Hôn Nhân Thất Bại
Chương 7
Tiếp sau đó, ông bà Đổng Thừa Nghiệp cùng với thím nhỏ đang mang thai bảy tháng cũng đến nhà tôi.
Ông Đổng Thừa Nghiệp có chút tư tưởng trọng nam khinh nữ, Khỉ Con là đứa cháu gái nội đầu tiên của nhà họ vậy mà ông ấy một lần cũng không muốn đến ôm.
Trước khi bọn họ đến, tôi nghe người quen truyền nhau bàn tán, nói rằng bà của Đổng Thừa Nghiệp khi nghe tin tôi muốn li hôn thì câu nói đầu tiên là: “Ninh Chân cũng chẳng phải là cái dạng tốt đẹp gì, không ngờ dám vứt quần áo của Đổng Thừa Nghiệp mà chúng ta ra ngoài."
Tôi biết, Đổng Thừa Nghiệp mang tính cách của một đứa trẻ, sau khi làm sai đều tìm mọi lí do để biện bạch, anh ta còn thích đổi trắng thay đen. Rõ ràng là tự anh ta đem quần áo vứt ra ngoài thùng rác, vậy mà lại đi nói với người nhà mình là do tôi vứt.
Tuy nhiên, lùi vạn bước mà nói, đừng bảo là vứt quần áo, cho dù tôi có vung dao vào anh ta cũng là việc có thể tha thứ.
Tôi vẫn biết bà Đổng Thừa Nghiệp rất thiên vị, nhưng không ngờ lại thiên vị đến mức ấy.
Dùng một loài cây để hình dung về thím Đổng Thừa Nghiệp thì chính là cây vạn niên, tính cách điển hình cho kiểu người hào sảng, yêu ghét rõ ràng, coi cái ác là kẻ thù, giống như nữ đại hiệp trong những bộ tiểu thuyết thời Kim Đường.
Thím nhỏ gọi tôi vào phòng, hỏi chuyện của tôi với Đổng Thừa Nghiệp.
Tôi đem đầu đuôi sự tình để lại cho cô ấy, thím nhỏ trước tiên căm hận mắng Đổng Thừa Nghiệp hai câu, sau lại bói vào tháng bảy tháng tám có hai lần nhìn thấy Đổng Thừa Nghiệp và Quyển Quyển bước ra từ phòng trọ của Đổng Thừa Nghiệp, hai người đều mang dáng vẻ của người vừa mới ngủ dậy, cô liền bước đến chất vấn Đổng Thừa Nghiệp, nhưng anh ta không thừa nhận mà cứ nhất quyết nói Quyển Quyển chỉ là bạn bè. Thím nhỏ biết Đổng Thừa Nghiệp thường xuyên không về nhà thăm Khỉ Con, cũng mắng mỏ anh ta đôi lời, trước mặt cô Đổng Thừa Nghiệp đã đồng ý, nhưng vẫn không chịu về nhà. Thím nhỏ mang thai con thứ hai, căn bản không có hơi sức đâu mà đi giám sát Đổng Thừa Nghiệp, cũng không ngờ rằng sự tình đến bước này.
Thỉm nhỏ thở dài, nói: “Thím cũng đã trải qua lại chuyện này, năm ấy sau khi thím sinh em cháu được hai tháng, chú cháu cũng đã “đi nhầm đường", thím ôm em cháu đi bắt gian, tận mắt nhìn thấy chồng mình cùng với một người phụ nữ đi vào khách sạn. Thím và em cháu bị cảm nắng phải vào bệnh viện, chú cháu căn bản không thèm đến thăm, cả ngày quấn quýt lấy người phụ nữ kia, đưa hết tiền tích kiệm cho cô ta. Thím tức quá mới đề nghị li hôn, nhưng sau vì em trai cháu mà chấp nhận làm hòa."
Nghe thím nói, toàn thân tôi lạng toát.
Từ lâu tôi đã biết Thím nhỏ và chú trước đây từng li hôn, nhưng Đổng Thừa Nghiệp nói với tôi đó là vì tính cách của hai người quá mạnh mẽ chứ hoàn toàn không phải là do chú anh ta “đi nhầm đường".
Đổng Thừa Nghiệp nói cái gì thì tôi tin cái ấy. Đúng là ngu hết thuốc chữa, tôi mà không bị lừa thì còn ai bị lừa nữa?
