Hoàng Phi Sở Đặc Công Số 11
Quyển 5 - Chương 185-2: Nghĩa trang Yến thị (2)
Ánh mắt như vậy, Sở Kiều thậm chí còn tưởng rằng mình vừa nhìn thấy Yến Tuân.
Bên ngoài tối mịt không chút ánh trăng, chỉ có gió tuyết đầy trời, phả vào mặt lạnh buốt như mũi đao. Người nọ đứng đó, áo choàng phủ kín người, chỉ để lộ đôi mắt thâm thúy nhìn nàng chằm chằm. Vài ngọn nến thưa thớt trong phòng đều bị gió thổi tắt, chỉ có ánh sáng xanh nhàn nhạt phản chiếu từ nền tuyết, tô thêm áp lực nặng nề tỏa ra từ thân ảnh kia.
Như rất lâu, nhưng cũng vừa như chỉ một thoáng qua, người nọ chậm rãi nhấc chân bước vào, đầu hơi cúi, dáng vẻ mơ hồ lộ ra vẻ mệt mỏi, bàn tay gầy gò xương xẩu đưa lên che miệng, ho khan một tiếng.
Cửa phòng bị đóng lại, ba người cùng đứng khiến linh đường hơi chật chội. Người tùy tùng lưng còng mặc áo xanh nhanh chóng thắp lại nến, ánh sáng nhờ nhờ chiếu lên tóc mai hoa râm cùng bàn tay nhăn nheo bên dưới áo choàng.
Băng ghế nhỏ Sở Kiều dùng để chắn cửa khi nãy được người tùy tùng lau sạch sẽ, người nọ vừa ho khan vừa ngồi xuống, lưng hơi khòm, thấp thoáng nhận ra được bên dưới lớp áo kia là thân thể suy nhược đến cỡ nào.
Sở Kiều vẫn đứng yên tại chỗ, từ lúc bọn họ bước vào vẫn không nói gì. Nàng có hơi hoài nghi, một người bệnh gầy gò ốm yếu như vậy sao lại có thể khiến nàng thoáng chấn kinh, thậm chí còn cho là Yến Tuân đích thân đến nữa.
Viên tùy tùng lui ra đứng cạnh cửa, cả người như ẩn trong một góc tối, cúi đầu im lìm như một tảng đá.
Trong phòng nhờ nhờ ánh nến, gió luồn qua chỗ hổng trên trần kêu *vù vù* khiến ngọn nến chập chờn như muốn tắt. Người nọ chợt ngẩng đầu lên, đưa con ngươi sâu thẳm nhìn nàng, đột ngột lên tiếng: “Tối nay gió tuyết thật dữ dội."
Sở Kiều sửng sốt, chẳng rõ vì sao mà khi đối mặt với người này, nàng cảm giác có chút căng thẳng không nói nên lời. Tựa như từ trên người đối phương tỏa ra một áp lực vô hình, dần dần tràn ngập khắp phòng, khiến hô hấp cũng khó khăn hơn.
“Vâng, đúng là rất lớn." Nàng gật đầu, lẳng lặng đáp lời.
“Đã nhiều năm không có gió tuyết mạnh như vậy rồi." Người nọ hẳn đã rất nhiều tuổi, giọng nói lộ ra vẻ già nua cùng mệt mỏi không cách nào che giấu, “Ngay cả mùa đông mười lăm năm trước cũng không có gió tuyết lớn như thế, đốn ngã cả cây hòe già trước cổng phủ doãn."
Mười lăm năm trước…
Chính là cái năm Yến Tuân tan cửa nát nhà, mùa đông rét lạnh đến cùng cực, bọn họ co ro trong dịch quán tồi tàn ở nam thành, đốt rụi toàn bộ đồ đạc trong phòng vẫn bị lạnh đến nứt da nứt thịt.
“Hội hoa đăng năm nay có náo nhiệt không?" Người nọ tự nhiên hỏi, tựa như bọn họ là bằng hữu đã lâu không gặp vậy.
Sở Kiều hơi nghiêng đầu đáp: “Ông trời không phối hợp nên hội hoa đăng bị gián đoạn. Lão tiên sinh cũng đến ngắm hoa đăng rồi bị gió tuyết níu chân ở đây sao?"
Người nọ thấp giọng cười một tiếng rồi nói: “Thân thể ta thế này thì còn đi ngắm hoa đăng gì chứ?"
Sở Kiều chớp mi, trầm giọng hỏi: “Nói vậy tiên sinh đặc biệt đến đây là để tế bái Yến lão vương gia sao?"
Tuy không nhìn rõ mặt của ngươi nọ, nhưng Sở Kiều vẫn có thể nhận ra ông lẳng lặng mỉm một nụ cười.
Xa xa chợt vọng đến một hồi chuông ngân dài, đó là mười tám tiếng chuông báo hiệu giờ lành. Lúc này trên đài Thiên Trình trong cung Thịnh Kim, Khâm thiên giám sẽ chủ trì cho các cao tăng dâng hương lễ bái Phật, tụng kinh cầu bình an, xin cho sang năm được mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
Nghe thấy hồi chuông, Sở Kiều nhẹ nhàng quay đầu nhìn về phía phát ra tiếng chuông, thoáng hơi thất thần.
“Nghĩa trang này hoang vắng như vậy, ngươi thân nữ một mình ở đây không sợ sao?"
Sở Kiều quay đầu nhìn người nọ, biết rõ có thể ngang nhiên tiến vào đây mà không bị đám Nguyệt Thập Tam phát giác thì tuyệt đối không phải người bình thường. Tuy đã lần lượt loại bỏ hết những người có thể tới đây vào lúc này, nhưng Sở Kiều vẫn không tìm được nhân vật nào có khả năng này, nàng không khỏi càng lúc càng nghi hoặc nhưng trên mặt vẫn không biểu hiện gì, chỉ thản nhiên cười nói: “Trong lòng ngay thẳng thì không có gì phải sợ, so với lòng dạ con người thì mấy thứ gọi là du hồn dã quỷ hiền lành hơn không biết bao nhiêu lần."
“Trong lòng ngay thẳng?" Ngươi nọ hơi cao giọng, cười nói: “Trên đời này, người có thể chân chính gánh được bốn chữ này, còn được mấy người?"
“Tự mình cảm thấy gánh được là đủ." Sở Kiều vẫn đứng nguyên tại chỗ, áo choàng lông trên người bên dưới ánh nến càng thêm tinh khôi, khuôn mặt như bừng lên trong ánh sáng nhờ nhờ, lẳng lặng tiếp lời: “Là người cả đời làm thanh quan, trung với xã tắc, liêm chính ngay thẳng. Là người xuất thân tầm thường bé mọn, vất vả kiếm sống nhưng không bao giờ phạm pháp. Chỉ cần trong lòng không có vướng mắc thì sẽ gánh được hai chữ ‘ngay thẳng’ này. Chỉ cần lòng hướng về bình yên, tự mình quyết tâm thì không phải là không thể."
Người nọ khẽ nhướng mày, một cơn gió chợt ào vào thổi bụi đất bay lên, nhẹ bám vào vạt áo hai người. Ông trầm tư một thoáng, sau đó mỉm cười nói: “Nói có đạo lý."
“Bên ngoài gió tuyết lớn như vậy, lão tiên sinh đêm tối tìm đến, là vì lòng có vướng mắc sao?"
“Người đã già, khó tránh khỏi dễ nhớ đến chuyện vặt lúc trẻ."
Một cơn cuồng phong mở bật cửa ra, thổi tắt toàn bộ nến trong phòng. Viên tùy tùng hoảng hốt, tuy tuổi đã lớn nhưng thân thủ vẫn rất linh hoạt, nhanh chóng đóng cửa rồi định đi thắp lại đèn. Người nọ giương mắt nhìn về phía cỗ quan tài ẩn mình trong bóng tối thăm thẳm, thu lại nụ cười, khoát tay nói: “Cứ để vậy đi."
