Hoa Giải Phẫu Học
Chương 28: Đèn lồng mẫu đơn [1]
“Cách đây lâu lắm rồi, có một vị thư sinh họ Kiều, sống một mình tẻ nhạt, lại không thường giao tiếp với bên ngoài, mỗi đêm khi bên ngoài chẳng còn ai, chàng ta lại dựa cửa nhìn trăng sao."
“Một hôm, quá canh ba, chàng ta nhìn thấy một a hoàn, trên tay cầm chiếc lồng đèn mẫu đơn đi phía trước dẫn đường, phía sau là một đại mỹ nhân, khoảng chừng mười bảy, mười tám tuổi, váy đỏ rực rỡ, dung mạo như tiên giáng trần. Chàng ta đứng dưới trăng nhìn thật lâu, nhìn đến mê say, rồi sau đó vô thức bước theo sau mỹ nhân. Mỹ nhân đương nhiên ngoái đầu quay lại mỉm cười, nụ cười nghiêng nước nghiêng thành. Chàng ta đánh bạo đi theo mỹ nhân về đến nhà, mỹ nhân vẫn nở nụ cười, nói với a hoàn câu gì đó, sau đó cầm đèn lồng Mẫu Đơn theo chàng ta về nhà."
“Sau khi về đến nhà … khà khà khà …"
Kể đến đây, nụ cười của Lạc Đại Xuân trở nên thần thần bí bí, Nhiếp Thu Viễn ngồi bên cạnh thì nhíu mày. Trước mặt chúng tôi là đống lửa trại đang cháy hừng hực. Mị Lan đại khái hiểu ý hắn, gương mặt trái xoan đỏ lên như gấc, giả bộ không nghe thấy, nhánh cây trong tay không ngừng chuyển động. Trên nhánh cây có sâu con chim trĩ nướng, mùi hương tỏa lên thơm phưng phức.
Hàn Mị Lan đã dưỡng bệnh khỏe hẳn, mất cũng phải cả bảy ngày. Chúng tôi là con cái giang hồ, đâu câu nệ chuyện gì, nhanh chóng thu thập hành trang, cho rương lên ngựa rồi lên đường.
Trừ tôi ra, ba người còn lại đều là cao thủ võ lâm, vừa ra tay, chim chóc thỏ con như mắc nạn, chết lả tả, vì vậy bây giờ mấy cái cảnh nướng thịt thế này thuộc về chuyện như cơm bữa. Các món nướng ở thời cổ đại là mấy món thường nhật.
Sở dĩ Lạc Đại Xuân bắt đầu kể chuyện xưa là vì chúng tôi vừa nhìn thấy trên cây có treo một chiếc lồng đèn hình Mẫu Đơn.
Là đèn giấy, màu đỏ, có hoa văn hình hoa Mẫu Đơn tinh tế. Nhưng lại treo ở ngọn cây đại thụ rất cao, cũng không biết có thể treo lên được bằng cách nào.
“Đèn đẹp quá!", tôi reo lên.
“Là đèn lồng Mẫu Đơn sao?", Lạc Đại Xuân chà chà hai tiếng, “Lẽ nào mọi người chưa từng được nghe sự tích về lồng đèn Mẫu Đơn?"
Ngay thời điểm bữa trưa ‘BBQ’, tôi liền kiến nghị hắn kể chuyện này. Tuy rằng tôi không có tính hài hước nhưng chuyện cổ tích thì rất thích nghe. Nhưng không nghĩ đến, Sự tích đèn lồng Mẫu Đơn là chuyện kể mà tôi ghét nhất, chuyện ma.
“Các muội đều là tiểu cô nương, nên những chuyện sau đó huynh không thể kể được!", Lạc Đại Xuân nở nụ cười gian xảo, dùng cùi chỏ chọc chọc vào Nhiếp Thu Viễn, người mà từ nãy đến giờ không chút biểu cảm, lấy hành động biểu đạt sự khinh bỉ với hắn.
