Hãy Kể Giấc Mơ Của Em

Chương 3

Ở một nơi khác, lúc khác, lẽ ra Aiette Peters đã là một họa sĩ thành công Những gì nàng có thể nhớ được là cuộc sống của mình tràn đầy màu sắc. Nàng có thể nhìn thấy màu, ngửi màu, thậm chí là nghe màu.

Giọng của cha nàng màu xanh, đôi khi màu đỏ.

Giọng của mẹ nàng màu nâu xám.

Giọng của thầy giáo màu vàng.

Giọng của người bán hàng màu tím.

Âm thanh của những ngọn gió trên cây màu xanh lục.

Âm thanh của tiếng nước chảy màu xám.

Năm nay, Aiette Peters 20 tuổi. Nàng có thể rất mộc mạc giản dị nhưng cũng có thể rất lộng lẫy xa hoa tùy theo tâm trạng và cảm giác của nàng về bản thân.

Vẻ đẹp của nàng không bao giờ bị coi là đơn điệu cả. Một phần ở sự hấp dẫn nơi nàng là nàng hoàn toàn ý thức được vẻ đẹp của mình. Nàng có vẻ e thẹn và dịu dàng, tính tình hiền lành thậm chí hơi cổ nữa.

Aiette sinh ra ở Rome, và nàng nói giọng Ý như hát. Nàng yêu tất cả những gì thuộc về Rome. Nàng thường đứng trên đỉnh Spanish Steps và nhìn toàn cảnh thành phố, cảm thấy như nó là của mình vậy. Mỗi khi nhìn tới những ngồi đến cổ vĩ đại, nàng đều thấy mình như thuộc về kỷ nguyên đó. Nàng đã đi tản bộ ở piazza Navona, lắng nghe tiếng nước cháy"ở vòi phun nước Fountain của bốn con sông và có thể đứng hàng giờ không biết chán trong nhà thờ St.. Peters Basilica, bảo tàng Vatican và Gailery Borghese, chiêm ngưỡng các tác phẩm bất hủ của Raphael, Fra Bartolommeo, Andrea del Sarto và Pontormo. Tài năng của họ làm nàng vừa khâm phục vừa thất vọng. Nàng ao ước mình được sinh ra vào thế kỷ l6 để quen biết họ. Đối với Aiette, họ còn thực hơn những người khách quađường kia. Nàng muốn trở thành họa sĩ biết bao.

Nhưng Aiette vẫn còn như nghe thấy giọng nói màu nâu xám của mẹ nàng:

"Con đang lãng phí giấy bút đây. Con không có năng khiếu đó đâu.

Đầu tiên, việc chuyển tới Caiifornia khiến cuộc sống của nàng bị đảo lộn.

Aiette không biết làm thế nào để hòa nhập với cuộc sống ở đây, nhưng rồi Cupertino đã mang đến cho nàng một bất ngờ dễ chịu. Nàng rất thích vẻ riêng tư ở thị trấn nhỏ này, và nàng thích được làm việc cho công ty Globai Computer Graphics. Không có một phòng trưng bầy nghệ thuật tầm cớ nào ở Cupertino, nhưng vào ngày nghỉ Aiette thường lái xe xuống San Francisco để ghé thăm các gailery ở đó.

"Sao cậu lại thích mấy thứ đó nhỉ ?" Toni Prescott hỏi nàng. "Hãy đến P. J, Mulligans chơi bời nhẩy nhót với mình đi".

"Cậu không quan tâm đến nghệ thuật à ?".

Toni cười. "Dĩ nhiên. Thế tên anh ấy là gì ?".

Cuộc sống của Aiette chỉ có một khúc mắc nho nhỏ. Nàng bị mắc chứng trầm cảm, lúc nào cũng có cảm giác xa lánh, ghét bỏ người khác.

Trạng thái tinh thần của nàng thay đổi thất thường, đang từ người vui vẻ hạnh phúc có thể ngay lập tức trở thành kẻ đau đớn tuyệt vọng.

