Hình Đồ
Chương 247: Lưu Cự chuẩn bị thành thân
Lò luyện sắt là thứ mà Lưu Khám đã có sự tính toán chuẩn bị đã lâu. Tính chính xác thì từ trước khi Lưu Khám đi chinh phạt Bắc Cương, trong đầu hắn đã có khái niệm cơ bản rõ nét về Lò luyện sắt. Giờ đây, hắn đã có thân phận, địa vị, cũng đã có năng lực để thực hiện hành động, cộng thêm với sự gia nhập của cha con Bàn Dã Lão càng khiến cho hắn thêm kiên định ý tưởng của mình. Kỹ thuật là yếu tố hàng đầu của sản xuất! Lưu Khám, người có những ký ức của thế kỷ hiện đại, càng hiểu rõ điều này hơn. Kỹ thuật sản xuất trong thời đại này đương nhiên là rất lạc hậu, hơn nữa những kẻ sĩ một bụng văn thư lại không phải là người nắm giữ kỹ thuật sản xuất.
Nói một cách chính xác thì kỹ thuật sản xuất của thời đại được duy trì và phát triển trong tay của những người thợ. Tuyệt đối không thể coi thường sự thông minh, trí tuệ của cổ nhân. Chỉ vì do có sự gây dựng phát triển của văn hóa Nho học, sự hình thành quan niệm: “Vạn bàn giai hạ phẩm, Duy hữu độc thư cao" đã khiến cho vị trí của những người thợ ngày càng bị hạ thấp, năng lực sáng tạo sản xuất cũng theo sự tiến bộ của thời đại dần dần bị bóp nghẹt, bị tiêu diệt.
Lưu Khám không mong đợi Bàn Dã Lão bọn họ có thể phát minh ra những thứ như thuốc nổ, đèn pháo v.v...Thứ mà hắn cần là trên cơ sở những thứ đã có tiến hành cải tiến sửa đổi. Hôm nay cải tiến một ít, ngày mai lại sửa đổi thêm một ít... Theo đó mà địa vị của những người thợ sẽ nhận được sự công nhận của xã hội, thêm một bước kích thích sự sáng tạo và làm chủ kỹ thuật của những họ. Tích tiểu thành đại, mười năm, hai mươi năm... cũng có thể là một trăm năm sau, lịch sử cuối cùng sẽ có sự biến đổi. Lưu Khám luôn luôn nhận định rằng, cần có một quá trình cho sự biến đổi từ lượng đến chất. Hơn nữa hiện tại mới chỉ là khởi đầu của quá trình thay đổi.
Trình Mạc được nhận mệnh làm Tổng quản lò rèn sắt, chức vụ này đối với hắn mà nói quả thật là đúng người đúng việc. Vốn không phải là người thích quanh quẩn với việc nhà quan, Trình Mạc càng thích thú hơn với những thứ cổ quái kỳ lạ. Ít nhất là trong mắt nhiều người khác, những việc mà hắn thích thú đều rất khó có thể hiểu được. Nhưng buộc phải thừa nhận rằng để cho Trình Mạc quản lý lò rèn sắt là một lựa chọn rất tuyệt! Bàn Dã Lão thuộc vào tuýp lao động, còn Trình Mạc thuộc tuýp lý luận. Sắp xếp cho hai người đó làm việc cùng nhau, Lưu Khám thấy vô cùng yên tâm. Nhờ đó hắn có thể đầu tư thêm nhiều tâm huyết để dự tính những chuyện quan trọng hơn.
Năm Thủy Hoàng thứ 8, cũng là năm Tần Vương Chính thứ 35. Cùng với sự bình ổn của chiến trận Bắc Cương, Đế quốc Đại Tần đón một năm an lành nhất trong lịch sử thống nhất.
