Giống Rồng
Chương 10-5: Tống Bình thất trận, Kiều lão tướng giương oai
Giống Rồng
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ mười:
Bá Nam mượn rượu mắng Vương thứ sử.
Chung Đạt giết quan huyện đoạt Tống Bình.
Chương 10.5 Tống Bình thất trận, Kiều lão tướng giương oai
Bóng tên phu xe dần khuất, Toán Hoa Tài dắt ngựa đi từ lụm cây phía tây, lớn giọng nói:
- Quả nhiên lợi hại. Không hổ danh Tre Độc phòng đông – Phong châu Đô úy. Trước giờ ta chỉ nghe Do Độc dũng mãnh mà không tin. Dáng người gày gò, khẳng khiu mà uy lực võ tướng vô cùng kinh ngạc.
Do Độc oai dũng cầm đao lớn, mặt nhìn về đông, miệng nở nụ cười:
- Có khi nào Mặt trời lặn ở phía đông.
Toán Hoa Tài hỏi Do Độc nói lời đó có ý gì. Do Độc chỉ cười, rồi thong thả dắt cưỡi ngựa về.
Toán Hoa Tài cùng Do Độc đi về phía nam, gió thổi lộng mát rượi giữa cái hè nóng bức. Do Độc bàn với Toán Hoa Tài về việc dụng binh, chém tướng, những trận đánh chiến dịch chiến lược. Tiếng chim ríu rít bay theo bước chạy của hai chiến mã.
Về tới trại quân, Toán Hoa Tài cùng Do Độc lập tức cho thu dọn chiến lợi phẩm, sai quân lính kéo xác người đi chôn, băng bó những lính bị thương.
Tàn dư trận chiến vừa qua vẫn còn hiện trên những khuôn mặt thất thần, máu me dính đầy vũ khí, áo giáp, miệng mũi đám lính. Giáo gươm, quân lương hòa với máu, chân tay, mũ giáp lổm nhổm, đâu đó có mùi hôi tanh tanh, những vũng bùn đất đỏ tươi nhuộm màu. Do Độc cùng Toán Hoa Tài thúc giục quân lính dọn dẹp trước canh tuất rồi hành quân tiếp về phía đông.
Trong buổi tối ngày hôm đó, ở Tống Bình, Nguyên Hỷ nhận được tin báo từ triều đình sẽ sai người khác tới thay. Bỗng nhiên Nguyên Hỷ ăn được bữa tối, ngồi dậy bàn chuyện với đám cận hầu.
Long Trạch mang theo binh lính cùng Thi Nguyên bị truy sát tới tận cửa La thành. Tiếng trống giục giã khiến Nguyên Hỷ bất giác nằm lăn ra giường. Đám hầu cận tiến lại hỏi:
- Khi tối sắc mặt của đại nhân đã tốt lên đôi chút. Chẳng hiểu vì lẽ gì mà khiến ngài ra như vậy.
Nguyên Hỷ giọng nói thất kinh:
- Các người không nghe thấy à. Tiếng trống đó báo hiệu quân địch đuổi đám quân của Long Trạch và Thi Nguyên tới sát La Thành rồi. Trời không thương ta mà.
Triệu Hoằng liếc láo nhìn xung quanh hỏi Nguyên Hỷ:
- Chẳng phải đại nhân sai huyện lệnh Nguyên Hãn tới châu Phong để bàn với thứ sử châu ấy về việc hoãn binh hay sao. Tiếng trống quân đâu chắc đã phải là của các tướng trở về.
Nguyên Hỷ nói vọng từ trong trướng ra:
- Hãn Xương đã đi tới đó tới nay là ngày thứ năm rồi mà không hề có tin gì cả. Các tướng thì liên tục báo về quân phản loạn cùng đội quân châu Phong liên tiếp đẩy lui các đợt phản công từ quân ta. Nay nhận tin từ triều đình có Hàn đại nhân cùng đoàn quân Khâm Châu, Ung Châu tới Tống Bình mà ta cũng mừng. Nhưng chẳng biết Hãn Xương có thể nói được đám người châu Phong đó không. Tiếng trống đó khiến lòng ta như lửa đốt.
Một tên lính xông vào hớt hải chạy vào báo tin:
- Bẩm đại nhân. Có một người què quặt nói là tùy tùng của Từ đại nhân đi từ Phong Châu trở về muốn gặp đại nhân.
- Mau mau cho hắn vào.
Năm tên lính vội vàng khênh tên đó vào, hắn thở dốc, ôm lấy chân phải rên rỉ đau đớn. Đám cận hầu tỏ ra ngạc nhiên hỏi hắn:
- Nhà ngươi chẳng phải là Lỗ Hơn đi theo Từ huyện lệnh tới châu Phong hay sao.
Nguyên Hỷ sai người lấy cho hắn một chén nước gạo ninh với tim gà. Lỗ Hơn uống liền hai chén, bẩm với Nguyên Hỷ cùng đám cận hầu:
- Bẩm đô hộ Đại nhân. Từ đại nhân bị quân của Long Trạch chém chết rồi ạ.
Nguyên Hỷ nằm trên giường nghe Lỗ Hơn nói mà giật mình lăn xuống dưới đất. Bọn gia nô phải khênh Nguyên Hỷ lên giường. Miệng đầy dớt dãi, Nguyên Hỷ nói không thành lời:
- Nhà ngươi nói, nói, nói sao. Sao sao lại giết giết, Long long.
