Hình Đồ
Chương 275: Thiên hạ có ai không biết ngươi (1)
Nguyên nhân thời thế thay đổi, vì đại nghĩa mà không câu nệ tiểu tiết.
Ở hậu thế, trong “sử ký" của Tư Mã Thiên, cũng có tổng kết về Thúc Tôn Thông. Tổng thể mà nói thì cũng là người được đánh giá cao.
Kiếp trước, Lưu Khám cũng xem qua bộ sách “Sử ký".
Nhưng lúc đó đọc nhanh như gió, ngoại trừ Hạng Vũ, Lưu Bang là những nhân vật làm cho hắn sinh ra hứng thú, còn lại đều xem qua rồi quên. Nhưng cái tên Thúc Tôn Thông này khắc trong ký ức của hắn rất sâu, đây là một nhân vật rất thú vị.
Nho sinh ở hậu thế coi trọng khí tiết, coi trọng khí khái!
Đối với một ít vấn đề mang tính nguyên tắc, tuyệt sẽ không thoái nhượng nửa bước. Thế cho nên trong một thời gian rất đó, Lưu Khám có một loại quan niệm lệch lạc: vị đại nho, hẳn là ăn nói thận trọng, bảo thủ cố chấp, không thích thay đổi; Thư sinh thì chỉ thích ngồi nói chuyện suông, thường ngày đọc sách, lúc nguy nan thì thà chết báo ơn quân vương, coi như là toàn bộ khí tiết. Rồi sau này, rất nhiều nho sinh, ngay cả dũng khí chết cũng không có.
Nhưng Thúc Tôn Thông lại không hẳn như vậy…
Người này học ở trường của môn hạ Khổng Phụ - cháu chín đời của Khổng Phu tử, từng trước sau vì đám người Thủy Hoàng Đế, Doanh Hồ Hợi, Hạng Vũ, Hùng Tâm, Lưu Bang mà dốc sức, được cho là một nhân vật rất biết tự bảo vệ mình. Nếu dựa theo cách nhìn của nho sinh hậu thế, Thúc Tôn Thông hẳn là loại người không hề có khí tiết, có thể nói là loại vô sỉ. Đặc biệt là Thúc Tôn Thông đầu hàng Hán, đề cử với Lưu Bang phần lớn toàn là lực sĩ đạo tặc. Có thể rất nhiều nho sinh bất mãn đối với Thúc Tôn Thông, thậm chí có người còn nói hắn là nỗi sỉ nhục của người đọc sách trong thiên hạ.
Nhưng Thúc Tôn Thông này lại chẳng thèm để ý.
Lúc vua tiến thủ, tranh đoạt thiên hạ, cần chính là lực sĩ, cần chính là tướng quân có thể đánh thắng trận; thế nhưng khi thiên hạ ổn định, muốn bảo vệ cơ nghiệp, lại cần văn sĩ nho sinh trợ giúp. Đây chính là câu trả lời của Thúc Tôn Thông đối với Lưu Bang lúc đó.
Ý nghĩa gần giống với câu châm ngôn của sau này: Có thể nhanh chóng lấy thiên hạ, không thể nhanh chóng trị thiên hạ.
Trong bản sách “Sử ký" của Tư Mã Thiên thậm chí còn xưng Thúc Tôn Thông là nho tông của nhà Hán. Một chữ “tông" này đủ để nói rõ nhất.
Lưu Khám thật không ngờ ở Lạc Dương sẽ gặp được vị danh nhân thiên cổ này.
Hắn vội vã chỉnh lại quan phục hành lễ nói:
- Không ngờ lại gặp được đại hiền ở đây, Lưu Khám hân hạnh, hân hạnh!
Động tác bất ngờ của Lưu Khám ngoài dự liệu của mọi người, thậm chí ngay cả Thúc Tôn Thông cũng không nghĩ ra nguyên do trong đó.
Đừng nhìn Lưu Khám còn ít tuổi, tiếng tăm cũng không nhỏ.
