Hẹn Bạn Trên Đỉnh Thành Công
Chương 2: Bắt tay vào việc bạn có thể huy hoàng rồi khánh tận
Nhiều năm trước người ta tìm thấy dầu lửa trên vùng đất Oklahoma của một người da đỏ đã luống tuổi. Chỉ trong chớp mắt, dầu lửa đã biến một người nghèo nàn từ tấm bé thành một tay triệu phú. Ông ta bèn đi mua ngay một chiếc xe du lịch hiệu Cadillac hạng nhất. Hồi đó xe du lịch chỉ có hai bánh sơ cua đàng sau, nhưng muốn xe mình dài nhất vùng nên ông lão cho đặt thêm bốn bánh sơ cua nữa. Đầu ông đội nón kiểu Abraham Lincoln, mình khoác áo đuôi tôm, cổ thắt nơ con bướm, miệng lúc nào cũng phì phà điếu xì gà cho thêm vẻ cao sang. Ngày nào ông cũng đánh xe ra trại bò Oklahoma bé nhỏ, bụi bặm và nóng nực. Quả là ông muốn ngắm thiên hạ và nhất là muốn cho thiên hạ chiêm ngưỡng mình mà. Vốn tính dễ làm thân, nên khi lái xe qua thị trấn, ông bắt chuyện với bất cứ ai gặp gỡ giữa đường. Có thể nói, ông la cà khắp chốn để chuyện trò. Vậy mà ông không hề đụng phải ai, cũng chẳng bao giờ gây tai nạn xe cộ cả. Bạn có biết tại sao không? Tại vì chiếc xe lộng lẫy đệ nhất ấy do hai con ngựa kéo.
MỞ MÁY LÊN
Đám thợ máy trong vùng quả quyết máy xe còn tốt nguyên, khổ thay, ông lão da đỏ có bao giờ biết cắm chìa khóa vào ổ, đề máy cho xe chạy đâu cơ chứ. Bên trong xe là cả một trăm sức ngựa, luôn sẵn sàng tung vó ấy vậy mà ông lão da đỏ lại chỉ dùng hai con ngựa bên ngoài! Nhiều người cũng sai lầm y như vậy đấy. Đáng lẽ phải tìm bên trong bản thân, nơi chứa đựng cả trăm sức ngựa thì họ cứ mải miết kiếm cho bằng được hai sức ngựa ở bên ngoài, chả thế mà các nhà tâm lý học cho biết, ta thường mới chỉ sử dụng được từ 2% đến 5% năng lực của mình thôi.
Oliver Wendell Holmes nói: “Tuy sự phung phí tài nguyên thiên nhiên là một thảm kịch đối với nước Mỹ, nhưng nó vẫn chưa phải là thảm kịch khốc liệt nhất. Chính sự phí phạm tài nguyên bên trong con người mới là thảm kịch lớn nhất". Và ông đã cho ta thấy một người bình thường thôi, khi CHẾT VẪN CÒN MANG ĐIỆU NHẠC TRONG MÌNH. ĐÁNG TIẾC THAY, NHỮNG GIAI điệu đẹp nhất ấy đã chẳng bao giờ được tấu lên cả.
Đã có lúc tôi cho rằng thảm kịch bi đát nhất đời một người đàn ông là đến lúc hấp hối trên giường mới khám phá ra một giếng dầu hay một mỏ vàng trong nhà mình. Nhưng nay tôi hiểu rằng không khám phá ra nguồn tài nguyên trong bản thân mình còn bi đát hơn nhiều. Major Reuben Siverling, bạn thân của tôi có nói: “Nằm dưới đáy biển thì đồng 10 xu với đồng 20 đô la có khác gì nhau! Giá trị của chúng đổi khác khi bạn lượm lên để tiêu xài mà thôi". Giá trị đích thực của bạn cũng chỉ trở nên hiện thực và được công nhận khi bạn biết cách đạt tới tận cùng bản thân và sử dụng được toàn lực ẩn giấu trong đó. Chính để giúp bạn sử dụng trọn vẹn tiềm lực mình mà tôi đã viết nên quyển sách này. Với nó, tôi hi vọng sẽ giúp bạn tìm thấy mỏ vàng hoặc giếng dầu bên trong mình: khác VỚI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRÊN ĐỊA CẦU, “TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN" CỦA BẠN SẼ HAO MÒN, MAI MỘT NẾU KHÔNG ĐƯỢC ĐEM RA SỬ DỤNG. Mục đích của tôi là biến tiềm lực của bạn thành việc làm nhiều hơn để bạn và người khác được hưởng những gì bạn phải cống hiến. Bạn là người có tài. Đó là điều chắc chắn. Giờ đã đến lúc bạn đem ra sử dụng để thay vì huy hoàng rồi khánh tận (nếu bạn đã bị khánh tận) bạn sẽ huy hoàng và thịnh vượng.
