Hiệp Giả Hệ Thống Dị Giới Hoành Hành
Chương 68: Tiên sinh và cha con thợ rèn
‘Quả nhiên là miệng lưỡi thế gian.’
Nghe câu hỏi của Lý Đại Ngưu, Từ Hiền chỉ có thể thầm than một tiếng, sau đó nở nụ cười bất đắc dĩ:
“Lý đại thúc, nếu đó là những kẻ mà ta cần phải trốn tránh, vậy giờ này Từ Hiền còn xuất hiện ở đây được sao? Theo lời của Tự Thành, đáng lẽ ta phải bị đánh chết từ lâu mới phải."
Nghe Từ Hiền lấy lời của con trai mình ra tự giễu, thợ rèn họ Lý cũng có phần xấu hổ. Y tin đó đúng là câu có thể thốt ra từ mồm thằng con quý tử nhà mình, cái tật vô tình ác miệng này của gã chính là di truyền từ y chứ còn ai vào đây.
Lý Đại Ngưu bèn cười xấu hổ, giọng có phần áy náy: “Ầy, Từ tiên sinh thứ lỗi cho ta, Lý Đại Ngưu này đầu óc đơn giản, không có văn hóa, chẳng biết phân rõ trắng đen nên mới hiểu lầm ngươi."
Từ Hiền xua tay lắc đầu: “Tình thương của cha tựa như nước, Lý đại thúc chỉ là quan tâm quá độ, nào có lỗi gì."
Thợ rèn họ Lý nghe vậy chỉ ngậm ngùi thở dài: “Hàaa, nếu ta thực sự quan tâm đủ nhiều, vậy thì đã không để Tiểu Ngưu dính dáng đến võ công, dính dáng đến chuyện giang hồ rồi."
Từ Hiền ồ một tiếng, nhướng mày hỏi lại: “Lý đại thúc, lời này của ngươi, nên hiểu thế nào?"
Lý Đại Ngưu cảm giác như thanh sắt đang nung đã đủ nóng, bèn lấy khỏi lò và cho lên đe, giữ chặt bằng kìm sắt, bắt đầu vung búa đập xuống.
Tiếng búa chan chát cũng không cách nào át được giọng nói rền vang hữu lực của y:
“Nhà người khác vọng tử thành long, Lý Đại Ngưu ta lại chỉ mong Tiểu Ngưu có thể lớn lên không bệnh không tật, bình an sống qua một đời là đủ. Ta không hiểu giang hồ, nhưng cũng biết giang hồ hiểm ác, Tiểu Ngưu từ nhỏ đã lực lớn hơn người, nhưng có lẽ cũng vì thế mà ông trời lấy đi trí khôn của nó…"
Nói đến đây, giọng y chợt trở nên run rẩy, bắt đầu bị tiếng búa lấn át, nhưng Từ Hiền dựa vào chín năm công lực vẫn có thể nghe được rõ ràng: “…Tiểu Ngưu nó ngu ngốc như vậy, đặt chân lên giang hồ liệu có… liệu có sống được quá… mười ngày, nửa tháng?"
Gặp tiếng búa như vậy, hắn cũng phải dựa vào nội công mới có thể nói chuyện với Lý Đại Ngưu:
“Lý đại thúc, Tự Thành năm nay đã mười sáu có hơn, nếu đổi lại một ngàn sáu trăm năm trước đã có thể làm nhất gia chi chủ, hắn cũng nên có quyền quyết định con đường nhân sinh của mình…"
Trước triều Đại Diễn, nam nữ mười ba mười bốn tuổi là có thể thành thân, sinh con đẻ cái, thế nên Từ Hiền nói vậy cũng không sai.
Chỉ là đến khi Đại Diễn lập quốc, có kỳ nhân nghiên cứu dân sinh xã hội, phát hiện nữ giới dưới mười tám tuổi sau khi sinh con thường dễ bệnh mất sớm, con cái đẻ ra thì thể chất yếu nhược, hay bị chết yểu.
Kỳ nhân kia thấy vậy bèn tấu cho Đại Diễn thánh quân được hay, từ đó mới có điều luật nam nữ phải trên mười tám tuổi mới được thành vợ thành chồng như bây giờ.
Từ Hiền có ký ức của tiền kiếp, tất nhiên biết nghiên cứu của vị kỳ nhân kia là chính xác, tạo phúc chúng sinh, lợi nước lợi dân, có thể xưng là đại hiệp.