Triệu Hoằng đỡ lời:
- Nói đi. Sao Long Trạch đó lại giết Từ huyện lệnh.
- Dạ bẩm. Từ đại nhân vượt sông gặp Kiều Chung Đạt nói chuyện với ông ta một buổi chiều thấy có ý xuôi xuôi nên cử người đưa Từ đại nhân tới thành Bạch Hạc.
Triệu Hoằng sốt ruột liền mắng Lỗ Hơn:
- Nhà ngươi còn không trả lời cho mau. Dài dòng.
Lỗ Hơn lắp bắp, cúi đầu nói tiếp:
"Từ đại nhân tới Bạch Hạc khuyên Vương thứ sử mà hắn không chịu đón tiến. Từ đại nhân phải đút lót cho đám người trong phủ để đưa Từ đại nhân tới gặp hắn. Xong rồi hắn cho người dọa nạt, coi khinh người ở phủ trị chỉ là con tép con tôm không xứng để bọn chúng dâng cống, thuế sưu.
Từ đại nhân hậm hực trở về. Đi tới gần trại quân của Long tướng quân thì bị tùy tướng của Long tướng quân chém chết. Lại nói với tiểu nhân rằng về nói với đại nhân rằng Long Trạch quyết đánh đến cùng. Bằng không Long tướng quân sẽ trở mặt."
Đám cận hầu bàn tán hồi lâu, Nguyên Hỷ ho sụ sụ trong trướng. Một tên lính khác lại chạy vào phủ báo tin:
- Bẩm đại nhân. Long tướng quân cùng Thi Nguyên tướng quân gióng trống ngoài thành muốn được vào thành. Quân địch đang đuổi tới bờ sông Tô Lịch.
Nguyên Hỷ cố hắng giọng nói ra:
- Các ngươi bàn xem ta phải làm thế nào.
Triệu Hoằng kéo cổ Lỗ Hơn, mắt trợn ngược hỏi Hơn:
- Từ Hãn Xương bị giết mà mày lại còn sống để chạy về đây. Mày đi tới đây có kẻ nào nhìn thấy không?
- Dạ. Xin đại nhân tha mạng. Tên tướng kia ra tay nhanh quá khiến tiểu nhân không kịp cho ngựa chạy đi. Đến khi hai đứa tùy tùng bọn con chạy thì tên giặc đó ném thương trúng Lại Hòa khiến nó lăn ra chết. Con may mắn chỉ bị trúng cán thương đập vào chân. Tên giặc đó không đuổi theo nữa lại còn nói với tiểu nhân về bẩm với đại nhân rằng Long đại nhân nói với Lý đại nhân như vậy.
- Vậy trên đường đi nhà ngươi có thấy quân lính đuổi theo không?
- Dạ con không thấy. Con thấy có quân lính của Long Trạch đi từ phía tây về. Sau đó sợ bọn chúng phát hiện ra con đi lên phía bắc, dọc theo sông Cái chạy về tới đoạn bãi sông làng Thị Điềm thì gặp được quân lính đang cưỡi ngựa đi tuần liền cậy nhờ cho về đến La Thành.
Triệu Hoằng bẩm lại với Nguyên Hỷ:
- Bẩm đại nhân. Chỉ e đây là kế của bọn quân phản loạn. Chi bằng hãy mang thêm binh lính trong thành ra phía ngoài cùng với quân tướng của Long Trạch, Thi Nguyên đóng ở bờ sông Tô Lịch. Nếu chúng có lòng phản nghịch thì các tướng sẽ dễ bề kiểm soát. Nếu để chúng vào trong thành hễ có biến sẽ không thể kịp trở tay.
Nguyên Hỷ y lời, Hoằng sai người khênh Lỗ Hơn ra khỏi phủ. Đi được một đoạn, hai tên lính dùng kiếm cắt lấy đầu của Hơn. Tướng giữ thành là Mao Húc cầm đầu Lỗ Hơn lên cửa thành ném xuống dưới đất, buông lời trách móc Long Trạch:
- Nhà ngươi biết đó là đầu của ai không? Của kẻ phản loạn Hãn Xương đó.
Long Trạch tức tối quát mắng:
- Lại là lão già họ Triệu đó nói lời rèm pha đúng không. Giặc đã đuổi đến tận bờ sông Tô Lịch, mau mau mở cửa thành cho ta vào. Bọn Toán Hoa Tài, Lý Do Độc tập kích bất ngờ khiến Thi tướng quân bị trọng thương. Hãy cho bọn ta vào thành. Kẻo quân tướng sẽ chẳng còn một người.
Mao Húc quát lớn:
- Có kẻ nói nhà ngươi có ý phản nghịch nên tối đêm mới mang quân đến thành phủ. Họ Thi kia khổ nhục kế với nhà ngươi. Nếu không có lòng đó thì hãy giữ lính ở bờ sông Tô Lịch, viện binh từ phía bắc và trong thành sẽ cùng ngươi trấn thủ bên bờ sông.
Long Trạch tức hộc máu, phun ra toàn máu đỏ tươi. Ôm lấy ngực, mặt tím tái cầm kiếm chỉ lên trên thành:
"Sức quân mệt mỏi. Lòng quân hoảng loạn. Nào đâu có sức để đánh thêm được nữa. Nay quân giặc kháo tin chia rẽ lòng quân, các ngươi lại ở ru rú trong thành không cần biết bọn ta sống chết ra sao.