HIỆN TẠI LÀ TƯƠNG LAI
Khoa tâm lý đã triển khai một phương hướng mới mẻ và lý thú, trong đó, người ta không đá động đến các lớp quá khứ, không “cưa vụn mạt cưa" hay lải nhải những chuyện xưa cũ nữa. Thay vào đó nó lượng định niềm hi vọng tương lai, để ý đến cách giải quyết vấn đề, và kết quả thật lớn lao. William Glasser đã viết tác phẩm học không thất bại dựa trên triết lý cơ bản này. Trong sách, tiến sĩ Glasser đề ra chương trình làm việc cho những thanh niên suốt đời chỉ gặp chán nản, thua thiệt, thất vọng và thất bại. Ông nguyện nói đến niềm hi vọng tương lai chứ không hề đá động đến những vấn đề và trăn trở quá khứ. Nhờ giọng văn tích cực kèm với những lời khích lệ, ông đã đạt được nhiều kết quả lạ lùng. Tuy nhiên, so với lời khuyên của sứ đồ Phaolô “Tôi quên bẵng dĩ vãng để lao mình tới đích" thì quyển sách của ông té ra còn lạc hậu tới 2000 năm. Sứ đồ Phaolô viết câu đó tại nhà tù Rôma, lúc đã bị khép án tử hình. Ngài còn nhấn mạnh rằng mình chiến đấu trong trường đời là để giành chiến thắng. Tôi cũng giải quyết y như vậy, vì tôi ý thức rõ ràng: không phải chiến công MÀ NỖ LỰC CHIẾN THẮNG MỚI LÀ TẤT CẢ.
BƯỚC CHÂN KHẬP KHIỄNG CỦA KẺ THUA TRẬN
Khi trở thành nạn nhân của lối sống suy nghĩ kiểu hố rác, người ta dễ nhiễm phải lối “đi khập khiễng" của kẻ thua trận. Nếu có dịp tham dự một trận cầu, bạn sẽ hiểu thế nào là bước chân khập khiễng của kẻ thua trận (lần vừa qua, bất ngờ được xem trận thi đấu, tôi mới hiểu các cầu thủ phe nhà lúng túng ra sao khi đối phương cướp được bóng ngay trên phần sân nhà). Từ đàng sau một cầu thủ tiền đạo đối phương tới cướp bóng rồi dẫn xuống khung thành. Cầu thủ tiền vệ đội nhà rượt theo, nhưng khi thấy đối phương chạy được khoảng 2 m, biết mình không thể bắt được kịp nữa, khán giả cũng hiểu vậy, anh ta liền khập khiễng cho mọi người bảo: “Ồ hắn bị khập khiễng thế kia, thảo nào...".
THIÊN HƯỚNG
Muốn tận dụng khả năng sẵn có, bạn phải bỏ ngay bước chân khập khiễng dễ mắc đó, tiêu biểu là kiểu suy nghĩ: “Tôi đâu có khiếu buôn bán, đâu có thiên hướng làm bác sĩ, luật sư, nghệ sĩ, kiến trúc sư, kĩ sư." Tôi xin nói rõ hơn. Từng đi đây đi đó nên tôi đã được đọc đủ loại báo chí, từ những tờ lá cải của các làng quê Úc châu đến những tạp chí của Bắc Mỹ và Âu châu. Và tôi chỉ đọc thấy phụ nữ sinh ra trẻ em chứ chưa bao giờ đọc thấy phụ nữ sinh ra một doanh gia, một bác sĩ, một luật sư, nghệ sĩ bao giờ. Vậy, nếu phụ nữ không sinh ra bác sĩ, nhưng vẫn có bác sĩ thì rõ ràng là những người ấy đã được chọn lựa và học hỏi để trở thành bác sĩ (bạn dám để một người mới sinh ra đã là bác sĩ mổ bụng cho mình không? Hoặc dám mời một người mới sinh ra đã là một luật sư biện hộ giúp mình không?).
