Gió Từ Trên Biển Tới
Chương 2: Thi sĩ trên xe lửa
Ánh nắng xế trưa len qua khung cửa kính, đáp xuống mu bàn tay Tang Nhu khiến một khoảng da bừng sáng. Bầu trời Bắc Kinh không chia các mùa rõ rệt. Thời tiết cuối tháng chín rất mát mẻ, nhưng ánh nắng thì vẫn như giữa hè.
Hai tuần liền, Tang Nhu dậy từ rất sớm. Trong mũi nghẹt đầy gỉ máu, mùi ngọt tanh khiến cô cảm tưởng mình sẽ thầm lặng mất máu đến chết trong một đêm nào không tên. Thế là cô điên cuồng nốc nước, điên cuồng chạy vào nhà vệ sinh. Trong khu làm việc yên tĩnh chỉ có mình cô lên lên xuống xuống, tới tới đi đi, rước lấy vô số cái nhăn mày lườm nguýt.
Còn lúc này, Nam Kinh, trời lại đang mưa.
Vậy nên hiện tại, cô đang ngồi trong nhà chờ xe lửa, tay siết chặt tấm vé, hòng đổi một mùa mưa lâu dài. Vì cá về biển sâu, mới có thể hít thở.
“Chắc sẽ muộn đấy, mau ăn trước đi." Giang Diên đã mua phần ăn của Mạch Ký, nhét nó vào lòng cô.
Tang Nhu gật đầu, lấy cái burger ra khỏi túi giấy. Giang Diên vươn tay xoa đầu cô, dáng vẻ như có lời muốn nói nhưng rồi lại im lặng.
Thành phố này luôn thay đổi chóng mặt từng ngày. Trong ba tháng chuyển tới đây, công ty của Giang Diên đã dời sang khu khác, tàu điện ngầm mở tuyến đường mới, tiệm hải sản Dolar Shop thường đi được thay bằng quán buffet giá rẻ, mặt tiền nhộn nhịp đối diện khu dân cư biến thành công trường bụi bặm tung mù, đã có ba sinh viên nhảy lầu ở một trường đại học. Duy nhất không đổi là nhà ga xe lửa.
Vẫn chen lấn như thế, hối hả như thế, vẫn những khuôn mặt cáu kỉnh cau có chưa từng buông lỏng ấy. Tang Nhu vẫn luôn chú ý quan sát, thầm tự hỏi không biết những người qua lại ấy đang bận rộn chuyện gì, phiền muộn điều chi.
“Lại nghĩ cái gì đấy, mau ăn đi chứ. Về nhà nghỉ ngơi bình phục ổn rồi thì nhớ quay lại nhé. Ờ… cho anh gửi lời hỏi thăm người nhà em."
Vừa định trả lời, điện thoại Tang Nhu bỗng đột ngột rung lên. Có thư mới. Cô vội vàng lấy giấy ăn lau qua quýt mấy ngón tay dính mỡ rồi mở hộp thư. Đoán là về chuyện bàn giao công việc.
“Nếu những gì cô thấy đều không phải chân tướng, những gì cô tin tưởng đều là lớp vỏ giả dối tạo dựng, cô sẽ làm thế nào đây? Nếu trong mười năm cuộc đời đã qua của cô luôn có một người đứng ngoài nhìn trộm mà cô không biết, cô sẽ cảm thấy thế nào? Tôi thực sự rất tò mò."
Tang Nhu giật thót mình. Không có tên người gửi, không có địa chỉ gửi. Cô rà kĩ lại nội dung thư lần nữa. Là ai đang giở trò đùa ác? Các mối quan hệ của cô không có bao nhiêu, không thể nghĩ được là ai có thể làm ra chuyện thế này.
“Sao vậy?" Giang Diên nhìn cô, nét mặt có vẻ nặng nề.
“Không có gì." Tang Nhu nhét điện thoại lại vào túi: “Tin rác thôi."
“Tang Nhu."
“Dạ?"
“Em có cảm thấy chuyện này rất không thực không? Thường mọi người đều đang vội vàng để đến gần bên người kia, nhưng chúng ta thì, dường như cứ luôn dần xa nhau vậy." Giang Diên hướng mắt ra dòng người đang nhích từng bước chậm chạp, “Đi soát vé được rồi."
Tang Nhu bám sau lưng anh, đứng vào cuối hàng. Cảnh tiễn anh rời Nam Kinh vào một năm trước hình như cũng thế này. Cô đứng ngoài cửa soát vé vẫy tay với anh, hình như còn không cảm thấy là anh sắp đi đâu xa lắm. Chỉ đến lúc tết nhận điện thoại của anh, nói đang trực một mình, cô mới bất chợt cảm thấy: Có lẽ anh không thực sự thích Nam Kinh.
Cô lại vẫy tay, nhưng vị trí đã tráo đổi. Giang Diên đang cười, bảo cô nhớ quay lại sớm, rồi dõi mắt nhìn bóng cô dần mất hút sau thang cuốn đi xuống.
Xe lửa đã lăn bánh. Người tìm chỗ ngồi vẫn qua lại không ngớt. Trông họ có vẻ đã nhận rõ mục tiêu, biết chắc rằng mình sẽ đi đâu, làm gì, bao giờ thì quay lại. Bất chợt, Tang Nhu thấy hơi giận mình vì làm gì cũng hỏng, hỏi gì cũng không hay. Thế là cô cất ba lô lên trên ngăn hành lý, đi ra chỗ hút thuốc nối giữa hai khoang, nhưng hộp quẹt thì lại quyết tâm “đình công" dù cô cố bật thế nào.
“Xoạch" – một tiếng bật lửa vang lên. Tang Nhu ngẩn người, ngẩng đầu nhìn lên. Người đàn ông ngoại quốc cao lớn trước mặt mỉm cười với cô, hai bên cánh mũi là đường rãnh mũi, má rất sâu. Cô còn chưa kịp nói cám ơn, anh ta đã nhét tay vào túi rồi quay về khoang tàu tìm chỗ ngồi.
Hút hết một điếu thuốc, dường như cô đã không còn thấy thất vọng về bản thân như vừa nãy. Nhưng hi vọng chưa từng có, vậy thất vọng từ đâu ra. Cô dụi mạnh đầu thuốc vào gạt tàn, nhớ Giang Diên vẫn luôn nhận xét mình là gàn dở.
Quay lại chỗ ngồi, Tang Nhu kinh ngạc nhận ra người đàn ông ngoại quốc nọ đang ngồi đối diện mình. Anh ta cười với cô. Tang Nhu ngồi xuống, giở sách ra đọc. Người đàn ông lôi quyển sổ ghi ra đặt lên trên đùi, viết một mạch hàng đoạn tiếng Anh dài. Ánh mắt Tang Nhu không sao dời đi được. Những dòng chữ thẳng hàng rất đẹp, trông như một bài thơ có những câu không đều nhau.
Tin nhắn từ Giang Diên cắt đứt ánh nhìn tìm tòi của Tang Nhu. Anh hỏi cô xe đã chạy chưa, có đông người không, hỏi cô có ổn không, đang làm gì.
Tang Nhu bèn đặt sách xuống, ôm điện thoại trò chuyện câu được câu chăng với Giang Diên. Giang Diên nói: Anh bắt đầu thấy không quen rồi, hoặc là em đừng tới, hoặc em đã tới rồi thì đừng đi nữa.
Cô quay mặt đi. Xe lửa đã dần ra khỏi thành phố. Hình như trong tình yêu của họ, chia ly rất ít khi làm đôi bên ray rứt. Vì từ đầu đến cuối, họ đều biết mình sẽ lại bên nhau. Dường như chỉ cần biết được điều này là đã đủ.
Trong lúc nhắn tin qua lại, người đàn ông ngoại quốc ngồi đối diện đã luôn tay luôn chân làm được rất nhiều việc. Anh ta lần lượt lấy ra từ cái túi đeo nhỏ ba chiếc điện thoại khác nhau, một bộ thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân (PDA), một cuốn lịch trình ngày kín đặc những chữ và chữ. Đồ đạc cũng chẳng thèm cất, cứ vứt bừa ra ghế rồi đứng dậy đi vệ sinh. Tang Nhu dòm cái túi da bò nhàu cũ mở phanh của anh ta bằng ánh mắt không chớp đầy hứng thú. Trong túi có một lon cô ca và một xấp nhân dân tệ hớ hênh. Xem chừng người bạn ngoại quốc này chưa được giáo dục tốt khâu bảo quản tài sản cá nhân rồi.
Lát sau, anh ta quay lại, nhưng không ngồi xuống ngay mà đứng giữa lối đi bắt đầu tập thể dục. Bài tập căng cơ, bài tập lưng bụng, bài tập nở ngực đều làm rất tốt. Trên xe lửa vốn rất hiếm nhìn thấy người nước ngoài, cảnh tượng đặc sắc này đã đủ cho cả khoang tàu chiêm ngưỡng một phen.
Cuối cùng là do cô nhân viên trên tàu đẩy xe bán đồ ăn, cơm hộp đi qua mời anh ta ngồi về chỗ.
Tang Nhu không nén được bật cười, nhìn anh ta, đang định nói gì thì anh đã lên tiếng cắt ngang trước: “Đừng nói tiếng Anh, nói tiếng Trung ấy. Tôi không sao, tiếng Trung của tôi rất tốt. Tôi là Joey."
“Tôi tên Tang Nhu."
“Sang… rou? Thịt… để ăn á?"(1) Joey phát âm tên cô có vẻ lọng ngọng. Nghĩ ngợi một lát, anh ta đưa cuốn sổ của mình cho cô: “Hơi khó đọc, viết ra giúp tôi nhé."
(1) Chữ “Nhu" trong Tang Nhu và chữ “nhục" nghĩa là thịt là từ đồng âm, cùng đọc là “rou".
Tang Nhu nhận cuốn sổ, nắn nót viết hai chữ “Tang Nhu". Cô hỏi anh có biết “Kinh Thi" của Trung Quốc không. Đó là tập thơ kinh điển nhất của Trung Quốc xưa, “Tang Nhu" là một bài thuộc phần Đại Nhã trong Kinh Thi, một bài nhạc cung đình thời cổ. Đây là bài thơ của vị đại thần nghiêm chính châm biếm quân vương u muội, tang nhu nghĩa là cây dâu cành rậm lá dày, cây dâu rất mềm dẻo.
Joey vừa nghe vừa gật gù. Tang Nhu ngờ vực không biết anh có hiểu thật không, còn anh thì gò lại hai chữ “Tang Nhu" mấy lần, sau hỏi cô bằng vẻ rất nghiêm túc: “Người Trung Quốc đặt tên không phải đều chọn những tên may mắn sao? Tên của cô, có hơi…"
“Chắc bố tôi cũng đã hối hận sau khi đặt cho tôi cái tên này." Tang Nhu cười cười. Uyển bỉ tang nhu, kỳ hạ hầu tuần, loát thái kỳ lưu, mạc thử hạ dân. Bất điễn tâm ưu, sưởng huống điền hề. Trác bỉ hạo thiên, ninh bất ngã căng? Lúc các bạn khác đang học “Cày đồng đang buổi ban trưa" thì cô đã học thuộc từng câu từng chữ của bài thơ dài này rồi: “Phải rồi, anh, là nhà thơ sao?"
“Nhà thơ?"
“Ừ, tôi thấy anh cứ ngồi viết nãy giờ."
“Tôi viết kế hoạch công tác." Anh ta gập quyển sổ lại.
Anh không phải nhà thơ. Anh là nhân viên của tổ chức từ thiện của Mỹ ở Trung Quốc. Anh từng tới Bắc Âu, cũng từng đi qua Nam Á. Anh tới Nam Kinh để tham dự hôn lễ của bạn, một người bạn cùng phòng ngủ thời đại học với anh. Dù đã xin nghỉ, anh vẫn không thể từ chối hết những công việc bộn bề. Anh giơ cuốn sổ lên cho Tang Nhu xem, nhún vai một cách chán nản. Trừ những đề mục viết theo chữ số La Mã thì cả đoạn tiếng Anh đó, Tang Nhu chẳng hiểu được chữ nào.
Đương nhiên, cô nhận ra anh rất bận. Lại nghĩ đến cái cảnh ăn chơi nằm dài của mình, cảm giác thất vọng đã tiêu bớt sau cuộc trò chuyện lại lần nữa trào dâng. Tranh thủ thời gian trước khi nó lan rộng, Tang Nhu quyết định đi hút thêm điếu thuốc nữa. Cô vươn tay ra trước mặt Joey, “Bật lửa."
Đã có hành khách mua vé đứng trải giấy báo ra ở khu nối giữa hai toa tàu, ngả lưng vào cửa xe chợp mắt. Joey châm lửa cho Tang Nhu, hỏi: “Cô đi học hay đi làm vậy?"
Không đi học, cũng chẳng đi làm. Tang Nhu nhìn ra ngoài cửa sổ xe. Một đường xuôi Nam, bầu trời ngày càng âm u hơn. Tà dương buông xuống, những thôn làng lác đác trải dài có vẻ hiu quạnh lạ thường. Nếu xuống tàu ở nơi này, gõ cửa một gia đình, về làm vợ người ta, hẳn cũng có thể qua hết một đời. Cô nói: “Thực ra, tôi là nhà thơ."
Nét mặt Joey hiện ra vẻ không thể ngờ tới: “Tôi chưa gặp nhà thơ nào bao giờ, cô đã viết bài thơ nào vậy? Cô có nổi tiếng ở Trung Quốc không?"
Tang Nhu đọc ra được một sự ngây thơ từ nơi giữa hai mày anh ta. Cô không biết là do người phương Tây nào cũng suy nghĩ đơn giản như vậy hay do sự khác biệt trong ngôn ngữ đã dẫn tới những trở ngại khi giao tiếp. Cô ngẫm nghĩ, đáp: “Chỉ là dạo gần đây tôi có hơi “lệch nghề". Tôi đang viết tiểu thuyết."
“Tiểu thuyết? Thể loại gì vậy?" Joey có vẻ rất thích thú.
“Là…" Đương nhiên Tang Nhu cũng đâu rõ là thể loại gì, “Nếu có cơ hội gặp lại, tôi sẽ kể anh nghe." Nói xong, cô thoáng ngẩng đầu, nhìn ra bầu trời phủ kín mây mù qua lớp cửa kính cáu bẩn. Một nỗi niềm vui sướng chậm rãi tản ra từ trong mảng đen kín đặc ấy. Cô đã thấy những giọt mưa quen thuộc, thấy những tia sét đang tích tụ nơi ấy. Ba tháng vừa qua, toàn bộ hi vọng của cô là một cơn mưa lớn xối xả trút xuống.
Trở về chỗ ngồi, thấy hơi mệt, Tang Nhu chợp mắt một lát, lúc tỉnh lại thì thấy Joey đã đắp cái áo khoác của mình cho cô. Bánh ít đi bánh quy lại, anh rất tự giác cầm cuốn “Trước lúc bình minh"(1) của cô lên ngồi đọc.
(1) Sách của Mikhail Mikhailovich Zoshchenko (1894-1958), nhà văn Liên Xô, có cha xuất thân từ một gia đình quý tộc ở Poltava (Ukraine ngày nay).
“Tôi thích tác giả Ukraine này, ông ấy đã thay đổi suy nghĩ của tôi về văn học Nga."
“Không phải người Trung Quốc nào cũng thích văn học Nga sao?"
“Bố tôi rất thích, tôi thì không. Lev Tolstoy bị bệnh lao, Dostoevsky bị tâm thần, Gogol là kẻ nhát gan, Turgenev thì rất vô vị."
“Những điều đó không thể làm họ hết vĩ đại."
“Chỉ là nhìn từ góc độ của một bác sĩ, tôi thấy họ cần chữa bệnh."
“Không phải cô là nhà thơ sao?"
Tang Nhu bật cười, vươn vai trả áo lại cho anh ta. Tiếng còi báo tàu vào bến cũng vang lên ngay sau đó. Nam Kinh, lần chạy trốn đầu tiên trong suốt 27 năm đã không thành công, Nam Kinh, tao lại chán nản trở về rồi đây.
Giờ đã là rạng sáng, các hành khách vẫn rộn rã đặt chân xuống sân ga. Độ ẩm trong không khí giây lát bao bọc quanh thân thể. Tang Nhu nói Được rồi, nên chào tạm biệt nhà thơ rồi.
Joey nói có bạn lái xe tới đón, còn mời Tang Nhu đi chung. Tang Nhu lấy cớ từ chối, bảo đã có người nhà tới đón. Thực ra cô vẫn chưa dám nói với mẹ là bởi Bắc Kinh thiếu nước quá, cô không viết được kế hoạch nên mới từ chức về nhà.
“Được rồi, vậy tạm biệt nhé."
Lúc rời bến, anh nhiệt tình vẫy tay với cô, bóng dáng cao cao rất nổi bật trong đám đông, bàn tay đang quơ vẫy cũng rất lớn. Anh cố gắng phát âm hai chữ Tang Nhu, nói là trên đường đi đã rất vui, hẹn gặp lại.
