua, họ mới không dám lời ra tiếng vào.
Thám Xuân nói:
- Vì thế trong bụng tôi vẫn áy náy. Phải tiêu phí hai lần tiền mà đồ dùng vẫn vất đi một nửa, chi bằng bỏ cái khoản đưa bọn mãi biện mua ấy đi. Đó là việc thứ nhất. Việc thứ hai, năm ngoái chị cũng đi dự tiệc nhà Lại Đại đấy, chị xem vườn nhà ấy so với vườn nhà ta như thế nào?
- Không bằng một nửa vườn nhà, cây cối hoa quả cũng ít.
- Nhân lúc ta nói chuyện với lũ con gái nhà ấy, họ nói vườn ấy trừ số hoa để cài và măng rau, tôm cá để nhà ăn ra, còn cho người thầu. Một năm cũng thừa được hai trăm lạng. Từ hôm đó ta mới biết từ cái lá sen rách, cái rễ cỏ khô cũng đều đáng tiền cả.
Bảo Thoa cười nói:
- Thực là chuyện của con nhà phú quý! Các cô tuy là tiểu thư nghìn vàng, xưa nay không biết đến việc ấy, nhưng đã là người đọc sách biết chữ, lại không đọc đến thiên "bất tự khí" 1 của ông Chu Tử hay sao?
Thám Xuân cười nói:
- Đã đọc rồi, nhưng chẳng qua là lời nói phù phiếm, khuyên người ta phải cố gắng chứ có gì là thực tế?
Bảo Thoa nói:
- Ông Chu Tử mà là người phù phiếm à? Câu nói nào cũng sát thực tế đó. Cô mới nhận việc có mấy hôm mà lòng đã mê muội về lợi, cho ông Chu Tử là người phù phiếm. Nếu cô đi ra ngoài, thấy nhiều việc lợi hại lớn hơn nữa, có lẽ đến cả ông Khổng Tử cô cũng cho là người phù phiếm hết!
Thám Xuân cười nói:
- Chị là người thông thái như thế lại chưa xem sách Cơ Tử 2 à? Sách có nói: "Bước vào vòng lợi lộc, ở vào địa vị bàn mưu tính kế, thì quên hẳn lời Nghiêu, Thuấn, trái hẳn đạo Khổng, Mạnh".
- Dưới còn câu gì nữa?
- Đây tôi chỉ cắt câu văn để lấy ý thôi. Nếu đọc xuống câu dưới thì chăng hóa ra lại tự mắng tôi à?
- Trên đời cái gì mà không dùng được, đã dùng được phải đáng tiền chứ. Khen cho cô là người thông minh, ngay những việc to tát, sờ sờ ra đấy, vẫn chưa từng trải.
Lý Hoàn cười nói:
- Bảo người ta đến, chẳng nói gì việc chính, lại mang học vấn ra cãi vã nhau.
Bảo Thoa nói:
- Trong học vấn tức là việc chính đấy. Nếu không nói đến học vấn thành ra sa vào hạng tục mất.
Ba người nói đùa một lúc rồi mới bàn đến việc chính.
Thám Xuân nói tiếp:
- Vườn của chúng ta rộng gấp đôi vườn nhà Lại Đại, cứ tính gấp đôi thôi, một năm cũng có thể được lợi bốn trăm bạc. Bây giờ cho người thầu, bủn xỉn quá, nhà chúng ta không đáng làm như vậy; nhưng không giao hẳn cho vài người trông nom, thì thững thứ đáng tiền bị hủy hoại đi, sẽ bỏ phí của trời. Chi bằng chọn mấy bà già thực thà ở trong vườn, biết việc trồng trái, cho họ đứng lên trông coi. Không bắt họ nộp tô nộp thuế, chỉ mỗi năm biếu xén ít nhiều gì đó. Làm như thế, một là trong vườn có người chuyên trách, sửa sang cây cối, mỗi năm một tốt hơn lên, không phải chờ đến lúc có việc mới cuống cuồng vội vã; hai là hoa màu không đến nỗi bị hủy hoại phí của; ba là bọn bà già được nhờ đấy mà kiếm ít tiền, cũng bỏ cái công vất vả trông nom vườn tược hàng năm; bốn là bớt được những món tiền thuê người sửa hoa, sửa núi, quét dọn. Đem chỗ thừa bù vào chỗ thiếu, như thế cũng được đấy.
Bảo Thoa đương đứng xem bức tranh trên vách, nghe vậy, gật đầu cười nói:
- Hay thật! Như thế thì "trong ba năm chẳng còn ai đói khát nữa." 3
Lý Hoàn nói:
- Nghĩ hay đấy! Nếu làm được thế, chắc chắn bà cũng vui lòng. Sự bớt tiêu là việc nhỏ, nhưng trong vườn có người chuyên trách, quét dọn, lại được món tiền, tức là lấy quyền sai khiến, lấy lợi thúc giục, thì ai mà chẳng hết lòng làm việc.
Bình Nhi nói:
- Việc này chỉ cô là có thể nói được thôi. Mợ tôi tuy cũng muốn đấy, nhưng chưa chắc đã chịu ngỏ lời. Hiện giờ các cô đương ở cả trong vườn, đã không bày thêm được trò chơi để giúp vui lại còn sai người đến trông nom sửa sang, mong đỡ tốn tiền, nhất định mợ tôi không tiện nói ra.
Bảo Thoa chạy lại sờ vào mặt Bình Nhi, cười nói:
- Chị há mồm ra cho tôi xem lưỡi răng chị thế nào? Từ sáng đến giờ, cứ mỗi việc chị nói một giọng, không nịnh hót cô Ba, cũng không nói là mợ chị vụng tính. Hễ cô Ba nói một câu, chị lại có một câu đỡ ngaỵ Cứ việc gì cô Ba nghĩ được, là mợ chị cũng đã nghĩ đến rồi, nhưng chỉ vì có một nhẽ riêng không thể làm được thôi. Bây giờ lại nói là các cô ở trong vườn, không tiện vì sự bớt tiêu mà sai người đến trông nom. Chị em thử nghĩ câu nói ấy xem, nếu thực cho người ta trông nom để lấy tiền, thì ngay một cành hoa, một thứ quả, người ta cũng không cho động chạm đến. Về phần các cô, chắc cũng không ai dám nói gì, nhưng với các cô bé, sợ hàng ngày không khỏi sinh chuyện eo sèo với nhau. Chị ấy biết lo gần lo xa, không chống lại người ta, cũng không tự hạ mình, dù mợ chị ấy không tốt với chúng ta, nay nghe thấy tất nhiên phải xấu hổ mà ăn ở cho tốt, không bằng lòng cũng phải bằng lòng.
Thám Xuân cười nói:
- Sáng hôm nay tôi đang bực mình, nghe chị ấy đến, tôi nghĩ ngay đến chủ chị ấy ngày thường trông nom việc nhà để bọn người hầu lộng hành quen thân, nên lại càng bực thêm. Ngờ đâu chị ấy vào đến nơi, len lét như chuột sợ mèo đứng hầu hàng giờ, thực là đáng thương, rồi lại nói những câu như thế. Chủ chị ấy đối với tôi đã tử tế, chị ấy lại còn nói "không phụ tình nghĩa xưa nay cô đối với mợ tôi!" Nghe câu nói ấy, tôi không những hết giận mà lại còn xấu hổ và đau lòng nữa. Tôi nghĩ kỹ: mình là con gái, đương bực không có người đoái thương, thì còn có gì hay mà đối xử tử tế với người ta nữa?
Nói đến đây, Thám Xuân nước mắt chảy ròng ròng.
Lý Hoàn thấy Thám Xuân nói thiết tha như thế, lại nghĩ đến dì Triệu ngày thường sỉ vả cô ta, và ngay ở trước mặt Vương phu nhân cũng vì dì Triệu mà cô ta phải lụy lây, nên chảy nước mắt, liền khuyên:
- Nhân hôm nay vắng vẻ, chúng ta cùng bàn vài việc, làm thế nào thêm lợi bớt hại, để khỏi phụ lòng ủy thác của bà. Cô nhắc đến những việc không cần thiết ra làm gì.
Bình Nhi nói:
- Tôi đã hiểu rồi. Cô xem ai giỏi thì giao cho người ta đến trông nom là được.
Thám Xuân nói:
- Tuy thế, nhưng cũng phải về trình mợ chị trước đã. Ở đây chúng ta tìm tòi những món lợi nhỏ là không đúng, nhưng vì mợ chị là người hiểu việc nên mới làm như thế; nếu là một người hồ đồ hay ngờ vực ghen ghét, thì tôi không làm đâu, sẽ mang tiếng là tranh khôn, lẽ nào lại không bàn trước với mợ chị.
Bình Nhi cười nói:
- Đã thế để tôi về nói với mợ tôi.
Đi một lúc, Bình Nhi trở lại, cười nói:
- Tôi đã bảo là đi chỉ tốn công thôi. Việc hay như thế lẽ nào mợ tôi lại không bằng lòng!
Thám Xuân nghe nói, liền cùng Lý Hoàn sai người đem danh sách các bà già trong vườn đến xem. Hai người tính xong, chấm được mấy người. Rồi gọi họ đến, Lý Hoàn nói qua cho họ nghe. Ai nấy đều vui mừng. Có người nói:
- Cái rặng tre ấy cứ giao cho tôi sửa sang, một năm trừ măng ở trong nhà ăn rồi, còn có thể nộp thêm một số tiền nữa.
Người khác lại nói:
- Cái thửa đất trồng lúa kia xin giao cho tôi, hàng năm thóc gạo nuôi chim không phải lấy tiền ở trong phủ, tôi còn có thể nộp thêm một số tiền nữa.
Thám Xuân đang muốn nói, thì có người vào trình:
- Thầy thuốc đã vào vườn thăm cho cô Sử.
Bọn bà già ra đón, Bình Nhi liền nói:
- Chỉ miệng các bà thôi, thì một trăm người cũng không được trang trọng, sao không gọi vài người coi việc đi đón?
Người trình việc nói:
- Có bà Ngô và bà Đan đang chờ đón ở ngoài cửa Tụ Cẩm về phía tây nam rồi.
Bình Nhi thấy thế mới thôi.
Các bà đi rồi. Thám Xuân hỏi: "Việc ấy thế nào?" Bảo Thoa cười nói:
- Người nào trước trót lọt sau tất trễ nải, người khéo nói tất là hám lợi.