Thực vậy, tôi chưa bao giờ thấy phụ nữ sinh ra thành công hay thất bại cả. Các bà chỉ sinh ra em bé mà thôi. Tôi vẫn thấy có người dám vỗ ngực, tự nhận: “Tôi là người tự lập" nhưng chưa thấy ai dám tự thú: “Thất bại đó do tôi mà ra". Trái lại, bạn biết họ thường làm gì không? Họ thường giơ tay quả quyết rằng: “Do mẹ cha nên đời tôi mới đến nông nỗi này đây". Có người lại phàn nàn: “Tại vợ tôi (hoặc chồng tôi) không hiểu tôi", người khác thì mạt sát thầy giáo, người lãnh đạo tinh thần hay chủ mình. Có người lại lên án bất cứ thứ gì của người da màu hoặc kết án tôn giáo là thiếu giáo dục và khoa học. Họ than phiền mình quá già hoặc quá trẻ, quá ốm hay quá mập, quá cao hoặc quá lùn. Họ bảo mình đã ở lầm nơi, đã sinh ra lầm tháng hay lầm sao chiếu mệnh. Tôi cho những bước chân khập khiễng của kẻ bại trận là “rác rưởi", và bất kể phần số ra sao, bạn vẫn có thể xây được chút gì đó vững chãi, đàng hoàng. Có người lại ngược ngạo cho rằng mình bị kỳ thị vì không thuộc phe thiểu số, không thuộc nữ giới... Thậm chí có người còn kết án xã hội đã khiến họ gặp khó khăn, thất bại nữa. Tôi chỉ xin bạn lưu ý một điều, mỗi khi chỉ trỏ, phê phán ai, bạn sẽ thấy số người chỉ trỏ, phê phán mình đông gấp bội. THÀNH CÔNG VÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN PHÁT XUẤT TỪ NƠI BẠN. Càng đọc kĩ những sứ điệp trong sách, bạn càng hạnh phúc vì biết mình làm chủ tương lai mình. Có lẽ đây là lần đầu tiên bạn khám phá ra tiềm năng to lớn của mình đấy.
TÙ NHÂN CỦA HI VỌNG
Điều đáng buồn nhất đời là nghe có người nói: “Phải chi tôi nói được, chạy nhảy được, ca hát, khiêu vũ, suy nghĩ... được như ông nọ bà kia". Đáng lẽ phải nói: Nếu không dùng chính năng lực sẵn có của mình, bạn ơi, chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ làm được một việc cỏn con nào nhờ năng lực của người khác cả. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ hóa nên một “tù nhân của hi vọng". Họ là những người mong đá được chiếc hộp đựng vận mệnh mình ngoài đường phố.
Mong một cơ may giúp mình nổi danh và giàu có ngay tức khắc. Họ là những kẻ ngồi trên bãi biển mơ tàu đến bến bình an trong khi biết rõ tàu không bao giờ rời bến, họ là những kẻ lúc nào cũng mơ tưởng, khát khao khả năng và tài đức của người khác. Gốc rễ vấn đề là bạn đã có sẵn NĂNG LỰC ĐỂ THÀNH CÔNG. ĐỜI SỐNG ĐÃ CHỨNG TỎ NẾU KHÔNG BIẾT sử dụng nó, bạn sẽ đánh mất nó.
NHỮNG NGƯỜI CAO QUÍ
Đối với tôi những người thực sự “cao quí" không phải là hạng doanh nhân “phản lực" với “nếp sống thoải mái" gồm toàn giải trí, vui chơi, qua những chuyến du lịch quốc tế liên tu bất tận, mà chính là những con người bình thường sống trên mọi nẻo đời với cảnh gian truân, bệnh hoạn từ chứng đui mù đến chứng bại liệt. Những người kiên cường, thuộc đủ mọi chủng tộc, màu da và tôn giáo ấy có chung một điểm là không cúi đầu chấp nhận bước chân khập khiễng nên đã dần dần thành công và hạnh phúc. Họ thuộc mọi trình độ văn hóa, từ cấp ba cho đến tiến sĩ. Tôi từng gặp những người thành công rực rỡ vì biết xem thường các khuyết tật ác hại nhất của mình. Đời sống họ kết nên những thiên truyện hào hùng, sống động nhất. Họ đều tin như nhau rằng: CON NGƯỜI SINH RA LÀ ĐỂ THÀNH TOÀN, ĐÃ CÓ SẴN NHỮNG YẾU TỐ ĐỂ THÀNH CÔNG, VÀ ĐƯỢC TRỜI PHÚ BẨM NHỮNG HẠT MẦM ĐỂ TRỞ NÊN VĨ ĐẠI.