Nói chung là nàng không cách gì kiểm soát được tình cảm của mình ...

Toni là người duy. nhất mà Aiette có thể giãi bầy mọi chuyện. Và cách giải quyết tốt nhất của Tom thì luôn là :

"Hãy đi vui vẻ tí chút là xong thôi mà" ...

Chủ đề quen thuộc của Toni là Ashley Patterson. Nàng. nhìn Shane Miller nói chuyện với Ashley.

"Xem con mụ Cứt sắt kìa". Toni khinh khỉnh nói. "Trông mới lạnh lẽo làm sao".

Aiette gật đầu. "Cô ta trông thật nghiêm nghị. Có lẽ ai đó nên dạy cho cô ta biết cười".

Toni khịt mũi. "Ai đó nên dạy cô ta làm tình thì tốt hơn".

Cứ một tuần một lần Aiette lại tham gia vào hội cứu trợ những người vô gia cư ở San Francisco.

Có một bà già, người nhỏ tí, đặc biệt thường xuyên mong chờ sự có mặt của Aiette. Bà cụ phải ngồi xe lăn và Aiette sẽ đưa bà ra bàn ăn rồi mang đến giúp bà những đĩa thức ăn nóng.

Bà cụ nói vòi giọng đầy cảm kích."Cháu yêu, nếu ta có con gái thì ta cũng muốn nó giống hệt như cháu".

Aiette nắm chặt tay bà ta. "Cảm ơn vì lời khen rất tuyệt của bà". Thình lình một giọng nói bên trong vang lên :

Nếu bà có con gái thì nó cũng sẽ giống như bà, là một con heo. Aiette rất lấy làm kinh tởm cái tiếng nói đó. Dường như có một người nào khác ẩn náu trong nàng vậy. Ác nỗi, tiếng nói quái gở này lại thường xuyên vang lên.

Hôm đó, Aiette đi mua sắm cùng Betty Hardy, bạn đi lễ nhà thờ của nàng.

Họ dừng lại trước một cửa hàng. Betty chăm chú ngắm cái váy đằng sau khung kính. "Có đẹp không ?".

"Rất đẹp". Aiette trả lời. Đó là chiếc váy xấu nhất mà tôi từng thấy. Chỉ thích hợp với loại ụt ịt như cô thôi.

Một ngày khác, Aiette ngồi ăn tối với Ronaid, người kéo chuông nhà thờ.

"Tôi thật sự thích trò chuyện với cô, Aiette. Mình hãy gặp gõơ nhau thường xuyên hơn".

Nàng cười bẽn lẽn. "Tôi cũng vậy". Chờ đến kiếp sau nhé. Một lần nữa nàng lại thấy ghê tởm.

Mình bị làm sao vậy ? Không có câu trả lời.

Ngay cả những việc nhỏ nhặt nhất cũng có thể làm cho Aiette nổi cơn giận dữ. Buổi sáng đi làm, khi có một chiếc xe vô tình hay cố ý vượt tắt qua mũi xe nàng, Aiette thường nghiến răng kèn kẹt, nghĩ. Tao sẽ giết mày, đồ chết giẫm.

Khi người lái xe vẫy tay xin rồi Aiette lại mỉm cười thông cảm. Nhưng cơn giận xem ra thì vẫn còn đầy.

Những khi bầu trời bị mây đen che phủ, Aiette lại tưởng tượng ra cảnh những con người đang đi lại dưới phố kia sẽ bị lên cơn đau tim, bị tai nạn xe cộ hoặc bị ai đó giết hại. Những cảnh đó luôn hiện ra trước mắt nàng sống động một cách kỳ lạ. Và rồi sau đó, trong lòng Aiette lại tràn ngập cảm giác hổ thẹn, hối hận.

Có những ngày đẹp trời, Aiette hoàn toàn biến đổi tâm tính. Nàng tỏ ra rộng lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Điều duy nhất có thể ảnh hưởng đến niềm vui của nàng là nàng biết bóng tối sẽ quay trở lại và nó sẽ nuốt chửng lấy nàng.

