Hà Thần
Chương 5: Gặp gỡ bất ngờ của Ngô lão hiển ở vườn rau
Cả đời Hà thần Quách Đắc Hữu sợ nhất người khác nói cái biệt hiệu này. Chỉ làm một chân lang bạt ở đội tuần sông, sống nhờ nghề khuân vác để kiếm chén cơm thì lấy cái đức cái tài gì mà tự xưng là 'Hà thần'?
Mới đầu không nghĩ tới, nhưng về sau suy nghĩ cẩn thận. Từ xưa phàm là thần, thánh thì đều được phân theo đức hạnh, tài năng. Ít nhất cũng phải có bản lĩnh thật sự ở một khía cạnh nào đó thì mới có thể được coi là người tài. Thánh hiền không chỉ có bản lĩnh mà còn phải tài đức vẹn toàn. Nói trắng ra là có thể giúp quân vương trị quốc - an bang - bình thiên hạ. Còn thánh nhân thì phải là người toàn vẹn, siêu phàm tuyệt luân thì mới có thể thành thánh. Văn thánh Khổng Tử, Võ thánh Quan Vũ mà cũng chỉ mới tới mức gần là Thần. Một tên ăn ngũ cốc, nuốt tạp lương mà lại xưng là Hà thần thì đúng là tổn không biết bao nhiêu thọ, gãy mất bao nhiêu phúc đây?
Đinh Mão thường khuyên Quách sư phụ: "Sư ca nghĩ ngợi nhiều quá. Đơn giản chỉ là cái tên hiệu thôi mà. Không nói đâu xa, trong những hảo hán ở Thủy Hử cũng có tới dăm ba vị xưng Thần mà có việc gì đâu?"
Quách sư phụ nói: "Ai bảo không có việc gì? Một trăm lẻ tám tướng ở Thủy Hử về sau có mấy người có kết cục tốt? Mà người ta là Thiên Cương Địa Sát giáng trần, sau khi chết lại về làm Tinh Quân. Ta là một tên vớt xác ở đội tuần sông, e là do tổ tiên không tích đức nên mới phải làm nghề này. Nếu ngươi muốn ông anh này sống thêm vài năm thì đừng nói hai chữ Hà thần này với ta nữa."
Ngoài miệng thì Quách sư phụ nói vậy nhưng tính tình thì vẫn không đổi. Không gặp thì thôi, nếu thấy việc bất bình là ắt phải ra tay. Từ hồi phát hiện ra cái xác dưới ngã ba sông tới nay, ai cũng gọi là 'Hà thần'. Mà từ đó ông ta cũng bắt đầu vơ phải số con rệp. Sau vụ cương thi nhà ga Lão Long Đầu, do nhớ tới phần tiền mà Thạch tài chủ hứa nên Lý Đại Lăng liên tục thúc giục Quách sư phụ để hỏi về manh mối vụ xác chết ở ngã ba sông. Mà trong lòng Quách sư phụ cũng chưa từng bỏ qua chuyện này. Ông ta dẫn Lý Đại Lăng và Đinh Mão tới nhà kho đội tuần sông xem khối sắt. Sau khi bóc gỉ bên ngoài ra thì phát hiện ra trên khối sắt có vài chữ cổ. Ba người xem đi xem lại nhưng một chữ cũng không rõ. Ngoài ra cái khối sắt này cũng có hình thù quái dị, nhìn như đầu vượn thân thú. Do ở dưới đáy sông lâu ngày, gỉ bám kín cả nên nhìn không rõ là hình gì.
Quách sư phụ nghĩ đây là một món đồ cổ dùng để trấn sông, hẳn là có người nào đó sẽ nhìn ra. Hiện giờ tốt nhất là tới tìm ông cụ bán thuốc để hỏi xem sao.
Mọi người hay gọi ông cụ bán thuốc đó là Ngô lão hiển, tính về vai vế thì Quách sư phụ phải gọi ông ta một tiếng sư thúc. Ông cụ đi đứng không còn tốt nên phải chống gậy, nhà ở quầy hàng gần miếu hoàng thành phía Tây Bắc thành, sống bằng nghề bán dược đường.
Trước tiên phải nhắc tới dược đường là cái gì? Dược đường là loại thuốc mà có thể ăn trực tiếp luôn vào. Đó là một loại đồ ăn vặt ở xã hội cũ. Hiện giờ có rất ít người bán thứ này. Cái gọi là dược đường bình thường chính là nấu đường cát cùng với một vài loại dược liệu như sa nhân, đậu khấu, bạc hà, tiên khương. . .sau đó cắt thành miếng nhỏ, bỏ vào trong chai treo ngoài phố bán. Ai muốn mấy miếng thì lấy thanh trúc gắp ra cho vào túi đưa cho người ta.
Mà người bán dược đường phải một tay làm khá nhiều việc. Ai cũng vậy thôi, làm việc gì cũng phải có vài bản lĩnh. Người bán dược đường phải giỏi thu hút khách hàng. Không có khả năng này thì bán dược đường chỉ có húp gió Tây Bắc không hơn. Năm xưa có mấy vị sư phụ bán dược đường có thể nói là cực đỉnh. Một vị tên là Lý 'biên mã', bình thường sẽ diễn xiếc xe dạp, sau đó hô hào bán hàng với nội dung dễ nghe, vài câu hát, bài vè điển cố. Mở đầu thường là vài câu nói không bờ bến giới thiệu này nọ, sau đó là màn biểu diễn xe đạp. Đừng nhìn ông ta có cái bụng lớn hơn bao cỏ mà nhầm, mọi động tác đều hết sức gọn gàng. Những trò như Trương Phi biên mã, Kim Kê độc lập, tám bước đuổi cóc, đăng lý tàng thân thì khỏi phải nói, lại còn có cả nhào lộn trên xe dùng để thu hút chú ý của người qua đường. Tới lúc người đã tụ tập đông thì ông ta mới bắt đầu vừa rao vừa bán với giọng nói khoan khoái như mùa hè ăn dưa hấu. Mấy câu rao kiểu như: "Hương đào mật đào đây, quả hồng quả nho đây, quả quất quả trám, thanh đờm trừ hỏa. Cam, cam đường, củ từ, quả táo và cả chuối tiêu, hạnh nhân, trà cao, anh đào, dứa yên, thai lê, ô mai quả hồng, bạc hà đường lạnh. Ai ăn có ngay đây."
Lý biên mã là một vị, còn một vị khác là Vương đại cáp đi khắp hang cùng ngõ hẻm bán dược đường với bộ áo liền quần như nhân vật nổi tiếng, đầu đội mũ dạ cũ, thân mặc âu phục, dưới chân là một đôi giày da hở mõm, trên sống mũi là một gọng kính óng vàng, dây buộc qua màng tai, tiếng rao vang khắp chốn, buôn bán ở mọi nơi. Chưa ai thấy ông ta cười bao giờ. Trên xe có cái lồng sắt chứa hai con sóc nhỏ có thể làm động tác theo hiệu lệnh của người chỉ huy. Bất kể đi tới đâu, phía sau Vương đại cáp luôn là một đám lít nhít ồn ào náo nhiệt, chúc lão bán được dược đường.
Tiếp sau phải kể tới Ngô lão hiển. Mặc dù đi đứng không dễ, ngày ngày phải ngồi ở trước miếu thành hoàng góc Tây Bắc thành. Chỉ với một cái chảo sắt nấu dược đường, một cái bàn dài bày đủ các loại thảo dược điều chế dược đường, ông ta điều chế ngay tại nơi. Vừa nấu thuốc vừa giảng giải công hiệu của từng loại dược đường. Thường thường mỗi cuộc nói chuyện đều là thao thao bất tuyệt, không bờ không bến. Ông ta còn nói năm xưa vị đại tổng đốc Lê Nguyên Hồng cực kỳ thích ăn dược đường của lão, mỗi tháng phải mua tới mấy chục quan tiền. Nếu không thì ông ta kể 'Tam Hiệp Kiếm'. Nhân vật trong bộ truyện này là ba hiệp khách, ba kiếm khách, hợp vào xưng là Tam Hiệp Kiếm. Truyện kể vào thời Khang Hy, Hiệp Thắng Anh dẫn đầu anh hùng nghĩa sĩ trong tiêu cục mười ba tỉnh ngoài bờ Nam Kinh, tróc nã lục lâm đạo tặc ở từng vùng núi đồi, hải đảo động quật. Bộ truyện này vừa được kể xong là cả đám náo nhiệt lên. Ngô lão hiển không chân nhưng lại biết đủ thứ, việc trên giang hồ nắm như lòng bàn tay. Cho nên sắm vai tuồng đấu võ là hợp nhất, vừa kể chuyện vừa hoa tay múa chân, cực kỳ có sức lôi cuốn. Mỗi khi kể tới lúc mọi người náo nhiệt là lão lại dừng lại, bắt đầu rao hàng dược đường. Đám người nghe nhiều phát nghiện, đợi không nổi hạ hồi phân giải nên lập tức nhao nhao bỏ tiền ra mua. Tới lúc dược đường đã bán được kha khá thì lão mới bắt đầu kể tiếp. Quách sư phụ muốn thăm dò manh mối về nữ thi lông xanh. Mà tìm người hỏi là một vấn đề, nghĩ tới nghĩ lui. Nếu như nói cả Thiên Tân có một người biết thì người này chính là Ngô lão hiển.
Cùng ngày, Quách sư phụ dẫn theo hai huynh đệ, vẽ mô phỏng lại hình vẽ trên cục sắt, mang tới miếu thành hoàng ở góc Tây Bắc, mời Ngô lão hiển xem xem có nhận ra là vật gì không. Lý Đại Lăng rất khó hiểu. Ngô lão hiển chỉ là một người bán dược đường thì sao có thể biết được loại chuyện thế này? Quách sư phụ nói: "Sư thúc ta phá án còn chưa lấy danh hiệu đâu. Ngươi cứ gặp mặt rồi biết." Ba người tìm được Ngô lão hiển. Quách sư phụ gọi sư thúc, hôm nay thúc cũng đừng buôn bán gì, ta tìm một chỗ uống hai lượng. Huynh đệ chúng ta có một số việc muốn thỉnh giáo thúc.
Ngô lão hiển nói: "Cảm tình này ta xin nhận, sư thúc ta cũng không phải loại tham rượu đâu." Nói dứt lời, ông lão nhờ Đinh Mão thu giúp chảo sắt vào rồi tìm một quán ăn ở gần đó. Lúc này không phải giờ ăn nên trong quán không có ai, bốn người ngồi ở góc tường. Bồi bàn đem tới một bếp lò, bưng lên một nồi lẩu, dạ dày, đậu phụ, thịt, cải thìa bày trên bàn, mở ra hai bình rượu lạnh. Trời càng nóng càng phải ăn thịt xuyến, ăn xong cả người đẫm mồ hôi, mát mẻ như vừa tắm xong. Năm nay thịt đầu dê không phải ngon cho lắm. Nhưng không phải tiệc nên cũng ăn uống đại khái mà thôi. Mà đám người Quách sư phụ cũng không có nhiều tiền nên bình thường cũng chỉ tới những quán nhỏ bán rượu thịt thế này mà thôi.
Quách sư phụ nói với Ngô lão hiển: "Sư thúc còn chưa biết. Tên hòa thượng béo ở chợ Nam này là Lý Đại Lăng, có thể coi hắn là huynh đệ với ta và Đinh Mão."
Lý Đại Lăng nhanh chóng nâng một chén rượu lên với Ngô lão hiển, nói: "Quách gia, Đinh gia à hai vị ca ca của ta. Ta cùng đi với họ nên gọi ngài một tiếng sư thúc. Về sau ngài có việc gì cần đến, cứ gọi ta một tiếng."
Đinh Mão nói: "Lý Đại Lăng ngươi đừng có lấp liếm, lấy miệng đối phó. Tí nữa cơm nước xong xuôi, ngươi ra mà trả tiền rồi muốn nói gì thì nói."
Ngô lão hiển nói: "Được rồi, chú cháu ta còn gặp nhau. Vào vấn đề đi, ta vừa thấy các ngươi đến là biết chuyện gì rồi. Có phải việc liên quan tới vụ án xác chết ở ngã ba sông không?"
Lý Đại Lăng nói: "Ôi dời, hóa ra sư thúc đã biết trước rồi. Ngoài bán dược đường lại còn có thể xem bói. Chẳng trách nhị ca muốn tới thỉnh giáo ngài."
Ngô lão hiển cười gượng hai tiếng nói: "Hang cùng ngõ hẻm đều biết tới vụ án ngã ba sông. Ta mỗi ngày đều bày quầy bán dược đường thì lại không biết sao?"
Đinh Mão giơ ngón cái lên, nói: "Sư thúc vẫn rất minh mẫn."
Ngô lão hiển khoát tay: "Không đâu, chân đã què, người cũng già, thân thể ngày sau không bằng ngày trước, e là chẳng sống được bao lâu nữa. Trở lại chuyện chính, đừng nói tào lao nữa, có phải các ngươi tới vì chuyện vụ án xác chết ở ngã ba sông không?"
Quách sư phụ kể lại toàn bộ mọi việc cho Ngô lão hiển một lượt, mời Ngô lão hiển xem chữ viết trên cục sắt.
Đôi mắt của Ngô lão hiển dựng thẳng lên, sau một lúc lâu mới hồi phục tinh thần, nói cho ba người: "Tảng sắt kia là một con hổ sắt. Trên mặt tảng sắt kia hẳn là đúc chữ: Thiết năng trị thủy, giao long viễn tàng, duy kim khắc mộc, vĩnh trấn thử bang. Hải Hà thường xuyên có nạn lụt. Tương truyền giao long sợ sắt nên quan phủ đúc chín trâu, hai hổ, một gà bằng sắt làm vật trấn sông, có cái chôn dưới đất, có cái thả ở mắt sông giữa dòng. Con hổ sắt này là một trong số đó."
Đinh Mão nói: "Vậy thì cũng rắc rối. Nếu tảng sắt kia là vật trấn sông, mà chúng ta lại lấy nó lên từ đáy sông thì sẽ gây họa chăng?"
Lý Đại Lăng ngạc nhiên nói: "Vậy cái xác nữ ở ngã ba sông kia là yêu quái dưới sông sao?"
Quách sư phụ thấy sắc mặt của Ngô lão hiển không ổn như thể nhớ lại chuyện gì đó nên ra hiệu cho hai huynh đệ kia không nói gì nữa, mời sư thúc nói ra xem là do nguyên nhân nào mà ra như vậy.
Sau hai chén rượu, Ngô lão hiển kể lại một câu chuyện kinh tâm động phách cho ba người. Dưới ngã ba sông kia vốn không có xác nữ kia, mà hẳn là chỉ có con hổ sắt này. Mà việc chín trâu, hai hổ, một gà cũng là truyền thuyết từ thời ông còn trẻ. Khi đó là năm Gia Tĩnh thời nhà Thanh. Năm đó quan phủ tiêu diệt đạo Ma Cổ làm cho kỳ thư về yêu pháp tà thuật lưu lạc khắp dân gian, hại chết không ít người. Vụ án xác chết ở ngã ba sông rất có thể có quan hệ với việc này.
Lại nói tiếp, đây là chuyện hơn chục năm trước. Khi đó chân của Ngô lão hiển còn chưa què. Trước kia ông ta làm người áp tải có luyện qua võ, cuối thời nhà Thanh thì trở thành bổ đầu ở cửa công, tới thời dân quốc thì bổ khoái được đổi tên thành đội Thái Phỏng, Thái là theo dõi, truy kích, Phỏng là tìm hiểu tin tức, đội đó tương đương với đội cảnh sát điều tra mặc thường phục, chuyên việc lùng bắt tội phạm, trộm cắp. Có hôm vào nửa đêm, ông truy một vụ án, gặp một yêu quái ở vườn rau.
Ngô lão hiển tới ngay lúc yêu quái đi vắng. Vườn rau nằm ngay mặt sau từ đường Lý công. Ở Thiên Tân có kiến trúc cổ tên là từ đường Lý công hơn xa cả Vương phủ. Đó là từ đường của Lý đốc sư quân phiệt Bắc dương Lý Thuần Lý, chiếm diện tích gần trăm mẫu, khí thế to lớn, cổ hương cổ sắc. Tới tận ngày nay, phần lớn vẫn được bảo tồn như cũ. Cả khuôn viên đều nhìn từ hướng Bắc sang Nam, ở ngoài cửa có cột đá sư tử, bàn thờ đá, ngựa đá, người đá. Bước qua cổng chính là vườn hoa rồi tới đạo quán, sau đó là tiền, trung, hậu điện. Đủ loại đồ vật tương xứng được đặt trên điện thờ. Ba tòa đại điện nguy nga đồ sộ, từ trong ra ngoài rường cột đều được chạm trổ, xanh vàng rực rỡ. Bên trong phủ còn có phù điêu hình ngọc long đoạt châu trên sân, bốn phía hành lang uốn lượn nối nhau tạo nên nét khí phái vương cung nội viện. Sau giải phóng, từ đường Lý công chuyển thành cung văn hóa công nhân, sau đó thành chợ sách cũ. Mấy năm gần đây không còn được mở cửa miễn phí nữa mà muốn vào phải có vé, đi theo đoàn. Ở từ đường Lý công đúng là có một điều quái gở. Không để ý tới thì thôi, nhưng nếu nói ra thì đúng là kỳ quái thật.
Quái chính là ở chỗ bố cục của từ đường Lý công quay ngược với bình thường. Ở các phủ đệ nhà khác thì vườn hoa đều ở phía sau cùng, tới cả hoàng cung nơi hoàng đế ở cũng vậy. Chỉ riêng có từ đường Lý công là ở ngoài cửa. Vườn hoa ngay cửa vào nên vừa vào cửa là phải bước qua vườn hoa rồi mới có thể tới chỗ khác. Trên đời này không có nhà thứ hai nào làm như vậy. Từ đó tạo ra phong thủy không tốt, cho nên Lý đốc quân Lý Thuần Lý bị đột tử chết không thể nói là không có quan hệ với tòa phủ đệ này.
Những năm đầu dân quốc, dân gian truyền lưu hai câu: "Phía nam nghèo một tỉnh, nước Bắc giàu hai nhà." Quân phiệt Lý Thuần chính là một trong hai nhà nước Bắc đó. Khi hắn còn sống, qua nhiều năm đốc quân nên tài sản giàu lên nhiều. Tục ngữ có nói: tiền nhiều cháy thân. Nhiều tiền mà không biết tiêu thế nào nên hắn cảm thấy khó chịu. Trong lúc ý nghĩ xẹt qua, hắn nhớ tới tổ tông nhà mình nên quyết định rầm rộ xây dựng từ đường, dùng mấy chục vạn bạc trắng mua cả tòa Trang vương phủ ở Bắc Kinh xuống. Sau khi hủy nguyên dạng thì đem về Thiên Tân. Vật liệu, gỗ ngói lưu ly đều là loại tốt nhất. Dựa theo bố cục của vương phủ xây dựng từ đường Lý gia. Khi trước cũng có người có tiền tới mua lại toàn vương phủ, nhưng rồi mua xong dùng không được, hủy không xong. Mà trước đó vài năm đã có người đồn rằng ở đây có chôn tiền vàng hơn trăm năm qua. Ai mà chẳng đỏ mắt, ai mà không muốn mình giàu. Cho nên dù vương phủ không bị phá hủy thì cũng bị một phen đào tung bới loạn lên.
Vì xây dựng từ đường, Lý đốc quân đã phải bỏ ra rất nhiều tiền, mời cả tiên sinh tới xem phong thủy, bố cục. Dĩ nhiên vườn hoa ở phía sau, nhưng vừa đắp tường đá được một nửa thì xảy ra chuyện. Có người bàn tán sau lưng nói từ đường Lý gia làm như cung điện, vị đốc quân này có phải có dã tâm lớn quá không? Lúc đó, Lý đốc quân mới chú ý tới quy cách xây dựng trong nhà. Đúng là có đủ từ ba tòa tiền, trung, hậu điện, xung quanh có bốn gian nhà, phía sau có vườn hoa, thật sự là quá giống hoàng cung. Nhưng không hủy được, nếu không lại thành mất trắng tiền sao? Có người xui hắn chuyển vườn hoa ra đằng trước, như vậy sẽ chả có kẻ nào nghi ngờ gì nữa. Lý đốc quân đành phải làm theo mà quên mất rằng như thế sẽ làm cho địa thế của từ đường Lý công quay ngược lại, chạm vào điều đại kỵ trong phong thủy.
Sau khi từ đường xây xong không lâu, hắn bị một tên dưới quyền bắn chết, hưởng thọ bốn mươi sáu tuổi. Chân tướng có nhiều cách nói, tới nay chưa xác định là nguyên do gì. Nghe nói Lý đốc quân bất hạnh không có con nối dõi, nạp nhiều thê thiếp vào nhà, tới nằm mơ cũng muốn đẻ con trai. Một cô vợ bé trong đám thê thiếp tranh thủ tình cảm, rồi ngầm mua một tên lính hộ vệ, sau đó vụng trộm ngủ với y, muốn nhờ cách này mà có thai, sau đó giả mạo đó là con của Lý đốc quân, mẹ nhờ hơi con, theo đó mà ả ta cũng được quan tâm hơn. Không ngờ vào một đêm, cô vợ bé này đang hẹn hò với tên lính hộ vệ thì Lý đốc quân đột nhiên từ ngoài về, gặp phải gian tình. Tên lính hộ vệ hoảng hốt, vội vàng giết chết Lý đốc quân. Để giấu chuyện này, bên ngoài chỉ biết là đột tử chết. Nhưng nếu đã chết như thế thì cũng ứng với điềm xấu mà bố cục phong thủy đảo chiều gây ra. Thế cho nên sau đó mới gặp phải tai họa.
Sau khi nhà Lý suy bại, từ đường Lý công cũng trở nên hoang phế. Tiếng gõ mõ cũng không còn. Ở phía sau từ đường vốn là một vườn rau lớn, có vài loại rau trồng ở đó nhưng rồi cũng theo nhà Lý mà hoang phế. Mọi người đều truyền nhau rằng ở đây phong thủy không tốt. Giữa thu đã có gió lạnh, cây cối khô héo như hạt cát, thỉnh thoảng lại còn có cả tiếng cóc, dế kêu. Cho nên người ở xung quanh dù có là ban ngày cũng không dám tới đây.
Lúc đó trong ngoài thành có vụ bắt cóc trẻ con, thất lạc là không thể nào tìm được. Ngay từ đầu đã có lời đồn rằng có một tên què đi bắt cóc. Người người trong đội Thái Phỏng rình bắt ở khắp nơi, điều tra từng góc ở trong thành, nên từ đó yên ổn được một hồi, nhưng bên ngoài thành lại bắt đầu có trẻ bị bắt cóc. Nông dân nghèo khó lại trở thành đối tượng để kẻ bắt cóc để ý tới. Trải qua nhiều lần tra hỏi, dần dần lộ ra thông tin là ở những nơi bị mất trẻ, thôn dân đều thấy một người đàn bà không rõ lai lịch. Người đàn bà này dùng vải xanh trùm đầu nên không nhìn rõ mặt, mặc ở trên người là áo khoác dài có tay. Theo đó, cả đội Thái Phỏng chia ra để tìm người này. Tuy lực lượng không đủ nhưng để giải quyết với một người đàn bà bắt cóc trẻ con thì một hai người cũng đã đủ rồi. Ngô lão hiển cũng khinh thường. Có hôm ông ta một thân một mình tới nằm vùng ở một thôn trang.
Ban ngày, phần lớn người đều ra đồng làm việc. Cuối thu không khí thoải mái, đồng ruộng lại tràn ngập cao lương to chắc, người vác cao lương như kiểu đội lên cho mình một cái mũ đỏ chót. Ở nông thôn có câu: ba tháng mùa xuân không vội bằng một tháng mùa thu. Thời gian thu hoa màu chính là lúc mà nhà nông bận rộn nhất. Thường ngày xong việc cái là họ về nhà ngủ hết, mà ở nông thôn thì thường ngủ sớm, trăng vừa lên là ngừng việc, về nhà ăn cơm, tới lúc trời tối đen là đi ngủ. Thứ nhất là làm việc cả ngày đã mệt mỏi, thứ hai là tiết kiệm dầu thắp sáng.
Nhưng hôm đó tình hình lại khác thường. Mấy nhà địa chủ trong thôn mời tới một gánh hát, bày bàn đầu thôn ca diễn. Bởi khi đó đất đai đều thuộc về nhà chủ, mà việc nhà nông lại vốn bận không thể làm hết, nhất định phải mướn người làm thời vụ, cho ăn cho uống trả tiền. Việc nhà nông cực kỳ vất vả, lại cần nhiều sức nên sau khi hết việc bận là mấy nhà giàu có thường thường bỏ tiền ra thuê gánh hát về, coi như là khao thưởng cho người giúp việc. Người dân trong thôn cũng được nhờ, người quanh thôn đều chạy tới xem. Diễn chủ yếu là tạp kỹ, nam trung niên hát văn thì dân lại không thích vì chủ yếu là không hiểu. Già trẻ trai gái đều thích xem kịch võ, bởi vì có náo nhiệt, vừa thấy là đã thích. Hôm đó diễn là vở 'Chung Quỳ gả em gái'.
Đừng nhìn vào nông thôn mà coi thường gánh hát. Sở trường của họ chính là thể loại này. Trang phục đạo cụ cũng không hề đơn giản. Cả người lẫn ngựa tới hơn hai mươi vị, cờ quạt, chiêng trống, ô dù, kiệu cưới đều đủ cả. Chung Quỳ mặt đỏ râu son, em gái xinh đẹp, tiểu quỷ đi đưa cũng đủ hình thù kỳ quái, cả gánh diễn cực kỳ náo nhiệt. Diễn từ xế chiều tới lúc đèn treo cao, cuộc vui kéo dài tận đêm khuya, ngủ cũng đã muộn. Ngô lão hiển cả ngày không tra ra manh mối gì, xế chiều lại hòa vào đám thôn dân xem diễn kịch. Ở nông thôn không có người gõ mõ trực cầm canh, tới lúc tan cuộc thì ước chừng cũng phải tầm giữa canh hai canh ba. Cả vầng trăng treo cao trên trời, trong thôn hoàn toàn yên tĩnh.
Ngô lão hiển xem cuộc vui tới quên thời gian. Tới lúc cuộc diễn tàn thì mới nhận ra là đã tới canh hai, lúc đó không còn cách nào về thành nên chỉ còn nước tá túc nhờ một đêm, ngày hôm sau lại bị tiêu chảy nên về muộn mất nửa ngày, tới chiều vội vàng về thành theo hướng cửa Nam. Người trên phố dần dần đông đúc, bên đường có hàng quán nghi ngút khói, ven đường có người ra vào, xe qua xe lại. Lúc đó không còn sớm, mặt trời cũng sắp xuống núi, cả ngày không tìm ra cái gì, lão đi qua đi lại, cảm thấy trong bụng không có gì. Bụng cũng không còn gì nên khỏi phải lo là ăn uống ra sao, móc trong túi ra mấy đồng đi mua vài cái bánh hấp. Sở dĩ gọi là bánh hấp vì bánh có nhân đậu bọc bột, sau đó đặt lên bếp hấp chán, bán ở ven đường. Ngô lão hiển mua vài cái ăn chống đói, trả tiền xong là đi về phía nhà. Nhưng vừa mới cắn một cái thì ông ta thấy trên phố có một người đàn bà, thân mặc áo vải bố, áo dài có ống tay, trên đầu đội khăn, cả tấm vải che kín mặt, dây buộc ở cổ. Ở xã hội cũ thì kiểu ăn mặc này cũng không kỳ lạ lắm. Người đàn bà kia cúi đầu không nhìn thấy mặt, bước đi cực kỳ vội vã, chỉ gọi là gặp thoáng qua với Ngô lão hiển.
Cặp mắt kia của Ngô lão hiển cũng không phải là treo để đó, vừa nhìn thấy dáng vẻ người đàn bà này có chút giống với kẻ bắt cóc kia thì đã hơi ngớ ra. Sau khoảng giây lát ngây người, người đàn bà kia đã đi qua. Ông ta cũng chỉ nhìn theo bóng lưng chứ không chạy tới bắt người đàn bà kia, vì dù sao thì ông cũng là người đứng đầu đội Thái Phỏng, nếu ngộ nhỡ có sai sót là sẽ bị quy cho tội trêu chọc phụ nữ, mà bị người khác chửi thì 'Miệng đầy hàng răng cãi không hết, cả người lại có mỗi miệng kêu', có nhảy xuống Hoàng Hà cũng không sạch.
Cách đối nhân xử thế của ông ta luôn cẩn thận chín chắn, chuyện không nắm chắc không bao giờ làm, ở lại đắn đo không bằng cứ đi theo người đàn bà kia về, âm thầm đi theo xem người đàn bà kia đi đâu rồi quyết, sau đó phát hiện ra người đàn bà kia đi vào thành rồi tiến vào một ngõ nhỏ không người.
Lúc này sắc trời đã dần tối, mặt trời đã lặn về phía Tây, Ngô lão hiển càng thêm nghi hoặc khi thấy người đàn bà kia quẹo trái rẽ phải tới gần vườn rau từ đường Lý công. Nơi đó vốn là nơi không người ở, một người đàn bà tới chỗ vườn rau hoang phế lúc trời tối để làm cái gì? Ngô lão hiển thầm nói đúng là thần xui quỷ khiến thế nào, nếu không xem cuộc vui tới quên đường về rồi lại bị tiêu chảy thì đúng là không thể nào gặp được người này. Bất kể người đàn bà kia có phải mụ bắt cóc không thì mình cũng phải chặn lại hỏi xem sao.
Ngô lão hiển nghĩ vậy thì liền bước nhanh lên theo người đàn bà kia, đang định nói một tiếng cho đối phương dừng lại, vì chỉ cần quay mặt sang là có thể biết mặt mũi người kia ra sao ngay, ai ngờ người đàn bà kia đi phía trước, cách có năm ba bước mà đột nhiên đã không thấy đâu.
Ngô lão hiển thầm rùng mình, chợt thấy ở phía sau có luồng gió lạnh, cả người vội quay phắt lại thì thấy người đàn bà kia đã đứng ở phía sau từ lúc nào. Cho dù có ánh trăng thì vẻ mặt dưới cái khăn che của người đàn bà kia vẫn tối đen như thể không có, chỉ có thể nhìn ra hai con mắt tỏa ra hai đường sáng hung ác, đồng thời hai bàn tay lông lá chìa ra bóp chặt vào cổ Ngô lão hiển.
Ngô lão hiển lắp bắp kinh hãi nhìn đôi bàn tay thô dài, móng vuốt sắc bén. Lúc trước đôi bàn tay trong ống tay áo nên còn không nhận ra, nhưng khi vừa mới vươn ra ngoài thì đúng là không phải tay người.
Ngày đó, Ngô lão hiển rất kiệm lời, nói không nhiều nhưng kỹ năng thì đâu ra đó, được truyền thụ cho Thông Bội quyền nên công phu cao thâm, luôn vô thanh vô tức làm việc lớn, sau khi theo dõi một mạch người đàn bà kia tới vườn rau thì phát hiện ra người đàn bà kia là một vật sống chưa bao giờ thấy qua, mà cũng không hề biết là quái vật gì.
Đôi bàn tay của người đàn bà kia như hai gọng kìm sắt, đột nhiên túm lấy cổ Ngô lão hiển, bóp chặt vào bên trong, đồng thời miệng phát ra âm thanh như con cú.
Ngô lão hiển chấn động nhưng gặp nguy không loạn, đôi bàn chân ra chiêu liên hoàn Uyên Ương thối, đạp thẳng vào mặt người đàn bà kia, đồng thời bản thân cũng mượn lực nhảy ra sau vài bước.
Người đàn bà mặc áo dài, trùm đầu không đợi Ngô lão hiển đứng vững, mang theo một trận quái phong bổ nhào tới. Dưới ánh trăng giữa vườn rau hoang, thân hình kia quỷ dị như làn khói đen.
Ngô lão hiển nhìn ra đối phương định đưa mình vào chỗ chết, hạ thủ bất dung tình. Ông ta nhẹ nhàng rút cái điếu ra, đầu điếu là một cục đồng cực kỳ nặng, bình thường để hút thuốc, tới lúc nguy cấp có thể dùng làm vũ khí phòng thân. Lúc này, ông ta quay tròn nó, hung hăng quật tới.
Cả người lẫn vuốt của con quái vật kia lao tới, đúng vừa vặn khi cái ống điếu đánh ra, sau một tiếng 'Gào' thảm, nó phải vội vàng rụt tay lại.
Ống điếu của Ngô lão hiển cũng không dừng lại, mặc kệ xanh đỏ đen trắng ba bảy hai mốt gì, cứ thế đập tới.
Con quái vật kia thấy tình thế không ổn, quay người định bỏ trốn, nhưng chỉ trong thoáng chốc xoay người, đỉnh đầu nó đã bị Ngô lão hiển đập túi bụi vào, máu tươi bắn tung tóe, cả người đi lảo đảo, nghiêng trái nghiêng phải, định liều mạng chạy trốn. Nhưng Ngô lão hiển sao có thể để con quái vật này thoát, ông đuổi sát theo phía sau.
Vườn rau phía sau từ đường Lý công vốn xưa kia có trồng đủ loại hoa quả, về sau nước đổi dòng, vườn rau trở nên hoang phế, bờ ruộng mọc đầy cỏ dại. Dưới đêm trăng, khói mù phủ đầy cỏ, trước mặt là một cảnh tượng tiêu điều thê lương.
Tuy Ngô lão hiển vẫn có đề phòng nhưng lúc đó cũng không nhịn nổi, phải toát hết cả mồ hôi lạnh khi nhìn vào cái vẻ mặt đầy máu me dưới ánh trăng của con quái vật. Cái mắt, cái mũi kia khá là giống người, nhưng bộ mặt thì quá dài, vừa giống lừa vừa giống ngựa, miệng thì đầy răng nanh trắng hếu.
Con quái này bị đuổi tới đường cùng, giang hay tay đầy lông ra quay lại đánh. Nhờ ánh trăng, Ngô lão hiển nhìn ra đây đúng là một con mã hầu đã đứng thẳng lên như người. Mã hầu là tên gọi mà người trong dân gian dùng để dọa trẻ nhỏ, bình thường nói rằng nếu không ăn là sẽ bị mã hầu bắt ăn thịt. Trên thực tế, đây là một giống linh trưởng gần giống khỉ, hoặc là vượn núi nhưng mặt thì dài gấp rưỡi, trong dòng giống khỉ vượn cũng là loài hiếm thấy.
Ngô lão hiển vạn lần không ngờ con mã hầu này đã thông nhân tính, có thể mặc y phục, buộc tóc vấn khăn, giả dạng thành người đàn bà đi đường, trong lòng lão vừa sợ vừa ngạc nhiên. Nhưng chỉ sau chút ngây người, con mã hầu kia đã bổ nhào tới trước mặt, Ngô lão hiển tránh không kịp, người bị chọc mấy lỗ, da tróc thịt bong máu tươi đầm đìa, ống điếu rơi trên mặt đất, trong lúc nguy cấp vẫn còn kịp lấy tay xé một tảng thịt trên người con yêu hầu kia, nhưng không ngờ ở ngay phía sau có cái giếng cạn, Ngô lão hiển dậm chân vào chỗ trống không, lập tức ngã ra sau.
Sau khi vườn rau trở nên hoang phế, miệng giếng kia bị cỏ dại che khuất, Ngô lão hiển chỉ chú ý tới con yêu hầu kia, không hề để ý tới cái giếng cạn trong vườn này, mà con yêu hầu lao thẳng tới trốn ở chỗ gần giếng cạn này đúng là cố ý để đẩy Ngô lão hiển ngã xuống đó.
Ngô lão hiển ngã xuống giếng cạn, hai tay không hề nới ra, con yêu hầu kia cũng không giãy ra được. Đôi bên ngươi níu lấy ta, ta víu chặt ngươi, cùng nhau rơi xuống đáy giếng, gặp phải tình cảnh sống chết trước mắt, Ngô lão hiển không thể không liều mạng đánh canh bạc này, bao nhiêu năm khổ công canh năm đi luyện giờ phút này cũng phát huy tác dụng, giữa không trung cả người quay một cái làm con yêu hầu kia bị nằm xuống phía dưới. Ngay khi người vừa xoay lên thì chạm đất, một tiếng bộp vang vọng, tiếng xương cốt vỡ vụn, máu thịt bay tứ tung.
Giếng đã cạn nhiều năm, đá bóng loáng, một giọt nước cũng không có, con mã hầu cắm mặt xuống đất, hộp sọ cắm thẳng vào ngực. Ngô lão hiển nằm trên thi thể con mã hầu, may mắn nhặt lại được cái mạng, nhưng xương đùi vỡ vụn, đau tới hôn mê bất tỉnh, tới lúc tỉnh lại thì trước mặt tối mù, không hề thấy tí ánh sáng nào, may là trên người có bao diêm. Sau khi có chút ánh sáng thì phát hiện ra ngoài xác chết của con yêu hầu ra, còn có xác một cụ già. Vừa rồi cái đầu của ông cụ này đã cắm thẳng vào ngực con yêu hầu, não tương chảy đầy đất.
Ở dưới giếng cạn còn có không ít hài cốt trẻ nhỏ, đoán chừng toàn bộ vụ án bắt cóc trong ngoài thành đều do con yêu hầu này gây nên. Ngô lão hiển tìm ra một quyển sách cổ rách rưới trên người ông cụ kia. Đáy giếng tối như hũ nút nên ông ta cũng không nhìn ra cái gì, thuận tay nhét vào trong ngực, sau đó nén cơn đau dưới chân, hai tay cố gắng bò lên miệng giếng tìm người giúp đỡ. Sau khi bò lên, mở quyển sách ra xem thì phát hiện ở trong có ghi lại yêu pháp tà thuật vô cùng cổ quái, ở bìa không có chữ, chỉ vẽ một đóa sen trắng. Ngô lão hiển biết năm xưa Bạch Liên giáo khởi binh tạo phản, quan phủ truy nã người biết yêu thuật tà pháp khắp nơi. Khi đó ở đây có một đám tà ma ngoại đạo, mượn danh nghĩa thiên thư để lại một cuốn ghi lại yêu thuật kỳ thư. Sau khi đám tà ma bị quan phủ diệt, kỳ thư lưu lại ở dân gian, về sau bị gã nghệ nhân giang hồ nhặt được. Gã này vốn chỉ chuyên lừa gạt buôn bán, trộm mộ, trong tay có một con sái hầu chuyên đi bắt trẻ nhỏ khắp nơi, về sau bán cho người ngoài. Những đứa nhỏ không bán được, hoặc là thu làm đồ đệ, hoặc là cho chết khô trong giếng, sau đó tuy án được phá nhưng chân của Ngô lão hiển cũng bị phế, từ đó về sau không làm cách nào ăn cơm cửa công được nữa, về mở cửa hàng dược đường ở miếu Hoàng Thành góc Tây thành. Lúc đó, vụ án trẻ bị bắt cóc coi như được phá.
Quách sư phụ biết Ngô lão hiển làm đầu mục, sau lại đứng đầu đội thái phỏng, đời này phá qua vô số đại án, nhưng tới tận giờ mới biết, hoá ra gặp phải con yêu hầu ở vườn rau Lý công từ nên hai cái chân của sư thúc mới bị phế mất.
Lý Đại Lăng nghe tới tâm phục khẩu phục, liên tục rót rượu cho Ngô lão hiển: "Sư thúc, về sau cuốn kỳ thư ghi lại tà mà kia rơi vào tay ai vậy?"
Đinh Mão nói: "Yêu thuật tà pháp đó lưu lại sẽ thành tai hoạ, lúc đó chắc chắn là sư thúc đốt sạch."
Ngô lão hiển nói: "Đúng là nên đốt, nhưng nếu lúc đó đốt rồi thì ta cũng chẳng phải kể lại cho các ngươi."
Năm đó, Ngô lão hiển trừ yêu ở vườn rau xong, bò lên từ cái giếng cạn, chân đau tới mức trán đổ mồ hôi lạnh. Lý công từ bị bỏ hoang tới cô liêu, gọi tới nửa ngày cũng không có ai tới giúp. Ông ta nhớ ra có quyển sách lấy được từ xác chết dưới giếng, dưới ánh trăng móc ra xem, vừa mở ra thì thấy toàn là bàng môn tà đạo. Ông cố gắng không nhìn nữa, lo sợ nhìn xong đi vào đường ma thì không còn kiềm chế nổi bản thân nữa.
Lúc đó thấy cỏ trên tường động đậy, Ngô lão hiển chăm chú nhìn theo, chỉ thấy dưới ánh trăng có một tên thiếu niên bộ dáng ăn mày độ mười sáu mười bảy tuổi đang leo qua tường Lý công từ, thò đầu nhìn xung quanh vườn rau. Đứa nhỏ này hơn phân nửa là không nhà để về, tới đến trèo qua tường vào ngủ ở Lý công từ, thấy động tĩnh mới thò đầu ra xem.
Ngô lão hiển nói với đứa nhỏ: "Ngươi đừng sợ, ta là quan sai của đội thái phỏng, vừa rồi ta bị rơi xuống cái giếng cạn này, hai chân đã gãy. Ngươi mau tìm người giúp ta với."
Đứa nhỏ kia nhảy từ trên tường xuống, cẩn thận tới gần Ngô lão hiển. Từ ánh trăng mờ mờ, Ngô lão hiển nhìn ra vẻ mặt mi thanh mục tú của đứa nhỏ kia, nhưng từ vẻ thanh tú đó lại toát ra cái gì đó rất gian tà. Hơn nữa vẻ mặt có hơi khác thường, trên trán chỉ có một hàng mi hợp lại từ hai hàng, mắt có hai đồng tử. Người bình thường một mắt có một con ngươi, nhưng đứa nhỏ này một mắt có hai con ngươi, hai mắt là bốn con ngươi. Cả ngàn người cũng không có nổi một người như vậy, theo tướng số nói thì người thế này nhất định có kỳ vận, nhưng cũng có thể là đoản vật tướng tiểu quỷ.
Ngô lão hiển thấy đứa nhỏ này có vẻ mặt tà khí, nhớ tới kỳ thư kia còn ở trong tay, ông lăn người trên đất không đứng dậy, theo bản năng nằm đè lên quyển kỳ thư đó.
Việc này làm đứa nhỏ kia chú ý tới, hai con ngươi quay tít một vòng, nói: "Vị sư phụ già có bảo vật gì mà phải giấu không cho ta nhìn vậy?"
Ngô lão hiển nói: "Nào có cái gì, chỉ là một cuốn sách rách nát. Ngươi mau tới con đường trước Lý công từ gọi người tới giúp ta với, ta sẽ cảm tạ ngươi thật tốt."
Đứa nhỏ ăn mày kia nói: "Khụ, ta còn tưởng là cái gì, hoá ra cuốn sách nát, thấy ông bị thương không nhẹ, tốt nhất là nên vào góc vườn ngồi đỡ bị rắn cắn. Trước tiên ta đỡ ông rồi đi tìm người sau."
Ngô lão hiển nghĩ thầm mình đúng là quá đa tâm, đây chỉ là đứa nhỏ ăn mày không nhà để về, e là tới chữ còn không biết, vậy thì làm sao phải e ngại với quyển sách này.
Lúc này, đứa nhỏ lau qua cái tay bẩn lên người, xoay người làm bộ đỡ lão dậy. Đột nhiên nó đã một cước vào cái chân gãy của Ngô lão hiển. Ngô lão hiển bị trọng thương, lại không phòng bị, bị đứa nhỏ kia đá trúng chân bị thương, đau tới mắt tối sầm, phát giác quyển sách trong người bị đối phương cướp mất, thầm nhủ: "Thôi rồi, cả ngày đánh nhạn lại bị nhạn mổ vào mắt."
Đôi chân của Ngô lão hiển bị gãy, bước đi không nổi, lại bị đá một cước vào chân gãy, đau tới muốn ngất, nhưng dù sao ông ta cũng là tay già đời trong ông môn, cả đời đã bắt vô số cường đạo, kinh nghiệm phong phú, luôn có hậu thủ đề phòng. Ngay khi vừa thấy tên nhỏ ăn mày kia lao đi đã hơn ba bước, lão lập tức rung tay, nhào cả người tới. Đây là một bộ pháp bắt trộm được quan sai truyền lại từ thời tiền Thanh, lập tức đối phương bị té ngã, cũng do đối phương tuổi còn nhỏ nên lão cũng hạ thủ lưu tình, không ghìm chặt cổ đối phương xuống. Nhưng chỉ cần lão không buông tay thì đứa nhỏ kia có mọc cánh cũng không thoát được.
Không ngờ đứa nhỏ ăn mày kia ngã xuống mà không hề kêu lên một tiếng, bỗng nhiên có một vật vo tròn bay tới, ngay khi cả người Ngô lão hiển đổ ập xuống, đứa nhỏ la toáng lên: "Có rắn!" Ngô lão hiển vội vàng đưa hai tay ra đỡ, trong lúc hoảng hốt tưởng đúng là rắn thật, tới lúc ngã nhào trên đất thì mới nhìn ra là cái quần của đối phương cuộn lại. Cứ vậy, chỉ trong nháy mắt phân vân, đứa nhỏ ăn mày kia đã sớm cao chạy xa bay.
Về sau đội thái phỏng điều tra phát hiện ra con sái hầu dưới giếng cạn kia có vài đồ đệ khác. Sau khi lùng bắt được vài tên, thẩm tra rồi tóm tắt lại, toàn bộ đều bị đập chết. Từ lời khai của mấy tên kia, con sái hầu tìm được kỳ thư trong miếu hoang, dựa theo đạo tà ma nuôi thi, tìm tới nơi có tảng sắt trấn sông vớt lên, sau đó buộc một cô gái mang bầu ném xuống. Nghe nói xác chết bị dìm có thể hút địa khí, đợi sau này nơi đây gặp nạn như hạn hán lũ lụt, con sái hầu sẽ tự xưng là cao nhân đắc đạo, làm trò vớt thi thể dưới xông lên, dùng pháp thuật mê tín để thu tiền. Còn về việc sái hầu đã hại chết bao nhiêu người, xác chết cô gái kia bị dìm ở đâu thì mấy tên đồ đệ bị quan phủ bắt đều không biết.
Tới tận lúc đội tuần sông ngũ hà phát hiện ra vụ án xác chết ngã ba sông, đầu đường cuối ngõ đều kể lại, Ngô lão hiển bán dược đường trên phố vừa nghe thấy là đã ngờ rằng có quan hệ với con sái hầu năm xưa. Hôm nay, lão vừa gặp mặt ba anh em Quách sư phụ là lập tức nói ra. Có thể kết luận chắc chắn rằng, đứa nhỏ ăn mày cướp được kỳ thư ở vườn rau Lý công từ năm xưa chính là đồ đệ của con sái hầu, tên là Liên Hóa Thanh. Chỗ dìm xác chỉ có con sư phụ là con sái hầu và đồ đệ Liên Hóa Thanh biết.
Năm đó, quan phủ phái người lùng bắt liên tục trong vài tháng, nhưng không hề tìm ra tung tích Liên Hóa Thanh, mà cũng không biết hắn đã trốn đi đâu, án tới nay chưa được giải. Ngô lão hiển lại què chân nên đổi nghề sang bán dược đường. Mấy huynh đệ trong đội thái phỏng của lão đều vẫn cố lùng bắt Liên Hóa Thanh, nhưng bất kỳ người nào tra ra manh mỗi là đều bị chết rất khó hiểu. Đảo mắt đã nhiều năm trôi qua, Ngô lão hiển đã nghĩ mang chuyện đó ôm vào quan tài, không ngờ hôm nay do uống nhiều rượu quá, cuối cùng lại nói ra hết.
Ngô lão hiển biết, không nói ra thì thôi, một khi nói ra là hai anh em Quách sư phụ và Đinh Mão sẽ đi tìm Liên Hóa Thanh bằng được, khuyên bảo cũng không được, chỉ còn nước dặn dò: "Nhất định Liên Hóa Thanh đã đổi tên thay họ, trốn ở trong thành. Tên này vốn rất mưu trí, hiện giờ e là đã cực kỳ khủng khiếp, mạnh hơn sư phụ sái hầu của nó không biết bao nhiêu lần. Sau này, nếu gặp được Liên Hóa Thanh, nhất định các ngươi không được coi thường."
Đinh Mão cảm thấy khó hiểu, vội hỏi: "Sư thúc, nếu đổi ta là Liên Hóa Thanh trong vụ án này, vốn đã có được kỳ thư thì ta nhất định sẽ cao chạy xa bay không bao giờ trở lại. Tại sao ông vẫn nhận định là hắn còn ở quanh đây?"
Ngô lão hiển trả lời: "Quanh đây chỉ có Thiên Tân Vệ là vùng trù phú, xung quanh có tổng cộng mười hai bảo vật trấn sông, địa khí cực thịnh. Nếu rời đi, những bàng môn tà đạo kia sẽ không thể nào thi triển được. Thứ hai là tới nơi không quen biết, hắn sẽ rất dễ bị lộ hành tung, không giống như nơi này, từ Bắc tới Nam đều đông đúc. Ta thấy, Liên Hóa Thanh là kẻ cực kỳ giảo hoạt, chắc chắn y càng trốn ở nơi sầm uất thì càng khó tìm."
Quách sư phụ và Đinh Mão nghe xong cũng thầm hạ quyết tâm: "Nếu Liên Hóa Thanh trốn ở Thiên Tân Vệ, cho dù có đào sâu ba thước, chúng ta cũng phải moi hắn lên." Cả hai lại thêm câu cửa miệng: "Chó tốt canh ba nhà, hảo hán giữ ba thôn". Chỉ vì ý nghĩ này mà về sau mới có "Chó dữ bắt yêu thôn." Nói sớm việc này nhưng chưa chắc người biết đã hiểu, vốn việc rất ly kỳ, vì cái gì mà gọi Liên Hóa Thanh là Hà yêu? Rốt cục có phải là hắn không? Xem tiếp mọi người sẽ hiểu.
Mới đầu không nghĩ tới, nhưng về sau suy nghĩ cẩn thận. Từ xưa phàm là thần, thánh thì đều được phân theo đức hạnh, tài năng. Ít nhất cũng phải có bản lĩnh thật sự ở một khía cạnh nào đó thì mới có thể được coi là người tài. Thánh hiền không chỉ có bản lĩnh mà còn phải tài đức vẹn toàn. Nói trắng ra là có thể giúp quân vương trị quốc - an bang - bình thiên hạ. Còn thánh nhân thì phải là người toàn vẹn, siêu phàm tuyệt luân thì mới có thể thành thánh. Văn thánh Khổng Tử, Võ thánh Quan Vũ mà cũng chỉ mới tới mức gần là Thần. Một tên ăn ngũ cốc, nuốt tạp lương mà lại xưng là Hà thần thì đúng là tổn không biết bao nhiêu thọ, gãy mất bao nhiêu phúc đây?
Đinh Mão thường khuyên Quách sư phụ: "Sư ca nghĩ ngợi nhiều quá. Đơn giản chỉ là cái tên hiệu thôi mà. Không nói đâu xa, trong những hảo hán ở Thủy Hử cũng có tới dăm ba vị xưng Thần mà có việc gì đâu?"
Quách sư phụ nói: "Ai bảo không có việc gì? Một trăm lẻ tám tướng ở Thủy Hử về sau có mấy người có kết cục tốt? Mà người ta là Thiên Cương Địa Sát giáng trần, sau khi chết lại về làm Tinh Quân. Ta là một tên vớt xác ở đội tuần sông, e là do tổ tiên không tích đức nên mới phải làm nghề này. Nếu ngươi muốn ông anh này sống thêm vài năm thì đừng nói hai chữ Hà thần này với ta nữa."
Ngoài miệng thì Quách sư phụ nói vậy nhưng tính tình thì vẫn không đổi. Không gặp thì thôi, nếu thấy việc bất bình là ắt phải ra tay. Từ hồi phát hiện ra cái xác dưới ngã ba sông tới nay, ai cũng gọi là 'Hà thần'. Mà từ đó ông ta cũng bắt đầu vơ phải số con rệp. Sau vụ cương thi nhà ga Lão Long Đầu, do nhớ tới phần tiền mà Thạch tài chủ hứa nên Lý Đại Lăng liên tục thúc giục Quách sư phụ để hỏi về manh mối vụ xác chết ở ngã ba sông. Mà trong lòng Quách sư phụ cũng chưa từng bỏ qua chuyện này. Ông ta dẫn Lý Đại Lăng và Đinh Mão tới nhà kho đội tuần sông xem khối sắt. Sau khi bóc gỉ bên ngoài ra thì phát hiện ra trên khối sắt có vài chữ cổ. Ba người xem đi xem lại nhưng một chữ cũng không rõ. Ngoài ra cái khối sắt này cũng có hình thù quái dị, nhìn như đầu vượn thân thú. Do ở dưới đáy sông lâu ngày, gỉ bám kín cả nên nhìn không rõ là hình gì.
Quách sư phụ nghĩ đây là một món đồ cổ dùng để trấn sông, hẳn là có người nào đó sẽ nhìn ra. Hiện giờ tốt nhất là tới tìm ông cụ bán thuốc để hỏi xem sao.
Mọi người hay gọi ông cụ bán thuốc đó là Ngô lão hiển, tính về vai vế thì Quách sư phụ phải gọi ông ta một tiếng sư thúc. Ông cụ đi đứng không còn tốt nên phải chống gậy, nhà ở quầy hàng gần miếu hoàng thành phía Tây Bắc thành, sống bằng nghề bán dược đường.
Trước tiên phải nhắc tới dược đường là cái gì? Dược đường là loại thuốc mà có thể ăn trực tiếp luôn vào. Đó là một loại đồ ăn vặt ở xã hội cũ. Hiện giờ có rất ít người bán thứ này. Cái gọi là dược đường bình thường chính là nấu đường cát cùng với một vài loại dược liệu như sa nhân, đậu khấu, bạc hà, tiên khương. . .sau đó cắt thành miếng nhỏ, bỏ vào trong chai treo ngoài phố bán. Ai muốn mấy miếng thì lấy thanh trúc gắp ra cho vào túi đưa cho người ta.
Mà người bán dược đường phải một tay làm khá nhiều việc. Ai cũng vậy thôi, làm việc gì cũng phải có vài bản lĩnh. Người bán dược đường phải giỏi thu hút khách hàng. Không có khả năng này thì bán dược đường chỉ có húp gió Tây Bắc không hơn. Năm xưa có mấy vị sư phụ bán dược đường có thể nói là cực đỉnh. Một vị tên là Lý 'biên mã', bình thường sẽ diễn xiếc xe dạp, sau đó hô hào bán hàng với nội dung dễ nghe, vài câu hát, bài vè điển cố. Mở đầu thường là vài câu nói không bờ bến giới thiệu này nọ, sau đó là màn biểu diễn xe đạp. Đừng nhìn ông ta có cái bụng lớn hơn bao cỏ mà nhầm, mọi động tác đều hết sức gọn gàng. Những trò như Trương Phi biên mã, Kim Kê độc lập, tám bước đuổi cóc, đăng lý tàng thân thì khỏi phải nói, lại còn có cả nhào lộn trên xe dùng để thu hút chú ý của người qua đường. Tới lúc người đã tụ tập đông thì ông ta mới bắt đầu vừa rao vừa bán với giọng nói khoan khoái như mùa hè ăn dưa hấu. Mấy câu rao kiểu như: "Hương đào mật đào đây, quả hồng quả nho đây, quả quất quả trám, thanh đờm trừ hỏa. Cam, cam đường, củ từ, quả táo và cả chuối tiêu, hạnh nhân, trà cao, anh đào, dứa yên, thai lê, ô mai quả hồng, bạc hà đường lạnh. Ai ăn có ngay đây."
Lý biên mã là một vị, còn một vị khác là Vương đại cáp đi khắp hang cùng ngõ hẻm bán dược đường với bộ áo liền quần như nhân vật nổi tiếng, đầu đội mũ dạ cũ, thân mặc âu phục, dưới chân là một đôi giày da hở mõm, trên sống mũi là một gọng kính óng vàng, dây buộc qua màng tai, tiếng rao vang khắp chốn, buôn bán ở mọi nơi. Chưa ai thấy ông ta cười bao giờ. Trên xe có cái lồng sắt chứa hai con sóc nhỏ có thể làm động tác theo hiệu lệnh của người chỉ huy. Bất kể đi tới đâu, phía sau Vương đại cáp luôn là một đám lít nhít ồn ào náo nhiệt, chúc lão bán được dược đường.
Tiếp sau phải kể tới Ngô lão hiển. Mặc dù đi đứng không dễ, ngày ngày phải ngồi ở trước miếu thành hoàng góc Tây Bắc thành. Chỉ với một cái chảo sắt nấu dược đường, một cái bàn dài bày đủ các loại thảo dược điều chế dược đường, ông ta điều chế ngay tại nơi. Vừa nấu thuốc vừa giảng giải công hiệu của từng loại dược đường. Thường thường mỗi cuộc nói chuyện đều là thao thao bất tuyệt, không bờ không bến. Ông ta còn nói năm xưa vị đại tổng đốc Lê Nguyên Hồng cực kỳ thích ăn dược đường của lão, mỗi tháng phải mua tới mấy chục quan tiền. Nếu không thì ông ta kể 'Tam Hiệp Kiếm'. Nhân vật trong bộ truyện này là ba hiệp khách, ba kiếm khách, hợp vào xưng là Tam Hiệp Kiếm. Truyện kể vào thời Khang Hy, Hiệp Thắng Anh dẫn đầu anh hùng nghĩa sĩ trong tiêu cục mười ba tỉnh ngoài bờ Nam Kinh, tróc nã lục lâm đạo tặc ở từng vùng núi đồi, hải đảo động quật. Bộ truyện này vừa được kể xong là cả đám náo nhiệt lên. Ngô lão hiển không chân nhưng lại biết đủ thứ, việc trên giang hồ nắm như lòng bàn tay. Cho nên sắm vai tuồng đấu võ là hợp nhất, vừa kể chuyện vừa hoa tay múa chân, cực kỳ có sức lôi cuốn. Mỗi khi kể tới lúc mọi người náo nhiệt là lão lại dừng lại, bắt đầu rao hàng dược đường. Đám người nghe nhiều phát nghiện, đợi không nổi hạ hồi phân giải nên lập tức nhao nhao bỏ tiền ra mua. Tới lúc dược đường đã bán được kha khá thì lão mới bắt đầu kể tiếp. Quách sư phụ muốn thăm dò manh mối về nữ thi lông xanh. Mà tìm người hỏi là một vấn đề, nghĩ tới nghĩ lui. Nếu như nói cả Thiên Tân có một người biết thì người này chính là Ngô lão hiển.
Cùng ngày, Quách sư phụ dẫn theo hai huynh đệ, vẽ mô phỏng lại hình vẽ trên cục sắt, mang tới miếu thành hoàng ở góc Tây Bắc, mời Ngô lão hiển xem xem có nhận ra là vật gì không. Lý Đại Lăng rất khó hiểu. Ngô lão hiển chỉ là một người bán dược đường thì sao có thể biết được loại chuyện thế này? Quách sư phụ nói: "Sư thúc ta phá án còn chưa lấy danh hiệu đâu. Ngươi cứ gặp mặt rồi biết." Ba người tìm được Ngô lão hiển. Quách sư phụ gọi sư thúc, hôm nay thúc cũng đừng buôn bán gì, ta tìm một chỗ uống hai lượng. Huynh đệ chúng ta có một số việc muốn thỉnh giáo thúc.
Ngô lão hiển nói: "Cảm tình này ta xin nhận, sư thúc ta cũng không phải loại tham rượu đâu." Nói dứt lời, ông lão nhờ Đinh Mão thu giúp chảo sắt vào rồi tìm một quán ăn ở gần đó. Lúc này không phải giờ ăn nên trong quán không có ai, bốn người ngồi ở góc tường. Bồi bàn đem tới một bếp lò, bưng lên một nồi lẩu, dạ dày, đậu phụ, thịt, cải thìa bày trên bàn, mở ra hai bình rượu lạnh. Trời càng nóng càng phải ăn thịt xuyến, ăn xong cả người đẫm mồ hôi, mát mẻ như vừa tắm xong. Năm nay thịt đầu dê không phải ngon cho lắm. Nhưng không phải tiệc nên cũng ăn uống đại khái mà thôi. Mà đám người Quách sư phụ cũng không có nhiều tiền nên bình thường cũng chỉ tới những quán nhỏ bán rượu thịt thế này mà thôi.
Quách sư phụ nói với Ngô lão hiển: "Sư thúc còn chưa biết. Tên hòa thượng béo ở chợ Nam này là Lý Đại Lăng, có thể coi hắn là huynh đệ với ta và Đinh Mão."
Lý Đại Lăng nhanh chóng nâng một chén rượu lên với Ngô lão hiển, nói: "Quách gia, Đinh gia à hai vị ca ca của ta. Ta cùng đi với họ nên gọi ngài một tiếng sư thúc. Về sau ngài có việc gì cần đến, cứ gọi ta một tiếng."
Đinh Mão nói: "Lý Đại Lăng ngươi đừng có lấp liếm, lấy miệng đối phó. Tí nữa cơm nước xong xuôi, ngươi ra mà trả tiền rồi muốn nói gì thì nói."
Ngô lão hiển nói: "Được rồi, chú cháu ta còn gặp nhau. Vào vấn đề đi, ta vừa thấy các ngươi đến là biết chuyện gì rồi. Có phải việc liên quan tới vụ án xác chết ở ngã ba sông không?"
Lý Đại Lăng nói: "Ôi dời, hóa ra sư thúc đã biết trước rồi. Ngoài bán dược đường lại còn có thể xem bói. Chẳng trách nhị ca muốn tới thỉnh giáo ngài."
Ngô lão hiển cười gượng hai tiếng nói: "Hang cùng ngõ hẻm đều biết tới vụ án ngã ba sông. Ta mỗi ngày đều bày quầy bán dược đường thì lại không biết sao?"
Đinh Mão giơ ngón cái lên, nói: "Sư thúc vẫn rất minh mẫn."
Ngô lão hiển khoát tay: "Không đâu, chân đã què, người cũng già, thân thể ngày sau không bằng ngày trước, e là chẳng sống được bao lâu nữa. Trở lại chuyện chính, đừng nói tào lao nữa, có phải các ngươi tới vì chuyện vụ án xác chết ở ngã ba sông không?"
Quách sư phụ kể lại toàn bộ mọi việc cho Ngô lão hiển một lượt, mời Ngô lão hiển xem chữ viết trên cục sắt.
Đôi mắt của Ngô lão hiển dựng thẳng lên, sau một lúc lâu mới hồi phục tinh thần, nói cho ba người: "Tảng sắt kia là một con hổ sắt. Trên mặt tảng sắt kia hẳn là đúc chữ: Thiết năng trị thủy, giao long viễn tàng, duy kim khắc mộc, vĩnh trấn thử bang. Hải Hà thường xuyên có nạn lụt. Tương truyền giao long sợ sắt nên quan phủ đúc chín trâu, hai hổ, một gà bằng sắt làm vật trấn sông, có cái chôn dưới đất, có cái thả ở mắt sông giữa dòng. Con hổ sắt này là một trong số đó."
Đinh Mão nói: "Vậy thì cũng rắc rối. Nếu tảng sắt kia là vật trấn sông, mà chúng ta lại lấy nó lên từ đáy sông thì sẽ gây họa chăng?"
Lý Đại Lăng ngạc nhiên nói: "Vậy cái xác nữ ở ngã ba sông kia là yêu quái dưới sông sao?"
Quách sư phụ thấy sắc mặt của Ngô lão hiển không ổn như thể nhớ lại chuyện gì đó nên ra hiệu cho hai huynh đệ kia không nói gì nữa, mời sư thúc nói ra xem là do nguyên nhân nào mà ra như vậy.
Sau hai chén rượu, Ngô lão hiển kể lại một câu chuyện kinh tâm động phách cho ba người. Dưới ngã ba sông kia vốn không có xác nữ kia, mà hẳn là chỉ có con hổ sắt này. Mà việc chín trâu, hai hổ, một gà cũng là truyền thuyết từ thời ông còn trẻ. Khi đó là năm Gia Tĩnh thời nhà Thanh. Năm đó quan phủ tiêu diệt đạo Ma Cổ làm cho kỳ thư về yêu pháp tà thuật lưu lạc khắp dân gian, hại chết không ít người. Vụ án xác chết ở ngã ba sông rất có thể có quan hệ với việc này.
Lại nói tiếp, đây là chuyện hơn chục năm trước. Khi đó chân của Ngô lão hiển còn chưa què. Trước kia ông ta làm người áp tải có luyện qua võ, cuối thời nhà Thanh thì trở thành bổ đầu ở cửa công, tới thời dân quốc thì bổ khoái được đổi tên thành đội Thái Phỏng, Thái là theo dõi, truy kích, Phỏng là tìm hiểu tin tức, đội đó tương đương với đội cảnh sát điều tra mặc thường phục, chuyên việc lùng bắt tội phạm, trộm cắp. Có hôm vào nửa đêm, ông truy một vụ án, gặp một yêu quái ở vườn rau.
Ngô lão hiển tới ngay lúc yêu quái đi vắng. Vườn rau nằm ngay mặt sau từ đường Lý công. Ở Thiên Tân có kiến trúc cổ tên là từ đường Lý công hơn xa cả Vương phủ. Đó là từ đường của Lý đốc sư quân phiệt Bắc dương Lý Thuần Lý, chiếm diện tích gần trăm mẫu, khí thế to lớn, cổ hương cổ sắc. Tới tận ngày nay, phần lớn vẫn được bảo tồn như cũ. Cả khuôn viên đều nhìn từ hướng Bắc sang Nam, ở ngoài cửa có cột đá sư tử, bàn thờ đá, ngựa đá, người đá. Bước qua cổng chính là vườn hoa rồi tới đạo quán, sau đó là tiền, trung, hậu điện. Đủ loại đồ vật tương xứng được đặt trên điện thờ. Ba tòa đại điện nguy nga đồ sộ, từ trong ra ngoài rường cột đều được chạm trổ, xanh vàng rực rỡ. Bên trong phủ còn có phù điêu hình ngọc long đoạt châu trên sân, bốn phía hành lang uốn lượn nối nhau tạo nên nét khí phái vương cung nội viện. Sau giải phóng, từ đường Lý công chuyển thành cung văn hóa công nhân, sau đó thành chợ sách cũ. Mấy năm gần đây không còn được mở cửa miễn phí nữa mà muốn vào phải có vé, đi theo đoàn. Ở từ đường Lý công đúng là có một điều quái gở. Không để ý tới thì thôi, nhưng nếu nói ra thì đúng là kỳ quái thật.
Quái chính là ở chỗ bố cục của từ đường Lý công quay ngược với bình thường. Ở các phủ đệ nhà khác thì vườn hoa đều ở phía sau cùng, tới cả hoàng cung nơi hoàng đế ở cũng vậy. Chỉ riêng có từ đường Lý công là ở ngoài cửa. Vườn hoa ngay cửa vào nên vừa vào cửa là phải bước qua vườn hoa rồi mới có thể tới chỗ khác. Trên đời này không có nhà thứ hai nào làm như vậy. Từ đó tạo ra phong thủy không tốt, cho nên Lý đốc quân Lý Thuần Lý bị đột tử chết không thể nói là không có quan hệ với tòa phủ đệ này.
Những năm đầu dân quốc, dân gian truyền lưu hai câu: "Phía nam nghèo một tỉnh, nước Bắc giàu hai nhà." Quân phiệt Lý Thuần chính là một trong hai nhà nước Bắc đó. Khi hắn còn sống, qua nhiều năm đốc quân nên tài sản giàu lên nhiều. Tục ngữ có nói: tiền nhiều cháy thân. Nhiều tiền mà không biết tiêu thế nào nên hắn cảm thấy khó chịu. Trong lúc ý nghĩ xẹt qua, hắn nhớ tới tổ tông nhà mình nên quyết định rầm rộ xây dựng từ đường, dùng mấy chục vạn bạc trắng mua cả tòa Trang vương phủ ở Bắc Kinh xuống. Sau khi hủy nguyên dạng thì đem về Thiên Tân. Vật liệu, gỗ ngói lưu ly đều là loại tốt nhất. Dựa theo bố cục của vương phủ xây dựng từ đường Lý gia. Khi trước cũng có người có tiền tới mua lại toàn vương phủ, nhưng rồi mua xong dùng không được, hủy không xong. Mà trước đó vài năm đã có người đồn rằng ở đây có chôn tiền vàng hơn trăm năm qua. Ai mà chẳng đỏ mắt, ai mà không muốn mình giàu. Cho nên dù vương phủ không bị phá hủy thì cũng bị một phen đào tung bới loạn lên.
Vì xây dựng từ đường, Lý đốc quân đã phải bỏ ra rất nhiều tiền, mời cả tiên sinh tới xem phong thủy, bố cục. Dĩ nhiên vườn hoa ở phía sau, nhưng vừa đắp tường đá được một nửa thì xảy ra chuyện. Có người bàn tán sau lưng nói từ đường Lý gia làm như cung điện, vị đốc quân này có phải có dã tâm lớn quá không? Lúc đó, Lý đốc quân mới chú ý tới quy cách xây dựng trong nhà. Đúng là có đủ từ ba tòa tiền, trung, hậu điện, xung quanh có bốn gian nhà, phía sau có vườn hoa, thật sự là quá giống hoàng cung. Nhưng không hủy được, nếu không lại thành mất trắng tiền sao? Có người xui hắn chuyển vườn hoa ra đằng trước, như vậy sẽ chả có kẻ nào nghi ngờ gì nữa. Lý đốc quân đành phải làm theo mà quên mất rằng như thế sẽ làm cho địa thế của từ đường Lý công quay ngược lại, chạm vào điều đại kỵ trong phong thủy.
Sau khi từ đường xây xong không lâu, hắn bị một tên dưới quyền bắn chết, hưởng thọ bốn mươi sáu tuổi. Chân tướng có nhiều cách nói, tới nay chưa xác định là nguyên do gì. Nghe nói Lý đốc quân bất hạnh không có con nối dõi, nạp nhiều thê thiếp vào nhà, tới nằm mơ cũng muốn đẻ con trai. Một cô vợ bé trong đám thê thiếp tranh thủ tình cảm, rồi ngầm mua một tên lính hộ vệ, sau đó vụng trộm ngủ với y, muốn nhờ cách này mà có thai, sau đó giả mạo đó là con của Lý đốc quân, mẹ nhờ hơi con, theo đó mà ả ta cũng được quan tâm hơn. Không ngờ vào một đêm, cô vợ bé này đang hẹn hò với tên lính hộ vệ thì Lý đốc quân đột nhiên từ ngoài về, gặp phải gian tình. Tên lính hộ vệ hoảng hốt, vội vàng giết chết Lý đốc quân. Để giấu chuyện này, bên ngoài chỉ biết là đột tử chết. Nhưng nếu đã chết như thế thì cũng ứng với điềm xấu mà bố cục phong thủy đảo chiều gây ra. Thế cho nên sau đó mới gặp phải tai họa.
Sau khi nhà Lý suy bại, từ đường Lý công cũng trở nên hoang phế. Tiếng gõ mõ cũng không còn. Ở phía sau từ đường vốn là một vườn rau lớn, có vài loại rau trồng ở đó nhưng rồi cũng theo nhà Lý mà hoang phế. Mọi người đều truyền nhau rằng ở đây phong thủy không tốt. Giữa thu đã có gió lạnh, cây cối khô héo như hạt cát, thỉnh thoảng lại còn có cả tiếng cóc, dế kêu. Cho nên người ở xung quanh dù có là ban ngày cũng không dám tới đây.
Lúc đó trong ngoài thành có vụ bắt cóc trẻ con, thất lạc là không thể nào tìm được. Ngay từ đầu đã có lời đồn rằng có một tên què đi bắt cóc. Người người trong đội Thái Phỏng rình bắt ở khắp nơi, điều tra từng góc ở trong thành, nên từ đó yên ổn được một hồi, nhưng bên ngoài thành lại bắt đầu có trẻ bị bắt cóc. Nông dân nghèo khó lại trở thành đối tượng để kẻ bắt cóc để ý tới. Trải qua nhiều lần tra hỏi, dần dần lộ ra thông tin là ở những nơi bị mất trẻ, thôn dân đều thấy một người đàn bà không rõ lai lịch. Người đàn bà này dùng vải xanh trùm đầu nên không nhìn rõ mặt, mặc ở trên người là áo khoác dài có tay. Theo đó, cả đội Thái Phỏng chia ra để tìm người này. Tuy lực lượng không đủ nhưng để giải quyết với một người đàn bà bắt cóc trẻ con thì một hai người cũng đã đủ rồi. Ngô lão hiển cũng khinh thường. Có hôm ông ta một thân một mình tới nằm vùng ở một thôn trang.
Ban ngày, phần lớn người đều ra đồng làm việc. Cuối thu không khí thoải mái, đồng ruộng lại tràn ngập cao lương to chắc, người vác cao lương như kiểu đội lên cho mình một cái mũ đỏ chót. Ở nông thôn có câu: ba tháng mùa xuân không vội bằng một tháng mùa thu. Thời gian thu hoa màu chính là lúc mà nhà nông bận rộn nhất. Thường ngày xong việc cái là họ về nhà ngủ hết, mà ở nông thôn thì thường ngủ sớm, trăng vừa lên là ngừng việc, về nhà ăn cơm, tới lúc trời tối đen là đi ngủ. Thứ nhất là làm việc cả ngày đã mệt mỏi, thứ hai là tiết kiệm dầu thắp sáng.
Nhưng hôm đó tình hình lại khác thường. Mấy nhà địa chủ trong thôn mời tới một gánh hát, bày bàn đầu thôn ca diễn. Bởi khi đó đất đai đều thuộc về nhà chủ, mà việc nhà nông lại vốn bận không thể làm hết, nhất định phải mướn người làm thời vụ, cho ăn cho uống trả tiền. Việc nhà nông cực kỳ vất vả, lại cần nhiều sức nên sau khi hết việc bận là mấy nhà giàu có thường thường bỏ tiền ra thuê gánh hát về, coi như là khao thưởng cho người giúp việc. Người dân trong thôn cũng được nhờ, người quanh thôn đều chạy tới xem. Diễn chủ yếu là tạp kỹ, nam trung niên hát văn thì dân lại không thích vì chủ yếu là không hiểu. Già trẻ trai gái đều thích xem kịch võ, bởi vì có náo nhiệt, vừa thấy là đã thích. Hôm đó diễn là vở 'Chung Quỳ gả em gái'.
Đừng nhìn vào nông thôn mà coi thường gánh hát. Sở trường của họ chính là thể loại này. Trang phục đạo cụ cũng không hề đơn giản. Cả người lẫn ngựa tới hơn hai mươi vị, cờ quạt, chiêng trống, ô dù, kiệu cưới đều đủ cả. Chung Quỳ mặt đỏ râu son, em gái xinh đẹp, tiểu quỷ đi đưa cũng đủ hình thù kỳ quái, cả gánh diễn cực kỳ náo nhiệt. Diễn từ xế chiều tới lúc đèn treo cao, cuộc vui kéo dài tận đêm khuya, ngủ cũng đã muộn. Ngô lão hiển cả ngày không tra ra manh mối gì, xế chiều lại hòa vào đám thôn dân xem diễn kịch. Ở nông thôn không có người gõ mõ trực cầm canh, tới lúc tan cuộc thì ước chừng cũng phải tầm giữa canh hai canh ba. Cả vầng trăng treo cao trên trời, trong thôn hoàn toàn yên tĩnh.
Ngô lão hiển xem cuộc vui tới quên thời gian. Tới lúc cuộc diễn tàn thì mới nhận ra là đã tới canh hai, lúc đó không còn cách nào về thành nên chỉ còn nước tá túc nhờ một đêm, ngày hôm sau lại bị tiêu chảy nên về muộn mất nửa ngày, tới chiều vội vàng về thành theo hướng cửa Nam. Người trên phố dần dần đông đúc, bên đường có hàng quán nghi ngút khói, ven đường có người ra vào, xe qua xe lại. Lúc đó không còn sớm, mặt trời cũng sắp xuống núi, cả ngày không tìm ra cái gì, lão đi qua đi lại, cảm thấy trong bụng không có gì. Bụng cũng không còn gì nên khỏi phải lo là ăn uống ra sao, móc trong túi ra mấy đồng đi mua vài cái bánh hấp. Sở dĩ gọi là bánh hấp vì bánh có nhân đậu bọc bột, sau đó đặt lên bếp hấp chán, bán ở ven đường. Ngô lão hiển mua vài cái ăn chống đói, trả tiền xong là đi về phía nhà. Nhưng vừa mới cắn một cái thì ông ta thấy trên phố có một người đàn bà, thân mặc áo vải bố, áo dài có ống tay, trên đầu đội khăn, cả tấm vải che kín mặt, dây buộc ở cổ. Ở xã hội cũ thì kiểu ăn mặc này cũng không kỳ lạ lắm. Người đàn bà kia cúi đầu không nhìn thấy mặt, bước đi cực kỳ vội vã, chỉ gọi là gặp thoáng qua với Ngô lão hiển.
Cặp mắt kia của Ngô lão hiển cũng không phải là treo để đó, vừa nhìn thấy dáng vẻ người đàn bà này có chút giống với kẻ bắt cóc kia thì đã hơi ngớ ra. Sau khoảng giây lát ngây người, người đàn bà kia đã đi qua. Ông ta cũng chỉ nhìn theo bóng lưng chứ không chạy tới bắt người đàn bà kia, vì dù sao thì ông cũng là người đứng đầu đội Thái Phỏng, nếu ngộ nhỡ có sai sót là sẽ bị quy cho tội trêu chọc phụ nữ, mà bị người khác chửi thì 'Miệng đầy hàng răng cãi không hết, cả người lại có mỗi miệng kêu', có nhảy xuống Hoàng Hà cũng không sạch.
Cách đối nhân xử thế của ông ta luôn cẩn thận chín chắn, chuyện không nắm chắc không bao giờ làm, ở lại đắn đo không bằng cứ đi theo người đàn bà kia về, âm thầm đi theo xem người đàn bà kia đi đâu rồi quyết, sau đó phát hiện ra người đàn bà kia đi vào thành rồi tiến vào một ngõ nhỏ không người.
Lúc này sắc trời đã dần tối, mặt trời đã lặn về phía Tây, Ngô lão hiển càng thêm nghi hoặc khi thấy người đàn bà kia quẹo trái rẽ phải tới gần vườn rau từ đường Lý công. Nơi đó vốn là nơi không người ở, một người đàn bà tới chỗ vườn rau hoang phế lúc trời tối để làm cái gì? Ngô lão hiển thầm nói đúng là thần xui quỷ khiến thế nào, nếu không xem cuộc vui tới quên đường về rồi lại bị tiêu chảy thì đúng là không thể nào gặp được người này. Bất kể người đàn bà kia có phải mụ bắt cóc không thì mình cũng phải chặn lại hỏi xem sao.
Ngô lão hiển nghĩ vậy thì liền bước nhanh lên theo người đàn bà kia, đang định nói một tiếng cho đối phương dừng lại, vì chỉ cần quay mặt sang là có thể biết mặt mũi người kia ra sao ngay, ai ngờ người đàn bà kia đi phía trước, cách có năm ba bước mà đột nhiên đã không thấy đâu.
Ngô lão hiển thầm rùng mình, chợt thấy ở phía sau có luồng gió lạnh, cả người vội quay phắt lại thì thấy người đàn bà kia đã đứng ở phía sau từ lúc nào. Cho dù có ánh trăng thì vẻ mặt dưới cái khăn che của người đàn bà kia vẫn tối đen như thể không có, chỉ có thể nhìn ra hai con mắt tỏa ra hai đường sáng hung ác, đồng thời hai bàn tay lông lá chìa ra bóp chặt vào cổ Ngô lão hiển.
Ngô lão hiển lắp bắp kinh hãi nhìn đôi bàn tay thô dài, móng vuốt sắc bén. Lúc trước đôi bàn tay trong ống tay áo nên còn không nhận ra, nhưng khi vừa mới vươn ra ngoài thì đúng là không phải tay người.
Ngày đó, Ngô lão hiển rất kiệm lời, nói không nhiều nhưng kỹ năng thì đâu ra đó, được truyền thụ cho Thông Bội quyền nên công phu cao thâm, luôn vô thanh vô tức làm việc lớn, sau khi theo dõi một mạch người đàn bà kia tới vườn rau thì phát hiện ra người đàn bà kia là một vật sống chưa bao giờ thấy qua, mà cũng không hề biết là quái vật gì.
Đôi bàn tay của người đàn bà kia như hai gọng kìm sắt, đột nhiên túm lấy cổ Ngô lão hiển, bóp chặt vào bên trong, đồng thời miệng phát ra âm thanh như con cú.
Ngô lão hiển chấn động nhưng gặp nguy không loạn, đôi bàn chân ra chiêu liên hoàn Uyên Ương thối, đạp thẳng vào mặt người đàn bà kia, đồng thời bản thân cũng mượn lực nhảy ra sau vài bước.
Người đàn bà mặc áo dài, trùm đầu không đợi Ngô lão hiển đứng vững, mang theo một trận quái phong bổ nhào tới. Dưới ánh trăng giữa vườn rau hoang, thân hình kia quỷ dị như làn khói đen.
Ngô lão hiển nhìn ra đối phương định đưa mình vào chỗ chết, hạ thủ bất dung tình. Ông ta nhẹ nhàng rút cái điếu ra, đầu điếu là một cục đồng cực kỳ nặng, bình thường để hút thuốc, tới lúc nguy cấp có thể dùng làm vũ khí phòng thân. Lúc này, ông ta quay tròn nó, hung hăng quật tới.
Cả người lẫn vuốt của con quái vật kia lao tới, đúng vừa vặn khi cái ống điếu đánh ra, sau một tiếng 'Gào' thảm, nó phải vội vàng rụt tay lại.
Ống điếu của Ngô lão hiển cũng không dừng lại, mặc kệ xanh đỏ đen trắng ba bảy hai mốt gì, cứ thế đập tới.
Con quái vật kia thấy tình thế không ổn, quay người định bỏ trốn, nhưng chỉ trong thoáng chốc xoay người, đỉnh đầu nó đã bị Ngô lão hiển đập túi bụi vào, máu tươi bắn tung tóe, cả người đi lảo đảo, nghiêng trái nghiêng phải, định liều mạng chạy trốn. Nhưng Ngô lão hiển sao có thể để con quái vật này thoát, ông đuổi sát theo phía sau.
Vườn rau phía sau từ đường Lý công vốn xưa kia có trồng đủ loại hoa quả, về sau nước đổi dòng, vườn rau trở nên hoang phế, bờ ruộng mọc đầy cỏ dại. Dưới đêm trăng, khói mù phủ đầy cỏ, trước mặt là một cảnh tượng tiêu điều thê lương.
Tuy Ngô lão hiển vẫn có đề phòng nhưng lúc đó cũng không nhịn nổi, phải toát hết cả mồ hôi lạnh khi nhìn vào cái vẻ mặt đầy máu me dưới ánh trăng của con quái vật. Cái mắt, cái mũi kia khá là giống người, nhưng bộ mặt thì quá dài, vừa giống lừa vừa giống ngựa, miệng thì đầy răng nanh trắng hếu.
Con quái này bị đuổi tới đường cùng, giang hay tay đầy lông ra quay lại đánh. Nhờ ánh trăng, Ngô lão hiển nhìn ra đây đúng là một con mã hầu đã đứng thẳng lên như người. Mã hầu là tên gọi mà người trong dân gian dùng để dọa trẻ nhỏ, bình thường nói rằng nếu không ăn là sẽ bị mã hầu bắt ăn thịt. Trên thực tế, đây là một giống linh trưởng gần giống khỉ, hoặc là vượn núi nhưng mặt thì dài gấp rưỡi, trong dòng giống khỉ vượn cũng là loài hiếm thấy.
Ngô lão hiển vạn lần không ngờ con mã hầu này đã thông nhân tính, có thể mặc y phục, buộc tóc vấn khăn, giả dạng thành người đàn bà đi đường, trong lòng lão vừa sợ vừa ngạc nhiên. Nhưng chỉ sau chút ngây người, con mã hầu kia đã bổ nhào tới trước mặt, Ngô lão hiển tránh không kịp, người bị chọc mấy lỗ, da tróc thịt bong máu tươi đầm đìa, ống điếu rơi trên mặt đất, trong lúc nguy cấp vẫn còn kịp lấy tay xé một tảng thịt trên người con yêu hầu kia, nhưng không ngờ ở ngay phía sau có cái giếng cạn, Ngô lão hiển dậm chân vào chỗ trống không, lập tức ngã ra sau.
Sau khi vườn rau trở nên hoang phế, miệng giếng kia bị cỏ dại che khuất, Ngô lão hiển chỉ chú ý tới con yêu hầu kia, không hề để ý tới cái giếng cạn trong vườn này, mà con yêu hầu lao thẳng tới trốn ở chỗ gần giếng cạn này đúng là cố ý để đẩy Ngô lão hiển ngã xuống đó.
Ngô lão hiển ngã xuống giếng cạn, hai tay không hề nới ra, con yêu hầu kia cũng không giãy ra được. Đôi bên ngươi níu lấy ta, ta víu chặt ngươi, cùng nhau rơi xuống đáy giếng, gặp phải tình cảnh sống chết trước mắt, Ngô lão hiển không thể không liều mạng đánh canh bạc này, bao nhiêu năm khổ công canh năm đi luyện giờ phút này cũng phát huy tác dụng, giữa không trung cả người quay một cái làm con yêu hầu kia bị nằm xuống phía dưới. Ngay khi người vừa xoay lên thì chạm đất, một tiếng bộp vang vọng, tiếng xương cốt vỡ vụn, máu thịt bay tứ tung.
Giếng đã cạn nhiều năm, đá bóng loáng, một giọt nước cũng không có, con mã hầu cắm mặt xuống đất, hộp sọ cắm thẳng vào ngực. Ngô lão hiển nằm trên thi thể con mã hầu, may mắn nhặt lại được cái mạng, nhưng xương đùi vỡ vụn, đau tới hôn mê bất tỉnh, tới lúc tỉnh lại thì trước mặt tối mù, không hề thấy tí ánh sáng nào, may là trên người có bao diêm. Sau khi có chút ánh sáng thì phát hiện ra ngoài xác chết của con yêu hầu ra, còn có xác một cụ già. Vừa rồi cái đầu của ông cụ này đã cắm thẳng vào ngực con yêu hầu, não tương chảy đầy đất.
Ở dưới giếng cạn còn có không ít hài cốt trẻ nhỏ, đoán chừng toàn bộ vụ án bắt cóc trong ngoài thành đều do con yêu hầu này gây nên. Ngô lão hiển tìm ra một quyển sách cổ rách rưới trên người ông cụ kia. Đáy giếng tối như hũ nút nên ông ta cũng không nhìn ra cái gì, thuận tay nhét vào trong ngực, sau đó nén cơn đau dưới chân, hai tay cố gắng bò lên miệng giếng tìm người giúp đỡ. Sau khi bò lên, mở quyển sách ra xem thì phát hiện ở trong có ghi lại yêu pháp tà thuật vô cùng cổ quái, ở bìa không có chữ, chỉ vẽ một đóa sen trắng. Ngô lão hiển biết năm xưa Bạch Liên giáo khởi binh tạo phản, quan phủ truy nã người biết yêu thuật tà pháp khắp nơi. Khi đó ở đây có một đám tà ma ngoại đạo, mượn danh nghĩa thiên thư để lại một cuốn ghi lại yêu thuật kỳ thư. Sau khi đám tà ma bị quan phủ diệt, kỳ thư lưu lại ở dân gian, về sau bị gã nghệ nhân giang hồ nhặt được. Gã này vốn chỉ chuyên lừa gạt buôn bán, trộm mộ, trong tay có một con sái hầu chuyên đi bắt trẻ nhỏ khắp nơi, về sau bán cho người ngoài. Những đứa nhỏ không bán được, hoặc là thu làm đồ đệ, hoặc là cho chết khô trong giếng, sau đó tuy án được phá nhưng chân của Ngô lão hiển cũng bị phế, từ đó về sau không làm cách nào ăn cơm cửa công được nữa, về mở cửa hàng dược đường ở miếu Hoàng Thành góc Tây thành. Lúc đó, vụ án trẻ bị bắt cóc coi như được phá.
Quách sư phụ biết Ngô lão hiển làm đầu mục, sau lại đứng đầu đội thái phỏng, đời này phá qua vô số đại án, nhưng tới tận giờ mới biết, hoá ra gặp phải con yêu hầu ở vườn rau Lý công từ nên hai cái chân của sư thúc mới bị phế mất.
Lý Đại Lăng nghe tới tâm phục khẩu phục, liên tục rót rượu cho Ngô lão hiển: "Sư thúc, về sau cuốn kỳ thư ghi lại tà mà kia rơi vào tay ai vậy?"
Đinh Mão nói: "Yêu thuật tà pháp đó lưu lại sẽ thành tai hoạ, lúc đó chắc chắn là sư thúc đốt sạch."
Ngô lão hiển nói: "Đúng là nên đốt, nhưng nếu lúc đó đốt rồi thì ta cũng chẳng phải kể lại cho các ngươi."
Năm đó, Ngô lão hiển trừ yêu ở vườn rau xong, bò lên từ cái giếng cạn, chân đau tới mức trán đổ mồ hôi lạnh. Lý công từ bị bỏ hoang tới cô liêu, gọi tới nửa ngày cũng không có ai tới giúp. Ông ta nhớ ra có quyển sách lấy được từ xác chết dưới giếng, dưới ánh trăng móc ra xem, vừa mở ra thì thấy toàn là bàng môn tà đạo. Ông cố gắng không nhìn nữa, lo sợ nhìn xong đi vào đường ma thì không còn kiềm chế nổi bản thân nữa.
Lúc đó thấy cỏ trên tường động đậy, Ngô lão hiển chăm chú nhìn theo, chỉ thấy dưới ánh trăng có một tên thiếu niên bộ dáng ăn mày độ mười sáu mười bảy tuổi đang leo qua tường Lý công từ, thò đầu nhìn xung quanh vườn rau. Đứa nhỏ này hơn phân nửa là không nhà để về, tới đến trèo qua tường vào ngủ ở Lý công từ, thấy động tĩnh mới thò đầu ra xem.
Ngô lão hiển nói với đứa nhỏ: "Ngươi đừng sợ, ta là quan sai của đội thái phỏng, vừa rồi ta bị rơi xuống cái giếng cạn này, hai chân đã gãy. Ngươi mau tìm người giúp ta với."
Đứa nhỏ kia nhảy từ trên tường xuống, cẩn thận tới gần Ngô lão hiển. Từ ánh trăng mờ mờ, Ngô lão hiển nhìn ra vẻ mặt mi thanh mục tú của đứa nhỏ kia, nhưng từ vẻ thanh tú đó lại toát ra cái gì đó rất gian tà. Hơn nữa vẻ mặt có hơi khác thường, trên trán chỉ có một hàng mi hợp lại từ hai hàng, mắt có hai đồng tử. Người bình thường một mắt có một con ngươi, nhưng đứa nhỏ này một mắt có hai con ngươi, hai mắt là bốn con ngươi. Cả ngàn người cũng không có nổi một người như vậy, theo tướng số nói thì người thế này nhất định có kỳ vận, nhưng cũng có thể là đoản vật tướng tiểu quỷ.
Ngô lão hiển thấy đứa nhỏ này có vẻ mặt tà khí, nhớ tới kỳ thư kia còn ở trong tay, ông lăn người trên đất không đứng dậy, theo bản năng nằm đè lên quyển kỳ thư đó.
Việc này làm đứa nhỏ kia chú ý tới, hai con ngươi quay tít một vòng, nói: "Vị sư phụ già có bảo vật gì mà phải giấu không cho ta nhìn vậy?"
Ngô lão hiển nói: "Nào có cái gì, chỉ là một cuốn sách rách nát. Ngươi mau tới con đường trước Lý công từ gọi người tới giúp ta với, ta sẽ cảm tạ ngươi thật tốt."
Đứa nhỏ ăn mày kia nói: "Khụ, ta còn tưởng là cái gì, hoá ra cuốn sách nát, thấy ông bị thương không nhẹ, tốt nhất là nên vào góc vườn ngồi đỡ bị rắn cắn. Trước tiên ta đỡ ông rồi đi tìm người sau."
Ngô lão hiển nghĩ thầm mình đúng là quá đa tâm, đây chỉ là đứa nhỏ ăn mày không nhà để về, e là tới chữ còn không biết, vậy thì làm sao phải e ngại với quyển sách này.
Lúc này, đứa nhỏ lau qua cái tay bẩn lên người, xoay người làm bộ đỡ lão dậy. Đột nhiên nó đã một cước vào cái chân gãy của Ngô lão hiển. Ngô lão hiển bị trọng thương, lại không phòng bị, bị đứa nhỏ kia đá trúng chân bị thương, đau tới mắt tối sầm, phát giác quyển sách trong người bị đối phương cướp mất, thầm nhủ: "Thôi rồi, cả ngày đánh nhạn lại bị nhạn mổ vào mắt."
Đôi chân của Ngô lão hiển bị gãy, bước đi không nổi, lại bị đá một cước vào chân gãy, đau tới muốn ngất, nhưng dù sao ông ta cũng là tay già đời trong ông môn, cả đời đã bắt vô số cường đạo, kinh nghiệm phong phú, luôn có hậu thủ đề phòng. Ngay khi vừa thấy tên nhỏ ăn mày kia lao đi đã hơn ba bước, lão lập tức rung tay, nhào cả người tới. Đây là một bộ pháp bắt trộm được quan sai truyền lại từ thời tiền Thanh, lập tức đối phương bị té ngã, cũng do đối phương tuổi còn nhỏ nên lão cũng hạ thủ lưu tình, không ghìm chặt cổ đối phương xuống. Nhưng chỉ cần lão không buông tay thì đứa nhỏ kia có mọc cánh cũng không thoát được.
Không ngờ đứa nhỏ ăn mày kia ngã xuống mà không hề kêu lên một tiếng, bỗng nhiên có một vật vo tròn bay tới, ngay khi cả người Ngô lão hiển đổ ập xuống, đứa nhỏ la toáng lên: "Có rắn!" Ngô lão hiển vội vàng đưa hai tay ra đỡ, trong lúc hoảng hốt tưởng đúng là rắn thật, tới lúc ngã nhào trên đất thì mới nhìn ra là cái quần của đối phương cuộn lại. Cứ vậy, chỉ trong nháy mắt phân vân, đứa nhỏ ăn mày kia đã sớm cao chạy xa bay.
Về sau đội thái phỏng điều tra phát hiện ra con sái hầu dưới giếng cạn kia có vài đồ đệ khác. Sau khi lùng bắt được vài tên, thẩm tra rồi tóm tắt lại, toàn bộ đều bị đập chết. Từ lời khai của mấy tên kia, con sái hầu tìm được kỳ thư trong miếu hoang, dựa theo đạo tà ma nuôi thi, tìm tới nơi có tảng sắt trấn sông vớt lên, sau đó buộc một cô gái mang bầu ném xuống. Nghe nói xác chết bị dìm có thể hút địa khí, đợi sau này nơi đây gặp nạn như hạn hán lũ lụt, con sái hầu sẽ tự xưng là cao nhân đắc đạo, làm trò vớt thi thể dưới xông lên, dùng pháp thuật mê tín để thu tiền. Còn về việc sái hầu đã hại chết bao nhiêu người, xác chết cô gái kia bị dìm ở đâu thì mấy tên đồ đệ bị quan phủ bắt đều không biết.
Tới tận lúc đội tuần sông ngũ hà phát hiện ra vụ án xác chết ngã ba sông, đầu đường cuối ngõ đều kể lại, Ngô lão hiển bán dược đường trên phố vừa nghe thấy là đã ngờ rằng có quan hệ với con sái hầu năm xưa. Hôm nay, lão vừa gặp mặt ba anh em Quách sư phụ là lập tức nói ra. Có thể kết luận chắc chắn rằng, đứa nhỏ ăn mày cướp được kỳ thư ở vườn rau Lý công từ năm xưa chính là đồ đệ của con sái hầu, tên là Liên Hóa Thanh. Chỗ dìm xác chỉ có con sư phụ là con sái hầu và đồ đệ Liên Hóa Thanh biết.
Năm đó, quan phủ phái người lùng bắt liên tục trong vài tháng, nhưng không hề tìm ra tung tích Liên Hóa Thanh, mà cũng không biết hắn đã trốn đi đâu, án tới nay chưa được giải. Ngô lão hiển lại què chân nên đổi nghề sang bán dược đường. Mấy huynh đệ trong đội thái phỏng của lão đều vẫn cố lùng bắt Liên Hóa Thanh, nhưng bất kỳ người nào tra ra manh mỗi là đều bị chết rất khó hiểu. Đảo mắt đã nhiều năm trôi qua, Ngô lão hiển đã nghĩ mang chuyện đó ôm vào quan tài, không ngờ hôm nay do uống nhiều rượu quá, cuối cùng lại nói ra hết.
Ngô lão hiển biết, không nói ra thì thôi, một khi nói ra là hai anh em Quách sư phụ và Đinh Mão sẽ đi tìm Liên Hóa Thanh bằng được, khuyên bảo cũng không được, chỉ còn nước dặn dò: "Nhất định Liên Hóa Thanh đã đổi tên thay họ, trốn ở trong thành. Tên này vốn rất mưu trí, hiện giờ e là đã cực kỳ khủng khiếp, mạnh hơn sư phụ sái hầu của nó không biết bao nhiêu lần. Sau này, nếu gặp được Liên Hóa Thanh, nhất định các ngươi không được coi thường."
Đinh Mão cảm thấy khó hiểu, vội hỏi: "Sư thúc, nếu đổi ta là Liên Hóa Thanh trong vụ án này, vốn đã có được kỳ thư thì ta nhất định sẽ cao chạy xa bay không bao giờ trở lại. Tại sao ông vẫn nhận định là hắn còn ở quanh đây?"
Ngô lão hiển trả lời: "Quanh đây chỉ có Thiên Tân Vệ là vùng trù phú, xung quanh có tổng cộng mười hai bảo vật trấn sông, địa khí cực thịnh. Nếu rời đi, những bàng môn tà đạo kia sẽ không thể nào thi triển được. Thứ hai là tới nơi không quen biết, hắn sẽ rất dễ bị lộ hành tung, không giống như nơi này, từ Bắc tới Nam đều đông đúc. Ta thấy, Liên Hóa Thanh là kẻ cực kỳ giảo hoạt, chắc chắn y càng trốn ở nơi sầm uất thì càng khó tìm."
Quách sư phụ và Đinh Mão nghe xong cũng thầm hạ quyết tâm: "Nếu Liên Hóa Thanh trốn ở Thiên Tân Vệ, cho dù có đào sâu ba thước, chúng ta cũng phải moi hắn lên." Cả hai lại thêm câu cửa miệng: "Chó tốt canh ba nhà, hảo hán giữ ba thôn". Chỉ vì ý nghĩ này mà về sau mới có "Chó dữ bắt yêu thôn." Nói sớm việc này nhưng chưa chắc người biết đã hiểu, vốn việc rất ly kỳ, vì cái gì mà gọi Liên Hóa Thanh là Hà yêu? Rốt cục có phải là hắn không? Xem tiếp mọi người sẽ hiểu.
Tác giả :
Thiên Hạ Bá Xướng