Về công mà nói, mới hai mươi tuổi đã là quan to của một phương. Cái chức Đô úy Tứ Thủy tuy rằng mới lập, nhưng ai cũng không thể phủ nhận được quyền lực trong tay Lưu Khám, tay nắm binh quyền, giám sát hai quận. Người thông minh sẽ mơ hồ đoán được, chức đô úy Tứ Thủy sợ rằng còn cất giấu một trách nhiệm vô cùng quan trọng, đó chính là quản chế cai trị lực lượng phản Tần của hậu duệ sáu nước.
Có thể tưởng tượng, với độ tuổi của Lưu Khám, ngày hắn có làm tướng cũng chỉ là chuyện sớm muộn, tiền đồ sáng lạn.
Lại thêm tin tức về chiến sự ở Bắc Cương hai năm trước cũng lần lượt truyền vào Trung Nguyên, cuộc huyết chiến ở Phú Bình, Lưu Khám cũng ở đó và lập được đại công.
Riêng tư mà nói, Lưu Khám và Trình Mạc phát minh ra giấy viết, có thể nói là danh trùm thiên hạ.
Trái lại Thúc Tôn Thông, đã đứng tuổi nhưng vẫn không có tiếng tăm gì, thanh danh không nổi. Từ khi vào trường của môn hạ Khổng Phụ để học hành, đảo mắt đã hơn mười năm. Từ khi Thủy Hoàng Đế và Lý Tư bàn về việc đốt sách, Khổng Phụ liền mang theo môn đồ, tự ẩn vào trong núi Trung Nhạc (tức là Tung Sơn)
Nhưng mặc dù như vậy, xuất thân của Khổng Phụ cũng quyết định y không có khả năng tránh thoát được chinh ích của triều đình.
Sau khi chiếu thư đưa ra, Khổng Phụ luôn lo lắng, thấy rằng không thể triệt để cự tuyệt chinh ích, thế nhưng muốn ông đi Hàm Dương thì lại không cam lòng. Cuối cùng ông mượn cớ thân thể không tốt, cự tuyệt chiếu lệnh của triều đình. Nhưng đồng thời, lại chọn Thúc Tôn Thông từ trong đám đệ tử đi Hàm Dương trước.
Từ điểm này có thể thấy được, Thúc Tôn Thông cũng không được Khổng Phụ yêu thích.
Trong “Luận ngữ" của Nhan Uyên Thiên có câu: “Những điều gì mình không muốn thì đừng nên làm cho người khác". Việc Khổng Phụ không muốn làm, lại mệnh lệnh cho Thúc Tôn Thông đi làm, thực tế đã làm ngược lại giáo huấn của tổ tông. Cho nên trước khi Thúc Tôn Thông xuống núi, căn bản là không ai biết đến sự tồn tại của y. Lý Do sở dĩ tôn kính y cũng là bởi vì khi nói chuyện với Thúc Tôn Thông một lần liền nhìn ra người này bản lĩnh hơn người.
Nhưng căn bản là Thúc Tôn Thông và Lưu Khám địa vị quá chênh lệch, điều này cũng thật là quá…
Với ngữ khí cung kính của Lưu Khám, làm Thúc Tôn Thông không khỏi cảm thấy được người yêu quý mà vừa mừng vừa lo.
Y vội vàng đáp lễ nói:
- Thông chỉ là hạng người vô danh, sao có thể chịu được đại lễ của Đô úy? Ngoại trừ cao tuổi, Thông thực sự gánh không được hai chữ đại hiền… chính là, Thông vẫn theo thầy học tại trường không có thanh danh, không biết Đô úy nghe được tên ta từ đâu?
Lưu Khám có chút cứng họng.
Chung quy cũng không thể nói với Thúc Tôn Thông: Ta sở dĩ nghe nói qua tên của ngươi là bởi vì tên củangươi lưu danh sử sách hậu thế?
Nhìn biểu tình này của Lưu Khám, Thúc Tôn Thông không khỏi âm thầm thở dài: vốn tưởng rằng người ta thực sự biết đến mình, hóa ra chỉ là khách khí!
Trên thực tế, không chỉ có Thúc Tôn Thông có ý nghĩ như vậy.
Mọi người bao gồm cả Lý Do, Lý Thành đều cùng mang suy nghĩ như thế.
Lưu Khám trong tình thế cấp bách liền nhanh trí, nghiêm mặt nói:
- Tiên sinh đừng cho rằng Khám là người xảo ngôn. Chí thánh là gương tốt của muôn đời, Khám xưa nay vô cùng ngưỡng mộ.