Thím nhỏ thở dài khuyên tôi: “Ninh Chân, thím biết con tức giận, con căm nhận. Nhưng nghe lời khuyên của thím, một người phụ nữ li hôn một mình nuôi con rất gian khổ. Thím đã từng trải qua, tìm hiểu được cảm giác ấy. Thật đó, dù cho mọi người đều biết Đổng Thừa Nghiệp là kẻ đểu cáng, nhưng rất nhanh sẽ có người phụ nữa chưa kết hôn muốn gả cho nó.
Bởi vì nó là đàn ông, lương cũng khá cao, công việc ổn định, không phải chịu gánh nặng kinh tế cũng không bị con cái ràng buộc, khéo mồm khéo miệng, biết dỗ dành người khác. Nhưng con lại khác, con là phụ nữ, con mang theo con, rất khó để tìm được người đàn ông phù hợp với mình. Cho nên thím hy vọng hai đứa con khi nào đủ bình tĩnh mới đưa ra quyết định, dù cho con không nghĩ cho bản thân thì cũng phải nghĩ cho đứa nhỏ chứ!"
Tôi biết thím nhỏ là người bênh cái lý chứ không bênh cái tình, cô ấy nói như này không phải vì giúp cho Đổng Thừa Nghiệp mà là muốn giúp tôi.
Thế giới này căn bản không có cái gì gọi là công bằng, cô ấy thấu hiểu được nỗi khó khăn của một người mẹ đơn thân, đến một người mạnh mẽ như cô ấy nhưng cuối cùng cũng phải thỏa hiệp.
Sau khi khuyên xong, thím nhỏ và ông bà Đổng Thừa Nghiệp cũng chuẩn bị ra về.
Ông bà Đổng Thừa Nghiệp từ lúc bước chân vào nhà cho đến lúc đi về, đến một câu cũng không nhắc đến chuyện của tôi và Đổng Thừa Nghiệp, tựa như thờ ơ không quan tâm.
Đi đến cửa nhà, mẹ tôi không nhịn nổi nữa, trực tiếp khóc với bà Đổng Thừa Nghiệp: “Bà à, Đổng Thừa Nghiệp là người, Ninh Chân nhà chúng tôi cũng là người, rốt cuộc nó đã làm sai chuyện gì mà lại khiến cho Đổng Thừa Nghiệp dày vò nó như vậy? Lúc mang thai cũng không đoái hoài đến, sau khi sinh co thì ở bệnh viện ôm lất điện thoại chơi trò chơi. Bình truyền dịch của Ninh Chân hết cũng không quản, trong những này ở cữ khiến cho Ninh Chân khóc mấy lần. Ninh Chân cực khổ ở nhà chăm con, còn nó lại ở bên đó làm ra loại chuyện như thế. Hôm đó, Ninh Chân trong thư phòng gào khóc hỏi Đổng Thừa Nghiệp, rốt cuộc nó đã làm gì có lỗi với anh ta. Tôi ôm đứa nhỏ đứng ngoài cửa phòng, chỉ sợ nó thực sự nhảy từ cửa sổ xuống.
Nhà chúng tôi đâu có đối xử tệ bạn với Đổng Thừa Nghiệp, nó về nhà, tất thối vứt lung tung không thèm quan tâm, tôi bịt mũi đem tất của nó đi giặt sạch, nó thích ăn gì tôi đều cố gắng ghi nhớ, mỗi lần về nhà đều nấu món ngon cho nó ăn, như thế chưa đủ sao? Còn muốn chúng tôi phải như thế nào nữa?"
Trước khi nghỉ hưu mẹ tôi cũng được coi là lãnh đạo của đơn vị, tính cách cũng mãnh mẽ, từ trước đến giờ đều không khóc trước mặt người khác. Nhưng lần này, bà khóc đến thương tâm như thế. Tôi biết, mẹ đã kìm nén quá lâu, sự lạnh nhạt hờ hững của Đổng Thừa Nghiệp với tôi bà đều biết hết, chỉ vì tôi mà bà nhẫn nhịn.
Mắt thím cũng đỏ lên, không ngừng an ủi mẹ tôi.
Vậy mà bà của Đổng Thừa Nghiệp lại cười ha ha nói “tất của nó quả thật rất thối." nói xong kéo ông Đổng Thừa Nghiệp đi.
