Hẹn Ước Nơi Thiên Đường
Chương 4
Trước hôm về Bắc Kinh lần này, ở Cát Hải ông có nhã ý mời ông Mai Khởi Lương, Bí thư Thành ủy và vợ cùng ăn bữa cơm. Ông rất quen ông Bí thư này. Trong bữa ăn có thể theo cách nói chuyện thân tình, nói về chiến lược phát triển từ nay về sau của ông, rồi chuyển dần câu chuyện sang Tập đoàn Trường Thiên. Ông Lương là người cũ của Cát Hải. Lúc ông Thiên xin thôi việc ở Cục Môi trường ra ngoài làm việc, ông Lương là cán bộ tuyên huấn của Sở Giao thông - Công nghiệp, tuổi tác, cấp bậc cũng như ông Thiên. Trong quá trình ông Thiên ra khỏi biên chế làm nhà máy thậm chí sau đấy doanh nghiệp Trường Thiên đăng ký nhờ vào Cục Tài chính khu công nghiệp, ông Lương đều biết rõ. Trong những năm đó, ở Cát Hải, Tập đoàn Trường Thiên nộp thuế thuộc loại nhất nhì, quan hệ cá nhân giữa ông và ông Lương cũng rất tốt. Cho nên ông Lương nhiệt tình ủng hộ mọi việc của Tập đoàn Trường Thiên. Trong bữa ăn hôm ấy họ bàn chuyện Tập đoàn Trường Thiên sẽ về đâu, thái độ của ông Lương hết sức cởi mở.
“Trước tiên phải nghe ý kiến của anh." Ông Lương nói: “Tập đoàn Trường Thiên một tay anh dựng nên, anh thấy cơ chế nào thích hợp với nó? Anh là người có quyền phát ngôn."
Ông Lương rất thành khẩn và tỏ ra thông cảm, có tác dụng khơi gợi đối với ông Thiên. Uống thêm vài ly rượu, ông Thiên vốn cẩn thận, không biết tại sao, nói một câu chưa nghĩ chín lắm: “Anh rõ rồi đấy, Tập đoàn Trường Thiên là do tôi gom góp dựng nên, đăng ký nhờ Cục tài chính là yêu cầu của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa thời ấy. Bây giờ thì kịch giả hóa thật, trở thành tài sản của nhà nước, nhà nước không có đồng nào đầu tư vào đấy."
Nói xong, ông lập tức thấy hối hận, vì sắc mặt ông Lương bỗng sa sầm, im lặng trầm tư, làm cho hơi men trong ông nguội đi. Ông thử nói lại:
“Tất nhiên, bao nhiêu năm nay mọi việc kinh doanh của tập đoàn tôi vẫn để ở Cát Hải, không có gì thay đổi, ấy là vì Thành ủy và Chính quyền dành sự ủng hộ to lớn đối với tôi. Tôi phải có chút gì cống hiến cho Cát Hải. Anh biết rồi đấy, thành phố yêu cầu tôi cung cấp tiền, cung cấp người, bảo tôi làm việc gì, chúng tôi có bao giờ từ chối? Tài sản của Tập đoàn cho dù thuộc tính chất nào, tôi đối với Thành ủy, đối với Ủy ban, về nguyên tắc vẫn kiên định."
Lúc này ông Lương mới gật đầu: “Anh là hộ kinh doanh đóng thuế lớn nhất ở Cát Hải, tất nhiên Thành ủy, Ủy ban ủng hộ anh. Đầu não của Trường Thiên vẫn để ở Cát Hải là chính xác, Cát Hải tạo điều kiện và chính sách cho anh, đi nơi khác chưa chắc đã có. Nói về tính chất, quá trình lịch sử của Tập đoàn, mọi người đều biết, nhưng cách nhìn nhận lại không nhất trí như vậy. Các anh không dựa vào đầu tư của nhà nước, tay trắng dựng nhà, gian khổ lập nghiệp. Tinh thần ấy, lịch sử ấy, mọi người đều công nhận. Nhưng lúc bấy giờ là cấp dưới của Cục Vệ sinh môi trường, sau đấy lại đăng ký vào Cục Tài chính khu công nghiệp, coi như doanh nghiệp trực thuộc cục này. Tuy chính quyền không bỏ vốn vào đấy, nhưng chính sánh dành cho anh lúc đó chính là sự giúp đỡ, đối xử giống như một doanh nghiệp nhà nước. Tất nhiên, về góc độ tiền đầu tư, làm rõ ra tài sản của tập đoàn Trường Thiên là của anh, điều này không phải không có lý. Sau Đại hội mười lăm, Trung ương cũng đề xuất phải làm rõ quan hệ quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp, đề xướng doanh nghiệp đi theo con đường cổ phần hóa. Nếu anh có một cổ phần trong tập đoàn Trường Thiên, với tính tích cực của anh cũng có cái tốt đối với sự phát triển của Tập đoàn Trường Thiên. Nhưng mà, cổ phần là một vấn đề phức tạp, phải căn cứ vào luật pháp. Tóm lại ý kiến cá nhân của tôi đối với việc này vẫn có thể thảo luận,... vẫn có thể thảo luận."
Ý kiến nửa sáng nửa tối, phải trái như nhau, vừa không mất nguyên tắc, lại có thể biến hóa, ông Thiên cứ lật đi lật lại, suy nghĩ hồi lâu. Có lúc thấy khó gỡ, có lúc lại thấy chút hy vọng, chợt ông cảm thấy có ngầm ý gì đây, phân tích thêm lại thấy không rõ nội dung chủ yếu là gì. Một chút ánh sáng duy nhất để lại cho ông là, câu kết thúc nhắc lại hai lần “vẫn có thể thảo luận". Chỉ có câu nói ấy để lại cho ông chút hy vọng, tuy ông Lương không nói không gian có thể thảo luận lớn đến mức nào.
Sau bữa cơm ấy với ông Lương, ông Thiên vội vã về Bắc Kinh. Mọi người cứ tưởng ông về Bắc Kinh để chuẩn bị cho cuộc họp Hội đồng quản trị Công ty đầu tư - thương mại Trường Thiên, thật ra là không phải. Cuộc họp của Hội đồng quản trị ông giao cho ông Bách Tường chuẩn bị. Ông chỉ đứng đằng sau điều khiển những khâu quan trọng nhất. Mấy hôm nay ngoài cuộc tiếp vị khách xây dựng của Thâm Quyến ra, ông đều đóng cửa không tiếp một ai. Cuộc họp Hội đồng quản trị tối nay, ông cũng cáo ốm không dự. Suốt ngày ông làm việc với thanh tra tài chính của Tập đoàn, có lúc tiếp riêng vài vị cán bộ có liên quan trong chính phủ ngay tại văn phòng. Tuy ông Lương bày tỏ thái độ quyền sở hữu tài sản của tập đoàn Trường Thiên phải theo luật pháp. Nhưng không phải vì thế mà ông không có sự chuẩn bị. Phải chuẩn bị về luật pháp, chính sách, tài chính, lý luận, quá trình lịch sử... tất thảy phải chuẩn bị. Chuyện này ông chỉ nghiên cứu với cán bộ phụ trách tài chính và luật pháp của Tập đoàn. Ngoài ra còn có Phó chủ tịch tập đoàn Trịnh Bách Tường và Giám đốc hành chính Lí Đại Công biết mà thôi. Đối với ông Tường, ông Thiên cho riêng ông mười phần trăm cổ phần. Với ông Công và mấy người cũ của Tập đoàn, tuy không cụ thể, nhưng vẫn thể hiện nhân cách của ông Thiên. Ông với họ có phúc cùng hưởng, có khó khăn cùng gánh vác, có thua thiệt cùng chịu, có vinh quang cùng chia sẻ, không để họ thiệt.
Chuyện lớn số một, chuyện lớn có liên quan đến tồn vong, lặng lẽ khởi động vào những ngày rét nhất trong mùa đông cuối cùng của thế kỷ, ngay trong thư phòng nho nhỏ của ông Thiên. Có thể tâm trạng bức xúc của ông cũng là tâm trạng cuối thế kỷ. Trong lòng ông cảm thấy kì hạn của một thời đại đến gần, rất muốn trước khi thế kỷ mới bắt đầu phải giải quyết xong xuôi. Trong số những người hiểu ông, chỉ có ông Công không tham gia nghiên cứu và hành động cụ thể. Ông ta làm tốt việc chăm lo đời sống, sắp xếp xe cộ cho mọi người và chu tất sự vụ hành chính hậu cần, gồm việc suốt cả chiều nay tìm kiếm Ngô Hiểu.