Hẹn gặp lại, không nghi ngờ gì nữa, đúng là cụm từ giả dối nhất trần đời. Rất nhiều người cũng nói hẹn gặp lại, sau thì không còn gặp lại nữa.
***
Lúc lật đến trang cuối của cuốn “Trước lúc bình minh", không trung kín đặc sương mù dần chuyển quang đãng. Tang Nhu gấp sách lại, đi đến cửa tiệm KFC mở cửa 24 giờ, bắt chuyến xe buýt về nhà đầu tiên.
Thời đại học, cô và Giang Diên thường cùng nhau đi dạo bên hồ Huyền Vũ, đi một hồi lại đi đến ga xe lửa, vào tiệm KFC ăn đại gì đó. Hồi ấy, Giang Diên luôn nói rằng, Có lẽ một ngày nào đó, chúng ta sẽ rời đi từ chính nơi này, anh thường nghĩ vậy đấy, em thì sao?
Mùi mồ hôi trên người anh, mùi nước mưa bốn mùa, mùi cái hamburger, ngón tay đưa lon nước ngọt cho cô, mái tóc ngắn gọn ghẽ, chiếc áo thun cổ tròn, vẫn còn đủ cả. Trên chuyến xe buýt đầu tiên buổi sớm, cô rất muốn nói với Giang Diên, Nam Kinh là đặc biệt, những gì đã đi qua, đã tan biến, ở nơi khác nó sẽ bị chôn vùi, còn ở đây thì luôn được ghi nhớ, được bảo tồn. Lớn như dòng lịch sử đau thương, nhỏ như một con người tầm thường.
Cây ngô đồng bắt đầu rụng lá, trên mặt đất có vệt nước lan rộng do xe bồn tưới đi qua, ánh nắng chen qua tầng mây trắng xám, chiếu rọi xuống khiến những sự vật Tang Nhu nhìn thấy được đều trở thành những đốm vụn vặt. Cánh cổng trường đại học vụt qua sau hàng cây. Cô ngoảnh lại nhìn về, nhớ tới hồi ấy, Giang Diên nói muốn cùng viết một cuốn tiểu thuyết kinh dị với cô, bối cảnh đương nhiên là đại học Y nơi cô đang học, nam chính thì là một sinh viên xuất sắc khoa Báo chí vô cùng tò mò, thích khám phá, giống như anh vậy.
Hẳn phải nói, là một sinh viên khoa Báo chí xuất sắc không có lý tưởng làm báo.
Nếu nói như vậy, thì cô cũng là một sinh viên giỏi của trường y không có lý tưởng hành y cứu người.
Lại có thư mới gửi tới. Tim Tang Nhu thắt lại. Tựa như có dự cảm từ trước, khi thấy phần địa chỉ bị ẩn mất, cô đã không còn kinh ngạc như lần đầu.
“Cô đang sợ đúng không? Sao lại im lặng thế? E rằng có những thứ vốn đã không phải của cô, chỉ là cô đã chiếm đoạt nó quá lâu."
Cô xóa thư, thấy lòng hơi bất an và bồn chồn. Nếu nói là không thích trò đùa này, vậy chẳng bằng nói cô không thích cuộc sống bình yên của mình bị bất cứ sự việc bộc phát nào phá vỡ. Bấy giờ, xe buýt đã chạy qua ngôi trường cấp 2 thứ hai cô từng học.
Tiếp đó là trường cấp 2 đầu tiên nơi cô mới học có nửa học kỳ, sau nữa là trường tiểu học, trường mầm non, hệt như trong phim “Dị nhân Benjamin" vậy, cuối cùng cô cũng lùi ngược về nơi mình sinh ra.
Lúc gõ cửa, cô bất giác đổ ngược ra sau hai bước, thầm sợ sẽ phải ăn một cái tát của mẹ.
“Con ranh này muốn chết hả, mới sáng sớm tinh mơ đã làm người ta sợ hết hồn, về cũng chẳng thèm nhắn lấy một tiếng." Mẹ mắng liền mấy câu rồi lôi tuột cô vào nhà.
Ba tháng trước, cô tan làm về nhà, cầm tấm vé mua ngoài đại lý đưa cho mẹ xem, nói Con muốn đi Bắc Kinh, còn làm bác sĩ nữa thì sẽ chết đói vì chứng sợ ăn mất.
Lúc ấy, trông mẹ không có vẻ gì là phật lòng hơn hôm nay.
“Mày ngủ trước đi, mẹ đi mua đồ ăn." Mẹ lôi bộ đồ ngủ từ tủ quần áo ra và ném nó cho cô, đoạn lần tìm tiền lẻ, chìa khóa, túi mua hàng rồi xỏ giày ra ngoài.
Tang Nhu leo lên giường, gọi điện cho Giang Diên. Anh nói Anh tới công ty rồi, không được thấy đôi môi xinh đẹp của em nên chả có sức sống gì cả, em nghỉ ngơi tốt hơn chưa. Cô bất chợt nhớ tới hai bức thư điện tử kia, bèn kể với Giang Diên, “Em có linh cảm không tốt lắm."
Đầu bên kia có tiếng ồn ào. Sau mấy giây tĩnh lặng, Giang Diên nói Em đừng nghĩ nhiều, thời này người rảnh rỗi nhiều lắm, nhớ chú ý an toàn.
“Anh không lo có tên biến thái nào theo dõi em thật hả?"
“Anh lo chứ, lo em nghĩ bậy nghĩ bạ. Cứ coi như chưa từng thấy thôi."
“Hứ."
Cúp điện thoại, Tang Nhu thử nhắm mắt ngủ bù, nhưng lăn qua lộn lại mãi mà vẫn tỉnh như sáo. Rõ ràng cô toàn làm những việc khiến người ta tức giận, thế mà Giang Diên lại chẳng có chút ý định can ngăn. Hệt như thời tiết Bắc Kinh vậy, cứ oi ả đè nén cơn mưa to, đè mãi nén mãi đến khi nó tan biến thành hư không. Có lúc, cô đã hi vọng người bên cạnh có thể thoải mái trút giận vào mình một lần.
Mẹ đi chợ sớm mua đồ ăn đã về, nấu nướng tươm tất rồi đi làm. Buổi trưa, Tang Nhu ăn cơm một mình. Cuối cùng, nhịp điệu bình lặng và quen thuộc này cũng khiến cô không còn nóng nảy, bồn chồn như trước nữa. Ăn cơm xong, cô đi loanh quanh trong tiểu khu, hàng xóm đều tưởng cô về nghỉ lễ Quốc khánh 1/10, hỏi cô vé có dễ mua không, một mình ở Bắc Kinh có vất vả không. Thế là cô bèn làm như mình về nghỉ lễ Quốc khánh thật. Đến tối, lúc mẹ về ăn cơm, cô cũng nói y như thế.
“Vừa vào làm đã nhanh nhảu xin nghỉ phép ngay thế, sếp sẽ nghĩ thế nào chứ." Mẹ lườm cho một cái cháy mặt, “Bao giờ thì đi?"
“… Hết lễ đã… Công ty quảng cáo thường khá tự do…" Tang Nhu vẫn cắm mặt ăn cơm.
“Hôm nay ngủ sớm vào, mai còn đi dự đám cưới với mẹ. Mày còn nhớ không nhỉ, cái con bé lớn hơn mày chừng hai, ba tuổi, học múa chung với mày hồi bé, là hàng xóm cũ của bà nội mày ấy."
Không nhớ nổi, chỉ mang máng là trước tấm gương cỡ lớn của phòng tập, tất cả động tác của cô đều rất hoàn hảo, mềm dẻo đến lạ kì. Cô giáo còn khen cô có đôi chân sinh ra để múa ba lê, chỉ duy có nét mặt là cố gắng cỡ nào cũng không cười nổi.
Tối hôm ấy, cô cuộn mình trên giường cùng xem phim truyền hình với mẹ, chẳng hiểu sao lại ngủ luôn đi mất. Cô mơ thấy mình đang cầm con dao phẫu thuật lạnh giá, dao ngắm thẳng vào lồng ngực của người bệnh đang nằm dưới ánh đèn giải phẫu. Người bệnh nói trong này không có trái tim. Cô ấy mang gương mặt của Tang Nhu. Cô bỗng vụt tỉnh giấc. Giờ đã là sáng sớm. Cô bị giục đi làm vệ sinh, thay đồ, nhanh nhanh chóng chóng đi hưởng ké chút khí may nhà người ta.
Trước cửa nhà hàng treo một tấm áp phích kiểu tranh sơn dầu lớn. Có cô gái đoán là diễn viên múa, mi mắt mảnh dài rất đẹp. Gia đình hai bên đều là người vùng này. Người rất đông, rất náo nhiệt. Mẹ đi tới trò chuyện với mẹ của cô dâu vẫn bận rộn tiếp đón khách khứa nãy giờ. Tang Nhu chán nản quan sát xung quanh. Trong đám đông, đột nhiên có người ra sức vẫy tay với cô: “Tang Nhu!"
Dáng người cao nổi bật, bàn tay rộng và to, và cả khóe miệng rộng mở cùng một tia sáng ngây thơ nào đó chập chờn trong ánh mắt. Trong đám đông, chẳng gì dễ hơn nhận ra anh.
Là Joey. Anh mặc quần tây và áo vest, ngực cài hoa, là phù rể. Anh đi tới chỗ Tang Nhu, “Thế giới này nhỏ thật."
Hóa ra, sau khi tạm biệt vẫn thật sự có thể gặp lại. Cô nhận lấy cái ôm theo phép lịch sự của anh. Ở ngay quê nhà, đột nhiên lại nảy sinh chút cảm giác gặp bạn cũ nơi tha phương.
Nghi thức trong đám cưới khá hiện đại, không khí cũng thoải mái. Chú rể làm nghiên cứu khoa học, đùa bảo sự nổi bật hôm nay đã bị vị phù rể tây dương bên cạnh cướp sạch hết rồi.
Mẹ hỏi Mày biết người nước ngoài này hả? Cô gật đầu, nhưng lười chẳng thèm giải thích tường tận.
Sau khi khai tiệc, Joey cùng đi chúc rượu với cô dâu chú rể, mời qua kính lại được một tiếng thì bắt đầu có khách lục tục ra về. Joey đã hoàn thành nhiệm vụ, bèn ngồi xuống ghế trống bên cạnh Tang Nhu, “Cô thấy thế nào?"
Tang Nhu nhún vai: “Đám cưới ấy hả? Cũng được, đám cưới nào mà chả như thế."
“Tôi nói kết hôn cơ. Hình như ai cũng đều vội kết hôn cả."
“Trung Quốc có câu Thành gia lập nghiệp. Nếu anh hỏi tôi vào hai, ba năm trước, có lẽ tôi sẽ trả lời rằng một tờ giấy, một nghi thức thì có thể quan trọng thế nào chứ, cứ sống chung cũng được vậy. Còn giờ thì tôi đã cảm nhận được, kết hôn sớm chưa hẳn đã không tốt. Con người có quá nhiều dục vọng vô cùng vô tận, chẳng bằng sớm ngày đi vào khuôn khổ, dồn hết sức lực làm việc kiếm tiền."
“Tôi ba mươi tuổi, có bạn gái học nghiên cứu sinh ngành báo ở đại học Colombia, là phóng viên của đài truyền hình, một năm chỉ gặp mặt một lần vào lễ Giáng sinh. Cả hai không can thiệp vào cuộc sống cá nhân cũng như các quan hệ khác giới của nhau. Trước khi kết hôn, mọi thứ đều là tự do. Đương nhiên, nếu chúng tôi quyết định kết hôn thì trong hôn nhân nhất định không được có phản bội. Chúng tôi đều chưa từng nghĩ tới chuyện kết hôn."
Tang Nhu chợt nhận ra ánh mắt khác lạ của mẹ, bấy giờ mới bừng tỉnh, biết bàn luận về mấy vấn đề tình cảm này trong hôn lễ của người ta thì hơi khiếm nhã, bèn ngậm miệng chuyển đề tài: “Bao giờ anh về Bắc Kinh?"
“À phải rồi, suýt thì quên mất." Joey vỗ bốp lên đầu mình: “Bọn họ kết hôn, nếu phải dẫn tôi đi chơi thì cũng không ổn lắm. Cô có thời gian không, mấy hôm nữa dẫn tôi thăm thú Nam Kinh nhé?"
Tang Nhu nghĩ đúng lúc mình không có việc gì, bèn vui vẻ đồng ý. Tối về nhà ngẫm lại, cô vẫn còn hơi không dám tin. Nhưng rồi lại nghĩ, mỗi một người tình cờ gặp gỡ trong sinh mệnh, thực ra, hẳn đã là một điều huyền diệu.
Nửa đêm, trời bất chợt đổ mưa, nước mưa mát lạnh theo gió ùa vào phòng, từng giọt li ti dính sát vào da thịt. Tang Nhu trở mình, cảm giác mẹ xuống giường đi đóng cửa sổ. Mơ hồ mong ngày mai là ngày đẹp để đi chơi.
Mới đầu, mẹ tính đuổi cô về phòng mình nhưng cô sống chết không chịu, cứ nằm ì trên giường nằn nì không đi.
***
Ngày hôm sau, Joey được đôi vợ chồng mới cưới lái xe chở đến trước cổng tiểu khu Tang Nhu ở. Anh xuống xe ở lề đường đối diện, băng qua dòng xe thưa thớt, chạy đến trước mặt Tang Nhu, “Báo cáo, có mặt."
Anh mặc cái áo hoodie thể thao màu đỏ sậm, quần màu kaki, trên người có mùi gỗ tùng của nước hoa Bulgari (Bvlgari). Cô đáp Ừ, anh còn mặc đồ thể thao giả nai trông rất đẹp nữa.
“Giả… nai? Nghĩa là gì vậy?" Joey cau mày thắc mắc.
“Thì là… ờ… có sức sống ấy…" Tang Nhu vừa cười vừa lấy cái thẻ xe buýt trong túi áo ra đưa cho anh ta: “Mấy ngày nữa, anh sẽ đi khắp Nam Kinh bằng nó đấy."
Joey nhận tấm thẻ, ngắm nghía, “Cám ơn. À mà, tôi cũng có cái này cho cô." Vừa nói, anh vừa lục tìm trong túi được một cái bật lửa xinh xinh rồi đặt nó vào tay cô: “Đây là bật lửa quân dụng, bên trên có tên tôi, tôi không hút thuốc nên tặng cô."
Chất bằng kim loại, trông rất xinh. Tang Nhu bật thử cái “tách", ngọn lửa bùng lên một màu xanh sáng sâu thẳm, “Đẹp thật. Đi thôi."
“Bữa nay cô định dẫn tôi đi đâu?"
“Hôm nay à, đương nhiên là đi xem thử Nam Kinh của người Nam Kinh."
Joey gật gù ra vẻ đồng ý, theo chân cô băng qua con đường nhỏ có hàng cây ngô đồng vắng lặng, đứng chờ xe bên con đường chẳng mấy rộng rãi. Xe số 3 chạy đến, cô kéo tay áo anh nhảy lên xe, móc trong túi áo ra hai đồng tiền xu ném vào rồi ngồi xuống hàng ghế đầu tiên. Qua tấm kính chắn gió, cảnh vật hai bên đường thu trọn vẹn trong tầm mắt, tựa như một bộ phim điện ảnh chiếu trên màn hình rộng.
Joey nói: “Cô từng nói là nếu gặp lại thì sẽ kể tôi nghe về câu chuyện cô đang viết."
Anh vẫn nhớ câu nói đùa cô thuận miệng bịa ra ấy.
Nơi họ bắt xe là quận Cổ Lâu. Cô sinh ra ở đây, rời khỏi đây để đi học, đi làm. Trước nay, cô chưa từng chú ý đến những thay đổi của nó, nhưng hết thảy bên ngoài cửa sổ xe lại khác đến lạ lùng so với thời niên thiếu của cô, bao gồm cả gương mặt với diện mạo hoàn toàn khác của mình trong kính chiếu hậu. Có lẽ, cô có nhiều, nhiều chuyện có thể kể lắm. Thế là cô bèn nâng hai tay lên, bắt tay vào nhau kê sau gáy, “Đây là một câu chuyện vô cùng đơn giản và thường gặp, cũng như đa phần các truyện kể khác vậy, nói về cuộc sống thời đại học, về tình cảm thời trẻ, gặp nhau rồi chia tay. Anh chắc chắn muốn nghe một câu chuyện bình thường, nhạt nhẽo vậy chứ?"
“Tôi chuẩn bị xong rồi, cô có thể bắt đầu." Dáng ngồi nghiêm trang của Joey cũng giống như cách anh nói Hán ngữ vậy, khá là buồn cười. Buồn cười đến độ khiến người ta quên đi sự thực rằng anh có một gương mặt góc cạnh, sắc nét.
