Hành Vân Lưu Thủy
Chương 39 Hồi thứ mười lăm Nhất diệp hùng (6)
Vân xuất nguy tụ đãng tiêu tiểu,
Thủy nhập thanh lâm mộng khách hương.
Mộng vô lý nhất, càng trái với ý nguyện, năm tháng vút nhanh, đánh cho con người ta trở tay không kịp.
Năm ấy trời hè nắng đẹp, không ngờ kể từ đó ngày ngày đều nắng đẹp, Sở cha ngồi trên bờ ruộng, ngẩng đầu nhìn vạn dặm không mây, nắng chói trắng trời, đâm cho nước mắt ngập vành mắt cùng mồ hôi đầm đìa, đồng loạt cay khóe miệng.
Từng mẫu lúa tự tay gieo trồng đều giống như ba đứa bé Thiên Vân Yến, càng ngày càng mặt xám mày xịt, lá lúa phơi nắng cong cả mép, mất đi màu xanh tươi tốt, nổi lên màu vàng khô cằn giữa mảnh đất nóng đỏ này.
Thịnh cực tất suy tựa như đã mất đi hiệu lực vào mùa hè năm ấy, nó thịnh chỉ e không có giới hạn, coi trời bằng vung, khiến mặt trời nổi cơn sốt điên cuồng. Khí trong trời đất đều như bị ngâm mồi lửa, hít một hơi, phế phủ sẽ bị thiêu đốt.
Suối bỏng tay, sông bốc khói, khe suối sôi sùng sục, phàm là những nơi có nước đều đang tranh thủ từng phút từng giây để mà khô cạn đi, nước mưa như thể cuối cùng cũng tu đầy công đức, tranh nhau lột xác thành khí, muốn về thiên đình, hồng trần bị quăng sạch không thể làm gì khác hơn là ung dung rơi vào chúng sinh còn lại, ai bảo chúng mập không phi thăng nổi, khiến cho thế giới quay tròn này tràn ngập ái biệt ly, oán hận, cầu không được.
Thiên Vân Yến cảm nắng, chỉ nằm trong nhà, Sở nương bận rộn thức khuya dậy sớm, sứt đầu mẻ trán.
Sở Hành Vân coi như cũng hiểu chuyện, từ trước đến nay, mỗi khi sinh bệnh y đều giở giọng nũng nịu, nức nức nở nở, cố ý vòi cha mẹ thêm chút trìu mến. Mà giờ phút này, sắc mặt cha càng ngày càng nặng nề, vành mắt nương càng ngày càng thâm đen, thậm chí còn trở thành hai vành hắc tuyến, mỗi khi liếc mắt nhìn thấy, Sở Hành Vân đều cảm thấy có một cây kim xâu chỉ bay từ vành đen đó ra ngoài, hai bên trái phải, lập tức khâu kín miệng y lại, làm y thà tiếp tục khó chịu chứ cũng không nguyện nói thêm một lời.
Lúa đã hấp hối, nông dân trong thôn chỉ có thể trông chờ mong mỏi thu đến diệu thủ hồi xuân, đợi tới lúc trổ bông phấn hoa phát tán, có lẽ sẽ gặp được chuyện đẹp như một tầng mưa thu một tầng gió mát. Cuối cùng gió heo may xào xàc cũng tới, song cơn gió thu lại tiếp tục di nguyện của mùa hạ, không chỉ kế thừa, nó còn muốn phát triển huy hoàng thịnh vượng hơn.
Cuối cùng trời lâm đại hạn.
Lúa chết đi hết cây này tới cây khác, mẫu này tới mẫu khác, toàn bộ nông dân trong làng đứng trên ruộng, nâng lúa lên, xem đi xem lại lần này tới lần khác, tỉ mỉ nắm lấy bông lúa, từng bông đều trống không xẹp lép, bóp vào chỉ phát ra đúng một tiếng vang giòn, ông trời như một đứa trẻ nghịch ngợm, cầm pháo tết, cười đùa nã từng viên pháo vào lòng nông dân, nổ ra trăm ngàn lỗ thủng.
Không thu hoạch được một hạt nào.
