Hồng Lâu Mộng
Chương 52: Bình Nhi cố tình giấu việc mất vòng ngọc
Bình Nhi cố tình giấu việc mất vòng ngọc
Tình Văn đương ốm, vùng dậy vá áo cừu
Mọi người ra về, riêng có chị em Bảo Thoa ở lại ăn cơm với Giả mẫu. Bảo Ngọc chợt nhớ đến Tình Văn, liền về vườn trước. Vừa đến nhà, thấy mùi thuốc thơm sực, không có một người nào, chỉ trơ Tình Văn nằm ở trên giường, mặt đỏ bừng, người nóng giật. Bảo Ngọc đến lò sưởi hơ tay rồi thò vào chăn sờ trên người Tình Văn thấy nóng như lửa, liền nói:
- Người khác bỏ đi cũng được, chứ Xạ Nguyệt, Thu Văn sao lại vô tình bỏ cả đi thế?
Tình Văn nói:
- Thu Văn thì tôi bảo đi ăn cơm, còn Xạ Nguyệt thì chị Bình vừa đến tìm đi. Hai người thậm thụt, không biết nói gì. Chắc họ nói chuyện tôi ốm, không chịu dời ra khỏi nhà này chứ gì.
Bảo Ngọc nói:
- Chị Bình không phải là người như thế đâu. Vả chăng chị ta không biết chị Ốm, chắc tìm Xạ Nguyệt để nói chuyện gì đấy, ngẫu nhiên thấy chị Ốm, liền thuận miệng nói là đến thăm chị, đó cũng là câu chuyện mà người ta hay xử khéo đấy thôi. Chị không chịu dời khỏi nhà này có can gì đến chị ấy. Các chị xưa nay vẫn tử tế với nhau, quyết không nên vì chút việc không đâu để mất tình thân.
Tình Văn nói:
- Cậu nói phải đấy, nhưng chỉ ngờ tại sao tự nhiên chị ta lại giấu tôi?
- Để tôi ra phía cửa sau, đứng dưới cửa sổ nghe xem họ nói những gì, sẽ về bảo chị.
Nói xong, Bảo Ngọc đi ra cửa sau, đứng nấp dưới cửa sổ nghe, thấy Xạ Nguyệt khẽ hỏi:
- Làm sao mà chị lại tìm được?
Bình Nhi nói:
- Hôm ấy, khi rửa tay không thấy, mợ Hai không cho nói ra. Khi ra khỏi vườn, liền truyền ngay cho bọn bà già ở các nơi phải hết lòng dò xét. Chúng tôi chỉ ngờ cho a hoàn của cô Hình, vì nó vốn nghèo, từ bé không trông thấy cái vòng ấy bao giờ, nên nghĩ có nhẽ nó lấy, không ngờ lại là người ở bên nhà các chị. Hôm ấy già Tống bên này cầm cái vòng đến, bảo là con hầu nhỏ Trụy Nhi ăn cắp, già ấy trông thấy, định đến trình với mợ Hai, may mợ ấy không có nhà. Tôi vội cầm lấy vòng, nghĩ cậu Bảo lúc nào cũng để ý đến các chị, muốn cho hơn người. Năm trước có con Lương ăn trộm ngọc, việc này đã bẵng đi hai năm, những lúc rỗi vẫn có người nhắc đến cho hả dạ. Bây giờ lại xảy ra một con ăn trộm vòng vàng, mà lại ăn trộm của người nhà. Cậu ấy thì thế, mà người nhà lại làm cái việc "vả vào miệng mình". Vì thế tôi phải dặn dò già Tống, nhất thiết không được nói cho cậu Bảo biết, cũng không nên nói với người khác nữa, cứ im đi như không, nếu cụ và bà Hai biết, người sẽ nổi giận. Hơn nữa, chị Tập Nhân và các chị cũng đâm ngượng mặt. Cho nên tôi chỉ trình mợ Hai rằng: Khi sang bên mợ Cả về, không ngờ cái vòng tuột ra, rơi xuống bãi cỏ, tuyết phủ lên không tìm thấy. Nay tuyết tan, nắng chiếu xuống, màu vàng đỏ ối, thì nó vẫn còn đấy, tôi lại tìm được. Mợ Hai cũng tin thế, nên tôi đến bảo các chị: từ nay trở đi phải để ý không nên sai nó đi đâu. Đợi chị Tập Nhân về, các chị bàn với nhau tìm cách đuổi nó đi là xong.
Xạ Nguyệt nói:
- Con ranh ấy đã trông thấy những của ấy rồi, làm sao còn híp mắt lại!
- Cái vòng ấy có nặng bao nhiêu đâu! Nguyên là của mợ Hai, gọi là vòng râu tôm, chỉ có hạt châu nặng thôi. Con ranh Tình Văn tính nóng như lửa, nếu nó biết sẽ không nhịn được đâu. Nó cáu lên sẽ lại đánh mắng làm to chuyện. Vì thế tôi chỉ bảo riêng chị phải để ý đấy thôi.
Nói xong Bình Nhi ra về.
Bảo Ngọc nghe nói, vừa mừng, vừa giận, vừa than thở: mừng vì Bình Nhi biết thể tất bụng mình; giận vì con Trụy Nhi ăn cắp; than thở vì con Trụy Nhi người lanh lẹn như thế lại làm những việc xấu xạ Bảo Ngọc về buồng kể hết những lời của Bình Nhi cho Tình Văn nghe, rồi nói:
- Chị Bình bảo chị nóng tính, lại đang ốm, nghe thấy sợ Ốm thêm, vì vậy chờ chị khỏi sẽ nói.
Tình Văn giận quá, mày ngài dựng ngược, mắt phượng tròn xoe, muốn gọi ngay con Trụy Nhi đến, Bảo Ngọc khuyên:
- Bây giờ lại làm ầm lên thì chẳng hóa ra phụ lòng chị Bình đối với tôi và chị hay sao? Chi bằng hãy nhận lấy tấm lòng tốt của chị ấy, rồi sau tìm cách đuổi nó đi là xong.
- Mặc dầu cậu nói thế, nhưng tôi tức quá, nhịn sao được?
- Việc ấy có gì đáng tức? Chị cứ nên tĩnh dưỡng đi.
Tình Văn uống nước thuốc thứ hai, đến đêm tuy ra được ít mồ hôi, nhưng chưa thấy bớt, người vẫn nóng hực, nhức đầu, ngạt mũi, nặng tiếng. Hôm sau thầy thuốc họ Vương lại đến xem mạch, gia giảm một vài vị. Nóng tuy đỡ nhưng đầu vẫn nhức. Bảo Ngọc liền bảo Xạ Nguyệt lấy thuốc xông mũi đến cho Tình Văn ngửi, nếu hắt hơi được mấy cái thì nhẹ ngaỵ Xạ Nguyệt đi lấy cái hộp pha lê nhỏ giát vàng đưa cho Bảo Ngọc. Bảo Ngọc mở ra, thấy hình một cô gái bé tóc vàng, mình trần, hai bên nách lại có cánh, trong đó đựng thuốc tây hạng tốt nhất. Tình Văn chỉ mải nhìn hình cô gái, Bảo Ngọc nói:
- Ngửi đi, để hả hơi thì không tốt.
Tình Văn liền lấy móng tay khêu một tí để vào mũi chẳng thấy gì, lại khêu thêm một tí nữa, ngửi thấy một mùi cay gắt xông lên tận óc, hắt hơi năm sáu cái liền, nước mắt nước mũi chảy giàn giụa. Tình Văn cất hộp đi, cười nói:
- Cay lắm! Không chịu được! Cho tôi ít giấy.
A hoàn nhỏ đã mang sẵn tập giấy đến. Tình Văn lấy từng tờ ra hỉ mũi.
Bảo Ngọc cười hỏi Tình Văn:
- Thế nào?
- Dễ chịu hơn. Nhưng thái dương hãy còn nhức.
- Cứ chữa thuốc tây có lẽ khỏi đấy.
Nói xong Bảo Ngọc liền bảo Xạ Nguyệt:
- Chị đến đằng mợ Hai bảo là tôi nói: "Đằng ấy thường có thứ thuốc cao "Y phơ na" của ngoại quốc dùng để chữa nhức đầu cho tôi một ít."
Xạ Nguyệt vâng lời đi một lúc, cầm nửa miếng về. Rồi lấy một mảnh lụa hồng, cắt hai miếng tròn bằng đầu ngón tay, hơ cho thuốc cao chảy, lấy trâm dàn mỏng ra, Tình Văn soi gương rồi xoa lên hai bên thái dương. Xạ Nguyệt cười nói:
- Ốm như con ma bù đầu, bây giờ dán cái này lên, xem lại có vẻ xinh! Mợ Hai dán luôn trông quen mắt nên không khác mấy.
Xạ Nguyệt lại nói với Bảo Ngọc:
- Mợ Hai bảo: ngày mai là sinh nhật ông cậu, bà bảo cậu phải đi dự lễ. Vậy cậu định mặc quần áo gì, để tôi sắp sẵn; sớm mai khỏi phải bận.
- Tiện cái gì thì mặc cái ấy thôi. Quanh năm chỉ bận về sinh nhật, biết bao giờ cho xong.
Bảo Ngọc đứng dậy đi đến nhà Tích Xuân xem vẽ. Vừa đến ngoài cửa, thấy a hoàn của Bảo Cầm là Tiểu Loa ở đằng kia đi tới, Bảo Ngọc vội chạy đến hỏi:
- Chị đi đâu?
- Hai cô tôi đều ở cả bên nhà cô Lâm, giờ tôi cũng đi sang đó.
Bảo Ngọc nghe nói, cùng Tiểu Loa quay sang quán Tiêu Tương, gặp cả chị em Bảo Thoa và Tụ Yên đều ở đây. Bốn người đương ngồi xung quanh lò sưởi nói chuyện việc nhà việc cửa. Tử Quyên thì ngồi thêu ở trước cửa sổ noãn các. Trông thấy Bảo Ngọc, mọi người cười nói:
- Lại thêm một người nữa. Không có chỗ cho anh ngồi đâu.