Thám Xuân gật đầu khen phải, liền trỏ mấy người ở trong danh sách cho Lý Hoàn, Bảo Thoa và Bình Nhi xem. Bình Nhi vội mang giấy bút đến. Ba người nói:
- Già Chúc là người đứng đắn, vả chăng chồng con bà ấy đời đời đều trông nom việc sửa sang rặng trẹ Bây giờ nên giao cả việc này cho bà ấy. Già Điền vốn là nhà làm ruộng, bao nhiêu lúa má rau cỏ ở Đạo Hương thôn, tuy để làm cảnh chơi, không cần phải bày biện nhiều lắm, nhưng nếu có bà ấy theo thời tiết chăm bón cẩn thận, thì chẳng hơn hay sao?
Thám Xuân lại cười nói:
- Tiếc rằng Hành Vu Uyển và viện Di Hồng, đất đai rộng thế mà chẳng có thứ gì đáng tiền!
Lý Hoàn cười nói:
- Hành Vu Uyển lại càng quan trọng hơn! Hiện giờ những hoa thơm cỏ thơm bán ở hiệu hàng hương, ở các chợ và các đền miếu, chẳng phải đều là những thứ ở trong đây hay sao? Tính ra, ở đấy lại càng thu được nhiều lợi hơn! Trong viện Di Hồng, không kể các thứ, chỉ riêng hoa hồng, hai mùa xuân hạ cũng có tới bao nhiêu bông! Lại còn các thứ hoa tường vi, nguyệt quý, bảo tường, kim ngân, đằng hoa ở chung quanh hàng rào, hái về phơi khô rồi bán cho hiệu chè, hiệu thuốc cũng được khá nhiều tiền đấy.
Thám Xuân cười, rồi gật đầu nói:
- Mẹ chị Oanh Nhi hầu cô Bảo biết hái đấy. Dạo trước bà ấy hái ít hoa về phơi khô, tết thành lẵng hoa, bầu rượu đem cho tôi chơi. Cô đã quên rồi à?
Bảo Thoa cười nói:
- Tôi vừa mới khen chị, giờ chị lại trêu chọc tôi.
Ba người đều lấy làm lạ hỏi:
- Thế là thế nào?
Bảo Thoa nói:
- Không thể làm thế được. Bên nhà các chị còn bao nhiêu là người thạo việc, lại nhàn rỗi chẳng làm lụng gì cả. Bây giờ tôi mà đưa người đến, tất nhiên họ sẽ coi thường. Tôi đã nghĩ hộ cho các chị một người. Bên viện Di Hồng có già Diệp là mẹ Dính Yên, bà ấy thực thà lắm, lại chơi thân với mẹ Oanh Nhi bên nhà tôi. Chi bằng giao việc này cho già Diệp, có điều gì bà ấy không biết, thì không cần chúng ta phải nhắc, bà ấy cứ đến bàn bạc với mẹ Oanh Nhi là được rồi. Nếu già Diệp không làm, mà giao cho người khác, thì đó là tùy tình riêng của họ, người ngoài có ai muốn nói nhảm gì cũng không thể oán chúng ta được. Làm như thế các chị được tiếng công bằng, lại thêm chạy việc.
Lý Hoàn và Bình Nhi đều nói: "Phải đấy".
Thám Xuân cười nói:
- Dù thế, nhưng cũng còn sợ họ thấy lợi quên mất cả lẽ phải.
Bình Nhi cười nói:
- Không việc gì đâu. Hôm nọ Oanh Nhi còn nhận già Diệp làm mẹ nuôi, mời ăn mời uống, hai nhà đối đãi với nhau rất tử tế.
Thám Xuân nghe nói thế mới thôi. Họ lại bàn định với nhau chọn thêm mấy người nữa, đều là những người đã được chú ý từ trước, rồi lấy bút khuyên tên.
Một lúc sau, bà già vào trình "thầy thuốc đã về rồi" và đưa đơn thuốc lên. Ba người xem xong, sai người đưa ra ngoài lấy thuốc sắc cho Tương Vân uống. Thám Xuân, Lý Hoàn bảo cho mọi người biết:
- Người nào coi giữ chỗ nào, cứ theo mùa nào thức ấy trừ số trong nhà để dùng không kể, còn thì cho bán lấy lợi, cuối năm sẽ tính sổ.
Thám Xuân cười nói:
- Tôi lại nghĩ ra một việc: nếu cuối năm tính sổ, tất phải nộp tiền ở phòng thu chi, lại thêm một người giữ. Món tiền đã lọt vào tay họ, sẽ lại bị bớt xén một lần nữa. Bây giờ tôi nghĩ ra việc này, giao cho các bà, không qua tay bọn quản gia. Dù họ tức đấy nhưng cũng không dám nói. Đến cuối năm, các bà phải nạp tiền cho họ, chờ gì họ chẳng giở lối mè nheo? Vả chăng trong một năm bất cứ việc vì, chủ được một phần, họ cũng vớ nửa phần, đó là lệ cũ xưa nay ai cũng biết cả, ấy là chưa kể đến chỗ ăn vụng ăn trộm. Bây giờ việc trong vườn này là do chúng ta đặt ra, chứ không phải qua tay họ, thì hàng năm cứ nộp tiền vào nhà trong mới phải.
Bảo Thoa cười nói:
- Cứ ý tôi, nhà trong cũng không cần phải thu tiền, vì thu người này nhiều, người kia ít, lại thêm bận ra. Chi bằng hỏi họ xem ai nhận phần nào thì phải đứng ra gánh lấy một việc gì đó, chẳng qua cũng chỉ là những việc của các người ở trong vườn cần dùng thôi. Tôi tính hộ các chị em phải tiêu những món gì. Quanh quẩn cũng chỉ có mấy món như phấn, sáp, hương, giấy. Mỗi cô có mấy người hầu đều có lệ định sẵn; ngoài ra thì chổi quét, thúng hót rác, phất trần và đồ ăn của chim, hươu, thỏ trong các nhà. Những thứ này họ phải nhận hết, không phải ra lĩnh tiền ở phòng thu chi nữa. Chị thử tính xem, như thế đỡ được bao nhiêu?
Bình Nhi cười nói:
- Tuy mấy việc nhỏ mọn ấy, nhưng tính cả năm cũng đỡ được hơn bốn trăm lạng bạc đấy.
Bảo Thoa cười:
- Còn phải nói nữa! Một năm bốn trăm lạng, hai năm tám trăm lạng, cũng có thể thừa mua mấy gian nhà cho thuê, hay mấy mẫu ruộng xấu đấy, nhưng họ khó nhọc cả năm cũng nên cho họ kiếm ít lời để tiêu riêng việc nhà chứ! Chúng ta cốt để thêm món lợi, bớt tiêu phí, nhưng cũng không nên làm quá, bớt được vài trăm lạng bạc mà mất thể thống thì cũng không đúng. Vì thế làm việc này, phòng thu chi bên ngoài một năm đỡ phải tiêu tốn, năm trăm lạng bạc, cũng đỡ phần chật vật, mà những người ở bên trong và các bà già trước đây không có việc làm cũng sẽ kiếm được tý chút. Cây cối trong vườn mỗi năm cũng được tốt tươi thêm lên. Các chị cũng có các thức mà dùng, như thế không đến nỗi mất thể thống. Nếu chỉ vì bớt tiêu thôi, thì kiếm đâu mà chẳng ra tiền? Hễ có được món lợi gì cũng nộp vào của công cả, có lẽ cả trong lẫn ngoài, họ sẽ oán trách ầm lên, như thế chẳng mất thể thống của nhà các chị hay sao? Vả lại trong vườn này có mấy chục bà già, mà chỉ cho mấy người này, tất nhiên người khác sẽ oán trách là không công bằng. Như tôi nói lúc nãy, họ phải nộp có mấy thứ thôi, kể cũng rộng rãi đấy. Hằng năm trừ những thứ ấy ra, mỗi người thừa thiếu mặc, đều phải bỏ ra mấy quan tiền, rồi góp cả lại, đem chia đều cho các bà già ở trong vườn. Những người này tuy không trông nom việc ấy thật, nhưng ngày đêm họ đều phải hầu hạ Ở trong vườn, phải đóng cửa, mở cửa, thức khuya dậy sớm, khi mưa khi tuyết, các cô đi đâu họ phải khiêng kiệu, chèo thuyền, kéo xe đi tuyết, bao nhiêu việc khó nhọc, họ đều phải cáng đáng cả. Quanh năm họ chịu vất vả, nay trong vườn có món lợi, thì cũng phải cho họ được nhờ tý chút. Lại còn một chuyện rất nhỏ cũng cần nói toạc ra: các bà này chỉ biết vơ phần nhiều về mình, không chịu chia cho ai. Dù ngoài mặt chẳng ai dám nói ra, nhưng trong bụng họ sẽ không phục. Họ sẽ mượn việc công để làm việc tư, ngắt ít quả bẻ ít hoa, chắc các bà kia cũng chẳng kêu vào đâu được. Nay họ cũng được hưởng lợi một ít, thì chỗ nào các bà kia không trông nom xuể, sẽ có họ trông nom hộ.
Các bà già nghe thấy bàn định như thế, đã không bị phòng thu chi cai quản, lại không phải tính sổ với Phượng Thư, một năm chỉ phải bỏ ra mấy quan tiền thôi, họ đều vui vẻ nói:
- Chúng tôi bằng lòng! Như thế còn hơn là bị họ giày vò mà vẫn phải bỏ tiền ra nộp!
Những người không được trông nom vườn, thấy nói hàng năm không phải làm cũng được hưởng ít tiền, đều vui vẻ nói:
- Các bà kia làm lụng vất cả, đáng được món tiền để tiêu pha, chứ chúng tôi có làm gì đâu mà lại ngồi không hưởng lợi!
