Hoàng Đế Nan Vi
Chương 122
Sau khi Ngô Uyển trở về thì có chút mệt mỏi, Trầm Chuyết Ngôn đến nhà Lý tướng vẫn chưa trở về.
Ngô Uyển uống tách trà do nha đầu bưng đến, sau đó cởi xuống trâm cài tóc và trang sức trên người, thay đổi xiêm y mặc nhà rồi lên nhuyễn tháp nghỉ ngơi, cũng không cần nha hoàn hầu hạ. Ngô Uyển tự lấy ra mảnh lụa mỏng do mẫu thân của Trầm Chuyết Ngôn đích thân thêu, nàng nhẹ nhàng thở dài.
Mặc dù Trầm Chuyết Ngôn không nói nhưng Ngô Uyển cũng biết trong lòng của hắn không thoải mái. So với bà bà của mình thì Ngô Uyển quả thật vẫn chưa khổ bằng.
Phạm thị xuất thân từ thư hương, gả vào Vĩnh Khang Công phủ, khi đó lão Thái phi của tiền Trấn Nam Vương chính là muội muội của lão Vĩnh Khang Công. Mà tổ phụ của Phạm thị chính là lão sư của Lệ thái tử, là Đế sư tương lai: Phạm Lâm Hi.
Nếu không phải có biến cố bất ngờ thì Phạm thị đã bình an hưởng phú quý cả đời rồi.
Nhưng biến cố lại đến nhanh như vậy.
Lệ thái tử bị phế, bè phái của Phương hoàng hậu cũng bị tan rã sau khi Lệ thái tử rơi đài, tổ phụ của Phạm thị là Phạm Lâm Hi bị vướng vào vụ án ân khoa, chết trong đại lao, cả nhà Phạm thị bị lưu đày sung quân. Cũng may người của Vĩnh Khang Công phủ được lão Thái phi chiếu cố nên không bị liên lụy.
Nương gia của Phạm thị đã thất thế, lúc này nếu có một trượng phu có lương tâm thì Phạm thị cũng không rơi vào hoàn cảnh này.
Một nữ nhân khi nương gia bị thất thế, hơn nữa có một trượng phu mặt người dạ thú thì sẽ xảy ra chuyện gì? Ngô Uyển không thể tưởng tượng. Nếu không phải Phạm thị lưu lại mũi thêu thì Ngô Uyển vĩnh viễn không thể biết nữ nhân này khi bị trượng phu hạ độc đã may mắn tránh được một kiếp, được tì nữ trợ giúp mà chạy khỏi đế đô, đến tận Chiết Mân, sau đó Vĩnh Khang Công phủ đại tang. Khi đó Phạm thị thành thân sau bốn năm không có tin vui kỳ thật đã có thai được hai tháng.
Trầm Chuyết Ngôn đúng là mạng lớn.
Phạm thị có thể trốn khỏi Vĩnh Khang Công phủ chứng tỏ nàng là một người thông minh.
Nhưng ở niên đại này thì nữ nhân thông minh chưa hẳn có thể giữ được mạng của mình.
Phạm thị vì bươn chải mưu sinh mà không thể không dựa vào tay nghề của mình, lại bị Triệu gia mơ ước tay nghề, ép buộc nàng phải nhập phủ. May mà khi đó Lâm Vĩnh Thường thoát thân khi đang trên đường lưu đày đến Tây Bắc đã vô tình gặp được Phạm thị, tỷ đệ hai người gặp nhau.
Lâm Vĩnh Thường rốt cục trở thành người mà Phạm thị ủy thác.
Cuộc sống ngắn ngủi của nữ nhân này cứ như vậy mà chấm dứt.
Có lẽ thù hận trong lòng của Phạm thị vẫn còn rất nhiều cho nên mới lưu lại mảnh lụa này.
Còn Lâm Vĩnh Thường dẫn theo Trầm Chuyết Ngôn và thù hận oan nghiệt cả đời của Phạm thị đã vượt qua mọi chông gai để sống đến ngày hôm nay bằng cách nào? Làm sao có thể mở được một đường máu để đứng vững trong triều? Lâm Vĩnh Thường đã nhẫn nhịn đến ngày hôm nay nhưng vì sao lại dẫn đến vụ án khó khăn như vậy?
Ngô Uyển vuốt ve phần thêu tinh xảo trên mảnh lụa, phía trên có cảm giác ẩm ướt, đó là nước mắt mà Phạm Trầm thị đã để lại.
Phía trên đó Phạm thị đã thêu như sau: Cả đời này của ta không làm gì thẹn với lương tâm nhưng lại gặp phải bọn người cầm thú. Tiên phu Vĩnh Khang Công thế tử cố ý hạ độc không thành, may mắn trốn thoát, lại gặp phải hào môn thế tộc, vì tư lợi của riêng mình mà cưỡng ép làm thị thiếp. Mấy ngày gần đây ăn uống đều phải làm bạn với thuốc thang, ngày ngày không ngừng ho ra máu, tâm tư của Triệu gia đã rất rõ ràng. Nhi tử Chuyết Ngôn vẫn còn bé nhỏ ngây ngô, đệ đệ Vĩnh Thường lại là thư sinh yếu đuối. Tại sao tại sao ông trời không thương ta!
Vụ án liên quan đến xuất thân của Lâm Vĩnh Thường nhanh chóng được khai thẩm, kỳ thật lúc này bảo là khai thẩm cũng không thỏa đáng, bởi vì bị cáo Lâm Vĩnh Thường vẫn đang ở Hoài Dương, nguyên cáo Triệu Thanh Di đang giữ đạo hiếu ở quê nhà tỉnh Phúc Châu, nhiều lắm thì chỉ có thể nói là điều tra lấy chứng cớ mà thôi. Chẳng qua vụ án này không nhỏ, ngoại trừ Tam ti thì còn có ngũ bộ Thượng thư cũng dự thính.
Không cần bận tâm những người này có suy nghĩ gì, chỉ cần ngồi cùng một chỗ, giậm chân một phát thì cả triều cũng phải rung rinh.
Nhân chứng vật chứng mà Triệu gia đưa đến đều tỏ vẻ hoài nghi đối với xuất thân của Lâm Vĩnh Thường, kỳ thật những vật chứng này hoàn toàn không thể chứng minh Lâm Vĩnh Thường là tôn tử của Phạm Lâm Hi, cho dù ngươi bảo rằng quê quán xuất thân của Lâm Vĩnh Thường là giả mạo, nhưng chuyện này cũng không có gì là hiếm lạ ở Đại Phượng. Rất nhiều tú tài vì giảm bớt tính cạnh tranh khi thi cử nhân đã dùng cách chuyển quê quán đến Tây Bắc hoặc Phúc Mân, lý do là vì những nơi này rất nghèo khổ, học vấn lại thấp. Thi Hương để lấy chức vị cử nhân được tổ chức ở địa phương, số người trúng tuyển cũng được giới hạn, ở những nơi này mà thi Hương thì dễ dàng xuất đầu lộ diện hơn. Đương nhiên nếu ai đổi quê quán sang Sơn Đông: vùng đất của Khổng thánh nhân, nếu không phải muốn chết thì chính là đầu óc có vấn đề.
Cạnh tranh với người Sơn Đông mà không khiến ngươi đầu rơi máu chảy thì quả thật có lỗi với Khổng thánh nhân!
Cho dù Lâm Vĩnh Thường người ta giả mạo quê quán nhưng Lâm Vĩnh Thường có lai lịch phụ mẫu rõ ràng, đã từng ở Lâm gia thôn, những người nhận ra hắn cũng không ít, đột nhiên bảo hắn là tôn tử của Phạm Lâm Hi thì thật sự có chút gượng ép.
Mấu chốt đặt trên người Phạm Trầm thị.
Năm đó Phạm Trầm thị không có nhi tử, cũng không thuận mắt đối với Lâm Vĩnh Thường, nhưng nếu bảo Phạm Trầm thị nói ra trên người của Lâm Vĩnh Thường có đặc điểm gì thì Phạm Trầm thị cũng có thể nói ra rõ ràng.
Không ngờ dưới sự chú ý của bao nhiêu người, Phạm Trầm thị bỗng nhiên sửa lại khẩu cung.
Hoàn toàn không giống bà lão đanh đá chua ngoa mắng chửi ầm ĩ trong ngày thành hôn của Trầm Chuyết Ngôn và Ngô Uyển, Phạm Trầm thị bỗng nhiên trở nên tao nhã đoan trang, như thể thay đổi thành một người khác. Đương nhiên nhiều năm trải qua cuộc sống vất vả khổ sở, mặc dù muốn tao nhã một chút nhưng trên người vẫn lưu lại dấu vết thô tục, Phạm Trầm thị mở đầu liền nói, “Là người của Triệu gia tìm được lão phụ, cho lão phụ ngân lượng rồi bảo lão phụ đến đế đô. Lão phụ không ngờ bọn họ lại uy hiếp lão phụ, không còn cách nào khác nên lão phụ đành phải đến đây."
“Lúc trước lão phụ được gả vào Phạm gia, cũng là biểu muội của Lý tướng, chẳng qua nam nhân của Phạm gia đã chết hết. Trượng phu của lão phụ chỉ có một thứ tử, ngàn dặm lưu đày vất vả khiến tiểu hài tử kia chịu không nổi mà đã sớm chết yểu, không đến được Tây Bắc." Phạm Trầm thị nói một cách lãnh đạm, “Lúc đó lão phụ cũng không biết Lâm đại nhân mà lão phụ bị bọn họ bắt hãm hại là nhất phẩm đại quan, nếu là ngũ phẩm lục phẩm tiểu quan, bảo lão phụ làm thì lão phụ còn dám làm. Nay lão phụ được ân xá, vất vả lắm mới trở thành bình dân, lão phụ không muốn ngồi trong ngục nữa. Dù sao lão phụ cũng đã sống nửa đời phu thê rồi, các vị đều là người có chức vị, xin hãy đi nói với Triệu gia, lão phụ tình nguyện để bọn họ muốn giết thì cứ giết. Phu thê bản thị đồng lâm điểu, đại nan lâm đầu các tự phi, chuyện này cũng không còn cách nào khác, số của ta vốn đã khổ, hiện tại đến lượt lão phụ phải đi." (vợ chồng như chim chung rừng, đại họa đến mỗi người tự bay đi)
Phạm Trầm thị nói như vậy thì trên mặt của Lý Bình Chu và Từ Tam đều hiện lên một chút vui mừng.
Ngô Uyển và Trầm Chuyết Ngôn dự thính cũng lộ ra vẻ cảm kích, Phạm Trầm thị tiếp tục nói, “Lão phụ nói ra sự thật như vậy không biết có ai sẽ ám sát lão phụ hay không nữa, đành phải cầu các đại quan cứu lão phụ này một mạng."
“Hầy, kỳ thật các vị có cứu lão phụ hay không thì cũng không sao. Lão phụ đã lĩnh ngộ được một điều, cho dù không còn chỗ để đi thì đến nhà của khuê nữ và nữ tế của lão phụ cũng được. Nhà của nữ tế lão phụ chính là Vĩnh Khang Công." Trên mặt của Phạm Trầm thị lộ ra một chút trục lợi, còn mang theo vài phần khinh thường khoe khoang của những người xuất thân từ danh môn thế tộc, “Các vị còn trẻ thì có lẽ không biết nhưng Lý tướng, có lẽ biểu ca biết rõ đúng không. Vĩnh Khang Công là sanh tế của biểu ca, hầy, khi cháu nữ của biểu ca thành hôn thì biểu ca vẫn còn ở Lĩnh Nam chưa trở về. Khi ấy vô cùng náo nhiệt, chậc chậc, chẳng có nhà nào náo nhiệt như vậy, đừng nghĩ lão phụ nay bần hàn, khi ấy lão phụ đã đưa cho khuê nữ hai trăm mâm của hồi môn, cho dù là lúc này thì mấy nhà các vị cũng không thể sánh bằng đâu!" (sanh tế= cháu rể bên ngoại)
Lý Bình Chu thấy Phạm Trầm thị cũng không biết nữ nhi của mình đã qua đời thì liền thở dài, “Biểu muội, nếu muội không còn gì để nói thì tạm thời lui xuống nghỉ ngơi đi."
Phạm Trầm thị cười với Lý Bình Chu, xem nha môn Đại Lý tự tựa như hậu viện nhà mình, bà ta nói với Lý Bình Chu, “Biểu ca, có phải Mai nhi vẫn chưa biết muội trở về hay không? Biểu ca phái người đi nói với nó một tiếng, bảo nó và nữ tế đến đón ta đi."
