Giang Nam Hận
Chương 15: Sáng sáng chiều chiều
Ánh dương xuyên qua cửa kính tàu hỏa từng chút một chiếu vào, nhưng không chui lọt tấm mành thật dày bên trong, do đó toàn bộ toa tàu vẫn chìm vào âm trầm giống thời kì sơ khai, mọi thứ bị vây trong mù mịt.
Hách Liên Tĩnh Phong thức giấc, thấy nàng cuộn người rúc vào ngực mình, chân mày giãn ra, khóe môi cong cong như thể đang trong cơn mộng đẹp. Vài sợi tóc bám nhẹ trên trán, bị hơi thở như hương lan của nàng thổi khẽ lung lay. Lòng hắn thật ngọt ngào, cứ ngỡ cảnh tượng này là mơ. Nhớ đêm hè thuở ấu thơ, khi mẹ bế hắn hóng mát trong vườn, mỗi khi sao băng xoẹt qua, mẹ kêu hắn cầu một điều ước, bảo rằng sao băng sẽ giúp hắn toại nguyện. Có thể sau khi mẹ qua đời, cha đưa hắn xuất ngoại, hắn tin rằng thực ra cầu điều ước chỉ là gửi gấm, tám chín phần không thể thực hiện. Nhưng bây giờ hắn tin, lại muốn ước nguyện, nguyện giờ phút này tồn tại lâu thật lâu.
Hắn bỗng nhớ câu thơ: ‘Hai tình ví phỏng lâu dài. Đâu cần chi mai mai tối tối.’[1] Trước kia đọc nó, hắn cảm thấy khá có lí, nam nhi chí tại bốn phương, há lại để tình yêu nam nữ bó buộc? Nhưng bây giờ hắn lại chế giễu, nếu thực sự yêu một người, sao có thể chẳng mong được cùng nàng sớm tối bên nhau? Hắn còn muốn mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, không, phải là giờ giờ phút phút được gần Tịnh Vi. Hai má nàng ửng đỏ, như đóa hải đường ngày xuân. Hắn ngắm say đắm, lòng có chút mờ mịt, vì sao bên cạnh trăm hồng nghìn tía, hắn động tâm chỉ với mình nàng. Đến giờ hắn vẫn còn có thể nhớ ngày đầu trông thấy nàng, nàng mặc áo xanh váy đen, để mặt mộc, như một nữ sinh. Khoảng khắc ấy hắn nhận ra rằng, đó là sự thánh thiện vô cùng, như mai trong tuyết, đẩy lùi mọi nhan sắc trần tục.
Chỉ một lần chạm mặt ngắn ngủi, hắn đã đồng ý hôn sự do cha sắp đặt. Sau khi thành thân, nàng luôn nhu hòa coi hắn như bao kẻ khác. Đối với hắn cười dịu dàng, đối với người khác cũng thế. Xưa nay hắn luôn tự tin vào diện mạo và gia thế vượt trội của mình. Từ khi hắn du học trở về đã thành nhân vật trung tâm của những yến tiệc, rất nhiều thục nữ danh môn tưởng hắn là tên ngốc, dùng hết mưu mô thủ đoạn để làm quen, trói buộc hắn. Vậy mà nàng dường như không thấy, chẳng hỏi han đến hành tung của hắn. Ban đầu hắn cứ ngỡ nàng ‘lạt mềm buộc chặt’[2], càng về sau mới biết nàng chỉ đơn giản là không cần. Nàng cứ như thế, khiến người ta vừa yêu lại vừa hận, vừa tức lại vừa thương.
Hắn bỗng dưng bật cười, lấy tay nhéo nhéo chóp mũi mềm của nàng, vừa thì thầm lại vừa như trừng phạt, kêu: “Kẻ lừa đảo, dậy nào!" Nàng ngủ mê mệt, mơ màng nghe hắn gọi, nàng khẽ ‘um’ một tiếng rồi hơi cựa quậy nhưng mắt nhắm tịt. Động tác ấy cực kì quyến rũ, giống con mèo lười. Cuối cùng hắn đành bỏ cuộc, chỉ vụng trộm khẽ hôn nàng vài cái.
Đám người Trương Lập thay phiên bảo vệ, thấy Hách Liên Tĩnh Phong mở cửa bước ra, tinh thần sảng khoái, vội hỏi: “Đại thiếu, có thể dọn điểm tâm chưa ạ?"
Hách Liên Tĩnh Phong nhìn thái dương ngoài cửa sổ, trời đã gần trưa, khóe môi giương cao, đáp: “Khỏi, cậu kêu người làm một ít thức ăn thiếu phu nhân thích đi." Trương Lập vội sai người đi làm.
Sau khi Trương Lập báo cáo xong một số việc vặt, Hách Liên Tĩnh Phong mới về phòng. Tịnh Vi đã thức, đang ngồi trên ghế chải mái tóc đen. Hắn bất giác mỉm cười, bước tới cầm chiếc lược trong tay nàng, giúp nàng chải từng lọn tóc. Hôm nay tấm rèm tơ được kéo ra, ánh dương đưa từng hạt nắng tiến vào, chiếu lên hai người như mạ vàng. Hắn cúi đầu cười, nói: “Ngày xưa có người vẽ chân mày cho phu nhân của mình mà lưu danh thiên cổ, không biết bây giờ anh chải tóc cho em, có làm trò cười cho thiên hạ?"
Nếu người khác biết Hách Liên đại thiếu luôn kiêu ngạo chải tóc giúp vợ, hẳn sẽ khó tin. Tịnh Vi bật cười khúc khích, sóng mắt long lanh, cắn môi hờn dỗi liếc hắn một cái, như tức tối, như tranh cãi, như mỉm cười, khiến cảnh sắc bỗng nhiên tối sầm. Ánh mắt của nàng vốn trong veo, giờ dưới ánh mặt trời càng thêm trong suốt như nước hồ thu.
Hách Liên Tĩnh Phong chưa từng thấy biểu cảm của nàng như thế, vừa tinh nghịch vừa nhu mì, quả thực muốn cướp hồn của hắn. Lòng hắn không khỏi rung động, tay trở nên mềm mại hơn. Tuy rằng cửa đóng kín nhưng tiếng động cơ tàu liên tục hú ầm ầm, bấy giờ hai người im lặng không một lời nói, mà vẫn nghe tiếng tim đập lẫn nhau. Ngoài kia cảnh vào cuối thu, từng hàng thông cao thấp xanh thẫm càng thêm cằn cỗi, các cây ăn quả lá đã khô phân nửa, gió lùa tới nghe xào xạc. Khi gió qua đi, khóm lá khô tung lên xung quanh như bay múa. Màu sắc lốm đốm như tấm thổ cẩm nhiều màu tươi sáng.
Hắn từ từ chải mớ tóc đen như lụa, những lọn tóc nằm trong tay hắn, trơn nuột như tơ. Hắn muốn giúp nàng cột một kiểu tóc, nhưng quả thật không đủ trình độ, kéo tới kéo lui cũng chẳng xong. Những sợi tóc không chịu nằm yên mà quật trên mặt hắn, mùi thơm nhè nhẹ quẩn quanh trước vầng trán, chóp mũi, bờ môi, lọt vào trái tim khiến hắn càng ngứa ngáy. Khóe môi nàng loan ý cười, đưa tay cầm lược nhưng hắn không cho. Hắn cúi đầu thì thầm bên tai nàng như đứa bé làm nũng lại như đang thề: “Anh không tin mình làm không được." Nàng lại cười như hoa.
Chẳng biết trải qua bao lâu, tựa chỉ một giây lại như mấy kiếp, cuối cùng hắn cũng buộc được tóc nàng. Nàng cầm gương lên xem, lỏng loe vung vãi, chẳng ra hình thù. Hắn chán nản nhưng sắc mặt như thường nhìn nàng trong gương, nói: “Lần đầu thế là được rồi, mai mốt sẽ quen." Không biết an ủi hắn hay an ủi nàng.
Nàng từ bé tới lớn chưa buộc qua kiểu tóc này, quả nhiên khó coi. Nhưng lòng nàng lại ngọt như mật, ngọt đến phát ngán. Hách Liên Tĩnh Phong nhìn trái nhìn phải, nói: “Hình như thiếu thứ gì đó?" Hắn đi tới chỗ đựng trang sức lục lọi nửa ngày cũng không vừa lòng, hắn bất chợt nhìn mấy đóa phù dung xinh đẹp lắc lư trên bàn, nói: “Mặc dù đẹp thì đẹp thật, nhưng cũng chỉ là phù dung. Ở phương Tây chẳng sao, chứ trong nước còn kiêng kị lắm. Nếu em cài lên tóc, người ta nhầm em là Hoa kiều." Dẫu hắn vô tâm, nhưng lòng nàng loáng thoáng cảm giác chẳng lành.
Bên ngoài bỗng có tiếng gõ cửa, giọng Trương Lập vọng vào: “Đại thiếu, bữa trưa đã chuẩn bị xong."
Hách Liên Tĩnh Phong nói: “Mang lên đây đi."
Hỉ Thước và vài tên sai vặt đẩy cửa tiến vào. Xưa nay Hỉ Thước luôn đi theo Tịnh Vi như hình với bóng, nhưng nhiều ngày qua có mặt Hách Liên Tĩnh Phong, nên cô nàng ở bên ngoài hầu hạ, không tiện vào trong. Lúc này cô nàng hướng dẫn bọn sai vặt bày xong các thứ, mới nhìn Tịnh Vi một cái rồi không nhịn được cười, tới gần Tịnh Vi thì thầm: “Tiểu thư, sao hôm nay cột tóc kì vậy?"
Tịnh Vi im lặng, quay đầu liếc Hách Liên Tĩnh Phong, thấy sắc mặt hắn như thường nhưng không che được tia xấu hổ. Hỉ Thước đâu biết chuyện này, cười nói: “Tiểu thư, để em giúp chị cột lại."
Tịnh Vi nhìn Hách Liên Tĩnh Phong, thấy hắn ngó nàng đăm đăm, đáy mắt sâu thăm thẳm như đang đợi câu trả lời thuyết phục. Nàng đứng lên, nói: “Ăn cơm trước đi."
Hỉ Thước chưa từ bỏ ý định, nói: “Tiểu thư, ăn cơm xong em giúp chị cột tóc lại nhé."
Sắc mặt Hách Liên Tĩnh Phong đã tái xanh, Tịnh Vi thực không đành lòng để Hỉ Thước đánh vào miệng núi lửa. Nàng khẽ cười, đáp: “Thôi khỏi, ăn cơm xong chị sẽ đọc sách. Vả lại có cần ra ngoài gặp khách khứa gì đâu." Không biết tại sao dạo này nàng dễ mệt mỏi, thích ngủ, thường ngủ sâu đến chiều.
Đến ngày thứ ba, cuối cùng cũng tới sân ga. Khổng Gia Chung sớm đã sai người canh gác, so với lúc Tịnh Vi về Giang Nam thì còn nhiều binh lính và tùy tùng hơn. Nàng được Hách Liên Tĩnh Phong nắm tay, kéo từng bước xuống tàu, khiến nàng sống dậy cả một thế hệ cảm giác. Ngày ấy nàng rời khỏi, mưa to rơi giàn giụa, hôm nay nàng trở lại vầng dương rọi khắp nơi. Bàn tay đang giữ lấy nàng, vừa ấm áp vừa mạnh mẽ, tựa hôm đó thành thân, hắn dắt nàng xuyên qua vài dãy viện, vòng qua vài khu vườn, đưa nàng đến phòng hai người… Cẩn thận quan tâm như vậy, trân trọng ngàn vạn như vậy, giống cả cuộc đời này, hắn với nàng sẽ mãi mãi như thế. Nàng nhớ rõ ngày mới tới, tuy nàng luôn hờ hững mà vẫn không đè nén nổi sự sợ hãi, sợ hãi hắn, sợ hãi phải chào đón những điều nàng chưa từng biết. Thế nhưng hôm nay, hắn đã nắm tay nàng!
Phủ Đốc quân vẫn như cũ. Kẻ hầu người hạ thấy nàng càng kính cẩn hơn. Nhưng thực ra hôm sau lúc Hỉ Thước giúp nàng rửa mặt chải đầu đã líu lo: “Tiểu thư, Nhị thiếu gia và Tứ thiếu gia đã bị Đại thiếu tống ra nước ngoài rồi. Nhị di thái cũng đưa tới biệt viện. Tiểu thư này! Chị đang ở trong phủ nhưng hoàn toàn khác hẳn."
Thì ra hắn đưa hai kẻ phản loạn là Nhị thiếu và Tứ thiếu đi nước ngoài, việc này dĩ nhiên tốt hơn so với lưu lại miền Bắc. Thực sự những kẻ đảo chính thường chẳng có kết quả tốt đẹp. Hắn làm được vậy, chứng tỏ hắn rất có nhân tâm. Nếu hôm nay đổi ngược người thất thủ là hắn… nàng đột ngột rùng mình, nếu hôm nay là hắn… Mấy ngày ở trên tàu, nàng dò hỏi nhưng hắn chỉ miêu tả tóm tắt, cười nói: “Em mù tịt mấy việc này, biết làm chi? Ba thứ đó là chuyện của đàn ông." Nàng ngại không hỏi thêm, giờ nghĩ tới, trừ kinh động thì mường tượng cũng đủ hiểu.
Tại thời điểm xảy ra chiến sự căng thẳng, hắn vẫn quyết đuổi nàng về Giang Nam, để nàng tránh khỏi cuộc đảo chính. Lòng nàng ê ẩm, lệ muốn tuôn trào. Hắn hiện giờ thương nàng như thế, yêu nàng như thế, yêu thương đến chẳng quản tới bản thân mình.
[1] Lưỡng tình nhược thị cửu trường thời. Hựu khởi tại triêu triêu mộ mộ. Hai câu thơ của bài Thước Kiều Tiên của Tần Quan. Câu trên mình trích của dịch giả Nguyễn Xuân Tảo.
[2]Lạc mềm buộc chặt: Có nôm na như câu ‘bỏ con tép bắt con tôm’ của VN chúng ta không quý vị?
Hách Liên Tĩnh Phong thức giấc, thấy nàng cuộn người rúc vào ngực mình, chân mày giãn ra, khóe môi cong cong như thể đang trong cơn mộng đẹp. Vài sợi tóc bám nhẹ trên trán, bị hơi thở như hương lan của nàng thổi khẽ lung lay. Lòng hắn thật ngọt ngào, cứ ngỡ cảnh tượng này là mơ. Nhớ đêm hè thuở ấu thơ, khi mẹ bế hắn hóng mát trong vườn, mỗi khi sao băng xoẹt qua, mẹ kêu hắn cầu một điều ước, bảo rằng sao băng sẽ giúp hắn toại nguyện. Có thể sau khi mẹ qua đời, cha đưa hắn xuất ngoại, hắn tin rằng thực ra cầu điều ước chỉ là gửi gấm, tám chín phần không thể thực hiện. Nhưng bây giờ hắn tin, lại muốn ước nguyện, nguyện giờ phút này tồn tại lâu thật lâu.
Hắn bỗng nhớ câu thơ: ‘Hai tình ví phỏng lâu dài. Đâu cần chi mai mai tối tối.’[1] Trước kia đọc nó, hắn cảm thấy khá có lí, nam nhi chí tại bốn phương, há lại để tình yêu nam nữ bó buộc? Nhưng bây giờ hắn lại chế giễu, nếu thực sự yêu một người, sao có thể chẳng mong được cùng nàng sớm tối bên nhau? Hắn còn muốn mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, không, phải là giờ giờ phút phút được gần Tịnh Vi. Hai má nàng ửng đỏ, như đóa hải đường ngày xuân. Hắn ngắm say đắm, lòng có chút mờ mịt, vì sao bên cạnh trăm hồng nghìn tía, hắn động tâm chỉ với mình nàng. Đến giờ hắn vẫn còn có thể nhớ ngày đầu trông thấy nàng, nàng mặc áo xanh váy đen, để mặt mộc, như một nữ sinh. Khoảng khắc ấy hắn nhận ra rằng, đó là sự thánh thiện vô cùng, như mai trong tuyết, đẩy lùi mọi nhan sắc trần tục.
Chỉ một lần chạm mặt ngắn ngủi, hắn đã đồng ý hôn sự do cha sắp đặt. Sau khi thành thân, nàng luôn nhu hòa coi hắn như bao kẻ khác. Đối với hắn cười dịu dàng, đối với người khác cũng thế. Xưa nay hắn luôn tự tin vào diện mạo và gia thế vượt trội của mình. Từ khi hắn du học trở về đã thành nhân vật trung tâm của những yến tiệc, rất nhiều thục nữ danh môn tưởng hắn là tên ngốc, dùng hết mưu mô thủ đoạn để làm quen, trói buộc hắn. Vậy mà nàng dường như không thấy, chẳng hỏi han đến hành tung của hắn. Ban đầu hắn cứ ngỡ nàng ‘lạt mềm buộc chặt’[2], càng về sau mới biết nàng chỉ đơn giản là không cần. Nàng cứ như thế, khiến người ta vừa yêu lại vừa hận, vừa tức lại vừa thương.
Hắn bỗng dưng bật cười, lấy tay nhéo nhéo chóp mũi mềm của nàng, vừa thì thầm lại vừa như trừng phạt, kêu: “Kẻ lừa đảo, dậy nào!" Nàng ngủ mê mệt, mơ màng nghe hắn gọi, nàng khẽ ‘um’ một tiếng rồi hơi cựa quậy nhưng mắt nhắm tịt. Động tác ấy cực kì quyến rũ, giống con mèo lười. Cuối cùng hắn đành bỏ cuộc, chỉ vụng trộm khẽ hôn nàng vài cái.
Đám người Trương Lập thay phiên bảo vệ, thấy Hách Liên Tĩnh Phong mở cửa bước ra, tinh thần sảng khoái, vội hỏi: “Đại thiếu, có thể dọn điểm tâm chưa ạ?"
Hách Liên Tĩnh Phong nhìn thái dương ngoài cửa sổ, trời đã gần trưa, khóe môi giương cao, đáp: “Khỏi, cậu kêu người làm một ít thức ăn thiếu phu nhân thích đi." Trương Lập vội sai người đi làm.
Sau khi Trương Lập báo cáo xong một số việc vặt, Hách Liên Tĩnh Phong mới về phòng. Tịnh Vi đã thức, đang ngồi trên ghế chải mái tóc đen. Hắn bất giác mỉm cười, bước tới cầm chiếc lược trong tay nàng, giúp nàng chải từng lọn tóc. Hôm nay tấm rèm tơ được kéo ra, ánh dương đưa từng hạt nắng tiến vào, chiếu lên hai người như mạ vàng. Hắn cúi đầu cười, nói: “Ngày xưa có người vẽ chân mày cho phu nhân của mình mà lưu danh thiên cổ, không biết bây giờ anh chải tóc cho em, có làm trò cười cho thiên hạ?"
Nếu người khác biết Hách Liên đại thiếu luôn kiêu ngạo chải tóc giúp vợ, hẳn sẽ khó tin. Tịnh Vi bật cười khúc khích, sóng mắt long lanh, cắn môi hờn dỗi liếc hắn một cái, như tức tối, như tranh cãi, như mỉm cười, khiến cảnh sắc bỗng nhiên tối sầm. Ánh mắt của nàng vốn trong veo, giờ dưới ánh mặt trời càng thêm trong suốt như nước hồ thu.
Hách Liên Tĩnh Phong chưa từng thấy biểu cảm của nàng như thế, vừa tinh nghịch vừa nhu mì, quả thực muốn cướp hồn của hắn. Lòng hắn không khỏi rung động, tay trở nên mềm mại hơn. Tuy rằng cửa đóng kín nhưng tiếng động cơ tàu liên tục hú ầm ầm, bấy giờ hai người im lặng không một lời nói, mà vẫn nghe tiếng tim đập lẫn nhau. Ngoài kia cảnh vào cuối thu, từng hàng thông cao thấp xanh thẫm càng thêm cằn cỗi, các cây ăn quả lá đã khô phân nửa, gió lùa tới nghe xào xạc. Khi gió qua đi, khóm lá khô tung lên xung quanh như bay múa. Màu sắc lốm đốm như tấm thổ cẩm nhiều màu tươi sáng.
Hắn từ từ chải mớ tóc đen như lụa, những lọn tóc nằm trong tay hắn, trơn nuột như tơ. Hắn muốn giúp nàng cột một kiểu tóc, nhưng quả thật không đủ trình độ, kéo tới kéo lui cũng chẳng xong. Những sợi tóc không chịu nằm yên mà quật trên mặt hắn, mùi thơm nhè nhẹ quẩn quanh trước vầng trán, chóp mũi, bờ môi, lọt vào trái tim khiến hắn càng ngứa ngáy. Khóe môi nàng loan ý cười, đưa tay cầm lược nhưng hắn không cho. Hắn cúi đầu thì thầm bên tai nàng như đứa bé làm nũng lại như đang thề: “Anh không tin mình làm không được." Nàng lại cười như hoa.
Chẳng biết trải qua bao lâu, tựa chỉ một giây lại như mấy kiếp, cuối cùng hắn cũng buộc được tóc nàng. Nàng cầm gương lên xem, lỏng loe vung vãi, chẳng ra hình thù. Hắn chán nản nhưng sắc mặt như thường nhìn nàng trong gương, nói: “Lần đầu thế là được rồi, mai mốt sẽ quen." Không biết an ủi hắn hay an ủi nàng.
Nàng từ bé tới lớn chưa buộc qua kiểu tóc này, quả nhiên khó coi. Nhưng lòng nàng lại ngọt như mật, ngọt đến phát ngán. Hách Liên Tĩnh Phong nhìn trái nhìn phải, nói: “Hình như thiếu thứ gì đó?" Hắn đi tới chỗ đựng trang sức lục lọi nửa ngày cũng không vừa lòng, hắn bất chợt nhìn mấy đóa phù dung xinh đẹp lắc lư trên bàn, nói: “Mặc dù đẹp thì đẹp thật, nhưng cũng chỉ là phù dung. Ở phương Tây chẳng sao, chứ trong nước còn kiêng kị lắm. Nếu em cài lên tóc, người ta nhầm em là Hoa kiều." Dẫu hắn vô tâm, nhưng lòng nàng loáng thoáng cảm giác chẳng lành.
Bên ngoài bỗng có tiếng gõ cửa, giọng Trương Lập vọng vào: “Đại thiếu, bữa trưa đã chuẩn bị xong."
Hách Liên Tĩnh Phong nói: “Mang lên đây đi."
Hỉ Thước và vài tên sai vặt đẩy cửa tiến vào. Xưa nay Hỉ Thước luôn đi theo Tịnh Vi như hình với bóng, nhưng nhiều ngày qua có mặt Hách Liên Tĩnh Phong, nên cô nàng ở bên ngoài hầu hạ, không tiện vào trong. Lúc này cô nàng hướng dẫn bọn sai vặt bày xong các thứ, mới nhìn Tịnh Vi một cái rồi không nhịn được cười, tới gần Tịnh Vi thì thầm: “Tiểu thư, sao hôm nay cột tóc kì vậy?"
Tịnh Vi im lặng, quay đầu liếc Hách Liên Tĩnh Phong, thấy sắc mặt hắn như thường nhưng không che được tia xấu hổ. Hỉ Thước đâu biết chuyện này, cười nói: “Tiểu thư, để em giúp chị cột lại."
Tịnh Vi nhìn Hách Liên Tĩnh Phong, thấy hắn ngó nàng đăm đăm, đáy mắt sâu thăm thẳm như đang đợi câu trả lời thuyết phục. Nàng đứng lên, nói: “Ăn cơm trước đi."
Hỉ Thước chưa từ bỏ ý định, nói: “Tiểu thư, ăn cơm xong em giúp chị cột tóc lại nhé."
Sắc mặt Hách Liên Tĩnh Phong đã tái xanh, Tịnh Vi thực không đành lòng để Hỉ Thước đánh vào miệng núi lửa. Nàng khẽ cười, đáp: “Thôi khỏi, ăn cơm xong chị sẽ đọc sách. Vả lại có cần ra ngoài gặp khách khứa gì đâu." Không biết tại sao dạo này nàng dễ mệt mỏi, thích ngủ, thường ngủ sâu đến chiều.
Đến ngày thứ ba, cuối cùng cũng tới sân ga. Khổng Gia Chung sớm đã sai người canh gác, so với lúc Tịnh Vi về Giang Nam thì còn nhiều binh lính và tùy tùng hơn. Nàng được Hách Liên Tĩnh Phong nắm tay, kéo từng bước xuống tàu, khiến nàng sống dậy cả một thế hệ cảm giác. Ngày ấy nàng rời khỏi, mưa to rơi giàn giụa, hôm nay nàng trở lại vầng dương rọi khắp nơi. Bàn tay đang giữ lấy nàng, vừa ấm áp vừa mạnh mẽ, tựa hôm đó thành thân, hắn dắt nàng xuyên qua vài dãy viện, vòng qua vài khu vườn, đưa nàng đến phòng hai người… Cẩn thận quan tâm như vậy, trân trọng ngàn vạn như vậy, giống cả cuộc đời này, hắn với nàng sẽ mãi mãi như thế. Nàng nhớ rõ ngày mới tới, tuy nàng luôn hờ hững mà vẫn không đè nén nổi sự sợ hãi, sợ hãi hắn, sợ hãi phải chào đón những điều nàng chưa từng biết. Thế nhưng hôm nay, hắn đã nắm tay nàng!
Phủ Đốc quân vẫn như cũ. Kẻ hầu người hạ thấy nàng càng kính cẩn hơn. Nhưng thực ra hôm sau lúc Hỉ Thước giúp nàng rửa mặt chải đầu đã líu lo: “Tiểu thư, Nhị thiếu gia và Tứ thiếu gia đã bị Đại thiếu tống ra nước ngoài rồi. Nhị di thái cũng đưa tới biệt viện. Tiểu thư này! Chị đang ở trong phủ nhưng hoàn toàn khác hẳn."
Thì ra hắn đưa hai kẻ phản loạn là Nhị thiếu và Tứ thiếu đi nước ngoài, việc này dĩ nhiên tốt hơn so với lưu lại miền Bắc. Thực sự những kẻ đảo chính thường chẳng có kết quả tốt đẹp. Hắn làm được vậy, chứng tỏ hắn rất có nhân tâm. Nếu hôm nay đổi ngược người thất thủ là hắn… nàng đột ngột rùng mình, nếu hôm nay là hắn… Mấy ngày ở trên tàu, nàng dò hỏi nhưng hắn chỉ miêu tả tóm tắt, cười nói: “Em mù tịt mấy việc này, biết làm chi? Ba thứ đó là chuyện của đàn ông." Nàng ngại không hỏi thêm, giờ nghĩ tới, trừ kinh động thì mường tượng cũng đủ hiểu.
Tại thời điểm xảy ra chiến sự căng thẳng, hắn vẫn quyết đuổi nàng về Giang Nam, để nàng tránh khỏi cuộc đảo chính. Lòng nàng ê ẩm, lệ muốn tuôn trào. Hắn hiện giờ thương nàng như thế, yêu nàng như thế, yêu thương đến chẳng quản tới bản thân mình.
[1] Lưỡng tình nhược thị cửu trường thời. Hựu khởi tại triêu triêu mộ mộ. Hai câu thơ của bài Thước Kiều Tiên của Tần Quan. Câu trên mình trích của dịch giả Nguyễn Xuân Tảo.
[2]Lạc mềm buộc chặt: Có nôm na như câu ‘bỏ con tép bắt con tôm’ của VN chúng ta không quý vị?
Tác giả :
Mai Tử Hoàng Thời Vũ