Bảo Thoa cười nói:
- Các bà không nên từ chối, đây là phần của các bà đáng hưởng. Chỉ cần các bà ngày đêm chịu khó đừng lười, đừng để mặc cho người ta uống rượu đánh bạc, thế là được rồi. Tôi cũng không muốn nhận trông nom việc này đâu, nhưng chắc các bà cũng đã biết, dì tôi phó thác tôi năm, bảy lần, và bảo: bây giờ mợ Cả thì bận, các cô hãy còn bé, nhờ tôi trông nom giúp. Tôi không nghe lời lại làm dì tôi bận lòng. Mẹ tôi hay ốm luôn, việc nhà lại bận, tôi vốn là người sốt sắng hão, ngay hàng xóm láng giềng có việc cần tôi cũng đến giúp đỡ huống chi là dì tôi ủy thác! Ai oán trách tôi cũng chẳng cần. Nếu chỉ cốt lấy tiếng khen, để họ rượu chè cờ bạc, sinh chuyện lôi thôi, thì tôi còn mặt mũi nào trông thấy dì tôi nữa? Khi đó ngay các bà cũng mất thể diện, có ăn năn cũng muộn. Các cô ở trong ấy, cái vườn hoa rộng ấy, đều nhờ các bà trông nom cả, vì tôi coi các bà là người hầu hạ đã ba, bốn đời, xưa nay vẫn giữ được khuôn phép, thì mọi người nên đồng lòng cùng nhau giữ lấy thể thống. Nếu các bà lại dung túng người khác, để mặc họ uống rượu đánh bạc, dì tôi nghe thấy, mắng bảo các bà còn khá, chứ đến tai mấy người quản gia, họ không cần trình dì tôi, cứ mắng thẳng các bà, chẳng hóa ra già không trót, vẫn bị bọn trẻ lên mặt dạy đời. Họ là quản gia, có quyền trông nom các bà thực, nhưng nếu mình giữ thể diện thì họ khinh rẻ sao được? Vì thế tôi nghĩ hộ các bà cách kiếm lời thêm, cũng muốn cho mọi người hết lòng cẩn thận trông nom cái vườn được chu tất, để những người coi việc, thấy cách sắp đặt cẩn thận chu đáo, họ không phải bận lòng đến, trong bụng lại chẳng kính phục hay sao! Như thế mới không phụ lòng tôi tính toán những việc có lợi cho các bà. Các bà nên nghĩ kỹ những lời tôi nói.
Mọi người đều vui vẻ thưa:
- Cô nói phải lắm. Từ nay các mợ các cô cứ yên tâm. Các mợ các cô có lòng thương đến chúng tôi như thế, nếu chúng tôi không thể tất lòng trên, thì trời đất cũng không dung.
Chợt vợ Lâm Chí Hiếu đến trình:
- Gia quyến bên phủ Chân ở Giang Nam đến kinh đô, vào cung triều hạ, hiện sai người mang lễ đến thăm.
Nói xong liền đưa tờ giấp kê đồ lễ lên. Thám Xuân cầm lấy xem: mười hai tấm đoạn thêu, mười hai tấm đoạn các thứ, mười hai tấm the các màu, mười hai tấm lụa, tất cả đều là đồ vua dùng. Hai mươi bốn tấm the đoạn, lụa các màu trong cung dùng.
Xem xong, Lý Hoàn và Thám Xuân nói:
- Thưởng cho họ phong bao 4 hạng nhất.
Rồi lại sai người đến trình Giả mẫu. Giả mẫu cho gọi Lý Hoàn, Thám Xuân, Bảo Thoa đến xem qua lễ vật. Lý Hoàn xếp cả vào một bên, dặn người giữ kho:
- Chờ bà Hai về xem rồi mới được cất đi.
Giả mẫu liền nói:
- Nhà họ Chân không như nhà khác đâu. Đã thưởng phong bao hạng nhất cho bọn đàn ông rồi, sợ chốc nữa họ lại sai bọn đàn bà đến hỏi thăm đấy, phải sắp sẵn phần thưởng.
Chưa nói dứt lời, đã có người vào trình: "Bốn người đàn bà ở phủ Chân đến hỏi thăm". Giả mẫu sai người dẫn vào. Bốn người này trạc ngoài bốn mươi, ăn mặc chẳng khác bà chủ mấy. Chào hỏi xong, Giả mẫu sai lấy bốn cái ghế thấp cho họ ngồi. Bọn người tạ Ơn, chờ bọn Bảo Thoa ngồi rồi mới dám ngồi. Giả mẫu hỏi:
- Đến Kinh từ bao giờ?
Bốn người đứng dậy trình:
- Hôm qua vào Kinh, hôm nay bà tôi dẫn cô Ba vào cung "thỉnh an" 5, vì thế sai chúng tôi đến hầu cụ và hỏi thăm các cô.
- Mấy năm nay không thấy bà nhà vào Kinh, không ngờ bây giờ lại vào.
- Vâng, năm nay có chiếu chỉ gọi vào.
- Gia quyến vào cả à?
- Cụ bà, cậu cả, hai vị tiểu thư cùng các vị lệnh bà đều không ai vào, chỉ có một mình bà tôi dẫn cô Ba vào thôi.
- Cô ấy đã có người hỏi chưa?
- Chưa có.
- Cô Cả và cô Hai nhà các chị rất thân với nhà ta.
- Vâng. Hàng năm các cô viết thư về, nói vẫn nhờ quý phủ chăm sóc.
- Có gì là "chăm sóc"? Vừa là bạn thân, lại là họ hàng, tất phải như thế chứ. Cô Hai nhà các chị cũng tốt, tính nết nhũn nhặn, vì thế chúng ta mới đi lại thân mật luôn.
- Đó là cụ nói nhũn đấy.
- Cậu Cả các người cũng ở với cụ nhà à?
- Vâng ạ.
- Năm nay cậu ấy bao nhiêu tuổi rồi? Đã đi học chưa?
- Năm nay cậu ấy mười ba tuổi. Người vốn xinh xắn, nên cụ chúng tôi rất thương, từ bé tính bướng bỉnh, ngày nào cũng trốn học, ông bà chúng tôi không tiện quở mắng lắm.
- Cũng không phải như thằng cháu ta ở đây chứ? Cậu ấy tên là gì?
- Cụ chúng tôi quý cậu ấy như ngọc, lại người trắng trẻo, nên đặt tên là Bảo Ngọc.
Giả mẫu ngoảnh vào Lý Hoàn, cười nói:
- Thế ra cũng gọi là Bảo Ngọc?
Bọn Lý Hoàn vội khép nép cười:
- Từ xưa đến nay, hoặc đồng thời hay khác đời, có rất nhiều người trùng tên.
Bốn người cười nói:
- Khi đặt tên cậu ấy, chúng tôi trên dưới ai cũng ngờ ngợ, hình như có một nhà bạn thân nào cũng có người đặt tên như thế, chỉ vì đã mười năm nay không vào kinh, nên không nhớ rõ được.
Giả mẫu cười nói:
- Cháu ta đấy. Ai vào đây ta bảo.
Bọn đàn bà và a hoàn vâng lời đến gần mấy bước. Giả mẫu cười nói:
- Vào trong vườn gọi cậu Bảo Ngọc nhà ra đây, để cho bốn bà xem cậu Bảo này có bằng cậu Bảo nhà họ không.
Bọn bà già đi, một lúc đưa Bảo Ngọc đến. Bốn người trông thấy, đứng dậy cười nói:
- Làm cho chúng tôi giật nảy mình lên! Nếu chúng tôi không vào trong phủ này mà lại gặp ở chỗ khác, thì cho ngay là cậu Bảo nhà chúng tôi cũng theo vào Kinh đấy!
Họ đến kéo tay Bảo Ngọc, hỏi vắn hỏi dài. Bảo Ngọc cũng cười hỏi thăm họ. Giả mẫu cười nói:
- So với cậu nhà các người thế nào?
Lý Hoàn cười nói:
- Cứ theo như bốn bà này vừa mới nói, thì chắc hình dáng hai cậu giống nhau.
Giả mẫu cười nói:
- Đâu lại có việc khéo thế? Những trẻ con các nhà đại gia mới đẻ ra đã xinh đẹp, trừ những người trên mặt có tàn tật xấu lắm không kể, còn thì trông cũng xinh xắn cả, việc ấy cũng không có gì là lạ.
Bốn người cười nói:
- Giờ xem ra hình dáng hai cậu giống nhau, và theo cụ vừa nói, thì tính khí bướng bỉnh cũng giống nhau. Nhưng theo chúng tôi thì cậu đây tốt nết hơn cậu nhà chúng tôi đấy.
Giả mẫu cười nói:
- Thế nào?
- Vừa rồi chúng tôi kéo tay cậu ấy nói chuyện cũng đủ biết. Chứ cậu bên nhà chúng tôi thì đã cho chúng tôi sỗ sàng rồi. Đừng nói là kéo tay, ngay từ đồ dùng, chúng tôi động đến một tý là cậu ấy đã không bằng lòng. Những người cậu ấy sai bảo lại đều là bọn con gái cả.
Bốn người ấy chưa nói dứt lời, chị em Lý Hoàn đã không nhịn được, đều cười ầm lên. Giả mẫu cũng cười nói:
- Bây giờ chúng ta sai người đến thăm cậu Bảo nhà các người, nếu họ kéo tay cậu ấy, tất nhiên cậu ấy cũng phải cố nhịn. Chả cứ trẻ con nhà này hay bên ấy, dù chúng có bướng bỉnh ương gàn thế nào chăng nữa, khi gặp người lạ đến cũng phải giữ lễ phép đúng đắn. Dù đã không biết giữ lễ phép, cũng không khi nào để cho nó gàn bướng mãi được. Người lớn nuông chiều nó, cũng chỉ vì một là thấy nó có vẻ dễ coi, hai là nó biết giữ lễ phép hơn người lớn, ai trông thấy cũng phải yêu phải thương, nên mới chợp mắt bỏ qua, nuông chiều nó một chút. Nếu cứ một mực bất chấp kẻ quen người lạ, làm xấu mặt cả người lớn, thì dù xinh đến đâu cũng đáng đánh chết.
Bốn người đều cười nói:
- Cụ dạy phải lắm. Tuy cậu Bảo nhà chúng tôi tính nết ương gàn thật, nhưng khi có khách, cũng biết giữ lễ phép hơn cả người lớn, vì thế ai trông thấy cũng yêu, cứ bảo rằng: làm sao lại còn đánh cậu ấy? Có biết đâu khi ở nhà, cậu ấy coi trời bằng vung, cả gan dám nói những câu, dám làm những việc mà người lớn không hề dám nói, dám làm. Vì thế ông bà chúng tội giận lắm, nhưng cũng không biết làm thế nào. Trẻ con thì hay chơi bời lêu lổng, sợ phải đi học, những nết xấu ấy còn có thể sửa chữa được. Tệ nhất là cái tính ương gàn bướng bỉnh có ngay từ lúc mới lọt lòng, thì chịu làm sao cho được.
Chợt có người vào trình: "Bà Hai đã về". Vương phu nhân vào hỏi thăm Giả mẫu, bốn người đứng chào, nói qua loa mấy câu chuyện. Giả mẫu bảo đi về nghỉ. Vương phu nhân dâng nước mời Giả mẫu rồi đi ra. Bốn người cũng cáo từ, đến chỗ Vương phu nhân nói chuyện việc nhà một lúc, rồi họ ra về.
Giả mẫu vui mừng, gặp ai cũng khoe: có một Bảo Ngọc nữa, hình dáng tính nết cũng như cháu tạ Mọi người đều nghĩ các nhà thế hoạn đại gia giống tên nhau cũng nhiều, bà nuông chiều cháu giai cũng là việc thường, chẳng có gì đáng lạ, nên cũng không để ý đến. Duy có Bảo Ngọc tính nết ngây thớ vẩn, cho là bốn người này nói thế để làm vui lòng Giả mẫu đấy thôi. Sau về trong vườn thăm bệnh Tương Vân. Tương Vân liền bảo:
- Thôi anh tha hồ mà đùa mà nghịch. Trước thì "một sợi không thành dây, một cây không thành rừng", nay đã có bạn rồi. Cứ nghịch tràn đi, có bị đánh dữ thì lần đến với cái anh ở Nam Kinh kia.
Bảo Ngọc nói:
- Chuyện hoang đường mà cô cũng tin? Lại còn có Bảo Ngọc khác nữa à?
- Thế thì tại sao đời Liệt quốc có Lạn Tương Như, mà đời nhà Hán cũng có Tư Mã Tương Như.
- Cái ấy đã đành đi rồi, còn như hình dáng giống nhau như hệt thì làm gì có?
- Thế tại sao người nước Khuông trông thấy ông Khổng Tử lại cho là Dương Hóa? 6
- Khổng Tử và Dương Hóa mặt giống nhưng tên khác; Lạn và Tư Mã tên giống nhưng mặt lại khác. Riêng tôi và hắn không lẽ lại giống cả mặt lẫn tên?
Tương Vân không biết trả lời thế nào, liền cười nói:
- Anh chỉ cãi bướng, tôi không nói với anh nữa. Có cũng mặc, không cũng mặc, chẳng việc gì đến tôi.
Nói xong Tương Vân đi nằm.
Bảo Ngọc đâm ra ngờ ngợ: "Nếu bảo là không thì hình như cũng có, nếu bảo có thì mắt mình lại chưa trông thấy".
Trong bụng bứt rứt, về buồng nằm ngẫm nghĩ mãi, đâm ra ngủ mê, thấy mình đi vào trong một vườn hoa, Bảo Ngọc lấy làm lạ nói:
- Trừ vườn Đại Quan của chúng ta ra, còn có cái vườn nào đây?
Đương lúc ngờ ngợ, thấy có mấy đứa gái bé đi đến, đều là a hoàn cả. Bảo Ngọc lại lấy làm lạ nói:
- Trừ Uyên Ương, Tập Nhân, Bình Nhi ra, còn đám nào đây?
Bọn a hoàn đó cười nói:
- Sao cậu Bảo Ngọc lại đến đây?
Bảo Ngọc cho là nói mình, chạy lại cười nói:
- Ngẫu nhiên tôi đi chơi đến đây, không biết là vườn hoa của vị thế giao 7 nào. Nhờ các chị đưa tôi đi xem.
- Thì ra không phải là cậu Bảo nhà chúng mình! Trông hắn cũng sạch sẽ ăn nói lại lém lỉnh đấy.
- Thế ra trong nhà đây cũng lại có cậu Bảo Ngọc à?
- Cụ và bà nhà chúng tao đặt tên hai chữ "bảo ngọc" cho cậu chúng tao, cốt để giữ gìn cho cậu ấy được sống lâu và tránh hết tai nạn. Cậu ấy cũng thích cho chúng tao gọi tên. Mày là thằng bé con ở đâu đến đây, cũng dám gọi bậy! Giờ hồn không chúng tao đánh cho nát xác ra!
Lại một a hoàn khác cười nói:
- Thôi chúng ta về đi, đừng để cậu Bảo Ngọc trông thấy.
Lại nói:
- Nói chuyện với thằng bé con thối này làm chúng mình cũng thối lây!
Bảo Ngọc buồn rầu nói:
- Xưa nay chưa từng bị ai đối xử tệ bạc với mình, sao bọn này lại như thế? Không lẽ lại có một người như ta à?
Vừa nghĩ vừa tiện bước đi đến một ngôi nhà, Bảo Ngọc lấy làm lạ nói:
- Trừ viện Di Hồng ra, lại còn có một cái nhà như thế này à?
Rồi lên thềm, vào hẳn phía trong, thấy trên giường có một người nằm, bên cạnh có mấy đứa con gái đương thêu thùa, cười đùa với nhau. Người trẻ tuổi nằm ở trên giường thở dài một tiếng, một a hoàn cười hỏi:
- Cậu Bảo, sao không ngủ mà lại thở dài thế? Chắc là vì cô em đương yếu, cậu mới buồn bực vớ vẩn chứ gì?
Bảo Ngọc nghe nói, giật mình thấy người trẻ tuổi trên giường nói:
- Ta thấy cụ nói, trong kinh cũng có một anh Bảo Ngọc tính nết cũng giống ta, ta vẫn không tin. Nhưng vừa rồi ta nằm mê đi vào một cái vườn hoa to ở trong kinh, bỗng gặp mấy chị đều cho ta là thằng ranh con bẩn thỉu, không thèm nhìn đến. Ta tìm mãi mới đến được cái buồng của anh ấy, thấy anh ấy đương nằm ngủ, nhưng chỉ có cái xác thôi, còn hồn thì đi đâu rồi ấy.
Bảo Ngọc nói:
- Tôi vì đi tìm Bảo Ngọc mới đến đây, thế ra anh là Bảo Ngọc à?
Người nằm trên giường vội chạy xuống kéo tay, cười nói:
- Thế ra anh cũng là Bảo Ngọc? Phải chăng là giấc chiêm bao?
- Sao lại là chiêm bao? Thực lắm đấy chứ!
Hai bên chưa nói dứt lời, có người đến bảo:
- Ông gọi cậu Bảo đấy.
Hai người đều sợ cuống lên. Một Bảo Ngọc chạy đi, một Bảo Ngọc vội gọi giật lại: "Bảo Ngọc, mau về đây!" "Bảo Ngọc, mau về đây!"
Tập Nhân ngồi bên cạnh thấy Bảo Ngọc nằm mê, gọi tên mình, liền đánh thức dậy, cười hỏi:
- Bảo Ngọc ở đâu?
Bảo Ngọc đã tỉnh, nhưng tinh thần hãy còn bàng hoàng, liền trỏ ra ngoài cửa nói:
- Hắn vừa mới đi kia kìa.
- Thôi, cậu nằm mê rồi. Cậu thử dụi mắt nhìn kỹ xem, đó là bóng cậu ở trong cái gương đấy.
Bảo Ngọc nhìn lên, thì ra cái gương lớn sừng sững đứng trước mặt. Không nhịn được, Bảo Ngọc bật cười. Một a hoàn đã đem sẵn nước và ống nhổ đến cho Bảo Ngọc súc miệng.
Xạ Nguyệt nói:
- Không trách được, cụ thường bảo: nhà có trẻ con không nên treo nhiều gương, vì người còn bé chưa cứng vía, soi gương nhiều, khi ngủ tất sợ hãi nói mệ Bây giờ lại đem kê giường ngủ ở trước cái gương lớn, lúc nhớ buông cái màn che xuống còn khá, sau này trời càng nóng, càng mệt, thì còn nghĩ gì đến buông màn gương nữa? Vừa rồi cũng là vì quên buông màn gương xuống. Khi nằm trước gương chơi đùa với bóng rồi ngủ đi, thành ra hay mê mẩn nói nhảm; nếu không thì sao mình lại gọi tên mình? Chi bằng ngày mai dời giường đi chỗ khác thì hơn.
Bỗng Vương phu nhân sai người đến gọi Bảo Ngọc.
1 Tức là Chu Hy, tên chữ là Trọng Hối, Hối Ông, Khảo Đình hay Chu Văn Công, là một nhà lý học đời Tống. Đời sau thường gọi là Khảo Đình học phái. Bất tự khí là không nên bỏ phí vật gì
2 Hình như tác giả bịa ra để cười cho vui, chứ không có người như thế.
3 Chữ trong sách Luận ngữ.
4 Tiền mừng tuổi, hoặc thưởng, ngoài gói bằng giấy đỏ.
5 Trong thời phong kiến, việc đến hỏi thăm vua chúa, hoàng hậu, hoặc quý tộc bậc cao, đều gọi là "thỉnh an".
6 Trong sách Luận ngữ khi ông Khổng tử đến nước Khuông, người nước Khuông tưởng là Dương Hóa, liền đến vây lại.
7 Bạn thân với nhau, đời này đến đời khác.
Bảo Thoa khôn ngoan, ra ơn nhỏ giữ gìn thể thống
Bình Nhi hầu Phượng Thư ăn cơm súc miệng rửa tay xong mới đến đằng Thám Xuân, thấy ngoài sân im lặng chỉ có mấy bà già và a hoàn đứng bên cửa sổ chực hầu, đang bàn việc nhà, việc ngày tết đến uống rượu ở vườn nhà Lại Đại. Thấy Bình Nhi đến, Thám Xuân bảo ngồi xuống ghế thấp và nói:
- Có chuyện gì đâu. Nhân nghĩ đến việc chúng ta tiêu mỗi tháng hai lạng bạc, bọn a hoàn cũng đã có tiền lương tháng, thế mà hôm trước lại có người trình mỗi tháng chi hai lạng bạc cho mỗi người về tiền phấn sáp nữa. Số tiền này chẳng khác tám lạng bạc tiền học vậy, cứ chồng chất mãi lên. Việc này tuy nhỏ nhưng số tiền có chừng, xem ra chi tiêu như thế là không đúng, tại sao mợ chị không nghĩ đến việc ấy?
Bình Nhi cười nói:
- Việc ấy cũng có duyên cớ. Những thứ các cô dùng đã có lệ định sẵn, mỗi tháng các nơi phải mua đủ, bảo bọn đàn bà đưa đến cho chúng tôi giữ, chẳng qua chúng tôi chỉ sắp cho các cô dùng thôi. Chứ không phải hàng ngày nhận tiền rồi sai người đi muạ Vì thế mãi biện bên ngoài lĩnh tiền cả, rồi hàng tháng sai người theo các phòng giao cho chúng tôi. Số tiền hai lạng hàng tháng của các cô, không phải để mua những thứ ấy đâu, mà cốt để phòng khi các bà các mợ trông nom việc nhà đi vắng, hoặc bận việc, mà các cô dùng ngay đến tiền, thì đỡ phải sai người đi lấy. Làm như thế cốt để cho các cô khỏi phiền đấy thôi. Đủ biết số tiền này không phải để mua những thứ đó. Nhưng nay tôi để ý xem ra thì phần nhiều chị em ở các nhà đều lấy tiền đi mua các thứ. Tôi ngờ rằng, không phải bọn mãi biện ăn bớt hoặc để chậm ngày giờ, thì cũng chuốc lấy của xấu, nhuế nhóa cho xong chuyện.
Thám Xuân và Lý Hoàn đều cười nói:
- Chị cũng để ý thấy rõ việc ấy à? Việc ăn bớt chưa chắc có, chỉ là để chậm thì giờ thôi. Khi nào giục gấp, họ đem ở đâu về đều là những thứ có tên thôi, thực ra chẳng dùng gì được. Rồi vẫn phải lấy hai lạng bạc, sai con em các bà vú đi mua thứ khác về dùng. Người trong phủ đi bao giờ cũng vẫn mua phải hàng xấu, không biết họ làm ăn ra sao? Cứ cửa hàng bên ngoài bỏ đi là họ vác về cho chúng ta dùng.
Bình Nhi cười nói:
- Bọn mãi biện đi mua là cứ thế mãi. Người khác có mua được hàng tốt, thì họ lại không chịu, cứ bảo là người ta xấu bụng muốn tranh chức mãi biện của mình. Vì vậy ai nấy thà chịu lỗi với các mợ các cô, chứ không dám làm mất lòng họ. Chỉ khi nào các cô sai vú già đi mua, họ mới không dám lời ra tiếng vào.
Thám Xuân nói:
- Vì thế trong bụng tôi vẫn áy náy. Phải tiêu phí hai lần tiền mà đồ dùng vẫn vất đi một nửa, chi bằng bỏ cái khoản đưa bọn mãi biện mua ấy đi. Đó là việc thứ nhất. Việc thứ hai, năm ngoái chị cũng đi dự tiệc nhà Lại Đại đấy, chị xem vườn nhà ấy so với vườn nhà ta như thế nào?
- Không bằng một nửa vườn nhà, cây cối hoa quả cũng ít.
- Nhân lúc ta nói chuyện với lũ con gái nhà ấy, họ nói vườn ấy trừ số hoa để cài và măng rau, tôm cá để nhà ăn ra, còn cho người thầu. Một năm cũng thừa được hai trăm lạng. Từ hôm đó ta mới biết từ cái lá sen rách, cái rễ cỏ khô cũng đều đáng tiền cả.
Bảo Thoa cười nói:
- Thực là chuyện của con nhà phú quý! Các cô tuy là tiểu thư nghìn vàng, xưa nay không biết đến việc ấy, nhưng đã là người đọc sách biết chữ, lại không đọc đến thiên "bất tự khí" 1 của ông Chu Tử hay sao?
Thám Xuân cười nói:
- Đã đọc rồi, nhưng chẳng qua là lời nói phù phiếm, khuyên người ta phải cố gắng chứ có gì là thực tế?
Bảo Thoa nói:
- Ông Chu Tử mà là người phù phiếm à? Câu nói nào cũng sát thực tế đó. Cô mới nhận việc có mấy hôm mà lòng đã mê muội về lợi, cho ông Chu Tử là người phù phiếm. Nếu cô đi ra ngoài, thấy nhiều việc lợi hại lớn hơn nữa, có lẽ đến cả ông Khổng Tử cô cũng cho là người phù phiếm hết!
Thám Xuân cười nói:
- Chị là người thông thái như thế lại chưa xem sách Cơ Tử 2 à? Sách có nói: "Bước vào vòng lợi lộc, ở vào địa vị bàn mưu tính kế, thì quên hẳn lời Nghiêu, Thuấn, trái hẳn đạo Khổng, Mạnh".
- Dưới còn câu gì nữa?
- Đây tôi chỉ cắt câu văn để lấy ý thôi. Nếu đọc xuống câu dưới thì chăng hóa ra lại tự mắng tôi à?
- Trên đời cái gì mà không dùng được, đã dùng được phải đáng tiền chứ. Khen cho cô là người thông minh, ngay những việc to tát, sờ sờ ra đấy, vẫn chưa từng trải.
Lý Hoàn cười nói:
- Bảo người ta đến, chẳng nói gì việc chính, lại mang học vấn ra cãi vã nhau.
Bảo Thoa nói:
- Trong học vấn tức là việc chính đấy. Nếu không nói đến học vấn thành ra sa vào hạng tục mất.
Ba người nói đùa một lúc rồi mới bàn đến việc chính.
Thám Xuân nói tiếp:
- Vườn của chúng ta rộng gấp đôi vườn nhà Lại Đại, cứ tính gấp đôi thôi, một năm cũng có thể được lợi bốn trăm bạc. Bây giờ cho người thầu, bủn xỉn quá, nhà chúng ta không đáng làm như vậy; nhưng không giao hẳn cho vài người trông nom, thì thững thứ đáng tiền bị hủy hoại đi, sẽ bỏ phí của trời. Chi bằng chọn mấy bà già thực thà ở trong vườn, biết việc trồng trái, cho họ đứng lên trông coi. Không bắt họ nộp tô nộp thuế, chỉ mỗi năm biếu xén ít nhiều gì đó. Làm như thế, một là trong vườn có người chuyên trách, sửa sang cây cối, mỗi năm một tốt hơn lên, không phải chờ đến lúc có việc mới cuống cuồng vội vã; hai là hoa màu không đến nỗi bị hủy hoại phí của; ba là bọn bà già được nhờ đấy mà kiếm ít tiền, cũng bỏ cái công vất vả trông nom vườn tược hàng năm; bốn là bớt được những món tiền thuê người sửa hoa, sửa núi, quét dọn. Đem chỗ thừa bù vào chỗ thiếu, như thế cũng được đấy.
Bảo Thoa đương đứng xem bức tranh trên vách, nghe vậy, gật đầu cười nói:
- Hay thật! Như thế thì "trong ba năm chẳng còn ai đói khát nữa." 3
Lý Hoàn nói:
- Nghĩ hay đấy! Nếu làm được thế, chắc chắn bà cũng vui lòng. Sự bớt tiêu là việc nhỏ, nhưng trong vườn có người chuyên trách, quét dọn, lại được món tiền, tức là lấy quyền sai khiến, lấy lợi thúc giục, thì ai mà chẳng hết lòng làm việc.
Bình Nhi nói:
- Việc này chỉ cô là có thể nói được thôi. Mợ tôi tuy cũng muốn đấy, nhưng chưa chắc đã chịu ngỏ lời. Hiện giờ các cô đương ở cả trong vườn, đã không bày thêm được trò chơi để giúp vui lại còn sai người đến trông nom sửa sang, mong đỡ tốn tiền, nhất định mợ tôi không tiện nói ra.
Bảo Thoa chạy lại sờ vào mặt Bình Nhi, cười nói:
- Chị há mồm ra cho tôi xem lưỡi răng chị thế nào? Từ sáng đến giờ, cứ mỗi việc chị nói một giọng, không nịnh hót cô Ba, cũng không nói là mợ chị vụng tính. Hễ cô Ba nói một câu, chị lại có một câu đỡ ngaỵ Cứ việc gì cô Ba nghĩ được, là mợ chị cũng đã nghĩ đến rồi, nhưng chỉ vì có một nhẽ riêng không thể làm được thôi. Bây giờ lại nói là các cô ở trong vườn, không tiện vì sự bớt tiêu mà sai người đến trông nom. Chị em thử nghĩ câu nói ấy xem, nếu thực cho người ta trông nom để lấy tiền, thì ngay một cành hoa, một thứ quả, người ta cũng không cho động chạm đến. Về phần các cô, chắc cũng không ai dám nói gì, nhưng với các cô bé, sợ hàng ngày không khỏi sinh chuyện eo sèo với nhau. Chị ấy biết lo gần lo xa, không chống lại người ta, cũng không tự hạ mình, dù mợ chị ấy không tốt với chúng ta, nay nghe thấy tất nhiên phải xấu hổ mà ăn ở cho tốt, không bằng lòng cũng phải bằng lòng.
Thám Xuân cười nói:
- Sáng hôm nay tôi đang bực mình, nghe chị ấy đến, tôi nghĩ ngay đến chủ chị ấy ngày thường trông nom việc nhà để bọn người hầu lộng hành quen thân, nên lại càng bực thêm. Ngờ đâu chị ấy vào đến nơi, len lét như chuột sợ mèo đứng hầu hàng giờ, thực là đáng thương, rồi lại nói những câu như thế. Chủ chị ấy đối với tôi đã tử tế, chị ấy lại còn nói "không phụ tình nghĩa xưa nay cô đối với mợ tôi!" Nghe câu nói ấy, tôi không những hết giận mà lại còn xấu hổ và đau lòng nữa. Tôi nghĩ kỹ: mình là con gái, đương bực không có người đoái thương, thì còn có gì hay mà đối xử tử tế với người ta nữa?
Nói đến đây, Thám Xuân nước mắt chảy ròng ròng.
Lý Hoàn thấy Thám Xuân nói thiết tha như thế, lại nghĩ đến dì Triệu ngày thường sỉ vả cô ta, và ngay ở trước mặt Vương phu nhân cũng vì dì Triệu mà cô ta phải lụy lây, nên chảy nước mắt, liền khuyên:
- Nhân hôm nay vắng vẻ, chúng ta cùng bàn vài việc, làm thế nào thêm lợi bớt hại, để khỏi phụ lòng ủy thác của bà. Cô nhắc đến những việc không cần thiết ra làm gì.
Bình Nhi nói:
- Tôi đã hiểu rồi. Cô xem ai giỏi thì giao cho người ta đến trông nom là được.
Thám Xuân nói:
- Tuy thế, nhưng cũng phải về trình mợ chị trước đã. Ở đây chúng ta tìm tòi những món lợi nhỏ là không đúng, nhưng vì mợ chị là người hiểu việc nên mới làm như thế; nếu là một người hồ đồ hay ngờ vực ghen ghét, thì tôi không làm đâu, sẽ mang tiếng là tranh khôn, lẽ nào lại không bàn trước với mợ chị.
Bình Nhi cười nói:
- Đã thế để tôi về nói với mợ tôi.
Đi một lúc, Bình Nhi trở lại, cười nói:
- Tôi đã bảo là đi chỉ tốn công thôi. Việc hay như thế lẽ nào mợ tôi lại không bằng lòng!
Thám Xuân nghe nói, liền cùng Lý Hoàn sai người đem danh sách các bà già trong vườn đến xem. Hai người tính xong, chấm được mấy người. Rồi gọi họ đến, Lý Hoàn nói qua cho họ nghe. Ai nấy đều vui mừng. Có người nói:
- Cái rặng tre ấy cứ giao cho tôi sửa sang, một năm trừ măng ở trong nhà ăn rồi, còn có thể nộp thêm một số tiền nữa.
Người khác lại nói:
- Cái thửa đất trồng lúa kia xin giao cho tôi, hàng năm thóc gạo nuôi chim không phải lấy tiền ở trong phủ, tôi còn có thể nộp thêm một số tiền nữa.
Thám Xuân đang muốn nói, thì có người vào trình:
- Thầy thuốc đã vào vườn thăm cho cô Sử.
Bọn bà già ra đón, Bình Nhi liền nói:
- Chỉ miệng các bà thôi, thì một trăm người cũng không được trang trọng, sao không gọi vài người coi việc đi đón?
Người trình việc nói:
- Có bà Ngô và bà Đan đang chờ đón ở ngoài cửa Tụ Cẩm về phía tây nam rồi.
Bình Nhi thấy thế mới thôi.
Các bà đi rồi. Thám Xuân hỏi: "Việc ấy thế nào?" Bảo Thoa cười nói:
- Người nào trước trót lọt sau tất trễ nải, người khéo nói tất là hám lợi.
Thám Xuân gật đầu khen phải, liền trỏ mấy người ở trong danh sách cho Lý Hoàn, Bảo Thoa và Bình Nhi xem. Bình Nhi vội mang giấy bút đến. Ba người nói:
- Già Chúc là người đứng đắn, vả chăng chồng con bà ấy đời đời đều trông nom việc sửa sang rặng trẹ Bây giờ nên giao cả việc này cho bà ấy. Già Điền vốn là nhà làm ruộng, bao nhiêu lúa má rau cỏ ở Đạo Hương thôn, tuy để làm cảnh chơi, không cần phải bày biện nhiều lắm, nhưng nếu có bà ấy theo thời tiết chăm bón cẩn thận, thì chẳng hơn hay sao?
Thám Xuân lại cười nói:
- Tiếc rằng Hành Vu Uyển và viện Di Hồng, đất đai rộng thế mà chẳng có thứ gì đáng tiền!
Lý Hoàn cười nói:
- Hành Vu Uyển lại càng quan trọng hơn! Hiện giờ những hoa thơm cỏ thơm bán ở hiệu hàng hương, ở các chợ và các đền miếu, chẳng phải đều là những thứ ở trong đây hay sao? Tính ra, ở đấy lại càng thu được nhiều lợi hơn! Trong viện Di Hồng, không kể các thứ, chỉ riêng hoa hồng, hai mùa xuân hạ cũng có tới bao nhiêu bông! Lại còn các thứ hoa tường vi, nguyệt quý, bảo tường, kim ngân, đằng hoa ở chung quanh hàng rào, hái về phơi khô rồi bán cho hiệu chè, hiệu thuốc cũng được khá nhiều tiền đấy.
Thám Xuân cười, rồi gật đầu nói:
- Mẹ chị Oanh Nhi hầu cô Bảo biết hái đấy. Dạo trước bà ấy hái ít hoa về phơi khô, tết thành lẵng hoa, bầu rượu đem cho tôi chơi. Cô đã quên rồi à?
Bảo Thoa cười nói:
- Tôi vừa mới khen chị, giờ chị lại trêu chọc tôi.
Ba người đều lấy làm lạ hỏi:
- Thế là thế nào?
Bảo Thoa nói:
- Không thể làm thế được. Bên nhà các chị còn bao nhiêu là người thạo việc, lại nhàn rỗi chẳng làm lụng gì cả. Bây giờ tôi mà đưa người đến, tất nhiên họ sẽ coi thường. Tôi đã nghĩ hộ cho các chị một người. Bên viện Di Hồng có già Diệp là mẹ Dính Yên, bà ấy thực thà lắm, lại chơi thân với mẹ Oanh Nhi bên nhà tôi. Chi bằng giao việc này cho già Diệp, có điều gì bà ấy không biết, thì không cần chúng ta phải nhắc, bà ấy cứ đến bàn bạc với mẹ Oanh Nhi là được rồi. Nếu già Diệp không làm, mà giao cho người khác, thì đó là tùy tình riêng của họ, người ngoài có ai muốn nói nhảm gì cũng không thể oán chúng ta được. Làm như thế các chị được tiếng công bằng, lại thêm chạy việc.
Lý Hoàn và Bình Nhi đều nói: "Phải đấy".
Thám Xuân cười nói:
- Dù thế, nhưng cũng còn sợ họ thấy lợi quên mất cả lẽ phải.
Bình Nhi cười nói:
- Không việc gì đâu. Hôm nọ Oanh Nhi còn nhận già Diệp làm mẹ nuôi, mời ăn mời uống, hai nhà đối đãi với nhau rất tử tế.
Thám Xuân nghe nói thế mới thôi. Họ lại bàn định với nhau chọn thêm mấy người nữa, đều là những người đã được chú ý từ trước, rồi lấy bút khuyên tên.
Một lúc sau, bà già vào trình "thầy thuốc đã về rồi" và đưa đơn thuốc lên. Ba người xem xong, sai người đưa ra ngoài lấy thuốc sắc cho Tương Vân uống. Thám Xuân, Lý Hoàn bảo cho mọi người biết:
- Người nào coi giữ chỗ nào, cứ theo mùa nào thức ấy trừ số trong nhà để dùng không kể, còn thì cho bán lấy lợi, cuối năm sẽ tính sổ.
Thám Xuân cười nói:
- Tôi lại nghĩ ra một việc: nếu cuối năm tính sổ, tất phải nộp tiền ở phòng thu chi, lại thêm một người giữ. Món tiền đã lọt vào tay họ, sẽ lại bị bớt xén một lần nữa. Bây giờ tôi nghĩ ra việc này, giao cho các bà, không qua tay bọn quản gia. Dù họ tức đấy nhưng cũng không dám nói. Đến cuối năm, các bà phải nạp tiền cho họ, chờ gì họ chẳng giở lối mè nheo? Vả chăng trong một năm bất cứ việc vì, chủ được một phần, họ cũng vớ nửa phần, đó là lệ cũ xưa nay ai cũng biết cả, ấy là chưa kể đến chỗ ăn vụng ăn trộm. Bây giờ việc trong vườn này là do chúng ta đặt ra, chứ không phải qua tay họ, thì hàng năm cứ nộp tiền vào nhà trong mới phải.
Bảo Thoa cười nói:
- Cứ ý tôi, nhà trong cũng không cần phải thu tiền, vì thu người này nhiều, người kia ít, lại thêm bận ra. Chi bằng hỏi họ xem ai nhận phần nào thì phải đứng ra gánh lấy một việc gì đó, chẳng qua cũng chỉ là những việc của các người ở trong vườn cần dùng thôi. Tôi tính hộ các chị em phải tiêu những món gì. Quanh quẩn cũng chỉ có mấy món như phấn, sáp, hương, giấy. Mỗi cô có mấy người hầu đều có lệ định sẵn; ngoài ra thì chổi quét, thúng hót rác, phất trần và đồ ăn của chim, hươu, thỏ trong các nhà. Những thứ này họ phải nhận hết, không phải ra lĩnh tiền ở phòng thu chi nữa. Chị thử tính xem, như thế đỡ được bao nhiêu?
Bình Nhi cười nói:
- Tuy mấy việc nhỏ mọn ấy, nhưng tính cả năm cũng đỡ được hơn bốn trăm lạng bạc đấy.
Bảo Thoa cười:
- Còn phải nói nữa! Một năm bốn trăm lạng, hai năm tám trăm lạng, cũng có thể thừa mua mấy gian nhà cho thuê, hay mấy mẫu ruộng xấu đấy, nhưng họ khó nhọc cả năm cũng nên cho họ kiếm ít lời để tiêu riêng việc nhà chứ! Chúng ta cốt để thêm món lợi, bớt tiêu phí, nhưng cũng không nên làm quá, bớt được vài trăm lạng bạc mà mất thể thống thì cũng không đúng. Vì thế làm việc này, phòng thu chi bên ngoài một năm đỡ phải tiêu tốn, năm trăm lạng bạc, cũng đỡ phần chật vật, mà những người ở bên trong và các bà già trước đây không có việc làm cũng sẽ kiếm được tý chút. Cây cối trong vườn mỗi năm cũng được tốt tươi thêm lên. Các chị cũng có các thức mà dùng, như thế không đến nỗi mất thể thống. Nếu chỉ vì bớt tiêu thôi, thì kiếm đâu mà chẳng ra tiền? Hễ có được món lợi gì cũng nộp vào của công cả, có lẽ cả trong lẫn ngoài, họ sẽ oán trách ầm lên, như thế chẳng mất thể thống của nhà các chị hay sao? Vả lại trong vườn này có mấy chục bà già, mà chỉ cho mấy người này, tất nhiên người khác sẽ oán trách là không công bằng. Như tôi nói lúc nãy, họ phải nộp có mấy thứ thôi, kể cũng rộng rãi đấy. Hằng năm trừ những thứ ấy ra, mỗi người thừa thiếu mặc, đều phải bỏ ra mấy quan tiền, rồi góp cả lại, đem chia đều cho các bà già ở trong vườn. Những người này tuy không trông nom việc ấy thật, nhưng ngày đêm họ đều phải hầu hạ Ở trong vườn, phải đóng cửa, mở cửa, thức khuya dậy sớm, khi mưa khi tuyết, các cô đi đâu họ phải khiêng kiệu, chèo thuyền, kéo xe đi tuyết, bao nhiêu việc khó nhọc, họ đều phải cáng đáng cả. Quanh năm họ chịu vất vả, nay trong vườn có món lợi, thì cũng phải cho họ được nhờ tý chút. Lại còn một chuyện rất nhỏ cũng cần nói toạc ra: các bà này chỉ biết vơ phần nhiều về mình, không chịu chia cho ai. Dù ngoài mặt chẳng ai dám nói ra, nhưng trong bụng họ sẽ không phục. Họ sẽ mượn việc công để làm việc tư, ngắt ít quả bẻ ít hoa, chắc các bà kia cũng chẳng kêu vào đâu được. Nay họ cũng được hưởng lợi một ít, thì chỗ nào các bà kia không trông nom xuể, sẽ có họ trông nom hộ.