Tuy rằng Lý Bình Chu và Phạm Trầm thị đã lâu không gặp lại, cũng không có nhiều giao tình, nhưng nghĩ đến cả đời Phạm Trầm thị chịu nhiều khổ sở, trong lòng cũng thương xót, lại sợ tính tình của Phạm Trầm thị kịch liệt nên không dám nói thẳng với bà ta về việc nữ nhi đã qua đời, chỉ đành tạm thời đồng ý, “Ta biết rồi, muội lui xuống đi."
Phạm Trầm thị đến trước mặt Trầm Chuyết Ngôn rồi xin lỗi, “Ngày đó lão phụ bị người ta uy hiếp, nhất thời đắc tội tiểu công tử và đại nãi nãi, thật sự là có lỗi."
“À, việc này cũng không sao." Trầm Chuyết Ngôn đứng dậy nói, “Nay thái thái có thể chứng minh cữu cữu của ta trong sạch thì Chuyết Ngôn đã vô cùng cảm kích rồi."
Lúc này Phạm Trầm thị mới chịu lui xuống.
Quả thật là trời đất nghịch chuyển.
Rất nhiều người trợn mắt há hốc mồm đối với việc Phạm Trầm thị đột nhiên sửa khẩu cung!
Sau những lời khai của Phạm Trầm thị thì Lâm Vĩnh Thường vẫn rạng rỡ làm đại Tổng đốc, Triệu gia Chiết Mân trở thành trò cười cho thiên hạ!
Thiện Kỳ Hầu thở dài với nhi tử, “Nay có thể thấy rõ bản lĩnh của Lâm Vĩnh Thường, Triệu gia xem như vô dụng rồi."
Phượng Triết nói, “Bà già đáng chết kia, không biết bà ta được hưởng lợi gì từ Lâm Vĩnh Thường mà lại sửa khẩu cung như vậy. Nay nhất thời làm mọi chuyện trở nên nan giải."
“Đã mất tiên cơ thì phải nghĩ ra cách khác thôi."
Trên một phương diện nào đó thì Lâm Vĩnh Thường đã được giải vây.
Theo lời của Phạm Trầm thị thì rõ ràng là Triệu gia ghi hận Trầm Chuyết Ngôn do đó mới nói xấu Lâm Vĩnh Thường.
Lâm tổng đốc bị oan uổng rồi!
Hơn nữa mọi người đừng quên Lâm Vĩnh Thường là quan chủ khảo ân khoa mùa xuân sau khi tân Hoàng đăng cơ, mà Triệu Thanh Di lại là Bảng nhãn, quan hệ của bọn họ là gì? Là tọa sư và thí sinh.
Ở quan trường thì đây là sư đồ!"
Triệu Thanh Di ghi hận Trầm Chuyết Ngôn dẫn đến hãm hại tọa sư, là khi sư diệt tổ!
Lúc trước Lâm Vĩnh Thường bị bao nhiêu người công kích, nay tất cả mọi công kích đều rơi lên đầu Triệu Thanh Di.
May mà Triệu Thanh Di không ở trong triều, nếu không thì không biết hắn có đủ tâm lý để thừa nhận bấy nhiêu lời bêu rếu đó hay không, rồi sau đó đi theo con đường của cha hắn?
Đương nhiên hiện tại Triệu Thanh Di không phải người khổ sở nhất, bởi vì mặc dù Triệu Thanh Di gian nan nhưng mọi người không chạm được hắn, còn Vĩnh Khang Công thê thảm thế nào thì Minh Trạm tận mắt nhìn thấy.
Sau khi rời khỏi nha môn thì Phạm Trầm thị đòi đến Vĩnh Khang Công phủ để ở.
Vĩnh Khang Công thật sự không thể đuổi Phạm Trầm thị ra ngoài, đừng nhìn nay Phạm gia đã tan thành mây khói nhưng lão thái thái này vẫn là biểu muội của Lý Bình Chu, cũng có quan hệ với Lý tướng. Hơn nữa, mặc kệ Lý Bình Chu và Lý lão phu nhân muốn đón Phạm Trầm thị về nhà thế nào thì bà ta vẫn cứ khăng khăng đòi ở Vĩnh Khang Công phủ.
Vĩnh Khang Công còn phải tỏ ra vui vẻ thu xếp phòng ốc đón Phạm Trầm thị về nhà, dẫn theo phu nhân Đỗ thị của mình đến vấn an Phạm Trầm thị.
Phạm Trầm thị nói, “Một bà lão như ta lại có nữ tế hiếu thuận như vậy, nhưng ngươi là nam nhân, mỗi ngày phải bận rộn sự vụ. Nay tức phụ của ngươi cũng kiệm lời, lão thân cũng không biết nói cái gì cả."
“Hầy, khuê nữ của ta, ta đến chỗ này của ngươi chẳng qua chỉ vì muốn nhìn thấy nơi ở của khuê nữ nhà ta trước kia mà thôi." Phạm Trầm thị thở dài, “Sáng mai ta trở về Lý gia, ta là một bà lão, nay cũng không biết dựa vào ai, đi theo dì của mình thì cũng còn miếng cơm mà ăn."
Vĩnh Khang Công trưng ra đôi mắt đỏ hoe, “Nhạc mẫu cứ an tâm ở đây, Mai nhi đã sớm qua đời, trước khi đi còn nắm chặt tay của ta mà dặn dò ta phải đi tìm Phạm gia trở về, chẳng qua mấy năm nay cho dù có tâm nhưng cũng chỉ có thể nhờ bên Tây Bắc chiếu cố dùm một chút mà thôi. Nay được đại xá, người do ta phái đến Tây Bắc tìm nhạc mẫu vẫn chưa tìm được, nay có lẽ Mai nhi ở trên trời có linh thiên đã phù hộ nhạc mẫu, đưa về đế đô, cũng khiến ta có thể tận tâm báo hiếu."
Phạm Trầm thị thấy Vĩnh Khang Công làm bộ làm tịch thì trong lòng cực hận nhưng mặt ngoài vẫn mỉm cười gật đầu, “Lão thân long đong nửa đời cũng chỉ trông mong có ngày này. Nếu như thế lão thân cũng không xem ngươi là người ngoài nữa. Sáng mai ta muốn vào chùa thắp hương cho Mai nhi, chỉ sợ là tức phụ của ngươi không vui mà thôi."
