Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 65: Ra biển

.

Quyển II: Anh hào tụ hội

Chương 65: Ra biển

Tình hình trật tự ở mạn nam Châu Nam Bình là khá vi diệu, về mặt hình thức hầu hết các làng xã ở đây do sở trị Nam Bình quản lý, nhưng về thực chất thì chính quyền thôn xã đều ngả hết về phe Hồng Bàng. Thậm chí một phần không nhỏ quân Nam Bình, thậm chí là thủy binh của Lee Dea Si cũng có nhiều hành động có trongtoois có ngoài sáng ủng hộ quân Hồng Bàng. Bao nhiêu sự vô lý đó, nếu nhìn nhận lại thực sự lại rất có lý.

Quân Hồng Bàng khởi nghĩa với danh nghĩa chống quân Chiêm Thành đang tàn phá mạn nam châu Nam Bình, còn quân đội sở tại Nam Bình lại rút quân về mạn bắc. Điều này khiến rất nhiều người dân cảm thấy mất lòng tin vào những người cầm quyền tại Nam Bình. Liệu họ có bỏ rơi chúng ta một lần nữa là câu hỏi mà không ít người dân đã tự hỏi. Trái lại, quân đội Hồng Bàng thì tận dụng rất tốt chiến công của mình trước quân Chiêm Thành, bằng hệ thống tuyên truyền hùng hậu, liên tục không ngừng của những cán bộ dân vận, du kích địa phương- những người có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với người dân cực kì nhiều, khiến người dân tin tưởng việc họ là một chính quyền được lập nên để bảo vệ người dân.



Tất nhiên, nếu chỉ có chút ơn huệ đó mà đòi dân ủng hộ hết lòng, cũng là mơ giữa ban ngày. Quay lại một chút trong môn lịch sử, ta thấy rằng dù Việt Minh đã thành công trong Cách Mạng Tháng Tám, dành được quyền lực ở toàn cõi Việt Nam, thì khi người Pháp bắt đầu tấn công vào, những khu vực Việt Minh kiểm soát hầu như không qua được Quảng Trị. Nguyên nhân có rất nhiều, nhưng không thể bỏ qua nạn đói Ất Dậu 1945. Nạn đói có tầm ảnh hưởng trong phạm vi Quảng Trị tới Bắc Kỳ, và sau khi giành được chính quyền Việt Minh thành công trong việc giải quyết nạn đói đang hoành hành, còn với những vùng đất nạn đói kém ảnh hướng hơn: từ Quảng Trị đi về Nam Kỳ, nơi đây không bị ảnh hưởng nhiều của nạn đói, và vì thế Việt Minh không có cơ hội ban phát ân huệ. Và như lịch sử Việt Nam đã viết, từ Quảng Trị đi xuống Nam Kỳ, sự ảnh hưởng của Việt Minh là vô cùng hạn chế. Từ đó, có thể nói rằng yếu tố quyết định làm Việt Minh thực sự dành được sự ủng hộ là sự thành công trong việc giải quyết được nạn đói Ất Dậu 1945.

Mạn nam của Nam Bình không bị nạn đói đe dọa, nhưng với việc giúp người dân có cuộc sống sung túc cũng là biện pháp khá hay. Ai mà chê việc tìm tới cuộc sống tốt đẹp hơn chứ. Hoàng Anh Kiệt cho đầu tư nhân lực xuống toàn bộ mạn nam Châu Nam Bình.

Đúng là quân Hồng Bàng không có tiền bạc dư thừa, thậm chí còn đang thắt lưng buộc bụng, nhưng việc đầu tư một lượng lớn nhân lực xuống các khu vực chưa kiểm soát được lại là một chiêu bài khá tốt. Những người được nhận công việc đều đã quán triệt tốt nghĩa vụ và đồng thời cũng biết rõ quyền lợi mình sẽ được nhận: với du kích, họ sẽ nhanh chóng từ lính trơn lên chỉ huy, còn cán bộ thì có khả năng nắm được các chức sắc trong làng xã họ tới. Vì vậy, họ làm việc hăng say và hiệu quả. Lực lượng này đã giúp chính quyền hồng Bàng dần có cơ sở quần chúng các cấp thôn, làng và chặt đứt sự thống trị của chính quyền Nam Bình một cách từ từ. Theo kế hoạch này, cán bộ Hồng Bàng trước tiên sẽ tìm cách phổ biến những cách làm nông nghiệp mới, từ đó phát triển mô hình hợp tác xã, và từ cac hợp tác xã sẽ thẩm thấu dần vào các chức sắc cấp cơ sở.

Cách làm trên dù rất an toàn, không ngay lực tức khiến đối phương chú ý, nhưng có câu muốn người ta không biết trừ phi mình không làm, việc chuyện này bị lộ chỉ là sớm muộn. Mà sách lược thẩm thấu này cần thời gian lâu dài thì kết quả mới bền chắc, mà kẻ địch khi biết chắc chắn sẽ không để yên nên Hoàng Anh Kiệt quyết định cho thêm chất xúc tác, lập thêm nhiều mũi tấn công. Ngoài trừ các biện pháp vận động quần chúng lao động, giới địa chủ, thương nhân thậm chí nếu có cơ hội thì binh lính cũng là lực lượng phải tranh thủ. Với những đối tượng sau, do những yếu tố nhạy cảm, việc khiến họ toàn tâm toàn ý bỏ cuộc sống sung túc hiện tại để đi đấu tranh cách mạng là không tưởng, nên Kiệt quyết định đánh vào lòng tham.