Trong phòng rất yên tĩnh, nghe được rõ ràng tiếng gió gào rú bên ngoài. Hai mắt dần thích ứng với bóng tối, dựa vào ánh sáng phản chiếu trên nền tuyết cũng mơ hồ thấy được bóng dáng người đối diện.
Người nọ cởi áo khoác ra, nói: “Chắc hắn không muốn nhìn thấy ta."
“Ta có mang rượu đến, uống với ta một chén đi."
Không đợi Sở Kiều trả lời thì lão tùy tùng phía sau đã tiến lên, trải một tấm lụa xuống trên mặt đất, bày ra hai chén rượu, một chiếc bình ngọc trắng muốt, chất ngọc ánh lên trong bóng tối. Bình khẽ nghiêng, hai chén nhỏ được rót đầy, hương rượu tỏa ra bốn phía. Lão tùy tùng dùng hai tay dâng một chén đưa cho Sở Kiều.
Sở Kiều ngửi qua, liền nói: “Là Thanh Nữ Kiều ở Thanh Khâu."
Người nọ cười tán thưởng, “Khứu giác tốt."
Sở Kiều mỉm cười, “Tiểu bối tửu lượng không cao nhưng ngửi mùi đoán tên thì khá lành nghề." Nói xong nàng rút từ trên đầu một chiếc trâm bạc nhúng vào trong chén, nhẹ ngửi đầu trâm rồi mới yên tâm uống cạn, “Quả nhiên là rượu ngon."
Người nọ cũng không bận tâm chuyện nàng công khai nghiệm độc ngay ở trước mặt mình, ngược lại còn thích thú nói: “Đưa trâm của ngươi cho ta mượn dùng chút."
Sở Kiều thoáng ngạc nhiên, hỏi lại: “Rượu do mình mang đến mà tiền bối còn không yên tâm?"
“Cẩn thận một chút không bao giờ thừa."
Người nọ học theo Sở Kiều nhúng đầu trâm vào chén rượu, lấy ra bật lửa đốt rồi nhìn hồi lâu mới ngửa đầu uống rượu.
Sở Kiều bật cười, “Tiền bối làm như vậy, ngược lại càng thêm không an toàn."
Người nọ hơi kinh ngạc hỏi: “Tại sao?"
“Không phải loại độc nào cũng có thể dùng bạc nghiệm ra, huống chi trong quá trình đưa trâm cho tiền bối, ta có rất nhiều biện pháp hạ độc vào trâm. Mà cho dù là không dùng độc, tiền bối ở gần ta như vậy, chẳng lẽ không sợ ta là thích khách sao?"
Người nọ nhìn nàng, không hề có chút sợ hãi, ngược lại rất bình thản hỏi: “Vậy ngươi là thích khách à?"
“Ta nói không phải, tiền bối tin sao?"
Người nọ nhướng mày, tựa như đang cố ngẫm nghĩ, hồi lâu sau mới nói: “Không tin lắm."
Sở Kiều bật cười, “Đúng đó, hôm nay nông dân muốn ăn gà nên sẽ không giết heo, nhưng cũng không có nghĩa là ngày mai cũng không giết heo."
“Ngươi so sánh ta với heo?"
“Không dám." Sở Kiều lắc đầu, “Người như tiền bối, ba phần giống sói, ba phần giống rắn, bốn phần còn lại thì nhìn không ra, nói chung không phải là người dễ đùa."
Người nọ quay sang lão tùy tùng đứng ở cửa, cười nói: “Nhìn miệng lưỡi của nha đầu này đi, còn độc địa hơn mấy trăm lần so với ngòi bút của Ngự sử đài nữa."
Người nọ dường như rất vui vẻ, thoải mái bảo Sở Kiều ngồi xuống uống rượu với mình. Gió tuyết bên ngoài càng lúc càng lớn, Sở Kiều kéo thêm một cái ghế nhỏ sang, lau sạch rồi ngồi xuống, từ tốn uống rượu với ông.
Không gian tối mịt mù, chỉ có trên nóc nhà nhờ nhờ ánh sáng phản chiếu khi gió tuyết thổi qua.
Rượu này thơm mê người, chỉ cần uống một chén thì sẽ muốn uống chén thứ hai. Cho dù không có độc thì uống nhiều sẽ say. Không biết qua bao lâu, Sở Kiều dần thấy mơ hồ, nàng tựa người ra phía sau, tay chống lên thành ghế, chậm rãi nhắm mắt lại, nói chuyện với người nọ mà câu được câu không. Dường như bọn họ đã nói rất nhiều, rất rất nhiều, nhưng nàng đều không nhớ rõ. Trong lòng vô cùng tĩnh lặng, như có dòng nước nhẹ nhàng quét qua tay, qua mặt nàng.
Nàng như nhìn thấy hình ảnh lúc còn bé, ông nàng ôm nàng, tỉ mỉ dạy nàng Thái tổ trường quyền*, dạy nàng chiêu Cầm nã thủ**, dạy nàng nhận thức vị trí huyệt đạo quan trọng, dạy nàng sử dụng đủ loại vũ khí. Mỗi sáng nàng phải đứng dưới cờ lặp lại lời tuyên thệ ông bắt nàng thuộc nằm lòng. Lúc đó nàng chỉ mới mấy tuổi nhưng vẫn hết sức nghiêm túc, thẳng người đứng sau lưng người ông đã già nhưng vẫn hết sức cường tráng, lớn tiếng nói từng chữ một: “Một lòng trung với nước nhà, trung với nhân dân, lúc cần phải tự nguyện hy sinh vì tổ quốc, vì nhân dân…"
*Thái tổ trường quyền = Thái Tổ Trường Quyền là Thiếu Lâm tuyệt học, bộ quyền pháp này, phong cách đặc biệt, không có quy tắc nhất định, chiêu thức rõ ràng dứt khoát, nhịp chân linh hoạt, hành quyền quá bộ, đánh mạnh, trong cận chiến, có thể bùng nổ uy lực cực mạnh.
*Cầm nã thủ = cách ra quyền bằng mười ngón tay. Khác với chỉ công khi đánh phải giương thẳng ngón tay ra, trong phép đánh cầm nã thủ, ngón tay phải khum lại. Bí quyết của cầm nã thủ thu gọn trong tám chữ: câu, giật, buông, bắt, chộp, điểm, khóa, đẩy. Ba chữ cầm nã thủ có nghĩa đơn giản là thủ pháp sử dụng mười ngón tay để bắt giữ, vô hiệu hóa đối thủ.
Hình ảnh thay đổi, chuyển thành khung cảnh thâm cung lạnh lẽo, trăng trên đỉnh đầu rất tròn rất sáng, thiếu niên đứng trước mặt nàng, nhìn thấy chiếc trâm trên tóc nàng thì mím môi, giận dỗi quay đi. Nàng thấy vậy liền vội vàng lấy trâm xuống, khẩn trương chạy đến dỗ dành hắn, nói là do Triệu Thập Tam nằng nặc bắt nàng cầm, nàng không hề thích nó. Hồi lâu, thiếu niên mới ngượng ngùng đưa ra một chiếc trâm gỗ thô sơ, hình như là dùng mẩu đồng gọt thành, chỉ là một thanh gỗ trơ trụi, không có bất kỳ hình thù trang trí gì. Ngón tay của thiếu niên cũng hơi bị rách da, vài chỗ còn ứa máu, dùng vải băng lại sơ sài.
Sau đó, một đôi mắt như mắt hồ ly hiện ra, nam nhân mặc y phục đỏ thẫm ngồi trong thủy các đón gió, tiêu sái thổi trường tiêu. Một bầy thiếu nữ y phục rực rỡ vây quanh hắn, ánh mắt si mê như vừa uống hết hai vò nữ nhi hồng. Nhìn thấy nàng từ xa, hắn đột ngột đứng dậy, ra sức vẫy tay với nàng, kêu to: “Kiều Kiều! Kiều Kiều! Mau qua đây~!"