Nếu cũng tin như họ, bạn sẽ thấy chẳng cần phải chửi rủa ai vì bất cứ điều gì nữa. Trái lại, bạn tha hồ yên tâm thẳng tiến trên đường, vì biết rõ bàn tay hỗ trợ quyền uy ở sẵn trong tầm tay mình.
Khi làm việc tôi thường gặp những người chưa thành đạt, nhưng rất ít khi gặp những người không thể thành công. Vì vậy, tôi mong bạn nhận thức rõ rằng: Từ giờ phút này, hoàn cảnh, tương lai của bạn nằm trọn trong đôi bàn tay tài năng – là chính đôi tay của bạn ấy.
QUYỀN LỰC TRONG TAY BẠN
Câu chuyện ngụ ngôn sau đây hẳn sẽ giúp bạn hiểu rõ ý tôi hơn. “Trên một ngọn đồi cao trong thành Venise bên Ý có một cụ già nổi tiếng khôn ngoan, có thể giải đáp bất cứ câu hỏi nào.
Ngày kia có hai cậu bé tìm cách bắt bí cụ già, nên bắt một con chim nhỏ rồi đi lên đồi. Một cậu cầm chim giơ lên đố cụ xem con chim còn sống hay chết. Cụ già đáp ngay: Này con, nếu ta bảo con chim còn sống, tất con sẽ bóp chết nó. Nếu ta bảo nó đã chết, tất con sẽ thả cho nó bay lên, vì con nắm quyền sinh sát trong tay mà". Bạn ơi! Tôi cũng muốn nói thẳng với bạn rằng: bạn đang nắm trong tay cả mầm mống THẤT BẠI LẪN TIỀM LỰC VĨ ĐẠI ĐẤY. ĐÔI TAY BẠN ĐẦY TÀI NĂNG, chỉ cần bạn biết cách dùng để đạt được những phần thưởng mà bạn dư sức đạt tới nữa thôi.
XIN ĐỪNG BỎ TÔI
Tôi nghĩ cuộc đời, tự nó là một thiên truyện dài bất tận. Nên có thể nhiều chuyện cũng là cách giúp bạn chú tâm và kiên trì tiến bước.
Tại sao vậy? Đơn giản lắm. Mỗi phút bạn đọc được 200 – 400 từ, trong trí óc bạn lại có thể tiêu hóa từ 800 – 1.800 từ. Do đó, hàng ngàn ý nghĩ rời rạc khác sẽ lấp đầy khoảng trống, khiến trí óc bạn rất khó tập trung mỗi khi đọc sách, nên có những lần bạn đọc những trang mà chẳng hiểu gì cả. Ngay cả khi đọc quyển này, đầu óc bạn cũng đã chẳng bỏ tôi hàng chục lần để phiêu du đây đó đấy ư? Bạn đã đi khắp nơi, làm đủ mọi chuyện, từ coi trẻ cho tới dạy học, từ bán hàng, xem đấu bóng cho tới đi vệ sinh nữa. Không tin, bạn cứ mở bất cứ trang nào đã đọc rồi thử đọc lại xem. Bạn lại sửng sốt khi thấy nhiều từ ngữ, ý tưởng, ý kiến tuồng như mới gặp lần đầu đó ư? Đừng đổ lỗi cho trí thông minh và lại càng cần chăm chỉ làm việc để giảm bớt những loại thiếu sót đó. Là tác giả, nên tôi rất mong khi đọc đoạn này, bạn sẽ không chia lòng chia trí thêm nữa (thách bạn đọc lại hai trang trước đấy).
Biết đầu óc mình hay tản mạn, bạn sẽ dễ hiểu khi tôi khuyên bạn gạch dưới những điểm mình tâm đắc. Nếu biết ghi lại những ý kiến, những tư tưởng ấy vào trang “Nảy sinh", bạn sẽ thực sự là một độc giả “tích cực", chứ không “thụ động" nữa. Điều đó cũng rất hữu ích mỗi khi cần xem lại. Đọc và ôn lại những chỉ dẫn trong sách rất quan trọng. Một đại học lớn ở Mỹ đã khám phá ra rằng một loại vải mới, nếu chỉ được trưng bày một lần, thì hai tuần sau, số người nhớ đến đó chỉ còn khoảng 2%, nhưng nếu trưng bày sáu ngày liền thì sẽ có khoảng 62% số người nhớ đến nó. Những điều tôi nói quan trọng hơn loại vải mới gấp bội. Càng đọc những chỉ dẫn nhiều lần, bạn càng dễ thực hành – và đó cũng chính là mục đích của tôi. Thực hành chứng tỏ mình đã biết. Biết mà không thực hành chưa phải là biết.
MỞ MÁY LÊN
Đám thợ máy trong vùng quả quyết máy xe còn tốt nguyên, khổ thay, ông lão da đỏ có bao giờ biết cắm chìa khóa vào ổ, đề máy cho xe chạy đâu cơ chứ. Bên trong xe là cả một trăm sức ngựa, luôn sẵn sàng tung vó ấy vậy mà ông lão da đỏ lại chỉ dùng hai con ngựa bên ngoài! Nhiều người cũng sai lầm y như vậy đấy. Đáng lẽ phải tìm bên trong bản thân, nơi chứa đựng cả trăm sức ngựa thì họ cứ mải miết kiếm cho bằng được hai sức ngựa ở bên ngoài, chả thế mà các nhà tâm lý học cho biết, ta thường mới chỉ sử dụng được từ 2% đến 5% năng lực của mình thôi.
Oliver Wendell Holmes nói: “Tuy sự phung phí tài nguyên thiên nhiên là một thảm kịch đối với nước Mỹ, nhưng nó vẫn chưa phải là thảm kịch khốc liệt nhất. Chính sự phí phạm tài nguyên bên trong con người mới là thảm kịch lớn nhất". Và ông đã cho ta thấy một người bình thường thôi, khi CHẾT VẪN CÒN MANG ĐIỆU NHẠC TRONG MÌNH. ĐÁNG TIẾC THAY, NHỮNG GIAI điệu đẹp nhất ấy đã chẳng bao giờ được tấu lên cả.
Đã có lúc tôi cho rằng thảm kịch bi đát nhất đời một người đàn ông là đến lúc hấp hối trên giường mới khám phá ra một giếng dầu hay một mỏ vàng trong nhà mình. Nhưng nay tôi hiểu rằng không khám phá ra nguồn tài nguyên trong bản thân mình còn bi đát hơn nhiều. Major Reuben Siverling, bạn thân của tôi có nói: “Nằm dưới đáy biển thì đồng 10 xu với đồng 20 đô la có khác gì nhau! Giá trị của chúng đổi khác khi bạn lượm lên để tiêu xài mà thôi". Giá trị đích thực của bạn cũng chỉ trở nên hiện thực và được công nhận khi bạn biết cách đạt tới tận cùng bản thân và sử dụng được toàn lực ẩn giấu trong đó. Chính để giúp bạn sử dụng trọn vẹn tiềm lực mình mà tôi đã viết nên quyển sách này. Với nó, tôi hi vọng sẽ giúp bạn tìm thấy mỏ vàng hoặc giếng dầu bên trong mình: khác VỚI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRÊN ĐỊA CẦU, “TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN" CỦA BẠN SẼ HAO MÒN, MAI MỘT NẾU KHÔNG ĐƯỢC ĐEM RA SỬ DỤNG. Mục đích của tôi là biến tiềm lực của bạn thành việc làm nhiều hơn để bạn và người khác được hưởng những gì bạn phải cống hiến. Bạn là người có tài. Đó là điều chắc chắn. Giờ đã đến lúc bạn đem ra sử dụng để thay vì huy hoàng rồi khánh tận (nếu bạn đã bị khánh tận) bạn sẽ huy hoàng và thịnh vượng.