Cùng với đại thắng của chiến trận Bắc Cương, hậu duệ sáu nước cũng theo đó mà nguội lạnh tinh thần chống phá trả thù. Trong vòng chưa đầy một năm quét sạch quân Hung Nô, giành được vùng đất đai màu mỡ của Hà Nam, ép đuổi tàn quân Hung Nô lui về cố thủ núi Lang Cư Tư. Nếu còn muốn bắt lỗi thì chỉ còn việc Mông Điềm chặt đầu hơn 50 vạn người... Trận Trường Bình năm xưa, Nhân đồ Bạch Khởi cũng chỉ giết 40 vạn người. Thủ đoạn tàn nhẫn lạnh lùng của Mông Điềm, cùng với sự tinh nhuệ thiện chiến của quân Tần khiến cho những kẻ đang ôm mộng toan tính giang sơn xã tắc Đại Tần đều cảm thấy một chút sợ hãi bất an.
Đầu năm, Mông Điềm lại một lần nữa hưng binh.
Nhưng lần này Mông Điềm không tự thân cầm binh, mà mệnh cho Vương Ly làm chủ tướng, lãnh ba vạn quân Tần tiến đánh Âm Sơn. Sau khi phát hiện ra động tĩnh của quân Tần, Nguyệt Thị quốc không hề xuất binh đánh chặn. Ngược lại, quốc vương Nguyệt Thị còn lệnh cho binh mã của Nguyệt Thị lùi về phương Bắc 300 dặm, thậm chí còn không có bất cứ một sự phản kháng rõ rệt nào. Sau khi Vương Ly chiếm được Âm Sơn, quân Tần không tiếp tục tiến đánh nữa. Tháng 3 năm đó, quốc vương Nguyệt Thị phái sứ giả sang Hàm Dương cầu hòa. Ngoài việc cắt thêm 300 dặm vùng đất Bắc Cương tính từ phía bắc Âm Sơn, Nguyệt Thị quốc còn cống nạp vạn ngàn mỹ nữ.
Nguyệt Thị quốc rất lớn mạnh! Nhưng cái lớn mạnh ấy còn phải xem là so với đối tượng nào. Trên thực tế, người Nguyệt Thị “mềm nắn rắn buông"; khi quân Hung Nô chiếm đất Hà Nam, cũng là lúc bọn chúng cường mạnh nhất, binh lực của hai bên gần tương đương nhau. Nhưng Nguyệt Thị quốc không dám đối đầu với Hung Nô, ngược lại còn cắt đất và tặng trâu, ngựa để cầu hòa.
Lúc đó Đầu Man cũng không dám thúc đuổi quân Nguyệt Thị. Nói cho cùng thì binh lực của hai bên cũng tương đương nhau, ép quân Nguyệt Thị quá thì quân Hung Nô cũng chẳng được dễ thở. Nhưng khi Hung Nô vừa mới thất trận, Nguyệt Thị quốc lập tức trở mặt, phái quân binh đi đòi lại đất đai và ngựa, trâu năm đã tặng cho người Hung Nô năm xưa. Nếu Nguyệt Thị quốc nhân lúc chiến trận vừa kết thúc lợi dụng mặt sông bị đóng băng, thúc binh mã đánh đất Hà Nam, Mông Điềm chưa chắc đã có thể cầm cự được. Dù sao thì cũng vừa mới trải qua một cuộc đại chiến, binh lực Đại Tần bị hao tổn nguyên khí, lại cộng thêm mối đe dọa từ Đông Hồ, không đủ khả năng để điều động binh mã.
Nhưng Nguyệt Thị quốc không công kích phản kháng mà ngược lại quyết định cắm lều dựng trại bên bờ sông phía bắc. Sự công kích mạnh mẽ hung dữ của quân Tần khiến cho người Nguyệt Thị kinh khiếp sợ hãi. Mặc dù xét về binh lực thì người Nguyệt Thị có phần chiếm ưu thế, nhưng cũng không dám tuyên chiến với Đại Tần, quân Tần quả thật quá thiện chiến và hung hãn! Nghe nói năm xưa sáu nước vùng Sơn Đông binh lực hùng mạnh, khiên cứng giáo nhọn, người Tần mình không áo giáp, binh lực yếu kém.