Bảo Ngọc cười nói:
- Thật là một bức tranh đồng khuê tập diễm! 1 Rất tiếc tôi đến chậm quá! Nhưng dầu sao nhà này cũng ấm hơn các nhà khác, ngồi ở ghế cũng không thấy lạnh.
Nói xong liền ngồi vào chỗ Đại Ngọc thường ngồi, là chỗ ghế dựa có trải tấm đ chuột giọ Nhân thấy trong noãn các có một cái chậu bằng ngọc thạch, trong chậu trồng mấy cụm thủy tiên giống một giò, chỗ nhặt chỗ thưa, Bảo Ngọc khen nức nở:
- Hoa này đẹp nhỉ! Nhà này càng ấm, mùi hoa càng đượm! Tại sao hôm qua tôi không trông thấy?
Đại Ngọc cười nói:
- Đó là vợ Lại Đại, tổng quản nhà anh, cho cô Bảo Cầm, có hai chậu thủy tiên, hai chậu lạp mai. Cô ấy đem cho em một chậu thủy tiên, cho cô Thám một chậu lạp mai. Em vốn không muốn lấy, lại sợ phụ lòng cô ấy. Giờ anh thích, xin biếu lại anh, có được không?
- Ở nhà anh cũng có hai chậu, nhưng không đẹp bằng chậu này. Cô Bảo Cầm đã cho em, sao em lại cho người khác? Không thể thế được.
- Em ngày nào cũng không rời khỏi lò thuốc, đã quen mùi thuốc lắm rồi, lại còn ngạt thêm mùi hoa nữa thì chịu sao nổi, chỉ tổ ốm thêm thôi. Vả chăng nhà này sực những mùi thuốc làm hỏng mất mùi hoa đi. Anh mang về bên ấy để cho hoa được trong sạch, không bị mùi khác lẫn vào.
- Nhà anh hôm nay cũng có người ốm, đương sắc thuốc đấy. Em không biết à?
- Anh nói mới lạ chứ. Em vô tình nói câu ấy, chứ biết đâu được việc bên anh? Anh không đến sớm mà nghe truyện cổ tích, bây giờ lại ra vẻ nhớn nhơ nhớn nhác.
- Ngày mai chúng ta mở thi xã, lại có đầu bài rồi, cứ vịnh ngay thủy tiên và lạp mai là được.
- Thôi, thôi! Em không dám làm thơ nữa, làm lần nào cũng bị phạt, thực xấu hổ quá.
Nói xong liền giơ tay che mặt. Bảo Ngọc cười nói:
- Việc gì lại đem anh ra làm trò đùa? Chính anh còn chưa sợ xấu hổ mà em lại che mặt đi.
Bảo Thoa cười nói:
- Lần sau tôi sẽ mời họp thi xã, có bốn đầu bài thơ, và bốn đầu bài từ, ai nấy đều phải làm hết. Đầu bài thơ là Vịnh đồ thái cực, hạn vần nhất tiên, thơ ngũ ngôn, bao nhiêu chữ ở trong vần nhất tiên phải làm hết, không được bỏ sót một chữ nào.
Bảo Cầm cười nói:
- Nghe đã đủ biết chị không thích mời họp thi xã rồi, rõ ràng là chị tìm cách làm khó cho người ta thôi. Như vậy là gò ép chỉ lấy những câu ở trong kinh Dịch xoay đi xoay lại mà điền bừa vào, còn thú gì nữa! Khi tôi lên tám tuổi, theo cha tôi sang miền bể tây mua hàng. Ngờ đâu ở đó có một cô gái nước Chân Chân, mới mười lăm tuổi, nét mặt đẹp như một vị mỹ nhân ở bức tranh vẽ của phương tây, tóc vàng, tết hai đuôi sam, trên đầu cài đầy những mã não, san hô, ngọc mắt mèo và ngọc xanh, mình mặc áo giáp dệt kim tuyến, tay áo bầng gấm, đeo dao găm có bịt vàng khảm ngọc. Thực ra người vẽ trong bức tranh cũng không đẹp bằng! Có người nói cô ta thạo chữ Trung Quốc, giảng được nghĩa ngũ Kinh, biết làm thơ và điền từ. Vì thế, cha tôi nhờ một người thông ngôn, xin viết cho một bài thơ do cô ta làm.
Mọi người đều lấy làm lạ. Bảo Ngọc cười nói:
- Em ơi, mang ngay ra đây cho anh xem.
Bảo Cầm nói:
- Em còn để ở Nam Kinh, lấy thế nào được.
Bảo Ngọc nghe nói, rất lấy làm thất vọng, liền nói:
- Thực là vô phúc, tôi không được trông thấy của quí trên đời!
Đại Ngọc cười kéo Bảo Cầm, nói:
- Em đừng nói dối chúng tạ Chắc khi đến đây thế nào em cũng mang theo những thứ ấy đi, không khi nào lại để ở nhà. Ai thì tin, chứ chị không bao giờ tin đâu.
Bảo Cầm đỏ mặt lên, cúi đầu mỉm cười không nói gì. Bảo Thoa cười nói:
- Chỉ có cô Tần mới quen nói những câu như thế. Kể mày cũng tinh ranh quá lắm đấy!
Đại Ngọc cười nói:
- Em đã mang đến đây thì cho các chị xem với.
Bảo Thoa cười nói:
- Một đống hòm xiểng hãy còn bỏ lổng chổng ở đó. Chưa thu xếp xong, đã biết ở đâu mà tìm? Để ít lâu thu dọn xong, sẽ lấy ra cho mọi người xem.
Lại bảo Bảo Cầm:
- Nếu em còn nhớ, sao không đọc cho các chị nghe?
Bảo Cầm nói:
- Em nhớ bài thơ ấy là một bài ngũ ngôn. Con gái nước ngoài mà biết được như thế cũng là hiếm có đấy.
Bảo Thoa nói:
- Em đừng đọc vội, gọi cả chị Vân đến đây nghe một thể.
Liền bảo Tiểu Loa:
- Mày sang bên nhà, nói là có một mỹ nhân nước ngoài đến chơi, làm thơ giỏi lắm, mời cô "điên thơ" sang nghe, và dắt cả con "ngốc thơ" sang nữa.
Tiểu Loa cười rồi đi. Một lúc nghe thấy Tương Vân cười, hỏi:
- Mỹ nhân nước ngoài nào đến đấy?
Vừa nói, vừa cùng Hương Lăng đi vào. Mọi người cười nói:
- Chưa thấy mặt đã thấy tiếng rồi.
Bảo Cầm mời ngồi, rồi đem câu chuyện lúc nãy kể lại cho hai người nghe. Tương Vân cười nói: "Đọc mau lên".
Bảo Cầm đọc:
Lầu son đêm trước mơ màng,
Đêm nay thơ lại ngâm vang trong thuyền.
Bể khơi ngùn ngụt mây đen,
Quẩn quanh khí núi tỏa trên rừng dày.
Trăng kia xưa vẫn thế này,
Bể tình sao lại khi đầy khi vơi.
Hán Nam trải mấy xuân rồi,
Lòng này thắc thỏm dễ nguôi được nào. 2
Mọi người nghe xong, đều nói: "Khó được có người như thế! Giỏi hơn cả người Trung Quốc chúng ta!"
Nói chưa dứt lời, thì Xạ Nguyệt chạy đến thưa:
- Bà sai người đến bảo cậu Hai sáng mai phải sang bên ông cậu, nói là bà không được khoẻ, nên không sang được.
Bảo Ngọc vội đứng dậy "Xin vâng". Rồi hỏi Bảo Thoa, Bảo Cầm:
- Các cô có đi không?
Bảo Thoa nói:
- Chúng tôi không đi. Hôm qua đã cho mang đồ lễ sang rồi.
Mọi người nói chuyện một lúc rồi mới về.
Bảo Ngọc nhường chị em đi trước, còn mình ở lại sau. Đại Ngọc gọi Bảo Ngọc lại hỏi:
- Tập Nhân độ bao giờ thì về?
- Chắc phải chờ tống táng xong.
Đại Ngọc còn muốn nói nữa, nhưng không nói ra được, đứng ngẩn người một lúc, rồi nói:
- Thôi anh về đi.
Bảo Ngọc cũng cảm thấy trong bụng có nhiều điều muốn nói, nhưng không biết nói thế nào, nghĩ một lúc, cười nói:
- Thôi có chuyện gì ngày mai sẽ hay.
Bảo Ngọc xuống thềm, cúi đầu định đi, nhưng lại quay lại hỏi:
- Bây giờ đêm càng dài, một đêm em ho mấy lần? Tỉnh dậy mấy lần?
Đại Ngọc nói:
- Đêm qua đã đỡ rồi, chỉ ho có vài lần thôi, nhưng ngủ được có một trống canh tư, đã lại dậy rồi.
Bảo Ngọc cười nói:
- Anh có câu chuyện quan hệ muốn nói, bây giờ mới nhớ ra.
Vừa nói, Bảo Ngọc vừa ghé lại gần, khẽ bảo:
- Anh nghĩ đến việc chị Bảo Thoa cho em yến sào...
Chợt thấy dì Triệu đến thăm Đại Ngọc:
- Mấy hôm nay cô đã đỡ chưa?
Đại Ngọc biết ngay là dì Triệu ở bên Thám Xuân về, qua đó tiện đường rẽ vào hỏi lấy lệ, liền mời ngồi, rồi nói:
- Cám ơn dì nhớ đến cháu, trời lạnh thế mà cũng đến.
Rồi bảo pha nước và đưa mắt cho Bảo Ngọc. Bảo Ngọc hiểu ý liền đi ra.
Đến bữa cơm chiều, Vương phu nhân lại dặn Bảo Ngọc mai phải đi sớm. Bảo Ngọc về nhà, trông cho Tình Văn uống thuốc. Đêm hôm ấy, Bảo Ngọc vẫn để Tình Văn ngủ trong noãn các, tự mình đến ngủ phía ngoài Tình Văn. Bảo Ngọc lại sai mang lò sưởi ra phía trước noãn các. Xạ Nguyệt ngủ ngay ở cạnh lò sưởi.