HIỆN TẠI LÀ TƯƠNG LAI
Khoa tâm lý đã triển khai một phương hướng mới mẻ và lý thú, trong đó, người ta không đá động đến các lớp quá khứ, không “cưa vụn mạt cưa" hay lải nhải những chuyện xưa cũ nữa. Thay vào đó nó lượng định niềm hi vọng tương lai, để ý đến cách giải quyết vấn đề, và kết quả thật lớn lao. William Glasser đã viết tác phẩm học không thất bại dựa trên triết lý cơ bản này. Trong sách, tiến sĩ Glasser đề ra chương trình làm việc cho những thanh niên suốt đời chỉ gặp chán nản, thua thiệt, thất vọng và thất bại. Ông nguyện nói đến niềm hi vọng tương lai chứ không hề đá động đến những vấn đề và trăn trở quá khứ. Nhờ giọng văn tích cực kèm với những lời khích lệ, ông đã đạt được nhiều kết quả lạ lùng. Tuy nhiên, so với lời khuyên của sứ đồ Phaolô “Tôi quên bẵng dĩ vãng để lao mình tới đích" thì quyển sách của ông té ra còn lạc hậu tới 2000 năm. Sứ đồ Phaolô viết câu đó tại nhà tù Rôma, lúc đã bị khép án tử hình. Ngài còn nhấn mạnh rằng mình chiến đấu trong trường đời là để giành chiến thắng. Tôi cũng giải quyết y như vậy, vì tôi ý thức rõ ràng: không phải chiến công MÀ NỖ LỰC CHIẾN THẮNG MỚI LÀ TẤT CẢ.
BƯỚC CHÂN KHẬP KHIỄNG CỦA KẺ THUA TRẬN
Khi trở thành nạn nhân của lối sống suy nghĩ kiểu hố rác, người ta dễ nhiễm phải lối “đi khập khiễng" của kẻ thua trận. Nếu có dịp tham dự một trận cầu, bạn sẽ hiểu thế nào là bước chân khập khiễng của kẻ thua trận (lần vừa qua, bất ngờ được xem trận thi đấu, tôi mới hiểu các cầu thủ phe nhà lúng túng ra sao khi đối phương cướp được bóng ngay trên phần sân nhà). Từ đàng sau một cầu thủ tiền đạo đối phương tới cướp bóng rồi dẫn xuống khung thành. Cầu thủ tiền vệ đội nhà rượt theo, nhưng khi thấy đối phương chạy được khoảng 2 m, biết mình không thể bắt được kịp nữa, khán giả cũng hiểu vậy, anh ta liền khập khiễng cho mọi người bảo: “Ồ hắn bị khập khiễng thế kia, thảo nào...".
THIÊN HƯỚNG
Muốn tận dụng khả năng sẵn có, bạn phải bỏ ngay bước chân khập khiễng dễ mắc đó, tiêu biểu là kiểu suy nghĩ: “Tôi đâu có khiếu buôn bán, đâu có thiên hướng làm bác sĩ, luật sư, nghệ sĩ, kiến trúc sư, kĩ sư." Tôi xin nói rõ hơn. Từng đi đây đi đó nên tôi đã được đọc đủ loại báo chí, từ những tờ lá cải của các làng quê Úc châu đến những tạp chí của Bắc Mỹ và Âu châu. Và tôi chỉ đọc thấy phụ nữ sinh ra trẻ em chứ chưa bao giờ đọc thấy phụ nữ sinh ra một doanh gia, một bác sĩ, một luật sư, nghệ sĩ bao giờ. Vậy, nếu phụ nữ không sinh ra bác sĩ, nhưng vẫn có bác sĩ thì rõ ràng là những người ấy đã được chọn lựa và học hỏi để trở thành bác sĩ (bạn dám để một người mới sinh ra đã là bác sĩ mổ bụng cho mình không? Hoặc dám mời một người mới sinh ra đã là một luật sư biện hộ giúp mình không?).