Gần chín giờ Ngô Hiểu mới xuất hiện ở quán bar nơi anh sẽ biểu diễn. Ông Công đưa anh về biệt thự Kinh Tây, lúc ấy đêm đã khuya, đường phố đã yên tĩnh. Từ đáy sâu lòng mình, ông Thiên rất yêu thương cậu con trai này, tình thương ấy khó mà diễn tả bằng lời lẽ. Những lúc bận với việc giấy tờ, ông bỗng nhớ đến con. Cậu con trai là đối tượng duy nhất để ông nhớ đến gia đình, nhớ đến người vợ đã quá cố. Cho dù giữa cha và con không có tiếng nói chung, khoảng cách trong đời sống thường ngày cũng cách xa.
Ngô Hiểu nằm trên giường. Cái giường và căn phòng rất sạch sẽ. Tuy ông Thiên không cho chị giúp việc thu xếp căn phòng của con trai, nhưng căn phòng này cũng như áo quần anh mặc trên người luôn luôn gọn gàng, sạch sẽ. Nếp sống chỉn chu này khác hẳn với thứ âm nhạc và thói quen đang thịnh hành. Thấy bố vào, anh ngồi dậy, vẻ mặt vẫn không thay đổi. Ông Thiên định gọi con vào phòng khách, nhưng do dự giây lát, rồi thôi. Ông để hộp nhạc cụ của Ngô Hiểu sang một bên, ngồi xuống sofa. “Con vẫn ở ban nhạc ấy à?" Ông hỏi.
“Vâng." Ngô Hiểu cầm chai nước khoáng trên cái tủ để đầu giường, ngửa cổ lên uống.
“Việc quay MTV đã có tài trợ chưa?"
“Đang tìm ạ."
Ông Thiên trầm ngâm giây lát, không biết sẽ nói gì tiếp theo. Ngô Hiểu hỏi:
“Bố, bố tìm con có việc gì?"
Nói chuyện với con, ông vẫn giữ cái giọng uy nghiêm chẳng qua là vì thói quen. Thật ra trong lòng ông chứa chan yêu thương mỗi khi đối diện với con trai. Ông hỏi: “Gần đây con có gặp cô Mai San không, con có đi tìm cô ấy không?"
Ngô Hiểu hỏi lại: “Con tìm cô ấy làm gì?"
Ông Thiên nói: “Lần trước con và cô ấy, cả mẹ cô ấy nữa, cùng đi du lịch Hồng Kông, con với cô ấy rất thân nhau cơ mà? Thế nào, không quan hệ với nhau nữa à?"
Ánh mắt của Ngô Hiểu thoáng chút nghi ngờ. Không phải vì bố hỏi câu ấy, mà vì khi hỏi, khuôn mặt ông tỏ ra dịu dàng lạ kì. Ngô Hiểu nói: “Vẫn quan hệ đấy chứ, nhưng rất ít."
Ông Thiên gật đầu, nói: “Lần này, trước khi rời Cát Hải, bố mời bố mẹ cô San ăn cơm. Bà ấy nói với bố, cô San rất thích con. Không biết ấn tượng của con đối với cô ấy thế nào. Cô ấy hiện tại đang ký hợp đồng với một công ty người mẫu, con có thể tiếp xúc với cô ấy. Mẹ cô ấy muốn con ở Bắc Kinh chú ý giúp đỡ cô ấy."
Ý của bố đã rõ ràng. Ngô Hiểu không hiểu vì bản tính ngây thơ hay cố tình làm ra vẻ ngớ ngẩn, trả lời rất tự nhiên: “Không sao, bố cứ nói với ông bà ấy, cô San có chuyện gì cứ tìm con, nhất định con sẽ giúp."
Ông Thiên suy nghĩ hồi lâu, không hiểu tại sao lại nói rõ thêm. Hôm nay ông phải có được thái độ rõ ràng của con trai. Ông hỏi, không khỏi để lộ ý đồ: “Cô San... ấn tượng của con đối với cô ấy thế nào?"
