Họ Đã Tu Tiên Như Thế Đó
Chương 81: Về nhà!
Trong quá khứ.
Nhưng là một quá khứ mới!
- Tổ! Tổ!
Trên một sườn đồi thấp, dưới bóng mát của cội bồ đề, vị thiền sư già mở mắt từ ái nhìn đám trẻ đang ríu rít xung quanh.
Có cơn gió nhẹ thổi đến khiến bộ tăng y màu vàng đất khẽ lay động.
Vài đứa nhóc đang rượt đuổi nhau chạy quanh cội bồ đề. Có đứa leo lên cành cây cao, không xuống được, khóc ròng. Có đứa đang chơi xếp gỗ thì bị va đổ, la chí chóe. Một tiểu nha đầu lại đang lén lút vẽ bậy lên mặt đứa nhỏ đang ngủ, trên miệng là nụ cười tinh nghịch.
Bên cạnh thiền sư, một đứa bé trai quẹt nước mắt nước mũi đang chảy ròng ròng, mách lẻo:
- Tổ! Lăng Sơn bôi đất lên áo mới của con.
Thiền sư lấy một cái khăn nhỏ trong túi vải ra, nhẹ nhàng lau mặt mũi cho đứa bé, rồi nói.
- Cẩn Dương! Sao lại ham chơi rồi? Chẳng phải con có chuyện quan trọng cần làm sao?
Đứa bé ngơ ngác không hiểu vị tăng già đang nói gì. Ngày nào nó cũng chỉ chạy chơi quanh làng, tối thì về Bồ Đề Tự ăn cơm rồi lăn ra ngủ, có chuyện gì quan trọng mà nó phải làm cơ chứ?
Thấy ánh mắt ngơ ngác của đứa trẻ, vị thiền sư già cười xoa đầu nó rồi nói:
- Không sao! Quên rồi cũng không sao! Về được là tốt rồi!
Bàn tay già nua lục lọi trong túi vải một lúc mới lấy ra mười hai chiếc lá bồ đề xanh tốt, nhét vào trong áo của đứa bé.
- Ta lại cho con mười hai lá bồ đề!
Đứa bé muốn từ chối nhưng lại không muốn làm phật lòng Tổ nên không dám nói ra suy nghĩ thật sự của mình: "Lá bồ đề lại không ăn được, Tổ cho con làm gì cơ chứ?"
Vị thiền sư trầm ngâm nhìn đứa trẻ thật lâu rồi cười hỏi:
- Con có muốn xuống tóc quy y không?
Nghe thấy câu nói này, không hiểu vì sao trái tim nhỏ bé của Cẩn Dương lại xúc động, khóe mắt cay xè ép nước tuôn ra.
Một kiếp này, nó không chạy về hỏi ý kiến của cha mẹ nữa. Nó run run quỳ xuống trước mặt Tổ, dùng đôi mắt to long lanh và thuần túy của mình nhìn ngài rồi nói:
- Con đồng ý!
Tổ ngạc nhiên chốc lát nhưng rồi cũng đạm nhiên cười:
- Xem ra Hàn Cẩn Dương "đã, đang và sẽ" trả nghiệp của mình rồi. Vậy từ nay pháp danh của con là Tánh Không. Con có thích không?
Đứa bé tuy không hiểu ý của Tổ, cũng không hiểu nghĩa của hai từ này nhưng vẫn thấy nó rất hay nên gật đầu.
Bánh xe thời gian trong chớp mắt đã lại trôi nhanh. Ở một thời điểm khác, có một Hàn Cẩn Dương đọa xuống tầng thứ mười tám của địa ngục, bị giam trong Mê Trì, bị ngục hỏa thiêu hằng hà sa số kiếp.
Trên đỉnh Tuyết Phong có Bồ Đề tự. Trong tự có vị bồ tát Tánh Không.
...
Bỏ qua chuyện quá khứ nhàm chán và rối rắm để trở lại với hiện tại tối tăm của nam tử mù lòa.
Lúc này A Nhất đang cần mẫn phá núi, bê đá, bồi lên một cái đồi đá nhỏ cao gấp đôi hắn để chặn kín trước cửa hang.
Hắn còn cẩn thận chẻ cây và dựng một tấm bảng phía trước. Hắn không biết viết nên chỉ có thể khắc mấy nét nguệch ngoạc ở trên tấm gỗ, nhìn sơ sơ cũng có thể hiểu là có đá đè chết người.
Đi theo A Nhất đã lâu, Cửu U Thất Sát nha cũng đã quen với việc bị đem dùng như con dao săn, dao chặt củi, dao đào đất hay một ngàn lẻ một việc linh tinh khác.
Sau khi hoàn thành, A Nhất thở phào một hơi. Tạm thời cứ như vậy đã, về tông môn hắn sẽ nhờ trưởng bối đến xem xét, che đậy nơi này tốt hơn.
Hoàn thành xong mọi việc, A Nhất lại chạy nhanh ngược nhánh sông, vừa chạy vừa ca vang giai điệu đầy hào khí:
Trăm năm tha hương,
Lòng hóa đá
Mù vẫn rõ đường,
Tiếng hát xa
Vong Xuyên hà, khó cản!
An Lộc hà, chớ cản!
….
Tám ngày sau, tiếng hát của A Nhất bị tiếng sóng biển át đi. Phía trước hắn là vực thẳm.
Trước mắt là vân vụ trải đến tận cuối chân trời. Thỉnh thoảng một vài đám mây lười biếng hé mở đôi mắt để lộ đại dương xanh thẳm, gợn sóng ở phía dưới.
A Nhất vui mừng, bắt đầu chạy dọc vách núi, vừa chạy vừa hát vang. Giọng hát trong trẻo chất chứa đầy niềm vui và hi vọng. Một canh giờ sau, hắn dừng lại trước một tảng đá cao đến gối. Tảng đá bình thường bị gió núi bào mòn trở nên trơn nhẵn.
A Nhất sờ sờ tảng đá thật kỹ. Sau khi cảm nhận hơi ấm tựa nắng mai tỏa ra từ tảng đá, hắn liền chạy đến trước vực thẳm, rồi nhảy xuống.
Rơi được một đoạn thì có cơn gió ấm đỡ lấy thân thể hắn rồi nâng hắn lên cao, đặt lại trên vực.
A Nhất lần nữa trở lại sờ mó tảng đá. Tảng đá lại lạnh như gió đông.
Hắn liền nhấc tảng đá lên rồi ném xuống vực. Tảng đá cũng như hắn lúc trước, rơi một đoạn thì được đưa trở lại lên trên, đặt vào vị trí cũ.
Lần này A Nhất sờ tảng đá thì đầu ngón tay của hắn đã tê rần. Cảm nhận được cơn đau tê dại nơi tay, A Nhất vui vẻ ôm lấy tảng đá, nhảy xuống vực sâu.
Khi hắn buông tay thì tảng đá biến mất trở lại trên vách núi trước kia.
- Âm Ảnh tông ta đã về đây!
Rơi chừng nửa nén hương sau thì A Nhất mới đặt chân xuống mặt đất.
Phía bên kia khe núi hẹp là chốn bồng lai tiên cảnh, tiếng chim hót, tiếng nước chảy và cả tiếng gió vui đùa chào mừng đứa trẻ lạc.
Sau bao năm gian truân, A Nhất cũng đã về được đến nhà, đôi chân trần chạy trên con đường mòn lót đá mát rượi dẫn vào trong khe núi, miệng cất tiếng cười vang.
Nhưng là một quá khứ mới!
- Tổ! Tổ!
Trên một sườn đồi thấp, dưới bóng mát của cội bồ đề, vị thiền sư già mở mắt từ ái nhìn đám trẻ đang ríu rít xung quanh.
Có cơn gió nhẹ thổi đến khiến bộ tăng y màu vàng đất khẽ lay động.
Vài đứa nhóc đang rượt đuổi nhau chạy quanh cội bồ đề. Có đứa leo lên cành cây cao, không xuống được, khóc ròng. Có đứa đang chơi xếp gỗ thì bị va đổ, la chí chóe. Một tiểu nha đầu lại đang lén lút vẽ bậy lên mặt đứa nhỏ đang ngủ, trên miệng là nụ cười tinh nghịch.
Bên cạnh thiền sư, một đứa bé trai quẹt nước mắt nước mũi đang chảy ròng ròng, mách lẻo:
- Tổ! Lăng Sơn bôi đất lên áo mới của con.
Thiền sư lấy một cái khăn nhỏ trong túi vải ra, nhẹ nhàng lau mặt mũi cho đứa bé, rồi nói.
- Cẩn Dương! Sao lại ham chơi rồi? Chẳng phải con có chuyện quan trọng cần làm sao?
Đứa bé ngơ ngác không hiểu vị tăng già đang nói gì. Ngày nào nó cũng chỉ chạy chơi quanh làng, tối thì về Bồ Đề Tự ăn cơm rồi lăn ra ngủ, có chuyện gì quan trọng mà nó phải làm cơ chứ?
Thấy ánh mắt ngơ ngác của đứa trẻ, vị thiền sư già cười xoa đầu nó rồi nói:
- Không sao! Quên rồi cũng không sao! Về được là tốt rồi!
Bàn tay già nua lục lọi trong túi vải một lúc mới lấy ra mười hai chiếc lá bồ đề xanh tốt, nhét vào trong áo của đứa bé.
- Ta lại cho con mười hai lá bồ đề!
Đứa bé muốn từ chối nhưng lại không muốn làm phật lòng Tổ nên không dám nói ra suy nghĩ thật sự của mình: "Lá bồ đề lại không ăn được, Tổ cho con làm gì cơ chứ?"
Vị thiền sư trầm ngâm nhìn đứa trẻ thật lâu rồi cười hỏi:
- Con có muốn xuống tóc quy y không?