Aiette đi lễ nhà thờ đều đặn mỗi sáng chủ nhật. Tại đây có một chương trình tự nguyện giúp đỡ những người vô gia cư, dạy giáo trình nghệ thuật bậc cao và làm trợ giáo cho các sinh viên năm đầu. Aiette nhận quản lý bọn trẻ bậc phổ thông vào ngày chủ nhật và giúp việc trong nhà trẻ. Nàng tự nguyện làm tất cả các công việc từ thiện và dành hết thời gian cho phép vào những việc đó Aiette đặc biệt yêu thích việc giảng dạy về hội họa cho bọn trẻ.

Một chủ nhật, nhà thờ tổ chức hội chợ từ thiện và Aiette mang vài bức tranh đo chính nàng vẽ đến bán. Ngài mục sư Frank Selvaggio nhìn chúng với vẻ ngạc nhiên.

"Thật là ... thật là rực rỡ. Cô nên bán chúng ở các gailery thì hơn".

Aiette đỏ mặt vì xấu hổ. "Không, không phải thế. Tôi chỉ vẽ chơi thôi".

Người đến dự mỗi lúc một đông. Họ đi cùng gia đình, bạn bè. Các gian lều của hội chợ đã được dựng lên sẵn sàng. Mỗi gian trưng bầy một sản phẩm.

Hàng chồng bánh ngọt được trang trí đẹp mắt, những chiếc khăn thêu các. họa tiết kỳ lạ, những lọ mứt nhà làm, và vô số đồ chơi trẻ con bằng gỡ ... khách khứa đi hết gian này sang gian khác, lựa cái nọ, chọn cái kia, mua những thứ mà có lẽ sau đó họ sẽ chẳng bao giờ mò tới.

"Nhưng dưới danh nghĩa từ thiện mà". Aiette nghe thấy một bà vợ giải thích cho chồng như vậy.

Nàng ngắm những bức tranh của mình bầy xung quanh căn lều. Hầu hết là tranh phong cảnh với màu sắc tươi sáng, rực rỡ được vẽ trên loại vải tốt. Lòng nàng lúc này lại tràn đầy ngờ vực". Mày đang phung phí nhiều thứ vào mây bức tranh vớ vẩn đấy, con nhóc ạ?

Một người đàn ông tiến đến. "Xtn chào. Tất cả là do cô vẽ à ?".

Giọng ông ta màu xanh thẳm.

Không đồng u.Micheiangelo tạt qua và vẽ đấy.

"Cô rất có năng khiếu".

"Cảm ơn". Ông có biết thế nào là năng khiếu không ?

Một cặp trẻ tuổi cũng dừng lại trước lều của nàng. "Hãy nhìn màu sắc mà xem. Anh phải mua một bức mới được. Nó thật sự là rất tuyệt đấy".

Suốt cả buổi chiều, không ít người đến mua tranh và khen ngợi tài năng của nàng. Aiette rất muốn tin họ nhưng mỗi lần như vậy tấm màn đen trong đầu nàng lại hạ xuống và nàng nghĩ, Tất cả bọn họ đều đã bị lừạ. Một nhà môi giới nghệ thuật tiến đến. "Trông chúng rất đáng yêu. Cô nên kinh doanh bằng tài năng của mình".

"Tôi chỉ là dân nghiệp dư thôi". Aiette trả lời.

Và nàng không nói gì thêm nữa.

Cho đến cuối ngày, Aiette đã bán được hết chỗ tranh. Nàng gom toàn bộ số tiền thu được, nhét vào một chiếc phong bì và trao cho mục sư Frank Selvaggio.

Ông ta cầm lấy và nói :

"Cảm ơn cô, cô Aiette. Cô đã gửi một món quà rất có ý nghĩa cho cuộc sống của những con người đau khổ".

"Mẹ có nghe thấy gì không"?.

