Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite
Chương 56: Chiến tranh Hồng Bàng- Nam Bình(8)

Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 56: Chiến tranh Hồng Bàng- Nam Bình(8)

.

Quyển II: Anh hào tụ hội

Chương 56: Chiến tranh Hồng Bàng- Nam Bình(8)

Tại mặt trận Thượng Khu, với mục tiêu phải sớm triệt hạ được quân phản loạn và quân Nam Bình đang đóng giữ để rảnh tay đối phó với quân Nam Bình đang tiến đến Chính Khu, tướng Hoàng Mạnh Hưng và tham mưu Nguyễn Văn Phi đã chuẩn bị cho đánh một trận đánh lớn.

Những cố gắng của chủ tướng quân đội Hồng Bàng không hề lọt khỏi sự chú ý của quân Nam Bình. Tin tức quân Hồng Bàng huy động 3 vạn người tham gia chiến đấu phần nào làm các tướng lĩnh Nam Bình thấy bất an. Họ đều chủ trương sẵn sàng lui về, hoặc không thì đánh du kích, quấy rối, chứ không nên đối đầu trực diện. Chủ tướng thay thế lúc này là Lương Văn Kỷ cũng cảm thấy cần phải cẩn trọng nên đã quyết định xin chỉ thị từ Trần Khảng.

Nhận được tin báo, Trần Khảng đã cùng các cấp dưới bàn bạc, và dù Đặng Cảnh Xuyên, Nguyễn Thông đang ở Chính Khu Hồng Bàng nên họ không tham dự cuộc họp này, nhưng các mưu sĩ của Trần Khảng cũng làm rất tốt công việc của họ.

Tất cả họ đều nhận định rằng Thượng Khu đang rất nguy hiểm: dân bản xứ bắt đầu ghét lính Nam Bình và các thủ lĩnh đang theo phe Nam Bình, nên nếu rút lui họ sẽ ngả ngay về phe Hồng Bàng, sẵn sàng góp sức, khiến quân Hồng Bàng dễ dàng tăng cường sức mạnh lên hàng trăm lần. Đã thế quân Nam Bình mà rút thì tinh thần binh sĩ xuống hẳn, khó có thể vực dậy để đánh chiếm lại địab àn Thượng Khu.

Và quan trọng nhất, tất cả nhận định rằng quân Nam Bình hoàn toàn đủ sức đánh một trận với quân Hồng Bàng, vì từ trận đánh lần trước đã cho họ khá nhiều kinh nghiệm về đánh thế thủ. Mà kinh nghiệm quan trọng nhất là tỷ lệ công- thủ có thể lên tới ba công một thủ, quân Hồng Bàng còn chưa đủ gấp đôi, sợ gì không đánh.

Trần Khảng lập tức cho lính gấp truyền tin lên: “ Phải giữ chắc thế trận tại Thương Khu, dù phải tử thủ". Tất nhiên ông ta cũng gửi thêm chi tiết những ý kiến lạc quan về việc phòng thủ ở Thượng Khu cho bọn Kỷ biết để an tâm, đặc biệt là mạnh tay hứa ban vàng bạc, đất đai, chức tước để bọn Kỷ có sức chiến đấu.



Với mệnh lệnh rõ ràng, Lương Văn Kỷ nhanh chóng chấp hành mệnh lệnh, cho quân đội xây phòng tuyến dựa theo phòng tuyến mà quân Hồng Bàng từng xây trong trận đối đầu lần trước. Áp lực trước thế đánh đang tới gần của quân Hồng Bàng, Lương Văn Kỷ yêu cầu quân Thượng ép dân bản xứ phải đi xây dựng công sự. Công việc đều nặng nhọc, điều kiện làm việc khổ sở nên người dân Thượng càng lúc oán hận. Tất nhiên,quân Nam Bình và các tù trưởng, vua chúa Thượng mạnh tay trấn áp, khiến mọi người dân vừa tức vừa sợ. Tình hình ở đây không khác gì cánh rừng hạn hán đã lâu, chỉ cần một mồi lửa là bùng cháy. Và không mồi lửa nào tốt hơn là một chiến thắng của quân Hồng Bàng.