Hai bên đánh nhau thừa chết thiếu sống, kết quả bất ngờ là quân Tần đã chém đầu biết bao nhiêu giáp sĩ sáu nước vùng Sơn Đông mà sống sót chiến thắng. Với binh lực và khả năng chiến đấu như quân Hung Nô mà còn bị quân Tần đánh bại dễ dàng như bẻ gãy cành cây khô. Vậy nên người Nguyệt Thị không muốn đánh, cũng không dám đánh! Hơn nữa quân Tần nghiễm nhiên có được vùng đất màu mỡ nên cũng không từ chối lời đề nghị cầu hòa của Nguyệt Thị quốc.
Kỳ thực hòa hay không hòa cũng chẳng có ý nghĩa gì, cũng không phải là mục đích cuối cùng của việc ký hiệp ước, dù cho có xé bỏ hiệp ước… Có điều hiện tại không phải là lúc làm điều đó.
Lưu Khám đọc xong văn thư mà Lê Thành phái người mang tới, lông mày cau lại thành hình chữ xuyên.
Đối với người Nguyệt Thị, Lưu Khám không hề lo lắng. Điều mà hắn lo lắng là Mạo Đốn ở núi Lang Cư Dã và còn A Lợi đang tạm cư trú tại Đông Hồ.
Hai người này mới là mầm mống hiểm họa của Đại Tần. Mạo Đốn vẫn luôn án binh bất động, cũng rất khiêm nhường. Hắn không xâm chiếm xuống phương Bắc mà yên lặng tĩnh dưỡng. A Lợi cũng như vậy, có điều nay hắn vẫn còn sống dưới trướng của người khác, Đông Hồ Vương mặc dù là cậu của A Lợi, nhưng hắn cũng có rất dè chừng đứa cháu này, nên A Lợi cũng hết sức khiêm nhường. Trong văn thư báo cáo của Lê Thành, A Lợi chỉ xuất hiện có hai lần, điều này khiến cho Lưu Khám cảm thấy vô cùng bất an.
Càng như vậy, thì càng phải cẩn thận!
Lưu Khám viết thư hồi âm cho Lê Thành, nhắn hắn tiếp tục chú ý đến động tĩnh của Mạo Đốn và A Lợi.
Nói tóm lại, Lưu Khám về Lâu Thương đã được hơn nửa năm, quãng thời gian ấy cũng coi như được sống thanh nhàn. Mặc dù công vụ bận rộn, nhưng với sự trợ giúp của Tào Tham và Trần Bình, Lưu Khám cũng không phải quá mệt nhọc. Con trai thì lớn nhanh như thổi, chuyện to nhỏ trong nhỏ LữLữ Tu đều quản lý rành rọt trôi chảy. Kể từ sau khi Lưu Khám giết chết mấy tên môn khách đó, những thực khách trong nhà hắn cũng lần lượt bỏ đi. Một trăm bảy mươi hai người, ngoại trừ ba người bị Lưu Khám giết chết và Hàn Tín thì chỉ còn có hơn ba mươi người ở lại. Môn khách tuy ít, nhưng Lưu Khám cũng chẳng bận tâm. Chỉ có điều thấy hơi ngại ngùng, hơi có chút mất mặt.
Lữ Tu từng khuyên nhủ rằng:
- A Khám, kỳ thực huynh không cần thiết phải làm như vậy.
Dù đến hơn nghìn người chúng ta cũng đều có thể nuôi được, sao phải làm căng thế làm gì? Huynh nhận môn khách để cầu danh... Mạnh Thường Quân có đến ba nghìn môn khách, trong số đó có không ít những kẻ phàm phu vô dụng, chẳng lẽ ông ta lại không biết rõ điều này? Nhưng ông ta vẫn vờ như không có chuyện gì.
Về điểm này, huynh có chút không bằng tỷ phu. Tỷ phu tuy không có được bản lĩnh như huynh, nhưng trong vấn đề đối nhân xử thế lại luôn “hiểu chuyện làm ngơ", huynh nên học hỏi huynh ấy.
