Giống Rồng
Chương 17-2: Phạm Đan rượu say, quân Hàn bày mai phục
Giống Rồng
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ mười bảy
Trống giục Tống Bình, Hàn Ước xua quân
Cờ reo Tạc Khẩu, Sĩ Giao giết giặc
Chương 17.2 Phạm Đan rượu say, quân Hàn bày mai phục
Xứng nghe tiếng gọi thất thanh giữa đêm liền bật mình chạy ra phía ngoài, hai tên lính canh đứng vật vờ ngoài cửa cũng chạy ra phía cổng hỏi dò:
- Có chuyện gì mà nhà ngươi hoảng hốt.
Xứng thêm lời hỏi:
- Sao thế anh Sinh? Nửa đêm canh tư tới gọi nhà ta có việc gì?
Dáng vẻ loắt choắt, đầu xõa xượi, anh chàng ấy đáp:
- Chử Công, Chử Công nổi giận đang làm ầm làm ĩ cho gọi Phạm, Phạm, Phạm Nô, Nô gì đó.
Súng choàng chiếc chăn nghe thấy câu chuyện liền chạy tới hỏi:
- Anh Thoán tìm gặp anh Đan đó hả?
Sinh cúi đầu lắp bắp:
- Dạ. Đúng rồi. Chử công nói khi tối uống rượu với tướng quân Phạm Đan, mà khi tỉnh giấc lại không thấy người em của Công ở đâu nên cho người đi tìm.
Súng chạy vào gọi Phạm Đan dậy, Đan vẫn chếnh choáng, ánh mắt đỡ đẫn nhìn xung quanh, Đan chỉ trỏ, chân này giẫm chân kia rồi ngã lăn ra đất. Đan bám víu lấy thành giường, gạt tay Súng đang xách nách Đan chỉ vào mặt Súng mà nói:
- Chú. Chú là thằng Súng, anh biết thừa. Đang đêm gọi anh dậy định trêu anh có phải không?
Súng kệ cho Đan lẻm bẻm mấy lời say khướt, đỡ dìu Đan về đến nhà Thoán. Đan trông thấy anh vợ liền cười lên khanh khách:
- Anh Thoán đấy à. Em không uống thêm được nữa đâu. Chử Thị, nàng ấy còn không thèm quay lại ôm em ngủ.
Thoán ngụm tách trà rồi phì cười khi nghe Đan nói lời say sưa:
- Chú lại uống say quá rồi. Em gái ta đâu có ở đây mà chú đòi ôm với cả ấp. Hay lại ôm thằng Súng nó chẳng rẫy ra là phải.
Đan ngả người ra chiếc chõng tre bóng loáng còn thơm mùi tre tươi. Đan cười nhạt:
- Anh này thật là chẳng biết gì. Vợ em nàng ấy đang nằm ở cái nhà lão Tum ấy. Nàng ấy nay lại thấy trắng nõn, trắng nà, tay còn bị thương như tay em đây này.
Súng trộm nhìn Thoán rồi nhanh nhảu đáp lời:
- Vừa nãy anh Đan say khướt, chạy tới đình làng nói lời lảm nhảm, anh Xứng nhà lão Tum đỡ anh ấy về. Ngả lưng tạm ở nhà lão.
Thoán gạt lời:
- Thôi, không bàn chuyện ấy nữa. Chắc là do Nô Đan chú ấy say quá mà mới ra như vậy. Ta vừa mới đi cho người đi tìm chú Đan, có bắt được một tên lén la lén lút đang lọ mọ lội nước ở bãi đầm, tên ấy nói có lệnh của quân sư mời Phạm tướng quân trở về La Phục. Người của ta bắt được tên ấy đang nhốt ở chuồng trâu.
Thoán ném hai chiếc thẻ tre trước mặt Súng. Súng nhặt lấy rọi chiếc đèn dầu phụng rồi mở to mắt, gọi lớn họ Phạm:
- Anh Đan ơi. Mau tỉnh lại, mau tỉnh lại. Đỗ quân sư cho người đi tìm anh. Lệnh anh trở về châu La Phục.
Hai tên lính chạy xuống chuồng trâu nhận ra người quen liền kéo tên ấy lên nhà trên bẩm lời với Thoán:
- Bẩm tướng quân, bẩm Chử công, người này là Hà Điều, lính trong doanh trại. Hắn tới đây để tìm tướng quân Đan.
Súng đưa tay ra kéo Điều đứng dậy, vỗ vai anh chàng rồi nói:
- Đêm khuya giá rét, sao anh biết được chỗ này mà tìm đến?
Điều nói:
- Là khi tối, ta gặp một người dân trong làng đi ra khỏi đầm thì hỏi được. Xung quanh đây toàn là đầm lớn chẳng biết lối vào nên ta đi vòng quanh đầm thấy người nào đi vào phía trong đầm thì lén lén đi theo. Ai ngờ đâu bị người của gia gia đây bắt được.
Súng hỏi:
- Cớ gì anh lại phải vào đây cho bằng được để tìm anh Đan.
Điều run lên cầm cập, đôi hàm chạm vào nhau như đang nhai gạo rang:
- Phiền gia gia cho tôi manh áo ấm được không? Nãy giờ lội đầm rét quá, lại ở chỗ chuồng trâu hút gió.
Nói rồi, Thoán đưa cho Điều chiếc áo đang mặc trên người. Thoán mỉm cười, Điều cảm tạ rồi nói tiếp:
- Đỗ quân sư thấy tướng quân mang binh mã từ chiều qua đánh đuổi quân Hàn Ước đến trưa nay vẫn chưa thấy rút về trại nên sai ta đi tìm tung tích. Đến đoạn phía tây sông Nhuệ, tôi gặp được binh mã của tướng quân Đặng Hoài và Mã Tước. Hai vị tướng quân có nói Phạm tướng quân đi tìm người anh vợ họ Chử ở phía nam huyện Tống Bình. Đặng tướng quân đã tập kết quân ở La Phục rồi, bảo tôi đi tìm tướng quân Đan, nội trong sáng mai, tinh mơ gà gáy phải có mặt ở La Phục.
Nghe thấy lời của quân lính nghĩa quân, giọng nói sang sảng thì Đan liền bật dậy nói:
- Mau. Ta nghe lệnh của thiếu chủ Chí Liệt thu phục dân ở đầm… đầm gì nhỉ?
Thoán thở dài:
- Đầm này chẳng có tên. Trước là bãi đầm phía nam trang Quang Liệt, mọi người từ phía bờ vào đầm thấy lúc nào cũng một màu đen sẫm, ban đêm tối tăm như mực, đám ngư chài gọi quen là đầm Mực.
Đan nói vang vang giữa căn nhà năm gian:
- Đúng rồi. Ta tới đây thu phục nhân tâm của đám dân nam Tống Bình. Lâu ngày đã bị bọn u tối ở La Thành mị hóa. Nay lại có anh ta ở đây, việc thu phục đám dân ấy cũng coi như đã xong. Ta phải nghe lệnh của quân sư Sĩ Giao trở về La Phục. Lệnh cho Súng tìm lại ngựa của ta tức tốc về La Phục, có mặt ở quân doanh trước canh Thìn.
Chử Thoán thấy em mình nói lời sảng khoái, đầu óc bừng tỉnh, đôi tai thông thoáng liền cho người chở em vợ cùng đoàn khách ra khỏi bãi đầm theo lối mà đoàn đã đi tới. Tiếng ngựa giục giã đi qua chiếc đình làng có chiếc mái cong cong, lão Tum liền gọi thằng Xứng tới nói:
- Tướng quân Đan là một người khảng khái là một thần nhân đáng kính trọng, ngài ấy đã ghé nhà ta. Khi tối, ta tìm trong tay nải của họ Thịnh chôn ở góc vườn kia thì thấy có tấm quân bài ghi chữ "Thôi". Chữ này ta được gặp khi năm trước ta vào trong La Thành, bán hạt sen cho phủ đô hộ được một tay bổ đầu ở trong thành tặng cho một tấm khi ngồi uống rượu với hắn. Khi ấy chủ đô hộ phủ là Thôi Kết. Ta được hắn kể cho chuyện trong phủ đô hộ, nghe nói họ Thịnh là tay sai của họ Thôi ấy, khi họ Thôi về châu Ung thì để lại cho họ Thịnh một đứa con gái nuôi, cô nương ấy rất có thể là con gái nuôi của họ Thôi kia.
Xứng hỏi:
- Vậy thì có liên can gì đến ta? Nhà ta làm phước, khi họ Phạm kia đi rồi, Chử công liệu có trách tội nhà mình không? Chi bằng cứ nộp cô bé ấy lên cho Công xử tội.
Lão lắc đầu:
- Giấc mộng trâu vàng trâu trắng chính là câu chuyện được khắc trên bản mộc phía sau miếu. Đêm trước nằm mộng thấy chính là điềm báo mà thành hoàng muốn nhắc ta. Khi tối lão Tích thắp nén nhang trong đình, bát hương cháy lớn ấy chính là ứng với điềm ấy. Ta nghe cô con gái nuôi của họ Thôi ấy sinh năm Kỷ sửu. Chẳng phải là con trâu trắng mà trâu vàng kia đuổi theo trong giấc mộng đó sao? Thiết nghĩ khi nãy, tướng quân Đan nằm ôm chặt lấy cô gái cứ như thể họ là vợ chồng từ đã lâu. Nay ta tính thế này. Con địu chở cô gái ấy đứng ở bãi đầm, chờ xe ngựa của tướng quân Đan đi tới thì phiền ngài ấy mang theo.
Xứng nhìn bà Là, bà cũng gật đầu theo lời lão Tum vì trong lòng bà cũng bộn bề những lo toan, bà sợ rằng điều xúi quẩy sẽ đến nếu như làm trái lời với lời dạy của thần linh. Hoặc trong đầu bà hiện lên nỗi sợ, bà sợ liên lụy đến anh em nhà Chử Công, một người là tướng phản triều đình, một người là chủ cái đất bãi đầm này hết sực căm ghét đám quan lại Đường triều.
Xứng nghe lời cha mẹ, Xứng cùng vợ mình địu cô gái ra bãi đầm chờ xe ngựa của Nô Đan đi qua. Vừa đúng lúc đoàn ngựa của Phạm Đan đi tới, Xứng và vợ trông thấy hình ảnh một con trâu vàng đập vào mắt sáng quắc, Xứng vội vàng kéo vời quỳ sạp gối dưới nền đất rắn câng câng lãnh lẽo, trước mặt hai người và đoàn xe là cô gái trẻ mà hai vợ chồng Xứng địu tới chỗ ấy:
- Bẩm thần tướng. Bọn chúng con có mắt mà như mù, mong thần tướng thứ tội cho. Khi nãy cô nương này tỉnh giấc có dặn hãy cho cô ấy đi cùng thần tướng.
Phạm Đan cưỡi ngựa vắt chân sang một bên lưng ngựa, đong đưa trên lưng ngựa chàng vuốt râu cười lớn:
- Được. Ta nhận lời mang theo nàng ấy. Tuy chỉ có điều quân luật hà khắc, ta sẽ khó nói chuyện với tướng chủ và quân sư… - Phạm Đan nói ngập ngừng rồi nghĩ trong chốc lát lại quay ra. – Thôi, không sao, các người hãy cứ quay về. Lão Tum, bà Là và hai vợ chồng các người đều là người tốt, làm phước mà đức dày, phúc lớn. Sau này mong có dịp được gặp lại.
Nói rồi bốn con ngựa hý vang xua tan không gian lạnh lẽo nơi đầm nước ấy. Tiếng vó ngựa dần xa về phía tây bắc, vợ chồng Xứng càng trông theo càng nhìn thấy rõ ánh hào quang lập lòe nơi phía xa hắt lại phản chiếu dưới mặt đầm lăn tăn.
Súng nhận lệnh mang theo cô gái đó về doanh trại, Súng đặt cô gái phía trước mình rồi ghì chặt dây cương, ôm chặt lấy cô gái đang vẫn còn chưa tỉnh dậy sau giấc ngủ dài từ chập tối. Suốt dọc đường về, Súng chưa bao giờ thôi nghĩ vẩn vơ về những điều trước đó trong suy nghĩ thôi cũng chẳng dám nghĩ tới.
Từ tấm bé, Súng đò ngang đò dọc, đánh cá chẳng đủ miếng ăn, đi theo Phạm Đan cũng được bữa đói bữa no nên Súng chẳng thiết đến chuyện yêu lấy một cô gái rồi lấy người ta làm vợ. Mấy lần nhìn trộm bọn con gái trong cái xóm chài tắm, vờn nước nô nghịch dưới sông cũng chẳng khiến cho Súng có động lực để kiếm lấy một cô vợ bởi Súng nghèo, tứ cố vô thân mà lại chẳng được may mắn như Nô Đan. Để giờ đây, Súng đang được tận hưởng cái cảm giác lâng lâng, hương thơm dịu nhẹ cùng làn da trắng mịn đang ở da chạm da, miết chặt lấy cơ thể Súng.
Súng không nghĩ rằng sẽ được ngồi gần một cô gái chứ đứng nói được ôm chặt, ghì chặt và đụng chạm vào một người con gái mơn mởn như thế. Súng cố đi chậm lại để tận hưởng cái cảm giác có lẽ Súng chẳng thể có được thêm một lần nếu như nhỡ ngày mai ra trận, Súng bị mũi giáo của địch đâm trúng. Điều đó càng thôi thúc Súng đi chậm lại và mon men đụng chạm nhiều hơn vào da thịt cô gái trẻ tội nghiệp ấy. Phạm Đan đi trước một đoạn dài không thấy Súng bám sát theo sau thì quay lại tìm giục Súng đi nhanh hơn nữa.
Súng đang cảm giác đầy hưng phấn, người Súng nóng rực giữa đêm đông giá buốt thì bỗng nhiên con ngựa dừng lại, dường như nó đã quá mệt, không muốn đi thêm. Súng buộc phải xuống ngựa cho con ngựa uống nước bên dòng sông Đáy.
Phạm Đan cũng cho ngựa dừng lại, dường như chàng bị trúng gió, chàng lấy một cánh tay ôm đầu, một tay chống hông khom lưng đứng bên bờ sông nhe răng nhìn xuống mặt nước rồi hét lớn gọi đò qua sông. Chẳng có tiếng đò thưa, chàng xuống ngựa, dựa lưng vào gốc gạo, chàng sờ vào vạt áo thấy một bầu rượu mà không biết chàng giắt vào khi nào, chàng tu ừng ực, rượu ngấm từ họng đến ruột. Chàng thở nhẹ ra những làn khói trắng, đùa nghịch với làn khói trắng, chàng nhắm mắt mệt nhoài rồi miệng chàng bật ra mấy vần thơ:
"Đáy giang mặt nước trong veo
Giữa dòng lờ lững thân bèo dặm trôi
Ta nên đứng, hay nên ngồi?
Trông trăng trăng sáng, nhìn thôi thôi đừng.
Đò ơi đâu phải người dưng,
Qua sông ta sẽ cởi thừng tháo dây
Trâu vàng nào phải uống say
Trông theo trâu trắng mà ngây ngất lòng.
Thuyền ai nhẹ lướt thong dong
Tiếng ai da diết mà không đáp lời".
Chàng nằm ngất lịm, chỉ kịp dặn lời ba người còn tỉnh rằng hãy gọi cho bằng được đò ngang để chàng kịp trở về La Phục trước giờ thìn. Ánh mắt chàng ướt nhẹp, chảy thành hai dòng ướt sũng tóc mai dài quá cổ. Súng nghe lời chàng rồi quay ra trông thấy dưới khóe mắt cô gái cũng có thứ gì đó ươn ướt hắt lại ánh trăng mờ.