Xưa này người ta vì lợi mà chết nhiều không kể xiết, biết bao câu nói về lợi ích khiến người ta phạm pháp đều nổi tiếng cả, nào là “ Thứ không thể mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền", nào là “Lợi nhuận mà thích đáng thì tư bản trở nên can đảm, lợi nhuận mà đảm bảo được 10% thì người ta có thể thấy tư bản ở khắp nơi, đảm bảo được 20% thì nó hăng máu lên, đảm bảo được 50% thì nó táo bạo không biết sợ là gì, đảm bảo được 100% thì nó chà đạp lên tất cả mọi luật lệ của loài người, đảm bảo được 300% thì nó chẳng từ một tội ác nào mà không dám phạm, thậm chí bị treo cổ nó cũng không sợ". Hoàng Anh Kiệt cũng thấy việc dùng lợi để chiêu mộ gấp một bọn người không đáng tin cũng là một kế tốt.

Thứ lợi mà Kiệt định bụng nhắm tới, không gì khác ngoài thương mại biển. Hoàng Anh Kiệt đã không hấp tấp khi lựa chọn đầu tư và tìm kiếm đầu tư cho lĩnh vực này. Thứ nhất, nếu chỉ dựa vào thương mại nội địa, chính quyền Hồng Bàng hoàn toàn không thể sánh được với quân Nam Bình khi mà những tuyến đường họ có thể dùng đều rất xấu, khó đi, nhiều thổ phỉ, không thể vận chuyển một lượng hàng hóa lớn và rất dễ bị quân Nam Bình phong tỏa bằng vài cuộc phục kích nhỏ, đảm bảo không ai dám liều lĩnh đến buôn bán với quân Hồng Bàng. Trái lại đường biển thì rỗng lướn, khó bị mai phục, chở được lượng lớn hàng hóa, quân Nam Bình khó phong tỏa hơn. Nhưng biển cả cũng có rất nhiều tai họa: bão biển, sóng to gió lớn, hải tặc, lạc đường,…. Là những thứ có thể dễ dàng làm cho một chuyền buôn thành công cốc. Hơn nữa để có thể đi biển, đầu tư ban đầu là khổng lồ: đóng thuyền, đào tạo thuyền viên, dò đường, đút lót cho chính quyền sở tại, tìm hiểu thị trường…

Quân Hồng Bàng thiếu vốn ban đầu, không có thuyền viên giỏi, khó chống hải tặc nhưng rất nhiều kẻ có thể giúp họ. Thiếu tiền, mượn địa chủ, phú thương, tướng sĩ, quan lại Nam Bình, miễn là có thể thế chấp đủ đồ khiến họ động lòng, thiếu thuyền thì mượn của cha con Lee Dea Si, thiếu thuyền viên thì vẫn còn rất nhiều thủy binh Chiêm Thành đang làm công cho Lee Dea Si, bản đồ, thông tin thị trường và mối quan hệ với quan- thương các nước lân cận thì mượn nhờ họ Bùi,… Kiệt liên tục gặp gỡ, bàn bạc, thuyết phục, đe dọa,… cuối cùng cũng gom đủ mọi thứ để tổ chức một cuộc thương mại đường biển.

Tất nhiên, chiêu mộ một nhóm người không đáng tin thì sao lại phải hao tâm tổn trí tới vậy. Cái chính vẫn là vì Hồng Bàng. Hồng Bàng lúc này nhìn bề ngoài tưởng như đã hoàn toàn ổn định, song nhưng khuyết điểm căn bản của nó: dân cư, kinh tế, quốc phòng,… đều mới chỉ duy trì được sự ổn định như trước thời chiến chứ không hề tăng trưởng. Hồng Bàng là quân nổi dậy, đi ngược lại lợi ích của vô số kẻ, nếu không dũng mãnh tiến lên thì sẽ bị đẩy xuống vực sâu ngàn trượng.

Khởi nghĩa Hồng Bàng nổ ra ở khu vực quá hẻo lánh, thậm chí còn thiếu thuận lợi hơn khởi nghĩa Lam Sơn, vì Đại Hoa thống trị Bách Việt hiểu quả hơn người Minh rất nhiều, làm hệ thống quan lại các cấp cao hơn: huyện, châu và các cấp chỉ huy quân đội người Việt đều tình nguyện làm chó săn, hưởng cái phúc phần của phận nô tài, còn người Thượng cũng đã dần tỏ ra thiếu thiện cảm sau khi quân Hồng Bàng trừng phạt một bộ phận dân Thượng phản bội- khác máu tanh lòng, ai mà chả bênh dân tộc mình. Vì vậy, quân Lam Sơn có Nghệ An để tăng cường lực lượng, quân Hồng Bàng không có. Muốn làm quân Hồng Bàng lớn mạnh, phải tìm ra những con đường mới, những đồng minh mới.

Lần này, đích thân Hoàng Anh Kiệt dẫn đoàn. Đúng là Kiệt không có tài đi biển, không hiểu rõ lắm việc buôn bán, cũng chả biết tìm đường, nhưng chuyến đi này không chỉ là để buôn bán, mà mục tiêu quan trọng hơn là để tìm kiếm một cơ hội giúp Kiệt và quân Hồng Bàng thoát khốn. Và người hiểu rõ tình hình Hồng Bàng cũng như có đủ khả năng ra phán quyết không ai khác ngoài Kiệt, nên cậu phải đi.
Tác giả : PTQDung
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 1 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại