Great Mage Ở Thế Giới Harry Potter
Chương 161: Thu nguyệt trở về
Tưởng Quốc gật gù chấp nhận trong sự kinh ngạc của Văn Đoàn.
Văn Đoàn nói:
- Công việc chế tạo không có bao nhiêu khác biệt so với thời cổ. Nguyên liệu thì phải bỏ tiền mua, riêng hợp chất thay thế cho "Đá Triết Gia" thì phải tự chuẩn bị.
Tưởng Quốc hỏi:
- Có cách nào đảm bảo an toàn cho nguyên liệu của bản thân không?
Văn Đoàn trả lời:
- Công đoạn dung hợp giữa hợp chất và phôi vũ khí sẽ được diễn ra dưới sự giám sát của người đặt làm vũ khí. Trong trường hợp của anh thì anh nhờ chị Nguyệt làm hộ.
Tưởng Quốc nói:
- Khi nào chị Nguyệt về, em chắc phải nhờ chị ấy đi một chuyến mới được. Đáng tiếc, nếu không phải chế tạo "Võ binh" cần rèn chứ không phải luyện kim thì em đã tự xử lý rồi.
Văn Đoàn cười:
- Nếu chế tạo "Võ binh" mà dễ như vậy thì đã không phải là độc quyền của phương đông.
Tưởng Quốc cười, công nghệ chế tạo "Võ binh" không bị chiếm đoạt, một phần là do bảo vệ thích hợp, nhưng cũng một phần là do bên phương tây, khi sang xâm lược, cho rằng nó không có giá trị cao trong thời hiện đại, nhất là khi phương pháp chế tạo “Đá Triết Gia" đã biến mất. Nếu không thì công nghệ này có giữ được hay không cũng khó nói.
Văn Đoàn cười cười:
- Em chọn NB làm nơi chế tạo "Võ Binh" là tương đối hợp lý đấy. Trong cùng điều kiện nguyên liệu thì kỹ thuật rèn của NB không thua kém kỹ thuật rèn của bọn yêu tinh bên châu Âu đâu.
Tưởng Quốc đồng ý với nhận xét của Văn Đoàn. Sự thiếu thốn quặng tốt khiến người NB phải cố gắng hết sức phát triển kỹ thuật rèn để bù đắp sự chênh lệch vũ khí với các nước có tài nguyên phong phú.
Tưởng Quốc và Văn Đoàn hăng say bàn luận trong ánh mắt hâm mộ của Mỹ Quyên. Cô cũng mong bản thân có trang bị tốt nhưng gia cảnh của cô không cho phép. Nhìn lại bộ quần áo tuy ngăn lắp gọn gàng nhưng thực chất là hàng second hand của mình, Mỹ Quyên khẽ thở dài.
Cả ba trở lại khách sạn sau khi đã dùng bữa trưa. Minh Vương và Minh Tuấn đã trở lại từ sớm. Cả hai đã chuẩn bị gần như đầy đủ vật tư cần thiết để sử dụng trong trận chiến sắp tới.
Cuối buổi chiều cùng ngày, Thu Nguyệt mang theo một cái va li lớn trở về khách sạn nơi đội tuyển VN đang cư trú. Cô không trở về phòng mình mà tiến thẳng tới phòng của 2 anh em Văn Đoàn và Tưởng Quốc.
Văn Đoàn đang cùng Tưởng Quốc bàn bạc về kế hoạch tiếp theo, và về cả buổi gặp mặt đàm phán liên minh với 2 đội NB va HQ thì tiếng gõ cửa đột ngột vang lên. Văn Đoàn đứng dậy tiến ra mở cửa, đồng thời lên tiếng:
- Ai đấy?
Giọng nữ từ ngoài cửa vọng vào:
- Giao hàng đây.
Văn Đoàn cười, anh mở cửa:
- Chị đã về. “Võ binh" của em xong rồi phải không?
Thu Nguyệt quẳng cái va li cho Văn Đoàn, cô nói:
- Đã xong. Mới ra lò, nóng hôi hổi.
Văn Đoàn vội vàng ôm lấy cái va li chứa thanh “Võ binh" quý giá của mình. Thu Nguyệt nguýt dài một cái, cô cũng có phần ghen tị khi cậu em họ có món đồ quý giá như vậy.
Đột nhiên, ánh mắt của Thu Nguyệt phát hiện ra Tưởng Quốc đang đi từ phía trong phòng ra. Cô vội vàng tiến lên:
- Quốc, em ổn chưa mà đã sang đây?
Tưởng Quốc mỉm cười, từ tốn đáp:
- Em ổn rồi. Cũng sang được vài hôm rồi chứ không ít đâu.
Thu Nguyệt dùng ánh mắt đầy nghi ngờ nhìn Tưởng Quốc:
- Thật không?
Tưởng Quốc bất đắc dĩ:
- Thật mà. Em đâu cần nói dối làm gì.
Văn Đoàn cầm va li tiến tới, anh nói:
- Chị yên tâm. Nó khỏe như voi.
Thu Nguyệt nửa tin nửa ngờ gật đầu. Cô vẫn còn nhớ lúc cô và Văn Đoàn lên đường, Tưởng Quốc vẫn còn mê man trên giường bệnh.
Tưởng Quốc vội vàng đổi chủ đề:
- “Võ binh" của anh đó hả anh Đoàn, mở ra cho em coi với.
Văn Đoàn gật đầu, mang cái va li để lên giường rồi cẩn thận mở nó ra. Bên trong vali là một thanh vũ khí mang hình dáng tương tự kiếm Nhật, được đặt trong một chiếc vỏ được chế tạo tinh xảo.
Văn Đoàn cầm kiếm lên, rút kiếm ra thưởng thức. Toàn bộ thanh kiếm là một chỉnh thể được rèn đúc hoàn toàn bằng kim loại. Lưỡi kiếm được cấu tạo khá giống với kiếm Nhật, nhưng lưỡi nhỏ và mỏng hơn, cũng không lập thể như kiếm Nhật. Cách sống kiếm khoảng 5 mili là một rãnh máu kéo dài suốt 9 phần 10 lưỡi kiếm. Bên dưới rãnh máu là hoa văn uốn lượn theo phong cách Á Đông được trang trí vô cùng tinh xảo.
Sau một hồi lâu, Tưởng Quốc hỏi Văn Đoàn:
- Em có thể mượn nó xem qua được không?
Văn Đoàn lưu luyến không thôi giao thanh kiếm cho Tưởng Quốc. Tưởng Quốc bật cười:
- Được rồi, em chỉ xem một chút rồi sẽ trả lại ngay. Có ăn mất đâu mà.
Tưởng Quốc cầm thanh kiếm cẩn thận quan sát. Cậu ta không thể nhận ra thứ hợp kim được dùng đúc kiếm là chất liệu gì.
Tưởng Quốc vận dụng khí dồn tới bàn tay đang cầm chuôi kiếm. Nhất thời, một cảm giác kỳ dị xuất hiện. Tưởng Quốc có cảm giác như lưỡi kiếm là một phần kéo dài của cơ thể mình, khí từ trong cơ thể, vốn di không thể điều khiển phát xạ ra ngoài, đang lưu chuyển sang thanh kiếm.
Dưới sự tác động của dòng khí phát ra từ Tưởng Quốc, cả thanh kiếm bắt đầu sáng lên. Vô số tia sáng nhỏ, như những sợi tơ bắt đầu kéo dài toàn bộ thân kiếm, nhuộm nó thành một màu đỏ cam rực rỡ như một thanh kiếm được hình thành từ lửa. Tưởng Quốc ngây dại thưởng thức vẻ đẹp đầy mỹ lệ của thanh kiếm.
Không chỉ Tưởng Quốc, cả Văn Đoàn và Thu Nguyệt cũng đang chìm đắm trong vẻ đẹp của thanh kiếm, “Võ binh" của Văn Đoàn.
Tưởng Quốc than thở:
- Thật là tuyệt vời!
Văn Đoàn cũng tán đồng, đôi mắt của anh nhìn thanh kiếm đầy vẻ si mê:
- Kiếm đặt riêng của anh có khác. Thật đẹp!
Tưởng Quốc và Thu Nguyệt đổ mồ hôi, Văn Đoàn có vẻ như đã bị trúng tiếng sét ái tình của thanh kiếm rồi. Tưởng Quốc vội vàng trả lại thanh kiếm cho Văn Đoàn. Dẫu biết rõ ánh mắt si mê kia là dành cho thanh kiếm trong tay mình, nhưng hướng nhìn của Văn Đoàn vẫn khiến cậu ta ác hàn.
Văn Đoàn vội vàng nhận lấy thanh kiếm. Anh ta cầm kiếm trên tay, bắt đầu thử nghiệm đưa khí của mình vào đó. Sau giây lát, thanh kiếm phát ra ánh sáng màu lam nhạt rựa rỡ.
Văn Đoàn ngẩn người, thậm chí quên mất việc đưa khí vào thanh kiếm, ánh sáng chập chờn rồi tắt lịm.
Thu Nguyệt quay sang Tưởng Quốc hỏi:
- Chị có nhầm không nhỉ, ban nãy thanh kiếm là màu đỏ cam đúng không?
Tưởng Quốc lắc đầu:
- Ban nãy em cầm đúng là màu đỏ cam. Anh Đoàn, anh thử lại một lần xem thế nào?
Văn Đoàn gật đầu, anh cũng không hiểu được có chuyện gì đã xảy ra. Nhưng trong ánh mắt săm soi của cả ba người, thanh kiếm một lần nữa sáng lên ánh sáng màu lam nhạt.
Tưởng Quốc đưa tay xoa cằm, cậu ta hỏi:
- Anh có thấy gì bất thường không?
Văn Đoàn lắc đầu:
- Không. Chẳng có gì cả. Thật kỳ lạ, mọi thứ giống y như những gì anh biết.
Tưởng Quốc gật gù, cậu nói:
- Anh đưa cho chị Nguyệt thử một lần xem sao.
Văn Đoàn giật mình, sau đó đưa thanh kiếm cho Thu Nguyệt.
Thu Nguyệt thận trọng tiếp nhận thanh kiếm, cô cầm nó trên tay và bắt đầu điều động khí trong cơ thể, hội tụ xuống tay phải và dồn nó lưu chuyển trong thanh kiếm. Thanh kiếm bắt đầu sáng lên, lần này, không phải lam nhạt hay ánh sáng đỏ cam mà là một ánh sáng vàng rực rỡ.
Tưởng Quốc quay sang hỏi Văn Đoàn:
- Anh đã thấy “Võ binh" khác bao giờ chưa?
- Chưa. Anh mới chỉ nghe nói và đọc tài liệu mà thôi. Hơn nữa những “Võ binh" cổ đại chỉ có hai màu ánh sáng là màu đỏ và màu bạc mà thôi. Còn “Võ binh" sau này phục chế thì anh chưa gặp, cũng khó mà gặp lắm. Dù sao thì vật liệu thực sự có hạn.
Văn Đoàn xoa cắm, anh nói:
- Nhưng còn thanh “Võ binh" này… xem ra với mỗi một người thì nó sẽ phản ứng và tạo ra ánh sáng có màu sắc khác nhau.
Tưởng Quốc cũng đứng khoanh tay, xoa cằm y trang Văn Đoàn:
- “Đá Triết Gia" thực sự có hai màu là trắng và đỏ. Màu trắng dùng để tạo ra bạc, chữa bệnh, màu đỏ dùng để tạo ra vàng ròng và làm ra thuốc bất tử. Dĩ nhiên, công dụng của chúng không dừng lại ở đó.
Tưởng Quốc tiếp tục:
- Theo suy đoán của em, vấn đề nằm ở thứ hợp chất được sử dụng để thay thế cho “Đá Triết Gia". Nó là sản phẩm ra đời khi nghiên cứu đá triết gia thất bại. Có lẽ nó cũng kế thừa phần nào đó trong tính chất vạn năng của bản gốc. Cũng vì vậy mà nó sẽ biến đổi khác nhau khi ở trong tay của những người khác biệt.
Văn Đoàn nói:
- Chú nói có lý. Quá trình luyện tập điều khiển khí, là quá trình biến dòng khí tự nhiên thành của mình. Nói cách khác, là khắc dấu ấn bản thân lên dòng khí nội tại. Mà mỗi một con người đều là một tồn tại độc nhất, lên dòng khí của mỗi người cũng vậy. Có lẽ chính sự khác biệt đó đã làm màu sắc của thanh kiếm biến đổi.
Tưởng Quốc tiếp lời:
- Cái em quan tâm là chất lượng của “Võ binh" bản mới này so với bản cũ thế nào. Hừm… còn cả việc đặc tính của thanh binh khí có thay đổi khi dòng khí lưu chuyển qua nó thay không. Đi, đi xuống phòng thí nghiệm của em. Ở đó chúng ta sẽ có đủ thứ để xem xét.
Văn Đoàn nói:
- Công việc chế tạo không có bao nhiêu khác biệt so với thời cổ. Nguyên liệu thì phải bỏ tiền mua, riêng hợp chất thay thế cho "Đá Triết Gia" thì phải tự chuẩn bị.
Tưởng Quốc hỏi:
- Có cách nào đảm bảo an toàn cho nguyên liệu của bản thân không?
Văn Đoàn trả lời:
- Công đoạn dung hợp giữa hợp chất và phôi vũ khí sẽ được diễn ra dưới sự giám sát của người đặt làm vũ khí. Trong trường hợp của anh thì anh nhờ chị Nguyệt làm hộ.
Tưởng Quốc nói:
- Khi nào chị Nguyệt về, em chắc phải nhờ chị ấy đi một chuyến mới được. Đáng tiếc, nếu không phải chế tạo "Võ binh" cần rèn chứ không phải luyện kim thì em đã tự xử lý rồi.
Văn Đoàn cười:
- Nếu chế tạo "Võ binh" mà dễ như vậy thì đã không phải là độc quyền của phương đông.
Tưởng Quốc cười, công nghệ chế tạo "Võ binh" không bị chiếm đoạt, một phần là do bảo vệ thích hợp, nhưng cũng một phần là do bên phương tây, khi sang xâm lược, cho rằng nó không có giá trị cao trong thời hiện đại, nhất là khi phương pháp chế tạo “Đá Triết Gia" đã biến mất. Nếu không thì công nghệ này có giữ được hay không cũng khó nói.
Văn Đoàn cười cười:
- Em chọn NB làm nơi chế tạo "Võ Binh" là tương đối hợp lý đấy. Trong cùng điều kiện nguyên liệu thì kỹ thuật rèn của NB không thua kém kỹ thuật rèn của bọn yêu tinh bên châu Âu đâu.
Tưởng Quốc đồng ý với nhận xét của Văn Đoàn. Sự thiếu thốn quặng tốt khiến người NB phải cố gắng hết sức phát triển kỹ thuật rèn để bù đắp sự chênh lệch vũ khí với các nước có tài nguyên phong phú.
Tưởng Quốc và Văn Đoàn hăng say bàn luận trong ánh mắt hâm mộ của Mỹ Quyên. Cô cũng mong bản thân có trang bị tốt nhưng gia cảnh của cô không cho phép. Nhìn lại bộ quần áo tuy ngăn lắp gọn gàng nhưng thực chất là hàng second hand của mình, Mỹ Quyên khẽ thở dài.
Cả ba trở lại khách sạn sau khi đã dùng bữa trưa. Minh Vương và Minh Tuấn đã trở lại từ sớm. Cả hai đã chuẩn bị gần như đầy đủ vật tư cần thiết để sử dụng trong trận chiến sắp tới.
Cuối buổi chiều cùng ngày, Thu Nguyệt mang theo một cái va li lớn trở về khách sạn nơi đội tuyển VN đang cư trú. Cô không trở về phòng mình mà tiến thẳng tới phòng của 2 anh em Văn Đoàn và Tưởng Quốc.
Văn Đoàn đang cùng Tưởng Quốc bàn bạc về kế hoạch tiếp theo, và về cả buổi gặp mặt đàm phán liên minh với 2 đội NB va HQ thì tiếng gõ cửa đột ngột vang lên. Văn Đoàn đứng dậy tiến ra mở cửa, đồng thời lên tiếng:
- Ai đấy?
Giọng nữ từ ngoài cửa vọng vào:
- Giao hàng đây.
Văn Đoàn cười, anh mở cửa:
- Chị đã về. “Võ binh" của em xong rồi phải không?
Thu Nguyệt quẳng cái va li cho Văn Đoàn, cô nói:
- Đã xong. Mới ra lò, nóng hôi hổi.
Văn Đoàn vội vàng ôm lấy cái va li chứa thanh “Võ binh" quý giá của mình. Thu Nguyệt nguýt dài một cái, cô cũng có phần ghen tị khi cậu em họ có món đồ quý giá như vậy.
Đột nhiên, ánh mắt của Thu Nguyệt phát hiện ra Tưởng Quốc đang đi từ phía trong phòng ra. Cô vội vàng tiến lên:
- Quốc, em ổn chưa mà đã sang đây?
Tưởng Quốc mỉm cười, từ tốn đáp:
- Em ổn rồi. Cũng sang được vài hôm rồi chứ không ít đâu.
Thu Nguyệt dùng ánh mắt đầy nghi ngờ nhìn Tưởng Quốc:
- Thật không?
Tưởng Quốc bất đắc dĩ:
- Thật mà. Em đâu cần nói dối làm gì.
Văn Đoàn cầm va li tiến tới, anh nói:
- Chị yên tâm. Nó khỏe như voi.
Thu Nguyệt nửa tin nửa ngờ gật đầu. Cô vẫn còn nhớ lúc cô và Văn Đoàn lên đường, Tưởng Quốc vẫn còn mê man trên giường bệnh.
Tưởng Quốc vội vàng đổi chủ đề:
- “Võ binh" của anh đó hả anh Đoàn, mở ra cho em coi với.
Văn Đoàn gật đầu, mang cái va li để lên giường rồi cẩn thận mở nó ra. Bên trong vali là một thanh vũ khí mang hình dáng tương tự kiếm Nhật, được đặt trong một chiếc vỏ được chế tạo tinh xảo.
Văn Đoàn cầm kiếm lên, rút kiếm ra thưởng thức. Toàn bộ thanh kiếm là một chỉnh thể được rèn đúc hoàn toàn bằng kim loại. Lưỡi kiếm được cấu tạo khá giống với kiếm Nhật, nhưng lưỡi nhỏ và mỏng hơn, cũng không lập thể như kiếm Nhật. Cách sống kiếm khoảng 5 mili là một rãnh máu kéo dài suốt 9 phần 10 lưỡi kiếm. Bên dưới rãnh máu là hoa văn uốn lượn theo phong cách Á Đông được trang trí vô cùng tinh xảo.
Sau một hồi lâu, Tưởng Quốc hỏi Văn Đoàn:
- Em có thể mượn nó xem qua được không?
Văn Đoàn lưu luyến không thôi giao thanh kiếm cho Tưởng Quốc. Tưởng Quốc bật cười:
- Được rồi, em chỉ xem một chút rồi sẽ trả lại ngay. Có ăn mất đâu mà.
Tưởng Quốc cầm thanh kiếm cẩn thận quan sát. Cậu ta không thể nhận ra thứ hợp kim được dùng đúc kiếm là chất liệu gì.
Tưởng Quốc vận dụng khí dồn tới bàn tay đang cầm chuôi kiếm. Nhất thời, một cảm giác kỳ dị xuất hiện. Tưởng Quốc có cảm giác như lưỡi kiếm là một phần kéo dài của cơ thể mình, khí từ trong cơ thể, vốn di không thể điều khiển phát xạ ra ngoài, đang lưu chuyển sang thanh kiếm.
Dưới sự tác động của dòng khí phát ra từ Tưởng Quốc, cả thanh kiếm bắt đầu sáng lên. Vô số tia sáng nhỏ, như những sợi tơ bắt đầu kéo dài toàn bộ thân kiếm, nhuộm nó thành một màu đỏ cam rực rỡ như một thanh kiếm được hình thành từ lửa. Tưởng Quốc ngây dại thưởng thức vẻ đẹp đầy mỹ lệ của thanh kiếm.
Không chỉ Tưởng Quốc, cả Văn Đoàn và Thu Nguyệt cũng đang chìm đắm trong vẻ đẹp của thanh kiếm, “Võ binh" của Văn Đoàn.
Tưởng Quốc than thở:
- Thật là tuyệt vời!
Văn Đoàn cũng tán đồng, đôi mắt của anh nhìn thanh kiếm đầy vẻ si mê:
- Kiếm đặt riêng của anh có khác. Thật đẹp!
Tưởng Quốc và Thu Nguyệt đổ mồ hôi, Văn Đoàn có vẻ như đã bị trúng tiếng sét ái tình của thanh kiếm rồi. Tưởng Quốc vội vàng trả lại thanh kiếm cho Văn Đoàn. Dẫu biết rõ ánh mắt si mê kia là dành cho thanh kiếm trong tay mình, nhưng hướng nhìn của Văn Đoàn vẫn khiến cậu ta ác hàn.
Văn Đoàn vội vàng nhận lấy thanh kiếm. Anh ta cầm kiếm trên tay, bắt đầu thử nghiệm đưa khí của mình vào đó. Sau giây lát, thanh kiếm phát ra ánh sáng màu lam nhạt rựa rỡ.
Văn Đoàn ngẩn người, thậm chí quên mất việc đưa khí vào thanh kiếm, ánh sáng chập chờn rồi tắt lịm.
Thu Nguyệt quay sang Tưởng Quốc hỏi:
- Chị có nhầm không nhỉ, ban nãy thanh kiếm là màu đỏ cam đúng không?
Tưởng Quốc lắc đầu:
- Ban nãy em cầm đúng là màu đỏ cam. Anh Đoàn, anh thử lại một lần xem thế nào?
Văn Đoàn gật đầu, anh cũng không hiểu được có chuyện gì đã xảy ra. Nhưng trong ánh mắt săm soi của cả ba người, thanh kiếm một lần nữa sáng lên ánh sáng màu lam nhạt.
Tưởng Quốc đưa tay xoa cằm, cậu ta hỏi:
- Anh có thấy gì bất thường không?
Văn Đoàn lắc đầu:
- Không. Chẳng có gì cả. Thật kỳ lạ, mọi thứ giống y như những gì anh biết.
Tưởng Quốc gật gù, cậu nói:
- Anh đưa cho chị Nguyệt thử một lần xem sao.
Văn Đoàn giật mình, sau đó đưa thanh kiếm cho Thu Nguyệt.
Thu Nguyệt thận trọng tiếp nhận thanh kiếm, cô cầm nó trên tay và bắt đầu điều động khí trong cơ thể, hội tụ xuống tay phải và dồn nó lưu chuyển trong thanh kiếm. Thanh kiếm bắt đầu sáng lên, lần này, không phải lam nhạt hay ánh sáng đỏ cam mà là một ánh sáng vàng rực rỡ.
Tưởng Quốc quay sang hỏi Văn Đoàn:
- Anh đã thấy “Võ binh" khác bao giờ chưa?
- Chưa. Anh mới chỉ nghe nói và đọc tài liệu mà thôi. Hơn nữa những “Võ binh" cổ đại chỉ có hai màu ánh sáng là màu đỏ và màu bạc mà thôi. Còn “Võ binh" sau này phục chế thì anh chưa gặp, cũng khó mà gặp lắm. Dù sao thì vật liệu thực sự có hạn.
Văn Đoàn xoa cắm, anh nói:
- Nhưng còn thanh “Võ binh" này… xem ra với mỗi một người thì nó sẽ phản ứng và tạo ra ánh sáng có màu sắc khác nhau.
Tưởng Quốc cũng đứng khoanh tay, xoa cằm y trang Văn Đoàn:
- “Đá Triết Gia" thực sự có hai màu là trắng và đỏ. Màu trắng dùng để tạo ra bạc, chữa bệnh, màu đỏ dùng để tạo ra vàng ròng và làm ra thuốc bất tử. Dĩ nhiên, công dụng của chúng không dừng lại ở đó.
Tưởng Quốc tiếp tục:
- Theo suy đoán của em, vấn đề nằm ở thứ hợp chất được sử dụng để thay thế cho “Đá Triết Gia". Nó là sản phẩm ra đời khi nghiên cứu đá triết gia thất bại. Có lẽ nó cũng kế thừa phần nào đó trong tính chất vạn năng của bản gốc. Cũng vì vậy mà nó sẽ biến đổi khác nhau khi ở trong tay của những người khác biệt.
Văn Đoàn nói:
- Chú nói có lý. Quá trình luyện tập điều khiển khí, là quá trình biến dòng khí tự nhiên thành của mình. Nói cách khác, là khắc dấu ấn bản thân lên dòng khí nội tại. Mà mỗi một con người đều là một tồn tại độc nhất, lên dòng khí của mỗi người cũng vậy. Có lẽ chính sự khác biệt đó đã làm màu sắc của thanh kiếm biến đổi.
Tưởng Quốc tiếp lời:
- Cái em quan tâm là chất lượng của “Võ binh" bản mới này so với bản cũ thế nào. Hừm… còn cả việc đặc tính của thanh binh khí có thay đổi khi dòng khí lưu chuyển qua nó thay không. Đi, đi xuống phòng thí nghiệm của em. Ở đó chúng ta sẽ có đủ thứ để xem xét.
Tác giả :
Phong◥✯◤Vô◥✯◤Thường