Súng nghĩ sương dày khiến khóe mắt hai người đó đều ướt, không thể ở lại phía bờ bên này quá lâu. Súng liền nhắc hai tên lính đi cùng ra sức gọi đò giữa đêm thì một tiếng gọi vọng lại từ phía sau, tiếng vó ngựa tiến đến gần, giọng nói quen quen, người đó nói:
- Anh Súng. Anh hãy nhỏ tiếng thôi, chỗ này không khí im ắng lạ thường, mà phía nam cách đây chừng hai dặm có rất nhiều dấu chân người, rất đông phải đến cả trăm người. Các anh hãy đi theo em, đi lên phía bắc chừng hai dặm nữa. Phía bến đò này, khi sáng đã bị quân Hàn Ước truy quét quân lính của ta đã ra lệnh cấm đò. Em quên mất trước khi rời khỏi đầm Mực lại không nói cho mọi người biết.
Súng cõng Phạm Đan lên ngựa rồi nhắc Hà Điều dẫn lối. Súng ôm lấy cô gái trẻ cưỡi ngựa đi phía sau.
Đoạn đi qua bãi đầm lớn rất nhiều bèo trôi, Hà Điều có nhắc Súng hãy cẩn thận mon men theo một bờ nhỏ tránh lối đi lớn quân đội Tống Bình rất có thể đang trực sẵn để truy giết đội quân người Nam Việt. Súng cẩn thận men theo bờ nhỏ giữa đầm nước lớn rậm rạp đầy bèo, ếch nhái và cả rắn. Nghe tiếng phì phì của đám rắn, Súng không dám cho ngựa bước chân đi tiếp, đợi cho đàn rắn trườn qua chỗ ấy thì mới thúc ngựa đi tiếp.
Tới một chỗ lòng sông rất hẹp, hai bờ chỉ cách nhau chừng hai mươi thước, Súng thấy có một chiếc đò chờ sẵn. Hà Điều ra dấu, có một người nhổm dậy từ trên chiếc đò chòng chành bái chào đoàn người ngựa:
- Tôi là Phùng Chấn, nghe lệnh của Đặng tướng quân đi theo Hà Điều ở đây chờ đò mọi người. Mọi người hãy lần lượt qua sông, chỗ này đi qua đầm nước lớn, qua bên kia sông rất gần, mọi người hãy khẩn trương, kẻo tai mắt quân Hàn sẽ biết được chỗ này.
Lần lượt hai chuyến đò chở bốn con ngựa và năm người qua sông. Hà Điều đứng bên bờ hữu ngạn sông Đáy giương đuốc vẫy vẫy ra dấu cho Phùng Chấn rồi giữ nguyên tư thế ấy một lúc. Thấy Chấn bơi tới giữa dòng bỗng nhiên dừng lại, Súng hét lớn:
- Này anh Chấn. Sao còn chưa qua sông đón Hà Điều sang bên này.
Dường như họ Phùng có dự cảm không hay về chuyện sắp xảy đến, Chấn lớn tiếng gọi Điều:
- Điều ơi. Cớ gì anh cứ giữ ngọn đuốc sáng cao như vậy? Quân Hàn trông thấy sẽ không có lợi cho ta đâu.
"Phập, phập" hai mũi tên từ đâu bay tới, ánh đuốc trên tay Hà Điều rơi xuống dưới chân, khuôn mặt trắng dã, ánh mắt mở to, toàn thân cứng đờ, phía sau Hà Điều là cả chục tên lính Tống Bình cầm cung tên giương lên. Thấy vậy, Phùng Chấn hét lớn:
- Anh Súng mau dắt ngựa chở Phạm tướng quân chạy mau mau. Có quân mai phục của Hàn Ước.
Một làn mưa tên bắn từ phía bụi lau phía sau Hà Điều hướng sang bờ phía tây sông Đáy. Súng tức tốc thúc ngựa chạy thật nhanh về phía tây, Súng núp mình dưới gốc một cây gạo nói vọng xuống mặt sông:
- Phùng Chấn, anh còn ở dưới đó không.
Một mũi tên lạc bắn sượt vai Súng, Súng giật mình vội vàng chạy lên phía cao hơn chỗ bụi tre. Súng len lén nhìn dưới mặt sông, có chừng chục chiếc đò đang xua mái đi từ phía nam đi lên. Súng vội vã lên ngựa chạy đi thì nghe tiếng la hét dưới dòng sông của đám lính Tống Bình.
Bỗng nhiên từ dưới mặt sông hắt lên tiếng "ùm ùm ùm" một loạt những âm thanh đám lính rơi xuống nước sâu. Bọn lính hoảng loạn ngã hết thảy xuống mặt nước sông Đáy lạnh buốt giữa đêm đông. Súng quay lại nhìn trông thấy một bóng đen đang lóp ngóp bơi vào bờ. Súng hỏi:
- Là kẻ nào?
Kẻ bước lên từ phía sông ấy là ai? Súng đã đưa Phạm Đan vượt qua thử thách từ phía đám quân Tống Bình ấy thế nào? Chương sau sẽ giải đáp những điều còn để ngỏ!
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ mười bảy
Trống giục Tống Bình, Hàn Ước xua quân
Cờ reo Tạc Khẩu, Sĩ Giao giết giặc
Chương 17.2 Phạm Đan rượu say, quân Hàn bày mai phục
Xứng nghe tiếng gọi thất thanh giữa đêm liền bật mình chạy ra phía ngoài, hai tên lính canh đứng vật vờ ngoài cửa cũng chạy ra phía cổng hỏi dò:
- Có chuyện gì mà nhà ngươi hoảng hốt.
Xứng thêm lời hỏi:
- Sao thế anh Sinh? Nửa đêm canh tư tới gọi nhà ta có việc gì?
Dáng vẻ loắt choắt, đầu xõa xượi, anh chàng ấy đáp:
- Chử Công, Chử Công nổi giận đang làm ầm làm ĩ cho gọi Phạm, Phạm, Phạm Nô, Nô gì đó.
Súng choàng chiếc chăn nghe thấy câu chuyện liền chạy tới hỏi:
- Anh Thoán tìm gặp anh Đan đó hả?
Sinh cúi đầu lắp bắp:
- Dạ. Đúng rồi. Chử công nói khi tối uống rượu với tướng quân Phạm Đan, mà khi tỉnh giấc lại không thấy người em của Công ở đâu nên cho người đi tìm.
Súng chạy vào gọi Phạm Đan dậy, Đan vẫn chếnh choáng, ánh mắt đỡ đẫn nhìn xung quanh, Đan chỉ trỏ, chân này giẫm chân kia rồi ngã lăn ra đất. Đan bám víu lấy thành giường, gạt tay Súng đang xách nách Đan chỉ vào mặt Súng mà nói:
- Chú. Chú là thằng Súng, anh biết thừa. Đang đêm gọi anh dậy định trêu anh có phải không?
Súng kệ cho Đan lẻm bẻm mấy lời say khướt, đỡ dìu Đan về đến nhà Thoán. Đan trông thấy anh vợ liền cười lên khanh khách:
- Anh Thoán đấy à. Em không uống thêm được nữa đâu. Chử Thị, nàng ấy còn không thèm quay lại ôm em ngủ.
Thoán ngụm tách trà rồi phì cười khi nghe Đan nói lời say sưa:
- Chú lại uống say quá rồi. Em gái ta đâu có ở đây mà chú đòi ôm với cả ấp. Hay lại ôm thằng Súng nó chẳng rẫy ra là phải.
Đan ngả người ra chiếc chõng tre bóng loáng còn thơm mùi tre tươi. Đan cười nhạt:
- Anh này thật là chẳng biết gì. Vợ em nàng ấy đang nằm ở cái nhà lão Tum ấy. Nàng ấy nay lại thấy trắng nõn, trắng nà, tay còn bị thương như tay em đây này.
Súng trộm nhìn Thoán rồi nhanh nhảu đáp lời:
- Vừa nãy anh Đan say khướt, chạy tới đình làng nói lời lảm nhảm, anh Xứng nhà lão Tum đỡ anh ấy về. Ngả lưng tạm ở nhà lão.
Thoán gạt lời:
- Thôi, không bàn chuyện ấy nữa. Chắc là do Nô Đan chú ấy say quá mà mới ra như vậy. Ta vừa mới đi cho người đi tìm chú Đan, có bắt được một tên lén la lén lút đang lọ mọ lội nước ở bãi đầm, tên ấy nói có lệnh của quân sư mời Phạm tướng quân trở về La Phục. Người của ta bắt được tên ấy đang nhốt ở chuồng trâu.
Thoán ném hai chiếc thẻ tre trước mặt Súng. Súng nhặt lấy rọi chiếc đèn dầu phụng rồi mở to mắt, gọi lớn họ Phạm:
- Anh Đan ơi. Mau tỉnh lại, mau tỉnh lại. Đỗ quân sư cho người đi tìm anh. Lệnh anh trở về châu La Phục.
Hai tên lính chạy xuống chuồng trâu nhận ra người quen liền kéo tên ấy lên nhà trên bẩm lời với Thoán:
- Bẩm tướng quân, bẩm Chử công, người này là Hà Điều, lính trong doanh trại. Hắn tới đây để tìm tướng quân Đan.
Súng đưa tay ra kéo Điều đứng dậy, vỗ vai anh chàng rồi nói:
- Đêm khuya giá rét, sao anh biết được chỗ này mà tìm đến?
Điều nói:
- Là khi tối, ta gặp một người dân trong làng đi ra khỏi đầm thì hỏi được. Xung quanh đây toàn là đầm lớn chẳng biết lối vào nên ta đi vòng quanh đầm thấy người nào đi vào phía trong đầm thì lén lén đi theo. Ai ngờ đâu bị người của gia gia đây bắt được.
Súng hỏi:
- Cớ gì anh lại phải vào đây cho bằng được để tìm anh Đan.
Điều run lên cầm cập, đôi hàm chạm vào nhau như đang nhai gạo rang:
- Phiền gia gia cho tôi manh áo ấm được không? Nãy giờ lội đầm rét quá, lại ở chỗ chuồng trâu hút gió.
Nói rồi, Thoán đưa cho Điều chiếc áo đang mặc trên người. Thoán mỉm cười, Điều cảm tạ rồi nói tiếp:
- Đỗ quân sư thấy tướng quân mang binh mã từ chiều qua đánh đuổi quân Hàn Ước đến trưa nay vẫn chưa thấy rút về trại nên sai ta đi tìm tung tích. Đến đoạn phía tây sông Nhuệ, tôi gặp được binh mã của tướng quân Đặng Hoài và Mã Tước. Hai vị tướng quân có nói Phạm tướng quân đi tìm người anh vợ họ Chử ở phía nam huyện Tống Bình. Đặng tướng quân đã tập kết quân ở La Phục rồi, bảo tôi đi tìm tướng quân Đan, nội trong sáng mai, tinh mơ gà gáy phải có mặt ở La Phục.
Nghe thấy lời của quân lính nghĩa quân, giọng nói sang sảng thì Đan liền bật dậy nói:
- Mau. Ta nghe lệnh của thiếu chủ Chí Liệt thu phục dân ở đầm… đầm gì nhỉ?
Thoán thở dài:
- Đầm này chẳng có tên. Trước là bãi đầm phía nam trang Quang Liệt, mọi người từ phía bờ vào đầm thấy lúc nào cũng một màu đen sẫm, ban đêm tối tăm như mực, đám ngư chài gọi quen là đầm Mực.
Đan nói vang vang giữa căn nhà năm gian:
- Đúng rồi. Ta tới đây thu phục nhân tâm của đám dân nam Tống Bình. Lâu ngày đã bị bọn u tối ở La Thành mị hóa. Nay lại có anh ta ở đây, việc thu phục đám dân ấy cũng coi như đã xong. Ta phải nghe lệnh của quân sư Sĩ Giao trở về La Phục. Lệnh cho Súng tìm lại ngựa của ta tức tốc về La Phục, có mặt ở quân doanh trước canh Thìn.
Chử Thoán thấy em mình nói lời sảng khoái, đầu óc bừng tỉnh, đôi tai thông thoáng liền cho người chở em vợ cùng đoàn khách ra khỏi bãi đầm theo lối mà đoàn đã đi tới. Tiếng ngựa giục giã đi qua chiếc đình làng có chiếc mái cong cong, lão Tum liền gọi thằng Xứng tới nói:
- Tướng quân Đan là một người khảng khái là một thần nhân đáng kính trọng, ngài ấy đã ghé nhà ta. Khi tối, ta tìm trong tay nải của họ Thịnh chôn ở góc vườn kia thì thấy có tấm quân bài ghi chữ "Thôi". Chữ này ta được gặp khi năm trước ta vào trong La Thành, bán hạt sen cho phủ đô hộ được một tay bổ đầu ở trong thành tặng cho một tấm khi ngồi uống rượu với hắn. Khi ấy chủ đô hộ phủ là Thôi Kết. Ta được hắn kể cho chuyện trong phủ đô hộ, nghe nói họ Thịnh là tay sai của họ Thôi ấy, khi họ Thôi về châu Ung thì để lại cho họ Thịnh một đứa con gái nuôi, cô nương ấy rất có thể là con gái nuôi của họ Thôi kia.
Xứng hỏi:
- Vậy thì có liên can gì đến ta? Nhà ta làm phước, khi họ Phạm kia đi rồi, Chử công liệu có trách tội nhà mình không? Chi bằng cứ nộp cô bé ấy lên cho Công xử tội.
Lão lắc đầu:
- Giấc mộng trâu vàng trâu trắng chính là câu chuyện được khắc trên bản mộc phía sau miếu. Đêm trước nằm mộng thấy chính là điềm báo mà thành hoàng muốn nhắc ta. Khi tối lão Tích thắp nén nhang trong đình, bát hương cháy lớn ấy chính là ứng với điềm ấy. Ta nghe cô con gái nuôi của họ Thôi ấy sinh năm Kỷ sửu. Chẳng phải là con trâu trắng mà trâu vàng kia đuổi theo trong giấc mộng đó sao? Thiết nghĩ khi nãy, tướng quân Đan nằm ôm chặt lấy cô gái cứ như thể họ là vợ chồng từ đã lâu. Nay ta tính thế này. Con địu chở cô gái ấy đứng ở bãi đầm, chờ xe ngựa của tướng quân Đan đi tới thì phiền ngài ấy mang theo.
Xứng nhìn bà Là, bà cũng gật đầu theo lời lão Tum vì trong lòng bà cũng bộn bề những lo toan, bà sợ rằng điều xúi quẩy sẽ đến nếu như làm trái lời với lời dạy của thần linh. Hoặc trong đầu bà hiện lên nỗi sợ, bà sợ liên lụy đến anh em nhà Chử Công, một người là tướng phản triều đình, một người là chủ cái đất bãi đầm này hết sực căm ghét đám quan lại Đường triều.
Xứng nghe lời cha mẹ, Xứng cùng vợ mình địu cô gái ra bãi đầm chờ xe ngựa của Nô Đan đi qua. Vừa đúng lúc đoàn ngựa của Phạm Đan đi tới, Xứng và vợ trông thấy hình ảnh một con trâu vàng đập vào mắt sáng quắc, Xứng vội vàng kéo vời quỳ sạp gối dưới nền đất rắn câng câng lãnh lẽo, trước mặt hai người và đoàn xe là cô gái trẻ mà hai vợ chồng Xứng địu tới chỗ ấy:
- Bẩm thần tướng. Bọn chúng con có mắt mà như mù, mong thần tướng thứ tội cho. Khi nãy cô nương này tỉnh giấc có dặn hãy cho cô ấy đi cùng thần tướng.