Tang Nhu hít một hơi thật sâu, bất chợt cong môi nở nụ cười. Hồi ức tựa như chiếc xe, con người, và hàng ngô đồng lao vút qua trước mắt, để lại tiếng gió rít gào bên tai. Cô nói: “Năm ấy, có một cô gái trẻ tên là Tang Nhu, học năm hai ngành y học lâm sàng…"
Hai tuần liền, Tang Nhu dậy từ rất sớm. Trong mũi nghẹt đầy gỉ máu, mùi ngọt tanh khiến cô cảm tưởng mình sẽ thầm lặng mất máu đến chết trong một đêm nào không tên. Thế là cô điên cuồng nốc nước, điên cuồng chạy vào nhà vệ sinh. Trong khu làm việc yên tĩnh chỉ có mình cô lên lên xuống xuống, tới tới đi đi, rước lấy vô số cái nhăn mày lườm nguýt.
Còn lúc này, Nam Kinh, trời lại đang mưa.
Vậy nên hiện tại, cô đang ngồi trong nhà chờ xe lửa, tay siết chặt tấm vé, hòng đổi một mùa mưa lâu dài. Vì cá về biển sâu, mới có thể hít thở.
“Chắc sẽ muộn đấy, mau ăn trước đi." Giang Diên đã mua phần ăn của Mạch Ký, nhét nó vào lòng cô.
Tang Nhu gật đầu, lấy cái burger ra khỏi túi giấy. Giang Diên vươn tay xoa đầu cô, dáng vẻ như có lời muốn nói nhưng rồi lại im lặng.
Thành phố này luôn thay đổi chóng mặt từng ngày. Trong ba tháng chuyển tới đây, công ty của Giang Diên đã dời sang khu khác, tàu điện ngầm mở tuyến đường mới, tiệm hải sản Dolar Shop thường đi được thay bằng quán buffet giá rẻ, mặt tiền nhộn nhịp đối diện khu dân cư biến thành công trường bụi bặm tung mù, đã có ba sinh viên nhảy lầu ở một trường đại học. Duy nhất không đổi là nhà ga xe lửa.
Vẫn chen lấn như thế, hối hả như thế, vẫn những khuôn mặt cáu kỉnh cau có chưa từng buông lỏng ấy. Tang Nhu vẫn luôn chú ý quan sát, thầm tự hỏi không biết những người qua lại ấy đang bận rộn chuyện gì, phiền muộn điều chi.
“Lại nghĩ cái gì đấy, mau ăn đi chứ. Về nhà nghỉ ngơi bình phục ổn rồi thì nhớ quay lại nhé. Ờ… cho anh gửi lời hỏi thăm người nhà em."
Vừa định trả lời, điện thoại Tang Nhu bỗng đột ngột rung lên. Có thư mới. Cô vội vàng lấy giấy ăn lau qua quýt mấy ngón tay dính mỡ rồi mở hộp thư. Đoán là về chuyện bàn giao công việc.
“Nếu những gì cô thấy đều không phải chân tướng, những gì cô tin tưởng đều là lớp vỏ giả dối tạo dựng, cô sẽ làm thế nào đây? Nếu trong mười năm cuộc đời đã qua của cô luôn có một người đứng ngoài nhìn trộm mà cô không biết, cô sẽ cảm thấy thế nào? Tôi thực sự rất tò mò."
Tang Nhu giật thót mình. Không có tên người gửi, không có địa chỉ gửi. Cô rà kĩ lại nội dung thư lần nữa. Là ai đang giở trò đùa ác? Các mối quan hệ của cô không có bao nhiêu, không thể nghĩ được là ai có thể làm ra chuyện thế này.
“Sao vậy?" Giang Diên nhìn cô, nét mặt có vẻ nặng nề.
“Không có gì." Tang Nhu nhét điện thoại lại vào túi: “Tin rác thôi."
“Tang Nhu."
“Dạ?"
“Em có cảm thấy chuyện này rất không thực không? Thường mọi người đều đang vội vàng để đến gần bên người kia, nhưng chúng ta thì, dường như cứ luôn dần xa nhau vậy." Giang Diên hướng mắt ra dòng người đang nhích từng bước chậm chạp, “Đi soát vé được rồi."
Tang Nhu bám sau lưng anh, đứng vào cuối hàng. Cảnh tiễn anh rời Nam Kinh vào một năm trước hình như cũng thế này. Cô đứng ngoài cửa soát vé vẫy tay với anh, hình như còn không cảm thấy là anh sắp đi đâu xa lắm. Chỉ đến lúc tết nhận điện thoại của anh, nói đang trực một mình, cô mới bất chợt cảm thấy: Có lẽ anh không thực sự thích Nam Kinh.
Cô lại vẫy tay, nhưng vị trí đã tráo đổi. Giang Diên đang cười, bảo cô nhớ quay lại sớm, rồi dõi mắt nhìn bóng cô dần mất hút sau thang cuốn đi xuống.
Xe lửa đã lăn bánh. Người tìm chỗ ngồi vẫn qua lại không ngớt. Trông họ có vẻ đã nhận rõ mục tiêu, biết chắc rằng mình sẽ đi đâu, làm gì, bao giờ thì quay lại. Bất chợt, Tang Nhu thấy hơi giận mình vì làm gì cũng hỏng, hỏi gì cũng không hay. Thế là cô cất ba lô lên trên ngăn hành lý, đi ra chỗ hút thuốc nối giữa hai khoang, nhưng hộp quẹt thì lại quyết tâm “đình công" dù cô cố bật thế nào.
“Xoạch" – một tiếng bật lửa vang lên. Tang Nhu ngẩn người, ngẩng đầu nhìn lên. Người đàn ông ngoại quốc cao lớn trước mặt mỉm cười với cô, hai bên cánh mũi là đường rãnh mũi, má rất sâu. Cô còn chưa kịp nói cám ơn, anh ta đã nhét tay vào túi rồi quay về khoang tàu tìm chỗ ngồi.
Hút hết một điếu thuốc, dường như cô đã không còn thấy thất vọng về bản thân như vừa nãy. Nhưng hi vọng chưa từng có, vậy thất vọng từ đâu ra. Cô dụi mạnh đầu thuốc vào gạt tàn, nhớ Giang Diên vẫn luôn nhận xét mình là gàn dở.
Quay lại chỗ ngồi, Tang Nhu kinh ngạc nhận ra người đàn ông ngoại quốc nọ đang ngồi đối diện mình. Anh ta cười với cô. Tang Nhu ngồi xuống, giở sách ra đọc. Người đàn ông lôi quyển sổ ghi ra đặt lên trên đùi, viết một mạch hàng đoạn tiếng Anh dài. Ánh mắt Tang Nhu không sao dời đi được. Những dòng chữ thẳng hàng rất đẹp, trông như một bài thơ có những câu không đều nhau.
Tin nhắn từ Giang Diên cắt đứt ánh nhìn tìm tòi của Tang Nhu. Anh hỏi cô xe đã chạy chưa, có đông người không, hỏi cô có ổn không, đang làm gì.
Tang Nhu bèn đặt sách xuống, ôm điện thoại trò chuyện câu được câu chăng với Giang Diên. Giang Diên nói: Anh bắt đầu thấy không quen rồi, hoặc là em đừng tới, hoặc em đã tới rồi thì đừng đi nữa.
Cô quay mặt đi. Xe lửa đã dần ra khỏi thành phố. Hình như trong tình yêu của họ, chia ly rất ít khi làm đôi bên ray rứt. Vì từ đầu đến cuối, họ đều biết mình sẽ lại bên nhau. Dường như chỉ cần biết được điều này là đã đủ.
Trong lúc nhắn tin qua lại, người đàn ông ngoại quốc ngồi đối diện đã luôn tay luôn chân làm được rất nhiều việc. Anh ta lần lượt lấy ra từ cái túi đeo nhỏ ba chiếc điện thoại khác nhau, một bộ thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân (PDA), một cuốn lịch trình ngày kín đặc những chữ và chữ. Đồ đạc cũng chẳng thèm cất, cứ vứt bừa ra ghế rồi đứng dậy đi vệ sinh. Tang Nhu dòm cái túi da bò nhàu cũ mở phanh của anh ta bằng ánh mắt không chớp đầy hứng thú. Trong túi có một lon cô ca và một xấp nhân dân tệ hớ hênh. Xem chừng người bạn ngoại quốc này chưa được giáo dục tốt khâu bảo quản tài sản cá nhân rồi.
Lát sau, anh ta quay lại, nhưng không ngồi xuống ngay mà đứng giữa lối đi bắt đầu tập thể dục. Bài tập căng cơ, bài tập lưng bụng, bài tập nở ngực đều làm rất tốt. Trên xe lửa vốn rất hiếm nhìn thấy người nước ngoài, cảnh tượng đặc sắc này đã đủ cho cả khoang tàu chiêm ngưỡng một phen.
Cuối cùng là do cô nhân viên trên tàu đẩy xe bán đồ ăn, cơm hộp đi qua mời anh ta ngồi về chỗ.
Tang Nhu không nén được bật cười, nhìn anh ta, đang định nói gì thì anh đã lên tiếng cắt ngang trước: “Đừng nói tiếng Anh, nói tiếng Trung ấy. Tôi không sao, tiếng Trung của tôi rất tốt. Tôi là Joey."
“Tôi tên Tang Nhu."
“Sang… rou? Thịt… để ăn á?"(1) Joey phát âm tên cô có vẻ lọng ngọng. Nghĩ ngợi một lát, anh ta đưa cuốn sổ của mình cho cô: “Hơi khó đọc, viết ra giúp tôi nhé."
(1) Chữ “Nhu" trong Tang Nhu và chữ “nhục" nghĩa là thịt là từ đồng âm, cùng đọc là “rou".
Tang Nhu nhận cuốn sổ, nắn nót viết hai chữ “Tang Nhu". Cô hỏi anh có biết “Kinh Thi" của Trung Quốc không. Đó là tập thơ kinh điển nhất của Trung Quốc xưa, “Tang Nhu" là một bài thuộc phần Đại Nhã trong Kinh Thi, một bài nhạc cung đình thời cổ. Đây là bài thơ của vị đại thần nghiêm chính châm biếm quân vương u muội, tang nhu nghĩa là cây dâu cành rậm lá dày, cây dâu rất mềm dẻo.
Joey vừa nghe vừa gật gù. Tang Nhu ngờ vực không biết anh có hiểu thật không, còn anh thì gò lại hai chữ “Tang Nhu" mấy lần, sau hỏi cô bằng vẻ rất nghiêm túc: “Người Trung Quốc đặt tên không phải đều chọn những tên may mắn sao? Tên của cô, có hơi…"
“Chắc bố tôi cũng đã hối hận sau khi đặt cho tôi cái tên này." Tang Nhu cười cười. Uyển bỉ tang nhu, kỳ hạ hầu tuần, loát thái kỳ lưu, mạc thử hạ dân. Bất điễn tâm ưu, sưởng huống điền hề. Trác bỉ hạo thiên, ninh bất ngã căng? Lúc các bạn khác đang học “Cày đồng đang buổi ban trưa" thì cô đã học thuộc từng câu từng chữ của bài thơ dài này rồi: “Phải rồi, anh, là nhà thơ sao?"
“Nhà thơ?"
“Ừ, tôi thấy anh cứ ngồi viết nãy giờ."
“Tôi viết kế hoạch công tác." Anh ta gập quyển sổ lại.
Anh không phải nhà thơ. Anh là nhân viên của tổ chức từ thiện của Mỹ ở Trung Quốc. Anh từng tới Bắc Âu, cũng từng đi qua Nam Á. Anh tới Nam Kinh để tham dự hôn lễ của bạn, một người bạn cùng phòng ngủ thời đại học với anh. Dù đã xin nghỉ, anh vẫn không thể từ chối hết những công việc bộn bề. Anh giơ cuốn sổ lên cho Tang Nhu xem, nhún vai một cách chán nản. Trừ những đề mục viết theo chữ số La Mã thì cả đoạn tiếng Anh đó, Tang Nhu chẳng hiểu được chữ nào.
Đương nhiên, cô nhận ra anh rất bận. Lại nghĩ đến cái cảnh ăn chơi nằm dài của mình, cảm giác thất vọng đã tiêu bớt sau cuộc trò chuyện lại lần nữa trào dâng. Tranh thủ thời gian trước khi nó lan rộng, Tang Nhu quyết định đi hút thêm điếu thuốc nữa. Cô vươn tay ra trước mặt Joey, “Bật lửa."
Đã có hành khách mua vé đứng trải giấy báo ra ở khu nối giữa hai toa tàu, ngả lưng vào cửa xe chợp mắt. Joey châm lửa cho Tang Nhu, hỏi: “Cô đi học hay đi làm vậy?"
Không đi học, cũng chẳng đi làm. Tang Nhu nhìn ra ngoài cửa sổ xe. Một đường xuôi Nam, bầu trời ngày càng âm u hơn. Tà dương buông xuống, những thôn làng lác đác trải dài có vẻ hiu quạnh lạ thường. Nếu xuống tàu ở nơi này, gõ cửa một gia đình, về làm vợ người ta, hẳn cũng có thể qua hết một đời. Cô nói: “Thực ra, tôi là nhà thơ."
Nét mặt Joey hiện ra vẻ không thể ngờ tới: “Tôi chưa gặp nhà thơ nào bao giờ, cô đã viết bài thơ nào vậy? Cô có nổi tiếng ở Trung Quốc không?"
Tang Nhu đọc ra được một sự ngây thơ từ nơi giữa hai mày anh ta. Cô không biết là do người phương Tây nào cũng suy nghĩ đơn giản như vậy hay do sự khác biệt trong ngôn ngữ đã dẫn tới những trở ngại khi giao tiếp. Cô ngẫm nghĩ, đáp: “Chỉ là dạo gần đây tôi có hơi “lệch nghề". Tôi đang viết tiểu thuyết."
“Tiểu thuyết? Thể loại gì vậy?" Joey có vẻ rất thích thú.
“Là…" Đương nhiên Tang Nhu cũng đâu rõ là thể loại gì, “Nếu có cơ hội gặp lại, tôi sẽ kể anh nghe." Nói xong, cô thoáng ngẩng đầu, nhìn ra bầu trời phủ kín mây mù qua lớp cửa kính cáu bẩn. Một nỗi niềm vui sướng chậm rãi tản ra từ trong mảng đen kín đặc ấy. Cô đã thấy những giọt mưa quen thuộc, thấy những tia sét đang tích tụ nơi ấy. Ba tháng vừa qua, toàn bộ hi vọng của cô là một cơn mưa lớn xối xả trút xuống.
Trở về chỗ ngồi, thấy hơi mệt, Tang Nhu chợp mắt một lát, lúc tỉnh lại thì thấy Joey đã đắp cái áo khoác của mình cho cô. Bánh ít đi bánh quy lại, anh rất tự giác cầm cuốn “Trước lúc bình minh"(1) của cô lên ngồi đọc.
(1) Sách của Mikhail Mikhailovich Zoshchenko (1894-1958), nhà văn Liên Xô, có cha xuất thân từ một gia đình quý tộc ở Poltava (Ukraine ngày nay).
“Tôi thích tác giả Ukraine này, ông ấy đã thay đổi suy nghĩ của tôi về văn học Nga."
“Không phải người Trung Quốc nào cũng thích văn học Nga sao?"
“Bố tôi rất thích, tôi thì không. Lev Tolstoy bị bệnh lao, Dostoevsky bị tâm thần, Gogol là kẻ nhát gan, Turgenev thì rất vô vị."
“Những điều đó không thể làm họ hết vĩ đại."
“Chỉ là nhìn từ góc độ của một bác sĩ, tôi thấy họ cần chữa bệnh."
“Không phải cô là nhà thơ sao?"
Tang Nhu bật cười, vươn vai trả áo lại cho anh ta. Tiếng còi báo tàu vào bến cũng vang lên ngay sau đó. Nam Kinh, lần chạy trốn đầu tiên trong suốt 27 năm đã không thành công, Nam Kinh, tao lại chán nản trở về rồi đây.
Giờ đã là rạng sáng, các hành khách vẫn rộn rã đặt chân xuống sân ga. Độ ẩm trong không khí giây lát bao bọc quanh thân thể. Tang Nhu nói Được rồi, nên chào tạm biệt nhà thơ rồi.
Joey nói có bạn lái xe tới đón, còn mời Tang Nhu đi chung. Tang Nhu lấy cớ từ chối, bảo đã có người nhà tới đón. Thực ra cô vẫn chưa dám nói với mẹ là bởi Bắc Kinh thiếu nước quá, cô không viết được kế hoạch nên mới từ chức về nhà.
“Được rồi, vậy tạm biệt nhé."
Lúc rời bến, anh nhiệt tình vẫy tay với cô, bóng dáng cao cao rất nổi bật trong đám đông, bàn tay đang quơ vẫy cũng rất lớn. Anh cố gắng phát âm hai chữ Tang Nhu, nói là trên đường đi đã rất vui, hẹn gặp lại.
Hẹn gặp lại, không nghi ngờ gì nữa, đúng là cụm từ giả dối nhất trần đời. Rất nhiều người cũng nói hẹn gặp lại, sau thì không còn gặp lại nữa.
***
Lúc lật đến trang cuối của cuốn “Trước lúc bình minh", không trung kín đặc sương mù dần chuyển quang đãng. Tang Nhu gấp sách lại, đi đến cửa tiệm KFC mở cửa 24 giờ, bắt chuyến xe buýt về nhà đầu tiên.
Thời đại học, cô và Giang Diên thường cùng nhau đi dạo bên hồ Huyền Vũ, đi một hồi lại đi đến ga xe lửa, vào tiệm KFC ăn đại gì đó. Hồi ấy, Giang Diên luôn nói rằng, Có lẽ một ngày nào đó, chúng ta sẽ rời đi từ chính nơi này, anh thường nghĩ vậy đấy, em thì sao?
Mùi mồ hôi trên người anh, mùi nước mưa bốn mùa, mùi cái hamburger, ngón tay đưa lon nước ngọt cho cô, mái tóc ngắn gọn ghẽ, chiếc áo thun cổ tròn, vẫn còn đủ cả. Trên chuyến xe buýt đầu tiên buổi sớm, cô rất muốn nói với Giang Diên, Nam Kinh là đặc biệt, những gì đã đi qua, đã tan biến, ở nơi khác nó sẽ bị chôn vùi, còn ở đây thì luôn được ghi nhớ, được bảo tồn. Lớn như dòng lịch sử đau thương, nhỏ như một con người tầm thường.
Cây ngô đồng bắt đầu rụng lá, trên mặt đất có vệt nước lan rộng do xe bồn tưới đi qua, ánh nắng chen qua tầng mây trắng xám, chiếu rọi xuống khiến những sự vật Tang Nhu nhìn thấy được đều trở thành những đốm vụn vặt. Cánh cổng trường đại học vụt qua sau hàng cây. Cô ngoảnh lại nhìn về, nhớ tới hồi ấy, Giang Diên nói muốn cùng viết một cuốn tiểu thuyết kinh dị với cô, bối cảnh đương nhiên là đại học Y nơi cô đang học, nam chính thì là một sinh viên xuất sắc khoa Báo chí vô cùng tò mò, thích khám phá, giống như anh vậy.
Hẳn phải nói, là một sinh viên khoa Báo chí xuất sắc không có lý tưởng làm báo.
Nếu nói như vậy, thì cô cũng là một sinh viên giỏi của trường y không có lý tưởng hành y cứu người.
Lại có thư mới gửi tới. Tim Tang Nhu thắt lại. Tựa như có dự cảm từ trước, khi thấy phần địa chỉ bị ẩn mất, cô đã không còn kinh ngạc như lần đầu.
“Cô đang sợ đúng không? Sao lại im lặng thế? E rằng có những thứ vốn đã không phải của cô, chỉ là cô đã chiếm đoạt nó quá lâu."
Cô xóa thư, thấy lòng hơi bất an và bồn chồn. Nếu nói là không thích trò đùa này, vậy chẳng bằng nói cô không thích cuộc sống bình yên của mình bị bất cứ sự việc bộc phát nào phá vỡ. Bấy giờ, xe buýt đã chạy qua ngôi trường cấp 2 thứ hai cô từng học.
Tiếp đó là trường cấp 2 đầu tiên nơi cô mới học có nửa học kỳ, sau nữa là trường tiểu học, trường mầm non, hệt như trong phim “Dị nhân Benjamin" vậy, cuối cùng cô cũng lùi ngược về nơi mình sinh ra.
Lúc gõ cửa, cô bất giác đổ ngược ra sau hai bước, thầm sợ sẽ phải ăn một cái tát của mẹ.
“Con ranh này muốn chết hả, mới sáng sớm tinh mơ đã làm người ta sợ hết hồn, về cũng chẳng thèm nhắn lấy một tiếng." Mẹ mắng liền mấy câu rồi lôi tuột cô vào nhà.
Ba tháng trước, cô tan làm về nhà, cầm tấm vé mua ngoài đại lý đưa cho mẹ xem, nói Con muốn đi Bắc Kinh, còn làm bác sĩ nữa thì sẽ chết đói vì chứng sợ ăn mất.
Lúc ấy, trông mẹ không có vẻ gì là phật lòng hơn hôm nay.
“Mày ngủ trước đi, mẹ đi mua đồ ăn." Mẹ lôi bộ đồ ngủ từ tủ quần áo ra và ném nó cho cô, đoạn lần tìm tiền lẻ, chìa khóa, túi mua hàng rồi xỏ giày ra ngoài.
Tang Nhu leo lên giường, gọi điện cho Giang Diên. Anh nói Anh tới công ty rồi, không được thấy đôi môi xinh đẹp của em nên chả có sức sống gì cả, em nghỉ ngơi tốt hơn chưa. Cô bất chợt nhớ tới hai bức thư điện tử kia, bèn kể với Giang Diên, “Em có linh cảm không tốt lắm."
Đầu bên kia có tiếng ồn ào. Sau mấy giây tĩnh lặng, Giang Diên nói Em đừng nghĩ nhiều, thời này người rảnh rỗi nhiều lắm, nhớ chú ý an toàn.
“Anh không lo có tên biến thái nào theo dõi em thật hả?"
“Anh lo chứ, lo em nghĩ bậy nghĩ bạ. Cứ coi như chưa từng thấy thôi."
“Hứ."
Cúp điện thoại, Tang Nhu thử nhắm mắt ngủ bù, nhưng lăn qua lộn lại mãi mà vẫn tỉnh như sáo. Rõ ràng cô toàn làm những việc khiến người ta tức giận, thế mà Giang Diên lại chẳng có chút ý định can ngăn. Hệt như thời tiết Bắc Kinh vậy, cứ oi ả đè nén cơn mưa to, đè mãi nén mãi đến khi nó tan biến thành hư không. Có lúc, cô đã hi vọng người bên cạnh có thể thoải mái trút giận vào mình một lần.
Mẹ đi chợ sớm mua đồ ăn đã về, nấu nướng tươm tất rồi đi làm. Buổi trưa, Tang Nhu ăn cơm một mình. Cuối cùng, nhịp điệu bình lặng và quen thuộc này cũng khiến cô không còn nóng nảy, bồn chồn như trước nữa. Ăn cơm xong, cô đi loanh quanh trong tiểu khu, hàng xóm đều tưởng cô về nghỉ lễ Quốc khánh 1/10, hỏi cô vé có dễ mua không, một mình ở Bắc Kinh có vất vả không. Thế là cô bèn làm như mình về nghỉ lễ Quốc khánh thật. Đến tối, lúc mẹ về ăn cơm, cô cũng nói y như thế.
“Vừa vào làm đã nhanh nhảu xin nghỉ phép ngay thế, sếp sẽ nghĩ thế nào chứ." Mẹ lườm cho một cái cháy mặt, “Bao giờ thì đi?"
“… Hết lễ đã… Công ty quảng cáo thường khá tự do…" Tang Nhu vẫn cắm mặt ăn cơm.
“Hôm nay ngủ sớm vào, mai còn đi dự đám cưới với mẹ. Mày còn nhớ không nhỉ, cái con bé lớn hơn mày chừng hai, ba tuổi, học múa chung với mày hồi bé, là hàng xóm cũ của bà nội mày ấy."
Không nhớ nổi, chỉ mang máng là trước tấm gương cỡ lớn của phòng tập, tất cả động tác của cô đều rất hoàn hảo, mềm dẻo đến lạ kì. Cô giáo còn khen cô có đôi chân sinh ra để múa ba lê, chỉ duy có nét mặt là cố gắng cỡ nào cũng không cười nổi.
Tối hôm ấy, cô cuộn mình trên giường cùng xem phim truyền hình với mẹ, chẳng hiểu sao lại ngủ luôn đi mất. Cô mơ thấy mình đang cầm con dao phẫu thuật lạnh giá, dao ngắm thẳng vào lồng ngực của người bệnh đang nằm dưới ánh đèn giải phẫu. Người bệnh nói trong này không có trái tim. Cô ấy mang gương mặt của Tang Nhu. Cô bỗng vụt tỉnh giấc. Giờ đã là sáng sớm. Cô bị giục đi làm vệ sinh, thay đồ, nhanh nhanh chóng chóng đi hưởng ké chút khí may nhà người ta.
Trước cửa nhà hàng treo một tấm áp phích kiểu tranh sơn dầu lớn. Có cô gái đoán là diễn viên múa, mi mắt mảnh dài rất đẹp. Gia đình hai bên đều là người vùng này. Người rất đông, rất náo nhiệt. Mẹ đi tới trò chuyện với mẹ của cô dâu vẫn bận rộn tiếp đón khách khứa nãy giờ. Tang Nhu chán nản quan sát xung quanh. Trong đám đông, đột nhiên có người ra sức vẫy tay với cô: “Tang Nhu!"
Dáng người cao nổi bật, bàn tay rộng và to, và cả khóe miệng rộng mở cùng một tia sáng ngây thơ nào đó chập chờn trong ánh mắt. Trong đám đông, chẳng gì dễ hơn nhận ra anh.
Là Joey. Anh mặc quần tây và áo vest, ngực cài hoa, là phù rể. Anh đi tới chỗ Tang Nhu, “Thế giới này nhỏ thật."
Hóa ra, sau khi tạm biệt vẫn thật sự có thể gặp lại. Cô nhận lấy cái ôm theo phép lịch sự của anh. Ở ngay quê nhà, đột nhiên lại nảy sinh chút cảm giác gặp bạn cũ nơi tha phương.
Nghi thức trong đám cưới khá hiện đại, không khí cũng thoải mái. Chú rể làm nghiên cứu khoa học, đùa bảo sự nổi bật hôm nay đã bị vị phù rể tây dương bên cạnh cướp sạch hết rồi.
Mẹ hỏi Mày biết người nước ngoài này hả? Cô gật đầu, nhưng lười chẳng thèm giải thích tường tận.
Sau khi khai tiệc, Joey cùng đi chúc rượu với cô dâu chú rể, mời qua kính lại được một tiếng thì bắt đầu có khách lục tục ra về. Joey đã hoàn thành nhiệm vụ, bèn ngồi xuống ghế trống bên cạnh Tang Nhu, “Cô thấy thế nào?"
Tang Nhu nhún vai: “Đám cưới ấy hả? Cũng được, đám cưới nào mà chả như thế."
“Tôi nói kết hôn cơ. Hình như ai cũng đều vội kết hôn cả."
“Trung Quốc có câu Thành gia lập nghiệp. Nếu anh hỏi tôi vào hai, ba năm trước, có lẽ tôi sẽ trả lời rằng một tờ giấy, một nghi thức thì có thể quan trọng thế nào chứ, cứ sống chung cũng được vậy. Còn giờ thì tôi đã cảm nhận được, kết hôn sớm chưa hẳn đã không tốt. Con người có quá nhiều dục vọng vô cùng vô tận, chẳng bằng sớm ngày đi vào khuôn khổ, dồn hết sức lực làm việc kiếm tiền."
“Tôi ba mươi tuổi, có bạn gái học nghiên cứu sinh ngành báo ở đại học Colombia, là phóng viên của đài truyền hình, một năm chỉ gặp mặt một lần vào lễ Giáng sinh. Cả hai không can thiệp vào cuộc sống cá nhân cũng như các quan hệ khác giới của nhau. Trước khi kết hôn, mọi thứ đều là tự do. Đương nhiên, nếu chúng tôi quyết định kết hôn thì trong hôn nhân nhất định không được có phản bội. Chúng tôi đều chưa từng nghĩ tới chuyện kết hôn."
Tang Nhu chợt nhận ra ánh mắt khác lạ của mẹ, bấy giờ mới bừng tỉnh, biết bàn luận về mấy vấn đề tình cảm này trong hôn lễ của người ta thì hơi khiếm nhã, bèn ngậm miệng chuyển đề tài: “Bao giờ anh về Bắc Kinh?"
“À phải rồi, suýt thì quên mất." Joey vỗ bốp lên đầu mình: “Bọn họ kết hôn, nếu phải dẫn tôi đi chơi thì cũng không ổn lắm. Cô có thời gian không, mấy hôm nữa dẫn tôi thăm thú Nam Kinh nhé?"
Tang Nhu nghĩ đúng lúc mình không có việc gì, bèn vui vẻ đồng ý. Tối về nhà ngẫm lại, cô vẫn còn hơi không dám tin. Nhưng rồi lại nghĩ, mỗi một người tình cờ gặp gỡ trong sinh mệnh, thực ra, hẳn đã là một điều huyền diệu.
Nửa đêm, trời bất chợt đổ mưa, nước mưa mát lạnh theo gió ùa vào phòng, từng giọt li ti dính sát vào da thịt. Tang Nhu trở mình, cảm giác mẹ xuống giường đi đóng cửa sổ. Mơ hồ mong ngày mai là ngày đẹp để đi chơi.
Mới đầu, mẹ tính đuổi cô về phòng mình nhưng cô sống chết không chịu, cứ nằm ì trên giường nằn nì không đi.
***
Ngày hôm sau, Joey được đôi vợ chồng mới cưới lái xe chở đến trước cổng tiểu khu Tang Nhu ở. Anh xuống xe ở lề đường đối diện, băng qua dòng xe thưa thớt, chạy đến trước mặt Tang Nhu, “Báo cáo, có mặt."
Anh mặc cái áo hoodie thể thao màu đỏ sậm, quần màu kaki, trên người có mùi gỗ tùng của nước hoa Bulgari (Bvlgari). Cô đáp Ừ, anh còn mặc đồ thể thao giả nai trông rất đẹp nữa.
“Giả… nai? Nghĩa là gì vậy?" Joey cau mày thắc mắc.
“Thì là… ờ… có sức sống ấy…" Tang Nhu vừa cười vừa lấy cái thẻ xe buýt trong túi áo ra đưa cho anh ta: “Mấy ngày nữa, anh sẽ đi khắp Nam Kinh bằng nó đấy."
Joey nhận tấm thẻ, ngắm nghía, “Cám ơn. À mà, tôi cũng có cái này cho cô." Vừa nói, anh vừa lục tìm trong túi được một cái bật lửa xinh xinh rồi đặt nó vào tay cô: “Đây là bật lửa quân dụng, bên trên có tên tôi, tôi không hút thuốc nên tặng cô."
Chất bằng kim loại, trông rất xinh. Tang Nhu bật thử cái “tách", ngọn lửa bùng lên một màu xanh sáng sâu thẳm, “Đẹp thật. Đi thôi."
“Bữa nay cô định dẫn tôi đi đâu?"
“Hôm nay à, đương nhiên là đi xem thử Nam Kinh của người Nam Kinh."
Joey gật gù ra vẻ đồng ý, theo chân cô băng qua con đường nhỏ có hàng cây ngô đồng vắng lặng, đứng chờ xe bên con đường chẳng mấy rộng rãi. Xe số 3 chạy đến, cô kéo tay áo anh nhảy lên xe, móc trong túi áo ra hai đồng tiền xu ném vào rồi ngồi xuống hàng ghế đầu tiên. Qua tấm kính chắn gió, cảnh vật hai bên đường thu trọn vẹn trong tầm mắt, tựa như một bộ phim điện ảnh chiếu trên màn hình rộng.
Joey nói: “Cô từng nói là nếu gặp lại thì sẽ kể tôi nghe về câu chuyện cô đang viết."
Anh vẫn nhớ câu nói đùa cô thuận miệng bịa ra ấy.
Nơi họ bắt xe là quận Cổ Lâu. Cô sinh ra ở đây, rời khỏi đây để đi học, đi làm. Trước nay, cô chưa từng chú ý đến những thay đổi của nó, nhưng hết thảy bên ngoài cửa sổ xe lại khác đến lạ lùng so với thời niên thiếu của cô, bao gồm cả gương mặt với diện mạo hoàn toàn khác của mình trong kính chiếu hậu. Có lẽ, cô có nhiều, nhiều chuyện có thể kể lắm. Thế là cô bèn nâng hai tay lên, bắt tay vào nhau kê sau gáy, “Đây là một câu chuyện vô cùng đơn giản và thường gặp, cũng như đa phần các truyện kể khác vậy, nói về cuộc sống thời đại học, về tình cảm thời trẻ, gặp nhau rồi chia tay. Anh chắc chắn muốn nghe một câu chuyện bình thường, nhạt nhẽo vậy chứ?"
“Tôi chuẩn bị xong rồi, cô có thể bắt đầu." Dáng ngồi nghiêm trang của Joey cũng giống như cách anh nói Hán ngữ vậy, khá là buồn cười. Buồn cười đến độ khiến người ta quên đi sự thực rằng anh có một gương mặt góc cạnh, sắc nét.
Tang Nhu hít một hơi thật sâu, bất chợt cong môi nở nụ cười. Hồi ức tựa như chiếc xe, con người, và hàng ngô đồng lao vút qua trước mắt, để lại tiếng gió rít gào bên tai. Cô nói: “Năm ấy, có một cô gái trẻ tên là Tang Nhu, học năm hai ngành y học lâm sàng…"
Tác giả :
Diêu Dao