Lưu Khám có chút không vui!
Nhưng hắn cũng biết rằng những điều mà Lữ Tu nói là đúng.
“Muốn ngồi kiệu ắt phải có kiệu phu"... Mạnh Thường Quân nuôi ba nghìn thực khách với mục đích cầu danh tiếng để tự bảo vệ bản thân. Còn Lưu Bang ra vẻ “hiểu chuyện làm ngơ" vì cơ bản hắn không có được bản lĩnh để “hiểu chuyện", nên chỉ có dùng cái thủ đoạn như vậy để thu phục lòng người phục tùng hắn.
Nhưng Lưu Khám không thể làm như vậy.
Lưu Khám vô cùng hiểu rõ đạo lý “Chân nhân bất lộ tướng", nay hắn đã là Đô úy Tứ Thủy, đã trở thành cái đích của mọi mũi tên. Trong hoàn cảnh này, hắn có thể cầu tài, cầu quyền, nhưng duy nhất không được cầu danh. “Khiêm nhường thụ lợi, tự mãn gặp hại", nếu như hắn còn muốn cầu danh thì hoạn nạn sẽ càng đến gần hơn.
Hoàn cảnh hiện tại rất tốt, việc mà Lưu Khám cần làm lúc này là giữ vững hoàn cảnh hiện tại.
Lưu Khám giả thích một cách kín đáo với Lữ Tu về đạo lý này. Dù gì Lữ Tu cũng không phải là ngốc, cô ta ngay lập tức nhận thức được tình cảnh của Lưu Khám.
- A Khám, chuyện của đại ca và Vương Cơ huynh định tính thế nào?
Lữ Tu đột ngột chuyển chủ đề:
- Mẹ có vẻ không vui rồi, thời gian gần đây, muội thấy Vương Cơ hình như cũng rất buồn bã. Đại ca mệnh khổ nhiều nạn, cuộc sống của Vương Cơ cũng nhiều thăng trầm, hai người bọn họ ở bên nhau cũng là ý trời tác hợp. Hôm qua mẹ cũng nói với muội rằng không biết huynh rút cục còn lo lắng chuyện gì... Không quan tâm trước kia đại ca là người như thế nào, nhưng hiện giờ huynh ấy là con của mẹ.
Lưu Khám cau mày, không biết phải trả lời Lữ Tu như thế nào.
Hắn cũng hiểu rằng nếu cứ kéo dài mãi như thế này cũng sẽ làm tổn thương Vương Cơ.
Nhưng...
Lưu Khám nghĩ một lúc, ôm lấy bờ vai của Lữ Tu, hắn nói:
- A Tu, nàng thấy đại ca là người như thế nào?
- Đại ca?
Lữ Tu nghĩ một lát rồi nói:
- Mặc dù đại ca bị mất trí, nhưng có thể nhận thấy huynh ấy là người vô cùng đôn hậu.
Huynh ấy thật sự coi mẹ là mẹ ruột, coi chàng là huynh đệ ruột thịt của mình, càng xem cả nhà là gia đình của huynh ấy.
Muội cho rằng cho dù sau này đại ca có hồi phục trí nhớ cũng sẽ không làm điều gì có lỗi với chúng ta. Nếu như chủ cũ của huynh ấy có đến tìm người, thì với địa vị hiện nay của chàng lẽ nào không giải quyết được? Tóm lại, muội thấy để đại ca và Vương Cơ chung sống với nhau rất hợp lý.
- Hum
Lưu Khám nhẹ nhàng xoa tay nói:
- Mọi người đều cho rằng phù hợp thì ta cũng không có ý kiến gì nữa. Uhm, nàng nói đúng, có lẽ do ta quá cẩn thận. Ta luôn lo lắng nếu như có một ngày đại ca hồi phục trí nhớ thì sẽ làm tổn thương đến tất cả chúng ta... Vậy thì nàng đi hỏi ý kiến của Vương Cơ, đợi lúc ăn cơm tối, ta sẽ nói chuyện này với mẹ. Mọi người đều thống nhất ý kiến rồi thì nên nhanh chóng quyết định sắp xếp mọi việc.