Chỉ tiếc, Khám sinh muộn mấy trăm năm, không thể làm môn hạ để được nghe lời dạy dỗ của Thánh nhân, cho nên cảm thấy đáng tiếc.
Thánh nhân một đời đa kiệt, khí khái không đổi.
Dịch hộ mình đoạn này nhé
“Khổng Tử nói: Ta đối với người đời có chê ai, khen ai thái quá không? Không. Ta khen là vì thấy họ đã làm việc thiện. Nhân dân ngày nay cũng là dân thời Tam Đại (Hạ, Thương, Chu) lấy phép ngay thẳng mà đối đãi với dân"
(Luận ngữ)
Đối nhân xử thế như Khổng thánh nhân, Từ lúc Khám chào đời tới nay, đối với Thánh nhân cũng có chút quan tâm… Thúc Tôn tiên sinh học ở trường của môn hạ Khổng tiên sinh, tuy rằng thanh danh không nổi, nhưng nói đến tùy cơ ứng biến, Khám sớm đã biết tiên sinh cũng không phải hạng người chỉ biết đọc sách đọc thơ. “Lễ ký – đại học" có viết: Nếu muốn ngày hôm nay đổi mới thì ngày ngày đều phải luôn đổi mới, lại tiếp tục đổi mới nữa". Thánh nhân cũng biết tùy cơ ứng biến, đáng tiếc hậu nhân cắt câu lấy nghĩa, nên hiểu lệch lạc.
Khám cho rằng, tên của tiên sinh mặc dù không bằng Khổng tiên sinh và các môn hạ danh sĩ của người. nhưng lại có được chân lý của Thánh nhân, vì vậy mang được hai chữ đại hiền.
Lý do này của Lưu Khám hơi thiếu tính thuyết phục thế nhưng lại rất được lòng của Thúc Tôn Thông.
Lý Do cũng cảm thấy vô cùng kinh ngạc, không nghĩ tới Lưu Khám lại là một người bác học. Ngay cả đạo Khổng Mạnh mà cũng có thể nói đĩnh đạc được.
Ở hậu thế, trong “sử ký" của Tư Mã Thiên, cũng có tổng kết về Thúc Tôn Thông. Tổng thể mà nói thì cũng là người được đánh giá cao.
Kiếp trước, Lưu Khám cũng xem qua bộ sách “Sử ký".
Nhưng lúc đó đọc nhanh như gió, ngoại trừ Hạng Vũ, Lưu Bang là những nhân vật làm cho hắn sinh ra hứng thú, còn lại đều xem qua rồi quên. Nhưng cái tên Thúc Tôn Thông này khắc trong ký ức của hắn rất sâu, đây là một nhân vật rất thú vị.
Nho sinh ở hậu thế coi trọng khí tiết, coi trọng khí khái!
Đối với một ít vấn đề mang tính nguyên tắc, tuyệt sẽ không thoái nhượng nửa bước. Thế cho nên trong một thời gian rất đó, Lưu Khám có một loại quan niệm lệch lạc: vị đại nho, hẳn là ăn nói thận trọng, bảo thủ cố chấp, không thích thay đổi; Thư sinh thì chỉ thích ngồi nói chuyện suông, thường ngày đọc sách, lúc nguy nan thì thà chết báo ơn quân vương, coi như là toàn bộ khí tiết. Rồi sau này, rất nhiều nho sinh, ngay cả dũng khí chết cũng không có.
Nhưng Thúc Tôn Thông lại không hẳn như vậy…
Người này học ở trường của môn hạ Khổng Phụ - cháu chín đời của Khổng Phu tử, từng trước sau vì đám người Thủy Hoàng Đế, Doanh Hồ Hợi, Hạng Vũ, Hùng Tâm, Lưu Bang mà dốc sức, được cho là một nhân vật rất biết tự bảo vệ mình. Nếu dựa theo cách nhìn của nho sinh hậu thế, Thúc Tôn Thông hẳn là loại người không hề có khí tiết, có thể nói là loại vô sỉ. Đặc biệt là Thúc Tôn Thông đầu hàng Hán, đề cử với Lưu Bang phần lớn toàn là lực sĩ đạo tặc. Có thể rất nhiều nho sinh bất mãn đối với Thúc Tôn Thông, thậm chí có người còn nói hắn là nỗi sỉ nhục của người đọc sách trong thiên hạ.