Các bà già nghe thấy bàn định như thế, đã không bị phòng thu chi cai quản, lại không phải tính sổ với Phượng Thư, một năm chỉ phải bỏ ra mấy quan tiền thôi, họ đều vui vẻ nói:
- Chúng tôi bằng lòng! Như thế còn hơn là bị họ giày vò mà vẫn phải bỏ tiền ra nộp!
Những người không được trông nom vườn, thấy nói hàng năm không phải làm cũng được hưởng ít tiền, đều vui vẻ nói:
- Các bà kia làm lụng vất cả, đáng được món tiền để tiêu pha, chứ chúng tôi có làm gì đâu mà lại ngồi không hưởng lợi!
Bảo Thoa cười nói:
- Các bà không nên từ chối, đây là phần của các bà đáng hưởng. Chỉ cần các bà ngày đêm chịu khó đừng lười, đừng để mặc cho người ta uống rượu đánh bạc, thế là được rồi. Tôi cũng không muốn nhận trông nom việc này đâu, nhưng chắc các bà cũng đã biết, dì tôi phó thác tôi năm, bảy lần, và bảo: bây giờ mợ Cả thì bận, các cô hãy còn bé, nhờ tôi trông nom giúp. Tôi không nghe lời lại làm dì tôi bận lòng. Mẹ tôi hay ốm luôn, việc nhà lại bận, tôi vốn là người sốt sắng hão, ngay hàng xóm láng giềng có việc cần tôi cũng đến giúp đỡ huống chi là dì tôi ủy thác! Ai oán trách tôi cũng chẳng cần. Nếu chỉ cốt lấy tiếng khen, để họ rượu chè cờ bạc, sinh chuyện lôi thôi, thì tôi còn mặt mũi nào trông thấy dì tôi nữa? Khi đó ngay các bà cũng mất thể diện, có ăn năn cũng muộn. Các cô ở trong ấy, cái vườn hoa rộng ấy, đều nhờ các bà trông nom cả, vì tôi coi các bà là người hầu hạ đã ba, bốn đời, xưa nay vẫn giữ được khuôn phép, thì mọi người nên đồng lòng cùng nhau giữ lấy thể thống. Nếu các bà lại dung túng người khác, để mặc họ uống rượu đánh bạc, dì tôi nghe thấy, mắng bảo các bà còn khá, chứ đến tai mấy người quản gia, họ không cần trình dì tôi, cứ mắng thẳng các bà, chẳng hóa ra già không trót, vẫn bị bọn trẻ lên mặt dạy đời. Họ là quản gia, có quyền trông nom các bà thực, nhưng nếu mình giữ thể diện thì họ khinh rẻ sao được? Vì thế tôi nghĩ hộ các bà cách kiếm lời thêm, cũng muốn cho mọi người hết lòng cẩn thận trông nom cái vườn được chu tất, để những người coi việc, thấy cách sắp đặt cẩn thận chu đáo, họ không phải bận lòng đến, trong bụng lại chẳng kính phục hay sao! Như thế mới không phụ lòng tôi tính toán những việc có lợi cho các bà. Các bà nên nghĩ kỹ những lời tôi nói.
Mọi người đều vui vẻ thưa:
- Cô nói phải lắm. Từ nay các mợ các cô cứ yên tâm. Các mợ các cô có lòng thương đến chúng tôi như thế, nếu chúng tôi không thể tất lòng trên, thì trời đất cũng không dung.
Chợt vợ Lâm Chí Hiếu đến trình:
- Gia quyến bên phủ Chân ở Giang Nam đến kinh đô, vào cung triều hạ, hiện sai người mang lễ đến thăm.
Nói xong liền đưa tờ giấp kê đồ lễ lên. Thám Xuân cầm lấy xem: mười hai tấm đoạn thêu, mười hai tấm đoạn các thứ, mười hai tấm the các màu, mười hai tấm lụa, tất cả đều là đồ vua dùng. Hai mươi bốn tấm the đoạn, lụa các màu trong cung dùng.
Xem xong, Lý Hoàn và Thám Xuân nói:
- Thưởng cho họ phong bao 4 hạng nhất.
Rồi lại sai người đến trình Giả mẫu. Giả mẫu cho gọi Lý Hoàn, Thám Xuân, Bảo Thoa đến xem qua lễ vật. Lý Hoàn xếp cả vào một bên, dặn người giữ kho:
- Chờ bà Hai về xem rồi mới được cất đi.
Giả mẫu liền nói:
- Nhà họ Chân không như nhà khác đâu. Đã thưởng phong bao hạng nhất cho bọn đàn ông rồi, sợ chốc nữa họ lại sai bọn đàn bà đến hỏi thăm đấy, phải sắp sẵn phần thưởng.
Chưa nói dứt lời, đã có người vào trình: "Bốn người đàn bà ở phủ Chân đến hỏi thăm". Giả mẫu sai người dẫn vào. Bốn người này trạc ngoài bốn mươi, ăn mặc chẳng khác bà chủ mấy. Chào hỏi xong, Giả mẫu sai lấy bốn cái ghế thấp cho họ ngồi. Bọn người tạ Ơn, chờ bọn Bảo Thoa ngồi rồi mới dám ngồi. Giả mẫu hỏi:
- Đến Kinh từ bao giờ?
Bốn người đứng dậy trình:
- Hôm qua vào Kinh, hôm nay bà tôi dẫn cô Ba vào cung "thỉnh an" 5, vì thế sai chúng tôi đến hầu cụ và hỏi thăm các cô.
- Mấy năm nay không thấy bà nhà vào Kinh, không ngờ bây giờ lại vào.
- Vâng, năm nay có chiếu chỉ gọi vào.
- Gia quyến vào cả à?
- Cụ bà, cậu cả, hai vị tiểu thư cùng các vị lệnh bà đều không ai vào, chỉ có một mình bà tôi dẫn cô Ba vào thôi.
- Cô ấy đã có người hỏi chưa?
- Chưa có.
- Cô Cả và cô Hai nhà các chị rất thân với nhà ta.
- Vâng. Hàng năm các cô viết thư về, nói vẫn nhờ quý phủ chăm sóc.
- Có gì là "chăm sóc"? Vừa là bạn thân, lại là họ hàng, tất phải như thế chứ. Cô Hai nhà các chị cũng tốt, tính nết nhũn nhặn, vì thế chúng ta mới đi lại thân mật luôn.
- Đó là cụ nói nhũn đấy.
- Cậu Cả các người cũng ở với cụ nhà à?
- Vâng ạ.
- Năm nay cậu ấy bao nhiêu tuổi rồi? Đã đi học chưa?
- Năm nay cậu ấy mười ba tuổi. Người vốn xinh xắn, nên cụ chúng tôi rất thương, từ bé tính bướng bỉnh, ngày nào cũng trốn học, ông bà chúng tôi không tiện quở mắng lắm.
- Cũng không phải như thằng cháu ta ở đây chứ? Cậu ấy tên là gì?
- Cụ chúng tôi quý cậu ấy như ngọc, lại người trắng trẻo, nên đặt tên là Bảo Ngọc.
Giả mẫu ngoảnh vào Lý Hoàn, cười nói:
- Thế ra cũng gọi là Bảo Ngọc?
Bọn Lý Hoàn vội khép nép cười:
- Từ xưa đến nay, hoặc đồng thời hay khác đời, có rất nhiều người trùng tên.
Bốn người cười nói:
- Khi đặt tên cậu ấy, chúng tôi trên dưới ai cũng ngờ ngợ, hình như có một nhà bạn thân nào cũng có người đặt tên như thế, chỉ vì đã mười năm nay không vào kinh, nên không nhớ rõ được.
Giả mẫu cười nói:
- Cháu ta đấy. Ai vào đây ta bảo.
Bọn đàn bà và a hoàn vâng lời đến gần mấy bước. Giả mẫu cười nói:
- Vào trong vườn gọi cậu Bảo Ngọc nhà ra đây, để cho bốn bà xem cậu Bảo này có bằng cậu Bảo nhà họ không.
Bọn bà già đi, một lúc đưa Bảo Ngọc đến. Bốn người trông thấy, đứng dậy cười nói:
- Làm cho chúng tôi giật nảy mình lên! Nếu chúng tôi không vào trong phủ này mà lại gặp ở chỗ khác, thì cho ngay là cậu Bảo nhà chúng tôi cũng theo vào Kinh đấy!
Họ đến kéo tay Bảo Ngọc, hỏi vắn hỏi dài. Bảo Ngọc cũng cười hỏi thăm họ. Giả mẫu cười nói:
- So với cậu nhà các người thế nào?
Lý Hoàn cười nói:
- Cứ theo như bốn bà này vừa mới nói, thì chắc hình dáng hai cậu giống nhau.
Giả mẫu cười nói:
- Đâu lại có việc khéo thế? Những trẻ con các nhà đại gia mới đẻ ra đã xinh đẹp, trừ những người trên mặt có tàn tật xấu lắm không kể, còn thì trông cũng xinh xắn cả, việc ấy cũng không có gì là lạ.
Bốn người cười nói:
- Giờ xem ra hình dáng hai cậu giống nhau, và theo cụ vừa nói, thì tính khí bướng bỉnh cũng giống nhau. Nhưng theo chúng tôi thì cậu đây tốt nết hơn cậu nhà chúng tôi đấy.
Giả mẫu cười nói:
- Thế nào?
- Vừa rồi chúng tôi kéo tay cậu ấy nói chuyện cũng đủ biết. Chứ cậu bên nhà chúng tôi thì đã cho chúng tôi sỗ sàng rồi. Đừng nói là kéo tay, ngay từ đồ dùng, chúng tôi động đến một tý là cậu ấy đã không bằng lòng. Những người cậu ấy sai bảo lại đều là bọn con gái cả.