- Vâng, muội lập tức đi tìm Vương Cơ tỷ tỷ!
Lữ Tu đứng dậy chuẩn bị bước ra khỏi cửa thì gặp Tư Mã Hỉ vội vàng bước từ ngoài vào...
- Chủ nhân, ngoài kia có một người nói rằng hắn nhận nhờ vả của một cố nhân của chủ nhân xin vào cầu kiến.
Nói một cách chính xác thì kỹ thuật sản xuất của thời đại được duy trì và phát triển trong tay của những người thợ. Tuyệt đối không thể coi thường sự thông minh, trí tuệ của cổ nhân. Chỉ vì do có sự gây dựng phát triển của văn hóa Nho học, sự hình thành quan niệm: “Vạn bàn giai hạ phẩm, Duy hữu độc thư cao" đã khiến cho vị trí của những người thợ ngày càng bị hạ thấp, năng lực sáng tạo sản xuất cũng theo sự tiến bộ của thời đại dần dần bị bóp nghẹt, bị tiêu diệt.
Lưu Khám không mong đợi Bàn Dã Lão bọn họ có thể phát minh ra những thứ như thuốc nổ, đèn pháo v.v...Thứ mà hắn cần là trên cơ sở những thứ đã có tiến hành cải tiến sửa đổi. Hôm nay cải tiến một ít, ngày mai lại sửa đổi thêm một ít... Theo đó mà địa vị của những người thợ sẽ nhận được sự công nhận của xã hội, thêm một bước kích thích sự sáng tạo và làm chủ kỹ thuật của những họ. Tích tiểu thành đại, mười năm, hai mươi năm... cũng có thể là một trăm năm sau, lịch sử cuối cùng sẽ có sự biến đổi. Lưu Khám luôn luôn nhận định rằng, cần có một quá trình cho sự biến đổi từ lượng đến chất. Hơn nữa hiện tại mới chỉ là khởi đầu của quá trình thay đổi.
Trình Mạc được nhận mệnh làm Tổng quản lò rèn sắt, chức vụ này đối với hắn mà nói quả thật là đúng người đúng việc. Vốn không phải là người thích quanh quẩn với việc nhà quan, Trình Mạc càng thích thú hơn với những thứ cổ quái kỳ lạ. Ít nhất là trong mắt nhiều người khác, những việc mà hắn thích thú đều rất khó có thể hiểu được. Nhưng buộc phải thừa nhận rằng để cho Trình Mạc quản lý lò rèn sắt là một lựa chọn rất tuyệt! Bàn Dã Lão thuộc vào tuýp lao động, còn Trình Mạc thuộc tuýp lý luận. Sắp xếp cho hai người đó làm việc cùng nhau, Lưu Khám thấy vô cùng yên tâm. Nhờ đó hắn có thể đầu tư thêm nhiều tâm huyết để dự tính những chuyện quan trọng hơn.
Năm Thủy Hoàng thứ 8, cũng là năm Tần Vương Chính thứ 35. Cùng với sự bình ổn của chiến trận Bắc Cương, Đế quốc Đại Tần đón một năm an lành nhất trong lịch sử thống nhất.
Cùng với đại thắng của chiến trận Bắc Cương, hậu duệ sáu nước cũng theo đó mà nguội lạnh tinh thần chống phá trả thù. Trong vòng chưa đầy một năm quét sạch quân Hung Nô, giành được vùng đất đai màu mỡ của Hà Nam, ép đuổi tàn quân Hung Nô lui về cố thủ núi Lang Cư Tư. Nếu còn muốn bắt lỗi thì chỉ còn việc Mông Điềm chặt đầu hơn 50 vạn người... Trận Trường Bình năm xưa, Nhân đồ Bạch Khởi cũng chỉ giết 40 vạn người. Thủ đoạn tàn nhẫn lạnh lùng của Mông Điềm, cùng với sự tinh nhuệ thiện chiến của quân Tần khiến cho những kẻ đang ôm mộng toan tính giang sơn xã tắc Đại Tần đều cảm thấy một chút sợ hãi bất an.