Nhưng giờ không phải lúc nói chuyện sinh đẻ, cho nên hắn tạm kết thúc những lời đang dang dở của mình bằng một câu hỏi:
“…Hơn nữa ngươi có biết, Tự Thành tại sao muốn học võ công, còn ta vì sao lại chấp nhận truyền thụ cho hắn?"
Thanh sắt trong tay của Lý Đại Ngưu đã dần thành hình, rất dễ để nhận ra đó là một lưỡi dao chặt thịt với bề rộng gần hai tấc, dài chừng một thước không tính chuôi.
Mồ hồi tuôn ra như suối, mất ngủ một đêm nhưng trông thợ rèn họ Lý không có vẻ gì là mệt mỏi, cây búa lớn nặng hơn mười cân, thế mà trong tay y lại vung lên hạ xuống nhẹ như bông.
Cảm thấy con dao đã tạm được, y tôi nó vào trong thùng nước lạnh mà mình vừa gánh về ban nãy, khói trắng bay lên, kèm theo đó là giọng nói khàn khàn của Lý Đại Ngưu: “Vì sao?"
“Bởi vì hắn, Lý Tự Thành, không có tài năng kinh luân thiên hạ, không có bản lĩnh độ thế tế dân, ước nguyện của hắn rất đơn giản, đó là muốn bảo vệ những người xung quanh mình."
Từ Hiền ngưng mắt nhìn thợ rèn họ Lý, khi nói câu này hắn nhấn mạnh từng chữ một, đánh thẳng vào tâm can của y.
Thấy Lý Đại Ngưu có hơi bần thần, hắn lại hỏi sang một chuyện khác: “Lý đại thúc hẳn đã xem bố cáo của quan phủ về bọn hung đồ hãm hại nhi đồng?"
Thợ rèn họ Lý không hiểu sao Từ Hiền đột ngột lại nhắc chuyện này, nhưng vẫn gật đầu tỏ vẻ đã xem qua.
“Vậy ngươi có biết, bốn ngày trước đã có hung đồ đến tận học đường để rình bắt bọn nhỏ, cuối cùng tuy không thành công nhưng cũng sát hại cả một gia đình gần đó?"
Lý Đại Ngưu nghe xong liền kinh ngạc thảng thốt: “Cái gì? Cả nhà Tiểu Cường là do những kẻ đó hại chết? Không phải chúng chỉ nhắm đến trẻ nhỏ hay sao?"
Ánh mắt Từ Hiền có ba phần bi, ba phần hận, ba phần thương cảm, một phần lạnh nhạt, giọng nhẹ nhàng không mấy cảm xúc:
“Bởi vì mỗi một đại tội, đều cần một số tiểu tội làm phụ trợ. Tên trộm muốn lẻn vào nhà, cần đánh bã con chó gác cổng, kẻ cướp muốn đoạt vòng vàng, trước tiên cần chặt tay khổ chủ."
Hất nhẹ tóc mai, hắn lại nói tiếp: “Ngày hôm đó, là chính tay ta tiễn bọn hung đồ ấy xuống địa ngục, Tự Thành lúc ấy cũng trùng hợp tới học đường, biết được chuyện ấy, cho nên mới có ý nghĩ muốn khổ luyện võ công, trừ gian diệt bạo,"
Lý Đại Ngưu nghe đến đó cũng hiểu tại sao con mình lại muốn luyện võ. Ác nhân đã đến tận lớp để phục kích đồng học của gã, lại biết tiên sinh có bản lĩnh trừng trị bọn chúng, nhiệt huyết trong lòng sao có thể kìm được, tất nhiên muốn học một phen bản lĩnh để diệt trừ ác tặc.
Cảm thấy khúc mắc trong lòng y đang dần tan đi, Từ Hiền nhân lúc còn nóng tiếp tục cất giọng:
“Lý đại thúc, ta biết đáng thương thay tấm lòng cha mẹ trong thiên hạ, chỉ mong con mình bình bình an an, kiện kiện khang khang đi hết cuộc đời là đủ, nhưng Tự Thành cũng có sự lựa chọn của hắn, có lý tưởng nhân sinh của riêng hắn, ngươi không thể quyết định thay mãi được."
“Tình thương của cha như dù, vì con che mưa che gió."
“Tình thương của cha như mưa, giúp con tẩy rửa tâm linh."
“Tình thương của cha như đường, cùng con đi hết cuộc đời."
“Lúc sợ hãi, tình thương của cha là chỗ dựa vững chắc."
“Lúc đêm đen, tình thương của cha là ngọn đèn chiếu sáng."