Nhưng Thúc Tôn Thông này lại chẳng thèm để ý.
Lúc vua tiến thủ, tranh đoạt thiên hạ, cần chính là lực sĩ, cần chính là tướng quân có thể đánh thắng trận; thế nhưng khi thiên hạ ổn định, muốn bảo vệ cơ nghiệp, lại cần văn sĩ nho sinh trợ giúp. Đây chính là câu trả lời của Thúc Tôn Thông đối với Lưu Bang lúc đó.
Ý nghĩa gần giống với câu châm ngôn của sau này: Có thể nhanh chóng lấy thiên hạ, không thể nhanh chóng trị thiên hạ.
Trong bản sách “Sử ký" của Tư Mã Thiên thậm chí còn xưng Thúc Tôn Thông là nho tông của nhà Hán. Một chữ “tông" này đủ để nói rõ nhất.
Lưu Khám thật không ngờ ở Lạc Dương sẽ gặp được vị danh nhân thiên cổ này.
Hắn vội vã chỉnh lại quan phục hành lễ nói:
- Không ngờ lại gặp được đại hiền ở đây, Lưu Khám hân hạnh, hân hạnh!
Động tác bất ngờ của Lưu Khám ngoài dự liệu của mọi người, thậm chí ngay cả Thúc Tôn Thông cũng không nghĩ ra nguyên do trong đó.
Đừng nhìn Lưu Khám còn ít tuổi, tiếng tăm cũng không nhỏ.
Về công mà nói, mới hai mươi tuổi đã là quan to của một phương. Cái chức Đô úy Tứ Thủy tuy rằng mới lập, nhưng ai cũng không thể phủ nhận được quyền lực trong tay Lưu Khám, tay nắm binh quyền, giám sát hai quận. Người thông minh sẽ mơ hồ đoán được, chức đô úy Tứ Thủy sợ rằng còn cất giấu một trách nhiệm vô cùng quan trọng, đó chính là quản chế cai trị lực lượng phản Tần của hậu duệ sáu nước.
Có thể tưởng tượng, với độ tuổi của Lưu Khám, ngày hắn có làm tướng cũng chỉ là chuyện sớm muộn, tiền đồ sáng lạn.
Lại thêm tin tức về chiến sự ở Bắc Cương hai năm trước cũng lần lượt truyền vào Trung Nguyên, cuộc huyết chiến ở Phú Bình, Lưu Khám cũng ở đó và lập được đại công.
Riêng tư mà nói, Lưu Khám và Trình Mạc phát minh ra giấy viết, có thể nói là danh trùm thiên hạ.
Trái lại Thúc Tôn Thông, đã đứng tuổi nhưng vẫn không có tiếng tăm gì, thanh danh không nổi. Từ khi vào trường của môn hạ Khổng Phụ để học hành, đảo mắt đã hơn mười năm. Từ khi Thủy Hoàng Đế và Lý Tư bàn về việc đốt sách, Khổng Phụ liền mang theo môn đồ, tự ẩn vào trong núi Trung Nhạc (tức là Tung Sơn)
Nhưng mặc dù như vậy, xuất thân của Khổng Phụ cũng quyết định y không có khả năng tránh thoát được chinh ích của triều đình.
Sau khi chiếu thư đưa ra, Khổng Phụ luôn lo lắng, thấy rằng không thể triệt để cự tuyệt chinh ích, thế nhưng muốn ông đi Hàm Dương thì lại không cam lòng. Cuối cùng ông mượn cớ thân thể không tốt, cự tuyệt chiếu lệnh của triều đình. Nhưng đồng thời, lại chọn Thúc Tôn Thông từ trong đám đệ tử đi Hàm Dương trước.
Từ điểm này có thể thấy được, Thúc Tôn Thông cũng không được Khổng Phụ yêu thích.
Trong “Luận ngữ" của Nhan Uyên Thiên có câu: “Những điều gì mình không muốn thì đừng nên làm cho người khác". Việc Khổng Phụ không muốn làm, lại mệnh lệnh cho Thúc Tôn Thông đi làm, thực tế đã làm ngược lại giáo huấn của tổ tông. Cho nên trước khi Thúc Tôn Thông xuống núi, căn bản là không ai biết đến sự tồn tại của y. Lý Do sở dĩ tôn kính y cũng là bởi vì khi nói chuyện với Thúc Tôn Thông một lần liền nhìn ra người này bản lĩnh hơn người.
Nhưng căn bản là Thúc Tôn Thông và Lưu Khám địa vị quá chênh lệch, điều này cũng thật là quá…
Với ngữ khí cung kính của Lưu Khám, làm Thúc Tôn Thông không khỏi cảm thấy được người yêu quý mà vừa mừng vừa lo.
Y vội vàng đáp lễ nói:
- Thông chỉ là hạng người vô danh, sao có thể chịu được đại lễ của Đô úy? Ngoại trừ cao tuổi, Thông thực sự gánh không được hai chữ đại hiền… chính là, Thông vẫn theo thầy học tại trường không có thanh danh, không biết Đô úy nghe được tên ta từ đâu?
Lưu Khám có chút cứng họng.
Chung quy cũng không thể nói với Thúc Tôn Thông: Ta sở dĩ nghe nói qua tên của ngươi là bởi vì tên củangươi lưu danh sử sách hậu thế?
Nhìn biểu tình này của Lưu Khám, Thúc Tôn Thông không khỏi âm thầm thở dài: vốn tưởng rằng người ta thực sự biết đến mình, hóa ra chỉ là khách khí!
Trên thực tế, không chỉ có Thúc Tôn Thông có ý nghĩ như vậy.
Mọi người bao gồm cả Lý Do, Lý Thành đều cùng mang suy nghĩ như thế.
Lưu Khám trong tình thế cấp bách liền nhanh trí, nghiêm mặt nói:
- Tiên sinh đừng cho rằng Khám là người xảo ngôn. Chí thánh là gương tốt của muôn đời, Khám xưa nay vô cùng ngưỡng mộ.
Chỉ tiếc, Khám sinh muộn mấy trăm năm, không thể làm môn hạ để được nghe lời dạy dỗ của Thánh nhân, cho nên cảm thấy đáng tiếc.
Thánh nhân một đời đa kiệt, khí khái không đổi.
Dịch hộ mình đoạn này nhé
“Khổng Tử nói: Ta đối với người đời có chê ai, khen ai thái quá không? Không. Ta khen là vì thấy họ đã làm việc thiện. Nhân dân ngày nay cũng là dân thời Tam Đại (Hạ, Thương, Chu) lấy phép ngay thẳng mà đối đãi với dân"
(Luận ngữ)
Đối nhân xử thế như Khổng thánh nhân, Từ lúc Khám chào đời tới nay, đối với Thánh nhân cũng có chút quan tâm… Thúc Tôn tiên sinh học ở trường của môn hạ Khổng tiên sinh, tuy rằng thanh danh không nổi, nhưng nói đến tùy cơ ứng biến, Khám sớm đã biết tiên sinh cũng không phải hạng người chỉ biết đọc sách đọc thơ. “Lễ ký – đại học" có viết: Nếu muốn ngày hôm nay đổi mới thì ngày ngày đều phải luôn đổi mới, lại tiếp tục đổi mới nữa". Thánh nhân cũng biết tùy cơ ứng biến, đáng tiếc hậu nhân cắt câu lấy nghĩa, nên hiểu lệch lạc.
Khám cho rằng, tên của tiên sinh mặc dù không bằng Khổng tiên sinh và các môn hạ danh sĩ của người. nhưng lại có được chân lý của Thánh nhân, vì vậy mang được hai chữ đại hiền.
Lý do này của Lưu Khám hơi thiếu tính thuyết phục thế nhưng lại rất được lòng của Thúc Tôn Thông.
Lý Do cũng cảm thấy vô cùng kinh ngạc, không nghĩ tới Lưu Khám lại là một người bác học. Ngay cả đạo Khổng Mạnh mà cũng có thể nói đĩnh đạc được.
Tác giả :
Canh Tân