Sớm hôm sau, trời chưa sáng, Tình Văn đã gọi Xạ Nguyệt "Dậy đi thôi ngủ mãi chưa chán à. Em ra bảo người sắp trà nước cho cậu Bảo, rồi chị đánh thức cậu ấy dậy thì vừa". Xạ Nguyệt vội mặc áo đứng dậy, nói:
- Chúng ta hãy gọi cậu ấy dậy thay quần áo, phải khênh lò sưởi đi, rồi hãy gọi bọn bà già vào; vì họ thường nói, không nên cho cậu ấy ngủ ở trong nhà này, sợ bị lây bệnh. Bây giờ thấy chúng ta ngủ cả một chỗ, chắc họ lại eo sèo.
Tình Văn nói:
- Chị cũng nghĩ thế.
Hai người vừa mới gọi, thì Bảo Ngọc đã tỉnh, vội đứng dậy mặc quần áo. Xạ Nguyệt sai bọn hầu nhỏ đến thu xếp đâu vào đấy mới sai bọn Thu Văn vào hầu. Bảo Ngọc rửa mặt chải đầu xong, Xạ Nguyệt nói:
- Trời u ám lắm, chỉ sợ có tuyết, cậu nên mặc thêm một cái áo da nữa.
Bảo Ngọc gật đầu, liền đi thay quần áo. A hoàn nhỏ để chén nước trà sen Phúc Kiến vào cái khay bưng lên, Bảo Ngọc uống hai ngụm. Xạ Nguyệt lại mang đến cái đĩa nhỏ đựng gừng chế, Bảo Ngọc nhấm một miếng, dặn dò Tình Văn, rồi sang bên Giả mẫu.
Giả mẫu chưa dậy, nhưng biết Bảo Ngọc đã đến, liền sai mở cửa gọi vào, Bảo Ngọc thấy Bảo Cầm nằm sau lưng Giả mẫu, quay mặt vào trong chưa dậy. Thấy Bảo Ngọc mặc cái áo chẽn bằng lụa dệt lông màu hồng thẫm, ngoài khoác áo da vượn màu đỏ kép đoạn, Giả mẫu hỏi:
- Có tuyết đấy à?
- Nặng trời lắm, nhưng chưa có tuyết.
Giả mẫu liền gọi Uyên Ương đến bảo:
- Mang cái áo lông công hôm nọ ra cho cậu mặc.
Uyên Ương vâng lời đem đến, Bảo Ngọc trông thấy cái áo màu vàng choáng lộn, màu xanh lấp lánh, không giống cái áo thêu đàn le của Bảo Cầm. Giả mẫu cười nói:
- Áo này gọi là tước kim nê, người nước Nga La Tư dệt bằng sợi lông công đấy. Hôm nọ cho em cháu cái áo lông vịt trời còn cái này thì để cho cháu.
Bảo Ngọc cúi đầu tạ Ơn, rồi mặc vào người. Giả mẫu cười nói:
- Sang cho mẹ cháu xem đã rồi hãy đi.
Bảo Ngọc vâng lời đi ra, thấy Uyên Ương đứng ở dưới sân dụi mắt. Từ hôm Uyên Ương thề không đi lấy chồng, đến nay vẫn không chịu nói chuyện gì với Bảo Ngọc. Bảo Ngọc ngày đêm áy náy, bây giờ lại thấy chị ta định tránh mình, liền chạy đến cười hỏi:
- Chị Ơi, xem tôi mặc cái áo này có đẹp không?
Uyên Ương hất tay, chạy vào nhà Giả mẫu. Bảo Ngọc đành sang cho Vương phu nhân xem, lại trở về trong vườn cho Tình Văn, Xạ Nguyệt xem, rồi mới đến trình Giả mẫu:
- Mẹ cháu đã xem rồi, bảo là quý lắm, dặn cháu phải mặc cẩn thận đừng làm hư hỏng.
Giả mẫu nói:
- Chỉ còn có cái này thôi, nếu cháu làm hư hỏng thì không còn cái nào khác nữa. Bây giờ muốn may riêng cho cháu một cái cũng không thể nào có được.
Nói xong, lại dặn dò: "không được uống nhiều rượu, phải nhớ về sớm".
Bảo Ngọc vâng liền mấy câu. Bà già vừa theo ra đến ngoài hiên, thì anh vú của Bảo Ngọc là Lý Quý, Vương Vinh, cùng Trương Nhược Cẩm, Triệu Diệu Hoa, Tiền Thăng và Chu Thụy đem theo bốn đứa hầu nhỏ nữa là Dính Yên, Bạn Hạc, Sừ Dược, Tảo Hồng đeo bọc áo, ôm nệm thắng một con ngựa trắng có yên chạm, dây cương tết hoa, cả bọn đã đứng chực ở ngoài từ lâu. Bà già lại dặn dò một hồi, sáu người đều vâng lời, rồi giữ yên và thả bàn đạp xuống. Bảo Ngọc thong thả lên ngựa, Lý Quý, Vương Vinh bịt hàm thiếc ngựa lại, Tiền Thăng, Chu Thụy đi trước dẫn đường, Trương Nhược Cẩm, Triệu Diệc Hoa thì đi sát hai bên. Bảo Ngọc ngồi trên ngựa cười nói:
- Anh Chu, anh Tiền, chúng ta đi sang cửa bên kia, đừng đi qua thư phòng của ông, khỏi phải xuống ngựa.
Chu Thụy nghiêng người cười nói:
- Ông lớn có ở thư phòng đâu, ngày nào cũng khóa cửa, cậu không phải xuống ngựa nữa.
Bảo Ngọc cười nói:
- Cửa khóa cũng phải xuống ngựa.
Tiền Thăng, Lý Qùy đều cười nói:
- Cậu nói phải đấy. Nếu mượn cớ, lười không chịu xuống, nhỡ ra ông Lại và ông Lâm trông thấy, tuy không nói năng gì, nhưng cũng khuyên bảo mấy câu. Có điều gì không phải lại đổ diệt cho chúng tôi, bảo chúng tôi không nhắc cậu giữ.
Bọn Chu Thụy, Tiền Thăng liền đi thẳng ra cửa bên cạnh. Họ đang nói chuyện, ngẩng mặt lên, thấy Lại Đại đi đến, Bảo Ngọc ghìm ngựa định xuống. Lại Đại vội đến ôm lấy chân. Bảo Ngọc đứng thẳng trên bàn đạp cười, kéo tay, nói mấy câu. Rồi lại thấy đứa hầu nhỏ dẫn hai, ba mươi người cầm chổi và thúng đi đến. Trông thấy Bảo Ngọc, họ đều buông tay đứng sát vào tường, chỉ đứa dẫn đầu trong bọn vái lạy, hỏi thăm. Bảo Ngọc không biết tên họ nó, cũng mỉm cười gật đầu. Khi ngựa đi qua rồi, nó mới dẫn cả bọn đi. Ra đến ngoài cửa bên cạnh, đã có mấy người hầu và phu ngựa của bọn Lý Qúy sắp sẵn mười con ngựa chực ở đấy rồi. Vừa ra khỏi cửa, bọn Lý Qúy lên ngựa đi trước, cả đoàn vùn vụt chạy theo.
Ở nhà, Tình Văn uống thuốc không thấy bớt, nóng ruột mắng thầy thuốc ầm lên: "Chỉ biết lừa người ta lấy tiền! Chứ không có thang nào hay cả". Xạ Nguyệt cười khuyên bảo:
- Chị nóng nảy quá. Tục ngữ nói: "Bệnh đến nhanh như núi đổ, bệnh khỏi chậm như kéo tơ". Có phải là thuốc tiên của Lão quân đâu mà khỏi ngay được? Chị cứ nên tĩnh dưỡng vài hôm tự khắc khỏi. Chị càng nóng càng thêm khó chữa.
Tình Văn lại mắng đám hầu nhỏ:
- Chuồn đi đâu cả rồi! Thấy ta ốm chúng bay bỏ đi hết. Mai kia khỏi, ta sẽ lột xác chúng bay ra!
A hoàn nhỏ là Định Nhi sợ quá vội vàng đến hỏi:
- Cô bảo gì?
- Chúng nó chết cả rồi, chỉ còn một mình mày hay sao?
Đương nói thì con Trụy Nhi cũng chạy đến. Tình Văn nói:
- Kìa đồ ranh con này! Không gọi nó chẳng thèm đến! Tao phát tiền lương đây! Chia hoa quả đây! Mày vào ngay đi! Đứng sát lại đây một tí. Tao có phải là hùm ăn thịt mày đâu mà sợ!
Trụy Nhi đành phải đứng sát lại. Nhân lúc bất ngờ, Tình Văn nhoài người ra, túm lấy tay nó, rồi cầm cái trâm dài ở cạnh gối đâm bừa vào tay nó và mắng:
- Để cái tay này làm gì? Không biết cầm cái kim sợi chỉ, chỉ biết ăn vụng thôi. Mắt ốc nhồi, chân choi choi, nói như vẹt, chả đâm cho nát ra thì để làm gì.
Trụy Nhi đau quá, kêu ầm lên. Xạ Nguyệt vội gỡ ra, và ấn Tmh Văn nằm xuống:
- Chị vừa ra được ít mồ hôi, lại muốn chết à. Khi nào khỏi, đánh nó bao nhiêu chẳng được? Làm gì mà phải ồn lên?
Tình Văn sai người gọi già Tống đến, nói:
- Cậu Bảo vừa mới bảo tôi, nói cho các bà biết, con Trụy lười lắm, cậu ấy sai gì nó cũng vênh mặt lên, không chịu làm, ngay chị Tập Nhân bảo gì, nó cũng lẩm bẩm chửi vụng. Hôm nay thế nào cũng phải đuổi nó đi, ngày mai cậu Bảo về sẽ trình bà sau.