Nếu đã như vậy, ta sẽ ở ngoài này chống địch. Cho các tướng sĩ vào trong thành. Họ đã quá mệt mỏi, cả ngày nay đánh nhau không được ăn uống gì. Người lả đi vì đói, kẻ đánh chém tàn tạ. Các người còn không thấy đó sao.
Các người có lòng nào nghi ngờ ta nhưng đừng nghi ngờ bọn họ. Bọn họ do các ngươi tuyển mộ, hết mực trung thành với triều đình. Họ không có tội tình gì. Các người hãy cho họ vào trong thành.
Nếu các ngươi vẫn nghi ngờ ta, ta sẽ cùng đám lính khỏe ở ngoài này nghênh địch. Còn những người bị lả, bị thương hãy cho họ vào trong thành."
Triệu Hoằng đứng phía sau Mao Húc gật đầu. Mao Húc sai người mở cửa thành, nói hắt xuống:
- Các ngươi hãy cho quân lính bị thương vào trong thành. Ta sẽ sai lính mang cơm gạo, vải màn để các ngươi dựng trại ngoài thành. Hễ có động tĩnh thì hãy đánh trống báo hiệu.
Long Trạch thất vọng cầm nắm cơm mà tên giám quân mang tới ném xuống dưới đất. Viên giám quân đưa cho Trạch một miếng khác mà nhặt miếng Trạch vừa ném xuống đất định đưa lên miệng.
Trạch không nhận, cúi xuống nhặt nắm cơm vừa ném xuống cố nhét vào trong miệng, nghẹn ngào nuốt vào trong. Bụi đất dính đầy miệng Trạch, tay giám quân động viên Trạch:
- Tướng quân hãy ăn nốt phần này của ta. Miếng kia đất bụi xin tướng quân hãy để ta đổi miếng khác.
Long Trạch tay lau đi vết máu trên khuôn mặt, giọt mồ hôi lăn từ hốc mắt lăn dọc theo sống mũi. Long Trạch nghẹn ứ trong họng nói:
"Quân ta mỗi người một miếng. Ta cũng như các anh em, không kẻ nào được phần hơn. Miếng của ta dẫu có dính đất bụi thì cũng là đất của cha ông ta, đất ta sinh ra, đất ta nằm khi yên giấc ngàn thu. Có điều chi mà bẩn bụi.
Khi trước ở núi Tiên Du, có khi mỗi người chỉ có một quả dâu chua nhưng không ai tranh giành của nhau. Nay làm tướng quân càng không thể vị kỷ mà quên đi những kẻ khác. Nếu đêm nay địch tới thì các anh em sẽ cùng ta quyết sống chết với bọn giặc cỏ đó hay không."
Lời nói như hiệu triệu cả đoàn quân khiến cho quân sĩ một lòng. Ai cũng chấm xuống nền đất ăn ngon lành miếng cơm được trong thành vừa mang ra. Long Trạch cho người sửa soạn đóng trại, phủ vải màn trên nền đất thịt. Gió mát lành khiến quân sĩ ngủ ngon giấc.
Nửa đêm canh ba, một trận mưa từ đâu kéo tới. Tiếng sấm rền inh ỏi văng vẳng trong tai, Long Trạch choàng tỉnh giấc. Bước ra ngoài cửa trại, thấy nền đất rung rung, Long Trạch hô hào tướng sĩ tỉnh giấc chuẩn bị mũ giáp chống lại đội quân đang ào ào đi tới.
Long Trạch bàng hoàng, cầm song câu ra sức chém quân lính xông thẳng về phía mình. Long Trạch sai người cầm dùi trống để báo hiệu cho trong thành. Tiếng trống gõ được ba tiếng thì bị đám quân của châu Phong lao tới chém chết.
Trống bị phá tan, Long Trạch hò hét phía ngoài trong tiếng gió thổi những hạt mưa nặng hạt réo rắt phía ngoài La Thành. Tiếng sấm rền vang hòa cùng tiếng hò hét ba quân. Đứng trên thành quân lính nhìn xuống phía dưới thấy một màu đen kịt, chỉ có tiếng leng keng của kiếm sắt chạm nhau mà không hề hay biết phía dưới hỗn loạn nhường nào.
Trời tan mưa, những dòng nước cuốn theo máu đỏ tươi đổ về con hào vây quanh, xác người lềnh bềnh nổi trên hào nước. Tiếng gió mưa rền rĩ dần khuất, những tia chớp, tiếng sấm rền dần xa về phía tây nam.
Đám lính trong thành thắp lên ánh lửa đuốc quanh bốn bức thành. Ánh sáng hắt xuống, thây xác nằm ngổn ngang, kiếm đao hắt ánh sáng ngược trở lại trên thành. Nhận ra có điều không hay, Mao Húc gọi lớn phía dưới thành. Không một lời đáp lại, Mao Húc nghe tiếng cười vang vang:
- Bọn chúng chết cả dưới thành rồi. Các ngươi còn không mau chịu trói.
Một ánh đuốc thắp lên phía dưới hiện lên khuôn mặt nham nhở kinh hãi, hai ánh đuốc thắp lên, bộ râu dài, ánh mắt hùm cọp hiện ra, ba ánh đuốc xác người nằm dưới đất ngổn ngang, rồi lần lượt cả trăm ánh đuốc thắp lên.