Hình ảnh lại thay đổi, không trung phủ đầy sương khói và ánh sáng, quang ảnh xoay tròn rồi tụ lại thành hình dáng một nam nhân cao ngạo tuấn tú, khung cảnh giống như trong đêm hội hoa đăng ba năm trước, hắn đang giận dỗi vì nàng không chịu cùng hắn đến Thanh Hải. Hắn hậm hực đi trước, không thèm nghe nàng giải thích, trước khi đi còn to tiếng mắng nàng ngốc, mắng nàng hết thuốc chữa. Trong lúc tức giận, nàng nhặt một hòn đá lên ném về phía hắn, vừa hay trúng ngay đầu hắn, khiến hắn mặt xanh mét, quay phắt lại hung dữ nhìn nàng chằm chằm.
Sau đó, trên con thuyền êm đềm trôi theo dòng nước, hai người ôm nhau đứng trong màn mưa bụi lất phất, hắn thì thầm bên tai nàng: “Ta rất vui, chưa từng vui như vậy bao giờ…"
Ngay lúc đó, bên tai chợt văng vẳng một tiếng trẻ con trong trẻo, “Sau cùng, hắn chết, hắn cũng chết, nàng thương tâm rời đi, sau đó nàng cũng chết, chỉ còn lại một mình hắn."
Phải rồi, nàng đang nằm mơ, Lý Sách đã chết, đã bị mẹ mình tự tay giết chết, đã chết trong lòng nàng, trước ngực hắn ướt đẫm máu tươi. Nàng còn chạm vào thân thể và bờ mi lạnh lẽo như băng của hắn, hắn tựa vào vai nàng mà chết, không bao giờ có thể gọi tên nàng nữa, không bao giờ có thể đưa tay nhéo mặt nàng nữa, không bao giờ có thể nửa đêm trèo cửa sổ nhảy vào phòng nàng nữa, không bao giờ có thể lén đọc thư Gia Cát Nguyệt viết cho nàng nữa, khi nàng khổ sở không bao giờ có thể dịu dàng nhìn nàng, ôm nàng vào lòng rồi nói: Đừng sợ, đừng sợ. Còn có ta ở đây, còn có cả Gia Cát Tứ nữa. Cho dù là tiểu tử Yến Tuân kia cũng không thể tổn thương đến nàng.
Trời đất mịt mù gió bắc, tuyết đỏ như máu không ngừng đổ xuống, nàng nhìn thấy Gia Cát Nguyệt và Yến Tuân đối đầu với nhau trên chiến trường, nàng nhìn thấy hàng vạn hàng ngàn người hồn lìa khỏi xác, nàng nghe được tiếng gió rít gào thê lương, nhìn thấy bầu trời bị rách toạc, máu tươi trào ra từ khe rách, tuôn xối xả xuống chiến trường. Nàng nhìn thấy Gia Cát Nguyệt ngã xuống, da thịt trên lưng nứt ra, chính là vết thương do nàng đâm rất nhiều năm trước, một thanh kiếm lạnh lẽo đâm vào giữa ngực. Nàng nhìn thấy Yến Tuân cầm lưỡi kiếm dài ba thước đứng trên đống thi thể, mưa tên bắn đến đen kịt trời. Hắn đứng ở nơi cao nhất, dưới chân không ngừng chảy xuống chất lỏng đỏ lòm, trên người cắm đầy tên nhọn nhưng vẫn không ngã xuống.
Thiên quân vạn mã ập đến, tất cả mọi hình ảnh chợt tan vỡ, đao gươm Khuyển Nhung chém vụn bản đồ Tây Mông. Nàng quỳ gối bên hồ băng Thiên Trượng, nhìn trời đất sụp đổ chỉ trong nháy mắt, bên tai vang vọng từng lời từng chữ của hắn: Phải sống, phải sống, sống tiếp…
…………………………………………………………………………………………………………………
Nước mắt ào ra khỏi khóe mi, chảy xuống cằm, rơi trên áo lông trắng tinh khôi của Sở Kiều.
Người nọ đứng trước mặt nàng, trên mặt không còn nụ cười khi nãy, thay vào đó là vẻ lãnh đạm xa cách. Ông quay sang hỏi lão tùy tùng: “Là nàng sao?"
Lão tùy tùng khom người, vẫn là bộ dáng khúm núm muôn thuở, thấp giọng đáp: “Thưa phải, chính là nàng."
Người nọ mỉm cười nhưng đáy mắt không hề có chút ý cười, “Không ngờ lại gặp được ở đây."
Lão tùy tùng vẫn khom người, cũng không đáp lời. Người nọ trầm ngâm hồi lâu rồi đột nhiên đưa đầu ngón tay quẹt qua má Sở Kiều, cảm nhận được chất lỏng lạnh như băng trên mặt nàng thì nhất thời sửng sốt.
“An Phúc, có ai uống rượu Hoàng Lương rồi mà vẫn còn có thể khóc sao?"
Trong gian phòng tối mịt, lão tùy tùng dường như cũng không nhận ra cô gái ngồi trên ghế kia đang khóc. Lão vội vàng thắp một ngọn nến rồi cầm nến đến trước người Sở Kiều, cẩn thận nhìn qua thì cũng ngây người.
Từng giọt nước mắt lặng lẽ lăn dài trên má, cứ như vậy không tiếng động rơi xuống, tựa như chuỗi trân châu bị dứt.
An Phúc thoáng chấn kinh, hồi lâu sau mới chậm rãi nói: “Nô tài cho tới nay chưa từng nghe nói có người uống rượu Hoàng Lương rồi mà vẫn khóc được, trong lòng cô gái này có lẽ chôn giấu rất nhiều đau khổ." Nói xong câu này, lão hơi nhíu mày, tựa như có điều gì khó hiểu, “Thân phận tôn quý như vậy mà cũng có điều khổ sở sao?"
Người nọ nghe hỏi thì mỉm cười, thản nhiên nói: “Càng hạnh phúc thì sẽ càng sợ có ngày mất đi nó. Trong lòng đứa trẻ này, e rằng có nỗi sợ hãi mà ngay cả nàng ta cũng không khống chế được."
“Bệ hạ, thời gian không còn sớm nữa, chúng ta nên trở về rồi."
Người nọ gật đầu, khoác áo choàng lên đi ra ngoài, ra tới cửa thì đột nhiên quay đầu lại, nhìn cỗ quan tài bên trong chằm chằm, “Thế Thành, ngươi nói xem, Đại Hạ còn tồn tại được mấy năm nữa?"
Gió bên ngoài vẫn thổi rất mạnh, bóng dáng của ông chợt lộ ra vẻ cô đơn khó tả. Ông đột nhiên ho khan mấy tiếng, vừa mỉm cười vừa mở cửa phòng đi ra ngoài.
Ngọn nến sắp tàn thoáng chao đảo trong gió, nhưng vẫn không tắt.
Cô gái mặc y phục trắng ngồi tựa lưng vào ghế, đầu hơi nghiêng sang một bên, nước mắt lặng lẽ chảy hết giọt này đến giọt khác.
…………………………………………………………………………………………………………………
Không biết đã qua bao lâu, bên cạnh tựa như có người đang nói chuyện, Sở Kiều khẽ chau mày, ánh đèn hơi chói mắt, tiếng hô mừng rỡ của Mai Hương vang lên: “Tỉnh rồi, tỉnh rồi, thật tốt quá."
Sở Kiều chớp mắt, nhìn thấy Mai Hương đang đứng bên cạnh, Hoàn Nhi cầm một chiếc đèn lồng cũng đứng sát một bên, khẩn trương nhìn nàng.
“Tiểu thư, người làm sao vậy?"
Sở Kiều nhìn quanh một vòng, nhận ra bóng dáng người nọ đã sớm không thấy, không khỏi có hơi thất thần, nói qua loa: “Không có gì, chỉ không cẩn thận ngủ quên mà thôi."