Sở cha mặt mày mờ mịt nhìn từng gò rơm rạ thu lại, ngồi trên mặt đất rạn nứt, ngồi cực kỳ lâu.
Đều nói một núi có bốn mùa, mười dặm là một khoảng trời khác, mà hạn hán lại giống như bệnh dịch độc địa nhất, khiến cho cả trăm chục khoảng trời đều đồng loạt nhiễm phải.
Sở nương chống người dậy, dẫn Thiên Vân Yến vào rừng tìm kiếm tất cả những gì có thể nhét vào bụng như rau dại, nấm. Sở cha thì vào núi săn thú, đến nước suối trong khe cũng đã khô cạn hơn nửa, đi đâu tìm được cá tôm chim muông, chỉ cần tìm được chút gì đó nhét kẽ răng cũng coi như có hi vọng sống.
Đông cũng công bằng không thiên vị. Nó ngại mùa hạ năm ấy làm dân làng không tưởng tượng ra được ba chữ “hàn, lương, lãnh" phải viết như thế nào, thế là nổi gió Tây lên, bù đắp đầy đủ cho nhân gian. Gió buốt xương, rét cắt da, hạn lan từ dưới đất lên bắt nạt con người, làm tay chân nứt nẻ, rỉ ra máu.
Lạnh, như vị quan bị giáng chức từ phương Bắc, tự mang theo oán hận vì có tài mà không gặp thời, phát ra uy phong của Bắc Quốc, lại bị đất Nam kìm kẹp, thế là không rơi được tuyết.
Tết đến, mỗi nhà mỗi hộ đoàn tụ trong căn nhà lọt gió chịu đói. Hạn và đói như mẫu tử cửu biệt, ôm nhau khóc lóc sung sướng như điên, chúng nó tự hưởng thụ hạnh phúc gia đình, mặc kệ sinh linh đồ thán, nhân gian thảm tuyệt.
Đông năm ấy, trong thôn có rất nhiều người chết đói, dáng người cường tráng của Sở cha đã còng xuống, cặp mắt long lanh của Sở nương sưng vù, Thiên Vân Yến vốn đều là hạt giống đang đà lớn lên, lại thành hạt đậu mầm còi cọc.
Ban đầu, chữ “Đói" rất lớn chặn ngang trong lòng, chữ “ăn" nho nhỏ kẹt lại trong cuống họng.
Sau đó, chảy trong người dường như đã không còn là máu nữa, mà là cát, từng hạt đều khắc đầy chữ “đói", tim cố sức đập một cái, là bắt đầu từ từ chảy trong mạch máu, từng hạt cộm vào da thịt.
Năm đó Nữ Oa tạo người, chắc chắn đã trộm bùn của chữ “ăn", mới khiến cho tứ chi bách hài mỗi thời mỗi khắc đều đang giục giã “ăn ăn ăn", ồn ào cho nhà nhà đều gà bay chó sủa.
Cuối cùng, gà lợn bò chó, lương thực dư thừa trong mấy năm qua, dưa muối thối rữa, thịt khô mọc giòi đều đã đồng loạt cạn kiệt, Sở Hành Vân mỗi ngày mỗi giờ mỗi phút mỗi giây đều đói bụng, y không ngừng chạy đi nhìn hũ gạo trống trơn, hầm lương thực trống hoác, ruộng đồng vắng lặng, từng mảng đất đai hiu hắt đều viết lít nha lít nhít chữ “no", thế nhưng càng xem, dạ dày lại càng không ngừng nghỉ rỗng tuếch mài nhau, làm ầm làm ĩ đến mức tỳ tạng cũng không thể ngủ, uể oải suy kiệt, ruột non ruột già dính sát vào nhau, tiêu hóa đối phương lấp đầy bụng dạ.
Xuân năm sau cũng không khác gì đông cả, chỉ là cực kỳ tự phụ, nhà khác mưa xuân quý như mỡ, nó nhất định phải đắt vượt hoàng kim, đại hạn thành gió, nạn đói thành bằng (*), phẫn nộ bay lên, vút thẳng lên chín vạn dặm.