Thực vậy, tôi chưa bao giờ thấy phụ nữ sinh ra thành công hay thất bại cả. Các bà chỉ sinh ra em bé mà thôi. Tôi vẫn thấy có người dám vỗ ngực, tự nhận: “Tôi là người tự lập" nhưng chưa thấy ai dám tự thú: “Thất bại đó do tôi mà ra". Trái lại, bạn biết họ thường làm gì không? Họ thường giơ tay quả quyết rằng: “Do mẹ cha nên đời tôi mới đến nông nỗi này đây". Có người lại phàn nàn: “Tại vợ tôi (hoặc chồng tôi) không hiểu tôi", người khác thì mạt sát thầy giáo, người lãnh đạo tinh thần hay chủ mình. Có người lại lên án bất cứ thứ gì của người da màu hoặc kết án tôn giáo là thiếu giáo dục và khoa học. Họ than phiền mình quá già hoặc quá trẻ, quá ốm hay quá mập, quá cao hoặc quá lùn. Họ bảo mình đã ở lầm nơi, đã sinh ra lầm tháng hay lầm sao chiếu mệnh. Tôi cho những bước chân khập khiễng của kẻ bại trận là “rác rưởi", và bất kể phần số ra sao, bạn vẫn có thể xây được chút gì đó vững chãi, đàng hoàng. Có người lại ngược ngạo cho rằng mình bị kỳ thị vì không thuộc phe thiểu số, không thuộc nữ giới... Thậm chí có người còn kết án xã hội đã khiến họ gặp khó khăn, thất bại nữa. Tôi chỉ xin bạn lưu ý một điều, mỗi khi chỉ trỏ, phê phán ai, bạn sẽ thấy số người chỉ trỏ, phê phán mình đông gấp bội. THÀNH CÔNG VÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN PHÁT XUẤT TỪ NƠI BẠN. Càng đọc kĩ những sứ điệp trong sách, bạn càng hạnh phúc vì biết mình làm chủ tương lai mình. Có lẽ đây là lần đầu tiên bạn khám phá ra tiềm năng to lớn của mình đấy.
TÙ NHÂN CỦA HI VỌNG
Điều đáng buồn nhất đời là nghe có người nói: “Phải chi tôi nói được, chạy nhảy được, ca hát, khiêu vũ, suy nghĩ... được như ông nọ bà kia". Đáng lẽ phải nói: Nếu không dùng chính năng lực sẵn có của mình, bạn ơi, chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ làm được một việc cỏn con nào nhờ năng lực của người khác cả. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ hóa nên một “tù nhân của hi vọng". Họ là những người mong đá được chiếc hộp đựng vận mệnh mình ngoài đường phố.
Mong một cơ may giúp mình nổi danh và giàu có ngay tức khắc. Họ là những kẻ ngồi trên bãi biển mơ tàu đến bến bình an trong khi biết rõ tàu không bao giờ rời bến, họ là những kẻ lúc nào cũng mơ tưởng, khát khao khả năng và tài đức của người khác. Gốc rễ vấn đề là bạn đã có sẵn NĂNG LỰC ĐỂ THÀNH CÔNG. ĐỜI SỐNG ĐÃ CHỨNG TỎ NẾU KHÔNG BIẾT sử dụng nó, bạn sẽ đánh mất nó.
NHỮNG NGƯỜI CAO QUÍ
Đối với tôi những người thực sự “cao quí" không phải là hạng doanh nhân “phản lực" với “nếp sống thoải mái" gồm toàn giải trí, vui chơi, qua những chuyến du lịch quốc tế liên tu bất tận, mà chính là những con người bình thường sống trên mọi nẻo đời với cảnh gian truân, bệnh hoạn từ chứng đui mù đến chứng bại liệt. Những người kiên cường, thuộc đủ mọi chủng tộc, màu da và tôn giáo ấy có chung một điểm là không cúi đầu chấp nhận bước chân khập khiễng nên đã dần dần thành công và hạnh phúc. Họ thuộc mọi trình độ văn hóa, từ cấp ba cho đến tiến sĩ. Tôi từng gặp những người thành công rực rỡ vì biết xem thường các khuyết tật ác hại nhất của mình. Đời sống họ kết nên những thiên truyện hào hùng, sống động nhất. Họ đều tin như nhau rằng: CON NGƯỜI SINH RA LÀ ĐỂ THÀNH TOÀN, ĐÃ CÓ SẴN NHỮNG YẾU TỐ ĐỂ THÀNH CÔNG, VÀ ĐƯỢC TRỜI PHÚ BẨM NHỮNG HẠT MẦM ĐỂ TRỞ NÊN VĨ ĐẠI.
Nếu cũng tin như họ, bạn sẽ thấy chẳng cần phải chửi rủa ai vì bất cứ điều gì nữa. Trái lại, bạn tha hồ yên tâm thẳng tiến trên đường, vì biết rõ bàn tay hỗ trợ quyền uy ở sẵn trong tầm tay mình.
Khi làm việc tôi thường gặp những người chưa thành đạt, nhưng rất ít khi gặp những người không thể thành công. Vì vậy, tôi mong bạn nhận thức rõ rằng: Từ giờ phút này, hoàn cảnh, tương lai của bạn nằm trọn trong đôi bàn tay tài năng – là chính đôi tay của bạn ấy.
QUYỀN LỰC TRONG TAY BẠN
Câu chuyện ngụ ngôn sau đây hẳn sẽ giúp bạn hiểu rõ ý tôi hơn. “Trên một ngọn đồi cao trong thành Venise bên Ý có một cụ già nổi tiếng khôn ngoan, có thể giải đáp bất cứ câu hỏi nào.
Ngày kia có hai cậu bé tìm cách bắt bí cụ già, nên bắt một con chim nhỏ rồi đi lên đồi. Một cậu cầm chim giơ lên đố cụ xem con chim còn sống hay chết. Cụ già đáp ngay: Này con, nếu ta bảo con chim còn sống, tất con sẽ bóp chết nó. Nếu ta bảo nó đã chết, tất con sẽ thả cho nó bay lên, vì con nắm quyền sinh sát trong tay mà". Bạn ơi! Tôi cũng muốn nói thẳng với bạn rằng: bạn đang nắm trong tay cả mầm mống THẤT BẠI LẪN TIỀM LỰC VĨ ĐẠI ĐẤY. ĐÔI TAY BẠN ĐẦY TÀI NĂNG, chỉ cần bạn biết cách dùng để đạt được những phần thưởng mà bạn dư sức đạt tới nữa thôi.
XIN ĐỪNG BỎ TÔI
Tôi nghĩ cuộc đời, tự nó là một thiên truyện dài bất tận. Nên có thể nhiều chuyện cũng là cách giúp bạn chú tâm và kiên trì tiến bước.
Tại sao vậy? Đơn giản lắm. Mỗi phút bạn đọc được 200 – 400 từ, trong trí óc bạn lại có thể tiêu hóa từ 800 – 1.800 từ. Do đó, hàng ngàn ý nghĩ rời rạc khác sẽ lấp đầy khoảng trống, khiến trí óc bạn rất khó tập trung mỗi khi đọc sách, nên có những lần bạn đọc những trang mà chẳng hiểu gì cả. Ngay cả khi đọc quyển này, đầu óc bạn cũng đã chẳng bỏ tôi hàng chục lần để phiêu du đây đó đấy ư? Bạn đã đi khắp nơi, làm đủ mọi chuyện, từ coi trẻ cho tới dạy học, từ bán hàng, xem đấu bóng cho tới đi vệ sinh nữa. Không tin, bạn cứ mở bất cứ trang nào đã đọc rồi thử đọc lại xem. Bạn lại sửng sốt khi thấy nhiều từ ngữ, ý tưởng, ý kiến tuồng như mới gặp lần đầu đó ư? Đừng đổ lỗi cho trí thông minh và lại càng cần chăm chỉ làm việc để giảm bớt những loại thiếu sót đó. Là tác giả, nên tôi rất mong khi đọc đoạn này, bạn sẽ không chia lòng chia trí thêm nữa (thách bạn đọc lại hai trang trước đấy).
Biết đầu óc mình hay tản mạn, bạn sẽ dễ hiểu khi tôi khuyên bạn gạch dưới những điểm mình tâm đắc. Nếu biết ghi lại những ý kiến, những tư tưởng ấy vào trang “Nảy sinh", bạn sẽ thực sự là một độc giả “tích cực", chứ không “thụ động" nữa. Điều đó cũng rất hữu ích mỗi khi cần xem lại. Đọc và ôn lại những chỉ dẫn trong sách rất quan trọng. Một đại học lớn ở Mỹ đã khám phá ra rằng một loại vải mới, nếu chỉ được trưng bày một lần, thì hai tuần sau, số người nhớ đến đó chỉ còn khoảng 2%, nhưng nếu trưng bày sáu ngày liền thì sẽ có khoảng 62% số người nhớ đến nó. Những điều tôi nói quan trọng hơn loại vải mới gấp bội. Càng đọc những chỉ dẫn nhiều lần, bạn càng dễ thực hành – và đó cũng chính là mục đích của tôi. Thực hành chứng tỏ mình đã biết. Biết mà không thực hành chưa phải là biết.
Tác giả :
Zig Ziglar