Đợi bọn họ đi hết, Thái Thái cũng trở về, nhìn thấy tôi và mẹ mắt sưng đổ, bèn hỏi đầu đuôi sự tình. Sau khi nghe xong, Thái Thái cười lạnh: “Tao còn nghe ngóng tin sốt dẻo hơn, mày có muốn nghe không?"
Khả năng giao tiếp của Thái Thái rất tốt, chỗ nào cũng có bạn bè, hai ngày nay cô ấy đang lôi kéo bạn bè hỏi thăm tin tức của Đổng Thừa Nghiệp.
Tôi nghe Thái Thái nói: “Thành phố D cũng thật là nỏ, chuyện nhà họ vừa mới hỏi thăm đã rõ ràng. Bà Đổng Thừa Nghiệp tổng cộng có ba đứa con, kết quả ba đứa con đều vì ** mà li hôn. Vậy mà bà lão đó còn suốt ngày nói với hàng xóm là do con dâu mình sai, con trai bà ta đều là thanh niên trí đức vẹn toàn."
Cơ hội để tôi đến thành phố D rất ít, chỉ nghe phong thanh được chú hai Đổng Thừa Nghiệp cũng li hôn. Nhưng khi ấy Đổng Thừa Nghiệp cũng nói với tôi là do tính chất công việc của thím anh ta thường xuyên phải xuất đầu lộ diện, cho nên chú đề xuất li hôn.
Thái Thái “hừ" một tiếng: “Đổng Thừa Nghiệp đúng là kẻ luyên thuyên, sự thật là do thím anh ta bắt gian chú anh ta với kẻ thứ ba tại giường nên mới li hôn, kết quả ông bà Đổng Thừa Nghiệp lại còn giúp chú anh ta mắng chửi thím! Đổng Thừa Nghiệp từ nhỏ đã sống trong cái môi trường thế này, hôm nay anh ta “đi nhầm đường" cũng chắng có gì đáng ngạc nhiên. Tao nói này Ninh Chân, mày không chỉ mắt mù mà đến tim cũng mù, trước khi kết hôn không đi tìm hiểu rõ ràng những chuyện này mà cũng dám gả cho người ta!"
Tôi cảm thấy một bụng khí ứ nghẹn ở cổ họng, lên không được mà xuống cũng không xong.
Tôi tiếp xúc với người nhà Đổng Thừa Nghiệp không nhiều, chỉ cảm thấy mỗi lần đến nhà anh ta, người nhà anh ta đối xử với tôi rất tốt, hoàn toàn không nghĩ đến lại có những chuyện này xảy ra trong gia đình anh ta.
Thái Thái không cho phép tôi bào chữa, tiếp tục nói: “Lúc mày với Đổng Thừa Nghiệp qua lại, không phải mày tự mình gom tiền mua máy ảnh sao? Có lần bố Đổng Thừa Nghiệp mượn cái máy ảnh đó, bỏ lại mẹ kế của anh ta đến hội trợ triển lãm ở Thượng Hải chơi, sau khi trở về trả máy lại cho mày, kết quả mày phát hiện trong máy mày đều là ảnh chụp chung của cha anh ta với người mẹ nuôi đã có gia đình của Đổng Thừa Nghiệp.
Mày nghĩ xem, một đôi năm nữ bỏ lại gia đình đến Thượng Hải du lịch hai ngày, dù cho không làm gì thì cũng là hành động thiếu trách nhiệm với gia đình. Khi ấy tao đã cảnh báo với mày phải chú ý thái độ của Đổng Thừa Nghiệp đối với chuyện này, kết quả thì sao? Mày lại để lời nói của tao vào tai này rồi bay ra tai kia chứ gì?"
Đúng thế, khi nhìn thấy những bức ảnh đó tôi rất kinh hoàng, sợ ảnh hưởng đến gia đình bố Đổng Thừa Nghiệp, lại không dám nói với mẹ kế anh ta, chỉ có thể vội vàng xóa mấy bức ảnh đó đi.
Thế mà sau khi xem xong mấy bức ảnh đó, Đổng Thừa Nghiệp chỉ cười nói với tôi: “Nhìn xem, ông bố già nhà anh cũng thật giỏi." Tôi nghĩ Đổng Thừa Nghiệp nói thế là vì mối quan hệ giữa anh ta và mẹ kế không tốt, hoàn toàn không nghĩ tới chuyện này đã bộc lộ quan niệm về gia đình của anh ta.