“Làm sao có chuyện đó được." Vĩnh Khang Công vội nói, “Nàng ta chỉ là thứ thiếp, Mai nhi mới là chính thê của ta, ngay cả sau này về nơi chín suối thì nàng ta vẫn thấp hơn Mai nhi một cái đầu." Lại nói tiếp, “Nhạc mẫu muốn đi thì ngày mai hơi gấp một chút, không bằng thế này, sáng mai ta phái nô tài đến Thiên Kỳ tự báo trước một tiếng để chuẩn bị phòng ốc sẵn sàng, nhạc mẫu đã lớn tuổi, ta ở trong nha môn cũng rãnh rỗi, ta sẽ xin nghỉ rồi dẫn Đỗ thị tháp tùng nhạc mẫu lên chùa."
“Còn cả ngoại tôn nữ và ngoại tôn nữ tế của ta nữa." Phạm Trầm thị nghiêm mặt nói, “Tuy rằng Mai nhi không thể lưu lại tử tự nhưng dù sao cũng là chính thê của ngươi, ngươi không nên bạc đãi nàng. Cho dù là thứ nữ thì cũng phải nhận đích mẫu."
“Nhạc mẫu nói rất đúng."
“Mua thêm chút giấy tiền vàng bạc và hương nến, chúng ta phải để cho người của đế đô biết rõ sau lưng Mai nhi vẫn còn có người."
“Dạ được, ta đã biết."
“Sau này gọi tức phụ của ngươi cùng đến đây dùng bữa với lão thân." Lời nói của Phạm Trầm thị một mạch đâm vào tim của Vĩnh Khang Công, bà ta thở dài, “Nay ngươi đã từng tuổi này mà hiện tại lại không có con nối dõi, ta thấy nàng ta thân thể không tốt. Gia nghiệp của ngươi như vậy chẳng lẽ ngày sau phải đem cho con thừa tự hay sao? Để ta chăm sóc bồi bổ cho nàng ta đến khi có thai, như vậy hai người các ngươi mới có chỗ để nương tựa khi về già."
Nhắc đến nhi tử thì Vĩnh Khang Công lại thở dài một tiếng, thật lâu sau cũng không nói gì.
Vĩnh Khang Công phu nhân: Đỗ thị quả thật muốn nổi điên.
Tuy rằng nàng làm thứ thiếp nhưng không hề bị uất ức, trước kia Phạm thị không hề lưu lại con cái, nàng đến đây thì trở thành nhất phẩm Cáo mệnh phu nhân của Vĩnh Khang Công. Điều tiếc nuối duy nhất chính là nàng chỉ có một nữ nhi.
Còn đám nha đầu, đừng nói là nhi tử, ngay cả nữ nhi cũng không sinh được.
Con cái là của trời cho, không thể cưỡng cầu!
Nhưng ý của bà lão này là thế nào?
Vĩnh Khang Công vừa nói đến việc chuẩn bị cho Phạm Trầm thị lên chùa thắp hương thì Đỗ thị liền mơ hồ. Lúc này nàng mới nhận ra thân phân thứ thiếp của mình. Bởi vì nếu lên chùa thắp hương thì Đỗ thị đương nhiên phải đi, phải dâng hương bái lạy linh bài của Phạm thị, ở trước mặt chính thê thì thứ thiếp không được thất lễ.
Không chỉ như thế mà còn phải dắt theo nữ nhi và nữ tế của mình.
Đỗ thị kinh ngạc một hồi lâu thì mới lấy lại tinh thần, “Chúng ta đi là được rồi, còn bắt phu thê Hoa nhi đi cùng làm gì? Hoa nhi đã là người của nhà người ta, phía trên còn có công công bà bà, từng lời nói từng cử chỉ cũng đâu thể tùy tiện như ở đây. Lại là tân tức phụ nữa, Ôn gia là người có quy củ phép tắc, nếu bảo khuê nữ và nữ tế đi thắp nhang cho tỷ tỷ thì chẳng ra thể thống gì cả."
“Có cái gì mà chẳng ra thể thống?" Vĩnh Khang Công thản nhiên nói, “Đây là chuyện thỏa đáng, bọn họ thành hôn, chẳng lẽ Phạm thị không phải là đích mẫu của Hoa nhi, không phải là nhạc mẫu của nữ tế hay sao? Bởi vì Ôn gia có quy củ nên chúng ta mới gọi bọn họ đến. Còn nữa, nhạc mẫu nửa đời nhấp nhô trắc trở, nàng nên đi thăm lão nhân gia nhiều một chút để lão nhân gia có thể cao hứng."
Đỗ thị thấy sắc mặt của trượng phu nghiêm túc thì liền im lặng rơi lệ, nói không nên lời.
Vĩnh Khang Công vốn có tâm bệnh, nhìn thấy Đỗ thị như vậy thì càng thêm phiền hà, nổi giận nói, “Nàng sao vậy? Xưa nay ta có bạc đãi nàng hay không? Năm đó nàng gả cho ta chẳng lẽ không biết sẽ làm thứ thiếp ư? Địa vị của thứ thiếp vốn không thể cao quý bằng chính thê, chẳng lẽ không có ai dạy nàng quy củ này hay sao?"
“Lão gia nói thế là sao? Lão gia còn dám nhắc lại chuyện năm đó ư?" Đôi mắt của Đỗ thị đỏ hoe, nàng ta quay mặt đi, “Chẳng lẽ thiếp uất ức là vì chính mình? Thiếp là vì Hoa nhi. Thiếp theo lão gia nhiều năm như vậy có bao giờ không chu toàn hay chưa? Chúng ta chỉ có mỗi Hoa nhi là nữ nhi, ở trước mặt tỷ tỷ thì thiếp có thể hạ mình làm thứ thiếp, nhưng Hoa nhi là nữ nhi của thiếp, lão gia à, lão gia nên suy nghĩ vì nữ nhi một chút! Bảo nữ nhi và nữ tế nhìn thấy thiếp dùng thân phận thiếp thất đi hành lễ thì Hoa nhi làm sao còn mặt mũi nào nữa! Ngay cả nữ tế cũng sẽ nghĩ nhiều cho xem!"
“Nhà chúng ta đi là được rồi, vì sao lại kéo phu thê bọn họ vào đây để làm gì?" Đỗ thị khuyên nhủ.
Vĩnh Khang Công cảm thán, “Nhạc mẫu mới trở về đế đô thì đã nêu lên tâm nguyện này, chúng ta lại ra sức khước từ như vậy, nếu lão nhân gia mà biết thì nhất định sẽ đau lòng."
Đỗ thị nói, “Để thiếp thu xếp, bảo đảm không khiến lão gia phải nhọc tâm!"