Già Tống thấy thế, biết ngay là việc ăn cắp vòng bị lộ chuyện, liền cười nói:
- Tuy thế mặc lòng, cũng nên chờ cô Hoa về, nói cho biết đã, rồi hãy đuổi nó đi.
Tình Văn nói:
- Cậu Bảo dặn tôi, hôm nay thế nào cũng đuổi nó đi, việc gì phải chờ cô "hoa" với cô "nụ"? Chúng tôi đã có cách! Mau mau gọi người nhà nó mang nó về.
Xạ Nguyệt nói:
- Thế cũng được. Sớm muộn nó cũng phải về, cho về sớm ngày nào càng bớt chuyện ngày ấy.
Già Tống nghe thấy nói thế, đành phải đi gọi mẹ Trụy Nhi đến. Mẹ nó sắp xếp đồ đạc xong, đến hỏi Tình Văn:
- Sao các cô lại làm thế? Cháu nó có điều gì không phải, các cô dạy bảo, việc gì lại đuổi nó đỉ Cũng nên để thể diện cho tôi một tí chứ.
Tmh Văn nói:
- Thôi, chuyện này chờ Bảo Ngọc về hãy nói, không việc gì đến chúng tôi.
Người kia cười nhạt:
- Tôi đâu lại dám hỏi cậu ấy? Việc gì mà cậu ấy chẳng nghe các cổ Dù cậu ấy bằng lòng, mà các cô không bằng lòng, thì cũng chưa chắc đã ăn thua! Ví như vừa rồi vắng mặt cậu ấy cô cũng gọi thẳng ngay tên cậu ấy ra; các cô gọi thế được, chứ chúng tôi mà gọi thế, người ta lại cho là quân hỗn láo!
Tình Văn nghe nói, càng tức, mặt đỏ bừng lên, nói:
- Tôi gọi tên cậu ấy đấy. Chị đến mà mách cụ và bà Hai, bảo tôi hỗn, xin tống cổ tôi đi!
Xạ Nguyệt nói:
- Chị Ơi, chị cứ mang nó về, có điều gì hãy nói sau. Ở đây có phải là chỗ để chị giảng giải lễ phép đâu?
- Chị có thấy ai giảng giải lễ phép với chúng tôi không? Không cứ chị, ngay đến mợ Lại và mợ Lâm cũng phải nể chúng tôi ít nhiều. Còn việc gọi tên cái, là do cụ dặn chúng tôi từ khi cậu ấy còn bé đến giờ. Chắc các chị cũng biết: vì sợ khó nuôi, nên cụ cho viết tên cái cậu ấy dán ra khắp nơi để mọi người đều gọi, như thế mới dễ nuôi. Ngay đứa gánh nước, đứa hót phân, đứa ăn mày cũng đều gọi được cái tên cậu ấy, huống chi là chúng tôi? Hôm nọ mợ Lâm chỉ gọi một tiếng "cậu" thôi, cụ cũng mắng đấy. Đó là một việc. Hai nữa là, chúng tôi ở đây thường phải hầu chuyện cụ và bà Hai, nếu không gọi thẳng tên ra, chẳng nhẽ lại gọi là "cậu" à? Ngày nào không gọi mấy trăm lượt hai chữ "Bảo Ngọc"? Thế mà chị lại còn bới chuyện ấy ra! Ngày nào chị rỗi, đến chỗ cụ và bà Hai mà nghe chúng tôi gọi tên cái cậu ấy ra thì sẽ rõ. Vì chị không được hầu gần cụ và bà Hai, quanh năm chỉ đứng ở ngoài cửa thứ ba, chẳng trách không biết được khuôn phép của chúng tôi ở trong này! Đây không phải là chỗ chị đứng đâu! Nếu đứng một lúc nữa, chúng tôi không cần phải nói gì, cũng sẽ có người đến hỏi chị. Chị hãy mang nó về đi, muốn phân trần điều gì, cứ đến nói với mợ Lâm, nhờ mợ ấy nói với cậu Bảo. Trong nhà này hàng nghìn người, người nọ chạy đến, người kia chạy đến, chúng tôi nhận mặt, hỏi tên sao xiết!
Tình Văn nói xong, liền sai a hoàn nhỏ lấy vải lau nền nhà.
Người đàn bà kia nghe nói, không biết trả lời thế nào, cũng không dám đứng lâu, ức quá, mang Trụy Nhi về. Già Tống liền nói:
- Chả trách chị không biết khuôn phép gì là phải. Con gái chị Ở nhà này mấy lâu, lúc ra về, cũng nên cúi đầu chào các cô ấy. Các cô ấy không cần đồ lễ gì khác, chỉ cúi đầu chào là đủ rồi. Bảo đi là cắm cổ đi ngay?
Trụy Nhi nghe nói, đành phải quay lại cúi đầu chào Xạ Nguyệt và Tình Văn, rồi đi chào bọn Thu Vân, nhưng không ai thèm nhìn. Người đàn bà ấy hậm hực thở dài, không dám nói, đành nuốt giận ra về.
Tình Văn vừa bị nhiễm gió, vừa nổi giận, nên càng thấy người khó chịu. Vật vã mãi đến lúc lên đèn mới nằm yên. Bảo Ngọc vừa về đến cửa đã thở dài dậm chân. Xạ Nguyệt vội hỏi đầu đuôi, Bảo Ngọc nói:
- Hôm nay cụ vui, cho tôi cái áo khoác này, ngờ đâu không cẩn thận, để vạt sau cháy một miếng, may trời đã tối, cụ và bà không để ý đến.
Vừa nói vừa cởi áo ra, Xạ Nguyệt xem thì có một chỗ cháy bằng ngón tay, liền nói:
- Chắc là lửa ở lồng ấp bắn vào. Nhưng không gì đâu, khẽ mang ra cho thợ may nào khéo mạng lại là được.
Xạ Nguyệt liền gói áo vào trong bọc, gọi một bà già đến mang đi thuê mạng, và bảo:
- Làm thế nào đến sáng mai phải xong, nhất thiết không được nói cho cụ và bà biết!
Bà già đi một lúc lại mang áo về, nói:
- Không những thợ mạng, mà đến thợ may giỏi, thợ thêu, thợ nữ công, tôi đều đi hỏi hết, họ không biết là thứ hàng gì nên không dám nhận.
Xạ Nguyệt nói:
- Thế thì làm thế nào bây giờ? Ngày mai không mặc cũng được.
Bảo Ngọc nói:
- Cụ và bà nói ngày mai là ngày chính tiệc, phải mặc áo này. Mới hôm đầu đã bị cháy rồi, thật là chán quá!
Tình Văn nghe xong, không nhịn được, trở mình lại nói:
- Mang lại đây tôi xem nào! Số không được mặc cái áo ấy thì thôi! Bây giờ lại còn làm rối lên!
Bảo Ngọc cười:
- Nói thế cũng đúng đấy.
Rồi đưa áo cho Tình Văn, lại mang đèn đến để nhìn kỹ một lượt. Tình Văn nói:
- Đó là chỉ kim tuyến bằng lông công đấy. Nay cũng lấy chỉ làm tuyến bằng lông công mạng từng hàng cho khít nhau thì cũng có thể nhuế nhóa được.
Xạ Nguyệt nói:
- Có sẵn chỉ lông công đấy, nhưng ở đây ngoài chị ra còn ai biết mạng nữa.
Tình Văn nói:
- Biết nói sao đây, tôi cũng đành liều mà làm vậy.
Bảo Ngọc nói:
- Thế sao được? Chị vừa mới đỡ mệt một tí, đã làm việc thế nào được?
Tình Văn nói:
- Tôi biết thân tôi, cậu không cần phải để ý quá.
Tình Văn đứng dậy quấn tóc, khoác áo, thấy người loạng choạng mắt hoa đầu váng, không thể gượng được. Nhưng nếu không làm, sợ Bảo Ngọc sốt ruột đành phải cắn răng ngồi làm, và bảo Xạ Nguyệt xâu chỉ hộ. Tình Văn lấy một sợi ướm thử rồi cười nói:
- Tuy không giống lắm, nhưng đính vào cũng không khác mấy.
Bảo Ngọc nói:
- Thế cũng đẹp lắm rồi, tìm đâu cho được thợ may Nga La Tư bây giờ?
Tình Văn liền tháo vải bọc ở trong ra, lấy cái vòng tre tròn bằng miệng chén, đính vào mặt trái, lấy dao xén chung quanh chỗ rách cho phẳng, rồi lấy kim khâu hai đường, chia ra ngang dọc. Cứ mạng hai mũi, lại phải ngắm mỗi phía một lượt. Khốn nỗi đầu nhức, mắt hoa, người mệt mỏi, tinh thần bải hoải, mới mạng được dăm mũi, Tình Văn đã phải gục xuống gối nghỉ một lúc. Bảo Ngọc ngồi bên cạnh, lúc hỏi có muốn uống nước không? Lúc bảo hãy nghỉ một tí. Lúc lấy áo da khoác lên lưng hoặc lấy gối cho cô ta dựa, làm Tình Văn bực mình phải nói:
- Ông trẻ ơi, ông cứ đi ngủ đi, thức đến nửa đêm, ngày mai mắt hõm lại, thì làm thế nào.
Bảo Ngọc thấy Tình Văn nói vậy, đành phải vội vàng nằm xuống, nhưng không ngủ được. Một lúc nghe đồng hồ điểm bốn tiếng, thì vừa mạng xong áo. Tình Văn lấy bàn chải nhỏ khẽ chải cho những lông tơ còn lù xù. Xạ Nguyệt nói:
- Tốt lắm rồi, không nhìn kỹ thì chẳng biết được đâu.
Bảo Ngọc vội cầm lấy xem, cười nói:
- Thật giống như hệt.
Tình Văn ho mấy lần, mãi mới mạng xong, rồi nói:
- Mạng xong rồi đấy, nhưng vẫn không giống. Thôi tôi cũng chẳng biết làm thế nào được nữa!
Rồi "úi chà" một tiếng, nằm vật xuống ngủ.
1 Các cô gái đẹp họp trong buồng mùa đông.
2 Nguyên văn là thơ ngũ ngôn, vì hạn chế về vần, chúng tôi dịch theo thể lục bát.
_________________
Tình Văn đương ốm, vùng dậy vá áo cừu
Mọi người ra về, riêng có chị em Bảo Thoa ở lại ăn cơm với Giả mẫu. Bảo Ngọc chợt nhớ đến Tình Văn, liền về vườn trước. Vừa đến nhà, thấy mùi thuốc thơm sực, không có một người nào, chỉ trơ Tình Văn nằm ở trên giường, mặt đỏ bừng, người nóng giật. Bảo Ngọc đến lò sưởi hơ tay rồi thò vào chăn sờ trên người Tình Văn thấy nóng như lửa, liền nói:
- Người khác bỏ đi cũng được, chứ Xạ Nguyệt, Thu Văn sao lại vô tình bỏ cả đi thế?
Tình Văn nói:
- Thu Văn thì tôi bảo đi ăn cơm, còn Xạ Nguyệt thì chị Bình vừa đến tìm đi. Hai người thậm thụt, không biết nói gì. Chắc họ nói chuyện tôi ốm, không chịu dời ra khỏi nhà này chứ gì.
Bảo Ngọc nói:
- Chị Bình không phải là người như thế đâu. Vả chăng chị ta không biết chị Ốm, chắc tìm Xạ Nguyệt để nói chuyện gì đấy, ngẫu nhiên thấy chị Ốm, liền thuận miệng nói là đến thăm chị, đó cũng là câu chuyện mà người ta hay xử khéo đấy thôi. Chị không chịu dời khỏi nhà này có can gì đến chị ấy. Các chị xưa nay vẫn tử tế với nhau, quyết không nên vì chút việc không đâu để mất tình thân.
Tình Văn nói:
- Cậu nói phải đấy, nhưng chỉ ngờ tại sao tự nhiên chị ta lại giấu tôi?
- Để tôi ra phía cửa sau, đứng dưới cửa sổ nghe xem họ nói những gì, sẽ về bảo chị.
Nói xong, Bảo Ngọc đi ra cửa sau, đứng nấp dưới cửa sổ nghe, thấy Xạ Nguyệt khẽ hỏi:
- Làm sao mà chị lại tìm được?
Bình Nhi nói:
- Hôm ấy, khi rửa tay không thấy, mợ Hai không cho nói ra. Khi ra khỏi vườn, liền truyền ngay cho bọn bà già ở các nơi phải hết lòng dò xét. Chúng tôi chỉ ngờ cho a hoàn của cô Hình, vì nó vốn nghèo, từ bé không trông thấy cái vòng ấy bao giờ, nên nghĩ có nhẽ nó lấy, không ngờ lại là người ở bên nhà các chị. Hôm ấy già Tống bên này cầm cái vòng đến, bảo là con hầu nhỏ Trụy Nhi ăn cắp, già ấy trông thấy, định đến trình với mợ Hai, may mợ ấy không có nhà. Tôi vội cầm lấy vòng, nghĩ cậu Bảo lúc nào cũng để ý đến các chị, muốn cho hơn người. Năm trước có con Lương ăn trộm ngọc, việc này đã bẵng đi hai năm, những lúc rỗi vẫn có người nhắc đến cho hả dạ. Bây giờ lại xảy ra một con ăn trộm vòng vàng, mà lại ăn trộm của người nhà. Cậu ấy thì thế, mà người nhà lại làm cái việc "vả vào miệng mình". Vì thế tôi phải dặn dò già Tống, nhất thiết không được nói cho cậu Bảo biết, cũng không nên nói với người khác nữa, cứ im đi như không, nếu cụ và bà Hai biết, người sẽ nổi giận. Hơn nữa, chị Tập Nhân và các chị cũng đâm ngượng mặt. Cho nên tôi chỉ trình mợ Hai rằng: Khi sang bên mợ Cả về, không ngờ cái vòng tuột ra, rơi xuống bãi cỏ, tuyết phủ lên không tìm thấy. Nay tuyết tan, nắng chiếu xuống, màu vàng đỏ ối, thì nó vẫn còn đấy, tôi lại tìm được. Mợ Hai cũng tin thế, nên tôi đến bảo các chị: từ nay trở đi phải để ý không nên sai nó đi đâu. Đợi chị Tập Nhân về, các chị bàn với nhau tìm cách đuổi nó đi là xong.
Xạ Nguyệt nói:
- Con ranh ấy đã trông thấy những của ấy rồi, làm sao còn híp mắt lại!
- Cái vòng ấy có nặng bao nhiêu đâu! Nguyên là của mợ Hai, gọi là vòng râu tôm, chỉ có hạt châu nặng thôi. Con ranh Tình Văn tính nóng như lửa, nếu nó biết sẽ không nhịn được đâu. Nó cáu lên sẽ lại đánh mắng làm to chuyện. Vì thế tôi chỉ bảo riêng chị phải để ý đấy thôi.
Nói xong Bình Nhi ra về.
Bảo Ngọc nghe nói, vừa mừng, vừa giận, vừa than thở: mừng vì Bình Nhi biết thể tất bụng mình; giận vì con Trụy Nhi ăn cắp; than thở vì con Trụy Nhi người lanh lẹn như thế lại làm những việc xấu xạ Bảo Ngọc về buồng kể hết những lời của Bình Nhi cho Tình Văn nghe, rồi nói:
- Chị Bình bảo chị nóng tính, lại đang ốm, nghe thấy sợ Ốm thêm, vì vậy chờ chị khỏi sẽ nói.
Tình Văn giận quá, mày ngài dựng ngược, mắt phượng tròn xoe, muốn gọi ngay con Trụy Nhi đến, Bảo Ngọc khuyên:
- Bây giờ lại làm ầm lên thì chẳng hóa ra phụ lòng chị Bình đối với tôi và chị hay sao? Chi bằng hãy nhận lấy tấm lòng tốt của chị ấy, rồi sau tìm cách đuổi nó đi là xong.
- Mặc dầu cậu nói thế, nhưng tôi tức quá, nhịn sao được?
- Việc ấy có gì đáng tức? Chị cứ nên tĩnh dưỡng đi.
Tình Văn uống nước thuốc thứ hai, đến đêm tuy ra được ít mồ hôi, nhưng chưa thấy bớt, người vẫn nóng hực, nhức đầu, ngạt mũi, nặng tiếng. Hôm sau thầy thuốc họ Vương lại đến xem mạch, gia giảm một vài vị. Nóng tuy đỡ nhưng đầu vẫn nhức. Bảo Ngọc liền bảo Xạ Nguyệt lấy thuốc xông mũi đến cho Tình Văn ngửi, nếu hắt hơi được mấy cái thì nhẹ ngaỵ Xạ Nguyệt đi lấy cái hộp pha lê nhỏ giát vàng đưa cho Bảo Ngọc. Bảo Ngọc mở ra, thấy hình một cô gái bé tóc vàng, mình trần, hai bên nách lại có cánh, trong đó đựng thuốc tây hạng tốt nhất. Tình Văn chỉ mải nhìn hình cô gái, Bảo Ngọc nói:
- Ngửi đi, để hả hơi thì không tốt.
Tình Văn liền lấy móng tay khêu một tí để vào mũi chẳng thấy gì, lại khêu thêm một tí nữa, ngửi thấy một mùi cay gắt xông lên tận óc, hắt hơi năm sáu cái liền, nước mắt nước mũi chảy giàn giụa. Tình Văn cất hộp đi, cười nói:
- Cay lắm! Không chịu được! Cho tôi ít giấy.
A hoàn nhỏ đã mang sẵn tập giấy đến. Tình Văn lấy từng tờ ra hỉ mũi.
Bảo Ngọc cười hỏi Tình Văn:
- Thế nào?
- Dễ chịu hơn. Nhưng thái dương hãy còn nhức.
- Cứ chữa thuốc tây có lẽ khỏi đấy.
Nói xong Bảo Ngọc liền bảo Xạ Nguyệt:
- Chị đến đằng mợ Hai bảo là tôi nói: "Đằng ấy thường có thứ thuốc cao "Y phơ na" của ngoại quốc dùng để chữa nhức đầu cho tôi một ít."
Xạ Nguyệt vâng lời đi một lúc, cầm nửa miếng về. Rồi lấy một mảnh lụa hồng, cắt hai miếng tròn bằng đầu ngón tay, hơ cho thuốc cao chảy, lấy trâm dàn mỏng ra, Tình Văn soi gương rồi xoa lên hai bên thái dương. Xạ Nguyệt cười nói:
- Ốm như con ma bù đầu, bây giờ dán cái này lên, xem lại có vẻ xinh! Mợ Hai dán luôn trông quen mắt nên không khác mấy.
Xạ Nguyệt lại nói với Bảo Ngọc:
- Mợ Hai bảo: ngày mai là sinh nhật ông cậu, bà bảo cậu phải đi dự lễ. Vậy cậu định mặc quần áo gì, để tôi sắp sẵn; sớm mai khỏi phải bận.
- Tiện cái gì thì mặc cái ấy thôi. Quanh năm chỉ bận về sinh nhật, biết bao giờ cho xong.
Bảo Ngọc đứng dậy đi đến nhà Tích Xuân xem vẽ. Vừa đến ngoài cửa, thấy a hoàn của Bảo Cầm là Tiểu Loa ở đằng kia đi tới, Bảo Ngọc vội chạy đến hỏi:
- Chị đi đâu?
- Hai cô tôi đều ở cả bên nhà cô Lâm, giờ tôi cũng đi sang đó.
Bảo Ngọc nghe nói, cùng Tiểu Loa quay sang quán Tiêu Tương, gặp cả chị em Bảo Thoa và Tụ Yên đều ở đây. Bốn người đương ngồi xung quanh lò sưởi nói chuyện việc nhà việc cửa. Tử Quyên thì ngồi thêu ở trước cửa sổ noãn các. Trông thấy Bảo Ngọc, mọi người cười nói:
- Lại thêm một người nữa. Không có chỗ cho anh ngồi đâu.
Bảo Ngọc cười nói:
- Thật là một bức tranh đồng khuê tập diễm! 1 Rất tiếc tôi đến chậm quá! Nhưng dầu sao nhà này cũng ấm hơn các nhà khác, ngồi ở ghế cũng không thấy lạnh.
Nói xong liền ngồi vào chỗ Đại Ngọc thường ngồi, là chỗ ghế dựa có trải tấm đ chuột giọ Nhân thấy trong noãn các có một cái chậu bằng ngọc thạch, trong chậu trồng mấy cụm thủy tiên giống một giò, chỗ nhặt chỗ thưa, Bảo Ngọc khen nức nở:
- Hoa này đẹp nhỉ! Nhà này càng ấm, mùi hoa càng đượm! Tại sao hôm qua tôi không trông thấy?
Đại Ngọc cười nói:
- Đó là vợ Lại Đại, tổng quản nhà anh, cho cô Bảo Cầm, có hai chậu thủy tiên, hai chậu lạp mai. Cô ấy đem cho em một chậu thủy tiên, cho cô Thám một chậu lạp mai. Em vốn không muốn lấy, lại sợ phụ lòng cô ấy. Giờ anh thích, xin biếu lại anh, có được không?
- Ở nhà anh cũng có hai chậu, nhưng không đẹp bằng chậu này. Cô Bảo Cầm đã cho em, sao em lại cho người khác? Không thể thế được.
- Em ngày nào cũng không rời khỏi lò thuốc, đã quen mùi thuốc lắm rồi, lại còn ngạt thêm mùi hoa nữa thì chịu sao nổi, chỉ tổ ốm thêm thôi. Vả chăng nhà này sực những mùi thuốc làm hỏng mất mùi hoa đi. Anh mang về bên ấy để cho hoa được trong sạch, không bị mùi khác lẫn vào.
- Nhà anh hôm nay cũng có người ốm, đương sắc thuốc đấy. Em không biết à?
- Anh nói mới lạ chứ. Em vô tình nói câu ấy, chứ biết đâu được việc bên anh? Anh không đến sớm mà nghe truyện cổ tích, bây giờ lại ra vẻ nhớn nhơ nhớn nhác.
- Ngày mai chúng ta mở thi xã, lại có đầu bài rồi, cứ vịnh ngay thủy tiên và lạp mai là được.
- Thôi, thôi! Em không dám làm thơ nữa, làm lần nào cũng bị phạt, thực xấu hổ quá.
Nói xong liền giơ tay che mặt. Bảo Ngọc cười nói:
- Việc gì lại đem anh ra làm trò đùa? Chính anh còn chưa sợ xấu hổ mà em lại che mặt đi.
Bảo Thoa cười nói:
- Lần sau tôi sẽ mời họp thi xã, có bốn đầu bài thơ, và bốn đầu bài từ, ai nấy đều phải làm hết. Đầu bài thơ là Vịnh đồ thái cực, hạn vần nhất tiên, thơ ngũ ngôn, bao nhiêu chữ ở trong vần nhất tiên phải làm hết, không được bỏ sót một chữ nào.
Bảo Cầm cười nói:
- Nghe đã đủ biết chị không thích mời họp thi xã rồi, rõ ràng là chị tìm cách làm khó cho người ta thôi. Như vậy là gò ép chỉ lấy những câu ở trong kinh Dịch xoay đi xoay lại mà điền bừa vào, còn thú gì nữa! Khi tôi lên tám tuổi, theo cha tôi sang miền bể tây mua hàng. Ngờ đâu ở đó có một cô gái nước Chân Chân, mới mười lăm tuổi, nét mặt đẹp như một vị mỹ nhân ở bức tranh vẽ của phương tây, tóc vàng, tết hai đuôi sam, trên đầu cài đầy những mã não, san hô, ngọc mắt mèo và ngọc xanh, mình mặc áo giáp dệt kim tuyến, tay áo bầng gấm, đeo dao găm có bịt vàng khảm ngọc. Thực ra người vẽ trong bức tranh cũng không đẹp bằng! Có người nói cô ta thạo chữ Trung Quốc, giảng được nghĩa ngũ Kinh, biết làm thơ và điền từ. Vì thế, cha tôi nhờ một người thông ngôn, xin viết cho một bài thơ do cô ta làm.
Mọi người đều lấy làm lạ. Bảo Ngọc cười nói:
- Em ơi, mang ngay ra đây cho anh xem.
Bảo Cầm nói:
- Em còn để ở Nam Kinh, lấy thế nào được.
Bảo Ngọc nghe nói, rất lấy làm thất vọng, liền nói:
- Thực là vô phúc, tôi không được trông thấy của quí trên đời!
Đại Ngọc cười kéo Bảo Cầm, nói:
- Em đừng nói dối chúng tạ Chắc khi đến đây thế nào em cũng mang theo những thứ ấy đi, không khi nào lại để ở nhà. Ai thì tin, chứ chị không bao giờ tin đâu.
Bảo Cầm đỏ mặt lên, cúi đầu mỉm cười không nói gì. Bảo Thoa cười nói:
- Chỉ có cô Tần mới quen nói những câu như thế. Kể mày cũng tinh ranh quá lắm đấy!
Đại Ngọc cười nói:
- Em đã mang đến đây thì cho các chị xem với.
Bảo Thoa cười nói:
- Một đống hòm xiểng hãy còn bỏ lổng chổng ở đó. Chưa thu xếp xong, đã biết ở đâu mà tìm? Để ít lâu thu dọn xong, sẽ lấy ra cho mọi người xem.
Lại bảo Bảo Cầm:
- Nếu em còn nhớ, sao không đọc cho các chị nghe?
Bảo Cầm nói:
- Em nhớ bài thơ ấy là một bài ngũ ngôn. Con gái nước ngoài mà biết được như thế cũng là hiếm có đấy.
Bảo Thoa nói:
- Em đừng đọc vội, gọi cả chị Vân đến đây nghe một thể.
Liền bảo Tiểu Loa:
- Mày sang bên nhà, nói là có một mỹ nhân nước ngoài đến chơi, làm thơ giỏi lắm, mời cô "điên thơ" sang nghe, và dắt cả con "ngốc thơ" sang nữa.
Tiểu Loa cười rồi đi. Một lúc nghe thấy Tương Vân cười, hỏi:
- Mỹ nhân nước ngoài nào đến đấy?
Vừa nói, vừa cùng Hương Lăng đi vào. Mọi người cười nói:
- Chưa thấy mặt đã thấy tiếng rồi.
Bảo Cầm mời ngồi, rồi đem câu chuyện lúc nãy kể lại cho hai người nghe. Tương Vân cười nói: "Đọc mau lên".
Bảo Cầm đọc:
Lầu son đêm trước mơ màng,
Đêm nay thơ lại ngâm vang trong thuyền.
Bể khơi ngùn ngụt mây đen,
Quẩn quanh khí núi tỏa trên rừng dày.
Trăng kia xưa vẫn thế này,
Bể tình sao lại khi đầy khi vơi.
Hán Nam trải mấy xuân rồi,
Lòng này thắc thỏm dễ nguôi được nào. 2
Mọi người nghe xong, đều nói: "Khó được có người như thế! Giỏi hơn cả người Trung Quốc chúng ta!"
Nói chưa dứt lời, thì Xạ Nguyệt chạy đến thưa:
- Bà sai người đến bảo cậu Hai sáng mai phải sang bên ông cậu, nói là bà không được khoẻ, nên không sang được.
Bảo Ngọc vội đứng dậy "Xin vâng". Rồi hỏi Bảo Thoa, Bảo Cầm:
- Các cô có đi không?
Bảo Thoa nói:
- Chúng tôi không đi. Hôm qua đã cho mang đồ lễ sang rồi.
Mọi người nói chuyện một lúc rồi mới về.
Bảo Ngọc nhường chị em đi trước, còn mình ở lại sau. Đại Ngọc gọi Bảo Ngọc lại hỏi:
- Tập Nhân độ bao giờ thì về?
- Chắc phải chờ tống táng xong.
Đại Ngọc còn muốn nói nữa, nhưng không nói ra được, đứng ngẩn người một lúc, rồi nói:
- Thôi anh về đi.
Bảo Ngọc cũng cảm thấy trong bụng có nhiều điều muốn nói, nhưng không biết nói thế nào, nghĩ một lúc, cười nói:
- Thôi có chuyện gì ngày mai sẽ hay.
Bảo Ngọc xuống thềm, cúi đầu định đi, nhưng lại quay lại hỏi:
- Bây giờ đêm càng dài, một đêm em ho mấy lần? Tỉnh dậy mấy lần?
Đại Ngọc nói:
- Đêm qua đã đỡ rồi, chỉ ho có vài lần thôi, nhưng ngủ được có một trống canh tư, đã lại dậy rồi.
Bảo Ngọc cười nói:
- Anh có câu chuyện quan hệ muốn nói, bây giờ mới nhớ ra.
Vừa nói, Bảo Ngọc vừa ghé lại gần, khẽ bảo:
- Anh nghĩ đến việc chị Bảo Thoa cho em yến sào...
Chợt thấy dì Triệu đến thăm Đại Ngọc:
- Mấy hôm nay cô đã đỡ chưa?
Đại Ngọc biết ngay là dì Triệu ở bên Thám Xuân về, qua đó tiện đường rẽ vào hỏi lấy lệ, liền mời ngồi, rồi nói:
- Cám ơn dì nhớ đến cháu, trời lạnh thế mà cũng đến.
Rồi bảo pha nước và đưa mắt cho Bảo Ngọc. Bảo Ngọc hiểu ý liền đi ra.
Đến bữa cơm chiều, Vương phu nhân lại dặn Bảo Ngọc mai phải đi sớm. Bảo Ngọc về nhà, trông cho Tình Văn uống thuốc. Đêm hôm ấy, Bảo Ngọc vẫn để Tình Văn ngủ trong noãn các, tự mình đến ngủ phía ngoài Tình Văn. Bảo Ngọc lại sai mang lò sưởi ra phía trước noãn các. Xạ Nguyệt ngủ ngay ở cạnh lò sưởi.