Suy xét tường tận, tôi thấy mình đúng là sai đến cùng cực.
Bây giờ cuối cùng tôi cũng đã hiểu rõ, việc đầu tiên cần xem xét khi gả cho một người là phải xem gia đình anh ta như thế nào.
Môn đăng hộ đối mà người ta thường nói, không phải chỉ mỗi tiền tài của hai nhà, mà quan trọng hơn chính là bối cảnh gia đình cùng với giáo dục hai bên cũng phải tương ứng. Chỉ có ở bên cạnh một người lớn lên trong bối cảnh gia đình, tư tưởng quan điểm giống bạn, thì hai người mới có tiếng nói chung, mới có thể tránh được tranh chấp.
Lúc ấy mẹ tôi không đồng ý tôi và Đổng Thừa Nghiệp qua lại với nhau, chính là bởi vì gia đình anh ta tan vỡ, sợ chúng tôi do quan điểm và cách nhìn nhận sự việc không giống nhau mà xảy ra mâu thuẫn.
Bây giờ tỉnh ngộ, đã muộn rồi!
Lúc trước tôi nhờ thím nhỏ khuyên Đổng Thừa Nghiệp về nhà đối mặt giải quyết sự việc, ngày hôm sau, thím nhỏ gọi điện đến, trong giọng nói mang ý xin lỗi, nói cô không khuyên nổi Đổng Thừa Nghiệp nữa rồi.
“Cô chất vấn nó, nó thừa nhận việc mình “đi nhầm đường". Nhưng nó lập tức giống như đứa trẻ, tìm mọi lí do để bao biện cho mình. Lúc thì nói mình “đi nhầm đường" là do cháu, lúc lại nói là do bố nó, cuối cùng lại để tội cho cô nó."
Tôi cũng là bà tám, việc đến nước này mà vẫn tò mò hỏi: “Sao lại đổ tội lên đầu cô anh ta thế ạ?"
“Nó nói lúc nhỏ cô nó đánh nó, nó luôn nhớ trong lòng, thấy trong nhà không tìm được chút ấm áp nào cả, cái cô gái kia mang đến cho nó sự ấm áp, nó thèm khát cái cảm giác đó nên “đi nhầm đường". Thím nhỏ tức đến không thở nổi: “Nó chẳng qua tìm bừa lí do, chuyện học hành của nó đều do cô nó lo. Cô nó chỉ hận không rèn sắt thành thép* nên mới đánh nó một cái, nó lập tức nói tay mình đau không chịu nổi, nhất quyết đòi đi bệnh viện chụp XQ, dọa cô nó sợ gần chết."
Nghe những gì thím nói, lòng tôi lại phủ lên một lớp bụi, tựa như mặt bàn nửa năm không lau dọn.
Từ đầu đến cuối Đổng Thừa Nghiệp đều không chịu về nhà, tôi một mình ở thành phố F đợi anh ta, chỉ cảm thấy mắt thật mờ mịt. Quãng thời gian ấy như mắt phải chứng trầm cảm, cả ngày đều muốn khóc, khóc từ sáng đến tối, mắt không lúc nào không sưng húp.
Mỗi ngày Dương Dung đều gọi điện đến an ủi động viên tôi.
Chồng Dương Dung, Bạch Hồng Văn là một người rất nghĩa khí, coi Đổng Thừa Nghiệp như em trai mình, trong lúc tôi ở cữ nghe nói Đổng Thừa Nghiệp không về nhà, hai giờ sáng gọi điện cho anh ta nhắm thẳng vào đầu anh ta mà trách mắng.
Thoạt đầu Đổng Thừa Nghiệp cũng rất tôn trọng Bạch Hồng Văn nhưng sau khi đến thành phố D, do ra tay hào phóng mà có không ít những bạn mặt chứ không phải bạn lòng, lúc nào cũng nịnh hót, tâng bốc anh ta. Mà Đổng Thừa Nghiệp vốn là kẻ ham hư vinh, dần dần xem thường người thẳng thắn bộc trực, thích làm anh trai như Bạch Hồng Văn.
Đổng Thừa Nghiệp còn nói nhỏ với đồng nghiệp ở công ty rằng, tôi và anh ta li hôn đều là do Dương Dung và Bạch Hồng Văn làm trung gian xúi giục.
Ông Đổng Thừa Nghiệp có chút tư tưởng trọng nam khinh nữ, Khỉ Con là đứa cháu gái nội đầu tiên của nhà họ vậy mà ông ấy một lần cũng không muốn đến ôm.
Trước khi bọn họ đến, tôi nghe người quen truyền nhau bàn tán, nói rằng bà của Đổng Thừa Nghiệp khi nghe tin tôi muốn li hôn thì câu nói đầu tiên là: “Ninh Chân cũng chẳng phải là cái dạng tốt đẹp gì, không ngờ dám vứt quần áo của Đổng Thừa Nghiệp mà chúng ta ra ngoài."
Tôi biết, Đổng Thừa Nghiệp mang tính cách của một đứa trẻ, sau khi làm sai đều tìm mọi lí do để biện bạch, anh ta còn thích đổi trắng thay đen. Rõ ràng là tự anh ta đem quần áo vứt ra ngoài thùng rác, vậy mà lại đi nói với người nhà mình là do tôi vứt.
Tuy nhiên, lùi vạn bước mà nói, đừng bảo là vứt quần áo, cho dù tôi có vung dao vào anh ta cũng là việc có thể tha thứ.
Tôi vẫn biết bà Đổng Thừa Nghiệp rất thiên vị, nhưng không ngờ lại thiên vị đến mức ấy.
Dùng một loài cây để hình dung về thím Đổng Thừa Nghiệp thì chính là cây vạn niên, tính cách điển hình cho kiểu người hào sảng, yêu ghét rõ ràng, coi cái ác là kẻ thù, giống như nữ đại hiệp trong những bộ tiểu thuyết thời Kim Đường.
Thím nhỏ gọi tôi vào phòng, hỏi chuyện của tôi với Đổng Thừa Nghiệp.
Tôi đem đầu đuôi sự tình để lại cho cô ấy, thím nhỏ trước tiên căm hận mắng Đổng Thừa Nghiệp hai câu, sau lại bói vào tháng bảy tháng tám có hai lần nhìn thấy Đổng Thừa Nghiệp và Quyển Quyển bước ra từ phòng trọ của Đổng Thừa Nghiệp, hai người đều mang dáng vẻ của người vừa mới ngủ dậy, cô liền bước đến chất vấn Đổng Thừa Nghiệp, nhưng anh ta không thừa nhận mà cứ nhất quyết nói Quyển Quyển chỉ là bạn bè. Thím nhỏ biết Đổng Thừa Nghiệp thường xuyên không về nhà thăm Khỉ Con, cũng mắng mỏ anh ta đôi lời, trước mặt cô Đổng Thừa Nghiệp đã đồng ý, nhưng vẫn không chịu về nhà. Thím nhỏ mang thai con thứ hai, căn bản không có hơi sức đâu mà đi giám sát Đổng Thừa Nghiệp, cũng không ngờ rằng sự tình đến bước này.
Thỉm nhỏ thở dài, nói: “Thím cũng đã trải qua lại chuyện này, năm ấy sau khi thím sinh em cháu được hai tháng, chú cháu cũng đã “đi nhầm đường", thím ôm em cháu đi bắt gian, tận mắt nhìn thấy chồng mình cùng với một người phụ nữ đi vào khách sạn. Thím và em cháu bị cảm nắng phải vào bệnh viện, chú cháu căn bản không thèm đến thăm, cả ngày quấn quýt lấy người phụ nữ kia, đưa hết tiền tích kiệm cho cô ta. Thím tức quá mới đề nghị li hôn, nhưng sau vì em trai cháu mà chấp nhận làm hòa."
Nghe thím nói, toàn thân tôi lạng toát.
Từ lâu tôi đã biết Thím nhỏ và chú trước đây từng li hôn, nhưng Đổng Thừa Nghiệp nói với tôi đó là vì tính cách của hai người quá mạnh mẽ chứ hoàn toàn không phải là do chú anh ta “đi nhầm đường".
Đổng Thừa Nghiệp nói cái gì thì tôi tin cái ấy. Đúng là ngu hết thuốc chữa, tôi mà không bị lừa thì còn ai bị lừa nữa?
Thím nhỏ thở dài khuyên tôi: “Ninh Chân, thím biết con tức giận, con căm nhận. Nhưng nghe lời khuyên của thím, một người phụ nữ li hôn một mình nuôi con rất gian khổ. Thím đã từng trải qua, tìm hiểu được cảm giác ấy. Thật đó, dù cho mọi người đều biết Đổng Thừa Nghiệp là kẻ đểu cáng, nhưng rất nhanh sẽ có người phụ nữa chưa kết hôn muốn gả cho nó.
Bởi vì nó là đàn ông, lương cũng khá cao, công việc ổn định, không phải chịu gánh nặng kinh tế cũng không bị con cái ràng buộc, khéo mồm khéo miệng, biết dỗ dành người khác. Nhưng con lại khác, con là phụ nữ, con mang theo con, rất khó để tìm được người đàn ông phù hợp với mình. Cho nên thím hy vọng hai đứa con khi nào đủ bình tĩnh mới đưa ra quyết định, dù cho con không nghĩ cho bản thân thì cũng phải nghĩ cho đứa nhỏ chứ!"
Tôi biết thím nhỏ là người bênh cái lý chứ không bênh cái tình, cô ấy nói như này không phải vì giúp cho Đổng Thừa Nghiệp mà là muốn giúp tôi.
Thế giới này căn bản không có cái gì gọi là công bằng, cô ấy thấu hiểu được nỗi khó khăn của một người mẹ đơn thân, đến một người mạnh mẽ như cô ấy nhưng cuối cùng cũng phải thỏa hiệp.
Sau khi khuyên xong, thím nhỏ và ông bà Đổng Thừa Nghiệp cũng chuẩn bị ra về.
Ông bà Đổng Thừa Nghiệp từ lúc bước chân vào nhà cho đến lúc đi về, đến một câu cũng không nhắc đến chuyện của tôi và Đổng Thừa Nghiệp, tựa như thờ ơ không quan tâm.
Đi đến cửa nhà, mẹ tôi không nhịn nổi nữa, trực tiếp khóc với bà Đổng Thừa Nghiệp: “Bà à, Đổng Thừa Nghiệp là người, Ninh Chân nhà chúng tôi cũng là người, rốt cuộc nó đã làm sai chuyện gì mà lại khiến cho Đổng Thừa Nghiệp dày vò nó như vậy? Lúc mang thai cũng không đoái hoài đến, sau khi sinh co thì ở bệnh viện ôm lất điện thoại chơi trò chơi. Bình truyền dịch của Ninh Chân hết cũng không quản, trong những này ở cữ khiến cho Ninh Chân khóc mấy lần. Ninh Chân cực khổ ở nhà chăm con, còn nó lại ở bên đó làm ra loại chuyện như thế. Hôm đó, Ninh Chân trong thư phòng gào khóc hỏi Đổng Thừa Nghiệp, rốt cuộc nó đã làm gì có lỗi với anh ta. Tôi ôm đứa nhỏ đứng ngoài cửa phòng, chỉ sợ nó thực sự nhảy từ cửa sổ xuống.
Nhà chúng tôi đâu có đối xử tệ bạn với Đổng Thừa Nghiệp, nó về nhà, tất thối vứt lung tung không thèm quan tâm, tôi bịt mũi đem tất của nó đi giặt sạch, nó thích ăn gì tôi đều cố gắng ghi nhớ, mỗi lần về nhà đều nấu món ngon cho nó ăn, như thế chưa đủ sao? Còn muốn chúng tôi phải như thế nào nữa?"
Trước khi nghỉ hưu mẹ tôi cũng được coi là lãnh đạo của đơn vị, tính cách cũng mãnh mẽ, từ trước đến giờ đều không khóc trước mặt người khác. Nhưng lần này, bà khóc đến thương tâm như thế. Tôi biết, mẹ đã kìm nén quá lâu, sự lạnh nhạt hờ hững của Đổng Thừa Nghiệp với tôi bà đều biết hết, chỉ vì tôi mà bà nhẫn nhịn.
Mắt thím cũng đỏ lên, không ngừng an ủi mẹ tôi.
Vậy mà bà của Đổng Thừa Nghiệp lại cười ha ha nói “tất của nó quả thật rất thối." nói xong kéo ông Đổng Thừa Nghiệp đi.
Đợi bọn họ đi hết, Thái Thái cũng trở về, nhìn thấy tôi và mẹ mắt sưng đổ, bèn hỏi đầu đuôi sự tình. Sau khi nghe xong, Thái Thái cười lạnh: “Tao còn nghe ngóng tin sốt dẻo hơn, mày có muốn nghe không?"
Khả năng giao tiếp của Thái Thái rất tốt, chỗ nào cũng có bạn bè, hai ngày nay cô ấy đang lôi kéo bạn bè hỏi thăm tin tức của Đổng Thừa Nghiệp.
Tôi nghe Thái Thái nói: “Thành phố D cũng thật là nỏ, chuyện nhà họ vừa mới hỏi thăm đã rõ ràng. Bà Đổng Thừa Nghiệp tổng cộng có ba đứa con, kết quả ba đứa con đều vì ** mà li hôn. Vậy mà bà lão đó còn suốt ngày nói với hàng xóm là do con dâu mình sai, con trai bà ta đều là thanh niên trí đức vẹn toàn."
Cơ hội để tôi đến thành phố D rất ít, chỉ nghe phong thanh được chú hai Đổng Thừa Nghiệp cũng li hôn. Nhưng khi ấy Đổng Thừa Nghiệp cũng nói với tôi là do tính chất công việc của thím anh ta thường xuyên phải xuất đầu lộ diện, cho nên chú đề xuất li hôn.
Thái Thái “hừ" một tiếng: “Đổng Thừa Nghiệp đúng là kẻ luyên thuyên, sự thật là do thím anh ta bắt gian chú anh ta với kẻ thứ ba tại giường nên mới li hôn, kết quả ông bà Đổng Thừa Nghiệp lại còn giúp chú anh ta mắng chửi thím! Đổng Thừa Nghiệp từ nhỏ đã sống trong cái môi trường thế này, hôm nay anh ta “đi nhầm đường" cũng chắng có gì đáng ngạc nhiên. Tao nói này Ninh Chân, mày không chỉ mắt mù mà đến tim cũng mù, trước khi kết hôn không đi tìm hiểu rõ ràng những chuyện này mà cũng dám gả cho người ta!"
Tôi cảm thấy một bụng khí ứ nghẹn ở cổ họng, lên không được mà xuống cũng không xong.
Tôi tiếp xúc với người nhà Đổng Thừa Nghiệp không nhiều, chỉ cảm thấy mỗi lần đến nhà anh ta, người nhà anh ta đối xử với tôi rất tốt, hoàn toàn không nghĩ đến lại có những chuyện này xảy ra trong gia đình anh ta.
Thái Thái không cho phép tôi bào chữa, tiếp tục nói: “Lúc mày với Đổng Thừa Nghiệp qua lại, không phải mày tự mình gom tiền mua máy ảnh sao? Có lần bố Đổng Thừa Nghiệp mượn cái máy ảnh đó, bỏ lại mẹ kế của anh ta đến hội trợ triển lãm ở Thượng Hải chơi, sau khi trở về trả máy lại cho mày, kết quả mày phát hiện trong máy mày đều là ảnh chụp chung của cha anh ta với người mẹ nuôi đã có gia đình của Đổng Thừa Nghiệp.
Mày nghĩ xem, một đôi năm nữ bỏ lại gia đình đến Thượng Hải du lịch hai ngày, dù cho không làm gì thì cũng là hành động thiếu trách nhiệm với gia đình. Khi ấy tao đã cảnh báo với mày phải chú ý thái độ của Đổng Thừa Nghiệp đối với chuyện này, kết quả thì sao? Mày lại để lời nói của tao vào tai này rồi bay ra tai kia chứ gì?"
Đúng thế, khi nhìn thấy những bức ảnh đó tôi rất kinh hoàng, sợ ảnh hưởng đến gia đình bố Đổng Thừa Nghiệp, lại không dám nói với mẹ kế anh ta, chỉ có thể vội vàng xóa mấy bức ảnh đó đi.
Thế mà sau khi xem xong mấy bức ảnh đó, Đổng Thừa Nghiệp chỉ cười nói với tôi: “Nhìn xem, ông bố già nhà anh cũng thật giỏi." Tôi nghĩ Đổng Thừa Nghiệp nói thế là vì mối quan hệ giữa anh ta và mẹ kế không tốt, hoàn toàn không nghĩ tới chuyện này đã bộc lộ quan niệm về gia đình của anh ta.