Tất nhiên, quân Nam Bình không ngu, họ có cho thám báo chạy liên hồi để thám thính tình hình quân Hồng Bàng để có phương án đối phó. Và sau khi xác nhận được quân đội Hồng Bàng có tới 28 000 quân: 6000 quân chính quy, 10 000 tân binh cùng 12 000 phu bất cứ lúc nào cũng có thể xung trận, Lương Văn Kỷ hoàn toàn quyết tâm giữ vững thế trận tử thủ, và thậm chí tin rằng nếu có thể sẽ làm một cú hồi mà thương đánh cho quân Hồng Bàng biết tay. Đây là một sơ suất lớn: còn 2000 quân do Xủ Lu chỉ huy đã bao vây phía sau để chặn thám báo, ngăn cách hoàn toàn chiến sự tại Thượng Khu với chỉ huy quân Nam Bình.

Ban đầu các chỉ huy quân đội Hồng Bàng muốn đánh nhanh thắng nhanh, nhưng sau quan sát kỹ thế trận phòng ngự chắc chắn của quân Nam Bình, Hoàng Mạnh Hưng và Nguyễn Văn Phi chuyển kế hoạch thành kéo dãn đội hình đối phương, tạo điều kiện cho quân của Xủ Lu đột kích tận diệt.

Muốn vậy, quân đội Hồng Bàng phải chia cắt, phá hủy hoàn toàn hàng phòng ngự của quân Nam Bình và quân Thượng phản loạn. Quân Hồng Bàng chia làm 3 cánh: trái, phải và trung tâm, để tấn công vào 3 mặt của phòng tuyến quân Nam Bình lập ra. Tất nhiên, đây là thế vây ba bỏ một để khiến quân đội đối phương cảm thấy còn hy vọng sống, không cần tử chiến, khi lâm nguy sẽ chạy về hướng còn bỏ trống, giúp tránh việc phải thắng thảm. Đồng thời đây cũng là để quân Nam Bình không đề phòng mặt sau, khi quân Xủ Lu đột kích sẽ hiệu quả hơn. Bố trí xong lực lượng, quân Hồng Bàng bắt đầu chiến dịch Thượng Khu với mục tiêu là phá hủy căn cứ phòng ngự, tiêu diệt một bộ phận quân Nam Bình và quân phản loạn người Thượng, dành lại quyền kiểm soát Thượng Khu.

Tờ mờ sáng ngày thứ nhất chiến dịch, cánh phải quân Hồng Bàng bắt đầu di chuyển. Cung thủ củaq uân Hồng Bàng và quân Nam Bình là lực lượng phát động những cuộc tấn công đầu tiên nhắm vào đối phương, xong quân Hồng Bàng được trang bị tốt, quân Nam Bình nấp sau công sự, thành ra thương vong hai bên không lớn.

Chỉ huy cánh phải của quân Hồng Bàng là Đỗ Bá Hải đã phát động xung phong, cho cung thủ Hồng Bàng dùng những trận mưa tên dày đặc yểm hộ bộ binh Hồng Bàng xung phong tới hàng phòng ngự quân Nam Bình. Nhận thấy rằng nếu bị động chịu trận, quân lính Nam Bình sẽ mất sĩ khí chiến đấu, và dù đứng trong công sự được chuẩn bị cẩn thận, ưu thế này cũng sẽ sớm mất, chỉ huy cánh trái quân Nam Bình- Nguyễn Bá Bình liền cho một đao quân ra ứng chiến. Đạo quân này ngoài bộ binh còn có voi chiến của người Thượng xuất kích cùng. Dựa vào voi chiến ủi phá, đồng thời các tay nỏ trên voi chiến bắn áp chế một bộ phận bộ binh hàng đầu, cuộc chiến tại nơi đây được có ưu thế nghiêng về quân Nam Bình một chút.

Dẫu vậy, quân Nam Bình cũng không duy trì thế trận tấn công này lâu, họ rút ngay khi thế công của cánh phải quân Hồng Bàng hạ xuống. Quả thực Nguyễn Bá Bình không bị chút thắng lợi nhỏ làm xao lãng vai trò chính của mình: phòng ngự.

Ở trung tâm, Quân Hồng Bàng do đích thân Hoàng Mạnh Hưng dẫn trận đã xung phong tấn công vào hệ thống phòng ngự dày đặc của liên quân Nam Bình- Thượng. Lương Văn Kỷ cũng áp dụng chiến thuật đánh chặn thế công như cánh trái đang làm: tung một lực lượng quân đội có voi chiến yểm trợ đánh chặn không cho quân đội đối phương có thể áp sát và phá hủy hệ thống phòng ngự tại mặt trung tâm.

Quân đội hai bên tại khu trung tâm rất đông đảo và tinh nhuệ, đã kèn cựa, tranh giành với nhau từng mét đất. Quân Hồng Bàng đã thiệt hại không nhỏ: 500 người chỉ trong vòng một giờ chiến đấu, nhưng họ vẫn dũng cảm tiến tới phía trước.