“Cô gái này tên là Phù Lệ Khanh, là con gái của một phán châu đã mất, sống chung với một a hoàn tên Kim Liên ở phía hồ Tây. Từ lúc ấy, Phù cô nương mỗi đêm đều đến nhà Kiều thư sinh, sáng sớm thì rời đi, chẳng mấy chốc đã qua hơn nửa tháng."
“Lão hàng xóm cạnh nhà Kiều thư sinh là lão già nhiều chuyện. Thấy Kiều thư sinh con đường làm quan ngày một rộng mở, trong lòng thấy khó hiểu, nên nửa đêm khoét vách tường giữa hai nhà lén nhìn trộm. Vừa nhìn thấy lão ta đã không thể tin được! Người đang ‘lời chàng ý thiếp’ đối diện Kiều thư sinh lại là một bộ xương cốt trắng toát!"
Nghe đến đó, tôi hít vào một hơi lạnh, vô thức nhích vào người bên cạnh. Một luồng hơn ấm áp của người bên cạnh truyền đến, như có như không, khiến tôi an tâm hơn.
Thu, không từ chối việc tiếp cận của tôi.
“Ngày hôm sau, ông lão mới nói cho Kiều thư sinh: ‘Ngươi đang sống cùng quỷ cũng không biết, tai họa sắp xảy ra với ngươi rồi!’ Kiều thư sinh nghe vậy thì rất sợ, liền mau chóng đến Hồ Tây điều tra, hỏi khắp tất cả mọi người sống ở đó nhưng không ai biết tung tích của Phù Lệ Khanh. Trời dần tối, Kiều thư sinh bước vào một ngôi chùa ngay giữa hồ nghỉ ngơi. Đi tới đi lui, kết quả chàng ta phát hiện một gian phòng khá tối trong chùa, bên trong có một linh cữu. Trên bài vị ghi rõ: Dĩ Cố Phù Châu Phán Nữ Lệ Khanh chi cữu. Trước quan tài có treo lơ lửng một chiếc đèn lồng Mẫu Đơn, dưới đèn lồng là một tỳ nữ hình nhân, trên lưng viết hai chữ ‘Kim Liên’."
Đúng là ma quỷ mà! Nghĩ lại tình cảnh lúc đấy chắc Kiều thư sinh sợ đến tè ra quần chứ chẳng chơi. Nhưng chuyện về sau càng khiến tôi hiếu kỳ hơn, nên không giấu được tò mò liền hỏi anh:
“Vậy sau đó thì sao? Ma nữ có phục sinh không?"
“Phục sinh?", Lạc Đại Xuân cười lạnh, “Kiều thư sinh liền mau mau chóng chóng đi tìm đạo sĩ, viết cho mấy bùa chú treo trước cửa nhà, đương nhiên ma nữ không vào được rồi!"
Một tháng sau, Kiều thư sinh ra ngoài thăm bạn, uống say nên quên mất lời đạo sĩ dặn dò, lại đi đường qua ngang ngôi chùa ở giữa hồ mà về nhà. Lúc ngang qua cửa chùa, Kiều Sinh được Phù Lệ Khanh và Kim Liên ra đón vào trong chùa. Lệ Khanh vừa khóc vừa trách hắn bạc tình, tuy thù hận sâu sắc nhưng không thể quên được hắn.
Mấy ngày sau người ta phát hiện Kiều thư sinh mất tích, ông lão hàng xóm dọ hỏi, tìm mãi đến được ngôi chùa, phát hiện Kiều Sinh đã chết bên cạnh linh cữu của Phù Lệ Khanh, dung mạo Lệ Khanh vẫn như còn sống. Các vị sư sãi trong chùa đưa linh cữu hai người chôn trước cổng Thành Tây. Bắt đầu từ đây, vào mỗi đêm không trăng, gió lớn, sẽ lại thấy Kiều thư sinh cùng cô gái nắm tay đi bên nhau, a hoàn cầm theo chiếc đèn lồng Mẫu Đơn đi ở phía trước.
Đây chính là toàn bộ sự tích về Đèn lồng Mẫu Đơn.
Nói cho cùng truyện có màu sắc liêu trai chí dị. Nói ra không tiện, tôi thuộc loại người lá gan rất lớn nhưng lại sợ quỷ, chuyện liêu trai tôi cảm thấy cũng đáng sợ, vì vậy từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ đọc mấy thể loại truyện này. Đêm nay e rằng lại gặp ác mộng.
Nghe hết truyện, trong lúc vô thức đã tiến đến sát sàn sạt người của Nhiếp Thu Viễn lúc nào không hay. Đúng là chuyện đang vui mừng!
“Ăn nhanh lên rồi đi, nếu không, trước khi trời tối chúng ta cũng chưa vào được trấn, phải ở trong rừng đó!", Lạc Đại Xuân vừa nhìn tôi vừa cố tình nói.
Khi đến thị trấn Phong Huyền, thì trời đã tối. Hơn nữa mây đen cuồn cuộn, từng giọt mưa bắt đầu rơi. Chúng tôi mau chóng chọn một nhà trọ lớn nhất ‘Đô Lai Thuận’, nhanh chóng thu xếp ngựa, giũ nước mưa trên người, chuẩn bị trở về phòng mình nghỉ ngơi.
Đúng lúc này, trên trời lóe lên một tia chớp chói mắt. Liền tiếp ngay sau gian phòng nhỏ phía Đông truyền đến một tiếng kêu thảm thiết.
“A!!!! Chết người rồi!"
Mấy người chúng tôi theo bản năng đều giật nảy mình, nhanh chóng tiến về gian phòng phía Đông. Có một tiểu nhị đứng sát cửa, đèn trong tay rớt xuống đất, bốc cháy.
Tiểu nhị gương mặt trắng bệch, nhìn về phía cửa lớn không thốt nên lời.
Chuyện gì vậy, cửa còn chưa mở.
Nhiếp Thu Viễn đi trước, chậm rãi mở cánh cửa nhỏ của gian phòng phía Đông. Cửa hé mở một chút, nhưng lại nhanh chóng đóng sập lại, giống như đã được khóa lại từ bên trong.
Đây là hệ cửa hai lá thông thường của thời cổ đại, tuy bên trong đã khóa chặt, nhưng nếu dùng sức vẫn có thể mở được một khe nhỏ. Vừa rồi tiểu nhị kêu lên thảm thiết vì hắn đã đẩy ra được khe hở, đưa mắt vào nhìn ngay lúc lóe lên tia chớp, rọi một gương mặt tử thi trắng bệch trên nền đất.
“Bởi vì … đến giờ đưa cơm, nhưng … gõ … gõ … cỡ nào … cũng không thấy khách quan mở cửa … tôi … tôi …", Tiểu nhị sợ đến mức nói năng lộn xộn.
Thật ra nhìn qua khe cửa, không cần sấm sét nhưng cũng có thể nhìn rõ gương mặt tử thi vì bên cạnh tử thi là một đèn lồng được treo lơ lửng dưới ánh nến màu đỏ nhạt. Chiếc đèn lồng được treo lên bằng một sợi dây nhỏ trên chiếc ghế tựa. Giấy lồng đèn rất mỏng, trên đó có vẽ hình Hoa Mẫu Đơn màu đỏ.
Tôi hít vào một ngụm khí lạnh, lui về sau hai bước!
Lạy hồn! Đây không phải là Đèn lồng Mẫu Đơn sao?!
Bên cạnh tôi, Thu vẫn đứng im lặng như thường, gương mặt an tĩnh như hồ nước, rất dễ nhận thấy, chuyện ủy dị này chẳng là gì với anh.
Là hai chúng tôi chạy đến trước, Lạc Đại Xuân chạy sau đó vài bước. Nhưng Nhiếp Thu Viễn vẫn nhàn nhạt nói ra một câu, tôi không rõ là anh muốn nói với tôi hay với Lạc Đại Xuân.
“Then cửa có khóa, tất cả cửa sổ đều đóng kín."
Tôi rùng mình một cái. Đúng rồi! Trọng điểm không phải là chiếc đèn lồng Mẫu Đơn, trọng điểm là ở chuyện này đây!
Nói như vậy hiện trường của nạn nhân, có khả năng là một mật thất!
“Một hôm, quá canh ba, chàng ta nhìn thấy một a hoàn, trên tay cầm chiếc lồng đèn mẫu đơn đi phía trước dẫn đường, phía sau là một đại mỹ nhân, khoảng chừng mười bảy, mười tám tuổi, váy đỏ rực rỡ, dung mạo như tiên giáng trần. Chàng ta đứng dưới trăng nhìn thật lâu, nhìn đến mê say, rồi sau đó vô thức bước theo sau mỹ nhân. Mỹ nhân đương nhiên ngoái đầu quay lại mỉm cười, nụ cười nghiêng nước nghiêng thành. Chàng ta đánh bạo đi theo mỹ nhân về đến nhà, mỹ nhân vẫn nở nụ cười, nói với a hoàn câu gì đó, sau đó cầm đèn lồng Mẫu Đơn theo chàng ta về nhà."
“Sau khi về đến nhà … khà khà khà …"
Kể đến đây, nụ cười của Lạc Đại Xuân trở nên thần thần bí bí, Nhiếp Thu Viễn ngồi bên cạnh thì nhíu mày. Trước mặt chúng tôi là đống lửa trại đang cháy hừng hực. Mị Lan đại khái hiểu ý hắn, gương mặt trái xoan đỏ lên như gấc, giả bộ không nghe thấy, nhánh cây trong tay không ngừng chuyển động. Trên nhánh cây có sâu con chim trĩ nướng, mùi hương tỏa lên thơm phưng phức.
Hàn Mị Lan đã dưỡng bệnh khỏe hẳn, mất cũng phải cả bảy ngày. Chúng tôi là con cái giang hồ, đâu câu nệ chuyện gì, nhanh chóng thu thập hành trang, cho rương lên ngựa rồi lên đường.
Trừ tôi ra, ba người còn lại đều là cao thủ võ lâm, vừa ra tay, chim chóc thỏ con như mắc nạn, chết lả tả, vì vậy bây giờ mấy cái cảnh nướng thịt thế này thuộc về chuyện như cơm bữa. Các món nướng ở thời cổ đại là mấy món thường nhật.
Sở dĩ Lạc Đại Xuân bắt đầu kể chuyện xưa là vì chúng tôi vừa nhìn thấy trên cây có treo một chiếc lồng đèn hình Mẫu Đơn.
Là đèn giấy, màu đỏ, có hoa văn hình hoa Mẫu Đơn tinh tế. Nhưng lại treo ở ngọn cây đại thụ rất cao, cũng không biết có thể treo lên được bằng cách nào.
“Đèn đẹp quá!", tôi reo lên.
“Là đèn lồng Mẫu Đơn sao?", Lạc Đại Xuân chà chà hai tiếng, “Lẽ nào mọi người chưa từng được nghe sự tích về lồng đèn Mẫu Đơn?"
Ngay thời điểm bữa trưa ‘BBQ’, tôi liền kiến nghị hắn kể chuyện này. Tuy rằng tôi không có tính hài hước nhưng chuyện cổ tích thì rất thích nghe. Nhưng không nghĩ đến, Sự tích đèn lồng Mẫu Đơn là chuyện kể mà tôi ghét nhất, chuyện ma.
“Các muội đều là tiểu cô nương, nên những chuyện sau đó huynh không thể kể được!", Lạc Đại Xuân nở nụ cười gian xảo, dùng cùi chỏ chọc chọc vào Nhiếp Thu Viễn, người mà từ nãy đến giờ không chút biểu cảm, lấy hành động biểu đạt sự khinh bỉ với hắn.
“Cô gái này tên là Phù Lệ Khanh, là con gái của một phán châu đã mất, sống chung với một a hoàn tên Kim Liên ở phía hồ Tây. Từ lúc ấy, Phù cô nương mỗi đêm đều đến nhà Kiều thư sinh, sáng sớm thì rời đi, chẳng mấy chốc đã qua hơn nửa tháng."
“Lão hàng xóm cạnh nhà Kiều thư sinh là lão già nhiều chuyện. Thấy Kiều thư sinh con đường làm quan ngày một rộng mở, trong lòng thấy khó hiểu, nên nửa đêm khoét vách tường giữa hai nhà lén nhìn trộm. Vừa nhìn thấy lão ta đã không thể tin được! Người đang ‘lời chàng ý thiếp’ đối diện Kiều thư sinh lại là một bộ xương cốt trắng toát!"
Nghe đến đó, tôi hít vào một hơi lạnh, vô thức nhích vào người bên cạnh. Một luồng hơn ấm áp của người bên cạnh truyền đến, như có như không, khiến tôi an tâm hơn.
Thu, không từ chối việc tiếp cận của tôi.
“Ngày hôm sau, ông lão mới nói cho Kiều thư sinh: ‘Ngươi đang sống cùng quỷ cũng không biết, tai họa sắp xảy ra với ngươi rồi!’ Kiều thư sinh nghe vậy thì rất sợ, liền mau chóng đến Hồ Tây điều tra, hỏi khắp tất cả mọi người sống ở đó nhưng không ai biết tung tích của Phù Lệ Khanh. Trời dần tối, Kiều thư sinh bước vào một ngôi chùa ngay giữa hồ nghỉ ngơi. Đi tới đi lui, kết quả chàng ta phát hiện một gian phòng khá tối trong chùa, bên trong có một linh cữu. Trên bài vị ghi rõ: Dĩ Cố Phù Châu Phán Nữ Lệ Khanh chi cữu. Trước quan tài có treo lơ lửng một chiếc đèn lồng Mẫu Đơn, dưới đèn lồng là một tỳ nữ hình nhân, trên lưng viết hai chữ ‘Kim Liên’."
Đúng là ma quỷ mà! Nghĩ lại tình cảnh lúc đấy chắc Kiều thư sinh sợ đến tè ra quần chứ chẳng chơi. Nhưng chuyện về sau càng khiến tôi hiếu kỳ hơn, nên không giấu được tò mò liền hỏi anh:
“Vậy sau đó thì sao? Ma nữ có phục sinh không?"
“Phục sinh?", Lạc Đại Xuân cười lạnh, “Kiều thư sinh liền mau mau chóng chóng đi tìm đạo sĩ, viết cho mấy bùa chú treo trước cửa nhà, đương nhiên ma nữ không vào được rồi!"
Một tháng sau, Kiều thư sinh ra ngoài thăm bạn, uống say nên quên mất lời đạo sĩ dặn dò, lại đi đường qua ngang ngôi chùa ở giữa hồ mà về nhà. Lúc ngang qua cửa chùa, Kiều Sinh được Phù Lệ Khanh và Kim Liên ra đón vào trong chùa. Lệ Khanh vừa khóc vừa trách hắn bạc tình, tuy thù hận sâu sắc nhưng không thể quên được hắn.
Mấy ngày sau người ta phát hiện Kiều thư sinh mất tích, ông lão hàng xóm dọ hỏi, tìm mãi đến được ngôi chùa, phát hiện Kiều Sinh đã chết bên cạnh linh cữu của Phù Lệ Khanh, dung mạo Lệ Khanh vẫn như còn sống. Các vị sư sãi trong chùa đưa linh cữu hai người chôn trước cổng Thành Tây. Bắt đầu từ đây, vào mỗi đêm không trăng, gió lớn, sẽ lại thấy Kiều thư sinh cùng cô gái nắm tay đi bên nhau, a hoàn cầm theo chiếc đèn lồng Mẫu Đơn đi ở phía trước.
Đây chính là toàn bộ sự tích về Đèn lồng Mẫu Đơn.
Nói cho cùng truyện có màu sắc liêu trai chí dị. Nói ra không tiện, tôi thuộc loại người lá gan rất lớn nhưng lại sợ quỷ, chuyện liêu trai tôi cảm thấy cũng đáng sợ, vì vậy từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ đọc mấy thể loại truyện này. Đêm nay e rằng lại gặp ác mộng.
Nghe hết truyện, trong lúc vô thức đã tiến đến sát sàn sạt người của Nhiếp Thu Viễn lúc nào không hay. Đúng là chuyện đang vui mừng!
“Ăn nhanh lên rồi đi, nếu không, trước khi trời tối chúng ta cũng chưa vào được trấn, phải ở trong rừng đó!", Lạc Đại Xuân vừa nhìn tôi vừa cố tình nói.
Khi đến thị trấn Phong Huyền, thì trời đã tối. Hơn nữa mây đen cuồn cuộn, từng giọt mưa bắt đầu rơi. Chúng tôi mau chóng chọn một nhà trọ lớn nhất ‘Đô Lai Thuận’, nhanh chóng thu xếp ngựa, giũ nước mưa trên người, chuẩn bị trở về phòng mình nghỉ ngơi.
Đúng lúc này, trên trời lóe lên một tia chớp chói mắt. Liền tiếp ngay sau gian phòng nhỏ phía Đông truyền đến một tiếng kêu thảm thiết.
“A!!!! Chết người rồi!"
Mấy người chúng tôi theo bản năng đều giật nảy mình, nhanh chóng tiến về gian phòng phía Đông. Có một tiểu nhị đứng sát cửa, đèn trong tay rớt xuống đất, bốc cháy.
Tiểu nhị gương mặt trắng bệch, nhìn về phía cửa lớn không thốt nên lời.
Chuyện gì vậy, cửa còn chưa mở.
Nhiếp Thu Viễn đi trước, chậm rãi mở cánh cửa nhỏ của gian phòng phía Đông. Cửa hé mở một chút, nhưng lại nhanh chóng đóng sập lại, giống như đã được khóa lại từ bên trong.
Đây là hệ cửa hai lá thông thường của thời cổ đại, tuy bên trong đã khóa chặt, nhưng nếu dùng sức vẫn có thể mở được một khe nhỏ. Vừa rồi tiểu nhị kêu lên thảm thiết vì hắn đã đẩy ra được khe hở, đưa mắt vào nhìn ngay lúc lóe lên tia chớp, rọi một gương mặt tử thi trắng bệch trên nền đất.
“Bởi vì … đến giờ đưa cơm, nhưng … gõ … gõ … cỡ nào … cũng không thấy khách quan mở cửa … tôi … tôi …", Tiểu nhị sợ đến mức nói năng lộn xộn.
Thật ra nhìn qua khe cửa, không cần sấm sét nhưng cũng có thể nhìn rõ gương mặt tử thi vì bên cạnh tử thi là một đèn lồng được treo lơ lửng dưới ánh nến màu đỏ nhạt. Chiếc đèn lồng được treo lên bằng một sợi dây nhỏ trên chiếc ghế tựa. Giấy lồng đèn rất mỏng, trên đó có vẽ hình Hoa Mẫu Đơn màu đỏ.
Tôi hít vào một ngụm khí lạnh, lui về sau hai bước!
Lạy hồn! Đây không phải là Đèn lồng Mẫu Đơn sao?!
Bên cạnh tôi, Thu vẫn đứng im lặng như thường, gương mặt an tĩnh như hồ nước, rất dễ nhận thấy, chuyện ủy dị này chẳng là gì với anh.
Là hai chúng tôi chạy đến trước, Lạc Đại Xuân chạy sau đó vài bước. Nhưng Nhiếp Thu Viễn vẫn nhàn nhạt nói ra một câu, tôi không rõ là anh muốn nói với tôi hay với Lạc Đại Xuân.
“Then cửa có khóa, tất cả cửa sổ đều đóng kín."
Tôi rùng mình một cái. Đúng rồi! Trọng điểm không phải là chiếc đèn lồng Mẫu Đơn, trọng điểm là ở chuyện này đây!
Nói như vậy hiện trường của nạn nhân, có khả năng là một mật thất!
Tác giả :
Đường Thâm Thâm