Mai Hương không kìm được trách móc: “Ở đây lạnh như vậy mà tiểu thư còn ngủ gục được?"
“Xem phu nhân có vẻ quá mệt rồi, gió tuyết bên ngoài cũng dịu bớt nhiều, chúng ta nhanh chóng về phủ đi."
Đoàn người lên xe trở về, Vinh Nhi vẫn ngủ ngon lành, Mặc Nhi cũng nép vào lòng Thanh Thanh, mở mắt không lên.
Trận bão tuyết đã phá tan hội hoa đăng vốn náo nhiệt, trên đường trở về, khắp nơi đều có xác đèn bị gió xé rách tơi tả, đường phố trống trải đến thê lương. Sở Kiều vén màn xe lên nhìn lại nghĩa trang ở xa xa, chỉ thấy một mảnh tối tăm mịt mù, không một ngọn đèn, chỉ còn chiếc đèn lồng trắng nhờ nhờ treo trước cửa là còn nguyên, cũng không rõ nó làm sao sống sót qua khỏi trận bão tuyết kia.
Trở về đến phủ thì trời đã khuya, Nguyệt Lục chờ ở trước cửa, nhìn thấy mấy người bọn họ thì nhất thời thở phào một hơi thật dài, lập tức tiến lên nói Gia Cát Nguyệt đã trở về từ sớm, đã ra ngoài tìm nàng mấy bận rồi.
Sở Kiều vội vàng đi vào phủ, đến chính sảnh cởi áo choàng lông giao cho hạ nhân rồi rón rén đi tới phòng ngủ.
Trở về từ bên ngoài lạnh lẽo, sự ấm áp trong nhà càng thêm rõ rệt. Trong phòng rất yên tĩnh, hương trầm thủy lượn lờ trên lò hương, nàng lẳng lặng đi đến bên giường, nhìn thấy Gia Cát Nguyệt mặt hơi ửng hồng, để nguyên quần áo nằm trên giường, ngủ mà vẫn nhíu chặt mày, tựa như đang tức giận chuyện gì đó.
Hô hấp của hắn hơi nặng nề, có thể ngửi được mùi rượu nồng nặc. Tửu lượng của Gia Cát Nguyệt từ trước đến giờ không quá tốt, tối nay có lẽ đã uống rất nhiều rượu nên mới ngủ quên như thế này.
Trên cột giường bằng gỗ lim có treo một chiếc đèn lồng chế tác khéo léo, hai mắt đỏ son, đôi tai thật dài, là một cái đèn hình thỏ xinh xắn.
Sở Kiều cởi giày ra, nghiêng người nằm xuống cạnh Gia Cát Nguyệt, hít thở mùi hương trên người hắn, lắng nghe hơi thở trầm thấp của hắn, cõi lòng lạnh lẽo dần ấm lại.
Nàng vòng tay qua hông hắn, gạt đi hình ảnh tuyệt vọng trong mơ.
Sẽ không, tuyệt đối sẽ không.
Bọn họ sẽ mãi ở bên nhau, sẽ vui vẻ mà sống. Bọn họ sẽ có con, một nhà sẽ cùng nhau rời khỏi nơi này, bắt đầu cuộc sống cho riêng mình.
Nhất định như vậy, nhất định…
…………………………………………………………………………………………………………………
Sau xuân yến, Đại Hạ càng lúc càng xuống dốc, loạn Lũng Tây lan rộng, đi lại trên đường bất kỳ lúc nào cũng thấy được cảnh buôn bán vợ con đổi lương thực mà sống. Triều đình đành ban bố công văn trợ giúp thiên tai ra ngoài, Hạ hoàng cũng đã vét cạn quốc khố. Nhưng Đại Hạ hiện tại như cường quốc có tiếng mà không có miếng, chiến tranh tựa như mãnh thú háu ăn không ngừng há to cái miệng khổng lồ, chỉ trong mấy năm ngắn ngủi mà đã rúc rỉa một cường quốc chỉ còn cái vỏ không.
Có điều Bắc Yến cũng không hơn gì, tuy nhờ có lương thảo cướp về từ Biện Đường tạm thời qua được mùa đông giá rét này, nhưng hiện tại vẫn khó khăn trùng trùng. Dưới tình hình này, đầu năm biên quan cũng chẳng xảy ra chiến sự quy mô lớn nào. Bất kể là Bắc Yến muốn đông tiến hay Đại Hạ muốn phạt bắc cũng đều bị trận thiên tai này cầm chân.
Đầu tháng ba, một tin tức từ Bắc Yến được đưa đến kinh thành, khiến Sở Kiều lại bắt đầu lo lắng.
Thật ra tin tức cũng chẳng có gì đáng nói, chỉ nói đến chuyện Yến Tuân muốn tiến hành buôn bán với Đại Hạ ở biên cương, dùng ngựa cùng quặng sắt đổi lấy lương thực, trà, muối và vải vóc của Đại Hạ.
Chuyện này tất nhiên đã khiến triều đình Đại Hạ cười to một trận, bọn họ cười nhạo Bắc Yến nghèo đến phát điên rồi, lại muốn buôn bán thông thương với Đại Hạ. Bọn họ thiếu hụt chiến mã và quặng sắt thì vẫn có thể mua bán với Biện Đường và Hoài Tống. Bắc Yến thì khác, Biện Đường đóng cửa khẩu thì chỉ có thể tìm tới Đại Hạ mà thôi.
Đại Hạ dĩ nhiên cự tuyệt thông thương với Bắc Yến, Ngự sử đài và Trung thư lệnh lần đầu liên thủ, nhanh chóng viết thành một bài diễn văn dài thườn thượt châm biếm chuyện này, chế giễu Yến Tuân suy nghĩ viển vông, không biết trời cao đất rộng.
Sự kiện này đối với hai nước Hạ – Yến mà nói cũng chẳng phải đại sự gì, nhưng lại chỉ rõ tình cảnh xuống dốc và điêu tàn của Bắc Yến. Mặc dù Đại Hạ cũng chẳng khá hơn, nhưng nhìn dáng vẻ kẻ thù còn bất lực túng quẫn hơn mình, ý chí của đám quan lại Đại Hạ liền được nâng cao, một đám học sĩ suốt ngày điên cuồng hô hào tiêu diệt Bắc Yến, làm như chỉ cần bọn họ phất tay một cái thì Bắc Yến sẽ biến mất vậy. Ngay cả vài hoàng thân quốc thích ở xa cũng viết thư gửi cho Gia Cát Nguyệt, yêu cầu hắn lập tức điều binh tấn công Bắc Yến, nhanh chóng tiêu trừ tận gốc mối họa này.
Gia Cát Nguyệt lạnh lùng nhìn đám quan tướng trên triều vung tay múa chân, không khỏi cười giễu cợt: “Thủ đoạn của Yến Tuân không hẳn là quá cao minh, nhưng thật sự là hốt thuốc đúng bệnh, chỉ nói mấy câu mà đã khiến trên dưới toàn thành Chân Hoàng điên cuồng như vậy."
Lúc hắn nói lời này, Sở Kiều chỉ cảm thấy hãi hùng khiếp vía. Suy nghĩ của Gia Cát Nguyệt đã cao hơn hẳn một bậc so với người thường, biết Yến Tuân là cố ý tỏ ra yếu thế, muốn dẫn dụ Đại Hạ xuất quân tấn công. Nhưng Sở Kiều và Yến Tuân qua lại nhiều năm, nàng rõ bản tính của Yến Tuân hơn ai hết, người này cho dù phải bỏ mạng nơi sa trường cũng tuyệt đối không tỏ ra yếu thế trước kẻ thù bao giờ. Chỉ vì muốn khiến kẻ địch lơ là mất cảnh giác, đáng để người nọ hy sinh nhiều như vậy sao?
Đông qua xuân đến, hoa đã nở rộ nhưng gió lạnh vẫn chậm rãi không tan. Mở cửa sổ ra vẫn có thể nhìn thấy băng tuyết bao trùm.