Mao Húc kinh hãi nhìn xuống phía dưới. Đám lính của Long Trạch đã chết hết, chỉ còn ngổn ngang áo giáp, binh đao.
Phạm Đan đi tới gần cửa thành, vuốt râu dài chỉ gậy lên thành:
- Tay quỷ mặt xanh đã chịu trói. Các người còn không mau mau dâng thành.
Một loạt tên bắn xuống phía dưới, Phạm Đan sai lính lùi ra xa. Đội khiên tre tiến lên phía trước, đỡ lấy những mũi đạn bắn xuống. Được mười lượt tên bắn xuống, lửa trên thành bỗng nhiên dập xuống hết loạt. Ánh lửa dưới chân đám lính đứng trên thành hắt lên khuôn mặt chúng đầy vẻ sợ hãi. Hai tay bọn chúng buông cung nỏ, giáo gươm, đưa quá đầu không nói thêm một lời.
Liêu Đức Thinh bước ra phía trước, miệng nói vang từ dưới cửa thành vang lên:
- Các ngươi thấy quân ta nói đã sợ hãi, bỏ vũ khí đầu hàng nhanh vội. Còn không mau mau mở cửa thành đón gia gia của các ngươi vào thành.
Cửa thành rộng mở, tiếng cười vang từ phía trong vọng ra ngoài:
- Là Phạm Đan tướng quân và Liêu Đức Thinh tướng quân có phải không?
Phạm Đan thu gậy tre xuống ngựa, nhìn vào trong thành một viên tướng già bước ra. Phạm Đan hỏi họ tên lão tướng đó là gì. Lão tướng đó liền xuống ngựa đáp lời:
- Ta là Kiều Chung Đạt, phó thứ sử châu Phong. Các tướng quân là dũng tướng thủy bộ của Dương Chí Liệt phải chăng.
Phạm Đan mừng rỡ, giọng vang vang:
- Ra là lão tướng họ Kiều Phong Châu. Đám tiểu tốt như chúng tôi xá gì so với Kiều lão tướng quân. Chẳng hay các ngài vào được thành từ khi nào.
- Từ khi mưa gió vẫy vùng, sấm chớp rền vang. Bọn ta cướp trại lính ở bờ nam Dâm Đàm, bắt được hai viên tướng họ Triệu, ép chúng giả làm quân lính Tống Bình trở về La Thành. Triệu Hoằng thấy hai con trai liền mở cửa cho bọn ta xông vào, bắt được toàn bộ đám quan lại võ văn. Chỉ tiếc rằng cái xác Nguyên Hỷ còn chưa tìm được.
Hai tướng quân đi vào trong thành oai dũng, bỏ lại phía ngoài thành những dòng nước đỏ ngàu chảy dữ dội cuộn thành kênh nước đổ ra sông Tô Lịch.
Họ Kiều sắp xếp binh tướng trong thành ổn thỏa đâu đấy liền cho người soạn sửa lễ vật, nhang đèn, vàng mã dựng lễ sạp trước sông thiêng Tô Lịch nơi mà Chung Tiềm con trai của Chung Đạt đã chìm xuống dưới đáy dòng. Tiếng khóc nức nở giữa đêm khuya của viên phó thứ sử đầu hai thứ tóc như nát tan cõi lòng đám lính. Bọn lính ai nấy đều sọng mắt đỏ tiếc thương cho vị thiếu chủ xấu số đã bị chết một cách đầy oan nghiệt.
Chung Đạt người mệt mỏi rã rời, đầu óc mụ mị cho người bơi một chiếc thuyền nhỏ ra giữa dòng sông Tô Lịch. Gió lạnh cuối thu, Chung Đạt ngủ trên chiếc thuyền. Họ Kiều mộng thấy con trai chạy từ trong La Thành ra, người dúm dó, máu đỏ trên miệng, tay cầm cây trúc đào đi từ phía La Thành chạy tới bờ sông liên tục gọi Chung Đạt: "Cha ơi. Oan ức lắm. Cha ơi. Oan ức lắm."
Chung Đạt tỉnh giấc thì trời đã mờ sáng, người toát lạnh mà mồ hôi ướt sũng toàn thân.
Buổi sớm tinh mơ, tiếng gà gáy trong thành như che lấp đi những tan thương của cuộc chiến đêm qua. Có tiếng chim líu lo trên cành sấu đổ bóng xuống dòng sông Tô Lịch. Chung Đạt cưỡi ngựa đi tới góc đông nam La Thành, đứng trông bãi đất khi đêm qua Phạm Đan cùng Liêu Đức Thinh đánh nhau với đám người của Long Trạch.
Mới qua một đêm, chỗ đất đó đã thành những nấm đất cao, chỉ vài canh giờ sau trận mưa sấm trái mùa, xung quanh đã xanh mượt cỏ non cả một vùng. Những xác người không còn nằm chỗ đó, toàn bộ quân lính trong đêm đã mang theo mộc ngưu đem chôn hết xác đó ở chỗ hố sâu phía nam sông Tô Lịch.
La Thành nhỏ còn ướt đẫm những hạt nước của trận mưa đêm qua. Chân thành quách vấy màu đỏ choét, đất bùn vẫn còn vương.
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ mười:
Bá Nam mượn rượu mắng Vương thứ sử.
Chung Đạt giết quan huyện đoạt Tống Bình.
Chương 10.5 Tống Bình thất trận, Kiều lão tướng giương oai
Bóng tên phu xe dần khuất, Toán Hoa Tài dắt ngựa đi từ lụm cây phía tây, lớn giọng nói:
- Quả nhiên lợi hại. Không hổ danh Tre Độc phòng đông – Phong châu Đô úy. Trước giờ ta chỉ nghe Do Độc dũng mãnh mà không tin. Dáng người gày gò, khẳng khiu mà uy lực võ tướng vô cùng kinh ngạc.
Do Độc oai dũng cầm đao lớn, mặt nhìn về đông, miệng nở nụ cười:
- Có khi nào Mặt trời lặn ở phía đông.
Toán Hoa Tài hỏi Do Độc nói lời đó có ý gì. Do Độc chỉ cười, rồi thong thả dắt cưỡi ngựa về.
Toán Hoa Tài cùng Do Độc đi về phía nam, gió thổi lộng mát rượi giữa cái hè nóng bức. Do Độc bàn với Toán Hoa Tài về việc dụng binh, chém tướng, những trận đánh chiến dịch chiến lược. Tiếng chim ríu rít bay theo bước chạy của hai chiến mã.
Về tới trại quân, Toán Hoa Tài cùng Do Độc lập tức cho thu dọn chiến lợi phẩm, sai quân lính kéo xác người đi chôn, băng bó những lính bị thương.
Tàn dư trận chiến vừa qua vẫn còn hiện trên những khuôn mặt thất thần, máu me dính đầy vũ khí, áo giáp, miệng mũi đám lính. Giáo gươm, quân lương hòa với máu, chân tay, mũ giáp lổm nhổm, đâu đó có mùi hôi tanh tanh, những vũng bùn đất đỏ tươi nhuộm màu. Do Độc cùng Toán Hoa Tài thúc giục quân lính dọn dẹp trước canh tuất rồi hành quân tiếp về phía đông.
Trong buổi tối ngày hôm đó, ở Tống Bình, Nguyên Hỷ nhận được tin báo từ triều đình sẽ sai người khác tới thay. Bỗng nhiên Nguyên Hỷ ăn được bữa tối, ngồi dậy bàn chuyện với đám cận hầu.
Long Trạch mang theo binh lính cùng Thi Nguyên bị truy sát tới tận cửa La thành. Tiếng trống giục giã khiến Nguyên Hỷ bất giác nằm lăn ra giường. Đám hầu cận tiến lại hỏi:
- Khi tối sắc mặt của đại nhân đã tốt lên đôi chút. Chẳng hiểu vì lẽ gì mà khiến ngài ra như vậy.
Nguyên Hỷ giọng nói thất kinh:
- Các người không nghe thấy à. Tiếng trống đó báo hiệu quân địch đuổi đám quân của Long Trạch và Thi Nguyên tới sát La Thành rồi. Trời không thương ta mà.
Triệu Hoằng liếc láo nhìn xung quanh hỏi Nguyên Hỷ:
- Chẳng phải đại nhân sai huyện lệnh Nguyên Hãn tới châu Phong để bàn với thứ sử châu ấy về việc hoãn binh hay sao. Tiếng trống quân đâu chắc đã phải là của các tướng trở về.
Nguyên Hỷ nói vọng từ trong trướng ra:
- Hãn Xương đã đi tới đó tới nay là ngày thứ năm rồi mà không hề có tin gì cả. Các tướng thì liên tục báo về quân phản loạn cùng đội quân châu Phong liên tiếp đẩy lui các đợt phản công từ quân ta. Nay nhận tin từ triều đình có Hàn đại nhân cùng đoàn quân Khâm Châu, Ung Châu tới Tống Bình mà ta cũng mừng. Nhưng chẳng biết Hãn Xương có thể nói được đám người châu Phong đó không. Tiếng trống đó khiến lòng ta như lửa đốt.
Một tên lính xông vào hớt hải chạy vào báo tin:
- Bẩm đại nhân. Có một người què quặt nói là tùy tùng của Từ đại nhân đi từ Phong Châu trở về muốn gặp đại nhân.
- Mau mau cho hắn vào.
Năm tên lính vội vàng khênh tên đó vào, hắn thở dốc, ôm lấy chân phải rên rỉ đau đớn. Đám cận hầu tỏ ra ngạc nhiên hỏi hắn:
- Nhà ngươi chẳng phải là Lỗ Hơn đi theo Từ huyện lệnh tới châu Phong hay sao.
Nguyên Hỷ sai người lấy cho hắn một chén nước gạo ninh với tim gà. Lỗ Hơn uống liền hai chén, bẩm với Nguyên Hỷ cùng đám cận hầu:
- Bẩm đô hộ Đại nhân. Từ đại nhân bị quân của Long Trạch chém chết rồi ạ.
Nguyên Hỷ nằm trên giường nghe Lỗ Hơn nói mà giật mình lăn xuống dưới đất. Bọn gia nô phải khênh Nguyên Hỷ lên giường. Miệng đầy dớt dãi, Nguyên Hỷ nói không thành lời:
- Nhà ngươi nói, nói, nói sao. Sao sao lại giết giết, Long long.
Triệu Hoằng đỡ lời:
- Nói đi. Sao Long Trạch đó lại giết Từ huyện lệnh.
- Dạ bẩm. Từ đại nhân vượt sông gặp Kiều Chung Đạt nói chuyện với ông ta một buổi chiều thấy có ý xuôi xuôi nên cử người đưa Từ đại nhân tới thành Bạch Hạc.
Triệu Hoằng sốt ruột liền mắng Lỗ Hơn:
- Nhà ngươi còn không trả lời cho mau. Dài dòng.
Lỗ Hơn lắp bắp, cúi đầu nói tiếp:
"Từ đại nhân tới Bạch Hạc khuyên Vương thứ sử mà hắn không chịu đón tiến. Từ đại nhân phải đút lót cho đám người trong phủ để đưa Từ đại nhân tới gặp hắn. Xong rồi hắn cho người dọa nạt, coi khinh người ở phủ trị chỉ là con tép con tôm không xứng để bọn chúng dâng cống, thuế sưu.
Từ đại nhân hậm hực trở về. Đi tới gần trại quân của Long tướng quân thì bị tùy tướng của Long tướng quân chém chết. Lại nói với tiểu nhân rằng về nói với đại nhân rằng Long Trạch quyết đánh đến cùng. Bằng không Long tướng quân sẽ trở mặt."
Đám cận hầu bàn tán hồi lâu, Nguyên Hỷ ho sụ sụ trong trướng. Một tên lính khác lại chạy vào phủ báo tin:
- Bẩm đại nhân. Long tướng quân cùng Thi Nguyên tướng quân gióng trống ngoài thành muốn được vào thành. Quân địch đang đuổi tới bờ sông Tô Lịch.
Nguyên Hỷ cố hắng giọng nói ra:
- Các ngươi bàn xem ta phải làm thế nào.
Triệu Hoằng kéo cổ Lỗ Hơn, mắt trợn ngược hỏi Hơn:
- Từ Hãn Xương bị giết mà mày lại còn sống để chạy về đây. Mày đi tới đây có kẻ nào nhìn thấy không?
- Dạ. Xin đại nhân tha mạng. Tên tướng kia ra tay nhanh quá khiến tiểu nhân không kịp cho ngựa chạy đi. Đến khi hai đứa tùy tùng bọn con chạy thì tên giặc đó ném thương trúng Lại Hòa khiến nó lăn ra chết. Con may mắn chỉ bị trúng cán thương đập vào chân. Tên giặc đó không đuổi theo nữa lại còn nói với tiểu nhân về bẩm với đại nhân rằng Long đại nhân nói với Lý đại nhân như vậy.
- Vậy trên đường đi nhà ngươi có thấy quân lính đuổi theo không?
- Dạ con không thấy. Con thấy có quân lính của Long Trạch đi từ phía tây về. Sau đó sợ bọn chúng phát hiện ra con đi lên phía bắc, dọc theo sông Cái chạy về tới đoạn bãi sông làng Thị Điềm thì gặp được quân lính đang cưỡi ngựa đi tuần liền cậy nhờ cho về đến La Thành.
Triệu Hoằng bẩm lại với Nguyên Hỷ:
- Bẩm đại nhân. Chỉ e đây là kế của bọn quân phản loạn. Chi bằng hãy mang thêm binh lính trong thành ra phía ngoài cùng với quân tướng của Long Trạch, Thi Nguyên đóng ở bờ sông Tô Lịch. Nếu chúng có lòng phản nghịch thì các tướng sẽ dễ bề kiểm soát. Nếu để chúng vào trong thành hễ có biến sẽ không thể kịp trở tay.
Nguyên Hỷ y lời, Hoằng sai người khênh Lỗ Hơn ra khỏi phủ. Đi được một đoạn, hai tên lính dùng kiếm cắt lấy đầu của Hơn. Tướng giữ thành là Mao Húc cầm đầu Lỗ Hơn lên cửa thành ném xuống dưới đất, buông lời trách móc Long Trạch:
- Nhà ngươi biết đó là đầu của ai không? Của kẻ phản loạn Hãn Xương đó.
Long Trạch tức tối quát mắng:
- Lại là lão già họ Triệu đó nói lời rèm pha đúng không. Giặc đã đuổi đến tận bờ sông Tô Lịch, mau mau mở cửa thành cho ta vào. Bọn Toán Hoa Tài, Lý Do Độc tập kích bất ngờ khiến Thi tướng quân bị trọng thương. Hãy cho bọn ta vào thành. Kẻo quân tướng sẽ chẳng còn một người.
Mao Húc quát lớn:
- Có kẻ nói nhà ngươi có ý phản nghịch nên tối đêm mới mang quân đến thành phủ. Họ Thi kia khổ nhục kế với nhà ngươi. Nếu không có lòng đó thì hãy giữ lính ở bờ sông Tô Lịch, viện binh từ phía bắc và trong thành sẽ cùng ngươi trấn thủ bên bờ sông.
Long Trạch tức hộc máu, phun ra toàn máu đỏ tươi. Ôm lấy ngực, mặt tím tái cầm kiếm chỉ lên trên thành:
"Sức quân mệt mỏi. Lòng quân hoảng loạn. Nào đâu có sức để đánh thêm được nữa. Nay quân giặc kháo tin chia rẽ lòng quân, các ngươi lại ở ru rú trong thành không cần biết bọn ta sống chết ra sao.