Sớm hôm sau, trời chưa sáng, Tình Văn đã gọi Xạ Nguyệt "Dậy đi thôi ngủ mãi chưa chán à. Em ra bảo người sắp trà nước cho cậu Bảo, rồi chị đánh thức cậu ấy dậy thì vừa". Xạ Nguyệt vội mặc áo đứng dậy, nói:
- Chúng ta hãy gọi cậu ấy dậy thay quần áo, phải khênh lò sưởi đi, rồi hãy gọi bọn bà già vào; vì họ thường nói, không nên cho cậu ấy ngủ ở trong nhà này, sợ bị lây bệnh. Bây giờ thấy chúng ta ngủ cả một chỗ, chắc họ lại eo sèo.
Tình Văn nói:
- Chị cũng nghĩ thế.
Hai người vừa mới gọi, thì Bảo Ngọc đã tỉnh, vội đứng dậy mặc quần áo. Xạ Nguyệt sai bọn hầu nhỏ đến thu xếp đâu vào đấy mới sai bọn Thu Văn vào hầu. Bảo Ngọc rửa mặt chải đầu xong, Xạ Nguyệt nói:
- Trời u ám lắm, chỉ sợ có tuyết, cậu nên mặc thêm một cái áo da nữa.
Bảo Ngọc gật đầu, liền đi thay quần áo. A hoàn nhỏ để chén nước trà sen Phúc Kiến vào cái khay bưng lên, Bảo Ngọc uống hai ngụm. Xạ Nguyệt lại mang đến cái đĩa nhỏ đựng gừng chế, Bảo Ngọc nhấm một miếng, dặn dò Tình Văn, rồi sang bên Giả mẫu.
Giả mẫu chưa dậy, nhưng biết Bảo Ngọc đã đến, liền sai mở cửa gọi vào, Bảo Ngọc thấy Bảo Cầm nằm sau lưng Giả mẫu, quay mặt vào trong chưa dậy. Thấy Bảo Ngọc mặc cái áo chẽn bằng lụa dệt lông màu hồng thẫm, ngoài khoác áo da vượn màu đỏ kép đoạn, Giả mẫu hỏi:
- Có tuyết đấy à?
- Nặng trời lắm, nhưng chưa có tuyết.
Giả mẫu liền gọi Uyên Ương đến bảo:
- Mang cái áo lông công hôm nọ ra cho cậu mặc.
Uyên Ương vâng lời đem đến, Bảo Ngọc trông thấy cái áo màu vàng choáng lộn, màu xanh lấp lánh, không giống cái áo thêu đàn le của Bảo Cầm. Giả mẫu cười nói:
- Áo này gọi là tước kim nê, người nước Nga La Tư dệt bằng sợi lông công đấy. Hôm nọ cho em cháu cái áo lông vịt trời còn cái này thì để cho cháu.
Bảo Ngọc cúi đầu tạ Ơn, rồi mặc vào người. Giả mẫu cười nói:
- Sang cho mẹ cháu xem đã rồi hãy đi.
Bảo Ngọc vâng lời đi ra, thấy Uyên Ương đứng ở dưới sân dụi mắt. Từ hôm Uyên Ương thề không đi lấy chồng, đến nay vẫn không chịu nói chuyện gì với Bảo Ngọc. Bảo Ngọc ngày đêm áy náy, bây giờ lại thấy chị ta định tránh mình, liền chạy đến cười hỏi:
- Chị Ơi, xem tôi mặc cái áo này có đẹp không?
Uyên Ương hất tay, chạy vào nhà Giả mẫu. Bảo Ngọc đành sang cho Vương phu nhân xem, lại trở về trong vườn cho Tình Văn, Xạ Nguyệt xem, rồi mới đến trình Giả mẫu:
- Mẹ cháu đã xem rồi, bảo là quý lắm, dặn cháu phải mặc cẩn thận đừng làm hư hỏng.
Giả mẫu nói:
- Chỉ còn có cái này thôi, nếu cháu làm hư hỏng thì không còn cái nào khác nữa. Bây giờ muốn may riêng cho cháu một cái cũng không thể nào có được.
Nói xong, lại dặn dò: "không được uống nhiều rượu, phải nhớ về sớm".
Bảo Ngọc vâng liền mấy câu. Bà già vừa theo ra đến ngoài hiên, thì anh vú của Bảo Ngọc là Lý Quý, Vương Vinh, cùng Trương Nhược Cẩm, Triệu Diệu Hoa, Tiền Thăng và Chu Thụy đem theo bốn đứa hầu nhỏ nữa là Dính Yên, Bạn Hạc, Sừ Dược, Tảo Hồng đeo bọc áo, ôm nệm thắng một con ngựa trắng có yên chạm, dây cương tết hoa, cả bọn đã đứng chực ở ngoài từ lâu. Bà già lại dặn dò một hồi, sáu người đều vâng lời, rồi giữ yên và thả bàn đạp xuống. Bảo Ngọc thong thả lên ngựa, Lý Quý, Vương Vinh bịt hàm thiếc ngựa lại, Tiền Thăng, Chu Thụy đi trước dẫn đường, Trương Nhược Cẩm, Triệu Diệc Hoa thì đi sát hai bên. Bảo Ngọc ngồi trên ngựa cười nói:
- Anh Chu, anh Tiền, chúng ta đi sang cửa bên kia, đừng đi qua thư phòng của ông, khỏi phải xuống ngựa.
Chu Thụy nghiêng người cười nói:
- Ông lớn có ở thư phòng đâu, ngày nào cũng khóa cửa, cậu không phải xuống ngựa nữa.
Bảo Ngọc cười nói:
- Cửa khóa cũng phải xuống ngựa.
Tiền Thăng, Lý Qùy đều cười nói:
- Cậu nói phải đấy. Nếu mượn cớ, lười không chịu xuống, nhỡ ra ông Lại và ông Lâm trông thấy, tuy không nói năng gì, nhưng cũng khuyên bảo mấy câu. Có điều gì không phải lại đổ diệt cho chúng tôi, bảo chúng tôi không nhắc cậu giữ.
Bọn Chu Thụy, Tiền Thăng liền đi thẳng ra cửa bên cạnh. Họ đang nói chuyện, ngẩng mặt lên, thấy Lại Đại đi đến, Bảo Ngọc ghìm ngựa định xuống. Lại Đại vội đến ôm lấy chân. Bảo Ngọc đứng thẳng trên bàn đạp cười, kéo tay, nói mấy câu. Rồi lại thấy đứa hầu nhỏ dẫn hai, ba mươi người cầm chổi và thúng đi đến. Trông thấy Bảo Ngọc, họ đều buông tay đứng sát vào tường, chỉ đứa dẫn đầu trong bọn vái lạy, hỏi thăm. Bảo Ngọc không biết tên họ nó, cũng mỉm cười gật đầu. Khi ngựa đi qua rồi, nó mới dẫn cả bọn đi. Ra đến ngoài cửa bên cạnh, đã có mấy người hầu và phu ngựa của bọn Lý Qúy sắp sẵn mười con ngựa chực ở đấy rồi. Vừa ra khỏi cửa, bọn Lý Qúy lên ngựa đi trước, cả đoàn vùn vụt chạy theo.
Ở nhà, Tình Văn uống thuốc không thấy bớt, nóng ruột mắng thầy thuốc ầm lên: "Chỉ biết lừa người ta lấy tiền! Chứ không có thang nào hay cả". Xạ Nguyệt cười khuyên bảo:
- Chị nóng nảy quá. Tục ngữ nói: "Bệnh đến nhanh như núi đổ, bệnh khỏi chậm như kéo tơ". Có phải là thuốc tiên của Lão quân đâu mà khỏi ngay được? Chị cứ nên tĩnh dưỡng vài hôm tự khắc khỏi. Chị càng nóng càng thêm khó chữa.
Tình Văn lại mắng đám hầu nhỏ:
- Chuồn đi đâu cả rồi! Thấy ta ốm chúng bay bỏ đi hết. Mai kia khỏi, ta sẽ lột xác chúng bay ra!
A hoàn nhỏ là Định Nhi sợ quá vội vàng đến hỏi:
- Cô bảo gì?
- Chúng nó chết cả rồi, chỉ còn một mình mày hay sao?
Đương nói thì con Trụy Nhi cũng chạy đến. Tình Văn nói:
- Kìa đồ ranh con này! Không gọi nó chẳng thèm đến! Tao phát tiền lương đây! Chia hoa quả đây! Mày vào ngay đi! Đứng sát lại đây một tí. Tao có phải là hùm ăn thịt mày đâu mà sợ!
Trụy Nhi đành phải đứng sát lại. Nhân lúc bất ngờ, Tình Văn nhoài người ra, túm lấy tay nó, rồi cầm cái trâm dài ở cạnh gối đâm bừa vào tay nó và mắng:
- Để cái tay này làm gì? Không biết cầm cái kim sợi chỉ, chỉ biết ăn vụng thôi. Mắt ốc nhồi, chân choi choi, nói như vẹt, chả đâm cho nát ra thì để làm gì.
Trụy Nhi đau quá, kêu ầm lên. Xạ Nguyệt vội gỡ ra, và ấn Tmh Văn nằm xuống:
- Chị vừa ra được ít mồ hôi, lại muốn chết à. Khi nào khỏi, đánh nó bao nhiêu chẳng được? Làm gì mà phải ồn lên?
Tình Văn sai người gọi già Tống đến, nói:
- Cậu Bảo vừa mới bảo tôi, nói cho các bà biết, con Trụy lười lắm, cậu ấy sai gì nó cũng vênh mặt lên, không chịu làm, ngay chị Tập Nhân bảo gì, nó cũng lẩm bẩm chửi vụng. Hôm nay thế nào cũng phải đuổi nó đi, ngày mai cậu Bảo về sẽ trình bà sau.
Già Tống thấy thế, biết ngay là việc ăn cắp vòng bị lộ chuyện, liền cười nói:
- Tuy thế mặc lòng, cũng nên chờ cô Hoa về, nói cho biết đã, rồi hãy đuổi nó đi.
