Hòa Thân Tân Truyện
Chương 80: Đế vương tâm thuật
Càn Long sau khi đi một vòng phương nam hứng khởi quay về Bắc Kinh, sau đó lại thoải mái trải qua một năm, tự cho rằng chuyến đi Giang Nam lần này thu hoạch phong phú, cũng tự tin Hòa Thân do mình đích thân đề bạt sẽ không làm mình thất vọng, bởi thế Càn Long công khai khen ngợi Hòa Thân làm một nhân tài trước mặt triều thần, ngoài ra còn truyền chỉ đến các quan viên lớn nhỏ các nơi phải toàn lực hỗ trợ và ủng hộ công tác của Hòa Thân.
Quả đúng dự liệu, vừa sang năm Càn Long đã nhận được tin tốt các nơi gửi về, một số do quan phủ các cấp tấu trình lên, một số là tai mắt ẩn nấp các nơi báo về, phần lớn còn lại do dân gian truyền tụng. Mới đầu đúng là Càn Long vui mừng khôn siết: Quân phí khổng lồ của Phúc Khang An đã được Hòa Thân giải quyết, chuyến nam chinh quét sạch người Miến Điện ra khỏi bờ cõi của Phúc Khang An diễn ra thuận lợi, mặt khác thu nhập trong phiên khố Giang Nam tăng gấp mấy lần so với trước, ngân lượng tồn trong Hộ bộ cũng nhiều hơn mọi năm, ngay cả cuộc sống của lão bá tánh cũng có dấu hiệu đầy đủ hơn, mọi thứ đều thể hiện bộ mặt thịnh vượng của thời Càn Long thịnh thế, thử nghĩ một hoàng đế như Càn Long sao không vui được cơ chứ?
Nhưng mấy vụ việc xảy ra tiếp theo lại khiến Càn Long lo lắng, trước tiên là tin Hòa Thân làm chức tổng giám đốc xưởng dệt Tô gia ở Nam Kinh, các thương buôn ở Nam Kinh và các địa phương khác đều bắt chước làm theo, Càn Long còn nghe báo hiện nay bọn người Tây ở Nam Kinh có thể ngang nhiên làm ăn với quan phủ, các xã đoàn hợp tác với người Tây ở dân gian mọc lên như nấm sau cơn mưa.
Những việc này lúc đầu Càn Long còn cố nhẫn nhịn, nhưng mấy vụ xảy ra tiếp theo thì không thể im lặng được nữa.
Hôm nay vừa kết thúc buổi chầu sáng, quân cơ đại thần A Quế và tâm phúc đại thần Lưu Dung, thêm Kỷ Hiểu Lam cùng tiến cung diện thánh tấu trình về tình hình Hòa Thân.
“Hoàng thượng, thần nghe nói ngự tiền tài chính đại thần Hòa Thân tự ý mở công đường ở Nam Kinh vào tháng 11 năm ngoái xử lý quan viên triều đình, ngoài ra theo tai mắt của Hình bộ báo về, Hòa Thân khi làm tri phủ Nam Kinh từng bí mật giết một số người Nhật ở bến tàu Nam Kinh, sau khi lên làm tài chính đại thần lại giết một số người Anh không rõ lý do, từ các tín hiệu trên xét thấy triều đình phải áp dụng biện pháp quản thúc Hòa Thân thôi!" Lưu Dung từ lần trước bị Hòa Thân bỡn cợt ở phủ Khai Phong ôm hận trong lòng nên là người đầu tiên đứng ra chỉ trích thói ngang tàng vô phép của Hòa Thân.
A Quế sớm bất mãn với Hòa Thân do hắn một bước lên mây, nay thấy Lưu Dung mở miệng trước liền hùa theo: “Hoàng thượng, thần cũng có nghe một số chuyện liên quan đến Hòa Thân, nghe nói Hòa Thân tự ý chiêu mộ một đội quân trong nha môn, tất cả đều được trang bị súng ống, ước đoán trên ngàn người, hắn chỉ là một tài chính đại thần, vô duyên vô cớ nuôi nhiều binh lính thế làm gì? Thần còn nghe nói đội quân này thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của Hòa Thân, bất cứ ai cũng không được phép điều động!"
Kỷ Hiểu Lam không có thành kiến gì với Hòa Thân, chỉ không hiểu một số cách làm của hắn ở Giang Nam mà thôi, nhưng Lưu Dung và A Quế đã kể tội như thế, cũng đành phát biểu vài lời cho có lệ: “Hoàng thượng, từ xưa đến nay các triều đại đều thực thi quốc sách Trọng nông khinh thương, có như thế quốc gia mới hưởng thái bình, một số chính sách của Hòa Thân ở Giang Nam đi ngược lại với quốc sách trên, thần thật không thể lý giải nổi Hòa đại nhân."
Thật ra bọn Lưu Dung không hiểu Càn Long đang nghĩ gì, vấn đề mà Càn Long toan tính hơi đặc biệt, đứng dưới góc độ của bậc đế vương, Càn Long có nhiều thứ lo nghĩ hơn là trừng trị một đại thần. Trước những tin đồn không hay về Hòa Thân, thậm chí là các triều thần với nhiều cách thức khác nhau bày tỏ sự bất mãn, một số còn lén phê bình Càn Long dùng lầm người. Càn Long quan tâm nhất chính là đây, hoàng đế dùng lầm người chính là không anh minh, đồng nghĩa với trở thành một hôn quân.
Càn Long cũng suy tính thấu đáo rồi, nếu khi xưa mình trọng dụng Hòa Thân có người tiến cử hắn thì hay quá, một khi đến lúc cần thiết có thể trị tội cả Hòa Thân và người tiến cử, như vậy mình không mất uy tín mà cũng đạt được mục đích cần Hòa Thân giúp kiếm tiền, nhưng Hòa Thân do Càn Long một tay đề bạt, vốn không có ai đứng ra tiến cử, lúc đầu Càn Long định đẩy trách nhiệm cho Lưỡng Giang tổng đốc Doãn Kế Thiện, nhưng Doãn Kế Thiện là danh thần đời Ung Chính, tuyệt đối không thể đem ra làm vật thí mạng được.
Càn Long lên ngôi không vấp phải trở ngại gì, cũng không ai tranh đoạt ngôi báu, khổ tâm xây dựng Đại Thanh mấy mươi năm, Càn Long tự tin một Hòa Thân nhỏ bé không thể làm điên đảo giang sơn của mình, sau khi suy tính kỹ lưỡng, Càn Long đã nảy ra ý định.
“Lưu Dung, khanh bảo Hòa Thân tự ý lập công đường, trẫm thấy cần điều tra rõ, không thể chỉ dựa vào lời nói một phía của đám tai mắt mà kết tội hắn được, làm vậy quá khinh suất rồi. Đừng nói là Hòa Thân vừa được trọng dụng không lâu, ngay cả các khanh là cận thần tâm phúc của trẫm, chẳng lẽ chưa từng bị người khác dèm pha giá họa hay sao?
A Quế, còn về việc Hòa Thân tự ý chiêu mộ binh lính, cũng phải xác minh kỹ hơn, xem thử Hòa Thân tuyển quân để canh giữ phiên khố hay có mục đích gì khác, không thể tùy tiện kết tội hắn mưu phản được. Theo trẫm thấy Hòa Thân cai quản tài chính cả Đại Thanh, nha môn của hắn là trọng địa quốc gia, nếu không có binh lính canh gác nghiêm ngặt, lỡ bị bọn phản loạn Bạch Liên giáo tấn công cướp bóc chẳng phải rất tai hại à?
Còn Hiểu Lam nói Hòa Thân hành sự khác thường ở Nam Kinh, trẫm nghĩ cũng không có gì nghiêm trọng, mỗi người có cách làm riêng, chỉ cần hắn lo cho quốc khố được sung túc là đủ."
Cả ba đại thần đều trố mắt ngạc nhiên, hoàng thượng nói thế chẳng phải cố tình bao che Hòa Thân hay sao? Nếu hoàng thượng đã nói thế thì họ còn biết nói gì hơn, Lưu Dung và Kỷ Hiểu Lam đều là người đầu óc tinh khôn, thấy thái độ thiên vị của Càn Long liền tự biết ngậm miệng.
A Quế là một võ tướng, tính khí bộc trực khác với hai người kia, lập tức quỳ ngay xuống Dưỡng Tâm điện, lớn tiếng nói: “Hoàng thượng, Đại Thanh ta có chế độ hẳn hoi, quân đội do Binh bộ thống nhất quản lý điều động, nha môn quan phủ các cấp ngoài 100 lính chính quy ra chỉ cho phép tuyển thêm 30 thân binh, dù tăng thêm một binh một tốt cũng là đại tội. Từ sau khi Khang Hy gia phế bỏ binh quyền thượng tam kỳ, quy định trên vẫn được tuân thủ đến nay. Hoàng thượng, thần cai quản Binh bộ, những lời này không thể không bẩm tấu rõ với hoàng thượng!"
“A Quế, khanh lại thế rồi. Nhớ năm xưa mười vạn thiết kỵ của Chuẩn Khác Nhĩ khanh còn không sợ, đám phản tặc ở Tân Cương bị khanh đánh cho tơi bời hoa lá, quân man di phương nam lợi hại thế mà đại quân của khanh diệt gọn không còn một mống. Thế mà giờ đây một Hòa Thân đã làm khanh sợ đến thế này ư?" Càn Long ngao ngán nói.
“Hoàng thượng, thần lo lắng Hòa Thân phát triển lực lượng ở Nam Kinh, đợi khi thế lực của hắn đủ mạnh sẽ trở thành mối họa của Đại Thanh, thần to gan thỉnh chỉ đi bắt giữ Hòa Thân giải về kinh thành hỏi tội!" Dứt lời, A Quế dập đầu lia lịa.
“Nếu khanh đã nói thế thì trẫm giao cho khanh nhiệm vụ này. Trẫm lệnh cho khanh làm khâm sai đại thần, dùng thân phận an sát sứ đi tuần thị Giang Nam, nhưng khanh không có quyền tự ý quyết định, việc gì cũng phải xin ý chỉ của trẫm mới được hành động!" Nói xong, Càn Long đứng dậy đi ra ngoài.
“Thần tuân chỉ!" A Quế hô to.
conem_bendoianh
Hòa Thân Tân Truyện
Tác giả: Độc Cô Hắc Mã
-----oo0oo-----
Quả đúng dự liệu, vừa sang năm Càn Long đã nhận được tin tốt các nơi gửi về, một số do quan phủ các cấp tấu trình lên, một số là tai mắt ẩn nấp các nơi báo về, phần lớn còn lại do dân gian truyền tụng. Mới đầu đúng là Càn Long vui mừng khôn siết: Quân phí khổng lồ của Phúc Khang An đã được Hòa Thân giải quyết, chuyến nam chinh quét sạch người Miến Điện ra khỏi bờ cõi của Phúc Khang An diễn ra thuận lợi, mặt khác thu nhập trong phiên khố Giang Nam tăng gấp mấy lần so với trước, ngân lượng tồn trong Hộ bộ cũng nhiều hơn mọi năm, ngay cả cuộc sống của lão bá tánh cũng có dấu hiệu đầy đủ hơn, mọi thứ đều thể hiện bộ mặt thịnh vượng của thời Càn Long thịnh thế, thử nghĩ một hoàng đế như Càn Long sao không vui được cơ chứ?
Nhưng mấy vụ việc xảy ra tiếp theo lại khiến Càn Long lo lắng, trước tiên là tin Hòa Thân làm chức tổng giám đốc xưởng dệt Tô gia ở Nam Kinh, các thương buôn ở Nam Kinh và các địa phương khác đều bắt chước làm theo, Càn Long còn nghe báo hiện nay bọn người Tây ở Nam Kinh có thể ngang nhiên làm ăn với quan phủ, các xã đoàn hợp tác với người Tây ở dân gian mọc lên như nấm sau cơn mưa.
Những việc này lúc đầu Càn Long còn cố nhẫn nhịn, nhưng mấy vụ xảy ra tiếp theo thì không thể im lặng được nữa.
Hôm nay vừa kết thúc buổi chầu sáng, quân cơ đại thần A Quế và tâm phúc đại thần Lưu Dung, thêm Kỷ Hiểu Lam cùng tiến cung diện thánh tấu trình về tình hình Hòa Thân.
“Hoàng thượng, thần nghe nói ngự tiền tài chính đại thần Hòa Thân tự ý mở công đường ở Nam Kinh vào tháng 11 năm ngoái xử lý quan viên triều đình, ngoài ra theo tai mắt của Hình bộ báo về, Hòa Thân khi làm tri phủ Nam Kinh từng bí mật giết một số người Nhật ở bến tàu Nam Kinh, sau khi lên làm tài chính đại thần lại giết một số người Anh không rõ lý do, từ các tín hiệu trên xét thấy triều đình phải áp dụng biện pháp quản thúc Hòa Thân thôi!" Lưu Dung từ lần trước bị Hòa Thân bỡn cợt ở phủ Khai Phong ôm hận trong lòng nên là người đầu tiên đứng ra chỉ trích thói ngang tàng vô phép của Hòa Thân.
A Quế sớm bất mãn với Hòa Thân do hắn một bước lên mây, nay thấy Lưu Dung mở miệng trước liền hùa theo: “Hoàng thượng, thần cũng có nghe một số chuyện liên quan đến Hòa Thân, nghe nói Hòa Thân tự ý chiêu mộ một đội quân trong nha môn, tất cả đều được trang bị súng ống, ước đoán trên ngàn người, hắn chỉ là một tài chính đại thần, vô duyên vô cớ nuôi nhiều binh lính thế làm gì? Thần còn nghe nói đội quân này thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của Hòa Thân, bất cứ ai cũng không được phép điều động!"
Kỷ Hiểu Lam không có thành kiến gì với Hòa Thân, chỉ không hiểu một số cách làm của hắn ở Giang Nam mà thôi, nhưng Lưu Dung và A Quế đã kể tội như thế, cũng đành phát biểu vài lời cho có lệ: “Hoàng thượng, từ xưa đến nay các triều đại đều thực thi quốc sách Trọng nông khinh thương, có như thế quốc gia mới hưởng thái bình, một số chính sách của Hòa Thân ở Giang Nam đi ngược lại với quốc sách trên, thần thật không thể lý giải nổi Hòa đại nhân."
Thật ra bọn Lưu Dung không hiểu Càn Long đang nghĩ gì, vấn đề mà Càn Long toan tính hơi đặc biệt, đứng dưới góc độ của bậc đế vương, Càn Long có nhiều thứ lo nghĩ hơn là trừng trị một đại thần. Trước những tin đồn không hay về Hòa Thân, thậm chí là các triều thần với nhiều cách thức khác nhau bày tỏ sự bất mãn, một số còn lén phê bình Càn Long dùng lầm người. Càn Long quan tâm nhất chính là đây, hoàng đế dùng lầm người chính là không anh minh, đồng nghĩa với trở thành một hôn quân.
Càn Long cũng suy tính thấu đáo rồi, nếu khi xưa mình trọng dụng Hòa Thân có người tiến cử hắn thì hay quá, một khi đến lúc cần thiết có thể trị tội cả Hòa Thân và người tiến cử, như vậy mình không mất uy tín mà cũng đạt được mục đích cần Hòa Thân giúp kiếm tiền, nhưng Hòa Thân do Càn Long một tay đề bạt, vốn không có ai đứng ra tiến cử, lúc đầu Càn Long định đẩy trách nhiệm cho Lưỡng Giang tổng đốc Doãn Kế Thiện, nhưng Doãn Kế Thiện là danh thần đời Ung Chính, tuyệt đối không thể đem ra làm vật thí mạng được.
Càn Long lên ngôi không vấp phải trở ngại gì, cũng không ai tranh đoạt ngôi báu, khổ tâm xây dựng Đại Thanh mấy mươi năm, Càn Long tự tin một Hòa Thân nhỏ bé không thể làm điên đảo giang sơn của mình, sau khi suy tính kỹ lưỡng, Càn Long đã nảy ra ý định.
“Lưu Dung, khanh bảo Hòa Thân tự ý lập công đường, trẫm thấy cần điều tra rõ, không thể chỉ dựa vào lời nói một phía của đám tai mắt mà kết tội hắn được, làm vậy quá khinh suất rồi. Đừng nói là Hòa Thân vừa được trọng dụng không lâu, ngay cả các khanh là cận thần tâm phúc của trẫm, chẳng lẽ chưa từng bị người khác dèm pha giá họa hay sao?
A Quế, còn về việc Hòa Thân tự ý chiêu mộ binh lính, cũng phải xác minh kỹ hơn, xem thử Hòa Thân tuyển quân để canh giữ phiên khố hay có mục đích gì khác, không thể tùy tiện kết tội hắn mưu phản được. Theo trẫm thấy Hòa Thân cai quản tài chính cả Đại Thanh, nha môn của hắn là trọng địa quốc gia, nếu không có binh lính canh gác nghiêm ngặt, lỡ bị bọn phản loạn Bạch Liên giáo tấn công cướp bóc chẳng phải rất tai hại à?
Còn Hiểu Lam nói Hòa Thân hành sự khác thường ở Nam Kinh, trẫm nghĩ cũng không có gì nghiêm trọng, mỗi người có cách làm riêng, chỉ cần hắn lo cho quốc khố được sung túc là đủ."
Cả ba đại thần đều trố mắt ngạc nhiên, hoàng thượng nói thế chẳng phải cố tình bao che Hòa Thân hay sao? Nếu hoàng thượng đã nói thế thì họ còn biết nói gì hơn, Lưu Dung và Kỷ Hiểu Lam đều là người đầu óc tinh khôn, thấy thái độ thiên vị của Càn Long liền tự biết ngậm miệng.
A Quế là một võ tướng, tính khí bộc trực khác với hai người kia, lập tức quỳ ngay xuống Dưỡng Tâm điện, lớn tiếng nói: “Hoàng thượng, Đại Thanh ta có chế độ hẳn hoi, quân đội do Binh bộ thống nhất quản lý điều động, nha môn quan phủ các cấp ngoài 100 lính chính quy ra chỉ cho phép tuyển thêm 30 thân binh, dù tăng thêm một binh một tốt cũng là đại tội. Từ sau khi Khang Hy gia phế bỏ binh quyền thượng tam kỳ, quy định trên vẫn được tuân thủ đến nay. Hoàng thượng, thần cai quản Binh bộ, những lời này không thể không bẩm tấu rõ với hoàng thượng!"
“A Quế, khanh lại thế rồi. Nhớ năm xưa mười vạn thiết kỵ của Chuẩn Khác Nhĩ khanh còn không sợ, đám phản tặc ở Tân Cương bị khanh đánh cho tơi bời hoa lá, quân man di phương nam lợi hại thế mà đại quân của khanh diệt gọn không còn một mống. Thế mà giờ đây một Hòa Thân đã làm khanh sợ đến thế này ư?" Càn Long ngao ngán nói.
“Hoàng thượng, thần lo lắng Hòa Thân phát triển lực lượng ở Nam Kinh, đợi khi thế lực của hắn đủ mạnh sẽ trở thành mối họa của Đại Thanh, thần to gan thỉnh chỉ đi bắt giữ Hòa Thân giải về kinh thành hỏi tội!" Dứt lời, A Quế dập đầu lia lịa.
“Nếu khanh đã nói thế thì trẫm giao cho khanh nhiệm vụ này. Trẫm lệnh cho khanh làm khâm sai đại thần, dùng thân phận an sát sứ đi tuần thị Giang Nam, nhưng khanh không có quyền tự ý quyết định, việc gì cũng phải xin ý chỉ của trẫm mới được hành động!" Nói xong, Càn Long đứng dậy đi ra ngoài.
“Thần tuân chỉ!" A Quế hô to.
conem_bendoianh
Hòa Thân Tân Truyện
Tác giả: Độc Cô Hắc Mã
-----oo0oo-----
Tác giả :
Độc Cô Hắc Mã