Bốn người ấy chưa nói dứt lời, chị em Lý Hoàn đã không nhịn được, đều cười ầm lên. Giả mẫu cũng cười nói:
- Bây giờ chúng ta sai người đến thăm cậu Bảo nhà các người, nếu họ kéo tay cậu ấy, tất nhiên cậu ấy cũng phải cố nhịn. Chả cứ trẻ con nhà này hay bên ấy, dù chúng có bướng bỉnh ương gàn thế nào chăng nữa, khi gặp người lạ đến cũng phải giữ lễ phép đúng đắn. Dù đã không biết giữ lễ phép, cũng không khi nào để cho nó gàn bướng mãi được. Người lớn nuông chiều nó, cũng chỉ vì một là thấy nó có vẻ dễ coi, hai là nó biết giữ lễ phép hơn người lớn, ai trông thấy cũng phải yêu phải thương, nên mới chợp mắt bỏ qua, nuông chiều nó một chút. Nếu cứ một mực bất chấp kẻ quen người lạ, làm xấu mặt cả người lớn, thì dù xinh đến đâu cũng đáng đánh chết.
Bốn người đều cười nói:
- Cụ dạy phải lắm. Tuy cậu Bảo nhà chúng tôi tính nết ương gàn thật, nhưng khi có khách, cũng biết giữ lễ phép hơn cả người lớn, vì thế ai trông thấy cũng yêu, cứ bảo rằng: làm sao lại còn đánh cậu ấy? Có biết đâu khi ở nhà, cậu ấy coi trời bằng vung, cả gan dám nói những câu, dám làm những việc mà người lớn không hề dám nói, dám làm. Vì thế ông bà chúng tội giận lắm, nhưng cũng không biết làm thế nào. Trẻ con thì hay chơi bời lêu lổng, sợ phải đi học, những nết xấu ấy còn có thể sửa chữa được. Tệ nhất là cái tính ương gàn bướng bỉnh có ngay từ lúc mới lọt lòng, thì chịu làm sao cho được.
Chợt có người vào trình: "Bà Hai đã về". Vương phu nhân vào hỏi thăm Giả mẫu, bốn người đứng chào, nói qua loa mấy câu chuyện. Giả mẫu bảo đi về nghỉ. Vương phu nhân dâng nước mời Giả mẫu rồi đi ra. Bốn người cũng cáo từ, đến chỗ Vương phu nhân nói chuyện việc nhà một lúc, rồi họ ra về.
Giả mẫu vui mừng, gặp ai cũng khoe: có một Bảo Ngọc nữa, hình dáng tính nết cũng như cháu tạ Mọi người đều nghĩ các nhà thế hoạn đại gia giống tên nhau cũng nhiều, bà nuông chiều cháu giai cũng là việc thường, chẳng có gì đáng lạ, nên cũng không để ý đến. Duy có Bảo Ngọc tính nết ngây thớ vẩn, cho là bốn người này nói thế để làm vui lòng Giả mẫu đấy thôi. Sau về trong vườn thăm bệnh Tương Vân. Tương Vân liền bảo:
- Thôi anh tha hồ mà đùa mà nghịch. Trước thì "một sợi không thành dây, một cây không thành rừng", nay đã có bạn rồi. Cứ nghịch tràn đi, có bị đánh dữ thì lần đến với cái anh ở Nam Kinh kia.
Bảo Ngọc nói:
- Chuyện hoang đường mà cô cũng tin? Lại còn có Bảo Ngọc khác nữa à?
- Thế thì tại sao đời Liệt quốc có Lạn Tương Như, mà đời nhà Hán cũng có Tư Mã Tương Như.
- Cái ấy đã đành đi rồi, còn như hình dáng giống nhau như hệt thì làm gì có?
- Thế tại sao người nước Khuông trông thấy ông Khổng Tử lại cho là Dương Hóa? 6
- Khổng Tử và Dương Hóa mặt giống nhưng tên khác; Lạn và Tư Mã tên giống nhưng mặt lại khác. Riêng tôi và hắn không lẽ lại giống cả mặt lẫn tên?
Tương Vân không biết trả lời thế nào, liền cười nói:
- Anh chỉ cãi bướng, tôi không nói với anh nữa. Có cũng mặc, không cũng mặc, chẳng việc gì đến tôi.
Nói xong Tương Vân đi nằm.
Bảo Ngọc đâm ra ngờ ngợ: "Nếu bảo là không thì hình như cũng có, nếu bảo có thì mắt mình lại chưa trông thấy".
Trong bụng bứt rứt, về buồng nằm ngẫm nghĩ mãi, đâm ra ngủ mê, thấy mình đi vào trong một vườn hoa, Bảo Ngọc lấy làm lạ nói:
- Trừ vườn Đại Quan của chúng ta ra, còn có cái vườn nào đây?
Đương lúc ngờ ngợ, thấy có mấy đứa gái bé đi đến, đều là a hoàn cả. Bảo Ngọc lại lấy làm lạ nói:
- Trừ Uyên Ương, Tập Nhân, Bình Nhi ra, còn đám nào đây?
Bọn a hoàn đó cười nói:
- Sao cậu Bảo Ngọc lại đến đây?
Bảo Ngọc cho là nói mình, chạy lại cười nói:
- Ngẫu nhiên tôi đi chơi đến đây, không biết là vườn hoa của vị thế giao 7 nào. Nhờ các chị đưa tôi đi xem.
- Thì ra không phải là cậu Bảo nhà chúng mình! Trông hắn cũng sạch sẽ ăn nói lại lém lỉnh đấy.
- Thế ra trong nhà đây cũng lại có cậu Bảo Ngọc à?
- Cụ và bà nhà chúng tao đặt tên hai chữ "bảo ngọc" cho cậu chúng tao, cốt để giữ gìn cho cậu ấy được sống lâu và tránh hết tai nạn. Cậu ấy cũng thích cho chúng tao gọi tên. Mày là thằng bé con ở đâu đến đây, cũng dám gọi bậy! Giờ hồn không chúng tao đánh cho nát xác ra!
Lại một a hoàn khác cười nói:
- Thôi chúng ta về đi, đừng để cậu Bảo Ngọc trông thấy.
Lại nói:
- Nói chuyện với thằng bé con thối này làm chúng mình cũng thối lây!
Bảo Ngọc buồn rầu nói:
- Xưa nay chưa từng bị ai đối xử tệ bạc với mình, sao bọn này lại như thế? Không lẽ lại có một người như ta à?
Vừa nghĩ vừa tiện bước đi đến một ngôi nhà, Bảo Ngọc lấy làm lạ nói:
- Trừ viện Di Hồng ra, lại còn có một cái nhà như thế này à?
Rồi lên thềm, vào hẳn phía trong, thấy trên giường có một người nằm, bên cạnh có mấy đứa con gái đương thêu thùa, cười đùa với nhau. Người trẻ tuổi nằm ở trên giường thở dài một tiếng, một a hoàn cười hỏi:
- Cậu Bảo, sao không ngủ mà lại thở dài thế? Chắc là vì cô em đương yếu, cậu mới buồn bực vớ vẩn chứ gì?
Bảo Ngọc nghe nói, giật mình thấy người trẻ tuổi trên giường nói:
- Ta thấy cụ nói, trong kinh cũng có một anh Bảo Ngọc tính nết cũng giống ta, ta vẫn không tin. Nhưng vừa rồi ta nằm mê đi vào một cái vườn hoa to ở trong kinh, bỗng gặp mấy chị đều cho ta là thằng ranh con bẩn thỉu, không thèm nhìn đến. Ta tìm mãi mới đến được cái buồng của anh ấy, thấy anh ấy đương nằm ngủ, nhưng chỉ có cái xác thôi, còn hồn thì đi đâu rồi ấy.
Bảo Ngọc nói:
- Tôi vì đi tìm Bảo Ngọc mới đến đây, thế ra anh là Bảo Ngọc à?
Người nằm trên giường vội chạy xuống kéo tay, cười nói:
- Thế ra anh cũng là Bảo Ngọc? Phải chăng là giấc chiêm bao?
- Sao lại là chiêm bao? Thực lắm đấy chứ!
Hai bên chưa nói dứt lời, có người đến bảo:
- Ông gọi cậu Bảo đấy.
Hai người đều sợ cuống lên. Một Bảo Ngọc chạy đi, một Bảo Ngọc vội gọi giật lại: "Bảo Ngọc, mau về đây!" "Bảo Ngọc, mau về đây!"
Tập Nhân ngồi bên cạnh thấy Bảo Ngọc nằm mê, gọi tên mình, liền đánh thức dậy, cười hỏi:
- Bảo Ngọc ở đâu?
Bảo Ngọc đã tỉnh, nhưng tinh thần hãy còn bàng hoàng, liền trỏ ra ngoài cửa nói:
- Hắn vừa mới đi kia kìa.
- Thôi, cậu nằm mê rồi. Cậu thử dụi mắt nhìn kỹ xem, đó là bóng cậu ở trong cái gương đấy.
Bảo Ngọc nhìn lên, thì ra cái gương lớn sừng sững đứng trước mặt. Không nhịn được, Bảo Ngọc bật cười. Một a hoàn đã đem sẵn nước và ống nhổ đến cho Bảo Ngọc súc miệng.
Xạ Nguyệt nói:
- Không trách được, cụ thường bảo: nhà có trẻ con không nên treo nhiều gương, vì người còn bé chưa cứng vía, soi gương nhiều, khi ngủ tất sợ hãi nói mệ Bây giờ lại đem kê giường ngủ ở trước cái gương lớn, lúc nhớ buông cái màn che xuống còn khá, sau này trời càng nóng, càng mệt, thì còn nghĩ gì đến buông màn gương nữa? Vừa rồi cũng là vì quên buông màn gương xuống. Khi nằm trước gương chơi đùa với bóng rồi ngủ đi, thành ra hay mê mẩn nói nhảm; nếu không thì sao mình lại gọi tên mình? Chi bằng ngày mai dời giường đi chỗ khác thì hơn.
Bỗng Vương phu nhân sai người đến gọi Bảo Ngọc.
1 Tức là Chu Hy, tên chữ là Trọng Hối, Hối Ông, Khảo Đình hay Chu Văn Công, là một nhà lý học đời Tống. Đời sau thường gọi là Khảo Đình học phái. Bất tự khí là không nên bỏ phí vật gì
2 Hình như tác giả bịa ra để cười cho vui, chứ không có người như thế.
3 Chữ trong sách Luận ngữ.
4 Tiền mừng tuổi, hoặc thưởng, ngoài gói bằng giấy đỏ.
5 Trong thời phong kiến, việc đến hỏi thăm vua chúa, hoàng hậu, hoặc quý tộc bậc cao, đều gọi là "thỉnh an".
6 Trong sách Luận ngữ khi ông Khổng tử đến nước Khuông, người nước Khuông tưởng là Dương Hóa, liền đến vây lại.
7 Bạn thân với nhau, đời này đến đời khác.
Tác giả :
Tào Tuyết Cần