Nếu đã như vậy, ta sẽ ở ngoài này chống địch. Cho các tướng sĩ vào trong thành. Họ đã quá mệt mỏi, cả ngày nay đánh nhau không được ăn uống gì. Người lả đi vì đói, kẻ đánh chém tàn tạ. Các người còn không thấy đó sao.
Các người có lòng nào nghi ngờ ta nhưng đừng nghi ngờ bọn họ. Bọn họ do các ngươi tuyển mộ, hết mực trung thành với triều đình. Họ không có tội tình gì. Các người hãy cho họ vào trong thành.
Nếu các ngươi vẫn nghi ngờ ta, ta sẽ cùng đám lính khỏe ở ngoài này nghênh địch. Còn những người bị lả, bị thương hãy cho họ vào trong thành."
Triệu Hoằng đứng phía sau Mao Húc gật đầu. Mao Húc sai người mở cửa thành, nói hắt xuống:
- Các ngươi hãy cho quân lính bị thương vào trong thành. Ta sẽ sai lính mang cơm gạo, vải màn để các ngươi dựng trại ngoài thành. Hễ có động tĩnh thì hãy đánh trống báo hiệu.
Long Trạch thất vọng cầm nắm cơm mà tên giám quân mang tới ném xuống dưới đất. Viên giám quân đưa cho Trạch một miếng khác mà nhặt miếng Trạch vừa ném xuống đất định đưa lên miệng.
Trạch không nhận, cúi xuống nhặt nắm cơm vừa ném xuống cố nhét vào trong miệng, nghẹn ngào nuốt vào trong. Bụi đất dính đầy miệng Trạch, tay giám quân động viên Trạch:
- Tướng quân hãy ăn nốt phần này của ta. Miếng kia đất bụi xin tướng quân hãy để ta đổi miếng khác.
Long Trạch tay lau đi vết máu trên khuôn mặt, giọt mồ hôi lăn từ hốc mắt lăn dọc theo sống mũi. Long Trạch nghẹn ứ trong họng nói:
"Quân ta mỗi người một miếng. Ta cũng như các anh em, không kẻ nào được phần hơn. Miếng của ta dẫu có dính đất bụi thì cũng là đất của cha ông ta, đất ta sinh ra, đất ta nằm khi yên giấc ngàn thu. Có điều chi mà bẩn bụi.
Khi trước ở núi Tiên Du, có khi mỗi người chỉ có một quả dâu chua nhưng không ai tranh giành của nhau. Nay làm tướng quân càng không thể vị kỷ mà quên đi những kẻ khác. Nếu đêm nay địch tới thì các anh em sẽ cùng ta quyết sống chết với bọn giặc cỏ đó hay không."
Lời nói như hiệu triệu cả đoàn quân khiến cho quân sĩ một lòng. Ai cũng chấm xuống nền đất ăn ngon lành miếng cơm được trong thành vừa mang ra. Long Trạch cho người sửa soạn đóng trại, phủ vải màn trên nền đất thịt. Gió mát lành khiến quân sĩ ngủ ngon giấc.
Nửa đêm canh ba, một trận mưa từ đâu kéo tới. Tiếng sấm rền inh ỏi văng vẳng trong tai, Long Trạch choàng tỉnh giấc. Bước ra ngoài cửa trại, thấy nền đất rung rung, Long Trạch hô hào tướng sĩ tỉnh giấc chuẩn bị mũ giáp chống lại đội quân đang ào ào đi tới.
Long Trạch bàng hoàng, cầm song câu ra sức chém quân lính xông thẳng về phía mình. Long Trạch sai người cầm dùi trống để báo hiệu cho trong thành. Tiếng trống gõ được ba tiếng thì bị đám quân của châu Phong lao tới chém chết.
Trống bị phá tan, Long Trạch hò hét phía ngoài trong tiếng gió thổi những hạt mưa nặng hạt réo rắt phía ngoài La Thành. Tiếng sấm rền vang hòa cùng tiếng hò hét ba quân. Đứng trên thành quân lính nhìn xuống phía dưới thấy một màu đen kịt, chỉ có tiếng leng keng của kiếm sắt chạm nhau mà không hề hay biết phía dưới hỗn loạn nhường nào.
Trời tan mưa, những dòng nước cuốn theo máu đỏ tươi đổ về con hào vây quanh, xác người lềnh bềnh nổi trên hào nước. Tiếng gió mưa rền rĩ dần khuất, những tia chớp, tiếng sấm rền dần xa về phía tây nam.
Đám lính trong thành thắp lên ánh lửa đuốc quanh bốn bức thành. Ánh sáng hắt xuống, thây xác nằm ngổn ngang, kiếm đao hắt ánh sáng ngược trở lại trên thành. Nhận ra có điều không hay, Mao Húc gọi lớn phía dưới thành. Không một lời đáp lại, Mao Húc nghe tiếng cười vang vang:
- Bọn chúng chết cả dưới thành rồi. Các ngươi còn không mau chịu trói.
Một ánh đuốc thắp lên phía dưới hiện lên khuôn mặt nham nhở kinh hãi, hai ánh đuốc thắp lên, bộ râu dài, ánh mắt hùm cọp hiện ra, ba ánh đuốc xác người nằm dưới đất ngổn ngang, rồi lần lượt cả trăm ánh đuốc thắp lên.