Đầu năm, Mông Điềm lại một lần nữa hưng binh.
Nhưng lần này Mông Điềm không tự thân cầm binh, mà mệnh cho Vương Ly làm chủ tướng, lãnh ba vạn quân Tần tiến đánh Âm Sơn. Sau khi phát hiện ra động tĩnh của quân Tần, Nguyệt Thị quốc không hề xuất binh đánh chặn. Ngược lại, quốc vương Nguyệt Thị còn lệnh cho binh mã của Nguyệt Thị lùi về phương Bắc 300 dặm, thậm chí còn không có bất cứ một sự phản kháng rõ rệt nào. Sau khi Vương Ly chiếm được Âm Sơn, quân Tần không tiếp tục tiến đánh nữa. Tháng 3 năm đó, quốc vương Nguyệt Thị phái sứ giả sang Hàm Dương cầu hòa. Ngoài việc cắt thêm 300 dặm vùng đất Bắc Cương tính từ phía bắc Âm Sơn, Nguyệt Thị quốc còn cống nạp vạn ngàn mỹ nữ.
Nguyệt Thị quốc rất lớn mạnh! Nhưng cái lớn mạnh ấy còn phải xem là so với đối tượng nào. Trên thực tế, người Nguyệt Thị “mềm nắn rắn buông"; khi quân Hung Nô chiếm đất Hà Nam, cũng là lúc bọn chúng cường mạnh nhất, binh lực của hai bên gần tương đương nhau. Nhưng Nguyệt Thị quốc không dám đối đầu với Hung Nô, ngược lại còn cắt đất và tặng trâu, ngựa để cầu hòa.
Lúc đó Đầu Man cũng không dám thúc đuổi quân Nguyệt Thị. Nói cho cùng thì binh lực của hai bên cũng tương đương nhau, ép quân Nguyệt Thị quá thì quân Hung Nô cũng chẳng được dễ thở. Nhưng khi Hung Nô vừa mới thất trận, Nguyệt Thị quốc lập tức trở mặt, phái quân binh đi đòi lại đất đai và ngựa, trâu năm đã tặng cho người Hung Nô năm xưa. Nếu Nguyệt Thị quốc nhân lúc chiến trận vừa kết thúc lợi dụng mặt sông bị đóng băng, thúc binh mã đánh đất Hà Nam, Mông Điềm chưa chắc đã có thể cầm cự được. Dù sao thì cũng vừa mới trải qua một cuộc đại chiến, binh lực Đại Tần bị hao tổn nguyên khí, lại cộng thêm mối đe dọa từ Đông Hồ, không đủ khả năng để điều động binh mã.
Nhưng Nguyệt Thị quốc không công kích phản kháng mà ngược lại quyết định cắm lều dựng trại bên bờ sông phía bắc. Sự công kích mạnh mẽ hung dữ của quân Tần khiến cho người Nguyệt Thị kinh khiếp sợ hãi. Mặc dù xét về binh lực thì người Nguyệt Thị có phần chiếm ưu thế, nhưng cũng không dám tuyên chiến với Đại Tần, quân Tần quả thật quá thiện chiến và hung hãn! Nghe nói năm xưa sáu nước vùng Sơn Đông binh lực hùng mạnh, khiên cứng giáo nhọn, người Tần mình không áo giáp, binh lực yếu kém.
Hai bên đánh nhau thừa chết thiếu sống, kết quả bất ngờ là quân Tần đã chém đầu biết bao nhiêu giáp sĩ sáu nước vùng Sơn Đông mà sống sót chiến thắng. Với binh lực và khả năng chiến đấu như quân Hung Nô mà còn bị quân Tần đánh bại dễ dàng như bẻ gãy cành cây khô. Vậy nên người Nguyệt Thị không muốn đánh, cũng không dám đánh! Hơn nữa quân Tần nghiễm nhiên có được vùng đất màu mỡ nên cũng không từ chối lời đề nghị cầu hòa của Nguyệt Thị quốc.