Ngô Hiểu chưa kịp trả lời, ông lại hỏi: “Ở Hồng Kông, bố thấy cô ấy rất tốt với con. Bà ấy nói, cô ấy một thân một mình ở Bắc Kinh dự thi người mẫu, phần lớn là vì con. Chuyện này lẽ ra mẹ con nói với con. Nhưng bây giờ bố vừa làm bố lại vừa làm mẹ, không thể không lo chuyện này cho con."
Mặc dù đằng sau câu nói ẩn chứa thương cảm, nhưng Ngô Hiểu nghe, ánh mắt vẫn tỏ ra bình thản, lời lẽ từ cửa miệng anh chưa bao giờ tỏ ra sắc lạnh:
“Bố, có phải ông Dương Bạch Lao mượn tiền của địa chủ Hoàng Thế Nhân, nên phải đem Hỉ Nhi đến gán nợ?"[1]
“Trước tiên phải nghe ý kiến của anh." Ông Lương nói: “Tập đoàn Trường Thiên một tay anh dựng nên, anh thấy cơ chế nào thích hợp với nó? Anh là người có quyền phát ngôn."
Ông Lương rất thành khẩn và tỏ ra thông cảm, có tác dụng khơi gợi đối với ông Thiên. Uống thêm vài ly rượu, ông Thiên vốn cẩn thận, không biết tại sao, nói một câu chưa nghĩ chín lắm: “Anh rõ rồi đấy, Tập đoàn Trường Thiên là do tôi gom góp dựng nên, đăng ký nhờ Cục tài chính là yêu cầu của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa thời ấy. Bây giờ thì kịch giả hóa thật, trở thành tài sản của nhà nước, nhà nước không có đồng nào đầu tư vào đấy."
Nói xong, ông lập tức thấy hối hận, vì sắc mặt ông Lương bỗng sa sầm, im lặng trầm tư, làm cho hơi men trong ông nguội đi. Ông thử nói lại:
“Tất nhiên, bao nhiêu năm nay mọi việc kinh doanh của tập đoàn tôi vẫn để ở Cát Hải, không có gì thay đổi, ấy là vì Thành ủy và Chính quyền dành sự ủng hộ to lớn đối với tôi. Tôi phải có chút gì cống hiến cho Cát Hải. Anh biết rồi đấy, thành phố yêu cầu tôi cung cấp tiền, cung cấp người, bảo tôi làm việc gì, chúng tôi có bao giờ từ chối? Tài sản của Tập đoàn cho dù thuộc tính chất nào, tôi đối với Thành ủy, đối với Ủy ban, về nguyên tắc vẫn kiên định."
Lúc này ông Lương mới gật đầu: “Anh là hộ kinh doanh đóng thuế lớn nhất ở Cát Hải, tất nhiên Thành ủy, Ủy ban ủng hộ anh. Đầu não của Trường Thiên vẫn để ở Cát Hải là chính xác, Cát Hải tạo điều kiện và chính sách cho anh, đi nơi khác chưa chắc đã có. Nói về tính chất, quá trình lịch sử của Tập đoàn, mọi người đều biết, nhưng cách nhìn nhận lại không nhất trí như vậy. Các anh không dựa vào đầu tư của nhà nước, tay trắng dựng nhà, gian khổ lập nghiệp. Tinh thần ấy, lịch sử ấy, mọi người đều công nhận. Nhưng lúc bấy giờ là cấp dưới của Cục Vệ sinh môi trường, sau đấy lại đăng ký vào Cục Tài chính khu công nghiệp, coi như doanh nghiệp trực thuộc cục này. Tuy chính quyền không bỏ vốn vào đấy, nhưng chính sánh dành cho anh lúc đó chính là sự giúp đỡ, đối xử giống như một doanh nghiệp nhà nước. Tất nhiên, về góc độ tiền đầu tư, làm rõ ra tài sản của tập đoàn Trường Thiên là của anh, điều này không phải không có lý. Sau Đại hội mười lăm, Trung ương cũng đề xuất phải làm rõ quan hệ quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp, đề xướng doanh nghiệp đi theo con đường cổ phần hóa. Nếu anh có một cổ phần trong tập đoàn Trường Thiên, với tính tích cực của anh cũng có cái tốt đối với sự phát triển của Tập đoàn Trường Thiên. Nhưng mà, cổ phần là một vấn đề phức tạp, phải căn cứ vào luật pháp. Tóm lại ý kiến cá nhân của tôi đối với việc này vẫn có thể thảo luận,... vẫn có thể thảo luận."
Ý kiến nửa sáng nửa tối, phải trái như nhau, vừa không mất nguyên tắc, lại có thể biến hóa, ông Thiên cứ lật đi lật lại, suy nghĩ hồi lâu. Có lúc thấy khó gỡ, có lúc lại thấy chút hy vọng, chợt ông cảm thấy có ngầm ý gì đây, phân tích thêm lại thấy không rõ nội dung chủ yếu là gì. Một chút ánh sáng duy nhất để lại cho ông là, câu kết thúc nhắc lại hai lần “vẫn có thể thảo luận". Chỉ có câu nói ấy để lại cho ông chút hy vọng, tuy ông Lương không nói không gian có thể thảo luận lớn đến mức nào.
Sau bữa cơm ấy với ông Lương, ông Thiên vội vã về Bắc Kinh. Mọi người cứ tưởng ông về Bắc Kinh để chuẩn bị cho cuộc họp Hội đồng quản trị Công ty đầu tư - thương mại Trường Thiên, thật ra là không phải. Cuộc họp của Hội đồng quản trị ông giao cho ông Bách Tường chuẩn bị. Ông chỉ đứng đằng sau điều khiển những khâu quan trọng nhất. Mấy hôm nay ngoài cuộc tiếp vị khách xây dựng của Thâm Quyến ra, ông đều đóng cửa không tiếp một ai. Cuộc họp Hội đồng quản trị tối nay, ông cũng cáo ốm không dự. Suốt ngày ông làm việc với thanh tra tài chính của Tập đoàn, có lúc tiếp riêng vài vị cán bộ có liên quan trong chính phủ ngay tại văn phòng. Tuy ông Lương bày tỏ thái độ quyền sở hữu tài sản của tập đoàn Trường Thiên phải theo luật pháp. Nhưng không phải vì thế mà ông không có sự chuẩn bị. Phải chuẩn bị về luật pháp, chính sách, tài chính, lý luận, quá trình lịch sử... tất thảy phải chuẩn bị. Chuyện này ông chỉ nghiên cứu với cán bộ phụ trách tài chính và luật pháp của Tập đoàn. Ngoài ra còn có Phó chủ tịch tập đoàn Trịnh Bách Tường và Giám đốc hành chính Lí Đại Công biết mà thôi. Đối với ông Tường, ông Thiên cho riêng ông mười phần trăm cổ phần. Với ông Công và mấy người cũ của Tập đoàn, tuy không cụ thể, nhưng vẫn thể hiện nhân cách của ông Thiên. Ông với họ có phúc cùng hưởng, có khó khăn cùng gánh vác, có thua thiệt cùng chịu, có vinh quang cùng chia sẻ, không để họ thiệt.
Chuyện lớn số một, chuyện lớn có liên quan đến tồn vong, lặng lẽ khởi động vào những ngày rét nhất trong mùa đông cuối cùng của thế kỷ, ngay trong thư phòng nho nhỏ của ông Thiên. Có thể tâm trạng bức xúc của ông cũng là tâm trạng cuối thế kỷ. Trong lòng ông cảm thấy kì hạn của một thời đại đến gần, rất muốn trước khi thế kỷ mới bắt đầu phải giải quyết xong xuôi. Trong số những người hiểu ông, chỉ có ông Công không tham gia nghiên cứu và hành động cụ thể. Ông ta làm tốt việc chăm lo đời sống, sắp xếp xe cộ cho mọi người và chu tất sự vụ hành chính hậu cần, gồm việc suốt cả chiều nay tìm kiếm Ngô Hiểu.
Gần chín giờ Ngô Hiểu mới xuất hiện ở quán bar nơi anh sẽ biểu diễn. Ông Công đưa anh về biệt thự Kinh Tây, lúc ấy đêm đã khuya, đường phố đã yên tĩnh. Từ đáy sâu lòng mình, ông Thiên rất yêu thương cậu con trai này, tình thương ấy khó mà diễn tả bằng lời lẽ. Những lúc bận với việc giấy tờ, ông bỗng nhớ đến con. Cậu con trai là đối tượng duy nhất để ông nhớ đến gia đình, nhớ đến người vợ đã quá cố. Cho dù giữa cha và con không có tiếng nói chung, khoảng cách trong đời sống thường ngày cũng cách xa.
Ngô Hiểu nằm trên giường. Cái giường và căn phòng rất sạch sẽ. Tuy ông Thiên không cho chị giúp việc thu xếp căn phòng của con trai, nhưng căn phòng này cũng như áo quần anh mặc trên người luôn luôn gọn gàng, sạch sẽ. Nếp sống chỉn chu này khác hẳn với thứ âm nhạc và thói quen đang thịnh hành. Thấy bố vào, anh ngồi dậy, vẻ mặt vẫn không thay đổi. Ông Thiên định gọi con vào phòng khách, nhưng do dự giây lát, rồi thôi. Ông để hộp nhạc cụ của Ngô Hiểu sang một bên, ngồi xuống sofa. “Con vẫn ở ban nhạc ấy à?" Ông hỏi.
“Vâng." Ngô Hiểu cầm chai nước khoáng trên cái tủ để đầu giường, ngửa cổ lên uống.
“Việc quay MTV đã có tài trợ chưa?"
“Đang tìm ạ."
Ông Thiên trầm ngâm giây lát, không biết sẽ nói gì tiếp theo. Ngô Hiểu hỏi:
“Bố, bố tìm con có việc gì?"
Nói chuyện với con, ông vẫn giữ cái giọng uy nghiêm chẳng qua là vì thói quen. Thật ra trong lòng ông chứa chan yêu thương mỗi khi đối diện với con trai. Ông hỏi: “Gần đây con có gặp cô Mai San không, con có đi tìm cô ấy không?"
Ngô Hiểu hỏi lại: “Con tìm cô ấy làm gì?"
Ông Thiên nói: “Lần trước con và cô ấy, cả mẹ cô ấy nữa, cùng đi du lịch Hồng Kông, con với cô ấy rất thân nhau cơ mà? Thế nào, không quan hệ với nhau nữa à?"
Ánh mắt của Ngô Hiểu thoáng chút nghi ngờ. Không phải vì bố hỏi câu ấy, mà vì khi hỏi, khuôn mặt ông tỏ ra dịu dàng lạ kì. Ngô Hiểu nói: “Vẫn quan hệ đấy chứ, nhưng rất ít."
Ông Thiên gật đầu, nói: “Lần này, trước khi rời Cát Hải, bố mời bố mẹ cô San ăn cơm. Bà ấy nói với bố, cô San rất thích con. Không biết ấn tượng của con đối với cô ấy thế nào. Cô ấy hiện tại đang ký hợp đồng với một công ty người mẫu, con có thể tiếp xúc với cô ấy. Mẹ cô ấy muốn con ở Bắc Kinh chú ý giúp đỡ cô ấy."
Ý của bố đã rõ ràng. Ngô Hiểu không hiểu vì bản tính ngây thơ hay cố tình làm ra vẻ ngớ ngẩn, trả lời rất tự nhiên: “Không sao, bố cứ nói với ông bà ấy, cô San có chuyện gì cứ tìm con, nhất định con sẽ giúp."
Ông Thiên suy nghĩ hồi lâu, không hiểu tại sao lại nói rõ thêm. Hôm nay ông phải có được thái độ rõ ràng của con trai. Ông hỏi, không khỏi để lộ ý đồ: “Cô San... ấn tượng của con đối với cô ấy thế nào?"
Ngô Hiểu chưa kịp trả lời, ông lại hỏi: “Ở Hồng Kông, bố thấy cô ấy rất tốt với con. Bà ấy nói, cô ấy một thân một mình ở Bắc Kinh dự thi người mẫu, phần lớn là vì con. Chuyện này lẽ ra mẹ con nói với con. Nhưng bây giờ bố vừa làm bố lại vừa làm mẹ, không thể không lo chuyện này cho con."
Mặc dù đằng sau câu nói ẩn chứa thương cảm, nhưng Ngô Hiểu nghe, ánh mắt vẫn tỏ ra bình thản, lời lẽ từ cửa miệng anh chưa bao giờ tỏ ra sắc lạnh:
“Bố, có phải ông Dương Bạch Lao mượn tiền của địa chủ Hoàng Thế Nhân, nên phải đem Hỉ Nhi đến gán nợ?"[1]
Tác giả :
Hải Nham