Giống Rồng
Chương 6-1: Kẻ bất tài học làm đô hộ sứ
Giống Rồng
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ sáu:
Thành Đại La, Lý Nguyên Gia lo ốm.
Đất Đằng Châu, Tồn Thành đấu anh tài.
Chương 6.1 Kẻ bất tài học làm đô hộ sứ
Năm tân sửu, cuối tháng năm, mưa rào suốt tháng, nước sông miền tây bắc lên cao dữ dội đổ về đất đồng bằng đông nam. Đám quân lính triều đình viễn chinh đóng tại đất Châu Nam Tà, huyện Bình Đạo bị nước lũ cuốn trôi chết vô số. Thành huyện Long Biên bị ngập nước, xác gà, xác lợn nổi lềnh phềnh, bốc mùi hôi thối khắp ngóc ngách trong thành. Trọng Vũ gọi đám tả hữu đến trị sở mà bàn. Viên đô ngu hầu An Nam Vương Thừa Biện mách kế phá vỡ đập nước dưới hạ lưu sông Nhị, sông Thiên Đức để giãn nước thượng lưu cùng là kế ngăn cản đám quân lính của Dương Chí Liệt đang đóng tại đất Chu Diên.
Tháng sáu, ngày mồng hai, nước triều đã rút, Trọng Vũ sai quân lính dọc đê sông Nhị đất Chu Diên phá vỡ đê sông. Chẳng hay tin báo từ trước, dân chúng Chu Diên các dọc vùng con nước sông Nhị mất nhà cửa, bò trâu, ruồng lúa, của cải rất nhiều. Phía Đông là đất trấn Hải Môn, đất cây trồng cây vải úng rể hết loạt, đám dân cũng bỏ đất đó đi sơ lánh thật đến cả nghìn hộ.
Phía nam An Nam trị sở Tống Bình, dọc theo đôi bờ sông Nhị hai bên đất đai bẳng phẳng, ao chuông vũng hồ nhiều vô kể. Từ khi quân lính Trọng Vũ chiếm giữ trị sở An Nam, người dân quanh vùng đất phía nam bỏ đất ấy mà đi. Bạt ngàn ruộng lúa nay trở thành những đầm nước mênh mông.
Huyện lệnh Tống Bình là Từ Hãn Xương dâng biểu xin khất thuế ba vụ liên tiếp. Quân lính vì thế cũng bị thuyên giảm đi đến phân nửa. Những người còn lại trong quân cũng ngày đói bữa no, gia đình tha phương khắp chốn.
Tháng sáu, ngày rằm, nước thượng du bớt hung dữ, quân lính của Trọng Vũ bị quân của Chí Liệt đánh bại, thành Liên Thụ huyện Nam Định bị thất thủ. Đám lính bỏ chạy đến năm nghìn. Long Trạch giữ đất Long Biên cầu viện binh lương từ họ Quế. Thôi Kết bàn quân lương hai vụ rồi các huyện nộp chưa được một phần, hai phần xin khất. Các châu quận phía nam bị chia cắt, quân tiếp tế bị Bùi Hành Lập cho phát đi chậm trễ, khiến kho lương ngày càng cạn kiệt. Quế ra ý lệnh vượt sông Nhị cấp cho Long Trạch hai nghìn đấu gạo. Lệnh cho hai ngày sau chiếm lại đất huyện Nam Định, cướp lương thảo quân Dương.
Quân lương vừa qua nửa sông Nhị có đám cướp mặt mày hung tợn chèo thuyền nhỏ ra giữa sông chặn cướp. Đám quân chở lương nhảy xuống sông bỏ lại thuyền hết loạt. Đám cướp nhảy lên thuyền chở lương chọc ra thì thấy toàn là cỏ héo cùng đất mềm. Có báo động từ phía sông, Vương Thừa Biện giăng thuyền lớn bắt sạch lũ cướp. Chỉ có một chiếc thuyền nhỏ thoăn thoắt chạy xuôi dòng thoát được.
Một đội thuyền khác chất đầy bao tải lớn nhỏ chồng chất được Thôi Kết cùng hai tên Giả Không, Giả Thanh hộ tống cập bờ an toàn. Long Trạch lấy làm mừng, kêu gọi sĩ khí quân lính. Lính thủ thành được cấp một phần lương, lính tiên phong được cấp một phần cùng nửa suất.
Được ăn uống no đủ sau nhiều ngày lương thiếu, Long Trạch dẫn tám nghìn quân áp sát thành Liên Thụ liên tục hò reo, trống chiêng, quát mắng. Tướng giữ thành quân Sĩ Giao là Trần Hoằng nghênh chiến, đánh được chục hiệp thì bị Long Trạch chém đứt đôi người. Đám lính trong thành hoảng hồn bỏ thành mà chạy.
Tồn Thành nghe tin Liên Thụ bị thúc thủ, mang viện quân hòng đòi lại thành trì thì bị đám quân của Thôi Kết vượt sông, kéo hết loạt lính thủ thành Long Biên đánh úp từ phía sau. Tồn Thành cho rút quân, đốt sạch kho lương tiền tiêu huyện Nam Định. Long Trạch giận dữ không trở về Long Biên mà cho quân đóng tại thành Liên Thụ, cho quân lính vào núi săn bắt, sai phụ nữ trong thành vào rừng hái quả. Thú dữ đất xung quanh bị bỏ đói từ lâu thấy người lên núi, vào rừng nhảy ra ăn thịt đến mấy chục mạng người. Long Trạch đành phải dày mặt xin tiếp lương thảo từ Tống Bình.
Quế Trọng Vũ nghe tin mặt mày tím tái quát tháo đám cận hầu:
- Cả vùng đồng bằng rộng lớn mà các ngươi không tìm nổi mấy nghìn thạch lương hay sao.
Thôi Kết bẩm lại:
- Thiên tai quái ác, đám dân cũng sợ hãi bỏ trốn hết loạt. Chi bằng ngài cho gọi tiếp viện từ triều đình.
Trọng Vũ nghĩ hồi lâu, Thừa Biện thêm lời:
- Bùi Hành Lập đóng quân tại đất Ung Châu được triều đình vun vén để dẹp đám Man Hoàng, nay hắn được lệnh giữ chặt Ung Châu, quân lính chưa dùng đến, quân lương lại đầy ắp. Ý của Thôi Kết tướng quân đại nhân có thể xem xét.
Ngày sau, Trọng Vũ cho người xin cầu viện từ phía quân triều đình. Hành Lập nhận được thư cười hả hê. Lập trả lời Trọng Vũ lương thảo còn thiếu, quân lính mấy vạn không thể đủ dùng trong nửa tháng, phải xin ý dụ từ triều đình.
Họ Bùi sai người xin ý dụ triều đình, trong bản tấu có kể tội Trọng Vũ chậm chạp tiến quân, hạ trại vùng quan ải quá lâu khiến quân tình rơi vào thế nguy cấp. Đường Mục Tông Lý Hằng ra chỉ cho gọi Quế Trọng Vũ cùng Thôi Kết về đất Ung Châu.
Thôi Kết nhận ý chỉ dẫn hai vạn binh mã cùng khí giới rút về Ung Châu. Bùi Hành Lập sai Kết trấn thủ Ung Châu, hễ có chuyện binh biến mà không xử trí hạnh thông thì còn nước đầu lìa khỏi cổ.
Hành Lập dẫn binh đi đến Trấn Hải Môn thì mắc phải bệnh lạ, người sưng mọng nhiều bọc nước. Mặt mũi lốm đốm như tổ ong, đám hầu cận gọi lang vùng đó đến ai cũng lắc đầu nhận tội xin chịu. Lúc hấp hối, nằm trên đống lá cây rừng, ngửi thấy mùi táo thơm hắn sai người hái lấy một quả. Phế tướng Hạ Hầu Biện Tư quát lính:
- Đại nhân sắp không qua khỏi, ăn sao được thứ đấy. Còn không toan nghĩ hậu sự.
Một tuần sau, họ Bùi chết. Gia quyến đưa xác về giữa đường bị đám lính tay sai của Trọng Vũ dẫn đến hố nước sâu hoang vắng, đàn bà bị cưỡng hiếp đánh đập cho đến chết. Chúng ra tay chém giết ba mươi mấy mạng người. Xác rữa nhiều bọ trùng thì mới có người phát hiện ra, đem lấp hố đấy đi.
Lúc bấy giờ triều đình Trường An phong phó đô hộ Thôi Kết làm Kinh lược sứ Ung Châu, nắm quyền châu Ung. Trọng Vũ viết tấu sớ gửi triều đình, kể hết công tội Bùi Hành Lập cùng đám quân Ung Châu. Mục Tông đọc bản tấu sớ mà cả giận lệnh bắt hết gia quyến Hành Lập xử tội chết, lại cho Trọng Vũ điều quân đội Giao Châu thu về sát đất Ung Châu đề phòng người man đất Vân Nam mưu đồ nhăm nhe đất Ung Châu.
Thôi Kết nắm đất Ung Châu mà lòng nóng như lửa đốt, quân đội vừa kinh qua trân đánh mệt mỏi với người Man, người nam Chiếu vẫn còn lỏng lẻo. Với trọng trách tái lập quyền hành của Đường triều với lũ man di đất đó, Thôi Kết cho bắt bớ trong dân chúng nhiều người khi trước gây loạn ở Ung Châu. Đám dân thấy vậy mà rời bỏ đất Ung Châu đi đến phân nửa. Bọn quan lại thấy Kết là kẻ không biết trước sau, ai lấy đều không phục. Đám cận hầu của Kết khuyên Kết bỏ quyền binh Ung Châu mà dâng tấu đề bạt Trọng Vũ. Biết được tâm ý của đám quan lại đất Ung Châu, Kết đành cho gia quyến chạy về Ích Châu, thân ở lại đất Ung nắm quyền binh được hai tháng.
Trọng Vũ liên hồi thắng các trận đánh lớn vùng giáp ranh giữa An Nam và Nam Chiếu. Đám quân lính các châu quận phía nam nhiều lần đánh phá Tống Bình đều bị đám tay sai của Trọng Vũ đứng đầu viên đô ngu hầu Vương Thừa Biện đánh bại. Sau nhiều lần bị thất bại trong các cuộc tấn công vào đất bị người Nam Chiếu chiếm, Thôi Kết được quân Nam Chiếu gửi thư chiêu hàng, rồi phao tin khắp đất Ung. Thôi Kết thấy tình thế nguy bách đành phải dâng sớ với triều đình nhường lại binh quyền đất Ung cho Quế Trọng Vũ. Triều đình nghe lời Kết mà thuận ý phong Quế Trọng Vũ làm Kinh lược sứ Ung Châu. Ung Châu từ bấy bớt loạn.
Thôi Kết lại được Trọng Vũ tin cậy làm phó sứ cho Vũ, Thừa Biện được dâng sớ phong làm đô hộ sứ đất An Nam. Chỉ trong vòng ba tháng, Thừa Biện bị đám võ tướng trị sở Tống Bình khinh kỵ cho là kẻ nho sĩ kém hèn nhiều lần chống lệnh không tuân, bèn dâng sớ tâu với triều đình cho người khác lên thay. Trong lúc đám võ quan Tống Bình còn đang tranh giành những lợi ích cá nhân, triều đình cất cử một người họ Lý tên là Nguyên Hỷ làm An Nam đô hộ sứ.
Nguyên Hỷ trước theo Điền Bố nổi loạn, sau Bố bị bắt giết. Hỷ được người họ hàng Phùng Cát là cận thần của Mục Tông nhận làm giám quân, nhờ bắt giết được tướng của phản quân Lý Nguyện mà được triều đình phong chức. Bọn người của Trương Bình Thúc biết được Nguyên Hỷ ngày trước theo giặc mà tấu với Mục Tông. Mục Tông nể mặt Lý Phùng Cát mà không giáng chức Hỷ. Phùng Cát nghe tin An Nam đô hộ sứ là họ hàng với Vương Thừa Tông tên là Biện không được lòng dân xứ nam mà xin với Vua cho Nguyên Hỷ về đất ấy.
Vừa mới nhậm chức, Nguyên Hỷ thấy La Thành ba phía là sông nước chỉ có phía nam lại là đất bằng phẳng nhìn về châu thổ đang bị người nam nắm giữ liền sai người chuyển lỵ sở về thành Long Biên. Long Trạch bấy giờ giữ đất Long Biên không thuận ý Hỷ, cho quân lính đóng ở ngoài thành. Nguyên Hỷ thấy vậy cho gọi Trạch đến hỏi:
- Nhà ngươi cớ chi mà lại cho lính đóng quân phía ngoài thành. Phải chăng có ý phản nghịch.
Trạch mặt rắn mặt đáp:
- Trước giờ các quan đô hộ đều lấy La Thành làm trị sở. Há chăng ngài là lũ chuột mà phải sợ đám người nam. Ta mang lính ra ngoài là trước là để trị sở rộng rãi, sau là để cho ngài thấy lũ giặc người nam đó chẳng kinh hãi như ngài nghĩ.
Hỷ không nghe, lệnh cho quân lính vào thành. Ngoài thành chỉ có hai nghìn lính do Long Trạch nắm giữ. Trong ba đêm, đám lính người nam họ Dương, họ Đỗ tập kích từ phía nam đều bị Long Trạch chặn đánh mà không hao tổn một binh mã. Bấy giờ Hỷ mới chịu trở về La Thành.
Trở về La Thành, Lý Nguyên Gia liền sai đám võ tướng Giả Thường, Giả Thanh, Giả Không mang lính ra phía nam thành đóng quân chặn dọc theo dòng sông nhỏ. Giả Thường bàn với Hỷ:
- Huyện lệnh Tống Bình Từ Hãn Xương nắm đám lính chinh chiến mấy năm nay với đám người phía nam đồng bằng. Chi bằng tăng thêm binh lương để Hãn Xương đánh giặc giải quyết dứt điểm mối lo trong lòng đại nhân. Cũng nhân đây ngài ra hiệu triệu các châu phía nam hội quân về Giao Châu đánh giặc để xem lòng dạ bọn chúng thế nào. Kẻ nào không tuân dùng võ lực mà uy trấn. Từ Trọng Vũ, Thôi Kết, Thừa Biện đều nhát như thỏ đế mà không dám thi hành điều đó khiến đám người đó càng thêm kiêu ngạo, không coi đô hộ sứ ra gì.
Nguyên Hỷ nghĩ rằng Long Trạch hữu dũng giết giặc dễ như trở bàn tay nhưng trong lòng không yên. E sợ đám người Tống Bình làm loạn như thời Tượng Cổ, họ Lý liền điều động binh mã từ các huyện Thái Bình, Bình Đạo, Châu Nam Tà, Vũ Lục Châu, đóng quân trải dọc từ hữu ngạn sông Nhị đoạn tiếp giáp với Ngọc Đường trang đến đất phía nam thành Đỗ Động. Phía tả ngạn sông Hồng, Nguyên Hỷ điều động Long Trạch làm tiên phong tướng, sai Binh mã sứ bấy giờ là Triệu Cam, con trai của Triệu Hoằng làm đốc quân đánh vào các đồn ấp của nghĩa quân người nam phía đông sông Nhị.
Tin tức báo về quân Dương Đỗ phía nam Tống Bình liên tiếp đánh phá trại quân, thành ấp khiến họ Lý càng thêm lo lắng.
Nguyên Hỷ gọi đám cận hầu đến bàn việc, mỗi người một ý càng làm cho Hỷ bấn loạn. Hỷ tiếp tục gọi các tướng từ các châu Ung, Lục Châu, Bình Nguyên mang quân lính, lương thảo tiếp tế cho phía nam. Hơn một tháng trời, Hỷ hao tổn sinh khí, đêm nằm không yên giấc, ngày gù gà gù gật, chỉ nghe tiếng quân lính bộ hành phía ngoài thành cũng đủ khiến cho Hỷ giật mình. Cứ mỗi lần như vậy, Hỷ lại lấy tay sờ tai, sờ trán, giữ chắc chiếc mũ còn đội trên đầu mà thầm bụng "Đầu ta còn chưa rơi". Đêm xuống, Hỷ cho hơn năm mươi lính thay nhau canh gác nghiêm ngặt phía ngoài phủ đô hộ đề phòng biến sự.
Có tin quân báo từ các đất huyện Nam Định, Chu Diên, Vũ Bình thắng trận trước nghĩa quân người nam, Hỷ lại vội vàng cho mang vàng bạc, lương thảo tặng ngay cho đám tướng sĩ để khích lòng quân sĩ. Khi thua trận, Hỷ chỉ sai người cho gọi các tướng về phủ vỗ về, an ủi. Viên Liễu tá họ Chu thấy vậy liền can:
- Đô hộ sứ chớ có như vậy. Tướng sĩ ngoài chiến trường phải thể hiện được cái uy của kẻ làm chủ tướng, không vì một trận thắng mà kiêu, bại một trận nản lòng. Nếu quân sĩ thắng trận ngài cho đám quân sĩ nhiều vàng bạc của cải. Sau này khi quân khố, kho lương sút giảm, không có thưởng cho bọn ấy khiến chúng tự kiêu cho là thưởng phạt không phân minh, lòng không muốn đánh tiếp ấy là điều họa thứ nhất. Mà khi thua trận ngài không những không xử theo quân pháp nghiêm minh, lại bao che cho bọn ấy, đó là cái kỵ lớn của kẻ cầm quân, là điều họa thứ hai. Đám tướng sĩ khi thắng thì thưởng, thua trận không bị nghiêm trị, những kẻ làm tướng ngoài xa thấy đó mà lơ là cảnh giác, đánh thắng được vài trận lại bỏ bê trách nhiệm khi chúng cảm thấy đã no đủ. Sau này ngựa quen đường cũ ắt gây họa lớn. Mong đại nhân minh xét.
Hỷ nghe lọt tai, sai người giữ lại vàng bạc, lương thực, sau này cứ mỗi tháng xét công tội mà ban thưởng. Sau ba tháng, nửa năm thì họp lại đám quân tướng để bình phẩm công lao, sau đó mới đưa ra những chủ trương, chiến lược mới cho phù hợp với thực tiễn quân tình.
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ sáu:
Thành Đại La, Lý Nguyên Gia lo ốm.
Đất Đằng Châu, Tồn Thành đấu anh tài.
Chương 6.1 Kẻ bất tài học làm đô hộ sứ
Năm tân sửu, cuối tháng năm, mưa rào suốt tháng, nước sông miền tây bắc lên cao dữ dội đổ về đất đồng bằng đông nam. Đám quân lính triều đình viễn chinh đóng tại đất Châu Nam Tà, huyện Bình Đạo bị nước lũ cuốn trôi chết vô số. Thành huyện Long Biên bị ngập nước, xác gà, xác lợn nổi lềnh phềnh, bốc mùi hôi thối khắp ngóc ngách trong thành. Trọng Vũ gọi đám tả hữu đến trị sở mà bàn. Viên đô ngu hầu An Nam Vương Thừa Biện mách kế phá vỡ đập nước dưới hạ lưu sông Nhị, sông Thiên Đức để giãn nước thượng lưu cùng là kế ngăn cản đám quân lính của Dương Chí Liệt đang đóng tại đất Chu Diên.
Tháng sáu, ngày mồng hai, nước triều đã rút, Trọng Vũ sai quân lính dọc đê sông Nhị đất Chu Diên phá vỡ đê sông. Chẳng hay tin báo từ trước, dân chúng Chu Diên các dọc vùng con nước sông Nhị mất nhà cửa, bò trâu, ruồng lúa, của cải rất nhiều. Phía Đông là đất trấn Hải Môn, đất cây trồng cây vải úng rể hết loạt, đám dân cũng bỏ đất đó đi sơ lánh thật đến cả nghìn hộ.
Phía nam An Nam trị sở Tống Bình, dọc theo đôi bờ sông Nhị hai bên đất đai bẳng phẳng, ao chuông vũng hồ nhiều vô kể. Từ khi quân lính Trọng Vũ chiếm giữ trị sở An Nam, người dân quanh vùng đất phía nam bỏ đất ấy mà đi. Bạt ngàn ruộng lúa nay trở thành những đầm nước mênh mông.
Huyện lệnh Tống Bình là Từ Hãn Xương dâng biểu xin khất thuế ba vụ liên tiếp. Quân lính vì thế cũng bị thuyên giảm đi đến phân nửa. Những người còn lại trong quân cũng ngày đói bữa no, gia đình tha phương khắp chốn.
Tháng sáu, ngày rằm, nước thượng du bớt hung dữ, quân lính của Trọng Vũ bị quân của Chí Liệt đánh bại, thành Liên Thụ huyện Nam Định bị thất thủ. Đám lính bỏ chạy đến năm nghìn. Long Trạch giữ đất Long Biên cầu viện binh lương từ họ Quế. Thôi Kết bàn quân lương hai vụ rồi các huyện nộp chưa được một phần, hai phần xin khất. Các châu quận phía nam bị chia cắt, quân tiếp tế bị Bùi Hành Lập cho phát đi chậm trễ, khiến kho lương ngày càng cạn kiệt. Quế ra ý lệnh vượt sông Nhị cấp cho Long Trạch hai nghìn đấu gạo. Lệnh cho hai ngày sau chiếm lại đất huyện Nam Định, cướp lương thảo quân Dương.
Quân lương vừa qua nửa sông Nhị có đám cướp mặt mày hung tợn chèo thuyền nhỏ ra giữa sông chặn cướp. Đám quân chở lương nhảy xuống sông bỏ lại thuyền hết loạt. Đám cướp nhảy lên thuyền chở lương chọc ra thì thấy toàn là cỏ héo cùng đất mềm. Có báo động từ phía sông, Vương Thừa Biện giăng thuyền lớn bắt sạch lũ cướp. Chỉ có một chiếc thuyền nhỏ thoăn thoắt chạy xuôi dòng thoát được.
Một đội thuyền khác chất đầy bao tải lớn nhỏ chồng chất được Thôi Kết cùng hai tên Giả Không, Giả Thanh hộ tống cập bờ an toàn. Long Trạch lấy làm mừng, kêu gọi sĩ khí quân lính. Lính thủ thành được cấp một phần lương, lính tiên phong được cấp một phần cùng nửa suất.
Được ăn uống no đủ sau nhiều ngày lương thiếu, Long Trạch dẫn tám nghìn quân áp sát thành Liên Thụ liên tục hò reo, trống chiêng, quát mắng. Tướng giữ thành quân Sĩ Giao là Trần Hoằng nghênh chiến, đánh được chục hiệp thì bị Long Trạch chém đứt đôi người. Đám lính trong thành hoảng hồn bỏ thành mà chạy.
Tồn Thành nghe tin Liên Thụ bị thúc thủ, mang viện quân hòng đòi lại thành trì thì bị đám quân của Thôi Kết vượt sông, kéo hết loạt lính thủ thành Long Biên đánh úp từ phía sau. Tồn Thành cho rút quân, đốt sạch kho lương tiền tiêu huyện Nam Định. Long Trạch giận dữ không trở về Long Biên mà cho quân đóng tại thành Liên Thụ, cho quân lính vào núi săn bắt, sai phụ nữ trong thành vào rừng hái quả. Thú dữ đất xung quanh bị bỏ đói từ lâu thấy người lên núi, vào rừng nhảy ra ăn thịt đến mấy chục mạng người. Long Trạch đành phải dày mặt xin tiếp lương thảo từ Tống Bình.
Quế Trọng Vũ nghe tin mặt mày tím tái quát tháo đám cận hầu:
- Cả vùng đồng bằng rộng lớn mà các ngươi không tìm nổi mấy nghìn thạch lương hay sao.
Thôi Kết bẩm lại:
- Thiên tai quái ác, đám dân cũng sợ hãi bỏ trốn hết loạt. Chi bằng ngài cho gọi tiếp viện từ triều đình.
Trọng Vũ nghĩ hồi lâu, Thừa Biện thêm lời:
- Bùi Hành Lập đóng quân tại đất Ung Châu được triều đình vun vén để dẹp đám Man Hoàng, nay hắn được lệnh giữ chặt Ung Châu, quân lính chưa dùng đến, quân lương lại đầy ắp. Ý của Thôi Kết tướng quân đại nhân có thể xem xét.
Ngày sau, Trọng Vũ cho người xin cầu viện từ phía quân triều đình. Hành Lập nhận được thư cười hả hê. Lập trả lời Trọng Vũ lương thảo còn thiếu, quân lính mấy vạn không thể đủ dùng trong nửa tháng, phải xin ý dụ từ triều đình.
Họ Bùi sai người xin ý dụ triều đình, trong bản tấu có kể tội Trọng Vũ chậm chạp tiến quân, hạ trại vùng quan ải quá lâu khiến quân tình rơi vào thế nguy cấp. Đường Mục Tông Lý Hằng ra chỉ cho gọi Quế Trọng Vũ cùng Thôi Kết về đất Ung Châu.
Thôi Kết nhận ý chỉ dẫn hai vạn binh mã cùng khí giới rút về Ung Châu. Bùi Hành Lập sai Kết trấn thủ Ung Châu, hễ có chuyện binh biến mà không xử trí hạnh thông thì còn nước đầu lìa khỏi cổ.
Hành Lập dẫn binh đi đến Trấn Hải Môn thì mắc phải bệnh lạ, người sưng mọng nhiều bọc nước. Mặt mũi lốm đốm như tổ ong, đám hầu cận gọi lang vùng đó đến ai cũng lắc đầu nhận tội xin chịu. Lúc hấp hối, nằm trên đống lá cây rừng, ngửi thấy mùi táo thơm hắn sai người hái lấy một quả. Phế tướng Hạ Hầu Biện Tư quát lính:
- Đại nhân sắp không qua khỏi, ăn sao được thứ đấy. Còn không toan nghĩ hậu sự.
Một tuần sau, họ Bùi chết. Gia quyến đưa xác về giữa đường bị đám lính tay sai của Trọng Vũ dẫn đến hố nước sâu hoang vắng, đàn bà bị cưỡng hiếp đánh đập cho đến chết. Chúng ra tay chém giết ba mươi mấy mạng người. Xác rữa nhiều bọ trùng thì mới có người phát hiện ra, đem lấp hố đấy đi.
Lúc bấy giờ triều đình Trường An phong phó đô hộ Thôi Kết làm Kinh lược sứ Ung Châu, nắm quyền châu Ung. Trọng Vũ viết tấu sớ gửi triều đình, kể hết công tội Bùi Hành Lập cùng đám quân Ung Châu. Mục Tông đọc bản tấu sớ mà cả giận lệnh bắt hết gia quyến Hành Lập xử tội chết, lại cho Trọng Vũ điều quân đội Giao Châu thu về sát đất Ung Châu đề phòng người man đất Vân Nam mưu đồ nhăm nhe đất Ung Châu.
Thôi Kết nắm đất Ung Châu mà lòng nóng như lửa đốt, quân đội vừa kinh qua trân đánh mệt mỏi với người Man, người nam Chiếu vẫn còn lỏng lẻo. Với trọng trách tái lập quyền hành của Đường triều với lũ man di đất đó, Thôi Kết cho bắt bớ trong dân chúng nhiều người khi trước gây loạn ở Ung Châu. Đám dân thấy vậy mà rời bỏ đất Ung Châu đi đến phân nửa. Bọn quan lại thấy Kết là kẻ không biết trước sau, ai lấy đều không phục. Đám cận hầu của Kết khuyên Kết bỏ quyền binh Ung Châu mà dâng tấu đề bạt Trọng Vũ. Biết được tâm ý của đám quan lại đất Ung Châu, Kết đành cho gia quyến chạy về Ích Châu, thân ở lại đất Ung nắm quyền binh được hai tháng.
Trọng Vũ liên hồi thắng các trận đánh lớn vùng giáp ranh giữa An Nam và Nam Chiếu. Đám quân lính các châu quận phía nam nhiều lần đánh phá Tống Bình đều bị đám tay sai của Trọng Vũ đứng đầu viên đô ngu hầu Vương Thừa Biện đánh bại. Sau nhiều lần bị thất bại trong các cuộc tấn công vào đất bị người Nam Chiếu chiếm, Thôi Kết được quân Nam Chiếu gửi thư chiêu hàng, rồi phao tin khắp đất Ung. Thôi Kết thấy tình thế nguy bách đành phải dâng sớ với triều đình nhường lại binh quyền đất Ung cho Quế Trọng Vũ. Triều đình nghe lời Kết mà thuận ý phong Quế Trọng Vũ làm Kinh lược sứ Ung Châu. Ung Châu từ bấy bớt loạn.
Thôi Kết lại được Trọng Vũ tin cậy làm phó sứ cho Vũ, Thừa Biện được dâng sớ phong làm đô hộ sứ đất An Nam. Chỉ trong vòng ba tháng, Thừa Biện bị đám võ tướng trị sở Tống Bình khinh kỵ cho là kẻ nho sĩ kém hèn nhiều lần chống lệnh không tuân, bèn dâng sớ tâu với triều đình cho người khác lên thay. Trong lúc đám võ quan Tống Bình còn đang tranh giành những lợi ích cá nhân, triều đình cất cử một người họ Lý tên là Nguyên Hỷ làm An Nam đô hộ sứ.
Nguyên Hỷ trước theo Điền Bố nổi loạn, sau Bố bị bắt giết. Hỷ được người họ hàng Phùng Cát là cận thần của Mục Tông nhận làm giám quân, nhờ bắt giết được tướng của phản quân Lý Nguyện mà được triều đình phong chức. Bọn người của Trương Bình Thúc biết được Nguyên Hỷ ngày trước theo giặc mà tấu với Mục Tông. Mục Tông nể mặt Lý Phùng Cát mà không giáng chức Hỷ. Phùng Cát nghe tin An Nam đô hộ sứ là họ hàng với Vương Thừa Tông tên là Biện không được lòng dân xứ nam mà xin với Vua cho Nguyên Hỷ về đất ấy.
Vừa mới nhậm chức, Nguyên Hỷ thấy La Thành ba phía là sông nước chỉ có phía nam lại là đất bằng phẳng nhìn về châu thổ đang bị người nam nắm giữ liền sai người chuyển lỵ sở về thành Long Biên. Long Trạch bấy giờ giữ đất Long Biên không thuận ý Hỷ, cho quân lính đóng ở ngoài thành. Nguyên Hỷ thấy vậy cho gọi Trạch đến hỏi:
- Nhà ngươi cớ chi mà lại cho lính đóng quân phía ngoài thành. Phải chăng có ý phản nghịch.
Trạch mặt rắn mặt đáp:
- Trước giờ các quan đô hộ đều lấy La Thành làm trị sở. Há chăng ngài là lũ chuột mà phải sợ đám người nam. Ta mang lính ra ngoài là trước là để trị sở rộng rãi, sau là để cho ngài thấy lũ giặc người nam đó chẳng kinh hãi như ngài nghĩ.
Hỷ không nghe, lệnh cho quân lính vào thành. Ngoài thành chỉ có hai nghìn lính do Long Trạch nắm giữ. Trong ba đêm, đám lính người nam họ Dương, họ Đỗ tập kích từ phía nam đều bị Long Trạch chặn đánh mà không hao tổn một binh mã. Bấy giờ Hỷ mới chịu trở về La Thành.
Trở về La Thành, Lý Nguyên Gia liền sai đám võ tướng Giả Thường, Giả Thanh, Giả Không mang lính ra phía nam thành đóng quân chặn dọc theo dòng sông nhỏ. Giả Thường bàn với Hỷ:
- Huyện lệnh Tống Bình Từ Hãn Xương nắm đám lính chinh chiến mấy năm nay với đám người phía nam đồng bằng. Chi bằng tăng thêm binh lương để Hãn Xương đánh giặc giải quyết dứt điểm mối lo trong lòng đại nhân. Cũng nhân đây ngài ra hiệu triệu các châu phía nam hội quân về Giao Châu đánh giặc để xem lòng dạ bọn chúng thế nào. Kẻ nào không tuân dùng võ lực mà uy trấn. Từ Trọng Vũ, Thôi Kết, Thừa Biện đều nhát như thỏ đế mà không dám thi hành điều đó khiến đám người đó càng thêm kiêu ngạo, không coi đô hộ sứ ra gì.
Nguyên Hỷ nghĩ rằng Long Trạch hữu dũng giết giặc dễ như trở bàn tay nhưng trong lòng không yên. E sợ đám người Tống Bình làm loạn như thời Tượng Cổ, họ Lý liền điều động binh mã từ các huyện Thái Bình, Bình Đạo, Châu Nam Tà, Vũ Lục Châu, đóng quân trải dọc từ hữu ngạn sông Nhị đoạn tiếp giáp với Ngọc Đường trang đến đất phía nam thành Đỗ Động. Phía tả ngạn sông Hồng, Nguyên Hỷ điều động Long Trạch làm tiên phong tướng, sai Binh mã sứ bấy giờ là Triệu Cam, con trai của Triệu Hoằng làm đốc quân đánh vào các đồn ấp của nghĩa quân người nam phía đông sông Nhị.
Tin tức báo về quân Dương Đỗ phía nam Tống Bình liên tiếp đánh phá trại quân, thành ấp khiến họ Lý càng thêm lo lắng.
Nguyên Hỷ gọi đám cận hầu đến bàn việc, mỗi người một ý càng làm cho Hỷ bấn loạn. Hỷ tiếp tục gọi các tướng từ các châu Ung, Lục Châu, Bình Nguyên mang quân lính, lương thảo tiếp tế cho phía nam. Hơn một tháng trời, Hỷ hao tổn sinh khí, đêm nằm không yên giấc, ngày gù gà gù gật, chỉ nghe tiếng quân lính bộ hành phía ngoài thành cũng đủ khiến cho Hỷ giật mình. Cứ mỗi lần như vậy, Hỷ lại lấy tay sờ tai, sờ trán, giữ chắc chiếc mũ còn đội trên đầu mà thầm bụng "Đầu ta còn chưa rơi". Đêm xuống, Hỷ cho hơn năm mươi lính thay nhau canh gác nghiêm ngặt phía ngoài phủ đô hộ đề phòng biến sự.
Có tin quân báo từ các đất huyện Nam Định, Chu Diên, Vũ Bình thắng trận trước nghĩa quân người nam, Hỷ lại vội vàng cho mang vàng bạc, lương thảo tặng ngay cho đám tướng sĩ để khích lòng quân sĩ. Khi thua trận, Hỷ chỉ sai người cho gọi các tướng về phủ vỗ về, an ủi. Viên Liễu tá họ Chu thấy vậy liền can:
- Đô hộ sứ chớ có như vậy. Tướng sĩ ngoài chiến trường phải thể hiện được cái uy của kẻ làm chủ tướng, không vì một trận thắng mà kiêu, bại một trận nản lòng. Nếu quân sĩ thắng trận ngài cho đám quân sĩ nhiều vàng bạc của cải. Sau này khi quân khố, kho lương sút giảm, không có thưởng cho bọn ấy khiến chúng tự kiêu cho là thưởng phạt không phân minh, lòng không muốn đánh tiếp ấy là điều họa thứ nhất. Mà khi thua trận ngài không những không xử theo quân pháp nghiêm minh, lại bao che cho bọn ấy, đó là cái kỵ lớn của kẻ cầm quân, là điều họa thứ hai. Đám tướng sĩ khi thắng thì thưởng, thua trận không bị nghiêm trị, những kẻ làm tướng ngoài xa thấy đó mà lơ là cảnh giác, đánh thắng được vài trận lại bỏ bê trách nhiệm khi chúng cảm thấy đã no đủ. Sau này ngựa quen đường cũ ắt gây họa lớn. Mong đại nhân minh xét.
Hỷ nghe lọt tai, sai người giữ lại vàng bạc, lương thực, sau này cứ mỗi tháng xét công tội mà ban thưởng. Sau ba tháng, nửa năm thì họp lại đám quân tướng để bình phẩm công lao, sau đó mới đưa ra những chủ trương, chiến lược mới cho phù hợp với thực tiễn quân tình.
Tác giả :
Nguyễn Khai Quốc