Phạm Đan cưỡi ngựa vắt chân sang một bên lưng ngựa, đong đưa trên lưng ngựa chàng vuốt râu cười lớn:
- Được. Ta nhận lời mang theo nàng ấy. Tuy chỉ có điều quân luật hà khắc, ta sẽ khó nói chuyện với tướng chủ và quân sư… - Phạm Đan nói ngập ngừng rồi nghĩ trong chốc lát lại quay ra. – Thôi, không sao, các người hãy cứ quay về. Lão Tum, bà Là và hai vợ chồng các người đều là người tốt, làm phước mà đức dày, phúc lớn. Sau này mong có dịp được gặp lại.
Nói rồi bốn con ngựa hý vang xua tan không gian lạnh lẽo nơi đầm nước ấy. Tiếng vó ngựa dần xa về phía tây bắc, vợ chồng Xứng càng trông theo càng nhìn thấy rõ ánh hào quang lập lòe nơi phía xa hắt lại phản chiếu dưới mặt đầm lăn tăn.
Súng nhận lệnh mang theo cô gái đó về doanh trại, Súng đặt cô gái phía trước mình rồi ghì chặt dây cương, ôm chặt lấy cô gái đang vẫn còn chưa tỉnh dậy sau giấc ngủ dài từ chập tối. Suốt dọc đường về, Súng chưa bao giờ thôi nghĩ vẩn vơ về những điều trước đó trong suy nghĩ thôi cũng chẳng dám nghĩ tới.
Từ tấm bé, Súng đò ngang đò dọc, đánh cá chẳng đủ miếng ăn, đi theo Phạm Đan cũng được bữa đói bữa no nên Súng chẳng thiết đến chuyện yêu lấy một cô gái rồi lấy người ta làm vợ. Mấy lần nhìn trộm bọn con gái trong cái xóm chài tắm, vờn nước nô nghịch dưới sông cũng chẳng khiến cho Súng có động lực để kiếm lấy một cô vợ bởi Súng nghèo, tứ cố vô thân mà lại chẳng được may mắn như Nô Đan. Để giờ đây, Súng đang được tận hưởng cái cảm giác lâng lâng, hương thơm dịu nhẹ cùng làn da trắng mịn đang ở da chạm da, miết chặt lấy cơ thể Súng.
Súng không nghĩ rằng sẽ được ngồi gần một cô gái chứ đứng nói được ôm chặt, ghì chặt và đụng chạm vào một người con gái mơn mởn như thế. Súng cố đi chậm lại để tận hưởng cái cảm giác có lẽ Súng chẳng thể có được thêm một lần nếu như nhỡ ngày mai ra trận, Súng bị mũi giáo của địch đâm trúng. Điều đó càng thôi thúc Súng đi chậm lại và mon men đụng chạm nhiều hơn vào da thịt cô gái trẻ tội nghiệp ấy. Phạm Đan đi trước một đoạn dài không thấy Súng bám sát theo sau thì quay lại tìm giục Súng đi nhanh hơn nữa.
Súng đang cảm giác đầy hưng phấn, người Súng nóng rực giữa đêm đông giá buốt thì bỗng nhiên con ngựa dừng lại, dường như nó đã quá mệt, không muốn đi thêm. Súng buộc phải xuống ngựa cho con ngựa uống nước bên dòng sông Đáy.
Phạm Đan cũng cho ngựa dừng lại, dường như chàng bị trúng gió, chàng lấy một cánh tay ôm đầu, một tay chống hông khom lưng đứng bên bờ sông nhe răng nhìn xuống mặt nước rồi hét lớn gọi đò qua sông. Chẳng có tiếng đò thưa, chàng xuống ngựa, dựa lưng vào gốc gạo, chàng sờ vào vạt áo thấy một bầu rượu mà không biết chàng giắt vào khi nào, chàng tu ừng ực, rượu ngấm từ họng đến ruột. Chàng thở nhẹ ra những làn khói trắng, đùa nghịch với làn khói trắng, chàng nhắm mắt mệt nhoài rồi miệng chàng bật ra mấy vần thơ:
"Đáy giang mặt nước trong veo
Giữa dòng lờ lững thân bèo dặm trôi
Ta nên đứng, hay nên ngồi?
Trông trăng trăng sáng, nhìn thôi thôi đừng.
Đò ơi đâu phải người dưng,
Qua sông ta sẽ cởi thừng tháo dây
Trâu vàng nào phải uống say
Trông theo trâu trắng mà ngây ngất lòng.
Thuyền ai nhẹ lướt thong dong
Tiếng ai da diết mà không đáp lời".
Chàng nằm ngất lịm, chỉ kịp dặn lời ba người còn tỉnh rằng hãy gọi cho bằng được đò ngang để chàng kịp trở về La Phục trước giờ thìn. Ánh mắt chàng ướt nhẹp, chảy thành hai dòng ướt sũng tóc mai dài quá cổ. Súng nghe lời chàng rồi quay ra trông thấy dưới khóe mắt cô gái cũng có thứ gì đó ươn ướt hắt lại ánh trăng mờ.
Súng nghĩ sương dày khiến khóe mắt hai người đó đều ướt, không thể ở lại phía bờ bên này quá lâu. Súng liền nhắc hai tên lính đi cùng ra sức gọi đò giữa đêm thì một tiếng gọi vọng lại từ phía sau, tiếng vó ngựa tiến đến gần, giọng nói quen quen, người đó nói:
- Anh Súng. Anh hãy nhỏ tiếng thôi, chỗ này không khí im ắng lạ thường, mà phía nam cách đây chừng hai dặm có rất nhiều dấu chân người, rất đông phải đến cả trăm người. Các anh hãy đi theo em, đi lên phía bắc chừng hai dặm nữa. Phía bến đò này, khi sáng đã bị quân Hàn Ước truy quét quân lính của ta đã ra lệnh cấm đò. Em quên mất trước khi rời khỏi đầm Mực lại không nói cho mọi người biết.
Súng cõng Phạm Đan lên ngựa rồi nhắc Hà Điều dẫn lối. Súng ôm lấy cô gái trẻ cưỡi ngựa đi phía sau.
Đoạn đi qua bãi đầm lớn rất nhiều bèo trôi, Hà Điều có nhắc Súng hãy cẩn thận mon men theo một bờ nhỏ tránh lối đi lớn quân đội Tống Bình rất có thể đang trực sẵn để truy giết đội quân người Nam Việt. Súng cẩn thận men theo bờ nhỏ giữa đầm nước lớn rậm rạp đầy bèo, ếch nhái và cả rắn. Nghe tiếng phì phì của đám rắn, Súng không dám cho ngựa bước chân đi tiếp, đợi cho đàn rắn trườn qua chỗ ấy thì mới thúc ngựa đi tiếp.
Tới một chỗ lòng sông rất hẹp, hai bờ chỉ cách nhau chừng hai mươi thước, Súng thấy có một chiếc đò chờ sẵn. Hà Điều ra dấu, có một người nhổm dậy từ trên chiếc đò chòng chành bái chào đoàn người ngựa:
- Tôi là Phùng Chấn, nghe lệnh của Đặng tướng quân đi theo Hà Điều ở đây chờ đò mọi người. Mọi người hãy lần lượt qua sông, chỗ này đi qua đầm nước lớn, qua bên kia sông rất gần, mọi người hãy khẩn trương, kẻo tai mắt quân Hàn sẽ biết được chỗ này.
Lần lượt hai chuyến đò chở bốn con ngựa và năm người qua sông. Hà Điều đứng bên bờ hữu ngạn sông Đáy giương đuốc vẫy vẫy ra dấu cho Phùng Chấn rồi giữ nguyên tư thế ấy một lúc. Thấy Chấn bơi tới giữa dòng bỗng nhiên dừng lại, Súng hét lớn:
- Này anh Chấn. Sao còn chưa qua sông đón Hà Điều sang bên này.
Dường như họ Phùng có dự cảm không hay về chuyện sắp xảy đến, Chấn lớn tiếng gọi Điều:
- Điều ơi. Cớ gì anh cứ giữ ngọn đuốc sáng cao như vậy? Quân Hàn trông thấy sẽ không có lợi cho ta đâu.
"Phập, phập" hai mũi tên từ đâu bay tới, ánh đuốc trên tay Hà Điều rơi xuống dưới chân, khuôn mặt trắng dã, ánh mắt mở to, toàn thân cứng đờ, phía sau Hà Điều là cả chục tên lính Tống Bình cầm cung tên giương lên. Thấy vậy, Phùng Chấn hét lớn:
- Anh Súng mau dắt ngựa chở Phạm tướng quân chạy mau mau. Có quân mai phục của Hàn Ước.
Một làn mưa tên bắn từ phía bụi lau phía sau Hà Điều hướng sang bờ phía tây sông Đáy. Súng tức tốc thúc ngựa chạy thật nhanh về phía tây, Súng núp mình dưới gốc một cây gạo nói vọng xuống mặt sông:
- Phùng Chấn, anh còn ở dưới đó không.
Một mũi tên lạc bắn sượt vai Súng, Súng giật mình vội vàng chạy lên phía cao hơn chỗ bụi tre. Súng len lén nhìn dưới mặt sông, có chừng chục chiếc đò đang xua mái đi từ phía nam đi lên. Súng vội vã lên ngựa chạy đi thì nghe tiếng la hét dưới dòng sông của đám lính Tống Bình.
Bỗng nhiên từ dưới mặt sông hắt lên tiếng "ùm ùm ùm" một loạt những âm thanh đám lính rơi xuống nước sâu. Bọn lính hoảng loạn ngã hết thảy xuống mặt nước sông Đáy lạnh buốt giữa đêm đông. Súng quay lại nhìn trông thấy một bóng đen đang lóp ngóp bơi vào bờ. Súng hỏi:
- Là kẻ nào?
Kẻ bước lên từ phía sông ấy là ai? Súng đã đưa Phạm Đan vượt qua thử thách từ phía đám quân Tống Bình ấy thế nào? Chương sau sẽ giải đáp những điều còn để ngỏ!
Tác giả :
Nguyễn Khai Quốc