Suy xét tường tận, tôi thấy mình đúng là sai đến cùng cực.
Bây giờ cuối cùng tôi cũng đã hiểu rõ, việc đầu tiên cần xem xét khi gả cho một người là phải xem gia đình anh ta như thế nào.
Môn đăng hộ đối mà người ta thường nói, không phải chỉ mỗi tiền tài của hai nhà, mà quan trọng hơn chính là bối cảnh gia đình cùng với giáo dục hai bên cũng phải tương ứng. Chỉ có ở bên cạnh một người lớn lên trong bối cảnh gia đình, tư tưởng quan điểm giống bạn, thì hai người mới có tiếng nói chung, mới có thể tránh được tranh chấp.
Lúc ấy mẹ tôi không đồng ý tôi và Đổng Thừa Nghiệp qua lại với nhau, chính là bởi vì gia đình anh ta tan vỡ, sợ chúng tôi do quan điểm và cách nhìn nhận sự việc không giống nhau mà xảy ra mâu thuẫn.
Bây giờ tỉnh ngộ, đã muộn rồi!
Lúc trước tôi nhờ thím nhỏ khuyên Đổng Thừa Nghiệp về nhà đối mặt giải quyết sự việc, ngày hôm sau, thím nhỏ gọi điện đến, trong giọng nói mang ý xin lỗi, nói cô không khuyên nổi Đổng Thừa Nghiệp nữa rồi.
“Cô chất vấn nó, nó thừa nhận việc mình “đi nhầm đường". Nhưng nó lập tức giống như đứa trẻ, tìm mọi lí do để bao biện cho mình. Lúc thì nói mình “đi nhầm đường" là do cháu, lúc lại nói là do bố nó, cuối cùng lại để tội cho cô nó."
Tôi cũng là bà tám, việc đến nước này mà vẫn tò mò hỏi: “Sao lại đổ tội lên đầu cô anh ta thế ạ?"
“Nó nói lúc nhỏ cô nó đánh nó, nó luôn nhớ trong lòng, thấy trong nhà không tìm được chút ấm áp nào cả, cái cô gái kia mang đến cho nó sự ấm áp, nó thèm khát cái cảm giác đó nên “đi nhầm đường". Thím nhỏ tức đến không thở nổi: “Nó chẳng qua tìm bừa lí do, chuyện học hành của nó đều do cô nó lo. Cô nó chỉ hận không rèn sắt thành thép* nên mới đánh nó một cái, nó lập tức nói tay mình đau không chịu nổi, nhất quyết đòi đi bệnh viện chụp XQ, dọa cô nó sợ gần chết."
Nghe những gì thím nói, lòng tôi lại phủ lên một lớp bụi, tựa như mặt bàn nửa năm không lau dọn.
Từ đầu đến cuối Đổng Thừa Nghiệp đều không chịu về nhà, tôi một mình ở thành phố F đợi anh ta, chỉ cảm thấy mắt thật mờ mịt. Quãng thời gian ấy như mắt phải chứng trầm cảm, cả ngày đều muốn khóc, khóc từ sáng đến tối, mắt không lúc nào không sưng húp.
Mỗi ngày Dương Dung đều gọi điện đến an ủi động viên tôi.
Chồng Dương Dung, Bạch Hồng Văn là một người rất nghĩa khí, coi Đổng Thừa Nghiệp như em trai mình, trong lúc tôi ở cữ nghe nói Đổng Thừa Nghiệp không về nhà, hai giờ sáng gọi điện cho anh ta nhắm thẳng vào đầu anh ta mà trách mắng.
Thoạt đầu Đổng Thừa Nghiệp cũng rất tôn trọng Bạch Hồng Văn nhưng sau khi đến thành phố D, do ra tay hào phóng mà có không ít những bạn mặt chứ không phải bạn lòng, lúc nào cũng nịnh hót, tâng bốc anh ta. Mà Đổng Thừa Nghiệp vốn là kẻ ham hư vinh, dần dần xem thường người thẳng thắn bộc trực, thích làm anh trai như Bạch Hồng Văn.
Đổng Thừa Nghiệp còn nói nhỏ với đồng nghiệp ở công ty rằng, tôi và anh ta li hôn đều là do Dương Dung và Bạch Hồng Văn làm trung gian xúi giục.
Tác giả :
Tát Không Không