Tình Văn nói:
- Cậu Bảo dặn tôi, hôm nay thế nào cũng đuổi nó đi, việc gì phải chờ cô "hoa" với cô "nụ"? Chúng tôi đã có cách! Mau mau gọi người nhà nó mang nó về.
Xạ Nguyệt nói:
- Thế cũng được. Sớm muộn nó cũng phải về, cho về sớm ngày nào càng bớt chuyện ngày ấy.
Già Tống nghe thấy nói thế, đành phải đi gọi mẹ Trụy Nhi đến. Mẹ nó sắp xếp đồ đạc xong, đến hỏi Tình Văn:
- Sao các cô lại làm thế? Cháu nó có điều gì không phải, các cô dạy bảo, việc gì lại đuổi nó đỉ Cũng nên để thể diện cho tôi một tí chứ.
Tmh Văn nói:
- Thôi, chuyện này chờ Bảo Ngọc về hãy nói, không việc gì đến chúng tôi.
Người kia cười nhạt:
- Tôi đâu lại dám hỏi cậu ấy? Việc gì mà cậu ấy chẳng nghe các cổ Dù cậu ấy bằng lòng, mà các cô không bằng lòng, thì cũng chưa chắc đã ăn thua! Ví như vừa rồi vắng mặt cậu ấy cô cũng gọi thẳng ngay tên cậu ấy ra; các cô gọi thế được, chứ chúng tôi mà gọi thế, người ta lại cho là quân hỗn láo!
Tình Văn nghe nói, càng tức, mặt đỏ bừng lên, nói:
- Tôi gọi tên cậu ấy đấy. Chị đến mà mách cụ và bà Hai, bảo tôi hỗn, xin tống cổ tôi đi!
Xạ Nguyệt nói:
- Chị Ơi, chị cứ mang nó về, có điều gì hãy nói sau. Ở đây có phải là chỗ để chị giảng giải lễ phép đâu?
- Chị có thấy ai giảng giải lễ phép với chúng tôi không? Không cứ chị, ngay đến mợ Lại và mợ Lâm cũng phải nể chúng tôi ít nhiều. Còn việc gọi tên cái, là do cụ dặn chúng tôi từ khi cậu ấy còn bé đến giờ. Chắc các chị cũng biết: vì sợ khó nuôi, nên cụ cho viết tên cái cậu ấy dán ra khắp nơi để mọi người đều gọi, như thế mới dễ nuôi. Ngay đứa gánh nước, đứa hót phân, đứa ăn mày cũng đều gọi được cái tên cậu ấy, huống chi là chúng tôi? Hôm nọ mợ Lâm chỉ gọi một tiếng "cậu" thôi, cụ cũng mắng đấy. Đó là một việc. Hai nữa là, chúng tôi ở đây thường phải hầu chuyện cụ và bà Hai, nếu không gọi thẳng tên ra, chẳng nhẽ lại gọi là "cậu" à? Ngày nào không gọi mấy trăm lượt hai chữ "Bảo Ngọc"? Thế mà chị lại còn bới chuyện ấy ra! Ngày nào chị rỗi, đến chỗ cụ và bà Hai mà nghe chúng tôi gọi tên cái cậu ấy ra thì sẽ rõ. Vì chị không được hầu gần cụ và bà Hai, quanh năm chỉ đứng ở ngoài cửa thứ ba, chẳng trách không biết được khuôn phép của chúng tôi ở trong này! Đây không phải là chỗ chị đứng đâu! Nếu đứng một lúc nữa, chúng tôi không cần phải nói gì, cũng sẽ có người đến hỏi chị. Chị hãy mang nó về đi, muốn phân trần điều gì, cứ đến nói với mợ Lâm, nhờ mợ ấy nói với cậu Bảo. Trong nhà này hàng nghìn người, người nọ chạy đến, người kia chạy đến, chúng tôi nhận mặt, hỏi tên sao xiết!
Tình Văn nói xong, liền sai a hoàn nhỏ lấy vải lau nền nhà.
Người đàn bà kia nghe nói, không biết trả lời thế nào, cũng không dám đứng lâu, ức quá, mang Trụy Nhi về. Già Tống liền nói:
- Chả trách chị không biết khuôn phép gì là phải. Con gái chị Ở nhà này mấy lâu, lúc ra về, cũng nên cúi đầu chào các cô ấy. Các cô ấy không cần đồ lễ gì khác, chỉ cúi đầu chào là đủ rồi. Bảo đi là cắm cổ đi ngay?
Trụy Nhi nghe nói, đành phải quay lại cúi đầu chào Xạ Nguyệt và Tình Văn, rồi đi chào bọn Thu Vân, nhưng không ai thèm nhìn. Người đàn bà ấy hậm hực thở dài, không dám nói, đành nuốt giận ra về.
Tình Văn vừa bị nhiễm gió, vừa nổi giận, nên càng thấy người khó chịu. Vật vã mãi đến lúc lên đèn mới nằm yên. Bảo Ngọc vừa về đến cửa đã thở dài dậm chân. Xạ Nguyệt vội hỏi đầu đuôi, Bảo Ngọc nói:
- Hôm nay cụ vui, cho tôi cái áo khoác này, ngờ đâu không cẩn thận, để vạt sau cháy một miếng, may trời đã tối, cụ và bà không để ý đến.
Vừa nói vừa cởi áo ra, Xạ Nguyệt xem thì có một chỗ cháy bằng ngón tay, liền nói:
- Chắc là lửa ở lồng ấp bắn vào. Nhưng không gì đâu, khẽ mang ra cho thợ may nào khéo mạng lại là được.
Xạ Nguyệt liền gói áo vào trong bọc, gọi một bà già đến mang đi thuê mạng, và bảo:
- Làm thế nào đến sáng mai phải xong, nhất thiết không được nói cho cụ và bà biết!
Bà già đi một lúc lại mang áo về, nói:
- Không những thợ mạng, mà đến thợ may giỏi, thợ thêu, thợ nữ công, tôi đều đi hỏi hết, họ không biết là thứ hàng gì nên không dám nhận.
Xạ Nguyệt nói:
- Thế thì làm thế nào bây giờ? Ngày mai không mặc cũng được.
Bảo Ngọc nói:
- Cụ và bà nói ngày mai là ngày chính tiệc, phải mặc áo này. Mới hôm đầu đã bị cháy rồi, thật là chán quá!
Tình Văn nghe xong, không nhịn được, trở mình lại nói:
- Mang lại đây tôi xem nào! Số không được mặc cái áo ấy thì thôi! Bây giờ lại còn làm rối lên!
Bảo Ngọc cười:
- Nói thế cũng đúng đấy.
Rồi đưa áo cho Tình Văn, lại mang đèn đến để nhìn kỹ một lượt. Tình Văn nói:
- Đó là chỉ kim tuyến bằng lông công đấy. Nay cũng lấy chỉ làm tuyến bằng lông công mạng từng hàng cho khít nhau thì cũng có thể nhuế nhóa được.
Xạ Nguyệt nói:
- Có sẵn chỉ lông công đấy, nhưng ở đây ngoài chị ra còn ai biết mạng nữa.
Tình Văn nói:
- Biết nói sao đây, tôi cũng đành liều mà làm vậy.
Bảo Ngọc nói:
- Thế sao được? Chị vừa mới đỡ mệt một tí, đã làm việc thế nào được?
Tình Văn nói:
- Tôi biết thân tôi, cậu không cần phải để ý quá.
Tình Văn đứng dậy quấn tóc, khoác áo, thấy người loạng choạng mắt hoa đầu váng, không thể gượng được. Nhưng nếu không làm, sợ Bảo Ngọc sốt ruột đành phải cắn răng ngồi làm, và bảo Xạ Nguyệt xâu chỉ hộ. Tình Văn lấy một sợi ướm thử rồi cười nói:
- Tuy không giống lắm, nhưng đính vào cũng không khác mấy.
Bảo Ngọc nói:
- Thế cũng đẹp lắm rồi, tìm đâu cho được thợ may Nga La Tư bây giờ?
Tình Văn liền tháo vải bọc ở trong ra, lấy cái vòng tre tròn bằng miệng chén, đính vào mặt trái, lấy dao xén chung quanh chỗ rách cho phẳng, rồi lấy kim khâu hai đường, chia ra ngang dọc. Cứ mạng hai mũi, lại phải ngắm mỗi phía một lượt. Khốn nỗi đầu nhức, mắt hoa, người mệt mỏi, tinh thần bải hoải, mới mạng được dăm mũi, Tình Văn đã phải gục xuống gối nghỉ một lúc. Bảo Ngọc ngồi bên cạnh, lúc hỏi có muốn uống nước không? Lúc bảo hãy nghỉ một tí. Lúc lấy áo da khoác lên lưng hoặc lấy gối cho cô ta dựa, làm Tình Văn bực mình phải nói:
- Ông trẻ ơi, ông cứ đi ngủ đi, thức đến nửa đêm, ngày mai mắt hõm lại, thì làm thế nào.
Bảo Ngọc thấy Tình Văn nói vậy, đành phải vội vàng nằm xuống, nhưng không ngủ được. Một lúc nghe đồng hồ điểm bốn tiếng, thì vừa mạng xong áo. Tình Văn lấy bàn chải nhỏ khẽ chải cho những lông tơ còn lù xù. Xạ Nguyệt nói:
- Tốt lắm rồi, không nhìn kỹ thì chẳng biết được đâu.
Bảo Ngọc vội cầm lấy xem, cười nói:
- Thật giống như hệt.
Tình Văn ho mấy lần, mãi mới mạng xong, rồi nói:
- Mạng xong rồi đấy, nhưng vẫn không giống. Thôi tôi cũng chẳng biết làm thế nào được nữa!
Rồi "úi chà" một tiếng, nằm vật xuống ngủ.
1 Các cô gái đẹp họp trong buồng mùa đông.
2 Nguyên văn là thơ ngũ ngôn, vì hạn chế về vần, chúng tôi dịch theo thể lục bát.
_________________
Tác giả :
Tào Tuyết Cần