Hơn Cả Một Tình Bạn
Chương 26: Hè về rồi!
Cơn mưa ầm ầm kéo đến, mây đen phủ kín cả bầu trời, làm bọn tôi đang làm bài trong lớp cũng hiếu kì ngó ra. Chẳng có gì đặc sắc, ngoài những hạt mưa xối xả, những bong bóng nước tung lên trắng xóa dưới nền xi măng, thi thoảng lại vang lên một tiếng sấm.
Tôi thì không bận tâm, đang cố tìm luận điểm để làm bài văn mà cô mới giao, trong khi chúng bạn đang không màng thế sự mà thảnh thơi ngắm mưa, tận hưởng những không khí mát lạnh mà cơn mưa đầu mùa mang lại.
Hè đấy, hè về thật rồi! Nhưng năm nay tôi không có hè, tôi còn phải đi học. Nếu như mọi năm, tôi sẽ về quê chơi, theo cái Na cái Ổi đi thả diều, hoặc chí ít thì cũng bám theo anh Cu đi bắt ốc. Nhưng năm nay, tôi lại muốn ở nhà học, sau khi nghe mụ Mít gạ gẫm lên Hải Phòng.
Tối hôm đấy, tôi cũng lang thang hỏi bác google rất nhiều, phân vân một hồi rốt cuộc cũng nuôi mộng vào trường Trần Phú chuyên Văn. Đó là trường nổi tiếng nhất thành phố, nên để chen chân được vào không phải là điều đơn giản. Vả lại, bà Mít bảo học sinh giỏi ở tỉnh lẻ tôi chẳng là cái vẹo gì trên phố cả.
Kể cả tiền học những tháng hè này, cũng là bà Mít gửi về cho tôi đấy. Vì cơ bản mẹ tôi không thích tôi lên thành phố học, mẹ tôi chỉ thích tôi ở đây, nên không đồng ý cho tôi đi học thêm vào những ngày nóng nực tháng sáu này. Mẹ thường bảo, tuổi thơ mới là quan trọng chứ bé tí lo gì tương lai xa xôi. Nhưng tôi biết, tại sao mẹ lại không thích tôi đi học xa nhà. Ba mẹ có hai đứa con gái, một đứa thì tít bên Hàn rồi, còn một đứa thì ở đây. Mai này, đứa lớn về nước, cho đứa bé lên thành phố học thì chẳng phải ba mẹ phải sống một mình? Nghĩ đến, tôi thấy hơi xót xót, chưa già mà đã phải sống xa con. Nhưng tôi không hiểu sao, có một động lực mãnh liệt phương nào thôi thúc tôi phải lên thành phố học rất lớn. Cứ nghĩ mãi, tôi bất chợt lo nghĩ về tương lai, và nhớ đến... Bin.
Cây bút đang ghi dàn ý bài Văn trên tay tôi hơi khựng lại, cũng lâu rồi nó chưa về nhỉ? Cũng hơn hai tháng rồi, sinh nhật nó cũng qua mà tôi không chúc được. Tôi chặn tài khoản của nó rồi mà... Với lại, máy tính tôi cũng hỏng nốt rồi!
Tôi có xin mẹ mua, còn đòi đập lợn ra nữa, nhưng mẹ không đồng ý. Làm tôi khóc lóc om sòm lên, bà Mít phải nịnh khi nào chị lĩnh lương chị mua cho mới chịu nín. Tôi nín không phải vì biết mình sắp có máy mới, mà vì sợ bà Mít làm nhiều sẽ sinh bệnh ra đấy. Bà đi du học, thời gian trên trường đã chiếm rất nhiều thời gian, thì giờ nào để mà đi làm thêm nữa. Nên tôi sợ lắm, cứ sợ mình chưa làm được cái gì mà trở thành gánh nặng cho mọi người ấy, cảm giác nó hơi khó tả.
Khi tôi đang làm đến kết bài thì cô cho nghỉ sớm, hình như Cún nhà cô bị ốm. Tôi khẽ đưa mắt nhìn bầu trời đang hửng lên chút nắng hồng sau trận mưa xối xả, cây lại xanh trở lại, chim lại hót như bao ngày nắng khác.
Mưa cũng đã tạnh, nắng cũng đã lên, ấy vậy mà lòng tôi tràn ngập giông bão.
Ôi thôi, Ghẹ ngu rồi!
Xe tôi để ngoài sân ướt hết, vì hôm nay đi học muộn nhà xe đã hết chỗ, nhưng điều đáng nói là tôi treo ngửa mũ bảo hiểm! Tôi khóc không ra tiếng, xót thương nhìn em mũ bảo hiểm đang đựng đầy nước thiếu mỗi mấy em cá vàng bơi lội tung tăng. Ôi đau thương chồng chất đau thương.
Lũ bạn nhìn tôi cười sằng sặc như được mùa, đứa khen tôi thông minh, đứa khen trời biết cách mưa, đứa thì vỗ vai tỏ vẻ an ủi. Thôi đành vậy, tôi lau vội yên xe rồi leo lên trong tiếng cười vang cả xóm của bọn bạn.
Đi cả quãng đường với bọn bạn thì chẳng sao, đến lúc tôi một mình một đường, mải hát theo một lời nhạc không tên thì... Ở đằng xa xa kia, có phải hai chú Pikachu đang cầm côn điện vẫy vẫy không? Ôi thôi chết rồi, mũ bảo hiểm thì ướt nhẹp, đội lên nấm hết đầu, mà các chú cũng thấy rồi, còn vẫy tay rất kịch liệt nữa kìa.
Xong rồi, ngày tàn đã đến, đúng là tiến thoái lưỡng nan, tôi đành lò dò đi đến "chốt" mới lập của các chú. Bao nhiêu ngày tôi đi qua đây mà có thấy chú áo vàng nào đâu nhỉ?!
- Đi đâu mà không đội mũ thế cháu, xinh gái thế đội mũ sợ hỏng tóc à?
Tôi vừa gạt chân chống xuống thì các chú đã cầm quyển biên lai đi ra "niềm nở" đón tiếp. Hai chú đi vòng quanh xe tôi, vừa đi vừa tính tiền như đang ngắm nghía chọn mua một con bò ngoài chợ vậy.
- Không đội mũ, phạt hai trăm nghìn đồng! Không biển số xe, phạt bốn trăm nghìn đồng!
Ôi thôi, đợt làm biển số xe vừa rồi tôi đi về quê ăn giỗ, định hôm nào khăn gói lên thành phố làm mà chưa kịp đã bị sờ gáy rồi.
Nộp phạt thì tôi có thể rút của em lợn, nhưng tôi sợ nhất là gửi biên bản về trường, là tôi sẽ bị kỉ luật, nhẹ nhất là cảnh cáo trước trường. Dơ lắm! Thấy các chú còn chưa thảo biên, tôi đành vận hết công suất cái miệng của mình để mong được hưởng sự khoan hồng.
- Ôi các chú ơi, cháu mới vi phạm lần đầu. Mũ cháu có mang theo, nhưng trời mưa ướt hết mũ của cháu, đội lên thì nấm hết đầu nên cháu mới làm liều. Các chú tha cho cháu lần này, các chú đừng ghi biên lai, còn nộp phạt thì cháu chịu hết.
Hai chú đang cười sằng sặc nhìn tôi, cười đến cái côn điện được đeo ở hông cũng lắc mạnh theo nhịp. Bỗng dưng tôi nghe thấy tiếng nói bên vệ đường:
- Bố ơi, đưa con chìa khóa nhà với. Bố đi cầm luôn theo làm con không vào nhà được.
Tôi đưa mắt về phía có giọng nói quen thuộc phát ra, ôi thôi, thằng Nam, thằng Nam ngồi bên cạnh tôi. Có đào lỗ chui xuống cũng không hết nhục.
- Ơ, Vân Anh à, sao bà ở đây?
Cũng đành thôi, tôi đưa khuôn mặt méo xệch ra nhìn nó than vãn:
- Không đội mũ nên tôi bị bắt, lại chưa đăng kí biển số nữa huhu.
Chú bụng phệ tiến về phía Nam, rút trong chùm khóa treo biết bao nhiều loại ra, vừa tìm vừa hỏi:
- Bạn con à Nam?
- Vâng, bạn bí thư cùng bạn não cá vàng đấy bố.
Tự dưng chú nghe xong cười lớn:
- Cán bộ lớp thì càng xử mạnh!
Bùm!!!
Nghe qua như sét đánh ngang tai!
Âm thanh sao to và vang hơn cả tiếng đợt mưa vừa rồi nữa!
Nam ơi, súng đây, bắn tớ đi! Đã không giúp gì thì thôi lại thêm dầu vào lửa!
Nó như thấu hiểu tâm trạng tôi qua khuôn mặt buồn như đưa đám, nó đành nói đỡ tôi mấy câu. Đúng là con trai cán bộ có khác, vừa đẹp trai lại vừa khéo miệng. Sau một hồi năn nỉ tôi cũng an toàn đi ra khỏi chốt không quên cảm ơn các chú mỏi cả miệng.
Nam ơi, cậu là soái ca của đời tớ, cậu là nam thần cần được bảo tồn. Sau khi rối rít tạ ơn trước thánh Nam, vừa hứa sẽ khao nó một chầu ốc luộc, tôi bất chấp đội mũ ướt lên đầu và tạm biệt cậu ấy về nhà.
Tuy không xa mà tôi cứ nơm nớp lo sợ, bị tuýt còi lần nữa thì bất lực luôn, không còn ai xin nữa. Về đến nhà mà thở phào nhẹ nhõm, bỗng dưng, thôi thấy đôi dép nam trước cửa nhà. Lạ nhỉ, hay là anh Hùng con bác Lâm về chơi?
Tôi bước vào cửa, vừa chào mẹ thật to vừa kể chuyện "li kì" mới xảy ra:
- Mẹ ơi, con về rồi! Vừa nãy suýt nữa thì con bị bắt xe!
- Rồi có soái ca hào phóng chuộc xe ra giúp con chứ gì?
Tôi đang cúi loay hoay tháo giày thì bị giật mình bởi giọng nói trầm ấm.
Lâu lắm rồi, không nghe giọng cậu!
Tôi thì không bận tâm, đang cố tìm luận điểm để làm bài văn mà cô mới giao, trong khi chúng bạn đang không màng thế sự mà thảnh thơi ngắm mưa, tận hưởng những không khí mát lạnh mà cơn mưa đầu mùa mang lại.
Hè đấy, hè về thật rồi! Nhưng năm nay tôi không có hè, tôi còn phải đi học. Nếu như mọi năm, tôi sẽ về quê chơi, theo cái Na cái Ổi đi thả diều, hoặc chí ít thì cũng bám theo anh Cu đi bắt ốc. Nhưng năm nay, tôi lại muốn ở nhà học, sau khi nghe mụ Mít gạ gẫm lên Hải Phòng.
Tối hôm đấy, tôi cũng lang thang hỏi bác google rất nhiều, phân vân một hồi rốt cuộc cũng nuôi mộng vào trường Trần Phú chuyên Văn. Đó là trường nổi tiếng nhất thành phố, nên để chen chân được vào không phải là điều đơn giản. Vả lại, bà Mít bảo học sinh giỏi ở tỉnh lẻ tôi chẳng là cái vẹo gì trên phố cả.
Kể cả tiền học những tháng hè này, cũng là bà Mít gửi về cho tôi đấy. Vì cơ bản mẹ tôi không thích tôi lên thành phố học, mẹ tôi chỉ thích tôi ở đây, nên không đồng ý cho tôi đi học thêm vào những ngày nóng nực tháng sáu này. Mẹ thường bảo, tuổi thơ mới là quan trọng chứ bé tí lo gì tương lai xa xôi. Nhưng tôi biết, tại sao mẹ lại không thích tôi đi học xa nhà. Ba mẹ có hai đứa con gái, một đứa thì tít bên Hàn rồi, còn một đứa thì ở đây. Mai này, đứa lớn về nước, cho đứa bé lên thành phố học thì chẳng phải ba mẹ phải sống một mình? Nghĩ đến, tôi thấy hơi xót xót, chưa già mà đã phải sống xa con. Nhưng tôi không hiểu sao, có một động lực mãnh liệt phương nào thôi thúc tôi phải lên thành phố học rất lớn. Cứ nghĩ mãi, tôi bất chợt lo nghĩ về tương lai, và nhớ đến... Bin.
Cây bút đang ghi dàn ý bài Văn trên tay tôi hơi khựng lại, cũng lâu rồi nó chưa về nhỉ? Cũng hơn hai tháng rồi, sinh nhật nó cũng qua mà tôi không chúc được. Tôi chặn tài khoản của nó rồi mà... Với lại, máy tính tôi cũng hỏng nốt rồi!
Tôi có xin mẹ mua, còn đòi đập lợn ra nữa, nhưng mẹ không đồng ý. Làm tôi khóc lóc om sòm lên, bà Mít phải nịnh khi nào chị lĩnh lương chị mua cho mới chịu nín. Tôi nín không phải vì biết mình sắp có máy mới, mà vì sợ bà Mít làm nhiều sẽ sinh bệnh ra đấy. Bà đi du học, thời gian trên trường đã chiếm rất nhiều thời gian, thì giờ nào để mà đi làm thêm nữa. Nên tôi sợ lắm, cứ sợ mình chưa làm được cái gì mà trở thành gánh nặng cho mọi người ấy, cảm giác nó hơi khó tả.
Khi tôi đang làm đến kết bài thì cô cho nghỉ sớm, hình như Cún nhà cô bị ốm. Tôi khẽ đưa mắt nhìn bầu trời đang hửng lên chút nắng hồng sau trận mưa xối xả, cây lại xanh trở lại, chim lại hót như bao ngày nắng khác.
Mưa cũng đã tạnh, nắng cũng đã lên, ấy vậy mà lòng tôi tràn ngập giông bão.
Ôi thôi, Ghẹ ngu rồi!
Xe tôi để ngoài sân ướt hết, vì hôm nay đi học muộn nhà xe đã hết chỗ, nhưng điều đáng nói là tôi treo ngửa mũ bảo hiểm! Tôi khóc không ra tiếng, xót thương nhìn em mũ bảo hiểm đang đựng đầy nước thiếu mỗi mấy em cá vàng bơi lội tung tăng. Ôi đau thương chồng chất đau thương.
Lũ bạn nhìn tôi cười sằng sặc như được mùa, đứa khen tôi thông minh, đứa khen trời biết cách mưa, đứa thì vỗ vai tỏ vẻ an ủi. Thôi đành vậy, tôi lau vội yên xe rồi leo lên trong tiếng cười vang cả xóm của bọn bạn.
Đi cả quãng đường với bọn bạn thì chẳng sao, đến lúc tôi một mình một đường, mải hát theo một lời nhạc không tên thì... Ở đằng xa xa kia, có phải hai chú Pikachu đang cầm côn điện vẫy vẫy không? Ôi thôi chết rồi, mũ bảo hiểm thì ướt nhẹp, đội lên nấm hết đầu, mà các chú cũng thấy rồi, còn vẫy tay rất kịch liệt nữa kìa.
Xong rồi, ngày tàn đã đến, đúng là tiến thoái lưỡng nan, tôi đành lò dò đi đến "chốt" mới lập của các chú. Bao nhiêu ngày tôi đi qua đây mà có thấy chú áo vàng nào đâu nhỉ?!
- Đi đâu mà không đội mũ thế cháu, xinh gái thế đội mũ sợ hỏng tóc à?
Tôi vừa gạt chân chống xuống thì các chú đã cầm quyển biên lai đi ra "niềm nở" đón tiếp. Hai chú đi vòng quanh xe tôi, vừa đi vừa tính tiền như đang ngắm nghía chọn mua một con bò ngoài chợ vậy.
- Không đội mũ, phạt hai trăm nghìn đồng! Không biển số xe, phạt bốn trăm nghìn đồng!
Ôi thôi, đợt làm biển số xe vừa rồi tôi đi về quê ăn giỗ, định hôm nào khăn gói lên thành phố làm mà chưa kịp đã bị sờ gáy rồi.
Nộp phạt thì tôi có thể rút của em lợn, nhưng tôi sợ nhất là gửi biên bản về trường, là tôi sẽ bị kỉ luật, nhẹ nhất là cảnh cáo trước trường. Dơ lắm! Thấy các chú còn chưa thảo biên, tôi đành vận hết công suất cái miệng của mình để mong được hưởng sự khoan hồng.
- Ôi các chú ơi, cháu mới vi phạm lần đầu. Mũ cháu có mang theo, nhưng trời mưa ướt hết mũ của cháu, đội lên thì nấm hết đầu nên cháu mới làm liều. Các chú tha cho cháu lần này, các chú đừng ghi biên lai, còn nộp phạt thì cháu chịu hết.
Hai chú đang cười sằng sặc nhìn tôi, cười đến cái côn điện được đeo ở hông cũng lắc mạnh theo nhịp. Bỗng dưng tôi nghe thấy tiếng nói bên vệ đường:
- Bố ơi, đưa con chìa khóa nhà với. Bố đi cầm luôn theo làm con không vào nhà được.
Tôi đưa mắt về phía có giọng nói quen thuộc phát ra, ôi thôi, thằng Nam, thằng Nam ngồi bên cạnh tôi. Có đào lỗ chui xuống cũng không hết nhục.
- Ơ, Vân Anh à, sao bà ở đây?
Cũng đành thôi, tôi đưa khuôn mặt méo xệch ra nhìn nó than vãn:
- Không đội mũ nên tôi bị bắt, lại chưa đăng kí biển số nữa huhu.
Chú bụng phệ tiến về phía Nam, rút trong chùm khóa treo biết bao nhiều loại ra, vừa tìm vừa hỏi:
- Bạn con à Nam?
- Vâng, bạn bí thư cùng bạn não cá vàng đấy bố.
Tự dưng chú nghe xong cười lớn:
- Cán bộ lớp thì càng xử mạnh!
Bùm!!!
Nghe qua như sét đánh ngang tai!
Âm thanh sao to và vang hơn cả tiếng đợt mưa vừa rồi nữa!
Nam ơi, súng đây, bắn tớ đi! Đã không giúp gì thì thôi lại thêm dầu vào lửa!
Nó như thấu hiểu tâm trạng tôi qua khuôn mặt buồn như đưa đám, nó đành nói đỡ tôi mấy câu. Đúng là con trai cán bộ có khác, vừa đẹp trai lại vừa khéo miệng. Sau một hồi năn nỉ tôi cũng an toàn đi ra khỏi chốt không quên cảm ơn các chú mỏi cả miệng.
Nam ơi, cậu là soái ca của đời tớ, cậu là nam thần cần được bảo tồn. Sau khi rối rít tạ ơn trước thánh Nam, vừa hứa sẽ khao nó một chầu ốc luộc, tôi bất chấp đội mũ ướt lên đầu và tạm biệt cậu ấy về nhà.
Tuy không xa mà tôi cứ nơm nớp lo sợ, bị tuýt còi lần nữa thì bất lực luôn, không còn ai xin nữa. Về đến nhà mà thở phào nhẹ nhõm, bỗng dưng, thôi thấy đôi dép nam trước cửa nhà. Lạ nhỉ, hay là anh Hùng con bác Lâm về chơi?
Tôi bước vào cửa, vừa chào mẹ thật to vừa kể chuyện "li kì" mới xảy ra:
- Mẹ ơi, con về rồi! Vừa nãy suýt nữa thì con bị bắt xe!
- Rồi có soái ca hào phóng chuộc xe ra giúp con chứ gì?
Tôi đang cúi loay hoay tháo giày thì bị giật mình bởi giọng nói trầm ấm.
Lâu lắm rồi, không nghe giọng cậu!
Tác giả :
Vê