Mao Húc kinh hãi nhìn xuống phía dưới. Đám lính của Long Trạch đã chết hết, chỉ còn ngổn ngang áo giáp, binh đao.
Phạm Đan đi tới gần cửa thành, vuốt râu dài chỉ gậy lên thành:
- Tay quỷ mặt xanh đã chịu trói. Các người còn không mau mau dâng thành.
Một loạt tên bắn xuống phía dưới, Phạm Đan sai lính lùi ra xa. Đội khiên tre tiến lên phía trước, đỡ lấy những mũi đạn bắn xuống. Được mười lượt tên bắn xuống, lửa trên thành bỗng nhiên dập xuống hết loạt. Ánh lửa dưới chân đám lính đứng trên thành hắt lên khuôn mặt chúng đầy vẻ sợ hãi. Hai tay bọn chúng buông cung nỏ, giáo gươm, đưa quá đầu không nói thêm một lời.
Liêu Đức Thinh bước ra phía trước, miệng nói vang từ dưới cửa thành vang lên:
- Các ngươi thấy quân ta nói đã sợ hãi, bỏ vũ khí đầu hàng nhanh vội. Còn không mau mau mở cửa thành đón gia gia của các ngươi vào thành.
Cửa thành rộng mở, tiếng cười vang từ phía trong vọng ra ngoài:
- Là Phạm Đan tướng quân và Liêu Đức Thinh tướng quân có phải không?
Phạm Đan thu gậy tre xuống ngựa, nhìn vào trong thành một viên tướng già bước ra. Phạm Đan hỏi họ tên lão tướng đó là gì. Lão tướng đó liền xuống ngựa đáp lời:
- Ta là Kiều Chung Đạt, phó thứ sử châu Phong. Các tướng quân là dũng tướng thủy bộ của Dương Chí Liệt phải chăng.
Phạm Đan mừng rỡ, giọng vang vang:
- Ra là lão tướng họ Kiều Phong Châu. Đám tiểu tốt như chúng tôi xá gì so với Kiều lão tướng quân. Chẳng hay các ngài vào được thành từ khi nào.
- Từ khi mưa gió vẫy vùng, sấm chớp rền vang. Bọn ta cướp trại lính ở bờ nam Dâm Đàm, bắt được hai viên tướng họ Triệu, ép chúng giả làm quân lính Tống Bình trở về La Thành. Triệu Hoằng thấy hai con trai liền mở cửa cho bọn ta xông vào, bắt được toàn bộ đám quan lại võ văn. Chỉ tiếc rằng cái xác Nguyên Hỷ còn chưa tìm được.
Hai tướng quân đi vào trong thành oai dũng, bỏ lại phía ngoài thành những dòng nước đỏ ngàu chảy dữ dội cuộn thành kênh nước đổ ra sông Tô Lịch.
Họ Kiều sắp xếp binh tướng trong thành ổn thỏa đâu đấy liền cho người soạn sửa lễ vật, nhang đèn, vàng mã dựng lễ sạp trước sông thiêng Tô Lịch nơi mà Chung Tiềm con trai của Chung Đạt đã chìm xuống dưới đáy dòng. Tiếng khóc nức nở giữa đêm khuya của viên phó thứ sử đầu hai thứ tóc như nát tan cõi lòng đám lính. Bọn lính ai nấy đều sọng mắt đỏ tiếc thương cho vị thiếu chủ xấu số đã bị chết một cách đầy oan nghiệt.
Chung Đạt người mệt mỏi rã rời, đầu óc mụ mị cho người bơi một chiếc thuyền nhỏ ra giữa dòng sông Tô Lịch. Gió lạnh cuối thu, Chung Đạt ngủ trên chiếc thuyền. Họ Kiều mộng thấy con trai chạy từ trong La Thành ra, người dúm dó, máu đỏ trên miệng, tay cầm cây trúc đào đi từ phía La Thành chạy tới bờ sông liên tục gọi Chung Đạt: "Cha ơi. Oan ức lắm. Cha ơi. Oan ức lắm."
Chung Đạt tỉnh giấc thì trời đã mờ sáng, người toát lạnh mà mồ hôi ướt sũng toàn thân.
Buổi sớm tinh mơ, tiếng gà gáy trong thành như che lấp đi những tan thương của cuộc chiến đêm qua. Có tiếng chim líu lo trên cành sấu đổ bóng xuống dòng sông Tô Lịch. Chung Đạt cưỡi ngựa đi tới góc đông nam La Thành, đứng trông bãi đất khi đêm qua Phạm Đan cùng Liêu Đức Thinh đánh nhau với đám người của Long Trạch.
Mới qua một đêm, chỗ đất đó đã thành những nấm đất cao, chỉ vài canh giờ sau trận mưa sấm trái mùa, xung quanh đã xanh mượt cỏ non cả một vùng. Những xác người không còn nằm chỗ đó, toàn bộ quân lính trong đêm đã mang theo mộc ngưu đem chôn hết xác đó ở chỗ hố sâu phía nam sông Tô Lịch.
La Thành nhỏ còn ướt đẫm những hạt nước của trận mưa đêm qua. Chân thành quách vấy màu đỏ choét, đất bùn vẫn còn vương.
Tác giả :
Nguyễn Khai Quốc