Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên
Chương 57: Chiếc ghe đầu tiên
Mai ra vườn hái rau, xem cây thuốc, ngắt bỏ lá sâu. Ở đây không dùng thuốc diệt trừ sâu nên cây lớn sâu cũng lớn theo. Không để ý có khi sâu đục rỗng hết thân cây mà không biết.
Chuyện phú hộ dựng nhà phụ cho thiếp làm Mai nhớ chuyện nhà Nguyễn bá bên kia ao sen. Nguyễn bá mẫu đến đặt làm kệ quần áo vừa về thì Lưu tam bá mẫu đến. Giống như hôm nay, kéo nương nói chuyện ‘người ta’. Thì ra vị đó là vợ hai của Nguyễn bá, người vợ đầu tiên chỉ sanh được một con gái. Lúc sanh nở rất nguy hiểm tưởng là không vượt qua được. Cuối cùng hai mẹ con sống sót vượt qua nhưng đứa bé yếu ớt, còn người mẹ thì không thể hoài thai được nữa. Sau ba năm chạy chữa không được, Nguyễn bá cưới người vợ hai, sinh được hai con trai hai con gái nữa.
Thời này, những gia đình quan lại, giàu có đều có thiếp. Nhà nghèo thì ít có thiếp nhưng tất cả đều muốn sanh nhiều con, con trai càng tốt. Công việc làm ruộng, đánh bắt cá hay lên rừng săn thú đều cần sức lực. Có nhiều sức làm việc người ta mới đủ ăn đủ mặc. Quan trọng hơn là con trai nối dõi tông đường, dòng họ mới truyền thừa mãi mãi.
“Mãi mãi", haiz, làm gì có mãi mãi chứ!
Tuy nhiên, trong gia đình người người Chân Lạp thì đàn bà con gái được coi trọng hơn ở gia đình người Việt hay người Tàu. Có nhiều vùng phía trong gần Nam Vang vẫn còn Mẫu hệ, ngược với người Kinh, người Tàu là Phụ hệ.
Chuyện người thiếp mới nhà phú hộ không ảnh hưởng gì đến mọi người trong nhà, mà cũng là chuyện thường nghe nói ở những nhà giàu. Nhưng với Mai là ‘chuyện lớn’, nghĩ xa xôi mười năm nữa khi cô lập gia đình thì sao đây? Đương nhiên là Mai không chịu chuyện chồng có thiếp, nàng hầu, như vậy là nhà chồng phải nghèo để không nuôi nổi thiếp? Hay là nhà chồng phải thề không cưới thiếp, ai mà chịu bỏ ‘quyền lợi’ này chứ? Càng nghĩ càng lo lắng!
Nhựa cây trám kẽ hở khô dần, ba ngày sau cha quyết định ‘hạ thuỷ’ cái ghe đầu tiên. Kê ván lót đáy ghe, cả nhà dùng sức vừa kéo vừa đẩy nó ra rạch. Nước lớn gần đầy, chiếc ghe từ từ tiếp nước. ‘Oạp oạp’ nằm ngang rồi bị dòng nước đẩy xoay xuôi dòng nằm dọc theo bờ rạch, chiếc ghe chòng chành rồi nằm yên.
– Bình ca, chèo đi. Cho đệ lên với.
A Phúc la hét trên cầu ván. Thất thúc và Bình ca đứng trên hai mũi, thuần thục chèo xuôi dòng.
– Sao?
Cha lội dưới con rạch theo ghe hỏi:
– Nặng hơn bình thường.
– Nghiêng một bên phải không? Ca lên thử đi.
Thất thúc và Bình ca trả lời xong thì nhảy xuống nước. Cha vịn be trèo lên, ngược dòng trở về hướng cầu ván. Người trên ghe vừa chèo vừa ngắm nghía, người đứng trên cầu ván thì háo hức muốn lên ghe chèo thử. Nương cười cười nắm tay a Phúc không cho nhóc nhảy xuống nước giống mấy anh.
Cuối cùng cha buộc ghe vào cầu ván để xem có bị rò nước hay không rồi vào nhà ăn cơm chiều.
– Ngày mai ta đốn thêm cây gỗ về ngâm, đệ và a Bình đẽo thêm cong trước, đệ xẻ gỗ không nổi đâu.
– Ca, nhờ cha giúp không?
– Cha còn nhiều việc, tháng sau vô gặt lúa nữa.
Nhà ông nội cũng nhiều việc, mà nhà mình không thể chờ đợi, phải nghĩ cách.
– Nương, nhà mình còn tiền đặt thêm cái cưa nữa không?
Mai hỏi làm cả nhà quay nhìn,
– Mình đặt làm cái cưa dài hơn cho hai người xẻ gỗ, nhanh hơn, đỡ tốn sức.
Mai còn nghĩ cách làm chỗ đứng cho thợ để lúc cưa không phải khom lưng, rất mỏi mà không đủ lực. Nương vào buồng trong lấy túi tiền, mua lưỡi liềm gặt lúa. Tính ra thì cũng đủ đặt làm cưa lớn, nhưng trong nhà giống như trước không còn tiền dự phòng.
– Cha nương, mình bán cái ghe đi.
– Hả?
Ghe làm để bán mà, sao mọi người ngạc nhiên vậy? Đúng là chưa ai nghĩ đến việc bán cái ghe, bán có người mua không? Bán ai bây giờ?
– Bình ca, thất thúc ngày mai xem ghe có bị rò nước không. Mình phải sửa lại nữa để nó nhẹ hơn, không lệch một bên. Rồi mình chèo đi chợ làng, chợ Sông Lớn thử xem sao. Nếu dùng tốt thì bán lấy tiền đặt làm cái cưa. Dù sao nhà mình vẫn dùng ghe lườn, tháng sau mình đóng ghe mới rồi.
– Cha nghĩ lần sau làm nhanh hơn chút, chiều con nói là hai mươi lăm ngày, chưa tính phải ngâm gỗ hai tháng.
Ừ, lần đầu làm ghe đương nhiên là lâu hơn rồi. Gần một tháng a Bình cặm cụi làm ghe mẫu, sai, sửa, thử cũng học ra kinh nghiệm. Có Mai bên cạnh nói “lý thuyết" chuyện hình dáng ghe ảnh hưởng đến lực cản của nước. Rồi Mai còn thử trọng lượng của từng loại gỗ nữa. Cô hỏi cha chuyện mấy nhà khác xài gỗ nào đóng ghe. Gỗ nào đóng ghe đi biển, gỗ nào đóng ghe đi sông rạch. Nghe Mai hỏi kỹ vậy, người trong nhà dần hiểu ra, bắt đầu chú ý ghi nhớ. Cha đi nhiều nơi nhất, biết nhiều cây gỗ nhất nên kinh nghiệm nhiều. Mai nói hai ba câu là cha hiểu ra ý liền.
A An không quan tâm kỹ thuật đóng ghe, ca ấy chen lời hỏi:
– Mình bán cái ghe được bao nhiêu cha?
– Lưu bá mua hơn hai mươi quan, có mui, lớn hơn ghe mình đóng. Cha tính nhà mình bán mười lăm quan chắc có người mua.
Hai mắt a An sáng lên, vui vẻ nói:
– Lúc trước nhà mình dành dụm mấy tháng mới được mười quan, đóng ghe một tháng được mười lăm quan rồi!
Câu nói của a An như thức tỉnh, làm ai nấy đều hăng hái, đúng rồi! Vậy mới biết mấy nhà ghe giàu có sung túc thế nào!
– Ca, mình làm mui ghe luôn đi, rồi chèo đi chợ thử xem sao.
– Phải, mai cha và a Tấn đi đốn gỗ. Con và a An ở nhà làm mui là được. Mình đợi vài ngày nữa đặt làm cưa lớn.
Mọi người nhìn Mai như hỏi ý chuyện hoãn đặt cưa lớn.
– Nương đi bán hai chợ phiên nữa, lúc đó đặt làm cưa, còn giữ lại một quan trong nhà, được không?
Không biết từ lúc nào người trong nhà cảm thấy Mai biết tính toán hơn. Cả nhà chỉ thấy Mai suốt ngày như con thoi, làm cái này, làm cái kia. Mặc dù cô sức yếu luôn nhờ mọi người làm thay nhưng những việc ‘làm thử’ luôn được việc, còn kiếm được tiền như chuyện đóng thử ghe này.
– Dạ, con cũng đi bán hai chợ phiên trong làng. Mình mua mấy cái lưỡi liềm?
– Mua thêm bốn cái, nàng thấy được không?
Cha nói nhưng quay sang hỏi ý nương.
– Được, chàng cũng đóng cộ (1) trước, hai cái đi. Còn dựng bồ (2) nữa.
Bàn vừa xong thì a Phúc ngáp lớn, nhóc mệt mỏi lắm rồi. Niềm vui đóng được ghe cũng không thể thắng nổi cơn buồn ngủ.
Mai bước ra sân trước nhà, trăng thượng tuần tháng chín toả ra ánh sáng xanh dịu dàng. Mấy đống lửa nhỏ lập loè phía làng trong. Bên kia Đông Hồ là làng Tô Châu cũng ẩn hiện ánh lửa. Tương huynh nói làng bên đó cũng có thêm nhiều nhà mới.
Chợ Sông Lớn lúc này rất náo nhiệt. Cũng may huynh ấy đã ‘xí phần’ dựng sạp trước. Nếu không người đến sau phải dựng sạp phía trong bán không tốt như cập mé sông. Nhà Lưu bá giống nhà Mai chí thú làm ăn. Sáng sáng chiều chiều người hai nhà không ở trên ruộng thì ở trên sông.
Cuộc sống cứ bình yên trôi qua như vầy, cũng tốt phải không?
_______________________________________________
(1): Cộ là dụng cụ đập lúa được đóng bằng gỗ.
(2): Bồ là chỗ chứa lúa khô sau khi phơi, quây bằng tấm đan tre, có lót đan ở dưới cách đất không bi ẩm mốc vào mùa mưa.
Chuyện phú hộ dựng nhà phụ cho thiếp làm Mai nhớ chuyện nhà Nguyễn bá bên kia ao sen. Nguyễn bá mẫu đến đặt làm kệ quần áo vừa về thì Lưu tam bá mẫu đến. Giống như hôm nay, kéo nương nói chuyện ‘người ta’. Thì ra vị đó là vợ hai của Nguyễn bá, người vợ đầu tiên chỉ sanh được một con gái. Lúc sanh nở rất nguy hiểm tưởng là không vượt qua được. Cuối cùng hai mẹ con sống sót vượt qua nhưng đứa bé yếu ớt, còn người mẹ thì không thể hoài thai được nữa. Sau ba năm chạy chữa không được, Nguyễn bá cưới người vợ hai, sinh được hai con trai hai con gái nữa.
Thời này, những gia đình quan lại, giàu có đều có thiếp. Nhà nghèo thì ít có thiếp nhưng tất cả đều muốn sanh nhiều con, con trai càng tốt. Công việc làm ruộng, đánh bắt cá hay lên rừng săn thú đều cần sức lực. Có nhiều sức làm việc người ta mới đủ ăn đủ mặc. Quan trọng hơn là con trai nối dõi tông đường, dòng họ mới truyền thừa mãi mãi.
“Mãi mãi", haiz, làm gì có mãi mãi chứ!
Tuy nhiên, trong gia đình người người Chân Lạp thì đàn bà con gái được coi trọng hơn ở gia đình người Việt hay người Tàu. Có nhiều vùng phía trong gần Nam Vang vẫn còn Mẫu hệ, ngược với người Kinh, người Tàu là Phụ hệ.
Chuyện người thiếp mới nhà phú hộ không ảnh hưởng gì đến mọi người trong nhà, mà cũng là chuyện thường nghe nói ở những nhà giàu. Nhưng với Mai là ‘chuyện lớn’, nghĩ xa xôi mười năm nữa khi cô lập gia đình thì sao đây? Đương nhiên là Mai không chịu chuyện chồng có thiếp, nàng hầu, như vậy là nhà chồng phải nghèo để không nuôi nổi thiếp? Hay là nhà chồng phải thề không cưới thiếp, ai mà chịu bỏ ‘quyền lợi’ này chứ? Càng nghĩ càng lo lắng!
Nhựa cây trám kẽ hở khô dần, ba ngày sau cha quyết định ‘hạ thuỷ’ cái ghe đầu tiên. Kê ván lót đáy ghe, cả nhà dùng sức vừa kéo vừa đẩy nó ra rạch. Nước lớn gần đầy, chiếc ghe từ từ tiếp nước. ‘Oạp oạp’ nằm ngang rồi bị dòng nước đẩy xoay xuôi dòng nằm dọc theo bờ rạch, chiếc ghe chòng chành rồi nằm yên.
– Bình ca, chèo đi. Cho đệ lên với.
A Phúc la hét trên cầu ván. Thất thúc và Bình ca đứng trên hai mũi, thuần thục chèo xuôi dòng.
– Sao?
Cha lội dưới con rạch theo ghe hỏi:
– Nặng hơn bình thường.
– Nghiêng một bên phải không? Ca lên thử đi.
Thất thúc và Bình ca trả lời xong thì nhảy xuống nước. Cha vịn be trèo lên, ngược dòng trở về hướng cầu ván. Người trên ghe vừa chèo vừa ngắm nghía, người đứng trên cầu ván thì háo hức muốn lên ghe chèo thử. Nương cười cười nắm tay a Phúc không cho nhóc nhảy xuống nước giống mấy anh.
Cuối cùng cha buộc ghe vào cầu ván để xem có bị rò nước hay không rồi vào nhà ăn cơm chiều.
– Ngày mai ta đốn thêm cây gỗ về ngâm, đệ và a Bình đẽo thêm cong trước, đệ xẻ gỗ không nổi đâu.
– Ca, nhờ cha giúp không?
– Cha còn nhiều việc, tháng sau vô gặt lúa nữa.
Nhà ông nội cũng nhiều việc, mà nhà mình không thể chờ đợi, phải nghĩ cách.
– Nương, nhà mình còn tiền đặt thêm cái cưa nữa không?
Mai hỏi làm cả nhà quay nhìn,
– Mình đặt làm cái cưa dài hơn cho hai người xẻ gỗ, nhanh hơn, đỡ tốn sức.
Mai còn nghĩ cách làm chỗ đứng cho thợ để lúc cưa không phải khom lưng, rất mỏi mà không đủ lực. Nương vào buồng trong lấy túi tiền, mua lưỡi liềm gặt lúa. Tính ra thì cũng đủ đặt làm cưa lớn, nhưng trong nhà giống như trước không còn tiền dự phòng.
– Cha nương, mình bán cái ghe đi.
– Hả?
Ghe làm để bán mà, sao mọi người ngạc nhiên vậy? Đúng là chưa ai nghĩ đến việc bán cái ghe, bán có người mua không? Bán ai bây giờ?
– Bình ca, thất thúc ngày mai xem ghe có bị rò nước không. Mình phải sửa lại nữa để nó nhẹ hơn, không lệch một bên. Rồi mình chèo đi chợ làng, chợ Sông Lớn thử xem sao. Nếu dùng tốt thì bán lấy tiền đặt làm cái cưa. Dù sao nhà mình vẫn dùng ghe lườn, tháng sau mình đóng ghe mới rồi.
– Cha nghĩ lần sau làm nhanh hơn chút, chiều con nói là hai mươi lăm ngày, chưa tính phải ngâm gỗ hai tháng.
Ừ, lần đầu làm ghe đương nhiên là lâu hơn rồi. Gần một tháng a Bình cặm cụi làm ghe mẫu, sai, sửa, thử cũng học ra kinh nghiệm. Có Mai bên cạnh nói “lý thuyết" chuyện hình dáng ghe ảnh hưởng đến lực cản của nước. Rồi Mai còn thử trọng lượng của từng loại gỗ nữa. Cô hỏi cha chuyện mấy nhà khác xài gỗ nào đóng ghe. Gỗ nào đóng ghe đi biển, gỗ nào đóng ghe đi sông rạch. Nghe Mai hỏi kỹ vậy, người trong nhà dần hiểu ra, bắt đầu chú ý ghi nhớ. Cha đi nhiều nơi nhất, biết nhiều cây gỗ nhất nên kinh nghiệm nhiều. Mai nói hai ba câu là cha hiểu ra ý liền.
A An không quan tâm kỹ thuật đóng ghe, ca ấy chen lời hỏi:
– Mình bán cái ghe được bao nhiêu cha?
– Lưu bá mua hơn hai mươi quan, có mui, lớn hơn ghe mình đóng. Cha tính nhà mình bán mười lăm quan chắc có người mua.
Hai mắt a An sáng lên, vui vẻ nói:
– Lúc trước nhà mình dành dụm mấy tháng mới được mười quan, đóng ghe một tháng được mười lăm quan rồi!
Câu nói của a An như thức tỉnh, làm ai nấy đều hăng hái, đúng rồi! Vậy mới biết mấy nhà ghe giàu có sung túc thế nào!
– Ca, mình làm mui ghe luôn đi, rồi chèo đi chợ thử xem sao.
– Phải, mai cha và a Tấn đi đốn gỗ. Con và a An ở nhà làm mui là được. Mình đợi vài ngày nữa đặt làm cưa lớn.
Mọi người nhìn Mai như hỏi ý chuyện hoãn đặt cưa lớn.
– Nương đi bán hai chợ phiên nữa, lúc đó đặt làm cưa, còn giữ lại một quan trong nhà, được không?
Không biết từ lúc nào người trong nhà cảm thấy Mai biết tính toán hơn. Cả nhà chỉ thấy Mai suốt ngày như con thoi, làm cái này, làm cái kia. Mặc dù cô sức yếu luôn nhờ mọi người làm thay nhưng những việc ‘làm thử’ luôn được việc, còn kiếm được tiền như chuyện đóng thử ghe này.
– Dạ, con cũng đi bán hai chợ phiên trong làng. Mình mua mấy cái lưỡi liềm?
– Mua thêm bốn cái, nàng thấy được không?
Cha nói nhưng quay sang hỏi ý nương.
– Được, chàng cũng đóng cộ (1) trước, hai cái đi. Còn dựng bồ (2) nữa.
Bàn vừa xong thì a Phúc ngáp lớn, nhóc mệt mỏi lắm rồi. Niềm vui đóng được ghe cũng không thể thắng nổi cơn buồn ngủ.
Mai bước ra sân trước nhà, trăng thượng tuần tháng chín toả ra ánh sáng xanh dịu dàng. Mấy đống lửa nhỏ lập loè phía làng trong. Bên kia Đông Hồ là làng Tô Châu cũng ẩn hiện ánh lửa. Tương huynh nói làng bên đó cũng có thêm nhiều nhà mới.
Chợ Sông Lớn lúc này rất náo nhiệt. Cũng may huynh ấy đã ‘xí phần’ dựng sạp trước. Nếu không người đến sau phải dựng sạp phía trong bán không tốt như cập mé sông. Nhà Lưu bá giống nhà Mai chí thú làm ăn. Sáng sáng chiều chiều người hai nhà không ở trên ruộng thì ở trên sông.
Cuộc sống cứ bình yên trôi qua như vầy, cũng tốt phải không?
_______________________________________________
(1): Cộ là dụng cụ đập lúa được đóng bằng gỗ.
(2): Bồ là chỗ chứa lúa khô sau khi phơi, quây bằng tấm đan tre, có lót đan ở dưới cách đất không bi ẩm mốc vào mùa mưa.
Tác giả :
VRSS