(*) bằng (鹏): chim bằng – loài chim lớn nhất trong thần thoại Trung Quốc
Đầu tiên là cọng khoai lá lúa, gặm sạch, sau đó là thân lá rau dại, cũng gặm sạch nốt, phàm là cây cỏ lá xanh trong núi đều đã trơ trọi, cứ thế sau đó dân bắt đầu đào gốc tre lên ăn, không thể tiêu hóa, thì nhẫn nhịn cơn đau bụng cố mà ăn, cuối cùng đến rễ cây cũng hết, Sở Hành Vân ôm bụng, đói đến mức phát điên, rồi lại vì đói bụng mà không có sức để điên, thường thường nằm rạp xuống đất, lay lắt ngày qua ngày.
Người đi ngang trước mắt trở thành đùi gà nướng biết chạy, cá hấp xì dầu nằm sấp, cánh vịt kho lay động, chân giò kho đứng thẳng, mùi thịt lan ra, tỏa ra từ sâu trong thân thể…
Cuối cùng cũng có một ngày, Sở Hành Vân thật sự ngửi thấy mùi thịt, y phấn chấn kéo Sở Thiên Sở Yến dậy muốn chạy ra khỏi cửa, lại bị nương kéo về, nương ôm thật chặt lấy ba đứa bé, Sở Hành Vân khó hiểu hỏi, lại thấy nương chỉ rơi lệ, Sở cha ôm lấy Sở nương từ phía sau, hôn nhẹ lên tóc nàng, rồi cũng ôm cả ba đứa con vào lồng ngực rộng lớn, nói:
“Đừng sợ, có chết, thì người cả nhà ta chết cùng nhau."
Nhà ai bay lên mùi thịt, không thấy vợ con nhà đó, nhà ai nấu canh thịt, không thấy con cái nhà đó…
Phật tổ khẽ động ngón tay, vò diệt bốn mùa, xuân hạ thu đông mỗi giây một phút đều khó sống như nhau.
Chung quy, vẫn không chống đỡ nổi cuộc sống như vậy, non nửa dân làng còn sót lại nghe nói có tên con buôn mua trẻ con đến cổng trấn, mang theo kho cứu nạn khoai lang, bí ngô, thế là dắt cốt nhục nho nhỏ nhà mình đi, mang khoai lang quắt queo trở về.
Sở cha ngồi ở nhà, nhìn đàn con đã đói bụng gầy gò không ra người, nhìn mãi một lúc lâu.
Ngày hôm ấy, Sở Hành Vân trông thấy cha mình ngồi trong ruộng nhà, nắm lên một nắm đất, nắm chặt rồi buông ra.
Y chạy tới gọi cha, Sở cha quay đầu lại, nặn nặn cánh tay còn nhỏ hơn sào tre của y, rồi mở bàn tay ra, cho y xem nắm đất này.
Đất đai phì nhiêu đã hoàn toàn khô thành cát bụi, Tiểu Hành Vân nhìn, chợt thấy giữa nắm bụi vàng rớt xuống một giọt nước, y ngẩng đầu lên, cha đã quay mặt đi, một tay không ngừng lau qua mắt, vừa lẩm bẩm nói: “Cát bay vào mắt."
Cuối cùng, cha quay mặt lại, hai mắt đỏ hoe, uất hận thở một hơi thật dài: “Cha mẹ con đời này không làm bất cứ chuyện xấu nào, cớ sao ông trời phải như vậy… đối xử với cả nhà ta như vậy!"
Tối ngày hôm ấy, Sở Yến nhẹ chân nhẹ tay chạy đến tìm Sở Hành Vân, cúi đầu hỏi: “Ca ca, ca có thể… tặng trước quà sinh nhật năm nay cho muội được không?"
“Hả?"
“Muội… muội… muội chỉ muốn… xem trước thôi…"
Trong tai của Sở Hành Vân, xưa nay lời của muội muội luôn lớn hơn trời, y đã chuẩn bị xong quà từ năm ngoái, là một hộp phi tiêu gỗ mà y tự tay dùng sào tre tước, y biết phàm là những trò cần tới chính xác, muội muội mình đều cực am hiểu, hòn đá, tăm trúc gì đó rơi vào trong tay nàng, đều như thể bỗng dưng mọc mắt, chính mình muốn bắn tới hồng tâm, thế nên đã làm một hộp này để muội muội luyện tập.