Tuy nhiên, quân Hồng Bàng sớm phải thả chậm tốc độ. Cánh trung tâm của họ tiến sâu hơn tầm yểm hộ của các cung thủ, khiến liên quân Nam Bình- Thượng tác chiến thoải mái, còn quân Hồng Bàng liên tục chịu tổn thất từ những mũi tên của đối thủ. Không chỉ vậy, voi chiến của người Thượng làm quân Hồng Bàng khó duy trì đội hình chiến đấu hiệu quả.

Dẫu vậy, quân Hồng Bàng đã trụ lại được, đủ để cung thủ của họ tiến lên vị trí nhắm bắn thích hợp. Rất nhanh chóng, với sự yểm trợ hiệu quả của cung thủ, quân hồng Bàng bẻ gãy những cuộc tấn công của kẻ địch, tiến sâu thêm vào hệ thống phòng ngự của địch. Để đối phó với voi chiến người Thượng, những vò dầu hỏa tiếp tục đóng vai trò chính. Dù không có khả năng chống lại những vò dầu hỏa, những người điều khiển voi chiến cũng biết hạn chế bớt sự di chuyển lung tung của con voi, khiến voi chiến không quay thẳng vào đội hình của mình mà dẫm đạp.

Cuộc chiến ở trung tâm của phòng tuyến nhanh chóng vào lại thế bế tắc sau khi liên quân Nam Bình- Thượng bổ sung thêm cung thủ, nỏ thủ xuất trận, tạo nên những trận mưa tên dày đặc, cản bước tiến quân của quân Hồng Bàng. Hoàng Mạnh Hưng cũng không muốn để quân mình thiệt hại quá nặng, nên lệnh cho quân đội của ông ta nhanh chóng tạo công sự tạm thời, tránh hy sinh vô ích.

Tất nhiên, tiêu hao tên của liên quân cũng vô cùng kinh người, chỉ chừng nửa giờ họ đã hao hết một nửa kho dự trữ tên. Ngoài ra các cung thủ, nỏ thủ cũng thấm mệt, dẫn tới trận mưa tên nhẹ đi trông thấy.

Lương Văn Kỷ biết rằng thời khắc quan trọng nhất đã tới, liên quân phải giữ được hệ thống phòng ngự trước đợt tấn công vũ bão này cho tới khi các cung thủ hồi phục. Dẫu vậy, đợt tấn công ồ ạt của quân Hồng Bàng đã làm ông ta phải kinh hãi.

Sớm nhận định được đợt mưa tên không thể kéo dài lâu, Hoàng Mạnh Hưng đã cho điều một lượng lớn tân binh tới trung tâm. Ngay khi xác nhận đợt mưa tên bắt đầu có dấu hiệu giảm, đợt lính khổng lồ này đã dần di chuyển vào. Và ngay khi trận mưa tên ngắt quãng, toàn bộ quân đội ở trung tâm đã xuất kích.

Bằng quân số áp đảo, lính Hồng Bàng đẩy liên quân Nam Bình- Thượng tụt lại sau hệ thống phòng ngự của họ hàng chục mét, và dường như quân Hồng Bàng sẽ đánh thẳng vào đó trong phút chốc, chấm dứt chiến dịch bằng một chiến thắng oanh liệt.

Tình thế nguy hiểm đã kích thích liên quân, và nhất là người Thượng- những kẻ phản bội, những kẻ chắc chắn phải chết. Họ đã tổng lực tấn công, đánh theo kiểu không còn gì để mất. Cuộc chiến diễn ra hết sức đẫm máu, tân binh Hồng Bàng đã nhanh chóng bị khí thế đối phương áp đảo, họ tấn công không mãnh liệt bằng và bị cầm chân gần nửa giờ dù lực lượng nhỉnh hơn.

Giờ đây, các tay cung, nỏ đã nghỉ đủ, và những đợt mưa tên ồ ạt trút xuống đầu quân Hồng bàng. Tỷ lệ thương vong của quân Hồng Bàng nhanh chóng tăng lên chóng mặt. Hoàng Mạnh Hưng bắt buộc phải ra lệnh cố thủ và quân Hồng Bàng dần bị đẩy lùi khỏi hàng rào phòng ngự của liên quân Nam Bình- Thượng. Lý do duy nhất quân hồng Bàng chưa thể rút chạy là vì họ hiểu rằng nếu bỏ hàng ngũ, một khi trận hình tan vỡ, kẻ địch sẽ có thể tấn công và tàn sát họ cực dễ dàng.
Tác giả : PTQDung
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 1 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại