Hoàng Tử Trong Tháp Ngà
Chương 10
Từ dạo đó, mọi chuyện thay đổi sang một lộ trình mới.
Sau mỗi giờ tan học, hai người vẫn cùng nhau đi về, nhưng điểm đến chuyển thành tiệm bánh ngọt nơi Diêu Khâm làm việc. Lúc đang trên đường, Chu Văn sẽ đưa hoặc bánh mỳ, hoặc bánh ngọt, hoặc thỉnh thoảng là một cặp ***g cơm nóng hổi cho cậu ăn. Rồi đến khi Diêu Khâm tan làm, Chu Văn đã đứng đợi sẵn ngoài cửa. Sau đó hai người sẽ đi ăn khuya, đôi khi vào hàng quán ăn tử tế, không thì ăn tạm bát mỳ hay cơm rang. Cuối cùng Chu Văn mới đưa Diêu Khâm về nhà.
Nếu bỏ qua những lời châm chọc và thái độ cáu kỉnh của Chu Văn suốt quãng đường, thì đây cũng có thể coi là sự chăm sóc hoàn hảo, không chê vào đâu được.
Mỗi lần nghĩ đến, Diêu Khâm đều cảm giác không thật, đến mức dường như việc bị cô lập trong lớp, hay tiếng nói chuyện bất cần đời của Ngụy Thăng ngồi đằng sau cũng chẳng còn gì đáng sợ.
Thế nhưng cậu cũng phát hiện ra rằng cậu chưa bao giờ nghĩ đến việc báo đáp lại sự săn sóc đó.
Tuy người ta vẫn nói thành tích học tập tốt chính là món quà ý nghĩa nhất với thầy cô, nhưng cậu tin chắc nếu thầy Chu biết được, chắc chắn sẽ cười cho cậu thối mũi, nhân tiện đá đểu cậu một hồi.
Mặc dù trước đó đã thỏa thuận giao dịch, nhưng hình như thầy Chu đã quên mất, cậu đương nhiên chả dại gì mà nhắc lại.
– Haizz…… – Diêu Khâm thở dài thườn thượt.
Tiếng thở dài của câu cũng khiến một người đang mải ngó trời ngó đất bên cạnh phải quay lại nhìn.
Đó là một cậu thiếu niên có khuôn mặt rất xứng đáng với hai chữ ‘xinh đẹp’, từng cử chỉ từng động tác đều toát lên vẻ kiêu kỳ, giống như vừa bước ra từ phim của Trương Dương. Là kiểu người hoàn toàn trái ngược với Diêu Khâm.
Hai người quen biết cũng chưa lâu, mới có nửa tháng, kỳ quái hơn là người chủ động kết bạn lại là cậu trai xinh đẹp này – Tiêu Húc.
Cậu ta quay lại nhíu mày hỏi:
– Chu Văn đối xử tốt với cậu như vậy là xui xẻo sao?
Diêu Khâm không phát hiện ra cậu ta không gọi Chu Văn là thầy, mà gọi thẳng tên. Có lẽ bởi vì chính cậu cũng giống vậy.
– …… Không phải vậy. – Cậu lắc đầu.
Thực ra Tiêu Húc biết chuyện cậu với thầy không phải do cậu chủ động kể, mà là vì cậu ta bỗng dưng một ngày quay sang hỏi cậu một câu:
– Đồ hẹp hòi như Chu Văn thế mà lại giúp cậu, đúng là mặt trời mọc đằng tây rồi.
Diêu Khâm không biết tại sao cậu ta lại biết được bản chất thật của Chu Văn, nhưng câu hỏi đó trở thành cầu nối hai người lại với nhau.
Mà hơn thế nữa, tuy rằng biết được mối quan hệ tế nhị giữa cậu và thầy, nhưng chưa bao giờ cậu ta truy hỏi đến cùng, trừ khi cậu tự nói ra. Bởi vậy, Tiêu Húc đúng là một người biết lắng nghe.
Nhiều khi bị Chu Văn xỉa xói đến sầu lòng, Diêu Khâm cũng sẽ tìm cậu ta kể khổ, không kiêng dè gì.
Mà lần phiền não này cũng là một trong số đó.
– … Báo đáp á?
Nghe cậu kể khổ xong, khuôn mặt xinh đẹp của Tiêu Húc thoáng kinh ngạc, sau bĩu môi nói:
– Cậu thì biết lấy gì báo đáp chứ? – Ngẫm nghĩ một hồi rồi nói tiếp – Nhưng nếu cậu thực sự muốn trả ơn… thì sao không nấu một nữa đãi thầy? Dù sao thì cậu cũng đâu có tiền mua quà.
Diêu Khâm nghe vậy giật mình, tỏ vẻ khó xử:
– Liệu… thầy có thích không?
Tiêu Húc nhún vai, tỏ ý ‘tùy cậu thôi’. Diêu Khâm mím môi, cúi đầu.
Cuối cùng, cậu vẫn nghe theo lời Tiêu Húc. Tới giờ tan học, như thường lệ Chu Văn chờ cậu cùng về, Diêu Khâm lên xe không vội thắt dây an toàn, mà lén nhìn anh, lưỡng lự nói:
– Thầy ơi…
Chu Văn nghiêng đầu qua, nhướng mắt nhìn cậu.
– À… ờ thì… – Thấy đôi mắt đối phương thoáng lạnh lùng, giọng nói của Diêu Khâm càng lí nhí, chần chừ hơn, cho đến khi thấy đối phương sắp sửa hết kiên nhẫn, giận tái mặt thì mới nói tiếp. – Thầy à, tối nay em được nghỉ làm, em mời thầy đi ăn cơm nhé!
Đổi lại là vẻ mặt ngạc nhiên hiếm thấy của Chu Văn.
Nói xong thì cũng nhẹ nhõm hơn hẳn, Diêu Khâm tiếp tục nói:
– Nhưng mà em không có tiền, nên… nếu thầy không ngại, em muốn tự mình nấu cơm cho thầy ăn ạ.
Lúc này, vẻ kinh ngạc của Chu Văn đã bay biến, anh lại bắt đầu mỉa mai:
– Em bảo đảm đồ em nấu nuốt được chứ?
– Hả… – Diêu Khâm giật mình, một hồi sau mới tiếp. – Chắc là tạm được ạ.
Chu Văn nghe xong nhíu mày những không nói gì.
Chiếc xe cuối cùng cũng lăn bánh, hòa vào dòng xe cộ nhộn nhịp.
–
Phải nấu cơm nên hai người đến siêu thị sắm đồ. Sau lần này, Diêu Khâm còn biết thêm ngoài củ cải đỏ, rau chân vịt và việt quất, Chu Văn còn ghét ăn rau thơm, cà tím, măng, thậm chí cả thịt gà! Cái bệnh kén ăn này đúng là khiến người khác phát sợ.
Diêu Khâm thực sự muốn thốt lên tại sao anh có thể phát triển bình thường được với cái chế độ dinh dưỡng lệch lạc thế kia, nhưng chạm phải ánh mắt giết-chết-ai-dám-nói-linh-tinh của Chu Văn, cậu đành nhịn lại.
Sau đó, hai người lái xe rời siêu thị, thẳng tiến đến nhà Chu Văn.
Thực ra Diêu Khâm định đưa anh đến nhà mình, sáng nay cậu cũng hỏi qua gia đình, tối đến sẽ không có ai ở nhà cả.
Thế nhưng cậu xem qua tờ thực đơn không biết từ đâu ra của Chu Văn, liền bối rối… Muốn nấu hết chỗ đồ ăn trong thực đơn, cậu cần lò nướng, nhưng nhà cậu lại không có.
Lúc cậu đang phân vân không biết phải mở miệng ra sao, thì lời nói của Chu Văn đã giải vây giúp:
– Lò nướng nhà tôi làm được cỡ nhỏ này đó.
Thế là địa điểm đổi thành nhà Chu Văn.
Khu Chu Văn ở cách trung tâm thành phố khá xa, nhưng gần đường lớn nên giao thông rất thuận tiện. Bên trong ngoài trừ một vài khu chung cư cao tầng, còn lại đều là biệt thự, điều này khiến Diêu Khâm sửng sốt.
Tuy Chu Văn sống trong khu chung cư, nhưng một căn hộ như vậy mà sống một mình cũng có thể coi là xa xỉ rồi.
Lúc bước vào trong nhà, Diêu Khâm mới chiêm ngưỡng được hết tất cả. Tuy không hiểu lắm, nhưng nhìn tổng thể, cậu có thể cảm giác được dụng ý của cách bài trí trong nhà.
– Ngây ngốc gì đó, còn không vào đi? – Chu Văn đã đi vào nhà, cởi áo khoác rồi ngồi lên ghế sô pha, nhưng thấy Diêu Khâm vẫn đứng chôn chân ở cửa, liền gọi cậu.
– Hả… à.
Giọng nói quen thuộc kéo hồn Diêu Khâm trở lại, cậu gật đầu, rồi vào bếp đặt nguyên liệu nấu ăn xuống. Nhìn quanh căn bếp một vòng, cậu đoán chắc ở đây chỉ dùng để đun nước. Đúng lúc này có tiếng nói vọng lại sau lưng, Diêu Khâm quay đầu nhìn thì thấy Chu Văn đang tựa cửa ngó cậu từ hồi nào.
– … Sao thế ạ? – Cậu khó hiểu hỏi.
Sau đó chỉ thấy Chu Văn nhíu mày, khóe miệng nhếch lên, hình như định nói gì rồi thôi, thay vào đó lại trừng mắt với cậu, rồi xoay người đi ra phòng khách, ngồi phịch lên sô pha. Diêu Khâm càng mờ mịt hơn.
Tiếp theo, Diêu Khâm bắt đầu xếp nguyên liệu trong túi đồ ra, xong cầm một túi cà chua bi trên tay. Cậu ngẫm nghĩ một lát, rồi lại lục tìm tiếp, lấy ra một lọ dầu trộn salad. Rửa cà chua xong, cậu trộn đều cà chua bi và dầu salad trong bát thủy tinh.
Xong xuôi, cậu bưng bát ra phòng khách. Mà quả nhiên lúc cậu vào phòng khách, Chu Văn đang trưng cái mặt lạnh lùng, một tay cầm điều khiển đổi kênh loạn xạ, một tay kẹp điếu thuốc đang nghi ngút khói. Cậu đặt bát lên bàn rồi ngại ngùng nói:
– Bữa tối có lẽ phải chờ hơi lâu, nên thầy ăn tạm món này trước nhé.
Chu Văn ngẩn người, sau đó mặt đổi sắc, có vẻ mất hứng:
– Ai kêu cậu làm món này chứ?
Diêu Khâm nghe xong không khỏi bất ngờ, hỏi lại:
– Thầy không thích sao? – Nghĩ ngợi rồi nói tiếp. – Em cứ tưởng thầy thích, lúc ở siêu thị thầy cứ ngoái lại nhìn…
Dường như không muốn nghe thêm giải thích, Chu Văn trừng mắt nhìn cậu, trầm giọng ngắt lời:
– Tôi cũng đâu có nói là không thích!
Diêu Khâm giật mình, rồi dường như nghĩ đến điều gì đó, mím môi nhịn cười:
– Dạ, vậy em đi nấu cơm tiếp. – Dứt lời liền xoay người trở vào bếp.
Sau đó là một hồi nấu nướng chân chính, lúc tất cả món ăn được dọn lên thì đã sắp 8h.
Chu Văn cũng không khách sáo, ngồi vào bàn soi mói, bới móc một lượt, rồi mới ra vẻ miễn cưỡng gắp một miếng thịt lên bỏ vào miệng.
– Có ngon không ạ? – Tuy tin tưởng vào khả năng nấu nướng của mình, nhưng Diêu Khâm vẫn cứ hỏi.
Chu Văn chậm rãi nhai kỹ rồi mới nuốt, sau đó nhướng mày, thản nhiên nói:
– Khó ăn.
– Hả… thật ạ? – Diêu Khâm ngẩn người rồi thốt ra một câu.
Thế nhưng sau đó Chu Văn cũng không buông bát, mà tiếp tục chậm rãi thưởng thức bữa ăn, thậm chí còn gắp thêm mấy miếng thịt nữa. Khổ nỗi Diêu Khâm bị tát gáo nước lạnh đến giờ vẫn chưa phát hiện, chỉ ăn mấy miếng qua loa, cảm giác mất hết khẩu vị rồi. Chu Văn tất nhiên có chú ý thấy, nhưng không nói, chỉ nhếch miệng cười.
Ăn cơm xong, Diêu Khâm cũng không ở lại lâu, mà về nhà ngay. Chu Văn nhún vai, lấy chìa khóa xe chở cậu về. Lúc cậu xuống xe chuẩn bị mở cửa vào nhà, thì anh gọi lại:
– Này, nhóc con!
– … Dạ?
Vẻ mặt Chu Văn có chút cáu kỉnh, có chút bối rối, anh nói:
– Tuy khó ăn, nhưng trước kia tôi mời cậu ăn nhiều rồi, giờ đến lượt cậu nấu cho tôi ăn đó!
Diêu Khâm ngạc nhiên. Sau khi xe Chu Văn khuất dạng, cậu mới phát hiện – nếu một người chưa bao giờ tự làm khổ mình như thầy Chu đã kêu khó ăn, thì tại sao còn muốn ăn tiếp?
Mãi lâu sau, đôi môi mím chặt của Diêu Khâm mới từ từ giãn ra, cong lên thành một nụ cười.
Tuy đồ ăn mình nấu bị chê, nhưng… tại sao lòng cậu lại cảm thấy vui thế này chứ?
Quả nhiên, ngày hôm sau, Chu Văn tra hỏi thời khóa biểu của cậu, quyết định bữa tối thứ Sáu sẽ đến nhà anh nấu.
Sau mỗi giờ tan học, hai người vẫn cùng nhau đi về, nhưng điểm đến chuyển thành tiệm bánh ngọt nơi Diêu Khâm làm việc. Lúc đang trên đường, Chu Văn sẽ đưa hoặc bánh mỳ, hoặc bánh ngọt, hoặc thỉnh thoảng là một cặp ***g cơm nóng hổi cho cậu ăn. Rồi đến khi Diêu Khâm tan làm, Chu Văn đã đứng đợi sẵn ngoài cửa. Sau đó hai người sẽ đi ăn khuya, đôi khi vào hàng quán ăn tử tế, không thì ăn tạm bát mỳ hay cơm rang. Cuối cùng Chu Văn mới đưa Diêu Khâm về nhà.
Nếu bỏ qua những lời châm chọc và thái độ cáu kỉnh của Chu Văn suốt quãng đường, thì đây cũng có thể coi là sự chăm sóc hoàn hảo, không chê vào đâu được.
Mỗi lần nghĩ đến, Diêu Khâm đều cảm giác không thật, đến mức dường như việc bị cô lập trong lớp, hay tiếng nói chuyện bất cần đời của Ngụy Thăng ngồi đằng sau cũng chẳng còn gì đáng sợ.
Thế nhưng cậu cũng phát hiện ra rằng cậu chưa bao giờ nghĩ đến việc báo đáp lại sự săn sóc đó.
Tuy người ta vẫn nói thành tích học tập tốt chính là món quà ý nghĩa nhất với thầy cô, nhưng cậu tin chắc nếu thầy Chu biết được, chắc chắn sẽ cười cho cậu thối mũi, nhân tiện đá đểu cậu một hồi.
Mặc dù trước đó đã thỏa thuận giao dịch, nhưng hình như thầy Chu đã quên mất, cậu đương nhiên chả dại gì mà nhắc lại.
– Haizz…… – Diêu Khâm thở dài thườn thượt.
Tiếng thở dài của câu cũng khiến một người đang mải ngó trời ngó đất bên cạnh phải quay lại nhìn.
Đó là một cậu thiếu niên có khuôn mặt rất xứng đáng với hai chữ ‘xinh đẹp’, từng cử chỉ từng động tác đều toát lên vẻ kiêu kỳ, giống như vừa bước ra từ phim của Trương Dương. Là kiểu người hoàn toàn trái ngược với Diêu Khâm.
Hai người quen biết cũng chưa lâu, mới có nửa tháng, kỳ quái hơn là người chủ động kết bạn lại là cậu trai xinh đẹp này – Tiêu Húc.
Cậu ta quay lại nhíu mày hỏi:
– Chu Văn đối xử tốt với cậu như vậy là xui xẻo sao?
Diêu Khâm không phát hiện ra cậu ta không gọi Chu Văn là thầy, mà gọi thẳng tên. Có lẽ bởi vì chính cậu cũng giống vậy.
– …… Không phải vậy. – Cậu lắc đầu.
Thực ra Tiêu Húc biết chuyện cậu với thầy không phải do cậu chủ động kể, mà là vì cậu ta bỗng dưng một ngày quay sang hỏi cậu một câu:
– Đồ hẹp hòi như Chu Văn thế mà lại giúp cậu, đúng là mặt trời mọc đằng tây rồi.
Diêu Khâm không biết tại sao cậu ta lại biết được bản chất thật của Chu Văn, nhưng câu hỏi đó trở thành cầu nối hai người lại với nhau.
Mà hơn thế nữa, tuy rằng biết được mối quan hệ tế nhị giữa cậu và thầy, nhưng chưa bao giờ cậu ta truy hỏi đến cùng, trừ khi cậu tự nói ra. Bởi vậy, Tiêu Húc đúng là một người biết lắng nghe.
Nhiều khi bị Chu Văn xỉa xói đến sầu lòng, Diêu Khâm cũng sẽ tìm cậu ta kể khổ, không kiêng dè gì.
Mà lần phiền não này cũng là một trong số đó.
– … Báo đáp á?
Nghe cậu kể khổ xong, khuôn mặt xinh đẹp của Tiêu Húc thoáng kinh ngạc, sau bĩu môi nói:
– Cậu thì biết lấy gì báo đáp chứ? – Ngẫm nghĩ một hồi rồi nói tiếp – Nhưng nếu cậu thực sự muốn trả ơn… thì sao không nấu một nữa đãi thầy? Dù sao thì cậu cũng đâu có tiền mua quà.
Diêu Khâm nghe vậy giật mình, tỏ vẻ khó xử:
– Liệu… thầy có thích không?
Tiêu Húc nhún vai, tỏ ý ‘tùy cậu thôi’. Diêu Khâm mím môi, cúi đầu.
Cuối cùng, cậu vẫn nghe theo lời Tiêu Húc. Tới giờ tan học, như thường lệ Chu Văn chờ cậu cùng về, Diêu Khâm lên xe không vội thắt dây an toàn, mà lén nhìn anh, lưỡng lự nói:
– Thầy ơi…
Chu Văn nghiêng đầu qua, nhướng mắt nhìn cậu.
– À… ờ thì… – Thấy đôi mắt đối phương thoáng lạnh lùng, giọng nói của Diêu Khâm càng lí nhí, chần chừ hơn, cho đến khi thấy đối phương sắp sửa hết kiên nhẫn, giận tái mặt thì mới nói tiếp. – Thầy à, tối nay em được nghỉ làm, em mời thầy đi ăn cơm nhé!
Đổi lại là vẻ mặt ngạc nhiên hiếm thấy của Chu Văn.
Nói xong thì cũng nhẹ nhõm hơn hẳn, Diêu Khâm tiếp tục nói:
– Nhưng mà em không có tiền, nên… nếu thầy không ngại, em muốn tự mình nấu cơm cho thầy ăn ạ.
Lúc này, vẻ kinh ngạc của Chu Văn đã bay biến, anh lại bắt đầu mỉa mai:
– Em bảo đảm đồ em nấu nuốt được chứ?
– Hả… – Diêu Khâm giật mình, một hồi sau mới tiếp. – Chắc là tạm được ạ.
Chu Văn nghe xong nhíu mày những không nói gì.
Chiếc xe cuối cùng cũng lăn bánh, hòa vào dòng xe cộ nhộn nhịp.
–
Phải nấu cơm nên hai người đến siêu thị sắm đồ. Sau lần này, Diêu Khâm còn biết thêm ngoài củ cải đỏ, rau chân vịt và việt quất, Chu Văn còn ghét ăn rau thơm, cà tím, măng, thậm chí cả thịt gà! Cái bệnh kén ăn này đúng là khiến người khác phát sợ.
Diêu Khâm thực sự muốn thốt lên tại sao anh có thể phát triển bình thường được với cái chế độ dinh dưỡng lệch lạc thế kia, nhưng chạm phải ánh mắt giết-chết-ai-dám-nói-linh-tinh của Chu Văn, cậu đành nhịn lại.
Sau đó, hai người lái xe rời siêu thị, thẳng tiến đến nhà Chu Văn.
Thực ra Diêu Khâm định đưa anh đến nhà mình, sáng nay cậu cũng hỏi qua gia đình, tối đến sẽ không có ai ở nhà cả.
Thế nhưng cậu xem qua tờ thực đơn không biết từ đâu ra của Chu Văn, liền bối rối… Muốn nấu hết chỗ đồ ăn trong thực đơn, cậu cần lò nướng, nhưng nhà cậu lại không có.
Lúc cậu đang phân vân không biết phải mở miệng ra sao, thì lời nói của Chu Văn đã giải vây giúp:
– Lò nướng nhà tôi làm được cỡ nhỏ này đó.
Thế là địa điểm đổi thành nhà Chu Văn.
Khu Chu Văn ở cách trung tâm thành phố khá xa, nhưng gần đường lớn nên giao thông rất thuận tiện. Bên trong ngoài trừ một vài khu chung cư cao tầng, còn lại đều là biệt thự, điều này khiến Diêu Khâm sửng sốt.
Tuy Chu Văn sống trong khu chung cư, nhưng một căn hộ như vậy mà sống một mình cũng có thể coi là xa xỉ rồi.
Lúc bước vào trong nhà, Diêu Khâm mới chiêm ngưỡng được hết tất cả. Tuy không hiểu lắm, nhưng nhìn tổng thể, cậu có thể cảm giác được dụng ý của cách bài trí trong nhà.
– Ngây ngốc gì đó, còn không vào đi? – Chu Văn đã đi vào nhà, cởi áo khoác rồi ngồi lên ghế sô pha, nhưng thấy Diêu Khâm vẫn đứng chôn chân ở cửa, liền gọi cậu.
– Hả… à.
Giọng nói quen thuộc kéo hồn Diêu Khâm trở lại, cậu gật đầu, rồi vào bếp đặt nguyên liệu nấu ăn xuống. Nhìn quanh căn bếp một vòng, cậu đoán chắc ở đây chỉ dùng để đun nước. Đúng lúc này có tiếng nói vọng lại sau lưng, Diêu Khâm quay đầu nhìn thì thấy Chu Văn đang tựa cửa ngó cậu từ hồi nào.
– … Sao thế ạ? – Cậu khó hiểu hỏi.
Sau đó chỉ thấy Chu Văn nhíu mày, khóe miệng nhếch lên, hình như định nói gì rồi thôi, thay vào đó lại trừng mắt với cậu, rồi xoay người đi ra phòng khách, ngồi phịch lên sô pha. Diêu Khâm càng mờ mịt hơn.
Tiếp theo, Diêu Khâm bắt đầu xếp nguyên liệu trong túi đồ ra, xong cầm một túi cà chua bi trên tay. Cậu ngẫm nghĩ một lát, rồi lại lục tìm tiếp, lấy ra một lọ dầu trộn salad. Rửa cà chua xong, cậu trộn đều cà chua bi và dầu salad trong bát thủy tinh.
Xong xuôi, cậu bưng bát ra phòng khách. Mà quả nhiên lúc cậu vào phòng khách, Chu Văn đang trưng cái mặt lạnh lùng, một tay cầm điều khiển đổi kênh loạn xạ, một tay kẹp điếu thuốc đang nghi ngút khói. Cậu đặt bát lên bàn rồi ngại ngùng nói:
– Bữa tối có lẽ phải chờ hơi lâu, nên thầy ăn tạm món này trước nhé.
Chu Văn ngẩn người, sau đó mặt đổi sắc, có vẻ mất hứng:
– Ai kêu cậu làm món này chứ?
Diêu Khâm nghe xong không khỏi bất ngờ, hỏi lại:
– Thầy không thích sao? – Nghĩ ngợi rồi nói tiếp. – Em cứ tưởng thầy thích, lúc ở siêu thị thầy cứ ngoái lại nhìn…
Dường như không muốn nghe thêm giải thích, Chu Văn trừng mắt nhìn cậu, trầm giọng ngắt lời:
– Tôi cũng đâu có nói là không thích!
Diêu Khâm giật mình, rồi dường như nghĩ đến điều gì đó, mím môi nhịn cười:
– Dạ, vậy em đi nấu cơm tiếp. – Dứt lời liền xoay người trở vào bếp.
Sau đó là một hồi nấu nướng chân chính, lúc tất cả món ăn được dọn lên thì đã sắp 8h.
Chu Văn cũng không khách sáo, ngồi vào bàn soi mói, bới móc một lượt, rồi mới ra vẻ miễn cưỡng gắp một miếng thịt lên bỏ vào miệng.
– Có ngon không ạ? – Tuy tin tưởng vào khả năng nấu nướng của mình, nhưng Diêu Khâm vẫn cứ hỏi.
Chu Văn chậm rãi nhai kỹ rồi mới nuốt, sau đó nhướng mày, thản nhiên nói:
– Khó ăn.
– Hả… thật ạ? – Diêu Khâm ngẩn người rồi thốt ra một câu.
Thế nhưng sau đó Chu Văn cũng không buông bát, mà tiếp tục chậm rãi thưởng thức bữa ăn, thậm chí còn gắp thêm mấy miếng thịt nữa. Khổ nỗi Diêu Khâm bị tát gáo nước lạnh đến giờ vẫn chưa phát hiện, chỉ ăn mấy miếng qua loa, cảm giác mất hết khẩu vị rồi. Chu Văn tất nhiên có chú ý thấy, nhưng không nói, chỉ nhếch miệng cười.
Ăn cơm xong, Diêu Khâm cũng không ở lại lâu, mà về nhà ngay. Chu Văn nhún vai, lấy chìa khóa xe chở cậu về. Lúc cậu xuống xe chuẩn bị mở cửa vào nhà, thì anh gọi lại:
– Này, nhóc con!
– … Dạ?
Vẻ mặt Chu Văn có chút cáu kỉnh, có chút bối rối, anh nói:
– Tuy khó ăn, nhưng trước kia tôi mời cậu ăn nhiều rồi, giờ đến lượt cậu nấu cho tôi ăn đó!
Diêu Khâm ngạc nhiên. Sau khi xe Chu Văn khuất dạng, cậu mới phát hiện – nếu một người chưa bao giờ tự làm khổ mình như thầy Chu đã kêu khó ăn, thì tại sao còn muốn ăn tiếp?
Mãi lâu sau, đôi môi mím chặt của Diêu Khâm mới từ từ giãn ra, cong lên thành một nụ cười.
Tuy đồ ăn mình nấu bị chê, nhưng… tại sao lòng cậu lại cảm thấy vui thế này chứ?
Quả nhiên, ngày hôm sau, Chu Văn tra hỏi thời khóa biểu của cậu, quyết định bữa tối thứ Sáu sẽ đến nhà anh nấu.
Tác giả :
Cốt Cốc