Nghĩ tới muội muội là con gái, Sở Hành Vân còn vẽ ít hoa văn lên trên để trang trí, tuy trông cực xấu, mà cũng là tâm ý, Sở Yến thấy thì rất vui vẻ, kề thật chặt vào ngực, đang chuẩn bị chạy đi tìm anh trai Sở Thiên lại bỗng nhiên chạy trở về, rụt rụt rè rè, thơm lên hai má Sở Hành Vân như chuồn chuồn lướt nước, miệng nói thật mau một câu “Cảm ơn ca ca", rồi lại quay đầu chạy đi thật nhanh.
Mặt Sở Hành Vân lập tức nóng bừng, nóng cho lòng y cũng ấm áp.
Ngày hôm sau, Sở cha dắt tay Sở Yến đi ra cổng trấn.
Khi trở về, Sở nương mở to cặp mắt sững sờ, hỏi: “Yến Nhi đâu?"
Sở Thiên và Sở Hành Vân đều chạy đến, hỏi: “Muội muội đâu?"
Sở cha không nói gì, chỉ thả xuống một sọt khoai lang, một sọt bí ngô.
Sở nương ngây ra một hồi lâu, rồi đột nhiên xông tới như phát bệnh, một chân đá đổ sọt, khoai lang gầy gò cùng bí ngô còm cõi lăn ra ngoài, nàng lao tới trước mặt Sở cha, đấm thụi gào khóc:
“Lúc đó ông đã nói thế nào, hả? Người cả nhà ta chết cũng chết cùng nhau! Hiện tại thì sao! Những thứ này là gì? Ông nói đi, những thứ này là gì! Sở Yến là con gái ông, là con gái ruột ông đấy… Ông biết mấy tên buôn người khốn nạn đó bán con gái cho những chỗ cặn bã nào không? Ông có còn là người nữa không? Ông không nhận nó cũng được, ta nhận nó! Đó là con gái ta, con gái ta mang thai mười tháng, một tay nuôi lớn…"
Sở cha chỉ ôm lấy nàng, mặc nàng đánh chửi.
Bữa cơm hôm đó, cuối cùng cũng có thức ăn, mà chậm chạp, mãi vẫn không có ai động đũa.
Trời vẫn giáng hạn hán như lửa, Sở Thiên Sở nương đồng loạt đổ bệnh, không thể nói ra được là chứng bệnh gì, chỉ mãi vẫn không thấy đỡ hơn. Sở cha ngày đêm không chỉ phải chịu đựng bụng đói, mà còn phải tận mắt nhìn vợ con bị giày vò, nhà không còn giống nhà nữa, mà thành ngục tù khổ lao.
Có lúc Sở cha lén lút nói với Sở Hành Vân rằng, dứt khoát có trận lũ bất ngờ xông tới phá hủy căn nhà này, làm người cả nhà chết ngay tại chỗ trái lại còn dễ chịu. Còn sống như thế này nữa, khoét cả trái tim sống ra dâng cho trời xanh, để trời xanh ung dung thong thả, khoét từng mẩu từng mẩu một.
Thiên tai như trận lũ tới bất ngờ dù sao cũng quá sảng khoái, ông trời sẽ không dễ dàng như vậy.
Chẳng mấy chốc, ngoài nạn đói, nước cũng cạn kiệt. Cơn khát đọng lại nơi cổ họng, kết thành một khối đờm, khạc không ra, chỉ đành nuốt xuống phổi, mở hai mắt nhìn trời trông mong mưa, nhưng chỉ thấy hạn hán dứt khoát đường hoàng rạch từng khe nứt ngang dọc xuống mảnh đất này.
Một hôm nào đó, Sở cha lại đi ra ruộng mình, hắn cẩn thận tránh đi những vết nứt sâu hoắm, tìm một nơi để ngồi xuống, Sở Hành Vân khàn cổ họng đang muốn dài giọng gọi “cha ——", lại bỗng thấy cha mình quỳ xuống, lưng rạp chìm vào trong cát bụi, rập đầu trang trọng từng lần với đất này.
Thủy nhập thanh lâm mộng khách hương.
Mộng vô lý nhất, càng trái với ý nguyện, năm tháng vút nhanh, đánh cho con người ta trở tay không kịp.
Năm ấy trời hè nắng đẹp, không ngờ kể từ đó ngày ngày đều nắng đẹp, Sở cha ngồi trên bờ ruộng, ngẩng đầu nhìn vạn dặm không mây, nắng chói trắng trời, đâm cho nước mắt ngập vành mắt cùng mồ hôi đầm đìa, đồng loạt cay khóe miệng.
Từng mẫu lúa tự tay gieo trồng đều giống như ba đứa bé Thiên Vân Yến, càng ngày càng mặt xám mày xịt, lá lúa phơi nắng cong cả mép, mất đi màu xanh tươi tốt, nổi lên màu vàng khô cằn giữa mảnh đất nóng đỏ này.
Thịnh cực tất suy tựa như đã mất đi hiệu lực vào mùa hè năm ấy, nó thịnh chỉ e không có giới hạn, coi trời bằng vung, khiến mặt trời nổi cơn sốt điên cuồng. Khí trong trời đất đều như bị ngâm mồi lửa, hít một hơi, phế phủ sẽ bị thiêu đốt.
Suối bỏng tay, sông bốc khói, khe suối sôi sùng sục, phàm là những nơi có nước đều đang tranh thủ từng phút từng giây để mà khô cạn đi, nước mưa như thể cuối cùng cũng tu đầy công đức, tranh nhau lột xác thành khí, muốn về thiên đình, hồng trần bị quăng sạch không thể làm gì khác hơn là ung dung rơi vào chúng sinh còn lại, ai bảo chúng mập không phi thăng nổi, khiến cho thế giới quay tròn này tràn ngập ái biệt ly, oán hận, cầu không được.
Thiên Vân Yến cảm nắng, chỉ nằm trong nhà, Sở nương bận rộn thức khuya dậy sớm, sứt đầu mẻ trán.
Sở Hành Vân coi như cũng hiểu chuyện, từ trước đến nay, mỗi khi sinh bệnh y đều giở giọng nũng nịu, nức nức nở nở, cố ý vòi cha mẹ thêm chút trìu mến. Mà giờ phút này, sắc mặt cha càng ngày càng nặng nề, vành mắt nương càng ngày càng thâm đen, thậm chí còn trở thành hai vành hắc tuyến, mỗi khi liếc mắt nhìn thấy, Sở Hành Vân đều cảm thấy có một cây kim xâu chỉ bay từ vành đen đó ra ngoài, hai bên trái phải, lập tức khâu kín miệng y lại, làm y thà tiếp tục khó chịu chứ cũng không nguyện nói thêm một lời.
Lúa đã hấp hối, nông dân trong thôn chỉ có thể trông chờ mong mỏi thu đến diệu thủ hồi xuân, đợi tới lúc trổ bông phấn hoa phát tán, có lẽ sẽ gặp được chuyện đẹp như một tầng mưa thu một tầng gió mát. Cuối cùng gió heo may xào xàc cũng tới, song cơn gió thu lại tiếp tục di nguyện của mùa hạ, không chỉ kế thừa, nó còn muốn phát triển huy hoàng thịnh vượng hơn.
Cuối cùng trời lâm đại hạn.
Lúa chết đi hết cây này tới cây khác, mẫu này tới mẫu khác, toàn bộ nông dân trong làng đứng trên ruộng, nâng lúa lên, xem đi xem lại lần này tới lần khác, tỉ mỉ nắm lấy bông lúa, từng bông đều trống không xẹp lép, bóp vào chỉ phát ra đúng một tiếng vang giòn, ông trời như một đứa trẻ nghịch ngợm, cầm pháo tết, cười đùa nã từng viên pháo vào lòng nông dân, nổ ra trăm ngàn lỗ thủng.
Không thu hoạch được một hạt nào.
Sở cha mặt mày mờ mịt nhìn từng gò rơm rạ thu lại, ngồi trên mặt đất rạn nứt, ngồi cực kỳ lâu.
Đều nói một núi có bốn mùa, mười dặm là một khoảng trời khác, mà hạn hán lại giống như bệnh dịch độc địa nhất, khiến cho cả trăm chục khoảng trời đều đồng loạt nhiễm phải.
Sở nương chống người dậy, dẫn Thiên Vân Yến vào rừng tìm kiếm tất cả những gì có thể nhét vào bụng như rau dại, nấm. Sở cha thì vào núi săn thú, đến nước suối trong khe cũng đã khô cạn hơn nửa, đi đâu tìm được cá tôm chim muông, chỉ cần tìm được chút gì đó nhét kẽ răng cũng coi như có hi vọng sống.
Đông cũng công bằng không thiên vị. Nó ngại mùa hạ năm ấy làm dân làng không tưởng tượng ra được ba chữ “hàn, lương, lãnh" phải viết như thế nào, thế là nổi gió Tây lên, bù đắp đầy đủ cho nhân gian. Gió buốt xương, rét cắt da, hạn lan từ dưới đất lên bắt nạt con người, làm tay chân nứt nẻ, rỉ ra máu.
Lạnh, như vị quan bị giáng chức từ phương Bắc, tự mang theo oán hận vì có tài mà không gặp thời, phát ra uy phong của Bắc Quốc, lại bị đất Nam kìm kẹp, thế là không rơi được tuyết.
Tết đến, mỗi nhà mỗi hộ đoàn tụ trong căn nhà lọt gió chịu đói. Hạn và đói như mẫu tử cửu biệt, ôm nhau khóc lóc sung sướng như điên, chúng nó tự hưởng thụ hạnh phúc gia đình, mặc kệ sinh linh đồ thán, nhân gian thảm tuyệt.
Đông năm ấy, trong thôn có rất nhiều người chết đói, dáng người cường tráng của Sở cha đã còng xuống, cặp mắt long lanh của Sở nương sưng vù, Thiên Vân Yến vốn đều là hạt giống đang đà lớn lên, lại thành hạt đậu mầm còi cọc.
Ban đầu, chữ “Đói" rất lớn chặn ngang trong lòng, chữ “ăn" nho nhỏ kẹt lại trong cuống họng.
Sau đó, chảy trong người dường như đã không còn là máu nữa, mà là cát, từng hạt đều khắc đầy chữ “đói", tim cố sức đập một cái, là bắt đầu từ từ chảy trong mạch máu, từng hạt cộm vào da thịt.
Năm đó Nữ Oa tạo người, chắc chắn đã trộm bùn của chữ “ăn", mới khiến cho tứ chi bách hài mỗi thời mỗi khắc đều đang giục giã “ăn ăn ăn", ồn ào cho nhà nhà đều gà bay chó sủa.
Cuối cùng, gà lợn bò chó, lương thực dư thừa trong mấy năm qua, dưa muối thối rữa, thịt khô mọc giòi đều đã đồng loạt cạn kiệt, Sở Hành Vân mỗi ngày mỗi giờ mỗi phút mỗi giây đều đói bụng, y không ngừng chạy đi nhìn hũ gạo trống trơn, hầm lương thực trống hoác, ruộng đồng vắng lặng, từng mảng đất đai hiu hắt đều viết lít nha lít nhít chữ “no", thế nhưng càng xem, dạ dày lại càng không ngừng nghỉ rỗng tuếch mài nhau, làm ầm làm ĩ đến mức tỳ tạng cũng không thể ngủ, uể oải suy kiệt, ruột non ruột già dính sát vào nhau, tiêu hóa đối phương lấp đầy bụng dạ.
Xuân năm sau cũng không khác gì đông cả, chỉ là cực kỳ tự phụ, nhà khác mưa xuân quý như mỡ, nó nhất định phải đắt vượt hoàng kim, đại hạn thành gió, nạn đói thành bằng (*), phẫn nộ bay lên, vút thẳng lên chín vạn dặm.
(*) bằng (鹏): chim bằng – loài chim lớn nhất trong thần thoại Trung Quốc
Đầu tiên là cọng khoai lá lúa, gặm sạch, sau đó là thân lá rau dại, cũng gặm sạch nốt, phàm là cây cỏ lá xanh trong núi đều đã trơ trọi, cứ thế sau đó dân bắt đầu đào gốc tre lên ăn, không thể tiêu hóa, thì nhẫn nhịn cơn đau bụng cố mà ăn, cuối cùng đến rễ cây cũng hết, Sở Hành Vân ôm bụng, đói đến mức phát điên, rồi lại vì đói bụng mà không có sức để điên, thường thường nằm rạp xuống đất, lay lắt ngày qua ngày.
Người đi ngang trước mắt trở thành đùi gà nướng biết chạy, cá hấp xì dầu nằm sấp, cánh vịt kho lay động, chân giò kho đứng thẳng, mùi thịt lan ra, tỏa ra từ sâu trong thân thể…
Cuối cùng cũng có một ngày, Sở Hành Vân thật sự ngửi thấy mùi thịt, y phấn chấn kéo Sở Thiên Sở Yến dậy muốn chạy ra khỏi cửa, lại bị nương kéo về, nương ôm thật chặt lấy ba đứa bé, Sở Hành Vân khó hiểu hỏi, lại thấy nương chỉ rơi lệ, Sở cha ôm lấy Sở nương từ phía sau, hôn nhẹ lên tóc nàng, rồi cũng ôm cả ba đứa con vào lồng ngực rộng lớn, nói:
“Đừng sợ, có chết, thì người cả nhà ta chết cùng nhau."
Nhà ai bay lên mùi thịt, không thấy vợ con nhà đó, nhà ai nấu canh thịt, không thấy con cái nhà đó…
Phật tổ khẽ động ngón tay, vò diệt bốn mùa, xuân hạ thu đông mỗi giây một phút đều khó sống như nhau.
Chung quy, vẫn không chống đỡ nổi cuộc sống như vậy, non nửa dân làng còn sót lại nghe nói có tên con buôn mua trẻ con đến cổng trấn, mang theo kho cứu nạn khoai lang, bí ngô, thế là dắt cốt nhục nho nhỏ nhà mình đi, mang khoai lang quắt queo trở về.
Sở cha ngồi ở nhà, nhìn đàn con đã đói bụng gầy gò không ra người, nhìn mãi một lúc lâu.
Ngày hôm ấy, Sở Hành Vân trông thấy cha mình ngồi trong ruộng nhà, nắm lên một nắm đất, nắm chặt rồi buông ra.
Y chạy tới gọi cha, Sở cha quay đầu lại, nặn nặn cánh tay còn nhỏ hơn sào tre của y, rồi mở bàn tay ra, cho y xem nắm đất này.
Đất đai phì nhiêu đã hoàn toàn khô thành cát bụi, Tiểu Hành Vân nhìn, chợt thấy giữa nắm bụi vàng rớt xuống một giọt nước, y ngẩng đầu lên, cha đã quay mặt đi, một tay không ngừng lau qua mắt, vừa lẩm bẩm nói: “Cát bay vào mắt."
Cuối cùng, cha quay mặt lại, hai mắt đỏ hoe, uất hận thở một hơi thật dài: “Cha mẹ con đời này không làm bất cứ chuyện xấu nào, cớ sao ông trời phải như vậy… đối xử với cả nhà ta như vậy!"
Tối ngày hôm ấy, Sở Yến nhẹ chân nhẹ tay chạy đến tìm Sở Hành Vân, cúi đầu hỏi: “Ca ca, ca có thể… tặng trước quà sinh nhật năm nay cho muội được không?"
“Hả?"
“Muội… muội… muội chỉ muốn… xem trước thôi…"
Trong tai của Sở Hành Vân, xưa nay lời của muội muội luôn lớn hơn trời, y đã chuẩn bị xong quà từ năm ngoái, là một hộp phi tiêu gỗ mà y tự tay dùng sào tre tước, y biết phàm là những trò cần tới chính xác, muội muội mình đều cực am hiểu, hòn đá, tăm trúc gì đó rơi vào trong tay nàng, đều như thể bỗng dưng mọc mắt, chính mình muốn bắn tới hồng tâm, thế nên đã làm một hộp này để muội muội luyện tập.