Năm nay mùa đông hình như đặc biệt rất dài.
Bên ngoài tối mịt không chút ánh trăng, chỉ có gió tuyết đầy trời, phả vào mặt lạnh buốt như mũi đao. Người nọ đứng đó, áo choàng phủ kín người, chỉ để lộ đôi mắt thâm thúy nhìn nàng chằm chằm. Vài ngọn nến thưa thớt trong phòng đều bị gió thổi tắt, chỉ có ánh sáng xanh nhàn nhạt phản chiếu từ nền tuyết, tô thêm áp lực nặng nề tỏa ra từ thân ảnh kia.
Như rất lâu, nhưng cũng vừa như chỉ một thoáng qua, người nọ chậm rãi nhấc chân bước vào, đầu hơi cúi, dáng vẻ mơ hồ lộ ra vẻ mệt mỏi, bàn tay gầy gò xương xẩu đưa lên che miệng, ho khan một tiếng.
Cửa phòng bị đóng lại, ba người cùng đứng khiến linh đường hơi chật chội. Người tùy tùng lưng còng mặc áo xanh nhanh chóng thắp lại nến, ánh sáng nhờ nhờ chiếu lên tóc mai hoa râm cùng bàn tay nhăn nheo bên dưới áo choàng.
Băng ghế nhỏ Sở Kiều dùng để chắn cửa khi nãy được người tùy tùng lau sạch sẽ, người nọ vừa ho khan vừa ngồi xuống, lưng hơi khòm, thấp thoáng nhận ra được bên dưới lớp áo kia là thân thể suy nhược đến cỡ nào.
Sở Kiều vẫn đứng yên tại chỗ, từ lúc bọn họ bước vào vẫn không nói gì. Nàng có hơi hoài nghi, một người bệnh gầy gò ốm yếu như vậy sao lại có thể khiến nàng thoáng chấn kinh, thậm chí còn cho là Yến Tuân đích thân đến nữa.
Viên tùy tùng lui ra đứng cạnh cửa, cả người như ẩn trong một góc tối, cúi đầu im lìm như một tảng đá.
Trong phòng nhờ nhờ ánh nến, gió luồn qua chỗ hổng trên trần kêu *vù vù* khiến ngọn nến chập chờn như muốn tắt. Người nọ chợt ngẩng đầu lên, đưa con ngươi sâu thẳm nhìn nàng, đột ngột lên tiếng: “Tối nay gió tuyết thật dữ dội."
Sở Kiều sửng sốt, chẳng rõ vì sao mà khi đối mặt với người này, nàng cảm giác có chút căng thẳng không nói nên lời. Tựa như từ trên người đối phương tỏa ra một áp lực vô hình, dần dần tràn ngập khắp phòng, khiến hô hấp cũng khó khăn hơn.
“Vâng, đúng là rất lớn." Nàng gật đầu, lẳng lặng đáp lời.
“Đã nhiều năm không có gió tuyết mạnh như vậy rồi." Người nọ hẳn đã rất nhiều tuổi, giọng nói lộ ra vẻ già nua cùng mệt mỏi không cách nào che giấu, “Ngay cả mùa đông mười lăm năm trước cũng không có gió tuyết lớn như thế, đốn ngã cả cây hòe già trước cổng phủ doãn."
Mười lăm năm trước…
Chính là cái năm Yến Tuân tan cửa nát nhà, mùa đông rét lạnh đến cùng cực, bọn họ co ro trong dịch quán tồi tàn ở nam thành, đốt rụi toàn bộ đồ đạc trong phòng vẫn bị lạnh đến nứt da nứt thịt.
“Hội hoa đăng năm nay có náo nhiệt không?" Người nọ tự nhiên hỏi, tựa như bọn họ là bằng hữu đã lâu không gặp vậy.
Sở Kiều hơi nghiêng đầu đáp: “Ông trời không phối hợp nên hội hoa đăng bị gián đoạn. Lão tiên sinh cũng đến ngắm hoa đăng rồi bị gió tuyết níu chân ở đây sao?"
Người nọ thấp giọng cười một tiếng rồi nói: “Thân thể ta thế này thì còn đi ngắm hoa đăng gì chứ?"
Sở Kiều chớp mi, trầm giọng hỏi: “Nói vậy tiên sinh đặc biệt đến đây là để tế bái Yến lão vương gia sao?"
Tuy không nhìn rõ mặt của ngươi nọ, nhưng Sở Kiều vẫn có thể nhận ra ông lẳng lặng mỉm một nụ cười.
Xa xa chợt vọng đến một hồi chuông ngân dài, đó là mười tám tiếng chuông báo hiệu giờ lành. Lúc này trên đài Thiên Trình trong cung Thịnh Kim, Khâm thiên giám sẽ chủ trì cho các cao tăng dâng hương lễ bái Phật, tụng kinh cầu bình an, xin cho sang năm được mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
Nghe thấy hồi chuông, Sở Kiều nhẹ nhàng quay đầu nhìn về phía phát ra tiếng chuông, thoáng hơi thất thần.
“Nghĩa trang này hoang vắng như vậy, ngươi thân nữ một mình ở đây không sợ sao?"
Sở Kiều quay đầu nhìn người nọ, biết rõ có thể ngang nhiên tiến vào đây mà không bị đám Nguyệt Thập Tam phát giác thì tuyệt đối không phải người bình thường. Tuy đã lần lượt loại bỏ hết những người có thể tới đây vào lúc này, nhưng Sở Kiều vẫn không tìm được nhân vật nào có khả năng này, nàng không khỏi càng lúc càng nghi hoặc nhưng trên mặt vẫn không biểu hiện gì, chỉ thản nhiên cười nói: “Trong lòng ngay thẳng thì không có gì phải sợ, so với lòng dạ con người thì mấy thứ gọi là du hồn dã quỷ hiền lành hơn không biết bao nhiêu lần."
“Trong lòng ngay thẳng?" Ngươi nọ hơi cao giọng, cười nói: “Trên đời này, người có thể chân chính gánh được bốn chữ này, còn được mấy người?"
“Tự mình cảm thấy gánh được là đủ." Sở Kiều vẫn đứng nguyên tại chỗ, áo choàng lông trên người bên dưới ánh nến càng thêm tinh khôi, khuôn mặt như bừng lên trong ánh sáng nhờ nhờ, lẳng lặng tiếp lời: “Là người cả đời làm thanh quan, trung với xã tắc, liêm chính ngay thẳng. Là người xuất thân tầm thường bé mọn, vất vả kiếm sống nhưng không bao giờ phạm pháp. Chỉ cần trong lòng không có vướng mắc thì sẽ gánh được hai chữ ‘ngay thẳng’ này. Chỉ cần lòng hướng về bình yên, tự mình quyết tâm thì không phải là không thể."
Người nọ khẽ nhướng mày, một cơn gió chợt ào vào thổi bụi đất bay lên, nhẹ bám vào vạt áo hai người. Ông trầm tư một thoáng, sau đó mỉm cười nói: “Nói có đạo lý."
“Bên ngoài gió tuyết lớn như vậy, lão tiên sinh đêm tối tìm đến, là vì lòng có vướng mắc sao?"
“Người đã già, khó tránh khỏi dễ nhớ đến chuyện vặt lúc trẻ."
Một cơn cuồng phong mở bật cửa ra, thổi tắt toàn bộ nến trong phòng. Viên tùy tùng hoảng hốt, tuy tuổi đã lớn nhưng thân thủ vẫn rất linh hoạt, nhanh chóng đóng cửa rồi định đi thắp lại đèn. Người nọ giương mắt nhìn về phía cỗ quan tài ẩn mình trong bóng tối thăm thẳm, thu lại nụ cười, khoát tay nói: “Cứ để vậy đi."
Trong phòng rất yên tĩnh, nghe được rõ ràng tiếng gió gào rú bên ngoài. Hai mắt dần thích ứng với bóng tối, dựa vào ánh sáng phản chiếu trên nền tuyết cũng mơ hồ thấy được bóng dáng người đối diện.
Người nọ cởi áo khoác ra, nói: “Chắc hắn không muốn nhìn thấy ta."
“Ta có mang rượu đến, uống với ta một chén đi."
Không đợi Sở Kiều trả lời thì lão tùy tùng phía sau đã tiến lên, trải một tấm lụa xuống trên mặt đất, bày ra hai chén rượu, một chiếc bình ngọc trắng muốt, chất ngọc ánh lên trong bóng tối. Bình khẽ nghiêng, hai chén nhỏ được rót đầy, hương rượu tỏa ra bốn phía. Lão tùy tùng dùng hai tay dâng một chén đưa cho Sở Kiều.
Sở Kiều ngửi qua, liền nói: “Là Thanh Nữ Kiều ở Thanh Khâu."
Người nọ cười tán thưởng, “Khứu giác tốt."
Sở Kiều mỉm cười, “Tiểu bối tửu lượng không cao nhưng ngửi mùi đoán tên thì khá lành nghề." Nói xong nàng rút từ trên đầu một chiếc trâm bạc nhúng vào trong chén, nhẹ ngửi đầu trâm rồi mới yên tâm uống cạn, “Quả nhiên là rượu ngon."
Người nọ cũng không bận tâm chuyện nàng công khai nghiệm độc ngay ở trước mặt mình, ngược lại còn thích thú nói: “Đưa trâm của ngươi cho ta mượn dùng chút."
Sở Kiều thoáng ngạc nhiên, hỏi lại: “Rượu do mình mang đến mà tiền bối còn không yên tâm?"
“Cẩn thận một chút không bao giờ thừa."
Người nọ học theo Sở Kiều nhúng đầu trâm vào chén rượu, lấy ra bật lửa đốt rồi nhìn hồi lâu mới ngửa đầu uống rượu.
Sở Kiều bật cười, “Tiền bối làm như vậy, ngược lại càng thêm không an toàn."
Người nọ hơi kinh ngạc hỏi: “Tại sao?"
“Không phải loại độc nào cũng có thể dùng bạc nghiệm ra, huống chi trong quá trình đưa trâm cho tiền bối, ta có rất nhiều biện pháp hạ độc vào trâm. Mà cho dù là không dùng độc, tiền bối ở gần ta như vậy, chẳng lẽ không sợ ta là thích khách sao?"
Người nọ nhìn nàng, không hề có chút sợ hãi, ngược lại rất bình thản hỏi: “Vậy ngươi là thích khách à?"
“Ta nói không phải, tiền bối tin sao?"
Người nọ nhướng mày, tựa như đang cố ngẫm nghĩ, hồi lâu sau mới nói: “Không tin lắm."
Sở Kiều bật cười, “Đúng đó, hôm nay nông dân muốn ăn gà nên sẽ không giết heo, nhưng cũng không có nghĩa là ngày mai cũng không giết heo."
“Ngươi so sánh ta với heo?"
“Không dám." Sở Kiều lắc đầu, “Người như tiền bối, ba phần giống sói, ba phần giống rắn, bốn phần còn lại thì nhìn không ra, nói chung không phải là người dễ đùa."
Người nọ quay sang lão tùy tùng đứng ở cửa, cười nói: “Nhìn miệng lưỡi của nha đầu này đi, còn độc địa hơn mấy trăm lần so với ngòi bút của Ngự sử đài nữa."
Người nọ dường như rất vui vẻ, thoải mái bảo Sở Kiều ngồi xuống uống rượu với mình. Gió tuyết bên ngoài càng lúc càng lớn, Sở Kiều kéo thêm một cái ghế nhỏ sang, lau sạch rồi ngồi xuống, từ tốn uống rượu với ông.
Không gian tối mịt mù, chỉ có trên nóc nhà nhờ nhờ ánh sáng phản chiếu khi gió tuyết thổi qua.
Rượu này thơm mê người, chỉ cần uống một chén thì sẽ muốn uống chén thứ hai. Cho dù không có độc thì uống nhiều sẽ say. Không biết qua bao lâu, Sở Kiều dần thấy mơ hồ, nàng tựa người ra phía sau, tay chống lên thành ghế, chậm rãi nhắm mắt lại, nói chuyện với người nọ mà câu được câu không. Dường như bọn họ đã nói rất nhiều, rất rất nhiều, nhưng nàng đều không nhớ rõ. Trong lòng vô cùng tĩnh lặng, như có dòng nước nhẹ nhàng quét qua tay, qua mặt nàng.
Nàng như nhìn thấy hình ảnh lúc còn bé, ông nàng ôm nàng, tỉ mỉ dạy nàng Thái tổ trường quyền*, dạy nàng chiêu Cầm nã thủ**, dạy nàng nhận thức vị trí huyệt đạo quan trọng, dạy nàng sử dụng đủ loại vũ khí. Mỗi sáng nàng phải đứng dưới cờ lặp lại lời tuyên thệ ông bắt nàng thuộc nằm lòng. Lúc đó nàng chỉ mới mấy tuổi nhưng vẫn hết sức nghiêm túc, thẳng người đứng sau lưng người ông đã già nhưng vẫn hết sức cường tráng, lớn tiếng nói từng chữ một: “Một lòng trung với nước nhà, trung với nhân dân, lúc cần phải tự nguyện hy sinh vì tổ quốc, vì nhân dân…"
*Thái tổ trường quyền = Thái Tổ Trường Quyền là Thiếu Lâm tuyệt học, bộ quyền pháp này, phong cách đặc biệt, không có quy tắc nhất định, chiêu thức rõ ràng dứt khoát, nhịp chân linh hoạt, hành quyền quá bộ, đánh mạnh, trong cận chiến, có thể bùng nổ uy lực cực mạnh.
*Cầm nã thủ = cách ra quyền bằng mười ngón tay. Khác với chỉ công khi đánh phải giương thẳng ngón tay ra, trong phép đánh cầm nã thủ, ngón tay phải khum lại. Bí quyết của cầm nã thủ thu gọn trong tám chữ: câu, giật, buông, bắt, chộp, điểm, khóa, đẩy. Ba chữ cầm nã thủ có nghĩa đơn giản là thủ pháp sử dụng mười ngón tay để bắt giữ, vô hiệu hóa đối thủ.
Hình ảnh thay đổi, chuyển thành khung cảnh thâm cung lạnh lẽo, trăng trên đỉnh đầu rất tròn rất sáng, thiếu niên đứng trước mặt nàng, nhìn thấy chiếc trâm trên tóc nàng thì mím môi, giận dỗi quay đi. Nàng thấy vậy liền vội vàng lấy trâm xuống, khẩn trương chạy đến dỗ dành hắn, nói là do Triệu Thập Tam nằng nặc bắt nàng cầm, nàng không hề thích nó. Hồi lâu, thiếu niên mới ngượng ngùng đưa ra một chiếc trâm gỗ thô sơ, hình như là dùng mẩu đồng gọt thành, chỉ là một thanh gỗ trơ trụi, không có bất kỳ hình thù trang trí gì. Ngón tay của thiếu niên cũng hơi bị rách da, vài chỗ còn ứa máu, dùng vải băng lại sơ sài.
Sau đó, một đôi mắt như mắt hồ ly hiện ra, nam nhân mặc y phục đỏ thẫm ngồi trong thủy các đón gió, tiêu sái thổi trường tiêu. Một bầy thiếu nữ y phục rực rỡ vây quanh hắn, ánh mắt si mê như vừa uống hết hai vò nữ nhi hồng. Nhìn thấy nàng từ xa, hắn đột ngột đứng dậy, ra sức vẫy tay với nàng, kêu to: “Kiều Kiều! Kiều Kiều! Mau qua đây~!"
Hình ảnh lại thay đổi, không trung phủ đầy sương khói và ánh sáng, quang ảnh xoay tròn rồi tụ lại thành hình dáng một nam nhân cao ngạo tuấn tú, khung cảnh giống như trong đêm hội hoa đăng ba năm trước, hắn đang giận dỗi vì nàng không chịu cùng hắn đến Thanh Hải. Hắn hậm hực đi trước, không thèm nghe nàng giải thích, trước khi đi còn to tiếng mắng nàng ngốc, mắng nàng hết thuốc chữa. Trong lúc tức giận, nàng nhặt một hòn đá lên ném về phía hắn, vừa hay trúng ngay đầu hắn, khiến hắn mặt xanh mét, quay phắt lại hung dữ nhìn nàng chằm chằm.
Sau đó, trên con thuyền êm đềm trôi theo dòng nước, hai người ôm nhau đứng trong màn mưa bụi lất phất, hắn thì thầm bên tai nàng: “Ta rất vui, chưa từng vui như vậy bao giờ…"
Ngay lúc đó, bên tai chợt văng vẳng một tiếng trẻ con trong trẻo, “Sau cùng, hắn chết, hắn cũng chết, nàng thương tâm rời đi, sau đó nàng cũng chết, chỉ còn lại một mình hắn."
Phải rồi, nàng đang nằm mơ, Lý Sách đã chết, đã bị mẹ mình tự tay giết chết, đã chết trong lòng nàng, trước ngực hắn ướt đẫm máu tươi. Nàng còn chạm vào thân thể và bờ mi lạnh lẽo như băng của hắn, hắn tựa vào vai nàng mà chết, không bao giờ có thể gọi tên nàng nữa, không bao giờ có thể đưa tay nhéo mặt nàng nữa, không bao giờ có thể nửa đêm trèo cửa sổ nhảy vào phòng nàng nữa, không bao giờ có thể lén đọc thư Gia Cát Nguyệt viết cho nàng nữa, khi nàng khổ sở không bao giờ có thể dịu dàng nhìn nàng, ôm nàng vào lòng rồi nói: Đừng sợ, đừng sợ. Còn có ta ở đây, còn có cả Gia Cát Tứ nữa. Cho dù là tiểu tử Yến Tuân kia cũng không thể tổn thương đến nàng.
Trời đất mịt mù gió bắc, tuyết đỏ như máu không ngừng đổ xuống, nàng nhìn thấy Gia Cát Nguyệt và Yến Tuân đối đầu với nhau trên chiến trường, nàng nhìn thấy hàng vạn hàng ngàn người hồn lìa khỏi xác, nàng nghe được tiếng gió rít gào thê lương, nhìn thấy bầu trời bị rách toạc, máu tươi trào ra từ khe rách, tuôn xối xả xuống chiến trường. Nàng nhìn thấy Gia Cát Nguyệt ngã xuống, da thịt trên lưng nứt ra, chính là vết thương do nàng đâm rất nhiều năm trước, một thanh kiếm lạnh lẽo đâm vào giữa ngực. Nàng nhìn thấy Yến Tuân cầm lưỡi kiếm dài ba thước đứng trên đống thi thể, mưa tên bắn đến đen kịt trời. Hắn đứng ở nơi cao nhất, dưới chân không ngừng chảy xuống chất lỏng đỏ lòm, trên người cắm đầy tên nhọn nhưng vẫn không ngã xuống.
Thiên quân vạn mã ập đến, tất cả mọi hình ảnh chợt tan vỡ, đao gươm Khuyển Nhung chém vụn bản đồ Tây Mông. Nàng quỳ gối bên hồ băng Thiên Trượng, nhìn trời đất sụp đổ chỉ trong nháy mắt, bên tai vang vọng từng lời từng chữ của hắn: Phải sống, phải sống, sống tiếp…
…………………………………………………………………………………………………………………
Nước mắt ào ra khỏi khóe mi, chảy xuống cằm, rơi trên áo lông trắng tinh khôi của Sở Kiều.
Người nọ đứng trước mặt nàng, trên mặt không còn nụ cười khi nãy, thay vào đó là vẻ lãnh đạm xa cách. Ông quay sang hỏi lão tùy tùng: “Là nàng sao?"
Lão tùy tùng khom người, vẫn là bộ dáng khúm núm muôn thuở, thấp giọng đáp: “Thưa phải, chính là nàng."
Người nọ mỉm cười nhưng đáy mắt không hề có chút ý cười, “Không ngờ lại gặp được ở đây."
Lão tùy tùng vẫn khom người, cũng không đáp lời. Người nọ trầm ngâm hồi lâu rồi đột nhiên đưa đầu ngón tay quẹt qua má Sở Kiều, cảm nhận được chất lỏng lạnh như băng trên mặt nàng thì nhất thời sửng sốt.
“An Phúc, có ai uống rượu Hoàng Lương rồi mà vẫn còn có thể khóc sao?"
Trong gian phòng tối mịt, lão tùy tùng dường như cũng không nhận ra cô gái ngồi trên ghế kia đang khóc. Lão vội vàng thắp một ngọn nến rồi cầm nến đến trước người Sở Kiều, cẩn thận nhìn qua thì cũng ngây người.
Từng giọt nước mắt lặng lẽ lăn dài trên má, cứ như vậy không tiếng động rơi xuống, tựa như chuỗi trân châu bị dứt.
An Phúc thoáng chấn kinh, hồi lâu sau mới chậm rãi nói: “Nô tài cho tới nay chưa từng nghe nói có người uống rượu Hoàng Lương rồi mà vẫn khóc được, trong lòng cô gái này có lẽ chôn giấu rất nhiều đau khổ." Nói xong câu này, lão hơi nhíu mày, tựa như có điều gì khó hiểu, “Thân phận tôn quý như vậy mà cũng có điều khổ sở sao?"
Người nọ nghe hỏi thì mỉm cười, thản nhiên nói: “Càng hạnh phúc thì sẽ càng sợ có ngày mất đi nó. Trong lòng đứa trẻ này, e rằng có nỗi sợ hãi mà ngay cả nàng ta cũng không khống chế được."
“Bệ hạ, thời gian không còn sớm nữa, chúng ta nên trở về rồi."
Người nọ gật đầu, khoác áo choàng lên đi ra ngoài, ra tới cửa thì đột nhiên quay đầu lại, nhìn cỗ quan tài bên trong chằm chằm, “Thế Thành, ngươi nói xem, Đại Hạ còn tồn tại được mấy năm nữa?"
Gió bên ngoài vẫn thổi rất mạnh, bóng dáng của ông chợt lộ ra vẻ cô đơn khó tả. Ông đột nhiên ho khan mấy tiếng, vừa mỉm cười vừa mở cửa phòng đi ra ngoài.
Ngọn nến sắp tàn thoáng chao đảo trong gió, nhưng vẫn không tắt.
Cô gái mặc y phục trắng ngồi tựa lưng vào ghế, đầu hơi nghiêng sang một bên, nước mắt lặng lẽ chảy hết giọt này đến giọt khác.
…………………………………………………………………………………………………………………
Không biết đã qua bao lâu, bên cạnh tựa như có người đang nói chuyện, Sở Kiều khẽ chau mày, ánh đèn hơi chói mắt, tiếng hô mừng rỡ của Mai Hương vang lên: “Tỉnh rồi, tỉnh rồi, thật tốt quá."
Sở Kiều chớp mắt, nhìn thấy Mai Hương đang đứng bên cạnh, Hoàn Nhi cầm một chiếc đèn lồng cũng đứng sát một bên, khẩn trương nhìn nàng.
“Tiểu thư, người làm sao vậy?"
Sở Kiều nhìn quanh một vòng, nhận ra bóng dáng người nọ đã sớm không thấy, không khỏi có hơi thất thần, nói qua loa: “Không có gì, chỉ không cẩn thận ngủ quên mà thôi."
Mai Hương không kìm được trách móc: “Ở đây lạnh như vậy mà tiểu thư còn ngủ gục được?"
“Xem phu nhân có vẻ quá mệt rồi, gió tuyết bên ngoài cũng dịu bớt nhiều, chúng ta nhanh chóng về phủ đi."
Đoàn người lên xe trở về, Vinh Nhi vẫn ngủ ngon lành, Mặc Nhi cũng nép vào lòng Thanh Thanh, mở mắt không lên.
Trận bão tuyết đã phá tan hội hoa đăng vốn náo nhiệt, trên đường trở về, khắp nơi đều có xác đèn bị gió xé rách tơi tả, đường phố trống trải đến thê lương. Sở Kiều vén màn xe lên nhìn lại nghĩa trang ở xa xa, chỉ thấy một mảnh tối tăm mịt mù, không một ngọn đèn, chỉ còn chiếc đèn lồng trắng nhờ nhờ treo trước cửa là còn nguyên, cũng không rõ nó làm sao sống sót qua khỏi trận bão tuyết kia.
Trở về đến phủ thì trời đã khuya, Nguyệt Lục chờ ở trước cửa, nhìn thấy mấy người bọn họ thì nhất thời thở phào một hơi thật dài, lập tức tiến lên nói Gia Cát Nguyệt đã trở về từ sớm, đã ra ngoài tìm nàng mấy bận rồi.
Sở Kiều vội vàng đi vào phủ, đến chính sảnh cởi áo choàng lông giao cho hạ nhân rồi rón rén đi tới phòng ngủ.
Trở về từ bên ngoài lạnh lẽo, sự ấm áp trong nhà càng thêm rõ rệt. Trong phòng rất yên tĩnh, hương trầm thủy lượn lờ trên lò hương, nàng lẳng lặng đi đến bên giường, nhìn thấy Gia Cát Nguyệt mặt hơi ửng hồng, để nguyên quần áo nằm trên giường, ngủ mà vẫn nhíu chặt mày, tựa như đang tức giận chuyện gì đó.
Hô hấp của hắn hơi nặng nề, có thể ngửi được mùi rượu nồng nặc. Tửu lượng của Gia Cát Nguyệt từ trước đến giờ không quá tốt, tối nay có lẽ đã uống rất nhiều rượu nên mới ngủ quên như thế này.
Trên cột giường bằng gỗ lim có treo một chiếc đèn lồng chế tác khéo léo, hai mắt đỏ son, đôi tai thật dài, là một cái đèn hình thỏ xinh xắn.
Sở Kiều cởi giày ra, nghiêng người nằm xuống cạnh Gia Cát Nguyệt, hít thở mùi hương trên người hắn, lắng nghe hơi thở trầm thấp của hắn, cõi lòng lạnh lẽo dần ấm lại.
Nàng vòng tay qua hông hắn, gạt đi hình ảnh tuyệt vọng trong mơ.
Sẽ không, tuyệt đối sẽ không.
Bọn họ sẽ mãi ở bên nhau, sẽ vui vẻ mà sống. Bọn họ sẽ có con, một nhà sẽ cùng nhau rời khỏi nơi này, bắt đầu cuộc sống cho riêng mình.
Nhất định như vậy, nhất định…
…………………………………………………………………………………………………………………
Sau xuân yến, Đại Hạ càng lúc càng xuống dốc, loạn Lũng Tây lan rộng, đi lại trên đường bất kỳ lúc nào cũng thấy được cảnh buôn bán vợ con đổi lương thực mà sống. Triều đình đành ban bố công văn trợ giúp thiên tai ra ngoài, Hạ hoàng cũng đã vét cạn quốc khố. Nhưng Đại Hạ hiện tại như cường quốc có tiếng mà không có miếng, chiến tranh tựa như mãnh thú háu ăn không ngừng há to cái miệng khổng lồ, chỉ trong mấy năm ngắn ngủi mà đã rúc rỉa một cường quốc chỉ còn cái vỏ không.
Có điều Bắc Yến cũng không hơn gì, tuy nhờ có lương thảo cướp về từ Biện Đường tạm thời qua được mùa đông giá rét này, nhưng hiện tại vẫn khó khăn trùng trùng. Dưới tình hình này, đầu năm biên quan cũng chẳng xảy ra chiến sự quy mô lớn nào. Bất kể là Bắc Yến muốn đông tiến hay Đại Hạ muốn phạt bắc cũng đều bị trận thiên tai này cầm chân.
Đầu tháng ba, một tin tức từ Bắc Yến được đưa đến kinh thành, khiến Sở Kiều lại bắt đầu lo lắng.
Thật ra tin tức cũng chẳng có gì đáng nói, chỉ nói đến chuyện Yến Tuân muốn tiến hành buôn bán với Đại Hạ ở biên cương, dùng ngựa cùng quặng sắt đổi lấy lương thực, trà, muối và vải vóc của Đại Hạ.
Chuyện này tất nhiên đã khiến triều đình Đại Hạ cười to một trận, bọn họ cười nhạo Bắc Yến nghèo đến phát điên rồi, lại muốn buôn bán thông thương với Đại Hạ. Bọn họ thiếu hụt chiến mã và quặng sắt thì vẫn có thể mua bán với Biện Đường và Hoài Tống. Bắc Yến thì khác, Biện Đường đóng cửa khẩu thì chỉ có thể tìm tới Đại Hạ mà thôi.
Đại Hạ dĩ nhiên cự tuyệt thông thương với Bắc Yến, Ngự sử đài và Trung thư lệnh lần đầu liên thủ, nhanh chóng viết thành một bài diễn văn dài thườn thượt châm biếm chuyện này, chế giễu Yến Tuân suy nghĩ viển vông, không biết trời cao đất rộng.
Sự kiện này đối với hai nước Hạ – Yến mà nói cũng chẳng phải đại sự gì, nhưng lại chỉ rõ tình cảnh xuống dốc và điêu tàn của Bắc Yến. Mặc dù Đại Hạ cũng chẳng khá hơn, nhưng nhìn dáng vẻ kẻ thù còn bất lực túng quẫn hơn mình, ý chí của đám quan lại Đại Hạ liền được nâng cao, một đám học sĩ suốt ngày điên cuồng hô hào tiêu diệt Bắc Yến, làm như chỉ cần bọn họ phất tay một cái thì Bắc Yến sẽ biến mất vậy. Ngay cả vài hoàng thân quốc thích ở xa cũng viết thư gửi cho Gia Cát Nguyệt, yêu cầu hắn lập tức điều binh tấn công Bắc Yến, nhanh chóng tiêu trừ tận gốc mối họa này.
Gia Cát Nguyệt lạnh lùng nhìn đám quan tướng trên triều vung tay múa chân, không khỏi cười giễu cợt: “Thủ đoạn của Yến Tuân không hẳn là quá cao minh, nhưng thật sự là hốt thuốc đúng bệnh, chỉ nói mấy câu mà đã khiến trên dưới toàn thành Chân Hoàng điên cuồng như vậy."
Lúc hắn nói lời này, Sở Kiều chỉ cảm thấy hãi hùng khiếp vía. Suy nghĩ của Gia Cát Nguyệt đã cao hơn hẳn một bậc so với người thường, biết Yến Tuân là cố ý tỏ ra yếu thế, muốn dẫn dụ Đại Hạ xuất quân tấn công. Nhưng Sở Kiều và Yến Tuân qua lại nhiều năm, nàng rõ bản tính của Yến Tuân hơn ai hết, người này cho dù phải bỏ mạng nơi sa trường cũng tuyệt đối không tỏ ra yếu thế trước kẻ thù bao giờ. Chỉ vì muốn khiến kẻ địch lơ là mất cảnh giác, đáng để người nọ hy sinh nhiều như vậy sao?
Đông qua xuân đến, hoa đã nở rộ nhưng gió lạnh vẫn chậm rãi không tan. Mở cửa sổ ra vẫn có thể nhìn thấy băng tuyết bao trùm.
Năm nay mùa đông hình như đặc biệt rất dài.
Tác giả :
Tiêu Tương Đông Nhi