Giáo Chủ Thời Hiện Đại
Chương 31 - 1
CHƯƠNG 29.1
Tái kiến Tiếu Ngạo
Chân núi nơi đây, quanh năm sương mù bao phủ, vách dốc cheo leo cao ngất, đáy cốc sâu thẳm khôn lường.
Người trên núi không một ai có đủ bản lĩnh trèo trên vách đá cheo leo mà xuống xem đáy cốc, không những thế nơi này bao trùm sương mù dày đặc, muốn vào rừng chặt cây hái thuốc còn khó nữa là. Hơn nữa, ngọn núi này vốn thuộc phạm vi cai quản của Thần giáo, khiến người người sợ còn không kịp.
Giờ tại đáy cốc vốn tưởng chẳng chút dấu chân người lại dấy lên khói bếp, từng dải khói lững thững bay tới gần sườn núi, bị gió thổi tan đi.
Ngồi giữa đống củi trên một phiến đất quay món ăn thôn quê ấy là một người với mái tóc dài chạm đất, trường bào đỏ tươi nổi bật giữa những tán cây xanh ngắt. Y một tay che vết thương nơi bụng, tay kia thì chẳng chút để ý tới lửa đã lan nhanh lên giá, khuôn mặt thanh lệ vô song giờ trở nên tái nhợt, thần sắc đong đầy bi thương.
Một tháng trước y từ trên đỉnh núi rơi xuống, thế giới kì lạ kia dường như hoàn toàn biến mất, thời gian quay ngược trở lại vào lúc y bị đoạt vị, bị trúng kế đẩy xuống vách núi. Vết thương trên người khiến y không thể rời khỏi vùng đất này, dựa vào chút cây cỏ bên cạnh chữa ngoại thương, còn đêm đến thì đều tĩnh tọa điều trị nội tức, mong rằng sớm có thể quay về với người đó.
Đến hôm nay, nghĩ vết thương đã sắp khỏi, liền vội vàng ra khỏi núi. Nhưng khung cảnh bên ngoài dãy núi lại là một cảnh tượng hoàn toàn khác.
Trên ngã tư đường, người đi đi lại lại đều mặc bố y vãn kế (vải thô búi tóc), đao kiếm bên hông, bên tai nghe được tiếng kẽo kẹt của bánh xe, tiếng lọc cọc của vó ngựa. Thế giới này mới là nơi nguyên bản y thuộc về, nhưng như vậy lại càng khiến y thêm tuyệt vọng. Hóa ra bản thân, quả nhiên đã trở lại ư…
Ven đường có một thầy tướng số để râu dê, phía sau là một tấm vải bạt, trên ghi: Kiếp trước kiếp sau, năm trăm năm đều rõ.
Y ôm một tia hy vọng, đi tới hỏi: “Tiên sinh có biết Trung Quốc ở nơi nào không?"
Thầy tướng số vuốt vuốt chòm râu, đáp: “Trong thiên hạ chưa hề có quốc gia nào tên vậy."
“Ngươi không phải tự xưng thông sâu hiểu rộng năm trăm năm trước sau đều biết sao?"
Thầy tướng số như biết trước, nâng cằm: “Đúng vậy."
Y châm chọc nói: “Nếu đúng như vậy, thì một đất nước của bốn trăm năm sau mà không biết ư?"
Râu dê cụt hứng: “Đi đi! Không tới xem tướng số thì đừng có mà gây rối."
Y vung tay áo thoắt cái đã biến mất giữa phố, một lúc lâu sau có tiếng kinh hô giữa đường cái đông đúc: “Có người chết! Thầy tướng số xưng là bán tiên chết bất đắc kỳ tử…"
Y ở trong núi ngày ngày vất vả đốn củi xây nhà cũng dần xong, y ở trong rừng hái dược thảo đem ra chợ bán, đổi lấy đồ dùng sinh hoạt cũng dần đủ…y mỗi lần hỏi thăm không có kết quả cũng dần hết hy vọng.
Nếu người y đang cực lực tìm kiếm kia, chỉ là giấc mộng Nam Kha trong lúc hôn mê, thì tại sao lại còn chiếc nhẫn bạc trên ngón áp út bên tay phải chứ?
Đợi đến khi thương thế trên người khỏi hẳn, y thay một thân lam y bình thường, đem mái tóc dài buộc cao đơn giản đến cực điểm, dứt khoát rời khỏi ngọn núi.
Chẳng mấy người trên giang hồ nhận được khuôn mặt thật sự của y, dịch dung thì lại phiền toái, y bèn dán lên bộ râu rậm rạp, che kín tới nửa khuôn mặt. Một đường xuống phía Nam, không có bất cứ ai chú ý.
Tửu lâu trà quán không còn nghi ngờ gì là nơi có các tin tức tốt nhất nữa. Y ngồi một mình ở một góc sáng sủa để nghỉ chân, cách một bàn là một tên công tử nhà giàu còn khá trẻ đang ngồi khoa môi múa mép với đám người, khoe khoang tinh thông hiểu rộng, ăn đủ các món sơn hào hải vị, trên trời dưới biển chưa món nào mà chưa nếm qua.
Y nguyên bản trong lòng đã không vui vẻ gì, gặp đám người khoác lác kia càng khiến y bực mình hơn nữa, liền cười lạnh: “Ăn hết mọi mỹ thực trong thiên hạ sao? Vậy các hạ có biết bánh ngọt là điểm tâm gì, Pizza là loại thức ăn gì, rượu vang là loại rượu gì không?"
“Cái này…Tại hạ quả thật chưa nghe thấy bao giờ."
“Hừ!" Y để lại ngân lượng, đứng dậy rời khỏi cái nơi hỗn tạp này.
“Công tử xin dừng bước, có thể cho tại hạ biết quý tính đại danh được không?’
Y dừng lại một chút, đáp: “Kì Bách."
Âm thanh như nước uyển chuyển, mà không hiểu sao nghe xong lại cảm thấy chút vị chua xót.
Ven đường nghe được tin tức về Nhật Nguyệt Thần giáo, các ân oán từ trước y gây ra, sa sút có, náo nhiệt có… Nhưng nơi võ lâm thị thị phi phi này, đã sớm không liên quan gì tới y. Y giờ đây chỉ toàn tâm toàn ý, nghĩ sao có cách tìm được đường trở lại, quay về bên người kia, một lần nữa.
Giang Nam phồn hoa, Lĩnh Nam ấm áp, nhưng vô luận phía nam nào đi nữa, nếu thời đại bất đồng, sao có khả năng tìm được nơi muốn tìm kia cơ chứ. Kể cả địa điểm có giống, cũng chẳng là vật, là người thuộc về mình.
Đường xa tít tắp không có điểm dừng, thân ảnh đơn bạc đi khắp mỗi tấc đất Trung Nguyên. Trong ngoài đất nước, vô luận núi cao hay gò đất, chẳng có nơi nào mang tên “Thái Sùng Sơn".
Hai người bên nhau, dù có cả một đời, lại sợ một ngày trôi đi. Giờ đây, trên con đường dài này, chỉ mình y lẻ loi đơn độc, và cái lạnh lùng bất tận của thời gian.
Sau vài năm phong thương, y quay lại chân núi. Nhà gỗ vẫn còn đây, nhưng trên bề mặt đã có nhiều chỗ bị ăn mòn, cũ nát đi nhiều. Phòng đầy bụi bằm, mạng nhện giăng tứ phía.
Mang theo một tia hy vọng cuối cùng, lợi dụng vách đá nhô ra trên khe nũi, y nhún người đạp lên vài cành cây cheo leo, thả người nhảy lên đỉnh núi, đứng trên đó, không chút do dự mà lao xuống vực sâu không đáy – lúc trước chính nhờ việc này mà y gặp được người kia, giờ đây y làm cho cảnh tượng ấy tại hiện lại một lần nữa, thì liệu có thể xảy ra kỳ tích nữa hay không?
Vòng đi vòng lại, không biết mệt mỏi mà thi triển khinh công bay lên đỉnh núi, rồi lại cố chấp nhảy xuống vực sâu. Nhưng dù y có lặp đi lặp lại bao nhiêu lần đi chăng nữa, cũng chỉ thêm một lần lại một lần thất vọng nữa mà thôi.
Chân vừa chạm đất, y thấy một mảnh vải đỏ từ y phục mình bị mắc vào cây đại thụ trước mặt. Mảnh vải đỏ tung bay theo gió như cười nhạo y giống kẻ khờ khạo, nhưng khi đi khắp thiên hạ chỉ đề tìm được con đường trở về nơi đấy, thì không phải chính là suy nghĩ ngu ngốc hay sao?
Trên núi bắt đầu đồn đại bàn tán, có người chỉ tay lên trời thề thốt, rằng hồn ma của giáo chủ đời trước ở Hắc Mộc Nhai hiện thân, không ngừng lặp đi lặp lại cái chết của mình. Nhất thời khiến cho dân chúng sống cạnh hoảng sợ, dù cho là đêm tối hay ban ngày, cùng không một ai dám bén mảnh tới nơi đó.
Lúc người dân trên núi còn đang hoang mang lo sợ thì y đang ngồi dựa vào cánh cửa gỗ, ngoảnh mặt ra ngoài, ánh mắt ảm đạm không chút sinh khí, đôi môi khô khốc chỉ khẽ thì thào lặp đi lặp lại một cái tên, cũng là trùng họ với y: “Kì Sam…"
“Đông Phương, Đông Phương? Anh có nghe thấy tôi gọi không?"
Không biết đã ngồi bên cửa nhà gỗ đã bao lâu, hơi thở của y dần dần yếu đi, trái tim cũng co rút đau đớn, đôi mắt cùng không còn sức mở ra. Lúc này đột nhiên cảm thấy có người đang lay vai y, nhẫn nại gọi tên, đúng là cái người mà y hao hết tâm huyết vẫn không thể tìm thấy được ấy.
Chú thích:
Giấc mộng Nam Kha:
Nam: Phương Nam, nước VN, người VN. Kha: cành cây. Mộng: giấc chiêm bao.
Nam Kha là cành cây phía Nam. Mộng Nam Kha là giấc mộng khi nằm ngủ say dưới cành cây phía Nam.
Điển tích: Theo Dị Văn Lục, Thuần Vu Phần đời Đường, ở đất Quảng Lăng, nhà có cây hòe to, sống lâu năm, cành lá sum suê rậm rạp. Nhân khi vui sinh nhật của mình, Thuần Vu Phần uống rượu say, nằm ngủ quên dưới cây hòe, mộng thấy mình bay lên không trung, vào một nơi có đề bảng: Đại Hòe An Quốc, được quốc vương nước ấy thương, gả công chúa cho, rồi được bổ đến làm Thái Thú đất Nam Kha, công danh thật hiển hách. Sau, Thuần Vu Phần cầm quân đánh giặc, chẳng may bị thua. Còn công chúa ở nhà bị đau bệnh chết. Vua nước Đại Hòe An nghi ngờ, rồi cách chức đuổi đi. Thuần Vu Phần buồn chán và uất ức, liền giật mình thức dậy, thấy mình đang nằm dưới cội cây hòe, nơi cành cây phía Nam, nhìn lên thấy một con kiến chúa đang nằm trong một tổ kiến lớn.
Thuần Vu Phần nằm suy nghĩ về giấc mộng vừa qua của mình, chợt tỉnh ngộ, hiểu rằng nước Đại Hòa An là cây hòe lớn, cành cây phía Nam là đất Nam Kha, vua nước Đại Hòe An là con kiến chúa, dân chúng là toàn ổ kiến.
Thuần Vu Phần cảm câu chuyện trong mộng, tỉnh ngộ biết cảnh đời là ngắn ngủi, không định liệu được việc gì cả, bèn dốc lòng tìm đạo tu hành.
Trong văn chương thường dùng điển tích nầy với các từ ngữ: Giấc Nam Kha, giấc hòe, để chỉ cuộc đời là phù du mộng ảo công danh phú quí như giấc chiêm bao. Đăng bởi: admin
Tái kiến Tiếu Ngạo
Chân núi nơi đây, quanh năm sương mù bao phủ, vách dốc cheo leo cao ngất, đáy cốc sâu thẳm khôn lường.
Người trên núi không một ai có đủ bản lĩnh trèo trên vách đá cheo leo mà xuống xem đáy cốc, không những thế nơi này bao trùm sương mù dày đặc, muốn vào rừng chặt cây hái thuốc còn khó nữa là. Hơn nữa, ngọn núi này vốn thuộc phạm vi cai quản của Thần giáo, khiến người người sợ còn không kịp.
Giờ tại đáy cốc vốn tưởng chẳng chút dấu chân người lại dấy lên khói bếp, từng dải khói lững thững bay tới gần sườn núi, bị gió thổi tan đi.
Ngồi giữa đống củi trên một phiến đất quay món ăn thôn quê ấy là một người với mái tóc dài chạm đất, trường bào đỏ tươi nổi bật giữa những tán cây xanh ngắt. Y một tay che vết thương nơi bụng, tay kia thì chẳng chút để ý tới lửa đã lan nhanh lên giá, khuôn mặt thanh lệ vô song giờ trở nên tái nhợt, thần sắc đong đầy bi thương.
Một tháng trước y từ trên đỉnh núi rơi xuống, thế giới kì lạ kia dường như hoàn toàn biến mất, thời gian quay ngược trở lại vào lúc y bị đoạt vị, bị trúng kế đẩy xuống vách núi. Vết thương trên người khiến y không thể rời khỏi vùng đất này, dựa vào chút cây cỏ bên cạnh chữa ngoại thương, còn đêm đến thì đều tĩnh tọa điều trị nội tức, mong rằng sớm có thể quay về với người đó.
Đến hôm nay, nghĩ vết thương đã sắp khỏi, liền vội vàng ra khỏi núi. Nhưng khung cảnh bên ngoài dãy núi lại là một cảnh tượng hoàn toàn khác.
Trên ngã tư đường, người đi đi lại lại đều mặc bố y vãn kế (vải thô búi tóc), đao kiếm bên hông, bên tai nghe được tiếng kẽo kẹt của bánh xe, tiếng lọc cọc của vó ngựa. Thế giới này mới là nơi nguyên bản y thuộc về, nhưng như vậy lại càng khiến y thêm tuyệt vọng. Hóa ra bản thân, quả nhiên đã trở lại ư…
Ven đường có một thầy tướng số để râu dê, phía sau là một tấm vải bạt, trên ghi: Kiếp trước kiếp sau, năm trăm năm đều rõ.
Y ôm một tia hy vọng, đi tới hỏi: “Tiên sinh có biết Trung Quốc ở nơi nào không?"
Thầy tướng số vuốt vuốt chòm râu, đáp: “Trong thiên hạ chưa hề có quốc gia nào tên vậy."
“Ngươi không phải tự xưng thông sâu hiểu rộng năm trăm năm trước sau đều biết sao?"
Thầy tướng số như biết trước, nâng cằm: “Đúng vậy."
Y châm chọc nói: “Nếu đúng như vậy, thì một đất nước của bốn trăm năm sau mà không biết ư?"
Râu dê cụt hứng: “Đi đi! Không tới xem tướng số thì đừng có mà gây rối."
Y vung tay áo thoắt cái đã biến mất giữa phố, một lúc lâu sau có tiếng kinh hô giữa đường cái đông đúc: “Có người chết! Thầy tướng số xưng là bán tiên chết bất đắc kỳ tử…"
Y ở trong núi ngày ngày vất vả đốn củi xây nhà cũng dần xong, y ở trong rừng hái dược thảo đem ra chợ bán, đổi lấy đồ dùng sinh hoạt cũng dần đủ…y mỗi lần hỏi thăm không có kết quả cũng dần hết hy vọng.
Nếu người y đang cực lực tìm kiếm kia, chỉ là giấc mộng Nam Kha trong lúc hôn mê, thì tại sao lại còn chiếc nhẫn bạc trên ngón áp út bên tay phải chứ?
Đợi đến khi thương thế trên người khỏi hẳn, y thay một thân lam y bình thường, đem mái tóc dài buộc cao đơn giản đến cực điểm, dứt khoát rời khỏi ngọn núi.
Chẳng mấy người trên giang hồ nhận được khuôn mặt thật sự của y, dịch dung thì lại phiền toái, y bèn dán lên bộ râu rậm rạp, che kín tới nửa khuôn mặt. Một đường xuống phía Nam, không có bất cứ ai chú ý.
Tửu lâu trà quán không còn nghi ngờ gì là nơi có các tin tức tốt nhất nữa. Y ngồi một mình ở một góc sáng sủa để nghỉ chân, cách một bàn là một tên công tử nhà giàu còn khá trẻ đang ngồi khoa môi múa mép với đám người, khoe khoang tinh thông hiểu rộng, ăn đủ các món sơn hào hải vị, trên trời dưới biển chưa món nào mà chưa nếm qua.
Y nguyên bản trong lòng đã không vui vẻ gì, gặp đám người khoác lác kia càng khiến y bực mình hơn nữa, liền cười lạnh: “Ăn hết mọi mỹ thực trong thiên hạ sao? Vậy các hạ có biết bánh ngọt là điểm tâm gì, Pizza là loại thức ăn gì, rượu vang là loại rượu gì không?"
“Cái này…Tại hạ quả thật chưa nghe thấy bao giờ."
“Hừ!" Y để lại ngân lượng, đứng dậy rời khỏi cái nơi hỗn tạp này.
“Công tử xin dừng bước, có thể cho tại hạ biết quý tính đại danh được không?’
Y dừng lại một chút, đáp: “Kì Bách."
Âm thanh như nước uyển chuyển, mà không hiểu sao nghe xong lại cảm thấy chút vị chua xót.
Ven đường nghe được tin tức về Nhật Nguyệt Thần giáo, các ân oán từ trước y gây ra, sa sút có, náo nhiệt có… Nhưng nơi võ lâm thị thị phi phi này, đã sớm không liên quan gì tới y. Y giờ đây chỉ toàn tâm toàn ý, nghĩ sao có cách tìm được đường trở lại, quay về bên người kia, một lần nữa.
Giang Nam phồn hoa, Lĩnh Nam ấm áp, nhưng vô luận phía nam nào đi nữa, nếu thời đại bất đồng, sao có khả năng tìm được nơi muốn tìm kia cơ chứ. Kể cả địa điểm có giống, cũng chẳng là vật, là người thuộc về mình.
Đường xa tít tắp không có điểm dừng, thân ảnh đơn bạc đi khắp mỗi tấc đất Trung Nguyên. Trong ngoài đất nước, vô luận núi cao hay gò đất, chẳng có nơi nào mang tên “Thái Sùng Sơn".
Hai người bên nhau, dù có cả một đời, lại sợ một ngày trôi đi. Giờ đây, trên con đường dài này, chỉ mình y lẻ loi đơn độc, và cái lạnh lùng bất tận của thời gian.
Sau vài năm phong thương, y quay lại chân núi. Nhà gỗ vẫn còn đây, nhưng trên bề mặt đã có nhiều chỗ bị ăn mòn, cũ nát đi nhiều. Phòng đầy bụi bằm, mạng nhện giăng tứ phía.
Mang theo một tia hy vọng cuối cùng, lợi dụng vách đá nhô ra trên khe nũi, y nhún người đạp lên vài cành cây cheo leo, thả người nhảy lên đỉnh núi, đứng trên đó, không chút do dự mà lao xuống vực sâu không đáy – lúc trước chính nhờ việc này mà y gặp được người kia, giờ đây y làm cho cảnh tượng ấy tại hiện lại một lần nữa, thì liệu có thể xảy ra kỳ tích nữa hay không?
Vòng đi vòng lại, không biết mệt mỏi mà thi triển khinh công bay lên đỉnh núi, rồi lại cố chấp nhảy xuống vực sâu. Nhưng dù y có lặp đi lặp lại bao nhiêu lần đi chăng nữa, cũng chỉ thêm một lần lại một lần thất vọng nữa mà thôi.
Chân vừa chạm đất, y thấy một mảnh vải đỏ từ y phục mình bị mắc vào cây đại thụ trước mặt. Mảnh vải đỏ tung bay theo gió như cười nhạo y giống kẻ khờ khạo, nhưng khi đi khắp thiên hạ chỉ đề tìm được con đường trở về nơi đấy, thì không phải chính là suy nghĩ ngu ngốc hay sao?
Trên núi bắt đầu đồn đại bàn tán, có người chỉ tay lên trời thề thốt, rằng hồn ma của giáo chủ đời trước ở Hắc Mộc Nhai hiện thân, không ngừng lặp đi lặp lại cái chết của mình. Nhất thời khiến cho dân chúng sống cạnh hoảng sợ, dù cho là đêm tối hay ban ngày, cùng không một ai dám bén mảnh tới nơi đó.
Lúc người dân trên núi còn đang hoang mang lo sợ thì y đang ngồi dựa vào cánh cửa gỗ, ngoảnh mặt ra ngoài, ánh mắt ảm đạm không chút sinh khí, đôi môi khô khốc chỉ khẽ thì thào lặp đi lặp lại một cái tên, cũng là trùng họ với y: “Kì Sam…"
“Đông Phương, Đông Phương? Anh có nghe thấy tôi gọi không?"
Không biết đã ngồi bên cửa nhà gỗ đã bao lâu, hơi thở của y dần dần yếu đi, trái tim cũng co rút đau đớn, đôi mắt cùng không còn sức mở ra. Lúc này đột nhiên cảm thấy có người đang lay vai y, nhẫn nại gọi tên, đúng là cái người mà y hao hết tâm huyết vẫn không thể tìm thấy được ấy.
Chú thích:
Giấc mộng Nam Kha:
Nam: Phương Nam, nước VN, người VN. Kha: cành cây. Mộng: giấc chiêm bao.
Nam Kha là cành cây phía Nam. Mộng Nam Kha là giấc mộng khi nằm ngủ say dưới cành cây phía Nam.
Điển tích: Theo Dị Văn Lục, Thuần Vu Phần đời Đường, ở đất Quảng Lăng, nhà có cây hòe to, sống lâu năm, cành lá sum suê rậm rạp. Nhân khi vui sinh nhật của mình, Thuần Vu Phần uống rượu say, nằm ngủ quên dưới cây hòe, mộng thấy mình bay lên không trung, vào một nơi có đề bảng: Đại Hòe An Quốc, được quốc vương nước ấy thương, gả công chúa cho, rồi được bổ đến làm Thái Thú đất Nam Kha, công danh thật hiển hách. Sau, Thuần Vu Phần cầm quân đánh giặc, chẳng may bị thua. Còn công chúa ở nhà bị đau bệnh chết. Vua nước Đại Hòe An nghi ngờ, rồi cách chức đuổi đi. Thuần Vu Phần buồn chán và uất ức, liền giật mình thức dậy, thấy mình đang nằm dưới cội cây hòe, nơi cành cây phía Nam, nhìn lên thấy một con kiến chúa đang nằm trong một tổ kiến lớn.
Thuần Vu Phần nằm suy nghĩ về giấc mộng vừa qua của mình, chợt tỉnh ngộ, hiểu rằng nước Đại Hòa An là cây hòe lớn, cành cây phía Nam là đất Nam Kha, vua nước Đại Hòe An là con kiến chúa, dân chúng là toàn ổ kiến.
Thuần Vu Phần cảm câu chuyện trong mộng, tỉnh ngộ biết cảnh đời là ngắn ngủi, không định liệu được việc gì cả, bèn dốc lòng tìm đạo tu hành.
Trong văn chương thường dùng điển tích nầy với các từ ngữ: Giấc Nam Kha, giấc hòe, để chỉ cuộc đời là phù du mộng ảo công danh phú quí như giấc chiêm bao. Đăng bởi: admin
Tác giả :
42 Lão Nhân