“Lúc kiệt sức, tình thương của cha là một ngụm sinh mệnh thần thủy."
“Lúc nỗ lực, tình thương của cha là cột trụ tinh thần."
“Lúc thành công, tình thương của cha lại là lời cổ vũ và tiếng chuông cảnh báo."
Hắn niệm một đoạn dài, sau cùng dùng ánh mắt chân thành nhìn Lý Đại Ngưu, giọng trầm ấm nói rằng:
“Tình thương của cha là vĩ đại, như núi cao sừng sững che chở cho con cái. Lý đại thúc, núi thì nặng nề vô cùng, người ta chỉ nên để nó dưới chân nâng đỡ con mình, chớ nên đặt nó lên vai làm gánh nặng cho bọn họ, sợ là trời sinh thần lực cũng không gánh vác nổi đâu."
Lý Đại Ngưu nghe xong, khuôn mặt như dại ra, ánh mắt ẩn chứa muôn vàn cảm xúc, miệng y hơi há ra, như muốn nói gì nhưng lại bị một giọng nói cắt ngang:
“Cha, ta đã dậy… tiên sinh? Sao người lại đến sớm như vậy, là có chuyện muốn tìm đệ tử sao?"
Tiệm rèn nhà họ Lý có ba tầng, tầng hai của Lý Đại Ngưu và tầng ba của Lý Tự Thành, gã vốn đang luyện công si mê thì nghe tiếng búa gõ chan chát ở dưới nhà, liền biết là trời đã sáng nên mới thu công chạy xuống, nào ngờ phát hiện tiên sinh nhà mình cũng ở đây.
Thấy tiên sinh im lặng nhìn mình, lại thêm cha già nét mặt là lạ cũng đang mím môi nhìn mình, Lý Tự Thành chợt sờ lên mặt xem có dính gì hay không.
Thợ rèn họ Lý có thiên ngôn vạn ngữ, nhưng tất cả cuối cùng gói gọn trong một nụ cười, y cười mắng bảo rằng:
“Thằng oắt con ăn nói hỗn hào, Từ tiên sinh muốn làm gì là mi có thể chất vấn hay sao? Lại nói mi đã bái sư học võ, sao không gọi sư phụ hả?"
Lý Tự Thành mặt đầy ngơ ngác, không hiểu sao vừa sáng ra đã bị cha chửi mắng, chỉ có thể cười khờ gãi đầu.
Có điều nghe Lý Đại Ngưu nói vậy, gã cũng định đổi xưng hô với Từ Hiền, chỉ là chưa kịp mở miệng đã bị người sau giành nói trước:
“Vẫn cứ gọi là tiên sinh đi thôi, thứ nhất là ta cũng nghe quen, thứ hai là Tự Thành ngươi vẫn phải đến học đường nghe giảng bài, không nên xưng hô khác với các đồng học."
Lý Tự Thành nghe xong chỉ biết gật gù, cha của gã gặp Từ Hiền nói vậy cũng không bắt ép, chuyện này đến thế là qua.
Sau đó Lý Đại Ngưu mới hỏi lúc đầu hắn định nhờ y chuyện gì, khi biết được Từ Hiền muốn tới tiệm rèn hỗ trợ bèn vui vẻ đồng ý, dù sao tay nghề của hắn y cũng đã từng gặp qua, rất không tệ.
Tiền công rất dễ tính, Lý Đại Ngưu không trả một xu nhưng món hàng nào do Từ Hiền rèn ra thì bán được là tiền của hắn.
Được như vậy hắn cũng phải cò kè mặc cả một hồi với Lý Đại Ngưu đấy, người sau ban nãy còn đòi trả lễ bái sư của Lý Tự Thành cho hắn nữa cơ.
Trong lúc hai người thương lượng chuyện này thì Lý Tự Thành cũng đang nướng bánh, nói chuyện xong xuôi thì bánh cũng vừa nóng, thế là cùng ngồi xuống bàn ăn, chủ khách đều vui.
Hai cha con trò chuyện rôm rả, nhưng Lý Đại Ngưu tuyệt nhiên không nhắc một chữ đến việc thằng con mình đánh nhau sống chết với ai ngày hôm qua, có bị thương chỗ nào hay không, có nguy hiểm hay không.
Từ Hiền ở một bên nhìn, giống như hiểu ý nghĩ của thợ rèn họ Lý, miệng nhoẻn cười nhưng mắt thì buồn man mác.
‘Một năm hay hai năm, bao lâu rồi Tiểu Hiền chưa được nghe lời trách móc của người, phụ thân…’
Nghe câu hỏi của Lý Đại Ngưu, Từ Hiền chỉ có thể thầm than một tiếng, sau đó nở nụ cười bất đắc dĩ:
“Lý đại thúc, nếu đó là những kẻ mà ta cần phải trốn tránh, vậy giờ này Từ Hiền còn xuất hiện ở đây được sao? Theo lời của Tự Thành, đáng lẽ ta phải bị đánh chết từ lâu mới phải."
Nghe Từ Hiền lấy lời của con trai mình ra tự giễu, thợ rèn họ Lý cũng có phần xấu hổ. Y tin đó đúng là câu có thể thốt ra từ mồm thằng con quý tử nhà mình, cái tật vô tình ác miệng này của gã chính là di truyền từ y chứ còn ai vào đây.
Lý Đại Ngưu bèn cười xấu hổ, giọng có phần áy náy: “Ầy, Từ tiên sinh thứ lỗi cho ta, Lý Đại Ngưu này đầu óc đơn giản, không có văn hóa, chẳng biết phân rõ trắng đen nên mới hiểu lầm ngươi."
Từ Hiền xua tay lắc đầu: “Tình thương của cha tựa như nước, Lý đại thúc chỉ là quan tâm quá độ, nào có lỗi gì."
Thợ rèn họ Lý nghe vậy chỉ ngậm ngùi thở dài: “Hàaa, nếu ta thực sự quan tâm đủ nhiều, vậy thì đã không để Tiểu Ngưu dính dáng đến võ công, dính dáng đến chuyện giang hồ rồi."
Từ Hiền ồ một tiếng, nhướng mày hỏi lại: “Lý đại thúc, lời này của ngươi, nên hiểu thế nào?"
Lý Đại Ngưu cảm giác như thanh sắt đang nung đã đủ nóng, bèn lấy khỏi lò và cho lên đe, giữ chặt bằng kìm sắt, bắt đầu vung búa đập xuống.
Tiếng búa chan chát cũng không cách nào át được giọng nói rền vang hữu lực của y:
“Nhà người khác vọng tử thành long, Lý Đại Ngưu ta lại chỉ mong Tiểu Ngưu có thể lớn lên không bệnh không tật, bình an sống qua một đời là đủ. Ta không hiểu giang hồ, nhưng cũng biết giang hồ hiểm ác, Tiểu Ngưu từ nhỏ đã lực lớn hơn người, nhưng có lẽ cũng vì thế mà ông trời lấy đi trí khôn của nó…"
Nói đến đây, giọng y chợt trở nên run rẩy, bắt đầu bị tiếng búa lấn át, nhưng Từ Hiền dựa vào chín năm công lực vẫn có thể nghe được rõ ràng: “…Tiểu Ngưu nó ngu ngốc như vậy, đặt chân lên giang hồ liệu có… liệu có sống được quá… mười ngày, nửa tháng?"
Gặp tiếng búa như vậy, hắn cũng phải dựa vào nội công mới có thể nói chuyện với Lý Đại Ngưu:
“Lý đại thúc, Tự Thành năm nay đã mười sáu có hơn, nếu đổi lại một ngàn sáu trăm năm trước đã có thể làm nhất gia chi chủ, hắn cũng nên có quyền quyết định con đường nhân sinh của mình…"
Trước triều Đại Diễn, nam nữ mười ba mười bốn tuổi là có thể thành thân, sinh con đẻ cái, thế nên Từ Hiền nói vậy cũng không sai.
Chỉ là đến khi Đại Diễn lập quốc, có kỳ nhân nghiên cứu dân sinh xã hội, phát hiện nữ giới dưới mười tám tuổi sau khi sinh con thường dễ bệnh mất sớm, con cái đẻ ra thì thể chất yếu nhược, hay bị chết yểu.
Kỳ nhân kia thấy vậy bèn tấu cho Đại Diễn thánh quân được hay, từ đó mới có điều luật nam nữ phải trên mười tám tuổi mới được thành vợ thành chồng như bây giờ.
Từ Hiền có ký ức của tiền kiếp, tất nhiên biết nghiên cứu của vị kỳ nhân kia là chính xác, tạo phúc chúng sinh, lợi nước lợi dân, có thể xưng là đại hiệp.
Nhưng giờ không phải lúc nói chuyện sinh đẻ, cho nên hắn tạm kết thúc những lời đang dang dở của mình bằng một câu hỏi:
“…Hơn nữa ngươi có biết, Tự Thành tại sao muốn học võ công, còn ta vì sao lại chấp nhận truyền thụ cho hắn?"
Thanh sắt trong tay của Lý Đại Ngưu đã dần thành hình, rất dễ để nhận ra đó là một lưỡi dao chặt thịt với bề rộng gần hai tấc, dài chừng một thước không tính chuôi.
Mồ hồi tuôn ra như suối, mất ngủ một đêm nhưng trông thợ rèn họ Lý không có vẻ gì là mệt mỏi, cây búa lớn nặng hơn mười cân, thế mà trong tay y lại vung lên hạ xuống nhẹ như bông.
Cảm thấy con dao đã tạm được, y tôi nó vào trong thùng nước lạnh mà mình vừa gánh về ban nãy, khói trắng bay lên, kèm theo đó là giọng nói khàn khàn của Lý Đại Ngưu: “Vì sao?"
“Bởi vì hắn, Lý Tự Thành, không có tài năng kinh luân thiên hạ, không có bản lĩnh độ thế tế dân, ước nguyện của hắn rất đơn giản, đó là muốn bảo vệ những người xung quanh mình."
Từ Hiền ngưng mắt nhìn thợ rèn họ Lý, khi nói câu này hắn nhấn mạnh từng chữ một, đánh thẳng vào tâm can của y.
Thấy Lý Đại Ngưu có hơi bần thần, hắn lại hỏi sang một chuyện khác: “Lý đại thúc hẳn đã xem bố cáo của quan phủ về bọn hung đồ hãm hại nhi đồng?"
Thợ rèn họ Lý không hiểu sao Từ Hiền đột ngột lại nhắc chuyện này, nhưng vẫn gật đầu tỏ vẻ đã xem qua.
“Vậy ngươi có biết, bốn ngày trước đã có hung đồ đến tận học đường để rình bắt bọn nhỏ, cuối cùng tuy không thành công nhưng cũng sát hại cả một gia đình gần đó?"
Lý Đại Ngưu nghe xong liền kinh ngạc thảng thốt: “Cái gì? Cả nhà Tiểu Cường là do những kẻ đó hại chết? Không phải chúng chỉ nhắm đến trẻ nhỏ hay sao?"
Ánh mắt Từ Hiền có ba phần bi, ba phần hận, ba phần thương cảm, một phần lạnh nhạt, giọng nhẹ nhàng không mấy cảm xúc:
“Bởi vì mỗi một đại tội, đều cần một số tiểu tội làm phụ trợ. Tên trộm muốn lẻn vào nhà, cần đánh bã con chó gác cổng, kẻ cướp muốn đoạt vòng vàng, trước tiên cần chặt tay khổ chủ."
Hất nhẹ tóc mai, hắn lại nói tiếp: “Ngày hôm đó, là chính tay ta tiễn bọn hung đồ ấy xuống địa ngục, Tự Thành lúc ấy cũng trùng hợp tới học đường, biết được chuyện ấy, cho nên mới có ý nghĩ muốn khổ luyện võ công, trừ gian diệt bạo,"
Lý Đại Ngưu nghe đến đó cũng hiểu tại sao con mình lại muốn luyện võ. Ác nhân đã đến tận lớp để phục kích đồng học của gã, lại biết tiên sinh có bản lĩnh trừng trị bọn chúng, nhiệt huyết trong lòng sao có thể kìm được, tất nhiên muốn học một phen bản lĩnh để diệt trừ ác tặc.
Cảm thấy khúc mắc trong lòng y đang dần tan đi, Từ Hiền nhân lúc còn nóng tiếp tục cất giọng:
“Lý đại thúc, ta biết đáng thương thay tấm lòng cha mẹ trong thiên hạ, chỉ mong con mình bình bình an an, kiện kiện khang khang đi hết cuộc đời là đủ, nhưng Tự Thành cũng có sự lựa chọn của hắn, có lý tưởng nhân sinh của riêng hắn, ngươi không thể quyết định thay mãi được."
“Tình thương của cha như dù, vì con che mưa che gió."
“Tình thương của cha như mưa, giúp con tẩy rửa tâm linh."
“Tình thương của cha như đường, cùng con đi hết cuộc đời."
“Lúc sợ hãi, tình thương của cha là chỗ dựa vững chắc."
“Lúc đêm đen, tình thương của cha là ngọn đèn chiếu sáng."
“Lúc kiệt sức, tình thương của cha là một ngụm sinh mệnh thần thủy."
“Lúc nỗ lực, tình thương của cha là cột trụ tinh thần."
“Lúc thành công, tình thương của cha lại là lời cổ vũ và tiếng chuông cảnh báo."
Hắn niệm một đoạn dài, sau cùng dùng ánh mắt chân thành nhìn Lý Đại Ngưu, giọng trầm ấm nói rằng:
“Tình thương của cha là vĩ đại, như núi cao sừng sững che chở cho con cái. Lý đại thúc, núi thì nặng nề vô cùng, người ta chỉ nên để nó dưới chân nâng đỡ con mình, chớ nên đặt nó lên vai làm gánh nặng cho bọn họ, sợ là trời sinh thần lực cũng không gánh vác nổi đâu."
Lý Đại Ngưu nghe xong, khuôn mặt như dại ra, ánh mắt ẩn chứa muôn vàn cảm xúc, miệng y hơi há ra, như muốn nói gì nhưng lại bị một giọng nói cắt ngang:
“Cha, ta đã dậy… tiên sinh? Sao người lại đến sớm như vậy, là có chuyện muốn tìm đệ tử sao?"
Tiệm rèn nhà họ Lý có ba tầng, tầng hai của Lý Đại Ngưu và tầng ba của Lý Tự Thành, gã vốn đang luyện công si mê thì nghe tiếng búa gõ chan chát ở dưới nhà, liền biết là trời đã sáng nên mới thu công chạy xuống, nào ngờ phát hiện tiên sinh nhà mình cũng ở đây.
Thấy tiên sinh im lặng nhìn mình, lại thêm cha già nét mặt là lạ cũng đang mím môi nhìn mình, Lý Tự Thành chợt sờ lên mặt xem có dính gì hay không.
Thợ rèn họ Lý có thiên ngôn vạn ngữ, nhưng tất cả cuối cùng gói gọn trong một nụ cười, y cười mắng bảo rằng:
“Thằng oắt con ăn nói hỗn hào, Từ tiên sinh muốn làm gì là mi có thể chất vấn hay sao? Lại nói mi đã bái sư học võ, sao không gọi sư phụ hả?"
Lý Tự Thành mặt đầy ngơ ngác, không hiểu sao vừa sáng ra đã bị cha chửi mắng, chỉ có thể cười khờ gãi đầu.
Có điều nghe Lý Đại Ngưu nói vậy, gã cũng định đổi xưng hô với Từ Hiền, chỉ là chưa kịp mở miệng đã bị người sau giành nói trước:
“Vẫn cứ gọi là tiên sinh đi thôi, thứ nhất là ta cũng nghe quen, thứ hai là Tự Thành ngươi vẫn phải đến học đường nghe giảng bài, không nên xưng hô khác với các đồng học."
Lý Tự Thành nghe xong chỉ biết gật gù, cha của gã gặp Từ Hiền nói vậy cũng không bắt ép, chuyện này đến thế là qua.
Sau đó Lý Đại Ngưu mới hỏi lúc đầu hắn định nhờ y chuyện gì, khi biết được Từ Hiền muốn tới tiệm rèn hỗ trợ bèn vui vẻ đồng ý, dù sao tay nghề của hắn y cũng đã từng gặp qua, rất không tệ.
Tiền công rất dễ tính, Lý Đại Ngưu không trả một xu nhưng món hàng nào do Từ Hiền rèn ra thì bán được là tiền của hắn.
Được như vậy hắn cũng phải cò kè mặc cả một hồi với Lý Đại Ngưu đấy, người sau ban nãy còn đòi trả lễ bái sư của Lý Tự Thành cho hắn nữa cơ.
Trong lúc hai người thương lượng chuyện này thì Lý Tự Thành cũng đang nướng bánh, nói chuyện xong xuôi thì bánh cũng vừa nóng, thế là cùng ngồi xuống bàn ăn, chủ khách đều vui.
Hai cha con trò chuyện rôm rả, nhưng Lý Đại Ngưu tuyệt nhiên không nhắc một chữ đến việc thằng con mình đánh nhau sống chết với ai ngày hôm qua, có bị thương chỗ nào hay không, có nguy hiểm hay không.
Từ Hiền ở một bên nhìn, giống như hiểu ý nghĩ của thợ rèn họ Lý, miệng nhoẻn cười nhưng mắt thì buồn man mác.
‘Một năm hay hai năm, bao lâu rồi Tiểu Hiền chưa được nghe lời trách móc của người, phụ thân…’
Tác giả :
Phàm Nhân Vọng Nguyệt