Kỳ thực hòa hay không hòa cũng chẳng có ý nghĩa gì, cũng không phải là mục đích cuối cùng của việc ký hiệp ước, dù cho có xé bỏ hiệp ước… Có điều hiện tại không phải là lúc làm điều đó.
Lưu Khám đọc xong văn thư mà Lê Thành phái người mang tới, lông mày cau lại thành hình chữ xuyên.
Đối với người Nguyệt Thị, Lưu Khám không hề lo lắng. Điều mà hắn lo lắng là Mạo Đốn ở núi Lang Cư Dã và còn A Lợi đang tạm cư trú tại Đông Hồ.
Hai người này mới là mầm mống hiểm họa của Đại Tần. Mạo Đốn vẫn luôn án binh bất động, cũng rất khiêm nhường. Hắn không xâm chiếm xuống phương Bắc mà yên lặng tĩnh dưỡng. A Lợi cũng như vậy, có điều nay hắn vẫn còn sống dưới trướng của người khác, Đông Hồ Vương mặc dù là cậu của A Lợi, nhưng hắn cũng có rất dè chừng đứa cháu này, nên A Lợi cũng hết sức khiêm nhường. Trong văn thư báo cáo của Lê Thành, A Lợi chỉ xuất hiện có hai lần, điều này khiến cho Lưu Khám cảm thấy vô cùng bất an.
Càng như vậy, thì càng phải cẩn thận!
Lưu Khám viết thư hồi âm cho Lê Thành, nhắn hắn tiếp tục chú ý đến động tĩnh của Mạo Đốn và A Lợi.
Nói tóm lại, Lưu Khám về Lâu Thương đã được hơn nửa năm, quãng thời gian ấy cũng coi như được sống thanh nhàn. Mặc dù công vụ bận rộn, nhưng với sự trợ giúp của Tào Tham và Trần Bình, Lưu Khám cũng không phải quá mệt nhọc. Con trai thì lớn nhanh như thổi, chuyện to nhỏ trong nhỏ LữLữ Tu đều quản lý rành rọt trôi chảy. Kể từ sau khi Lưu Khám giết chết mấy tên môn khách đó, những thực khách trong nhà hắn cũng lần lượt bỏ đi. Một trăm bảy mươi hai người, ngoại trừ ba người bị Lưu Khám giết chết và Hàn Tín thì chỉ còn có hơn ba mươi người ở lại. Môn khách tuy ít, nhưng Lưu Khám cũng chẳng bận tâm. Chỉ có điều thấy hơi ngại ngùng, hơi có chút mất mặt.
Lữ Tu từng khuyên nhủ rằng:
- A Khám, kỳ thực huynh không cần thiết phải làm như vậy.
Dù đến hơn nghìn người chúng ta cũng đều có thể nuôi được, sao phải làm căng thế làm gì? Huynh nhận môn khách để cầu danh... Mạnh Thường Quân có đến ba nghìn môn khách, trong số đó có không ít những kẻ phàm phu vô dụng, chẳng lẽ ông ta lại không biết rõ điều này? Nhưng ông ta vẫn vờ như không có chuyện gì.
Về điểm này, huynh có chút không bằng tỷ phu. Tỷ phu tuy không có được bản lĩnh như huynh, nhưng trong vấn đề đối nhân xử thế lại luôn “hiểu chuyện làm ngơ", huynh nên học hỏi huynh ấy.
Lưu Khám có chút không vui!
Nhưng hắn cũng biết rằng những điều mà Lữ Tu nói là đúng.
“Muốn ngồi kiệu ắt phải có kiệu phu"... Mạnh Thường Quân nuôi ba nghìn thực khách với mục đích cầu danh tiếng để tự bảo vệ bản thân. Còn Lưu Bang ra vẻ “hiểu chuyện làm ngơ" vì cơ bản hắn không có được bản lĩnh để “hiểu chuyện", nên chỉ có dùng cái thủ đoạn như vậy để thu phục lòng người phục tùng hắn.
Nhưng Lưu Khám không thể làm như vậy.
Lưu Khám vô cùng hiểu rõ đạo lý “Chân nhân bất lộ tướng", nay hắn đã là Đô úy Tứ Thủy, đã trở thành cái đích của mọi mũi tên. Trong hoàn cảnh này, hắn có thể cầu tài, cầu quyền, nhưng duy nhất không được cầu danh. “Khiêm nhường thụ lợi, tự mãn gặp hại", nếu như hắn còn muốn cầu danh thì hoạn nạn sẽ càng đến gần hơn.
Hoàn cảnh hiện tại rất tốt, việc mà Lưu Khám cần làm lúc này là giữ vững hoàn cảnh hiện tại.
Lưu Khám giả thích một cách kín đáo với Lữ Tu về đạo lý này. Dù gì Lữ Tu cũng không phải là ngốc, cô ta ngay lập tức nhận thức được tình cảnh của Lưu Khám.
- A Khám, chuyện của đại ca và Vương Cơ huynh định tính thế nào?
Lữ Tu đột ngột chuyển chủ đề:
- Mẹ có vẻ không vui rồi, thời gian gần đây, muội thấy Vương Cơ hình như cũng rất buồn bã. Đại ca mệnh khổ nhiều nạn, cuộc sống của Vương Cơ cũng nhiều thăng trầm, hai người bọn họ ở bên nhau cũng là ý trời tác hợp. Hôm qua mẹ cũng nói với muội rằng không biết huynh rút cục còn lo lắng chuyện gì... Không quan tâm trước kia đại ca là người như thế nào, nhưng hiện giờ huynh ấy là con của mẹ.
Lưu Khám cau mày, không biết phải trả lời Lữ Tu như thế nào.
Hắn cũng hiểu rằng nếu cứ kéo dài mãi như thế này cũng sẽ làm tổn thương Vương Cơ.
Nhưng...
Lưu Khám nghĩ một lúc, ôm lấy bờ vai của Lữ Tu, hắn nói:
- A Tu, nàng thấy đại ca là người như thế nào?
- Đại ca?
Lữ Tu nghĩ một lát rồi nói:
- Mặc dù đại ca bị mất trí, nhưng có thể nhận thấy huynh ấy là người vô cùng đôn hậu.
Huynh ấy thật sự coi mẹ là mẹ ruột, coi chàng là huynh đệ ruột thịt của mình, càng xem cả nhà là gia đình của huynh ấy.
Muội cho rằng cho dù sau này đại ca có hồi phục trí nhớ cũng sẽ không làm điều gì có lỗi với chúng ta. Nếu như chủ cũ của huynh ấy có đến tìm người, thì với địa vị hiện nay của chàng lẽ nào không giải quyết được? Tóm lại, muội thấy để đại ca và Vương Cơ chung sống với nhau rất hợp lý.
- Hum
Lưu Khám nhẹ nhàng xoa tay nói:
- Mọi người đều cho rằng phù hợp thì ta cũng không có ý kiến gì nữa. Uhm, nàng nói đúng, có lẽ do ta quá cẩn thận. Ta luôn lo lắng nếu như có một ngày đại ca hồi phục trí nhớ thì sẽ làm tổn thương đến tất cả chúng ta... Vậy thì nàng đi hỏi ý kiến của Vương Cơ, đợi lúc ăn cơm tối, ta sẽ nói chuyện này với mẹ. Mọi người đều thống nhất ý kiến rồi thì nên nhanh chóng quyết định sắp xếp mọi việc.
- Vâng, muội lập tức đi tìm Vương Cơ tỷ tỷ!
Lữ Tu đứng dậy chuẩn bị bước ra khỏi cửa thì gặp Tư Mã Hỉ vội vàng bước từ ngoài vào...
- Chủ nhân, ngoài kia có một người nói rằng hắn nhận nhờ vả của một cố nhân của chủ nhân xin vào cầu kiến.
Tác giả :
Canh Tân