Hồi còn ở San Francisco, Aiette thương bỏ ra nhiều thời gian lê la ở Bảo tàng Mỹ thuật hiện đại và Bảo tàng Trẻ De Young để nghiên cứu các bộ sưu tập của nền nghệ thuật Hoa Kỳ.

Có vài họa sĩ trẻ đang sao chép các bức tranh trên tường. Một người trong số họ đã khiên cho Aiette phải để ý. Anh ta xấp xỉ 30, mảnh khảnh, tóc vàng hoe, gương mặt thông minh, cương nghị. Anh ta đang chép lại bức Petuniers của Georgia O Keeffe và công việc có vẻ hết sức trôi chảy. Anh ta chợt trông thấy Aiette đang nhìn mình. "Xin chào".

Giọng anh ta màu vàng chói.

"Chào anh". Aiette bẽn lẽn trả lời.

Anh ta hất đầu về phía bức tranh đang sao lại "Cô nghĩ thế nào ?".

"Bellissimo. Theo tôi thì rất tuyệt". Và nàng đợi cho giọng nói bên trong mình vang lên. Chỉ là trò vớ vẩn. Nhưng không có gì cả. Nàng rất ngạc nhiên.

"Thật sự là rất tuyệt".

Anh ta mỉm cười. "Cảm ơn. Tôi tên là Richard, Richard Menton.".

"Aiette Peters".

"Cô có thường đến đây không ?" Richard hỏi.

"Nếu có thể thì cũng thường xuyên. Tôi không còn ở San Francisco".

"Vậy cô ở đâu"?

"Cupertino". - Không - "Không phải việc của anh", hoặc "Bộ anh muốn biết lắm sao ?" "Mà lại ở Cupertino" Có cái gì đang xẩy ra vậy.

"Đó là một thị trấn nhỏ và đáng yêu".

"Tôi rất thích nó". Không - "Cái chó gì khiến anh nghĩ là nó đáng yêu" hoặc Anh thì biết cái cóc khô gì về thị trấn đáng yêu đó" mà lại - "Tôi rất thích nó".

Anh ta đả hoàn tất công việc. "Tôi thấy đói bụng rồi. Cô dùng bữa trưa luôn với tôi nhé.

Quán De Young có nhiều đồ ăn ngon lắm đấy".

Aiette hơi lưỡng lự. "Rất sẵn lòng". Không - "Trông anh thật ngu xuẩn".

hoặc "Tôi không bao giờ ăn trưa với người lạ " mà lại - "Rất sẵn lòng". Đây là một cảm giác rất mới lạ và nó làm Aiette vui hẳn lên.

Bữa trưa đặc biệt thú vị và không có một ý nghĩ phá bĩnh nào xuất hiện trong đầu Aiette. Họ thảo luận về một số họa sĩ vĩ đạị và Aiette kể cho Richarđ nghe về sự thay đổi ở Rome.

"Tôi chưa bao giờ đến Rome cả". Anh ta nói.

"Có thể một ngày nào đấy".

Và Aiette nghĩ. ở Rome cùng anh thì thú vị biết bao.

Khi bữa ăn kết thúc, Richard chợt thấy người bạn cùng phòng bèn gọi luôn anh ta. "Gary, tôi không biết là cậu cũng định đến đây. Xin giới thiệu một người với cậu:

Đây là Aiette Peters. Còn đây Gary King, giới thiệu với cô".

Gary cũng ở tầm tuổi Richard, mắt xanh sang và tóc dài đến vai.

"Hân hạnh được gặp anh, Gary".

"Gary là bạn thân của tôi từ hồi còn trung học".

"Ư". Tôi đã mười năm mài đũng quần cùng Richard, nên nếu có muốn nghe một số câu chuyện thú vị thì ...".

"Gary, hình như cậu định đi đâu phải không ?".

"Được", Anh ta quay sang Alette. "Nhưng đừng quên lời đề nghị của tôi. Tôi sẽ gặp cô sau".

Họ cùng nhìn Gary rời khỏi. Richard nói, "Aiette ...".

"Anh muốn nói gì ?".