Lúc này Vĩnh Khang Công mới không nói gì.
Ngô Uyển uống tách trà do nha đầu bưng đến, sau đó cởi xuống trâm cài tóc và trang sức trên người, thay đổi xiêm y mặc nhà rồi lên nhuyễn tháp nghỉ ngơi, cũng không cần nha hoàn hầu hạ. Ngô Uyển tự lấy ra mảnh lụa mỏng do mẫu thân của Trầm Chuyết Ngôn đích thân thêu, nàng nhẹ nhàng thở dài.
Mặc dù Trầm Chuyết Ngôn không nói nhưng Ngô Uyển cũng biết trong lòng của hắn không thoải mái. So với bà bà của mình thì Ngô Uyển quả thật vẫn chưa khổ bằng.
Phạm thị xuất thân từ thư hương, gả vào Vĩnh Khang Công phủ, khi đó lão Thái phi của tiền Trấn Nam Vương chính là muội muội của lão Vĩnh Khang Công. Mà tổ phụ của Phạm thị chính là lão sư của Lệ thái tử, là Đế sư tương lai: Phạm Lâm Hi.
Nếu không phải có biến cố bất ngờ thì Phạm thị đã bình an hưởng phú quý cả đời rồi.
Nhưng biến cố lại đến nhanh như vậy.
Lệ thái tử bị phế, bè phái của Phương hoàng hậu cũng bị tan rã sau khi Lệ thái tử rơi đài, tổ phụ của Phạm thị là Phạm Lâm Hi bị vướng vào vụ án ân khoa, chết trong đại lao, cả nhà Phạm thị bị lưu đày sung quân. Cũng may người của Vĩnh Khang Công phủ được lão Thái phi chiếu cố nên không bị liên lụy.
Nương gia của Phạm thị đã thất thế, lúc này nếu có một trượng phu có lương tâm thì Phạm thị cũng không rơi vào hoàn cảnh này.
Một nữ nhân khi nương gia bị thất thế, hơn nữa có một trượng phu mặt người dạ thú thì sẽ xảy ra chuyện gì? Ngô Uyển không thể tưởng tượng. Nếu không phải Phạm thị lưu lại mũi thêu thì Ngô Uyển vĩnh viễn không thể biết nữ nhân này khi bị trượng phu hạ độc đã may mắn tránh được một kiếp, được tì nữ trợ giúp mà chạy khỏi đế đô, đến tận Chiết Mân, sau đó Vĩnh Khang Công phủ đại tang. Khi đó Phạm thị thành thân sau bốn năm không có tin vui kỳ thật đã có thai được hai tháng.
Trầm Chuyết Ngôn đúng là mạng lớn.
Phạm thị có thể trốn khỏi Vĩnh Khang Công phủ chứng tỏ nàng là một người thông minh.
Nhưng ở niên đại này thì nữ nhân thông minh chưa hẳn có thể giữ được mạng của mình.
Phạm thị vì bươn chải mưu sinh mà không thể không dựa vào tay nghề của mình, lại bị Triệu gia mơ ước tay nghề, ép buộc nàng phải nhập phủ. May mà khi đó Lâm Vĩnh Thường thoát thân khi đang trên đường lưu đày đến Tây Bắc đã vô tình gặp được Phạm thị, tỷ đệ hai người gặp nhau.
Lâm Vĩnh Thường rốt cục trở thành người mà Phạm thị ủy thác.
Cuộc sống ngắn ngủi của nữ nhân này cứ như vậy mà chấm dứt.
Có lẽ thù hận trong lòng của Phạm thị vẫn còn rất nhiều cho nên mới lưu lại mảnh lụa này.
Còn Lâm Vĩnh Thường dẫn theo Trầm Chuyết Ngôn và thù hận oan nghiệt cả đời của Phạm thị đã vượt qua mọi chông gai để sống đến ngày hôm nay bằng cách nào? Làm sao có thể mở được một đường máu để đứng vững trong triều? Lâm Vĩnh Thường đã nhẫn nhịn đến ngày hôm nay nhưng vì sao lại dẫn đến vụ án khó khăn như vậy?
Ngô Uyển vuốt ve phần thêu tinh xảo trên mảnh lụa, phía trên có cảm giác ẩm ướt, đó là nước mắt mà Phạm Trầm thị đã để lại.
Phía trên đó Phạm thị đã thêu như sau: Cả đời này của ta không làm gì thẹn với lương tâm nhưng lại gặp phải bọn người cầm thú. Tiên phu Vĩnh Khang Công thế tử cố ý hạ độc không thành, may mắn trốn thoát, lại gặp phải hào môn thế tộc, vì tư lợi của riêng mình mà cưỡng ép làm thị thiếp. Mấy ngày gần đây ăn uống đều phải làm bạn với thuốc thang, ngày ngày không ngừng ho ra máu, tâm tư của Triệu gia đã rất rõ ràng. Nhi tử Chuyết Ngôn vẫn còn bé nhỏ ngây ngô, đệ đệ Vĩnh Thường lại là thư sinh yếu đuối. Tại sao tại sao ông trời không thương ta!
Vụ án liên quan đến xuất thân của Lâm Vĩnh Thường nhanh chóng được khai thẩm, kỳ thật lúc này bảo là khai thẩm cũng không thỏa đáng, bởi vì bị cáo Lâm Vĩnh Thường vẫn đang ở Hoài Dương, nguyên cáo Triệu Thanh Di đang giữ đạo hiếu ở quê nhà tỉnh Phúc Châu, nhiều lắm thì chỉ có thể nói là điều tra lấy chứng cớ mà thôi. Chẳng qua vụ án này không nhỏ, ngoại trừ Tam ti thì còn có ngũ bộ Thượng thư cũng dự thính.
Không cần bận tâm những người này có suy nghĩ gì, chỉ cần ngồi cùng một chỗ, giậm chân một phát thì cả triều cũng phải rung rinh.
Nhân chứng vật chứng mà Triệu gia đưa đến đều tỏ vẻ hoài nghi đối với xuất thân của Lâm Vĩnh Thường, kỳ thật những vật chứng này hoàn toàn không thể chứng minh Lâm Vĩnh Thường là tôn tử của Phạm Lâm Hi, cho dù ngươi bảo rằng quê quán xuất thân của Lâm Vĩnh Thường là giả mạo, nhưng chuyện này cũng không có gì là hiếm lạ ở Đại Phượng. Rất nhiều tú tài vì giảm bớt tính cạnh tranh khi thi cử nhân đã dùng cách chuyển quê quán đến Tây Bắc hoặc Phúc Mân, lý do là vì những nơi này rất nghèo khổ, học vấn lại thấp. Thi Hương để lấy chức vị cử nhân được tổ chức ở địa phương, số người trúng tuyển cũng được giới hạn, ở những nơi này mà thi Hương thì dễ dàng xuất đầu lộ diện hơn. Đương nhiên nếu ai đổi quê quán sang Sơn Đông: vùng đất của Khổng thánh nhân, nếu không phải muốn chết thì chính là đầu óc có vấn đề.
Cạnh tranh với người Sơn Đông mà không khiến ngươi đầu rơi máu chảy thì quả thật có lỗi với Khổng thánh nhân!
Cho dù Lâm Vĩnh Thường người ta giả mạo quê quán nhưng Lâm Vĩnh Thường có lai lịch phụ mẫu rõ ràng, đã từng ở Lâm gia thôn, những người nhận ra hắn cũng không ít, đột nhiên bảo hắn là tôn tử của Phạm Lâm Hi thì thật sự có chút gượng ép.
Mấu chốt đặt trên người Phạm Trầm thị.
Năm đó Phạm Trầm thị không có nhi tử, cũng không thuận mắt đối với Lâm Vĩnh Thường, nhưng nếu bảo Phạm Trầm thị nói ra trên người của Lâm Vĩnh Thường có đặc điểm gì thì Phạm Trầm thị cũng có thể nói ra rõ ràng.
Không ngờ dưới sự chú ý của bao nhiêu người, Phạm Trầm thị bỗng nhiên sửa lại khẩu cung.
Hoàn toàn không giống bà lão đanh đá chua ngoa mắng chửi ầm ĩ trong ngày thành hôn của Trầm Chuyết Ngôn và Ngô Uyển, Phạm Trầm thị bỗng nhiên trở nên tao nhã đoan trang, như thể thay đổi thành một người khác. Đương nhiên nhiều năm trải qua cuộc sống vất vả khổ sở, mặc dù muốn tao nhã một chút nhưng trên người vẫn lưu lại dấu vết thô tục, Phạm Trầm thị mở đầu liền nói, “Là người của Triệu gia tìm được lão phụ, cho lão phụ ngân lượng rồi bảo lão phụ đến đế đô. Lão phụ không ngờ bọn họ lại uy hiếp lão phụ, không còn cách nào khác nên lão phụ đành phải đến đây."
“Lúc trước lão phụ được gả vào Phạm gia, cũng là biểu muội của Lý tướng, chẳng qua nam nhân của Phạm gia đã chết hết. Trượng phu của lão phụ chỉ có một thứ tử, ngàn dặm lưu đày vất vả khiến tiểu hài tử kia chịu không nổi mà đã sớm chết yểu, không đến được Tây Bắc." Phạm Trầm thị nói một cách lãnh đạm, “Lúc đó lão phụ cũng không biết Lâm đại nhân mà lão phụ bị bọn họ bắt hãm hại là nhất phẩm đại quan, nếu là ngũ phẩm lục phẩm tiểu quan, bảo lão phụ làm thì lão phụ còn dám làm. Nay lão phụ được ân xá, vất vả lắm mới trở thành bình dân, lão phụ không muốn ngồi trong ngục nữa. Dù sao lão phụ cũng đã sống nửa đời phu thê rồi, các vị đều là người có chức vị, xin hãy đi nói với Triệu gia, lão phụ tình nguyện để bọn họ muốn giết thì cứ giết. Phu thê bản thị đồng lâm điểu, đại nan lâm đầu các tự phi, chuyện này cũng không còn cách nào khác, số của ta vốn đã khổ, hiện tại đến lượt lão phụ phải đi." (vợ chồng như chim chung rừng, đại họa đến mỗi người tự bay đi)
Phạm Trầm thị nói như vậy thì trên mặt của Lý Bình Chu và Từ Tam đều hiện lên một chút vui mừng.
Ngô Uyển và Trầm Chuyết Ngôn dự thính cũng lộ ra vẻ cảm kích, Phạm Trầm thị tiếp tục nói, “Lão phụ nói ra sự thật như vậy không biết có ai sẽ ám sát lão phụ hay không nữa, đành phải cầu các đại quan cứu lão phụ này một mạng."
“Hầy, kỳ thật các vị có cứu lão phụ hay không thì cũng không sao. Lão phụ đã lĩnh ngộ được một điều, cho dù không còn chỗ để đi thì đến nhà của khuê nữ và nữ tế của lão phụ cũng được. Nhà của nữ tế lão phụ chính là Vĩnh Khang Công." Trên mặt của Phạm Trầm thị lộ ra một chút trục lợi, còn mang theo vài phần khinh thường khoe khoang của những người xuất thân từ danh môn thế tộc, “Các vị còn trẻ thì có lẽ không biết nhưng Lý tướng, có lẽ biểu ca biết rõ đúng không. Vĩnh Khang Công là sanh tế của biểu ca, hầy, khi cháu nữ của biểu ca thành hôn thì biểu ca vẫn còn ở Lĩnh Nam chưa trở về. Khi ấy vô cùng náo nhiệt, chậc chậc, chẳng có nhà nào náo nhiệt như vậy, đừng nghĩ lão phụ nay bần hàn, khi ấy lão phụ đã đưa cho khuê nữ hai trăm mâm của hồi môn, cho dù là lúc này thì mấy nhà các vị cũng không thể sánh bằng đâu!" (sanh tế= cháu rể bên ngoại)
Lý Bình Chu thấy Phạm Trầm thị cũng không biết nữ nhi của mình đã qua đời thì liền thở dài, “Biểu muội, nếu muội không còn gì để nói thì tạm thời lui xuống nghỉ ngơi đi."
Phạm Trầm thị cười với Lý Bình Chu, xem nha môn Đại Lý tự tựa như hậu viện nhà mình, bà ta nói với Lý Bình Chu, “Biểu ca, có phải Mai nhi vẫn chưa biết muội trở về hay không? Biểu ca phái người đi nói với nó một tiếng, bảo nó và nữ tế đến đón ta đi."
Tuy rằng Lý Bình Chu và Phạm Trầm thị đã lâu không gặp lại, cũng không có nhiều giao tình, nhưng nghĩ đến cả đời Phạm Trầm thị chịu nhiều khổ sở, trong lòng cũng thương xót, lại sợ tính tình của Phạm Trầm thị kịch liệt nên không dám nói thẳng với bà ta về việc nữ nhi đã qua đời, chỉ đành tạm thời đồng ý, “Ta biết rồi, muội lui xuống đi."
Phạm Trầm thị đến trước mặt Trầm Chuyết Ngôn rồi xin lỗi, “Ngày đó lão phụ bị người ta uy hiếp, nhất thời đắc tội tiểu công tử và đại nãi nãi, thật sự là có lỗi."
“À, việc này cũng không sao." Trầm Chuyết Ngôn đứng dậy nói, “Nay thái thái có thể chứng minh cữu cữu của ta trong sạch thì Chuyết Ngôn đã vô cùng cảm kích rồi."
Lúc này Phạm Trầm thị mới chịu lui xuống.
Quả thật là trời đất nghịch chuyển.
Rất nhiều người trợn mắt há hốc mồm đối với việc Phạm Trầm thị đột nhiên sửa khẩu cung!
Sau những lời khai của Phạm Trầm thị thì Lâm Vĩnh Thường vẫn rạng rỡ làm đại Tổng đốc, Triệu gia Chiết Mân trở thành trò cười cho thiên hạ!
Thiện Kỳ Hầu thở dài với nhi tử, “Nay có thể thấy rõ bản lĩnh của Lâm Vĩnh Thường, Triệu gia xem như vô dụng rồi."
Phượng Triết nói, “Bà già đáng chết kia, không biết bà ta được hưởng lợi gì từ Lâm Vĩnh Thường mà lại sửa khẩu cung như vậy. Nay nhất thời làm mọi chuyện trở nên nan giải."
“Đã mất tiên cơ thì phải nghĩ ra cách khác thôi."
Trên một phương diện nào đó thì Lâm Vĩnh Thường đã được giải vây.
Theo lời của Phạm Trầm thị thì rõ ràng là Triệu gia ghi hận Trầm Chuyết Ngôn do đó mới nói xấu Lâm Vĩnh Thường.
Lâm tổng đốc bị oan uổng rồi!
Hơn nữa mọi người đừng quên Lâm Vĩnh Thường là quan chủ khảo ân khoa mùa xuân sau khi tân Hoàng đăng cơ, mà Triệu Thanh Di lại là Bảng nhãn, quan hệ của bọn họ là gì? Là tọa sư và thí sinh.
Ở quan trường thì đây là sư đồ!"
Triệu Thanh Di ghi hận Trầm Chuyết Ngôn dẫn đến hãm hại tọa sư, là khi sư diệt tổ!
Lúc trước Lâm Vĩnh Thường bị bao nhiêu người công kích, nay tất cả mọi công kích đều rơi lên đầu Triệu Thanh Di.
May mà Triệu Thanh Di không ở trong triều, nếu không thì không biết hắn có đủ tâm lý để thừa nhận bấy nhiêu lời bêu rếu đó hay không, rồi sau đó đi theo con đường của cha hắn?
Đương nhiên hiện tại Triệu Thanh Di không phải người khổ sở nhất, bởi vì mặc dù Triệu Thanh Di gian nan nhưng mọi người không chạm được hắn, còn Vĩnh Khang Công thê thảm thế nào thì Minh Trạm tận mắt nhìn thấy.
Sau khi rời khỏi nha môn thì Phạm Trầm thị đòi đến Vĩnh Khang Công phủ để ở.
Vĩnh Khang Công thật sự không thể đuổi Phạm Trầm thị ra ngoài, đừng nhìn nay Phạm gia đã tan thành mây khói nhưng lão thái thái này vẫn là biểu muội của Lý Bình Chu, cũng có quan hệ với Lý tướng. Hơn nữa, mặc kệ Lý Bình Chu và Lý lão phu nhân muốn đón Phạm Trầm thị về nhà thế nào thì bà ta vẫn cứ khăng khăng đòi ở Vĩnh Khang Công phủ.
Vĩnh Khang Công còn phải tỏ ra vui vẻ thu xếp phòng ốc đón Phạm Trầm thị về nhà, dẫn theo phu nhân Đỗ thị của mình đến vấn an Phạm Trầm thị.
Phạm Trầm thị nói, “Một bà lão như ta lại có nữ tế hiếu thuận như vậy, nhưng ngươi là nam nhân, mỗi ngày phải bận rộn sự vụ. Nay tức phụ của ngươi cũng kiệm lời, lão thân cũng không biết nói cái gì cả."
“Hầy, khuê nữ của ta, ta đến chỗ này của ngươi chẳng qua chỉ vì muốn nhìn thấy nơi ở của khuê nữ nhà ta trước kia mà thôi." Phạm Trầm thị thở dài, “Sáng mai ta trở về Lý gia, ta là một bà lão, nay cũng không biết dựa vào ai, đi theo dì của mình thì cũng còn miếng cơm mà ăn."
Vĩnh Khang Công trưng ra đôi mắt đỏ hoe, “Nhạc mẫu cứ an tâm ở đây, Mai nhi đã sớm qua đời, trước khi đi còn nắm chặt tay của ta mà dặn dò ta phải đi tìm Phạm gia trở về, chẳng qua mấy năm nay cho dù có tâm nhưng cũng chỉ có thể nhờ bên Tây Bắc chiếu cố dùm một chút mà thôi. Nay được đại xá, người do ta phái đến Tây Bắc tìm nhạc mẫu vẫn chưa tìm được, nay có lẽ Mai nhi ở trên trời có linh thiên đã phù hộ nhạc mẫu, đưa về đế đô, cũng khiến ta có thể tận tâm báo hiếu."
Phạm Trầm thị thấy Vĩnh Khang Công làm bộ làm tịch thì trong lòng cực hận nhưng mặt ngoài vẫn mỉm cười gật đầu, “Lão thân long đong nửa đời cũng chỉ trông mong có ngày này. Nếu như thế lão thân cũng không xem ngươi là người ngoài nữa. Sáng mai ta muốn vào chùa thắp hương cho Mai nhi, chỉ sợ là tức phụ của ngươi không vui mà thôi."
“Làm sao có chuyện đó được." Vĩnh Khang Công vội nói, “Nàng ta chỉ là thứ thiếp, Mai nhi mới là chính thê của ta, ngay cả sau này về nơi chín suối thì nàng ta vẫn thấp hơn Mai nhi một cái đầu." Lại nói tiếp, “Nhạc mẫu muốn đi thì ngày mai hơi gấp một chút, không bằng thế này, sáng mai ta phái nô tài đến Thiên Kỳ tự báo trước một tiếng để chuẩn bị phòng ốc sẵn sàng, nhạc mẫu đã lớn tuổi, ta ở trong nha môn cũng rãnh rỗi, ta sẽ xin nghỉ rồi dẫn Đỗ thị tháp tùng nhạc mẫu lên chùa."
“Còn cả ngoại tôn nữ và ngoại tôn nữ tế của ta nữa." Phạm Trầm thị nghiêm mặt nói, “Tuy rằng Mai nhi không thể lưu lại tử tự nhưng dù sao cũng là chính thê của ngươi, ngươi không nên bạc đãi nàng. Cho dù là thứ nữ thì cũng phải nhận đích mẫu."
“Nhạc mẫu nói rất đúng."
“Mua thêm chút giấy tiền vàng bạc và hương nến, chúng ta phải để cho người của đế đô biết rõ sau lưng Mai nhi vẫn còn có người."
“Dạ được, ta đã biết."
“Sau này gọi tức phụ của ngươi cùng đến đây dùng bữa với lão thân." Lời nói của Phạm Trầm thị một mạch đâm vào tim của Vĩnh Khang Công, bà ta thở dài, “Nay ngươi đã từng tuổi này mà hiện tại lại không có con nối dõi, ta thấy nàng ta thân thể không tốt. Gia nghiệp của ngươi như vậy chẳng lẽ ngày sau phải đem cho con thừa tự hay sao? Để ta chăm sóc bồi bổ cho nàng ta đến khi có thai, như vậy hai người các ngươi mới có chỗ để nương tựa khi về già."
Nhắc đến nhi tử thì Vĩnh Khang Công lại thở dài một tiếng, thật lâu sau cũng không nói gì.
Vĩnh Khang Công phu nhân: Đỗ thị quả thật muốn nổi điên.
Tuy rằng nàng làm thứ thiếp nhưng không hề bị uất ức, trước kia Phạm thị không hề lưu lại con cái, nàng đến đây thì trở thành nhất phẩm Cáo mệnh phu nhân của Vĩnh Khang Công. Điều tiếc nuối duy nhất chính là nàng chỉ có một nữ nhi.
Còn đám nha đầu, đừng nói là nhi tử, ngay cả nữ nhi cũng không sinh được.
Con cái là của trời cho, không thể cưỡng cầu!
Nhưng ý của bà lão này là thế nào?
Vĩnh Khang Công vừa nói đến việc chuẩn bị cho Phạm Trầm thị lên chùa thắp hương thì Đỗ thị liền mơ hồ. Lúc này nàng mới nhận ra thân phân thứ thiếp của mình. Bởi vì nếu lên chùa thắp hương thì Đỗ thị đương nhiên phải đi, phải dâng hương bái lạy linh bài của Phạm thị, ở trước mặt chính thê thì thứ thiếp không được thất lễ.
Không chỉ như thế mà còn phải dắt theo nữ nhi và nữ tế của mình.
Đỗ thị kinh ngạc một hồi lâu thì mới lấy lại tinh thần, “Chúng ta đi là được rồi, còn bắt phu thê Hoa nhi đi cùng làm gì? Hoa nhi đã là người của nhà người ta, phía trên còn có công công bà bà, từng lời nói từng cử chỉ cũng đâu thể tùy tiện như ở đây. Lại là tân tức phụ nữa, Ôn gia là người có quy củ phép tắc, nếu bảo khuê nữ và nữ tế đi thắp nhang cho tỷ tỷ thì chẳng ra thể thống gì cả."
“Có cái gì mà chẳng ra thể thống?" Vĩnh Khang Công thản nhiên nói, “Đây là chuyện thỏa đáng, bọn họ thành hôn, chẳng lẽ Phạm thị không phải là đích mẫu của Hoa nhi, không phải là nhạc mẫu của nữ tế hay sao? Bởi vì Ôn gia có quy củ nên chúng ta mới gọi bọn họ đến. Còn nữa, nhạc mẫu nửa đời nhấp nhô trắc trở, nàng nên đi thăm lão nhân gia nhiều một chút để lão nhân gia có thể cao hứng."
Đỗ thị thấy sắc mặt của trượng phu nghiêm túc thì liền im lặng rơi lệ, nói không nên lời.
Vĩnh Khang Công vốn có tâm bệnh, nhìn thấy Đỗ thị như vậy thì càng thêm phiền hà, nổi giận nói, “Nàng sao vậy? Xưa nay ta có bạc đãi nàng hay không? Năm đó nàng gả cho ta chẳng lẽ không biết sẽ làm thứ thiếp ư? Địa vị của thứ thiếp vốn không thể cao quý bằng chính thê, chẳng lẽ không có ai dạy nàng quy củ này hay sao?"
“Lão gia nói thế là sao? Lão gia còn dám nhắc lại chuyện năm đó ư?" Đôi mắt của Đỗ thị đỏ hoe, nàng ta quay mặt đi, “Chẳng lẽ thiếp uất ức là vì chính mình? Thiếp là vì Hoa nhi. Thiếp theo lão gia nhiều năm như vậy có bao giờ không chu toàn hay chưa? Chúng ta chỉ có mỗi Hoa nhi là nữ nhi, ở trước mặt tỷ tỷ thì thiếp có thể hạ mình làm thứ thiếp, nhưng Hoa nhi là nữ nhi của thiếp, lão gia à, lão gia nên suy nghĩ vì nữ nhi một chút! Bảo nữ nhi và nữ tế nhìn thấy thiếp dùng thân phận thiếp thất đi hành lễ thì Hoa nhi làm sao còn mặt mũi nào nữa! Ngay cả nữ tế cũng sẽ nghĩ nhiều cho xem!"
“Nhà chúng ta đi là được rồi, vì sao lại kéo phu thê bọn họ vào đây để làm gì?" Đỗ thị khuyên nhủ.
Vĩnh Khang Công cảm thán, “Nhạc mẫu mới trở về đế đô thì đã nêu lên tâm nguyện này, chúng ta lại ra sức khước từ như vậy, nếu lão nhân gia mà biết thì nhất định sẽ đau lòng."
Đỗ thị nói, “Để thiếp thu xếp, bảo đảm không khiến lão gia phải nhọc tâm!"
Lúc này Vĩnh Khang Công mới không nói gì.
Tác giả :
Thạch Đầu Dữ Thủy