Nghĩ tới muội muội là con gái, Sở Hành Vân còn vẽ ít hoa văn lên trên để trang trí, tuy trông cực xấu, mà cũng là tâm ý, Sở Yến thấy thì rất vui vẻ, kề thật chặt vào ngực, đang chuẩn bị chạy đi tìm anh trai Sở Thiên lại bỗng nhiên chạy trở về, rụt rụt rè rè, thơm lên hai má Sở Hành Vân như chuồn chuồn lướt nước, miệng nói thật mau một câu “Cảm ơn ca ca", rồi lại quay đầu chạy đi thật nhanh.
Mặt Sở Hành Vân lập tức nóng bừng, nóng cho lòng y cũng ấm áp.
Ngày hôm sau, Sở cha dắt tay Sở Yến đi ra cổng trấn.
Khi trở về, Sở nương mở to cặp mắt sững sờ, hỏi: “Yến Nhi đâu?"
Sở Thiên và Sở Hành Vân đều chạy đến, hỏi: “Muội muội đâu?"
Sở cha không nói gì, chỉ thả xuống một sọt khoai lang, một sọt bí ngô.
Sở nương ngây ra một hồi lâu, rồi đột nhiên xông tới như phát bệnh, một chân đá đổ sọt, khoai lang gầy gò cùng bí ngô còm cõi lăn ra ngoài, nàng lao tới trước mặt Sở cha, đấm thụi gào khóc:
“Lúc đó ông đã nói thế nào, hả? Người cả nhà ta chết cũng chết cùng nhau! Hiện tại thì sao! Những thứ này là gì? Ông nói đi, những thứ này là gì! Sở Yến là con gái ông, là con gái ruột ông đấy… Ông biết mấy tên buôn người khốn nạn đó bán con gái cho những chỗ cặn bã nào không? Ông có còn là người nữa không? Ông không nhận nó cũng được, ta nhận nó! Đó là con gái ta, con gái ta mang thai mười tháng, một tay nuôi lớn…"
Sở cha chỉ ôm lấy nàng, mặc nàng đánh chửi.
Bữa cơm hôm đó, cuối cùng cũng có thức ăn, mà chậm chạp, mãi vẫn không có ai động đũa.
Trời vẫn giáng hạn hán như lửa, Sở Thiên Sở nương đồng loạt đổ bệnh, không thể nói ra được là chứng bệnh gì, chỉ mãi vẫn không thấy đỡ hơn. Sở cha ngày đêm không chỉ phải chịu đựng bụng đói, mà còn phải tận mắt nhìn vợ con bị giày vò, nhà không còn giống nhà nữa, mà thành ngục tù khổ lao.
Có lúc Sở cha lén lút nói với Sở Hành Vân rằng, dứt khoát có trận lũ bất ngờ xông tới phá hủy căn nhà này, làm người cả nhà chết ngay tại chỗ trái lại còn dễ chịu. Còn sống như thế này nữa, khoét cả trái tim sống ra dâng cho trời xanh, để trời xanh ung dung thong thả, khoét từng mẩu từng mẩu một.
Thiên tai như trận lũ tới bất ngờ dù sao cũng quá sảng khoái, ông trời sẽ không dễ dàng như vậy.
Chẳng mấy chốc, ngoài nạn đói, nước cũng cạn kiệt. Cơn khát đọng lại nơi cổ họng, kết thành một khối đờm, khạc không ra, chỉ đành nuốt xuống phổi, mở hai mắt nhìn trời trông mong mưa, nhưng chỉ thấy hạn hán dứt khoát đường hoàng rạch từng khe nứt ngang dọc xuống mảnh đất này.
Một hôm nào đó, Sở cha lại đi ra ruộng mình, hắn cẩn thận tránh đi những vết nứt sâu hoắm, tìm một nơi để ngồi xuống, Sở Hành Vân khàn cổ họng đang muốn dài giọng gọi “cha ——", lại bỗng thấy cha mình quỳ xuống, lưng rạp chìm vào trong cát bụi, rập đầu trang trọng từng lần với đất này.
Tác giả :
Thiệu Niên Mộng