Nghe thấy câu nói này, không hiểu vì sao trái tim nhỏ bé của Cẩn Dương lại xúc động, khóe mắt cay xè ép nước tuôn ra.
Một kiếp này, nó không chạy về hỏi ý kiến của cha mẹ nữa. Nó run run quỳ xuống trước mặt Tổ, dùng đôi mắt to long lanh và thuần túy của mình nhìn ngài rồi nói:
- Con đồng ý!
Tổ ngạc nhiên chốc lát nhưng rồi cũng đạm nhiên cười:
- Xem ra Hàn Cẩn Dương "đã, đang và sẽ" trả nghiệp của mình rồi. Vậy từ nay pháp danh của con là Tánh Không. Con có thích không?
Đứa bé tuy không hiểu ý của Tổ, cũng không hiểu nghĩa của hai từ này nhưng vẫn thấy nó rất hay nên gật đầu.
Bánh xe thời gian trong chớp mắt đã lại trôi nhanh. Ở một thời điểm khác, có một Hàn Cẩn Dương đọa xuống tầng thứ mười tám của địa ngục, bị giam trong Mê Trì, bị ngục hỏa thiêu hằng hà sa số kiếp.
Trên đỉnh Tuyết Phong có Bồ Đề tự. Trong tự có vị bồ tát Tánh Không.
...
Bỏ qua chuyện quá khứ nhàm chán và rối rắm để trở lại với hiện tại tối tăm của nam tử mù lòa.
Lúc này A Nhất đang cần mẫn phá núi, bê đá, bồi lên một cái đồi đá nhỏ cao gấp đôi hắn để chặn kín trước cửa hang.
Hắn còn cẩn thận chẻ cây và dựng một tấm bảng phía trước. Hắn không biết viết nên chỉ có thể khắc mấy nét nguệch ngoạc ở trên tấm gỗ, nhìn sơ sơ cũng có thể hiểu là có đá đè chết người.
Đi theo A Nhất đã lâu, Cửu U Thất Sát nha cũng đã quen với việc bị đem dùng như con dao săn, dao chặt củi, dao đào đất hay một ngàn lẻ một việc linh tinh khác.
Sau khi hoàn thành, A Nhất thở phào một hơi. Tạm thời cứ như vậy đã, về tông môn hắn sẽ nhờ trưởng bối đến xem xét, che đậy nơi này tốt hơn.
Hoàn thành xong mọi việc, A Nhất lại chạy nhanh ngược nhánh sông, vừa chạy vừa ca vang giai điệu đầy hào khí:
Trăm năm tha hương,
Lòng hóa đá
Mù vẫn rõ đường,
Tiếng hát xa
Vong Xuyên hà, khó cản!
An Lộc hà, chớ cản!
….
Tám ngày sau, tiếng hát của A Nhất bị tiếng sóng biển át đi. Phía trước hắn là vực thẳm.
Trước mắt là vân vụ trải đến tận cuối chân trời. Thỉnh thoảng một vài đám mây lười biếng hé mở đôi mắt để lộ đại dương xanh thẳm, gợn sóng ở phía dưới.
A Nhất vui mừng, bắt đầu chạy dọc vách núi, vừa chạy vừa hát vang. Giọng hát trong trẻo chất chứa đầy niềm vui và hi vọng. Một canh giờ sau, hắn dừng lại trước một tảng đá cao đến gối. Tảng đá bình thường bị gió núi bào mòn trở nên trơn nhẵn.
A Nhất sờ sờ tảng đá thật kỹ. Sau khi cảm nhận hơi ấm tựa nắng mai tỏa ra từ tảng đá, hắn liền chạy đến trước vực thẳm, rồi nhảy xuống.
Rơi được một đoạn thì có cơn gió ấm đỡ lấy thân thể hắn rồi nâng hắn lên cao, đặt lại trên vực.
A Nhất lần nữa trở lại sờ mó tảng đá. Tảng đá lại lạnh như gió đông.
Hắn liền nhấc tảng đá lên rồi ném xuống vực. Tảng đá cũng như hắn lúc trước, rơi một đoạn thì được đưa trở lại lên trên, đặt vào vị trí cũ.
Lần này A Nhất sờ tảng đá thì đầu ngón tay của hắn đã tê rần. Cảm nhận được cơn đau tê dại nơi tay, A Nhất vui vẻ ôm lấy tảng đá, nhảy xuống vực sâu.
Khi hắn buông tay thì tảng đá biến mất trở lại trên vách núi trước kia.
- Âm Ảnh tông ta đã về đây!
Rơi chừng nửa nén hương sau thì A Nhất mới đặt chân xuống mặt đất.
Phía bên kia khe núi hẹp là chốn bồng lai tiên cảnh, tiếng chim hót, tiếng nước chảy và cả tiếng gió vui đùa chào mừng đứa trẻ lạc.
Sau bao năm gian truân, A Nhất cũng đã về được đến nhà, đôi chân trần chạy trên con đường mòn lót đá mát rượi dẫn vào trong khe núi, miệng cất tiếng cười vang.
Tác giả :
Everstill