"Chúng ta sẽ gặp lại chứ ?".

"Tôi cũng mong như vậy". Rất rất nhiều.

Sáng thứ hai, Aiette kể cho Toni nghe về những gì đã xảy ra với nàng.

"Đừng dây dưa với bọn họa sĩ". Toni cảnh cáo. "Cô sẽ ăn bánh vẽ đấy. Thế có định gặp lại hắn không ?".

Aiette mỉm cười. "Có. Tôi nghĩ là anh ta thích tôi. Và tôi cũng thích anh ấy.

Tôi thật sự thích anh ấy".

Có một sự bất đồng nho nhỏ và đã kết thúc bằng một cuộc tranh cãi dữ dội.

Nguyên là mục sư Frank đang chuẩn bị nghỉ ngơi sau 40 năm phụng sự Chúa.

Ông là người vô cùng tốt bụng và tận tụy với công việc chăm sóc con chiên nên toàn thể giáo đoàn đều rất buồn lòng về việc ông sắp phải ra đi. Họ đã bí mật tổ chức cuộc họp để quyết định xem sẽ tặng ông món gì làm quà chia tay. Đồng hồ ... tiền bạc ... một kỳ nghỉ ... một bức tranh ... Ông rất yêu nghệ thuật.

"Tại sao chúng ta không cho người vê cảnh ông đang đứng trước nhà thờ ?".

Mọi người nhìn cả vào Aiette. "Cô se vẽ chứ ?".

"Cũng được". Nàng vui vẻ nhận lời.

Waiter Manning là một thành viên quan trọng của giáo đoàn và là người có đóng góp nhiều nhất cho nhà thờ. Ông cũng là một doanh nghiệp thành đạt nhưng lại luôn tỏ ra ganh ghét trước thành công của người khác. Ông ta nói, "Con gái tôi là một họa sĩ giỏi. Có lẽ nên để nó vẽ thì hơn". Ai đó gợi ý, "Vậy hãy để cả hai cùng vẽ và chúng ta sẽ chọn là một bức đẹp hơn tặng cho ngài mục sư".

Aiette đã bỏ ra năm ngày để hoàn thành bức vẽ và nó thực sự là một kiệt tác, mang theo cả tình cảm chan chứa của nàng với ngài mục sư.

Chủ nhật sau đó; mọi người lại tập hợp nhau để chọn tranh. Tất cả đều đánh giá cao họa phẩm của Aiette.

"Trông nó rất thật, dường như ngài mục sư có thể bước ra đây với chúng ta vậy".

"Ồ, ông ấy nhất định sẽ rất thích".

"Cô nên đưa nó vào viện bảo tàng, Aiette ...".

Waiter Manning mở bức tranh của con gái ông ta ra. Đó cũng là một tác phẩm đẹp, nhưng thiếu sự sống động như bức của Aiette.

"Cũng đẹp lắm". Ai đó lịch sự lên tiếng, "nhưng tôi nghĩ bức thư của Aiette ...".

"Tôi đồng ý ...".

"Bức của Aiette thì ...".

Waiter Manning nói to. "Mọi người nên biết chuyện này. Con tôi là họa sĩ chuyên nghiệp", Ông ta nhìn Aiette, "chứ không phải là dân nghiệp dư. Nó đã vẽ bức tranh với tất cả tình cảm của mình. Chúng ta không thể không chọn nó".

"Nhưng, Waiter ...".

"Không, thua ngài. Chúng ta phải nhất trí với nhau. Hoặc là tranh của con gái tôi hoặc là không gì cả".

Aiette lên tiếng. "Tôi cũng thích bức tranh đó lắm. Hãy chọn nó làm món quà cho ngài mục sư".

Waiter Manning cười tự mãn. "Ngài mục sư nhất định sẽ thích món quà này lắm.

Tối hôm đó, trên đường về, Waiter Manning bị chết trong một vu đụng xé không rõ thủ phạm.

Biết tin này, Aiette rụng rời cả chân tay.
Tác giả : Sidney Sheldon
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại