Giang Hồ Tam Nữ Hiệp
Chương 41: Tin xấu truyền về treo dầu dụ hiệp nữ Kỳ nhân xuất hiện thiết chưởng hạ yêu tăng
Phùng Lâm ngạc nhiên không biết điều gì đã xảy ra, Lý Trị nói: “Lâm muội, muội chỉ nghĩ đến cái vui tức thời, không biết rằng cha của Dương Liễu Thanh là ân sư của Đường đại ca. Tục ngữ có nói, không nể mặt tăng cũng phải nể mặt Phật, sao muội có thể ra tay hớt tóc của người ta. Mọi chuyện chẳng phải sẽ phiền hơn sao?" Phùng Lâm giận dỗi nói: “Phiền cái gì, chính là muội đã gây xích mích, muội sẽ tự chịu". Phùng Anh vội nói: “Muội muội, đừng gây sự nữa". Phùng Lâm chẳng nói chẳng rằng, trong lòng lại thầm tính toán.
Phùng Anh thở dài nói: “Chúng ta quay về rồi tính tiếp". Khi nàng đang nói, chợt thấy ở góc trời tây nam có ánh lửa bốc lên, Phùng Lâm nói: “Ồ, đó là hỏa diệm tiễn của Hàn Trọng Sơn, y lại giao thủ với ai thế?" nói chưa dứt lời chợt nghe mấy tiếng hưởng tiễn theo gió vọng tới, một tiếng dài hai tiếng ngắn, vang lên hai lần. Lý Trị ngưng thần lắng nghe, nói: “Không xong, đó là tín hiệu của Cam đại hiệp, tôi đã từng nghe ở Hàng Châu". Phùng Lâm nhìn ánh lửa bốc lên, nói: “Chính là ngọn núi ở bên ngoài cốc, xem ra không xa". Lý Trị sống ở Thiên Sơn, rất quen thuộc đường núi, nhìn một hồi cười nói: “Xem không xa nhưng đi cũng phải mất nửa ngày". Phùng Anh nói: “Nếu đã là tín hiệu gọi cứu viện của Cam đại hiệp, chúng ta phải đi xem thử".
Lại nói hôm ấy Phùng Anh cùng Lữ Tứ Nương chia nhau tìm danh y, nàng đến Khang Trang ở phía đông Bát Đạt lĩnh, xin gặp Trần họa sư, bằng hữu của Diệp Thọ Thường. Lữ Tứ Nương gõ cửa một hồi, nhưng thấy ông ta ngồi trong rừng trúc uống rượu vẽ tranh, rất tập trung tinh thần, tựa như không biết có người ở ngoài cửa. Lữ Tứ Nương nhè nhẹ đẩy cửa bước vào, ngẩng đầu nhìn lên, bất giác ngẩng người ra. Té ra Trần họa sư đang vẽ tranh của Lữ Lưu Lương, trong tranh Lữ Lưu Lương ngồi cầm quyển sách “xuân thu", hai mắt trừng trừng có thần, hai bên có hai người đứng hầu, một người là Nghiêm Hồng Quỳ, một người là Thẩm Tại Khoan. Tuy ông ta chưa vẽ xong Thẩm Tại Khoan nhưng nàng có thể nhận ra từ đường nét bề ngoài.
Lữ Tứ Nương khẽ ho một tiếng, Họa Sư ấy vẫn tập trung tinh thần tiếp tục vẽ. Lữ Tứ Nương nhíu mày, lớn giọng nói: “Này, ông vẽ không giống!"
Họa sư ấy giật bắn người, trừng mắt nói: “Ngươi là ai? Ta vẽ có gì không giống?"
Lữ Tứ Nương mỉm cười nói: “Ông cho tôi biết trước, Diệp Thọ Thường đang ở đâu? Tôi sẽ cho ông biết chỗ nào không giống". Họa sư lại trừng mắt nhìn nàng, nói: “Ta cũng muốn tìm Diệp Thọ Thường đây, ngươi tìm ông ta làm gì?" Lữ Tứ Nương cười rằng: “Đương nhiên là nhờ ông ta trị bệnh!"
Trần họa sư nói: “Trị bệnh cho một người có gì gấp đâu? Vả lại ông ta cũng không chịu tùy tiện chữa trị cho người khác". Lữ Tứ Nương nói: “Ông ta là một bậc danh y, nếu gặp phải bệnh lạ quái chứng, cũng giống như ông đến nơi sơn thủy tuyệt đẹp, sao có thể không chịu ra tay?" Họa sư cười ha hả: “Ngươi nói có lý lắm. Nếu Diệp Thọ Thường gặp bệnh lạ, đúng là ngươi không mời ông ta cũng trị. Nhưng bệnh lạ gì thế, có phải bệnh hủi không?"
Lữ Tứ Nương ngạc nhiên, hỏi: “Bệnh hủi là gì?" “Lâu nay ông ta vẫn đang nghĩ cách trị bệnh hủi, ông ta thường nói người trên đời đều coi bệnh hủi là truyệt chứng, nhưng ông ta phải tìm ra cách chữa truyệt chứng này". Lữ Tứ Nương nói: “Ông ta đã nghĩ ra chưa?" Họa sư trả lời: “Chưa! Cho nên hôm qua ta mới sai người đi mời ông ta".
Lữ Tứ Nương nghe nói thế, lòng tò mò nổi lên, không khỏi hỏi: “Chả lẽ ông đã nghĩ ra?" “Ta đối với y đạo một khiếu cũng chẳng thông, nhưng ta lại biết bệnh hủi không phải là truyệt chứng".
Y như đã có hứng nói chuyện, buông bút xuống, tiếp tục nói: “Mấy hôm trước có một quái nhân đến đây, bắt vài con bệnh hủi đi, có người đuổi theo, nào ngờ y sức mạnh vô cùng, vung chưởng đánh gãy mấy cây lớn khiến những người ấy phải hoảng sợ quay về".
Lữ Tứ Nương giật mình, nghĩ: “Chắc chắn đó là Độc Long Tôn Giả". Họa Sư tiếp tục nói: “Ngươi có đoán được quái nhân ấy cướp những con bệnh hủi làm gì không?" Lữ Tứ Nương cười nói: “Y sẽ trị những con bệnh hủi này, cần gì phải đoán?" Họa sư vỗ tay nói: “Đúng thế! Ngươi đã đoán đúng, lúc đầu ta không đoán ra. Y đưa những con bệnh hủi vào ở trong một sơn động, chính là sơn động lớn ở núi Tích Thạch phía Tây nam Bát Đạt lĩnh, ngươi có từng đến đấy chưa?" Lữ Tứ Nương lắc đầu, thầm nhủ: “Độc Long Tôn Giả đến nơi này, mình phải đến gặp y". Họa sư tiếp tục nói: “Quái nhân này tướng mạo trông rất hung ác, nhưng tâm địa lại tốt. Không đầy hai ngày, đã thả ba người bệnh nhẹ trở về, trông họ lành lặn như người bình thường. Còn một người hơi nặng thì vẫn còn ở trong động với y". Ông ta ngập ngừng rồi nói tiếp: “Diệp Thọ Thường vốn ở đây, nhưng đồ đệ họ Dương đã mời ông ta đi đến Nam Khẩu. Nếu ông ta không mau trở về, cơ hội chẳng còn nữa". Họa sư nào biết, lúc này Diệp Thọ Thường đã qua đời.
Họa sư nói xong, thấy Lữ Tứ Nương mỉm cười, vỗ đùi hỏi: “Ngươi muốn ông ta trị bệnh gì?" Lữ Tứ Nương cười nói: “Không cần nữa, quấy rối đã lâu, xin cáo từ!" Lữ Tứ Nương thầm nhủ: “Diệp Thọ Thường đã đến nhà họ Dương ở Nam Khẩu, chắc chắn Phùng Anh đã tới tìm ông ta".
Lữ Tứ Nương vừa nói lời cáo từ, không ngờ Họa sư đã kéo nàng lại, nổi giận nói: “Này, ngươi không giữ lời! Nói mau, chỗ nào đã vẽ không giống?"
Lữ Tứ Nương nâng bút lên nói: “Bức họa của ông có một điểm sơ hở rất lớn. Nghiêm Hồng Quỳ là đệ tử đắc ý của Lữ Lưu Lương tiên sinh, ông vẽ Nghiêm Hồng Quỳ đứng hầu bên cạnh ông ta, đương nhiên có thể, nhưng Thẩm Tại Khoan là học trò của Lữ Bảo Trung, Lữ Bảo Trung là con của Lữ Lưu Lương, Thẩm Tại Khoan chưa bao giờ thấy Lữ Lưu Lương tiên sinh, làm sao có thể đứng hầu bên cạnh ông ta!" Họa sư ấy cười ha hả: “Ngươi hiểu cái gì? Đúng là ý nghĩ của đàn bà!" Lữ Tứ Nương bình sinh rất ghét người khác coi khinh mình là đàn bà con gái, cười lạnh nói: “Không chỉ có sơ hở này!"
Trần họa sư nổi danh thiên hạ, nghe Lữ Tứ Nương nói mình vẽ không giống, rất lấy làm tức giận, cười lạnh nói: “Ngươi bao nhiêu tuổi? Ngươi cũng chưa bao giờ gặp Lữ Lưu Lương tiên sinh, làm sao biết ta vẽ không giống?" Lữ Tứ Nương cười nói: “Ông vẽ Lữ Lưu Lương tiên sinh, hình thì rất giống, nhưng thần lại không giống, ông vẽ ông ta đạo mạo nghiêm trang, nhưng thực sự ông ta là người bình dị dễ gần, mặt luôn luôn mỉm cười. Tôi biết ông muốn lột tả chính khí của ông ta nhưng lại không vẽ được nét mặt hiền từ". Trần họa sư lúc nhỏ đã từng theo cha đến nghe Lữ Lưu Lương dạy học, thất kinh, thầm nhủ quả là như thế. Lữ Tứ Nương tiếp tục nói: “Lữ lão tiên sinh vẫn còn giống được bề ngoài, nhưng Thẩm Tại Khoan đứng bên cạnh thì cả hình lẫn thần đều không giống". Họa sư nói: “Lẽ nào hình cũng không giống?" Lữ Tứ Nương nói: “Khuôn mặt Thẩm Tại Khoan không phải như thế, ông vẽ chỉ giống hai ba phần, tôi sẽ vẽ hộ ông". Rồi cầm bút quẹt mấy nét.
Trần họa sư cười ha hả, nói: “Ngươi vẽ ai thế?" “Thẩm Tại Khoan" “Người là ai?" “Lữ Lưu Lương là tổ phụ của tôi, Thẩm Tại Khoan lớn lên trong nhà tôi". “Ngươi dám gạt ta? Ngươi chẳng phải vẽ Thẩm Tại Khoan!"
Lữ Tứ Nương cười nói: “Tôi đã vẽ mà không giống, trên thiên hạ cũng không có người thứ hai vẽ giống!" Họa sư cười lạnh: “Nếu ngươi đúng là cháu gái của Lữ Lưu Lương, bằng hữu của Thẩm Tại Khoan, hôm nay đã không rãnh luận họa với ta!" đột nhiên lấy ra một cuộn giấy tuyên, sầm mặt nói: “Ngươi xem, đây là gì?"
Té ra đó là bản sao của dụ chỉ, dụ chỉ viết rằng: “Từ xưa đến nay thiên hạ thuộc về đế vương, đế vương luôn luôn yêu thương vạn dân, gia ân bốn biển, làm cho muôn dân ấm no là trách nhiệm của đế vương. Bởi vậy, chỉ có người có đức mới có thể làm vua của thiên hạ... nay triều ta vâng lệnh trời, làm chủ của vạn dân, lấy yêu thương rải khắp thiên hạ, làm sao có thể phân biệt Hoa với Di... thế nhưng nghịch tặc Lữ Lưu Lương thích gây loạn làm họa, viết trước thuật truyền bá xàm ngôn. Còn bọn nghịch tặc Nghiêm Hồng Quỳ lại phụ họa đề xướng..." phần tiếp theo là những lời mắng nhiếc Lữ Lưu Lương, Lữ Tứ Nương chẳng còn lòng dạ nào đọc kỹ, đoạn cuối viết rằng: “Nay triều ta phanh thây Lữ Lưu Lương và Lữ Bá Trung thị chúng, Nghiêm Hồng Quỳ Thẩm Tại Khoan cũng bị trảm quyết, người trong tộc đều bị tru diệt, hàng con cháu đưa đến tháp Ninh Cổ làm nô bộc. Nay báo cho thiên hạ muôn dân, lấy đó làm răn".
Lữ Tứ Nương xem xong, tựa như sấm nổ giữa trời, run giọng nói: “Thẩm Tại Khoan đã bị giết rồi sao?" Họa sư nói: “Mấy ngày trước khi hai vị nghĩa sĩ Nghiêm Thẩm bị trảm, tôi đang ở Bắc Kinh, theo mọi người đến pháp trường chiêm ngưỡng di dung, mới được gặp mặt lần đầu tiên. Hừ, cô nương còn có lòng dạ bảo tôi vẽ không giống!"
Sắc mặt Lữ Tứ Nương tái nhợt, nàng lảo đảo như muốn ngã xuống, Họa sư ấy tiếp tục nói: “Tôi nào biết Thẩm Tại Khoan là học trò của Lữ Bảo Trung, không phải do Lữ tiên sinh đích thân dạy dỗ?" Lữ Tứ Nương chợt kéo tay ông ta, hỏi: “Ông có nhìn rõ không? Thẩm Tại Khoan có giống người này không?" Họa sư lắc đầu: “Lão phu không dám nói khoát, vẽ truyền chân chỉ là chuyện vặt, chả lẽ không giống? Đầu của hai nghĩa sĩ vẫn còn treo trên cửa thành, nếu cô nương không tin có thể đi xem!" nói chưa xong, Lữ Tứ Nương chợt đẩy hông ông ta một cái, tung người vọt ra cửa, Họa sư lồm cồm bò dậy, nói: “Sao lại thế được, mạo nhận là cháu gái của Vãn Thôn tiên sinh lại còn dám chê bai ta, đúng là miệng lưỡi đàn bà!"
Lữ Tứ Nương xưa nay ứng phó việc lớn không bao giờ hoảng hốt. Nhưng đây là lần đầu tiên nàng nghe tin dữ. Một hồi sau, Lữ Tứ Nương dần dần bình tĩnh, nghĩ thầm Thẩm Tại Khoan đang ẩn cư ở Tiên Hà lĩnh, bảy tám năm qua không bước ra khỏi cửa, người ngoài làm sao biết? Nàng nghĩ Họa sư ấy chỉ vẽ giống ba phần, trong lòng thấy nghi ngờ, thầm nhủ: “Sao mình không vào kinh thành xem thử? Phùng Anh chắc chắc đã mời được Diệp Thọ Thường, chuyện của Hiểu Lan, mình tạm thời không cần lo".
Lữ Tứ Nương gia tăng cước lực, đến chập tối đã vào kinh thành. Thành Bắc Kinh có chín cửa, những trọng phạm sau khi bị triều đình chém đầu sẽ treo thủ cấp ở các cửa thành. Lữ Tứ Nương đảo qua mấy cửa thành, đi đến bên ngoài tây hoa môn, quả nhiên thấy trên cửa thành có cắm hai cây sào cao, ở mỗi cây sào có treo một cái đầu người. Trong bóng tối không nhìn thấy rõ ràng, Lữ Tứ Nương thấy tim đập thình thình, nhìn một hồi thì thấy có bốn tên lính bình thường đứng canh, lòng càng hoài nghi hơn.
Lữ Tứ Nương điểm mũi chân, một tay vỗ lên tường thành, lướt lên như chim ưng, bốn tên lính kêu hoảng, chưa kịp nhìn rõ đã bị nàng điểm huyệt đạo từng tên.
Một chốc sau, Lữ Tứ Nương đã phóng lên cây sào phía bên phải, lấy cái đầu xuống nhìn, tuy cái đầu đã bị cắt mấy ngày nhưng nàng vẫn còn nhận ra đó là Nghiêm Hồng Quỳ! Trong khoảng sát na, Lữ Tứ Nương như bị sét đánh, đau đớn đến tận con tim, suýt nữa đã ngã xuống, nàng vội vàng trấn tĩnh, thi chuyển tuyệt kỹ khinh công, từ cây sào bên phải phóng lên cây sào bên trái, đưa tay toan lấy cái đầu. Nhưng nào ngờ trong chớp mắt, cây sào đột nhiên gãy làm đôi, Lữ Tứ Nương ngã chúc đầu xuống, trong cây sào lại giấu cơ quan, khi gãy làm đôi ở giữa bắn ra vô số mũi tên!
Lữ Tứ Nương đang cầm hai cái đầu không thể chống cự, khi cây sào ngã xuống, chân đã mốc vào mũi sào, rồi mượn lực lướt xéo ra, chỉ nghe tu tu mấy tiếng vang lên, một món ám khí kỳ quái từ phía dưới bay lướt lên, Lữ Tứ Nương vừa nghe đã biết là ám khí độc môn Hồi hoàn câu của Hàn Trọng Sơn, trong khoảng khắc này nàng xoay người, một tay cầm hai cái đầu, tay kia rút cây Sương Hoa kiếm đâm vào cái Hồi hoàn câu!
Hồi hoàn câu bay hình chữ chi, Lữ Tứ Nương xông tới, mũi kiếm hất nhẹ lên, cái Hồi hoàn câu bay lướt ra rồi lại bay ngược trở về, nhưng Lữ Tứ Nương đã hạ xuống tường thành, cái Hồi hoàn câu không đuổi kịp theo nàng.
Hôm nay là trăng đầu tháng, sao trời mờ mịt, Lữ Tứ Nương nhìn lại cái đầu trên tay, chỉ thấy có vài phần giống với Thẩm Tại Khoan, nhưng vì đã chặt xuống lâu ngày, xương đầu đã khô rút lại, nét mặt cũng thay đổi, trong nhất thời chẳng nhìn rõ. Lữ Tứ Nương đang định nhìn kỹ, chợt nghe bên dưới có tiếng cười ha hả, ba người đột nhiên xuất hiện chia nhau đứng ở ba gốc, ba người này chính là Thiên Diệp Tản Nhân, Hàn Trọng Sơn và Cáp Bố Đà.
Bản lĩnh của Lữ Tứ Nương nay đã nhỉnh hơn ba người này, nhưng dầu thế nào cũng không thể lấy một địch ba. Nhưng vẫn thật lạ lùng, cả ba đều chiếm mỗi phương vị chứ không bao vây hợp kích. Lữ Tứ Nương không kịp nghĩ nhiều, chạy về phía cửa nam, nàng chưa kịp nhảy xuống đã có một luồng lực lớn dồn tới, Lữ Tứ Nương lộn người một vòng trên không trung, cái Hồi hoàn câu bay gấp vào lưng nàng, đồng thời có một cái bóng đỏ cũng từ trên đầu chụp xuống nhanh như điện chớp, Lữ Tứ Nương xoay người, né tránh thế công của địch, lại cản ám khí, chợt thấy luồng kình phong dồn vào ngực, tay buông ra, hai cái đầu đã bị chưởng phong của người ấy quét xuống tường thành, cái Hồi hoàn câu cũng đã ngừng lại. Lữ Tứ Nương điểm chân xuống đất, xoay người lại, chỉ nghe có người nói: “Ả nha đầu rất xinh đẹp, dùng ám khí giết ngươi thật đáng tiếc, để Phật gia bắt sống ngươi lập công cho Hoàng thượng".
Lữ Tứ Nương cả giận, nhìn lại thì thấy một Lạt ma áo đỏ nhìn mình cười hằn hệt, nhưng đó không phải là Ngạch Âm Hòa Bố. Lữ Tứ Nương nói: “Trả đầu lại cho ta!" rồi đâm xoạt tới một kiếm. Lạt ma vươn hai tay toan chụp lấy tay nàng, Lữ Tứ Nương vốn xuất kiếm nhanh như điện, tựa như bị y húc tới, kiếm thế lệch sang một bên, Lữ Tứ Nương cả kinh. Công lực nội gia của Lạt ma này còn hơn cả Ngạch Âm Hòa Bố. Lạt ma cười nói: “Phật gia không rãnh niệm kinh siêu độ cho người chết, ta đã đấm vỡ cái đầu của tên phản nghịch, coi như đó cũng là một ơn trạch. Ngươi còn chưa đa tạ ta?"
Lữ Tứ Nương trợn mắt, nàng vận nội lực lại đâm tới một kiếm! Lạt ma lách người né tránh, Lữ Tứ Nương đâm hụt, lại đâm thêm một nhát nữa! Lạt ma vẫn xoay người, Lữ Tứ Nương không đâm kiếm tới được, nhưng cũng không giống bị y dẫn ra ngoài như lúc trước, thế là cả hai thành ra thế cuộc giằng co. Lạt ma cười lên một tiếng quái dị, hai chưởng buông ra, Lữ Tứ Nương mất trọng tâm vỗ về phía trước, Lạt ma chợt vỗ một chưởng vào huyệt chí đường của nàng.
Đòn ấy vốn lợi hại lạ thường, lại thêm Lữ Tứ Nương chòm người về phía trước, Lạt ma tưởng rằng chắc chắn nàng sẽ trúng đòn; nào ngờ y vừa nhả kình lực ra, Lữ Tứ Nương đột nhiên thay đổi phương vị, trở tay đâm một kiếm vào huyệt toàn cơ của y, Lạt ma thất kinh, toan vận chưởng lực dẫn kiếm của nàng ra, nhưng đã không kịp nữa, y vội vàng hót ngực thâu bụng, người ngửa ra phía sau mấy tấc, Lữ Tứ Nương đâm hụt một kiếm, lập tức nhảy xuống. Chỉ nghe Cáp Bố Đà kêu lớn: “Lại để ả chạy rồi!" lại nghe Lạt ma cưởi ha hả: “Ả chạy là tốt nhất!" Lữ Tứ Nương thầm nhủ: “Ngươi không để ta chạy cũng không được, làm sao đuổi kịp ta!" chợt nghe phía sau kêu vù một tiếng, Lạt ma đã nhảy xuống tựa như một ánh mây đỏ từ trên trời giáng xuống, người chưa đến đất đã phát chưởng lực, Lữ Tứ Nương điểm mũi chân xuống đất lướt ra mấy trượng, nếu không phải nội công của nàng cao thâm, suýt nữa đã bị chưởng phong đánh ngã. Trong khoảnh khắc này, Cáp Bố Đà, Thiên Diệp Tản Nhân và Hàn Trọng Sơn cũng đã nhảy xuống. Lữ Tứ Nương thất kinh, thầm nhủ: “Sao lại có nhiều cường địch như thế này?"
Lữ Tứ Nương không biết rằng kẻ này là Côn Điện Thượng Nhân, sư huynh của Ngạch Âm Hòa Bố, đệ nhất cao thủ trong Lạt ma Hồng giáo, công phu nội ngoại của y đã đến mức lưu hỏa thuần thanh. Sau lần bị bọn Lữ Tứ Nương và Phùng Anh đại náo hoàng cung, Ung Chính sợ Lữ Tứ Nương lại đến nên mời y ra, dùng đầu của Nghiêm Hồng Quỳ và Thẩm Tại Khoan bày cạm bẫy để dụ nàng tới, nếu không phải vì Côn Điện Thượng Nhân phách lối, không cho bọn Cáp Bố Đà tương trợ hợp công, Lữ Tứ Nương đã bị bọn chúng bắt sống.
Côn Điện Thượng Nhân dắt bọn Cáp Bố Đà đuổi theo, Lữ Tứ Nương chợt nảy ra một ý, thầm nhủ: “Võ công của người này hơn hẳn mình, nếu lúc nãy y dùng chưởng lực vây mình, chỉ e mình đã chạy không thoát. Nay y bảo mình chạy thật là đúng lúc, chả lẽ y có ý nhường? Nếu đã nói thế tại sao còn dắt mọi người đuổi theo?" trong nhất thời Lữ Tứ Nương không nghĩ ra, Côn Điện Thượng Nhân muốn nhân cơ hội này theo dõi Lữ Tứ Nương đến sào huyệt của nàng.
Nhưhg võ công của Côn Điện Thượng Nhân tuy đến mứa đăng phong tạo cực nhưng khinh công lại chỉ tương đương với bọn Thiên Diệp Tản Nhân và Hàn Trọng Sơn, đuổi một hồi, cả bọn cách xa Lữ Tứ Nương đến bảy tám trượng. Côn Điện Thượng Nhân nhíu mày, Hàn Trọng Sơn nói: “Xem ta đây!" rồi vung tay, một luồng ánh lửa xanh bay lên trời, Lữ Tứ Nương rụt vai lại, luồng ánh lửa xanh ấy lướt qua đầu nàng, Lữ Tứ Nương rất lấy làm lạ, tại sao ám khí của Hàn Trọng Sơn lại không trúng mình, chợt thấy luồng lửa xanh quay đầu bay trở lại, nổ bùng một tiếng, vô số thiết sa rơi xuống như mưa. Lữ Tứ Nương vội vàng né tránh chính diện, lướt ra ba bốn trượng, khi nàng né tránh thì bọn Côn Điện Thượng Nhân đã đuổi tới sau lưng.
Té ra sau khi Hàn Trọng Sơn thất bại trong tay Lữ Tứ Nương, y khổ tâm nghiên cứu, căn cứ vào nguyên lý của Hồi hoàn câu, chế tạo một loại xà diệm tiễn có chứa vô số thiết sa để nó có thể bay ngược lại. Lữ Tứ Nương khinh công tuy cao nhưng vì phải chạy đường xéo né tránh ám khí của kẻ địch, mà Côn Điện Thượng Nhân lại đuổi tới bằng đường thẳng, thế là tình thế lập tức thay đổi.
Lữ Tứ Nương bị ám khí chặn lại, khinh công giảm xuống. Hàn Trọng Sơn đã nhiều lần dùng cách này, mỗi lần đuổi theo không kịp lại lấy xà diệm tiễn buộc nàng chạy xéo. Xà diệm tiễn này cũng là tín hiệu để gọi bọn thị vệ trong cung đuổi theo.
Lữ Tứ Nương thông minh tuyệt đỉnh, chạy một hồi đã đoán được độc kế của y, thầm nhủ: “Nếu mình chạy về Tây Sơn, bọn chúng sẽ bám theo, bốn người này võ công chẳng phải tầm thường, Lạt ma Hồng giáo kia càng là kẻ không ai địch nỗi, huống chi bọn chúng chắc chắn lại còn có viện binh. Tây Sơn tuy có cao thủ như Cam Phụng Trì và Lãnh Thiền, nhưng chỉ e chống không nỗi, biết làm thế nào đây?" chợt nhớ lại quái nhân mà Trần họa sư đã nói, thầm nhủ: “Chi bằng mình dụ bọn chúng đến chỗ Độc Long Tôn Giả, võ công của Độc Long Tôn Giả dẫu sao cũng có thể chống lại Lạt ma áo đỏ!"
Lữ Tứ Nương chạy ở phía trước, bọn Côn Điện Thượng Nhân đuổi phía sau, một bên chạy một bên đuổi đều nhanh như điện chớp lửa sẹt, trước khi trời hửng sáng, chạy được hơn hai trăm dặm, đến núi Tích Thạch phía tây nam Bát Đạt lĩnh. Lúc này xà diệm tiễn của Hàn Trọng Sơn đã dùng hết, nhưng Lữ Tứ Nương cũng đã mệt đến nỗi mồ hôi toát đầm đìa.
Côn Điện Thượng Nhân thấy Lữ Tứ Nương chạy vào rừng, nói: “Sào huyệt của phản tặc ở đây". Rồi cùng bọn Cáp Bố Đà chia làm bốn hướng tấn công vào rừng, chỉ thấy Lữ Tứ Nương phóng vọt người lên một cây cao hơn mười trượng, ngồi trên cành cây nhai lương khô. Hàn Trọng Sơn phóng mấy mảnh tiền tiêu đều bị Lữ Tứ Nương búng rơi xuống đất, Côn Điện Thượng Nhân cả giận, cũng thi viễn khinh công phóng lên cây, Cáp Bố Đà kêu lớn: “Thượng nhân cẩn thận!" Lữ Tứ Nương bẻ hai cành cây đâm vào hai mắt của Côn Điện Thượng Nhân. Côn Điện Thượng Nhân tuy có luyện công phu kim chung tráo nhưng hai mắt lại rất yếu, thế là y vội vàng nhắm mắt cúi đầu, hai cành cây đâm soạt vào hai mang tai của Côn Điện Thượng Nhân. Côn Điện Thượng Nhân kêu lớn buông tay rơi xuống, khi ngửa đầu nhìn lên thì thấy Lữ Tứ Nương ngồi xếp bằng trên cây, vẫn nhai lương khô. Côn Điện Thượng Nhân võ công tuy cao nhưng Lữ Tứ Nương từ trên cao đánh xuống, đã chiếm được tiện nghi. Côn Điện Thượng Nhân khinh công lại không bằng nàng, một lần đã thất bại, không dám liều phóng lên cây nữa.
Lữ Tứ Nương ăn xong, chợt hú dài một tiếng, thanh âm tuy không lớn nhưng nghe trong trẻo cao vút, Côn Điện Thượng Nhân cười lạnh nói: “Ta đang tìm vây đảng của ngươi, hãy gọi tiếp đi!" Lữ Tứ Nương hú mấy tiếng, một hồi sau trong rừng im ắng, chẳng có bóng người. Lữ Tứ Nương kêu: “Độc Long Tôn Giả, Độc Long Tôn Giả!" Côn Điện Thượng Nhân cười lớn: “Tôn giả cái gì? Dù một con Độc Long đến đây, bổn Thượng Nhân cũng có thủ đoạn đồ long". Lữ Tứ Nương kêu mấy tiếng mà chẳng thấy ai trả lời, trong lòng bất giác lo lắng, nghĩ bụng: “Chả lẽ Độc Long Tôn Giả đã bỏ đi?"
Côn Điện Thượng Nhân vẫn đủ tinh thần, không thấy đồng đảng của Lữ Tứ Nương kéo tới, bất giác cười lớn: “Té ra là kế không thành của ngươi". Lữ Tứ Nương chẳng thèm để ý, vẫn ngồi xếp bằng trên cây, nhắm mắt dưỡng thần. Côn Điện Thượng Nhân cười rặng: “Ngươi tưởng làm thế, Phật gia không làm gì được ngươi sao?" rồi cởi áo cà sa màu đỏ, vung tay quát lớn một tiếng, chém ngang hai chưởng vào thân cây, thân cây to bằng hai người ôm lập tức tựa như bị búa chém vào! Lữ Tứ Nương ngồi bên trên, tựa như một con thuyền nhỏ bị sóng lớn đánh vào, nàng vội vàng nắm chặt cành cây. Côn Điện Thượng Nhân đánh liền mấy chưởng, cành cây rung rinh rồi đột nhiên y dùng hai tay đẩy một cái, quát: “Ngã!" thân cây tựa như bị búa lơn giáng vào, ầm một tiếng ngã oằng xuống. Chỉ thấy bụi đất tung lên, lá rơi tơi tả, một bóng người phóng vọt lên cây cao hơn, buông giọng cười lớn: “Lừa trọc ngu ngốc, ngươi có bao nhiêu sức có thể chặt đổ hết cây rừng?"
Côn Điện Thượng Nhân đánh ngã cây, chẳng qua chỉ là muốn trút giận, nào ngờ chưa hết giận mà lại bị người ta mỉa mai, giận càng thêm giận nhưng chẳng biết làm cách nào. Lúc này sắc trời đã sáng, cao thủ trong cung dần dần kéo tới, mấy mươi người lấp tên bắn lên, nhưng cái cây ấy cao đến hơn mười trượng, những gã sức yếu chẳng bắn tới, còn hễ bắn tới là bị Lữ Tứ Nương phất rơi xuống. Côn Điện Thượng Nhân tức tối nói: “Thôi được, xem ngươi có thể đợi được bao lâu?" một lúc sau Ngạch Âm Hòa Bố cũng chạy tới, năm đại cao thủ cùng mấy chục tên thị vệ chỉ đành đứng ở dưới ngóng lên.
Côn Điện Thượng Nhân kêu bọn thị vệ bao vây kín vạc rừng đề phòng kẻ địch bên ngoài đánh vào còn mình thì vẫn canh ở dưới gốc cây, nướng thức ăn chờ đợi. Số lương khô Lữ Tứ Nương đem theo đã hết, thấy bọn chúng nướng thức ăn thơm phức, cơn đói dần dần trỗi dậy. Nàng lại hú mấy tiếng gọi Độc Long Tôn Giả.
Bất giác mặt trời đã quá ngọ, chợt nghe ngoài rừng có một tiếng quát thật lớn, tiếp theo là mấy tiếng hưởng tiễn vang lên, có hai người xông vào, người đầu tiên là một hán tử nhỏ thó, lực tay kinh người, chỉ thấy y vung tay lên là chụp được một người, đã có hai tên thị vệ bị ném gãy xương. Hàn Trọng Sơn kêu: “Là Cam Phụng Trì và Đường Hiểu Lan, hai tên này là khâm phạm quan trọng!" Côn Điện Thượng Nhân nói: “Cứ đứng yên đấy, để ta xem hai người này có bản lĩnh thế nào!"
Côn Điện Thượng Nhân nghênh ngang bước ra, Cam Phụng Trì quát lớn, vung tay chụp vào cổ của y, nào ngờ đã chụp hụt, chợt thấy một luồng lực lớn dồn tới, Cam Phụng Trì vội vàng biến chiêu, vận chưởng chặn lại, bớt một tiếng, chàng ta bị thoái lui mấy bước, hổ khẩu chảy máu, Côn Điện Thượng Nhân cũng bị chưởng lực của Cam Phụng Trì khiến lảo đảo. Cam Phụng Trì bất giác thất kinh, chỉ nghe Côn Điện Thượng Nhân kêu lên: “Ngươi có thể chặn nỗi một chưởng của ta, không hổ là Giang Nam đại hiệp!" rồi định bổ ngang chưởng tới, chợt một đường hàng quang lướt tới nhanh nhạy tuyệt luân, Ngạch Âm Hòa Bố kêu lên: “Sư huynh cẩn thận, đó là Du Long bảo kiếm!"
Côn Điện Thượng Nhân vốn muốn cướp kiếm của Đường Hiểu Lan, nghe thế thất kinh, phân biệt ngầm nội lực dẫn dắt, phải vội vàng né tránh. Đường Hiểu Lan sử dụng Truy Phong kiếm pháp, chui kiếm xoay lại, ánh quang trên mũi kiếm mở ra mấy tấc, Côn Điện Thượng Nhân thấy trên đỉnh đầu mát rượi, cái mũ sừng trâu đã bị hớt mất hai mảnh. Cam Phụng Trì thừa thế nhảy vọt tới, hai quyền quét ra. Côn Điện Thượng Nhân cả giận, phất ống tay áo, cuộn thanh kiếm của Đường Hiểu Lan, tay trái đấm ra ngoài, đánh lui Cam Phụng Trì. Kiếm pháp của Đường Hiểu Lan tuy tinh diệu nhưng công lực lại kém Côn Điện Thượng Nhân rất xa, bị ống tay áo của y cuốn vào, chẳng thể tiến lui. Côn Điện Thượng Nhân cười lạnh một tiếng, ống tay áo càng cuộn chặt hơn, tay trái vươn ra, hai ngón hơi co, đánh ra một chiêu Du Long Thám Trảo, móc vào cổ tay của Đường Hiểu Lan, toan đoạt Du Long bảo kiếm.
Cam Phụng Trì thấy thế cả kinh, vội dốc thực lực, hai quyền đấm tới trước, Côn Điện Thượng Nhân buộc phải vươn ngón tay ra, dùng bình chưởng để đối địch, nội kình của Cam Phụng Trì hùng hậu, lực của hai quyền đấm ra đâu chỉ ngàn cân, Côn Điện Thượng Nhân tuy lợi hại vô cùng nhưng một chưởng chẳng thể chống nỗi hai quyền của chàng, chưởng và quyền chạm nhau, Côn Điện Thượng Nhân lắc lư hai cái, thoái lui một bước, Đường Hiểu Lan chợt thấy áp lực giảm xuống, mũi kiếm vẫy nhẹ kêu lên xoạt xoạt, đã cắt đứt ống tay áo của Côn Điện Thượng Nhân. Côn Điện Thượng Nhân cả giận, hợp chưởng vận kình đẩy ra ngoài, Cam Phụng Trì giao thủ ba hiệp đã biết người biết ta, chàng hiểu nếu tỉ thí nội công, mình chẳng phải là đối thủ của y, đã sớm đoán y có chiêu này, Côn Điện Thượng Nhân vừa biến chiêu hợp chưởng, chàng ta đã lách người tránh ra. Côn Điện Thượng Nhân đẩy hai chưởng ra, cát chạy đá bay ù ù, thanh thế mãnh liệt lạ thường, nhưng cũng chẳng làm gì được chàng ta.
Chưởng phong vừa ngừng, kiếm ảnh bay xéo tới, Đường Hiểu Lan nhân lúc y vừa định đánh ra một chiêu, chưa kịp vận nội gia công lực đã đột nhiên quét ngang một kiếm, mũi kiếm hất xéo tới, Cam Phụng Trì cũng mau chóng tấn công hạ uy thế của y. Người Côn Điện Thượng Nhân xoay hai vòng trong kiếm ảnh chưởng phong, chợt nghe quát lớn một tiếng, hai chưởng phân ra hai bên trái phải tấn công hai người Cam Đường, tiềm lực vừa phát tựa như dời núi lấp bể! Cam Phụng Trì vận chưởng chậm lại, tung người thoái lui, Đường Hiểu Lan suýt nữa đã bị y đánh ngã. Côn Điện Thượng Nhân không hề nương tay, sau khi phá vỡ đòn tấn công của hai người thì lập tức liên tục phản kích!
Cam Phụng Trì hít một hơi, thầm nhủ: “Công lực của người này chẳng kém gì Độc Long Tôn Giả". Rồi cả hai lại tiến tới hợp kích. Cam Phụng Trì chặn một chưởng của y, Đường Hiểu Lan dùng kiếm pháp nhanh nhạy du đấu kiềm chế. Thế là y không thể dốc hết toàn lực áp chế Cam Phụng Trì, cũng không thể cướp bảo kiếm của Đường Hiểu Lan, lại còn phải phòng bị bảo kiếm, chỉ có thể dùng kim cương thủ mê công chưởng nửa công nửa thủ, đôi bên quần thảo được hơn trăm chiêu mà vẫn chưa phân thắng bại.
Nhưng dẫu sao Côn Điện Thượng Nhân vẫn có nội công thâm hậu, nội kình kéo dài, đấu hơn trăm chiêu mà vẫn nhàn nhã như thường. Đường Hiểu Lan đã thấy nóng người, may mà trong một năm qua chàng luyện nội công chính tông Thiên Sơn đã có tiến bộ nên mới cầm cự nỗi.
Lại đánh mấy mươi chiêu nữa, Côn Điện Thượng Nhân chợt hú lên một tiếng quái dị, chưởng trái vung lên đánh chấn động bảo kiếm của Đường Hiểu Lan, chưởng phải xỉa vào ba mươi sáu đại huyệt trên người Cam Phụng Trì.
Phép điểm huyệt bình thường là vận kình lực dồn vào đầu ngón tay rồi đột nhiên đâm ra. Chỉ kình có hạn, nếu gặp phải những cao thủ như Cam Phụng Trì, vận khí chặn lại dù bị điểm trúng cũng không bị thương. Vả lại Cam Phụng Trì chưởng lực trầm hùng, đối phương xỉa chỉ tới, nếu chạm phải thiết chưởng của chàng, ngón tay sẽ bị gãy, cho nên Cam Phụng Trì bình sinh đối địch chưa bao giờ sợ điểm huyệt. Nhưng không ngờ Côn Điện Thượng Nhân lại dùng phép phách huyệt, y có thể dùng chưởng lực đánh chấn động huyệt đạo, Cam Phụng Trì xuất chưởng chặn lại, song coi như đã tỉ thí nội kình, nếu hơi sơ suất thì y sẽ thừa cơ tấn công hoặc vỗ hoặc đâm, khiến người ta khó phòng. Lại thêm thủ pháp phách huyệt của Côn Điện Thượng Nhân quái dị lạ thường, Cam Phụng Trì chưa từng thấy, cho nên nhất thời không biết ứng phó thế nào.
Đường Hiểu Lan đang định đến giúp Cam Phụng Trì, bọn Thiên Diệp Tản Nhân và Cáp Bố Đà cũng xông ra, Thiên Diệp Tản Nhân thân pháp rất nhanh, y lướt tới trước, xem ra sắp chặn Đường Hiểu Lan, chợt dừng bước, cười ha hả: “Lâm quý nhân, nàng cũng tới đấy sao?"
Đường Hiểu Lan liếc mắt nhìn ra ngoài rừng, thấy Phùng Anh chạy lướt đi như gió, kiếm quang loang loáng, Thiên Diệp Tản Nhân cười chưa dứt, nàng đã xông vào. Đường Hiểu Lan kêu: “Anh muội, Lữ tỉ tỉ đang ở trong rừng!"
Côn Điện Thượng Nhân múa chưởng thành nửa vòng tròn, dẫn về phía Đường Hiểu Lan, Đường Hiểu Lan lập tức ngã chõng vó.
Côn Điện Thượng Nhân cười ha hả, vung tay toan chụp tới, chợt kiếm quang lóe lên, lại một thiếu niên nữa xông vào, Côn Điện Thượng Nhân chẳng thèm để ý, tay phải vẫn tiếp tục chụp về phía trước, chưởng trái phất ra đón lấy cái đánh của người ấy, chụp vào cổ tay của chàng. Nào ngờ người này là Lý Trị, chàng ta xoáy mũi kiếm chém vào cổ tay phải của Côn Điện Thượng Nhân, Côn Điện Thượng Nhân cả kinh, vội vàng rụt tay. Đường Hiểu Lan bật người dậy, cùng Lý Trị múa kiếm đánh tới.
Phía bên kia Thiên Diệp Tản Nhân đã đánh với Phùng Anh mấy chiêu, y cả kinh, thầm nhủ: “Không ngờ kiếm pháp của ả nha đầu này lại tiến bộ nhanh như thế!" Y tưởng Phùng Anh là Phùng Lâm, Cáp Bố Đà nhảy tới hai bước, đang định giúp Thiên Diệp Tản Nhân bắt sống Phùng Anh, chợt trong rừng có một thiếu nữ nữa chạy ra, Cáp Bố Đà thất kinh, nàng thiếu nữ này giống hệt như người lúc nãy! Thiên Diệp Tản Nhân cũng phát giác, hai người nhìn nhau, bất giác không biết ai mới là Lâm quý nhân!
Té ra Phùng Anh Phùng Lâm Lý Trị nghe hưởng tiễn của Cam Phụng Trì cho nên vội vàng đuổi tới, Phùng Anh khinh công giỏi nhất, tới nơi thì vừa vặn giải nguy cho Đường Hiểu Lan, Phùng Lâm chạy đến sau cùng, nhưng nàng lanh lẹ lạ thường, vừa liếc nhìn thấy Cam Phụng Trì đã kêu: “Tỉ tỉ, tỉ cầm cự một lúc, muội và Cam đại hiệp đến giúp tỉ". Phùng Lâm thông hiểu phép phách huyệt của Hồng giáo Tây Tạng, chạy đến bên cạnh Cam Phụng Trì, vỗ bốp bốp hai chưởng vào huyệt phục thố và ngọc sơn, Cam Phụng Trì thấy khí huyết lưu thông, tinh thần phấn chấn, phất chưởng tiếp tục tấn công Côn Điện Thượng Nhân, Lý Trị và Đường Hiểu Lan đang mệt nhọc, Lý Trị nhảy vào vòng chiến, lấy ba địch một, lập tức chiếm được thượng phong.
Cáp Bố Đà vừa thấy đã cười ha hả: “Té ra ngươi là Lâm quý nhân". Rồi tung mình nhảy tới bắt Phùng Lâm, Thiên Diệp Tản Nhân lúc này cũng nhận ra ai là Phùng Lâm, ai là Phùng Anh, cho nên lập tức phản kích mạnh mẽ, đánh đến khó phân thắng bại với Phùng Anh.
Cáp Bố Đà múa tiếp đôi chùy Lưu Tinh đánh tới, buộc Phùng Lâm phải bỏ chạy. Lúc này tiếng hú của Lữ Tứ Nương trong rừng lại vang lên, Cam Phụng Trì hú lên trả lời. Phùng Lâm nghe tiếng hú của Lữ Tứ Nương, lập tức trổ khinh công nhảy vào trong rừng.
Lữ Tứ Nương nghe tiếng hú của Cam Phụng Trì, lập tức nhảy xuống tấn công về phía Hàn Trọng Sơn, Hàn Trọng Sơn giơ cây tị vân trợ quét ngang, Lữ Tứ Nương đâm hụt, kiếm chiêu đã thay đổi, lưỡi kiếm đánh xéo qua đâm vào cổ tay của y. Hàn Trọng Sơn vội vàng rụt tay, vai chợt cảm thấy đau nhói, té ra đã bị Lữ Tứ Nương đá trúng, Lữ Tứ Nương mượn lực của cú đá này lướt ra xa hơn mười trượng.
Ngạch Âm Hòa Bố kêu lên: “Bên ngoài lại có kẻ địch đến, ngươi hãy ra đây xem để ta đối phó với ả nữ tặc ấy!" rồi y mở rộng phất trần đánh ra ba chiêu. Võ công của Ngạch Âm Hòa Bố hơi kém hơn Côn Điện Thượng Nhân, nhưng tương đương với Lữ Tứ Nương, Lữ Tứ Nương bị y chặn lại, trong lúc gấp gáp không thể xông ra.
Phùng Lâm chạy vào rừng, chợt thấy Hàn Trọng Sơn chạy ra thì thất kinh, nàng lướt xéo người né tránh, Cáp Bố Đà đuổi sát theo sau kêu lớn: “Ả nha đầu còn muốn chạy?" Hàn Trọng Sơn phất ra ba mũi phi tiễn, dồn Phùng Lâm đến chỗ rộng rãi, ý đồ khiến cho nàng không thể chơi trò trốn tìm. Cáp Bố Đà múa chùy phóng lên, Phùng Lâm vừa xoay người đã phóng ra ba mũi đoạt mệnh phi đao, Cáp Bố Đà cười lớn: “Ngươi chỉ có chút trò vặt mà dám thi triển trước mặt ta sao?" rồi tay trái hất một cái, chụp được ba mũi phi đao, nào ngờ một năm qua Phùng Lâm đã luyện nội công thượng thừa của phái Vô Cực, võ công của nàng đã không còn như trước, tuy vẫn còn hơi kém hơn bọn Cáp Bố Đà và Hàn Trọng Sơn nhưng cũng không quá xa. Cáp Bố Đà vừa vươn tay ra đã nghe phi đao xé gió lướt tới, y thất kinh vội vàng rụt tay né tránh, ba mũi phi đao, một mũi lướt qua đầu y, hai mũi lướt qua hai mang tai, đao phong quét vào mang tai, tuy không bị thương nhưng đã cảm thấy đau nhói. Phùng Lâm cười khanh khách, tiếp tục chạy về phía trước. Cáp Bố Đà cả giận, cái chùy Lưu Tinh đột nhiên đánh ra, bay đến trước mặt Phùng Lâm, bổ xuống tảng đá lớn bên cạnh!
Dụng ý của Cáp Bố Đà là đánh vỡ tảng đá để buộc Phùng Lâm không dám lao về phía trước để nàng quay lại rồi mình sẽ bắt sống. Nào ngờ tảng đá vỡ ra, phía sau tảng đá có một hang động rất sâu, bên trong tựa như có tiếng rên rĩ.
Phùng Lâm bị Cáp Bố Đà truy đuổi, nếu quay lại phía sau sẽ bị bắt, khi đá vụn bay lên, nàng thi triển một chiêu Bát phương phong vũ, kiếm thế mở ra bốn bên, rồi nàng chui tọt vào trong động.
Trong động có khí lạnh căm căm, đưa tay ra chẳng thấy năm ngón, Phùng Lâm rùng mình, nghe tiếng Cáp Bố Đà quát tháo, một hồi sau lại nghe Cáp Bố Đà kêu: “Dù ngươi chạy vào hang hùm ổ rắn, ta cũng sẽ lôi ngươi ra!" Phùng Lâm vốn sợ rắn, nghe y nói hai chữ “ổ rắn" lại thất kinh, nhưng Cáp Bố Đà đã lò dò tiến vào, nàng không thể chần chừ nữa, chỉ đành dùng kiếm hộ thân, vẫn tiếp tục đi về phía trước.
Động này rất sâu, đi một hồi lại nghe tiếng rên rĩ rất rõ ràng, lại còn có cả tiếng kêu xì xì quái dị, Phùng Lâm dựng tóc gáy, rồi nàng đâm xoạt ra một kiếm, ngẩng đầu nhìn lên chỉ thấy trong bóng tối có hai chấm sáng màu xanh lấp lánh, tiếng kêu xì xì phát ra từ chấm sáng ấy, rõ ràng là đôi mắt của một con độc xà!
Phùng Lâm kêu lớn, tiếp tục chém thẳng về phía trước, chợt thấy cổ tay đau nhói, thanh bảo kiếm rơi keng xuống đất, chỉ nghe có người khẽ quát: “Tại sao ngươi dám chém con rắn ta dùng để cứu người?" Phùng Lâm vận kình vùng vẫy, nào ngờ toàn thân đã mềm nhũng, nàng chợt cảm thấy có một vật vừa mềm vừa trơn bò trên người mình, nàng sợ đến nỗi hồn bay phách tán.
Người ấy chợt kêu ồ một tiếng rồi nói: “Ta tưởng là ai, té ra là ân nhân, ân nhân đừng lo. Con rắn này không biết cắn người. Kim Nhi, trở về!" con rắn trườn khỏi người Phùng Lâm, người ấy lại hỏi: “Phùng cô nương, sao biết tôi ở đây?" Phùng Lâm từ bên ngoài sáng chạy vào bóng tối, mắt vẫn chưa nhìn rõ, không biết người phía trước là ai, vẫn còn kinh hoảng, người ấy lại nói: “Lại có thêm một người, Phùng cô nương, y có phải là đồng bạn của cô nuơng không?" Phùng Lâm hơi bình tĩnh, thầm nhủ: “Ngươi này đã gọi mình ân nhân, lại có bản lĩnh cao như thế, chi bằng mình cứ nhờ y cứu". Tiếng bước chân của Cáp Bố Đà càng lúc càng gần, y lên tiếng dọa dẫm: “Nha đầu, ngươi mau ra đây, nếu không ta dùng chùy Lưu Tinh đánh vỡ đầu ngươi!" người ấy kêu ồ một tiếng nói: “Té ra là kẻ địch của cô nương!" Phùng Lâm vội nói: “Y là kẻ thù của tôi, y rất ác độc!" người ấy cười lạnh nói: “Ân nhân đừng lo, tôi chuyên thu phục người ác!" Cáp Bố Đà bước vào trong động, nghe tiếng xì xì, trong lòng cũng thấy kinh hãi. Nhưng y cậy tài cao gan lớn, múa cây chùy Lưu Tinh một vòng tròn, hộ trước thân, thầm nhủ: “Nếu có rắn độc đột nhiên lao bổ tới, chúng sẽ bị chùy phong của mìnnh đánh chết!" y vừa múa chùy vừa lần dò tiến về phía trước, vào sâu trong động chợt nghe Phùng Lâm và người ấy nói chuyện, bất giác lấy làm ngạc nhiên.
Cáp Bố Đà múa tiếp cây chùy Lưu Tinh trên đầu, quát lớn: “Quái vật gì nấp trong đó dọa dẫm?" trong động vang ra một tràn cười lạnh lẽo, người ấy nói: “Ta ở đây còn tốt hơn bầy ác tặc các người ở giữa ban ngày mà làm chuyện ác ôn!" Cáp Bố Đà quát: “Ngươi là ai?" rồi vung chùy Lưu Tinh về phía trước, chỉ nghe người ấy lại nói: “Hừ, cũng có chút trò vặt, chả trách nào dám cậy mạnh bức hiếp ân nhân của ta, chỉ đáng tiếc ngươi vẫn chưa học hết chùy pháp!" Cáp Bố Đà thất kinh, thầm nhủ: “Trong bóng tối mà có thể nhìn rõ chiêu số của mình, không thể khinh địch được". Thế là vận đủ nội nình, đột nhiên quét cây chùy Lưu Tinh về phía trước, chỉ nghe người ấy quát lớn: “Ngươi dám đả thương bệnh nhân của ta!" công lực của Cáp Bố Đà rất thâm hậu, nhát chùy này không chỉ nặng ngàn cân, không ngờ sau khi quét xong thì bị chụp đầu chùy, không thể nào giật lại được, Cáp Bố Đà kinh hoảng, hai tay buông ra quay đầu bỏ chạy, người ấy cười lạnh lướt tới thộp cổ Cáp Bố Đà, giở lên rồi quát: “Đi!" Cáp Bố Đà võ công cao như thế mà không thể nào vùng vẫy, bị y ném ra ngoài động.
Phùng Lâm vừa kinh vừa mừng, hỏi: “Ông là ai?" người ấy cười nói: “Cô nương vẫn chưa nhìn ra sao? Cô nương không thấy mặt tôi cũng phải nhận ra tiếng nói của tôi. Hẳn cô nương không ngờ tôi đến đây?" Phùng Lâm ngạc nhiên, chỉ nghe người ấy lại hỏi: “Lữ tỉ tỉ của cô nương đâu?" Phùng Lâm vội nói: “Ở bên ngoài, bị người xấu vây chặt. Ông hãy ra cứu tỉ tỉ!" người ấy nói: “Ồ, chả trách nào hình như tôi nghe tiếng hú của nàng. Ai mà có bản lĩnh vây được nàng, ta sẽ ra xem thử!" bên cạnh lại có người rên hai tiếng, người ấy đưa ta sờ xuống rồi nói: “Các người đã khỏe, nằm nửa ngày nữa ta sẽ đưa các người về nhà!"
Người này chính là Độc Long Tôn Giả, một năm qua y đến khắp nơi chữa trị cho người bệnh hủi, mười ngày trước đây vừa khéo đến nơi này. Y ngại người ta hoàng sợ cho nên đưa những người bệnh nấp vào trong một căn động rồi dùng đá lớn lấp kín cửa động. Hai người bệnh nhẹ nhất đã được y đưa về nhà, chỉ còn hai người tương đối nặng vẫn ở trong động. Hai người này sức khỏe hư nhược, Độc Long Tôn Giả chích máu rắn dùng thuốc chữa trị cho họ, bệnh hủi dần dần khỏi, nhưng vì ở không quen trong hang động ẩm ướt nên phát chứng hư tổn, hai ngày qua đã bất tỉnh nhân sự. Độc Long Tôn Giả ngoài biết chữa bệnh hủi, đối với y đạo một khiếu chẳng thông, vả lại cũng không thể tìm thuốc. Chỉ đành dùng khí chân nguyên của mình đưa vào cơ thể người bệnh giúp họ chống chọi. Trong một ngày một đêm, Độc Long Tôn Giả ngưng thần tịnh khí chữa trị cho người bệnh cho nên không nghe tiếng hú của Lữ Tứ Nương. Đến khi Phùng Lâm tới, hai người bệnh phát ra tiếng rên rĩ, thoát khỏi nguy hiểm, Độc Long Tôn Giả không còn lo nữa nên cùng Phùng Lâm ra khỏi động.
Cáp Bố Đà bị Độc Long Tôn Giả ném ra ngoài động, Hàn Trọng Sơn đứng ở bên ngoài cửa động chờ đợi, thấy trên cổ của y còn dấu tay, mặt thì tái nhợt, trông thê thảm vô cùng, cả chùy Lưu Tinh cũng mất, ngạc nhiên hỏi: “Ai ở trong động thế?" Cáp Bố Đà sờ vào cổ của mình, tức giận nói: “Quái vật, quái vật! Mau mời Côn Điện Thượng Nhân đến!" Hàn Trọng Sơn biết y vừa mới thua to, cho nên chúm môi huýt một tiếng sáo gọi Côn Điện Thượng Nhân. Nói thì chậm, sự việc diễn ra rất nhanh, chợt một người từ trong động nhảy tọt ra, đầu tóc rối bời, tướng mạo rất quái dị, Hàn Trọng Sơn canh ở cửa động, thấy bóng người lập tức bổ một trợ tới!
Chính là:
Dị sĩ từ hoang đảo, hai chưởng đấu quần hung.
Muốn biết sau đó thế nào, mời sang hồi sau sẽ rõ.
Phùng Anh thở dài nói: “Chúng ta quay về rồi tính tiếp". Khi nàng đang nói, chợt thấy ở góc trời tây nam có ánh lửa bốc lên, Phùng Lâm nói: “Ồ, đó là hỏa diệm tiễn của Hàn Trọng Sơn, y lại giao thủ với ai thế?" nói chưa dứt lời chợt nghe mấy tiếng hưởng tiễn theo gió vọng tới, một tiếng dài hai tiếng ngắn, vang lên hai lần. Lý Trị ngưng thần lắng nghe, nói: “Không xong, đó là tín hiệu của Cam đại hiệp, tôi đã từng nghe ở Hàng Châu". Phùng Lâm nhìn ánh lửa bốc lên, nói: “Chính là ngọn núi ở bên ngoài cốc, xem ra không xa". Lý Trị sống ở Thiên Sơn, rất quen thuộc đường núi, nhìn một hồi cười nói: “Xem không xa nhưng đi cũng phải mất nửa ngày". Phùng Anh nói: “Nếu đã là tín hiệu gọi cứu viện của Cam đại hiệp, chúng ta phải đi xem thử".
Lại nói hôm ấy Phùng Anh cùng Lữ Tứ Nương chia nhau tìm danh y, nàng đến Khang Trang ở phía đông Bát Đạt lĩnh, xin gặp Trần họa sư, bằng hữu của Diệp Thọ Thường. Lữ Tứ Nương gõ cửa một hồi, nhưng thấy ông ta ngồi trong rừng trúc uống rượu vẽ tranh, rất tập trung tinh thần, tựa như không biết có người ở ngoài cửa. Lữ Tứ Nương nhè nhẹ đẩy cửa bước vào, ngẩng đầu nhìn lên, bất giác ngẩng người ra. Té ra Trần họa sư đang vẽ tranh của Lữ Lưu Lương, trong tranh Lữ Lưu Lương ngồi cầm quyển sách “xuân thu", hai mắt trừng trừng có thần, hai bên có hai người đứng hầu, một người là Nghiêm Hồng Quỳ, một người là Thẩm Tại Khoan. Tuy ông ta chưa vẽ xong Thẩm Tại Khoan nhưng nàng có thể nhận ra từ đường nét bề ngoài.
Lữ Tứ Nương khẽ ho một tiếng, Họa Sư ấy vẫn tập trung tinh thần tiếp tục vẽ. Lữ Tứ Nương nhíu mày, lớn giọng nói: “Này, ông vẽ không giống!"
Họa sư ấy giật bắn người, trừng mắt nói: “Ngươi là ai? Ta vẽ có gì không giống?"
Lữ Tứ Nương mỉm cười nói: “Ông cho tôi biết trước, Diệp Thọ Thường đang ở đâu? Tôi sẽ cho ông biết chỗ nào không giống". Họa sư lại trừng mắt nhìn nàng, nói: “Ta cũng muốn tìm Diệp Thọ Thường đây, ngươi tìm ông ta làm gì?" Lữ Tứ Nương cười rằng: “Đương nhiên là nhờ ông ta trị bệnh!"
Trần họa sư nói: “Trị bệnh cho một người có gì gấp đâu? Vả lại ông ta cũng không chịu tùy tiện chữa trị cho người khác". Lữ Tứ Nương nói: “Ông ta là một bậc danh y, nếu gặp phải bệnh lạ quái chứng, cũng giống như ông đến nơi sơn thủy tuyệt đẹp, sao có thể không chịu ra tay?" Họa sư cười ha hả: “Ngươi nói có lý lắm. Nếu Diệp Thọ Thường gặp bệnh lạ, đúng là ngươi không mời ông ta cũng trị. Nhưng bệnh lạ gì thế, có phải bệnh hủi không?"
Lữ Tứ Nương ngạc nhiên, hỏi: “Bệnh hủi là gì?" “Lâu nay ông ta vẫn đang nghĩ cách trị bệnh hủi, ông ta thường nói người trên đời đều coi bệnh hủi là truyệt chứng, nhưng ông ta phải tìm ra cách chữa truyệt chứng này". Lữ Tứ Nương nói: “Ông ta đã nghĩ ra chưa?" Họa sư trả lời: “Chưa! Cho nên hôm qua ta mới sai người đi mời ông ta".
Lữ Tứ Nương nghe nói thế, lòng tò mò nổi lên, không khỏi hỏi: “Chả lẽ ông đã nghĩ ra?" “Ta đối với y đạo một khiếu cũng chẳng thông, nhưng ta lại biết bệnh hủi không phải là truyệt chứng".
Y như đã có hứng nói chuyện, buông bút xuống, tiếp tục nói: “Mấy hôm trước có một quái nhân đến đây, bắt vài con bệnh hủi đi, có người đuổi theo, nào ngờ y sức mạnh vô cùng, vung chưởng đánh gãy mấy cây lớn khiến những người ấy phải hoảng sợ quay về".
Lữ Tứ Nương giật mình, nghĩ: “Chắc chắn đó là Độc Long Tôn Giả". Họa Sư tiếp tục nói: “Ngươi có đoán được quái nhân ấy cướp những con bệnh hủi làm gì không?" Lữ Tứ Nương cười nói: “Y sẽ trị những con bệnh hủi này, cần gì phải đoán?" Họa sư vỗ tay nói: “Đúng thế! Ngươi đã đoán đúng, lúc đầu ta không đoán ra. Y đưa những con bệnh hủi vào ở trong một sơn động, chính là sơn động lớn ở núi Tích Thạch phía Tây nam Bát Đạt lĩnh, ngươi có từng đến đấy chưa?" Lữ Tứ Nương lắc đầu, thầm nhủ: “Độc Long Tôn Giả đến nơi này, mình phải đến gặp y". Họa sư tiếp tục nói: “Quái nhân này tướng mạo trông rất hung ác, nhưng tâm địa lại tốt. Không đầy hai ngày, đã thả ba người bệnh nhẹ trở về, trông họ lành lặn như người bình thường. Còn một người hơi nặng thì vẫn còn ở trong động với y". Ông ta ngập ngừng rồi nói tiếp: “Diệp Thọ Thường vốn ở đây, nhưng đồ đệ họ Dương đã mời ông ta đi đến Nam Khẩu. Nếu ông ta không mau trở về, cơ hội chẳng còn nữa". Họa sư nào biết, lúc này Diệp Thọ Thường đã qua đời.
Họa sư nói xong, thấy Lữ Tứ Nương mỉm cười, vỗ đùi hỏi: “Ngươi muốn ông ta trị bệnh gì?" Lữ Tứ Nương cười nói: “Không cần nữa, quấy rối đã lâu, xin cáo từ!" Lữ Tứ Nương thầm nhủ: “Diệp Thọ Thường đã đến nhà họ Dương ở Nam Khẩu, chắc chắn Phùng Anh đã tới tìm ông ta".
Lữ Tứ Nương vừa nói lời cáo từ, không ngờ Họa sư đã kéo nàng lại, nổi giận nói: “Này, ngươi không giữ lời! Nói mau, chỗ nào đã vẽ không giống?"
Lữ Tứ Nương nâng bút lên nói: “Bức họa của ông có một điểm sơ hở rất lớn. Nghiêm Hồng Quỳ là đệ tử đắc ý của Lữ Lưu Lương tiên sinh, ông vẽ Nghiêm Hồng Quỳ đứng hầu bên cạnh ông ta, đương nhiên có thể, nhưng Thẩm Tại Khoan là học trò của Lữ Bảo Trung, Lữ Bảo Trung là con của Lữ Lưu Lương, Thẩm Tại Khoan chưa bao giờ thấy Lữ Lưu Lương tiên sinh, làm sao có thể đứng hầu bên cạnh ông ta!" Họa sư ấy cười ha hả: “Ngươi hiểu cái gì? Đúng là ý nghĩ của đàn bà!" Lữ Tứ Nương bình sinh rất ghét người khác coi khinh mình là đàn bà con gái, cười lạnh nói: “Không chỉ có sơ hở này!"
Trần họa sư nổi danh thiên hạ, nghe Lữ Tứ Nương nói mình vẽ không giống, rất lấy làm tức giận, cười lạnh nói: “Ngươi bao nhiêu tuổi? Ngươi cũng chưa bao giờ gặp Lữ Lưu Lương tiên sinh, làm sao biết ta vẽ không giống?" Lữ Tứ Nương cười nói: “Ông vẽ Lữ Lưu Lương tiên sinh, hình thì rất giống, nhưng thần lại không giống, ông vẽ ông ta đạo mạo nghiêm trang, nhưng thực sự ông ta là người bình dị dễ gần, mặt luôn luôn mỉm cười. Tôi biết ông muốn lột tả chính khí của ông ta nhưng lại không vẽ được nét mặt hiền từ". Trần họa sư lúc nhỏ đã từng theo cha đến nghe Lữ Lưu Lương dạy học, thất kinh, thầm nhủ quả là như thế. Lữ Tứ Nương tiếp tục nói: “Lữ lão tiên sinh vẫn còn giống được bề ngoài, nhưng Thẩm Tại Khoan đứng bên cạnh thì cả hình lẫn thần đều không giống". Họa sư nói: “Lẽ nào hình cũng không giống?" Lữ Tứ Nương nói: “Khuôn mặt Thẩm Tại Khoan không phải như thế, ông vẽ chỉ giống hai ba phần, tôi sẽ vẽ hộ ông". Rồi cầm bút quẹt mấy nét.
Trần họa sư cười ha hả, nói: “Ngươi vẽ ai thế?" “Thẩm Tại Khoan" “Người là ai?" “Lữ Lưu Lương là tổ phụ của tôi, Thẩm Tại Khoan lớn lên trong nhà tôi". “Ngươi dám gạt ta? Ngươi chẳng phải vẽ Thẩm Tại Khoan!"
Lữ Tứ Nương cười nói: “Tôi đã vẽ mà không giống, trên thiên hạ cũng không có người thứ hai vẽ giống!" Họa sư cười lạnh: “Nếu ngươi đúng là cháu gái của Lữ Lưu Lương, bằng hữu của Thẩm Tại Khoan, hôm nay đã không rãnh luận họa với ta!" đột nhiên lấy ra một cuộn giấy tuyên, sầm mặt nói: “Ngươi xem, đây là gì?"
Té ra đó là bản sao của dụ chỉ, dụ chỉ viết rằng: “Từ xưa đến nay thiên hạ thuộc về đế vương, đế vương luôn luôn yêu thương vạn dân, gia ân bốn biển, làm cho muôn dân ấm no là trách nhiệm của đế vương. Bởi vậy, chỉ có người có đức mới có thể làm vua của thiên hạ... nay triều ta vâng lệnh trời, làm chủ của vạn dân, lấy yêu thương rải khắp thiên hạ, làm sao có thể phân biệt Hoa với Di... thế nhưng nghịch tặc Lữ Lưu Lương thích gây loạn làm họa, viết trước thuật truyền bá xàm ngôn. Còn bọn nghịch tặc Nghiêm Hồng Quỳ lại phụ họa đề xướng..." phần tiếp theo là những lời mắng nhiếc Lữ Lưu Lương, Lữ Tứ Nương chẳng còn lòng dạ nào đọc kỹ, đoạn cuối viết rằng: “Nay triều ta phanh thây Lữ Lưu Lương và Lữ Bá Trung thị chúng, Nghiêm Hồng Quỳ Thẩm Tại Khoan cũng bị trảm quyết, người trong tộc đều bị tru diệt, hàng con cháu đưa đến tháp Ninh Cổ làm nô bộc. Nay báo cho thiên hạ muôn dân, lấy đó làm răn".
Lữ Tứ Nương xem xong, tựa như sấm nổ giữa trời, run giọng nói: “Thẩm Tại Khoan đã bị giết rồi sao?" Họa sư nói: “Mấy ngày trước khi hai vị nghĩa sĩ Nghiêm Thẩm bị trảm, tôi đang ở Bắc Kinh, theo mọi người đến pháp trường chiêm ngưỡng di dung, mới được gặp mặt lần đầu tiên. Hừ, cô nương còn có lòng dạ bảo tôi vẽ không giống!"
Sắc mặt Lữ Tứ Nương tái nhợt, nàng lảo đảo như muốn ngã xuống, Họa sư ấy tiếp tục nói: “Tôi nào biết Thẩm Tại Khoan là học trò của Lữ Bảo Trung, không phải do Lữ tiên sinh đích thân dạy dỗ?" Lữ Tứ Nương chợt kéo tay ông ta, hỏi: “Ông có nhìn rõ không? Thẩm Tại Khoan có giống người này không?" Họa sư lắc đầu: “Lão phu không dám nói khoát, vẽ truyền chân chỉ là chuyện vặt, chả lẽ không giống? Đầu của hai nghĩa sĩ vẫn còn treo trên cửa thành, nếu cô nương không tin có thể đi xem!" nói chưa xong, Lữ Tứ Nương chợt đẩy hông ông ta một cái, tung người vọt ra cửa, Họa sư lồm cồm bò dậy, nói: “Sao lại thế được, mạo nhận là cháu gái của Vãn Thôn tiên sinh lại còn dám chê bai ta, đúng là miệng lưỡi đàn bà!"
Lữ Tứ Nương xưa nay ứng phó việc lớn không bao giờ hoảng hốt. Nhưng đây là lần đầu tiên nàng nghe tin dữ. Một hồi sau, Lữ Tứ Nương dần dần bình tĩnh, nghĩ thầm Thẩm Tại Khoan đang ẩn cư ở Tiên Hà lĩnh, bảy tám năm qua không bước ra khỏi cửa, người ngoài làm sao biết? Nàng nghĩ Họa sư ấy chỉ vẽ giống ba phần, trong lòng thấy nghi ngờ, thầm nhủ: “Sao mình không vào kinh thành xem thử? Phùng Anh chắc chắc đã mời được Diệp Thọ Thường, chuyện của Hiểu Lan, mình tạm thời không cần lo".
Lữ Tứ Nương gia tăng cước lực, đến chập tối đã vào kinh thành. Thành Bắc Kinh có chín cửa, những trọng phạm sau khi bị triều đình chém đầu sẽ treo thủ cấp ở các cửa thành. Lữ Tứ Nương đảo qua mấy cửa thành, đi đến bên ngoài tây hoa môn, quả nhiên thấy trên cửa thành có cắm hai cây sào cao, ở mỗi cây sào có treo một cái đầu người. Trong bóng tối không nhìn thấy rõ ràng, Lữ Tứ Nương thấy tim đập thình thình, nhìn một hồi thì thấy có bốn tên lính bình thường đứng canh, lòng càng hoài nghi hơn.
Lữ Tứ Nương điểm mũi chân, một tay vỗ lên tường thành, lướt lên như chim ưng, bốn tên lính kêu hoảng, chưa kịp nhìn rõ đã bị nàng điểm huyệt đạo từng tên.
Một chốc sau, Lữ Tứ Nương đã phóng lên cây sào phía bên phải, lấy cái đầu xuống nhìn, tuy cái đầu đã bị cắt mấy ngày nhưng nàng vẫn còn nhận ra đó là Nghiêm Hồng Quỳ! Trong khoảng sát na, Lữ Tứ Nương như bị sét đánh, đau đớn đến tận con tim, suýt nữa đã ngã xuống, nàng vội vàng trấn tĩnh, thi chuyển tuyệt kỹ khinh công, từ cây sào bên phải phóng lên cây sào bên trái, đưa tay toan lấy cái đầu. Nhưng nào ngờ trong chớp mắt, cây sào đột nhiên gãy làm đôi, Lữ Tứ Nương ngã chúc đầu xuống, trong cây sào lại giấu cơ quan, khi gãy làm đôi ở giữa bắn ra vô số mũi tên!
Lữ Tứ Nương đang cầm hai cái đầu không thể chống cự, khi cây sào ngã xuống, chân đã mốc vào mũi sào, rồi mượn lực lướt xéo ra, chỉ nghe tu tu mấy tiếng vang lên, một món ám khí kỳ quái từ phía dưới bay lướt lên, Lữ Tứ Nương vừa nghe đã biết là ám khí độc môn Hồi hoàn câu của Hàn Trọng Sơn, trong khoảng khắc này nàng xoay người, một tay cầm hai cái đầu, tay kia rút cây Sương Hoa kiếm đâm vào cái Hồi hoàn câu!
Hồi hoàn câu bay hình chữ chi, Lữ Tứ Nương xông tới, mũi kiếm hất nhẹ lên, cái Hồi hoàn câu bay lướt ra rồi lại bay ngược trở về, nhưng Lữ Tứ Nương đã hạ xuống tường thành, cái Hồi hoàn câu không đuổi kịp theo nàng.
Hôm nay là trăng đầu tháng, sao trời mờ mịt, Lữ Tứ Nương nhìn lại cái đầu trên tay, chỉ thấy có vài phần giống với Thẩm Tại Khoan, nhưng vì đã chặt xuống lâu ngày, xương đầu đã khô rút lại, nét mặt cũng thay đổi, trong nhất thời chẳng nhìn rõ. Lữ Tứ Nương đang định nhìn kỹ, chợt nghe bên dưới có tiếng cười ha hả, ba người đột nhiên xuất hiện chia nhau đứng ở ba gốc, ba người này chính là Thiên Diệp Tản Nhân, Hàn Trọng Sơn và Cáp Bố Đà.
Bản lĩnh của Lữ Tứ Nương nay đã nhỉnh hơn ba người này, nhưng dầu thế nào cũng không thể lấy một địch ba. Nhưng vẫn thật lạ lùng, cả ba đều chiếm mỗi phương vị chứ không bao vây hợp kích. Lữ Tứ Nương không kịp nghĩ nhiều, chạy về phía cửa nam, nàng chưa kịp nhảy xuống đã có một luồng lực lớn dồn tới, Lữ Tứ Nương lộn người một vòng trên không trung, cái Hồi hoàn câu bay gấp vào lưng nàng, đồng thời có một cái bóng đỏ cũng từ trên đầu chụp xuống nhanh như điện chớp, Lữ Tứ Nương xoay người, né tránh thế công của địch, lại cản ám khí, chợt thấy luồng kình phong dồn vào ngực, tay buông ra, hai cái đầu đã bị chưởng phong của người ấy quét xuống tường thành, cái Hồi hoàn câu cũng đã ngừng lại. Lữ Tứ Nương điểm chân xuống đất, xoay người lại, chỉ nghe có người nói: “Ả nha đầu rất xinh đẹp, dùng ám khí giết ngươi thật đáng tiếc, để Phật gia bắt sống ngươi lập công cho Hoàng thượng".
Lữ Tứ Nương cả giận, nhìn lại thì thấy một Lạt ma áo đỏ nhìn mình cười hằn hệt, nhưng đó không phải là Ngạch Âm Hòa Bố. Lữ Tứ Nương nói: “Trả đầu lại cho ta!" rồi đâm xoạt tới một kiếm. Lạt ma vươn hai tay toan chụp lấy tay nàng, Lữ Tứ Nương vốn xuất kiếm nhanh như điện, tựa như bị y húc tới, kiếm thế lệch sang một bên, Lữ Tứ Nương cả kinh. Công lực nội gia của Lạt ma này còn hơn cả Ngạch Âm Hòa Bố. Lạt ma cười nói: “Phật gia không rãnh niệm kinh siêu độ cho người chết, ta đã đấm vỡ cái đầu của tên phản nghịch, coi như đó cũng là một ơn trạch. Ngươi còn chưa đa tạ ta?"
Lữ Tứ Nương trợn mắt, nàng vận nội lực lại đâm tới một kiếm! Lạt ma lách người né tránh, Lữ Tứ Nương đâm hụt, lại đâm thêm một nhát nữa! Lạt ma vẫn xoay người, Lữ Tứ Nương không đâm kiếm tới được, nhưng cũng không giống bị y dẫn ra ngoài như lúc trước, thế là cả hai thành ra thế cuộc giằng co. Lạt ma cười lên một tiếng quái dị, hai chưởng buông ra, Lữ Tứ Nương mất trọng tâm vỗ về phía trước, Lạt ma chợt vỗ một chưởng vào huyệt chí đường của nàng.
Đòn ấy vốn lợi hại lạ thường, lại thêm Lữ Tứ Nương chòm người về phía trước, Lạt ma tưởng rằng chắc chắn nàng sẽ trúng đòn; nào ngờ y vừa nhả kình lực ra, Lữ Tứ Nương đột nhiên thay đổi phương vị, trở tay đâm một kiếm vào huyệt toàn cơ của y, Lạt ma thất kinh, toan vận chưởng lực dẫn kiếm của nàng ra, nhưng đã không kịp nữa, y vội vàng hót ngực thâu bụng, người ngửa ra phía sau mấy tấc, Lữ Tứ Nương đâm hụt một kiếm, lập tức nhảy xuống. Chỉ nghe Cáp Bố Đà kêu lớn: “Lại để ả chạy rồi!" lại nghe Lạt ma cưởi ha hả: “Ả chạy là tốt nhất!" Lữ Tứ Nương thầm nhủ: “Ngươi không để ta chạy cũng không được, làm sao đuổi kịp ta!" chợt nghe phía sau kêu vù một tiếng, Lạt ma đã nhảy xuống tựa như một ánh mây đỏ từ trên trời giáng xuống, người chưa đến đất đã phát chưởng lực, Lữ Tứ Nương điểm mũi chân xuống đất lướt ra mấy trượng, nếu không phải nội công của nàng cao thâm, suýt nữa đã bị chưởng phong đánh ngã. Trong khoảnh khắc này, Cáp Bố Đà, Thiên Diệp Tản Nhân và Hàn Trọng Sơn cũng đã nhảy xuống. Lữ Tứ Nương thất kinh, thầm nhủ: “Sao lại có nhiều cường địch như thế này?"
Lữ Tứ Nương không biết rằng kẻ này là Côn Điện Thượng Nhân, sư huynh của Ngạch Âm Hòa Bố, đệ nhất cao thủ trong Lạt ma Hồng giáo, công phu nội ngoại của y đã đến mức lưu hỏa thuần thanh. Sau lần bị bọn Lữ Tứ Nương và Phùng Anh đại náo hoàng cung, Ung Chính sợ Lữ Tứ Nương lại đến nên mời y ra, dùng đầu của Nghiêm Hồng Quỳ và Thẩm Tại Khoan bày cạm bẫy để dụ nàng tới, nếu không phải vì Côn Điện Thượng Nhân phách lối, không cho bọn Cáp Bố Đà tương trợ hợp công, Lữ Tứ Nương đã bị bọn chúng bắt sống.
Côn Điện Thượng Nhân dắt bọn Cáp Bố Đà đuổi theo, Lữ Tứ Nương chợt nảy ra một ý, thầm nhủ: “Võ công của người này hơn hẳn mình, nếu lúc nãy y dùng chưởng lực vây mình, chỉ e mình đã chạy không thoát. Nay y bảo mình chạy thật là đúng lúc, chả lẽ y có ý nhường? Nếu đã nói thế tại sao còn dắt mọi người đuổi theo?" trong nhất thời Lữ Tứ Nương không nghĩ ra, Côn Điện Thượng Nhân muốn nhân cơ hội này theo dõi Lữ Tứ Nương đến sào huyệt của nàng.
Nhưhg võ công của Côn Điện Thượng Nhân tuy đến mứa đăng phong tạo cực nhưng khinh công lại chỉ tương đương với bọn Thiên Diệp Tản Nhân và Hàn Trọng Sơn, đuổi một hồi, cả bọn cách xa Lữ Tứ Nương đến bảy tám trượng. Côn Điện Thượng Nhân nhíu mày, Hàn Trọng Sơn nói: “Xem ta đây!" rồi vung tay, một luồng ánh lửa xanh bay lên trời, Lữ Tứ Nương rụt vai lại, luồng ánh lửa xanh ấy lướt qua đầu nàng, Lữ Tứ Nương rất lấy làm lạ, tại sao ám khí của Hàn Trọng Sơn lại không trúng mình, chợt thấy luồng lửa xanh quay đầu bay trở lại, nổ bùng một tiếng, vô số thiết sa rơi xuống như mưa. Lữ Tứ Nương vội vàng né tránh chính diện, lướt ra ba bốn trượng, khi nàng né tránh thì bọn Côn Điện Thượng Nhân đã đuổi tới sau lưng.
Té ra sau khi Hàn Trọng Sơn thất bại trong tay Lữ Tứ Nương, y khổ tâm nghiên cứu, căn cứ vào nguyên lý của Hồi hoàn câu, chế tạo một loại xà diệm tiễn có chứa vô số thiết sa để nó có thể bay ngược lại. Lữ Tứ Nương khinh công tuy cao nhưng vì phải chạy đường xéo né tránh ám khí của kẻ địch, mà Côn Điện Thượng Nhân lại đuổi tới bằng đường thẳng, thế là tình thế lập tức thay đổi.
Lữ Tứ Nương bị ám khí chặn lại, khinh công giảm xuống. Hàn Trọng Sơn đã nhiều lần dùng cách này, mỗi lần đuổi theo không kịp lại lấy xà diệm tiễn buộc nàng chạy xéo. Xà diệm tiễn này cũng là tín hiệu để gọi bọn thị vệ trong cung đuổi theo.
Lữ Tứ Nương thông minh tuyệt đỉnh, chạy một hồi đã đoán được độc kế của y, thầm nhủ: “Nếu mình chạy về Tây Sơn, bọn chúng sẽ bám theo, bốn người này võ công chẳng phải tầm thường, Lạt ma Hồng giáo kia càng là kẻ không ai địch nỗi, huống chi bọn chúng chắc chắn lại còn có viện binh. Tây Sơn tuy có cao thủ như Cam Phụng Trì và Lãnh Thiền, nhưng chỉ e chống không nỗi, biết làm thế nào đây?" chợt nhớ lại quái nhân mà Trần họa sư đã nói, thầm nhủ: “Chi bằng mình dụ bọn chúng đến chỗ Độc Long Tôn Giả, võ công của Độc Long Tôn Giả dẫu sao cũng có thể chống lại Lạt ma áo đỏ!"
Lữ Tứ Nương chạy ở phía trước, bọn Côn Điện Thượng Nhân đuổi phía sau, một bên chạy một bên đuổi đều nhanh như điện chớp lửa sẹt, trước khi trời hửng sáng, chạy được hơn hai trăm dặm, đến núi Tích Thạch phía tây nam Bát Đạt lĩnh. Lúc này xà diệm tiễn của Hàn Trọng Sơn đã dùng hết, nhưng Lữ Tứ Nương cũng đã mệt đến nỗi mồ hôi toát đầm đìa.
Côn Điện Thượng Nhân thấy Lữ Tứ Nương chạy vào rừng, nói: “Sào huyệt của phản tặc ở đây". Rồi cùng bọn Cáp Bố Đà chia làm bốn hướng tấn công vào rừng, chỉ thấy Lữ Tứ Nương phóng vọt người lên một cây cao hơn mười trượng, ngồi trên cành cây nhai lương khô. Hàn Trọng Sơn phóng mấy mảnh tiền tiêu đều bị Lữ Tứ Nương búng rơi xuống đất, Côn Điện Thượng Nhân cả giận, cũng thi viễn khinh công phóng lên cây, Cáp Bố Đà kêu lớn: “Thượng nhân cẩn thận!" Lữ Tứ Nương bẻ hai cành cây đâm vào hai mắt của Côn Điện Thượng Nhân. Côn Điện Thượng Nhân tuy có luyện công phu kim chung tráo nhưng hai mắt lại rất yếu, thế là y vội vàng nhắm mắt cúi đầu, hai cành cây đâm soạt vào hai mang tai của Côn Điện Thượng Nhân. Côn Điện Thượng Nhân kêu lớn buông tay rơi xuống, khi ngửa đầu nhìn lên thì thấy Lữ Tứ Nương ngồi xếp bằng trên cây, vẫn nhai lương khô. Côn Điện Thượng Nhân võ công tuy cao nhưng Lữ Tứ Nương từ trên cao đánh xuống, đã chiếm được tiện nghi. Côn Điện Thượng Nhân khinh công lại không bằng nàng, một lần đã thất bại, không dám liều phóng lên cây nữa.
Lữ Tứ Nương ăn xong, chợt hú dài một tiếng, thanh âm tuy không lớn nhưng nghe trong trẻo cao vút, Côn Điện Thượng Nhân cười lạnh nói: “Ta đang tìm vây đảng của ngươi, hãy gọi tiếp đi!" Lữ Tứ Nương hú mấy tiếng, một hồi sau trong rừng im ắng, chẳng có bóng người. Lữ Tứ Nương kêu: “Độc Long Tôn Giả, Độc Long Tôn Giả!" Côn Điện Thượng Nhân cười lớn: “Tôn giả cái gì? Dù một con Độc Long đến đây, bổn Thượng Nhân cũng có thủ đoạn đồ long". Lữ Tứ Nương kêu mấy tiếng mà chẳng thấy ai trả lời, trong lòng bất giác lo lắng, nghĩ bụng: “Chả lẽ Độc Long Tôn Giả đã bỏ đi?"
Côn Điện Thượng Nhân vẫn đủ tinh thần, không thấy đồng đảng của Lữ Tứ Nương kéo tới, bất giác cười lớn: “Té ra là kế không thành của ngươi". Lữ Tứ Nương chẳng thèm để ý, vẫn ngồi xếp bằng trên cây, nhắm mắt dưỡng thần. Côn Điện Thượng Nhân cười rặng: “Ngươi tưởng làm thế, Phật gia không làm gì được ngươi sao?" rồi cởi áo cà sa màu đỏ, vung tay quát lớn một tiếng, chém ngang hai chưởng vào thân cây, thân cây to bằng hai người ôm lập tức tựa như bị búa chém vào! Lữ Tứ Nương ngồi bên trên, tựa như một con thuyền nhỏ bị sóng lớn đánh vào, nàng vội vàng nắm chặt cành cây. Côn Điện Thượng Nhân đánh liền mấy chưởng, cành cây rung rinh rồi đột nhiên y dùng hai tay đẩy một cái, quát: “Ngã!" thân cây tựa như bị búa lơn giáng vào, ầm một tiếng ngã oằng xuống. Chỉ thấy bụi đất tung lên, lá rơi tơi tả, một bóng người phóng vọt lên cây cao hơn, buông giọng cười lớn: “Lừa trọc ngu ngốc, ngươi có bao nhiêu sức có thể chặt đổ hết cây rừng?"
Côn Điện Thượng Nhân đánh ngã cây, chẳng qua chỉ là muốn trút giận, nào ngờ chưa hết giận mà lại bị người ta mỉa mai, giận càng thêm giận nhưng chẳng biết làm cách nào. Lúc này sắc trời đã sáng, cao thủ trong cung dần dần kéo tới, mấy mươi người lấp tên bắn lên, nhưng cái cây ấy cao đến hơn mười trượng, những gã sức yếu chẳng bắn tới, còn hễ bắn tới là bị Lữ Tứ Nương phất rơi xuống. Côn Điện Thượng Nhân tức tối nói: “Thôi được, xem ngươi có thể đợi được bao lâu?" một lúc sau Ngạch Âm Hòa Bố cũng chạy tới, năm đại cao thủ cùng mấy chục tên thị vệ chỉ đành đứng ở dưới ngóng lên.
Côn Điện Thượng Nhân kêu bọn thị vệ bao vây kín vạc rừng đề phòng kẻ địch bên ngoài đánh vào còn mình thì vẫn canh ở dưới gốc cây, nướng thức ăn chờ đợi. Số lương khô Lữ Tứ Nương đem theo đã hết, thấy bọn chúng nướng thức ăn thơm phức, cơn đói dần dần trỗi dậy. Nàng lại hú mấy tiếng gọi Độc Long Tôn Giả.
Bất giác mặt trời đã quá ngọ, chợt nghe ngoài rừng có một tiếng quát thật lớn, tiếp theo là mấy tiếng hưởng tiễn vang lên, có hai người xông vào, người đầu tiên là một hán tử nhỏ thó, lực tay kinh người, chỉ thấy y vung tay lên là chụp được một người, đã có hai tên thị vệ bị ném gãy xương. Hàn Trọng Sơn kêu: “Là Cam Phụng Trì và Đường Hiểu Lan, hai tên này là khâm phạm quan trọng!" Côn Điện Thượng Nhân nói: “Cứ đứng yên đấy, để ta xem hai người này có bản lĩnh thế nào!"
Côn Điện Thượng Nhân nghênh ngang bước ra, Cam Phụng Trì quát lớn, vung tay chụp vào cổ của y, nào ngờ đã chụp hụt, chợt thấy một luồng lực lớn dồn tới, Cam Phụng Trì vội vàng biến chiêu, vận chưởng chặn lại, bớt một tiếng, chàng ta bị thoái lui mấy bước, hổ khẩu chảy máu, Côn Điện Thượng Nhân cũng bị chưởng lực của Cam Phụng Trì khiến lảo đảo. Cam Phụng Trì bất giác thất kinh, chỉ nghe Côn Điện Thượng Nhân kêu lên: “Ngươi có thể chặn nỗi một chưởng của ta, không hổ là Giang Nam đại hiệp!" rồi định bổ ngang chưởng tới, chợt một đường hàng quang lướt tới nhanh nhạy tuyệt luân, Ngạch Âm Hòa Bố kêu lên: “Sư huynh cẩn thận, đó là Du Long bảo kiếm!"
Côn Điện Thượng Nhân vốn muốn cướp kiếm của Đường Hiểu Lan, nghe thế thất kinh, phân biệt ngầm nội lực dẫn dắt, phải vội vàng né tránh. Đường Hiểu Lan sử dụng Truy Phong kiếm pháp, chui kiếm xoay lại, ánh quang trên mũi kiếm mở ra mấy tấc, Côn Điện Thượng Nhân thấy trên đỉnh đầu mát rượi, cái mũ sừng trâu đã bị hớt mất hai mảnh. Cam Phụng Trì thừa thế nhảy vọt tới, hai quyền quét ra. Côn Điện Thượng Nhân cả giận, phất ống tay áo, cuộn thanh kiếm của Đường Hiểu Lan, tay trái đấm ra ngoài, đánh lui Cam Phụng Trì. Kiếm pháp của Đường Hiểu Lan tuy tinh diệu nhưng công lực lại kém Côn Điện Thượng Nhân rất xa, bị ống tay áo của y cuốn vào, chẳng thể tiến lui. Côn Điện Thượng Nhân cười lạnh một tiếng, ống tay áo càng cuộn chặt hơn, tay trái vươn ra, hai ngón hơi co, đánh ra một chiêu Du Long Thám Trảo, móc vào cổ tay của Đường Hiểu Lan, toan đoạt Du Long bảo kiếm.
Cam Phụng Trì thấy thế cả kinh, vội dốc thực lực, hai quyền đấm tới trước, Côn Điện Thượng Nhân buộc phải vươn ngón tay ra, dùng bình chưởng để đối địch, nội kình của Cam Phụng Trì hùng hậu, lực của hai quyền đấm ra đâu chỉ ngàn cân, Côn Điện Thượng Nhân tuy lợi hại vô cùng nhưng một chưởng chẳng thể chống nỗi hai quyền của chàng, chưởng và quyền chạm nhau, Côn Điện Thượng Nhân lắc lư hai cái, thoái lui một bước, Đường Hiểu Lan chợt thấy áp lực giảm xuống, mũi kiếm vẫy nhẹ kêu lên xoạt xoạt, đã cắt đứt ống tay áo của Côn Điện Thượng Nhân. Côn Điện Thượng Nhân cả giận, hợp chưởng vận kình đẩy ra ngoài, Cam Phụng Trì giao thủ ba hiệp đã biết người biết ta, chàng hiểu nếu tỉ thí nội công, mình chẳng phải là đối thủ của y, đã sớm đoán y có chiêu này, Côn Điện Thượng Nhân vừa biến chiêu hợp chưởng, chàng ta đã lách người tránh ra. Côn Điện Thượng Nhân đẩy hai chưởng ra, cát chạy đá bay ù ù, thanh thế mãnh liệt lạ thường, nhưng cũng chẳng làm gì được chàng ta.
Chưởng phong vừa ngừng, kiếm ảnh bay xéo tới, Đường Hiểu Lan nhân lúc y vừa định đánh ra một chiêu, chưa kịp vận nội gia công lực đã đột nhiên quét ngang một kiếm, mũi kiếm hất xéo tới, Cam Phụng Trì cũng mau chóng tấn công hạ uy thế của y. Người Côn Điện Thượng Nhân xoay hai vòng trong kiếm ảnh chưởng phong, chợt nghe quát lớn một tiếng, hai chưởng phân ra hai bên trái phải tấn công hai người Cam Đường, tiềm lực vừa phát tựa như dời núi lấp bể! Cam Phụng Trì vận chưởng chậm lại, tung người thoái lui, Đường Hiểu Lan suýt nữa đã bị y đánh ngã. Côn Điện Thượng Nhân không hề nương tay, sau khi phá vỡ đòn tấn công của hai người thì lập tức liên tục phản kích!
Cam Phụng Trì hít một hơi, thầm nhủ: “Công lực của người này chẳng kém gì Độc Long Tôn Giả". Rồi cả hai lại tiến tới hợp kích. Cam Phụng Trì chặn một chưởng của y, Đường Hiểu Lan dùng kiếm pháp nhanh nhạy du đấu kiềm chế. Thế là y không thể dốc hết toàn lực áp chế Cam Phụng Trì, cũng không thể cướp bảo kiếm của Đường Hiểu Lan, lại còn phải phòng bị bảo kiếm, chỉ có thể dùng kim cương thủ mê công chưởng nửa công nửa thủ, đôi bên quần thảo được hơn trăm chiêu mà vẫn chưa phân thắng bại.
Nhưng dẫu sao Côn Điện Thượng Nhân vẫn có nội công thâm hậu, nội kình kéo dài, đấu hơn trăm chiêu mà vẫn nhàn nhã như thường. Đường Hiểu Lan đã thấy nóng người, may mà trong một năm qua chàng luyện nội công chính tông Thiên Sơn đã có tiến bộ nên mới cầm cự nỗi.
Lại đánh mấy mươi chiêu nữa, Côn Điện Thượng Nhân chợt hú lên một tiếng quái dị, chưởng trái vung lên đánh chấn động bảo kiếm của Đường Hiểu Lan, chưởng phải xỉa vào ba mươi sáu đại huyệt trên người Cam Phụng Trì.
Phép điểm huyệt bình thường là vận kình lực dồn vào đầu ngón tay rồi đột nhiên đâm ra. Chỉ kình có hạn, nếu gặp phải những cao thủ như Cam Phụng Trì, vận khí chặn lại dù bị điểm trúng cũng không bị thương. Vả lại Cam Phụng Trì chưởng lực trầm hùng, đối phương xỉa chỉ tới, nếu chạm phải thiết chưởng của chàng, ngón tay sẽ bị gãy, cho nên Cam Phụng Trì bình sinh đối địch chưa bao giờ sợ điểm huyệt. Nhưng không ngờ Côn Điện Thượng Nhân lại dùng phép phách huyệt, y có thể dùng chưởng lực đánh chấn động huyệt đạo, Cam Phụng Trì xuất chưởng chặn lại, song coi như đã tỉ thí nội kình, nếu hơi sơ suất thì y sẽ thừa cơ tấn công hoặc vỗ hoặc đâm, khiến người ta khó phòng. Lại thêm thủ pháp phách huyệt của Côn Điện Thượng Nhân quái dị lạ thường, Cam Phụng Trì chưa từng thấy, cho nên nhất thời không biết ứng phó thế nào.
Đường Hiểu Lan đang định đến giúp Cam Phụng Trì, bọn Thiên Diệp Tản Nhân và Cáp Bố Đà cũng xông ra, Thiên Diệp Tản Nhân thân pháp rất nhanh, y lướt tới trước, xem ra sắp chặn Đường Hiểu Lan, chợt dừng bước, cười ha hả: “Lâm quý nhân, nàng cũng tới đấy sao?"
Đường Hiểu Lan liếc mắt nhìn ra ngoài rừng, thấy Phùng Anh chạy lướt đi như gió, kiếm quang loang loáng, Thiên Diệp Tản Nhân cười chưa dứt, nàng đã xông vào. Đường Hiểu Lan kêu: “Anh muội, Lữ tỉ tỉ đang ở trong rừng!"
Côn Điện Thượng Nhân múa chưởng thành nửa vòng tròn, dẫn về phía Đường Hiểu Lan, Đường Hiểu Lan lập tức ngã chõng vó.
Côn Điện Thượng Nhân cười ha hả, vung tay toan chụp tới, chợt kiếm quang lóe lên, lại một thiếu niên nữa xông vào, Côn Điện Thượng Nhân chẳng thèm để ý, tay phải vẫn tiếp tục chụp về phía trước, chưởng trái phất ra đón lấy cái đánh của người ấy, chụp vào cổ tay của chàng. Nào ngờ người này là Lý Trị, chàng ta xoáy mũi kiếm chém vào cổ tay phải của Côn Điện Thượng Nhân, Côn Điện Thượng Nhân cả kinh, vội vàng rụt tay. Đường Hiểu Lan bật người dậy, cùng Lý Trị múa kiếm đánh tới.
Phía bên kia Thiên Diệp Tản Nhân đã đánh với Phùng Anh mấy chiêu, y cả kinh, thầm nhủ: “Không ngờ kiếm pháp của ả nha đầu này lại tiến bộ nhanh như thế!" Y tưởng Phùng Anh là Phùng Lâm, Cáp Bố Đà nhảy tới hai bước, đang định giúp Thiên Diệp Tản Nhân bắt sống Phùng Anh, chợt trong rừng có một thiếu nữ nữa chạy ra, Cáp Bố Đà thất kinh, nàng thiếu nữ này giống hệt như người lúc nãy! Thiên Diệp Tản Nhân cũng phát giác, hai người nhìn nhau, bất giác không biết ai mới là Lâm quý nhân!
Té ra Phùng Anh Phùng Lâm Lý Trị nghe hưởng tiễn của Cam Phụng Trì cho nên vội vàng đuổi tới, Phùng Anh khinh công giỏi nhất, tới nơi thì vừa vặn giải nguy cho Đường Hiểu Lan, Phùng Lâm chạy đến sau cùng, nhưng nàng lanh lẹ lạ thường, vừa liếc nhìn thấy Cam Phụng Trì đã kêu: “Tỉ tỉ, tỉ cầm cự một lúc, muội và Cam đại hiệp đến giúp tỉ". Phùng Lâm thông hiểu phép phách huyệt của Hồng giáo Tây Tạng, chạy đến bên cạnh Cam Phụng Trì, vỗ bốp bốp hai chưởng vào huyệt phục thố và ngọc sơn, Cam Phụng Trì thấy khí huyết lưu thông, tinh thần phấn chấn, phất chưởng tiếp tục tấn công Côn Điện Thượng Nhân, Lý Trị và Đường Hiểu Lan đang mệt nhọc, Lý Trị nhảy vào vòng chiến, lấy ba địch một, lập tức chiếm được thượng phong.
Cáp Bố Đà vừa thấy đã cười ha hả: “Té ra ngươi là Lâm quý nhân". Rồi tung mình nhảy tới bắt Phùng Lâm, Thiên Diệp Tản Nhân lúc này cũng nhận ra ai là Phùng Lâm, ai là Phùng Anh, cho nên lập tức phản kích mạnh mẽ, đánh đến khó phân thắng bại với Phùng Anh.
Cáp Bố Đà múa tiếp đôi chùy Lưu Tinh đánh tới, buộc Phùng Lâm phải bỏ chạy. Lúc này tiếng hú của Lữ Tứ Nương trong rừng lại vang lên, Cam Phụng Trì hú lên trả lời. Phùng Lâm nghe tiếng hú của Lữ Tứ Nương, lập tức trổ khinh công nhảy vào trong rừng.
Lữ Tứ Nương nghe tiếng hú của Cam Phụng Trì, lập tức nhảy xuống tấn công về phía Hàn Trọng Sơn, Hàn Trọng Sơn giơ cây tị vân trợ quét ngang, Lữ Tứ Nương đâm hụt, kiếm chiêu đã thay đổi, lưỡi kiếm đánh xéo qua đâm vào cổ tay của y. Hàn Trọng Sơn vội vàng rụt tay, vai chợt cảm thấy đau nhói, té ra đã bị Lữ Tứ Nương đá trúng, Lữ Tứ Nương mượn lực của cú đá này lướt ra xa hơn mười trượng.
Ngạch Âm Hòa Bố kêu lên: “Bên ngoài lại có kẻ địch đến, ngươi hãy ra đây xem để ta đối phó với ả nữ tặc ấy!" rồi y mở rộng phất trần đánh ra ba chiêu. Võ công của Ngạch Âm Hòa Bố hơi kém hơn Côn Điện Thượng Nhân, nhưng tương đương với Lữ Tứ Nương, Lữ Tứ Nương bị y chặn lại, trong lúc gấp gáp không thể xông ra.
Phùng Lâm chạy vào rừng, chợt thấy Hàn Trọng Sơn chạy ra thì thất kinh, nàng lướt xéo người né tránh, Cáp Bố Đà đuổi sát theo sau kêu lớn: “Ả nha đầu còn muốn chạy?" Hàn Trọng Sơn phất ra ba mũi phi tiễn, dồn Phùng Lâm đến chỗ rộng rãi, ý đồ khiến cho nàng không thể chơi trò trốn tìm. Cáp Bố Đà múa chùy phóng lên, Phùng Lâm vừa xoay người đã phóng ra ba mũi đoạt mệnh phi đao, Cáp Bố Đà cười lớn: “Ngươi chỉ có chút trò vặt mà dám thi triển trước mặt ta sao?" rồi tay trái hất một cái, chụp được ba mũi phi đao, nào ngờ một năm qua Phùng Lâm đã luyện nội công thượng thừa của phái Vô Cực, võ công của nàng đã không còn như trước, tuy vẫn còn hơi kém hơn bọn Cáp Bố Đà và Hàn Trọng Sơn nhưng cũng không quá xa. Cáp Bố Đà vừa vươn tay ra đã nghe phi đao xé gió lướt tới, y thất kinh vội vàng rụt tay né tránh, ba mũi phi đao, một mũi lướt qua đầu y, hai mũi lướt qua hai mang tai, đao phong quét vào mang tai, tuy không bị thương nhưng đã cảm thấy đau nhói. Phùng Lâm cười khanh khách, tiếp tục chạy về phía trước. Cáp Bố Đà cả giận, cái chùy Lưu Tinh đột nhiên đánh ra, bay đến trước mặt Phùng Lâm, bổ xuống tảng đá lớn bên cạnh!
Dụng ý của Cáp Bố Đà là đánh vỡ tảng đá để buộc Phùng Lâm không dám lao về phía trước để nàng quay lại rồi mình sẽ bắt sống. Nào ngờ tảng đá vỡ ra, phía sau tảng đá có một hang động rất sâu, bên trong tựa như có tiếng rên rĩ.
Phùng Lâm bị Cáp Bố Đà truy đuổi, nếu quay lại phía sau sẽ bị bắt, khi đá vụn bay lên, nàng thi triển một chiêu Bát phương phong vũ, kiếm thế mở ra bốn bên, rồi nàng chui tọt vào trong động.
Trong động có khí lạnh căm căm, đưa tay ra chẳng thấy năm ngón, Phùng Lâm rùng mình, nghe tiếng Cáp Bố Đà quát tháo, một hồi sau lại nghe Cáp Bố Đà kêu: “Dù ngươi chạy vào hang hùm ổ rắn, ta cũng sẽ lôi ngươi ra!" Phùng Lâm vốn sợ rắn, nghe y nói hai chữ “ổ rắn" lại thất kinh, nhưng Cáp Bố Đà đã lò dò tiến vào, nàng không thể chần chừ nữa, chỉ đành dùng kiếm hộ thân, vẫn tiếp tục đi về phía trước.
Động này rất sâu, đi một hồi lại nghe tiếng rên rĩ rất rõ ràng, lại còn có cả tiếng kêu xì xì quái dị, Phùng Lâm dựng tóc gáy, rồi nàng đâm xoạt ra một kiếm, ngẩng đầu nhìn lên chỉ thấy trong bóng tối có hai chấm sáng màu xanh lấp lánh, tiếng kêu xì xì phát ra từ chấm sáng ấy, rõ ràng là đôi mắt của một con độc xà!
Phùng Lâm kêu lớn, tiếp tục chém thẳng về phía trước, chợt thấy cổ tay đau nhói, thanh bảo kiếm rơi keng xuống đất, chỉ nghe có người khẽ quát: “Tại sao ngươi dám chém con rắn ta dùng để cứu người?" Phùng Lâm vận kình vùng vẫy, nào ngờ toàn thân đã mềm nhũng, nàng chợt cảm thấy có một vật vừa mềm vừa trơn bò trên người mình, nàng sợ đến nỗi hồn bay phách tán.
Người ấy chợt kêu ồ một tiếng rồi nói: “Ta tưởng là ai, té ra là ân nhân, ân nhân đừng lo. Con rắn này không biết cắn người. Kim Nhi, trở về!" con rắn trườn khỏi người Phùng Lâm, người ấy lại hỏi: “Phùng cô nương, sao biết tôi ở đây?" Phùng Lâm từ bên ngoài sáng chạy vào bóng tối, mắt vẫn chưa nhìn rõ, không biết người phía trước là ai, vẫn còn kinh hoảng, người ấy lại nói: “Lại có thêm một người, Phùng cô nương, y có phải là đồng bạn của cô nuơng không?" Phùng Lâm hơi bình tĩnh, thầm nhủ: “Ngươi này đã gọi mình ân nhân, lại có bản lĩnh cao như thế, chi bằng mình cứ nhờ y cứu". Tiếng bước chân của Cáp Bố Đà càng lúc càng gần, y lên tiếng dọa dẫm: “Nha đầu, ngươi mau ra đây, nếu không ta dùng chùy Lưu Tinh đánh vỡ đầu ngươi!" người ấy kêu ồ một tiếng nói: “Té ra là kẻ địch của cô nương!" Phùng Lâm vội nói: “Y là kẻ thù của tôi, y rất ác độc!" người ấy cười lạnh nói: “Ân nhân đừng lo, tôi chuyên thu phục người ác!" Cáp Bố Đà bước vào trong động, nghe tiếng xì xì, trong lòng cũng thấy kinh hãi. Nhưng y cậy tài cao gan lớn, múa cây chùy Lưu Tinh một vòng tròn, hộ trước thân, thầm nhủ: “Nếu có rắn độc đột nhiên lao bổ tới, chúng sẽ bị chùy phong của mìnnh đánh chết!" y vừa múa chùy vừa lần dò tiến về phía trước, vào sâu trong động chợt nghe Phùng Lâm và người ấy nói chuyện, bất giác lấy làm ngạc nhiên.
Cáp Bố Đà múa tiếp cây chùy Lưu Tinh trên đầu, quát lớn: “Quái vật gì nấp trong đó dọa dẫm?" trong động vang ra một tràn cười lạnh lẽo, người ấy nói: “Ta ở đây còn tốt hơn bầy ác tặc các người ở giữa ban ngày mà làm chuyện ác ôn!" Cáp Bố Đà quát: “Ngươi là ai?" rồi vung chùy Lưu Tinh về phía trước, chỉ nghe người ấy lại nói: “Hừ, cũng có chút trò vặt, chả trách nào dám cậy mạnh bức hiếp ân nhân của ta, chỉ đáng tiếc ngươi vẫn chưa học hết chùy pháp!" Cáp Bố Đà thất kinh, thầm nhủ: “Trong bóng tối mà có thể nhìn rõ chiêu số của mình, không thể khinh địch được". Thế là vận đủ nội nình, đột nhiên quét cây chùy Lưu Tinh về phía trước, chỉ nghe người ấy quát lớn: “Ngươi dám đả thương bệnh nhân của ta!" công lực của Cáp Bố Đà rất thâm hậu, nhát chùy này không chỉ nặng ngàn cân, không ngờ sau khi quét xong thì bị chụp đầu chùy, không thể nào giật lại được, Cáp Bố Đà kinh hoảng, hai tay buông ra quay đầu bỏ chạy, người ấy cười lạnh lướt tới thộp cổ Cáp Bố Đà, giở lên rồi quát: “Đi!" Cáp Bố Đà võ công cao như thế mà không thể nào vùng vẫy, bị y ném ra ngoài động.
Phùng Lâm vừa kinh vừa mừng, hỏi: “Ông là ai?" người ấy cười nói: “Cô nương vẫn chưa nhìn ra sao? Cô nương không thấy mặt tôi cũng phải nhận ra tiếng nói của tôi. Hẳn cô nương không ngờ tôi đến đây?" Phùng Lâm ngạc nhiên, chỉ nghe người ấy lại hỏi: “Lữ tỉ tỉ của cô nương đâu?" Phùng Lâm vội nói: “Ở bên ngoài, bị người xấu vây chặt. Ông hãy ra cứu tỉ tỉ!" người ấy nói: “Ồ, chả trách nào hình như tôi nghe tiếng hú của nàng. Ai mà có bản lĩnh vây được nàng, ta sẽ ra xem thử!" bên cạnh lại có người rên hai tiếng, người ấy đưa ta sờ xuống rồi nói: “Các người đã khỏe, nằm nửa ngày nữa ta sẽ đưa các người về nhà!"
Người này chính là Độc Long Tôn Giả, một năm qua y đến khắp nơi chữa trị cho người bệnh hủi, mười ngày trước đây vừa khéo đến nơi này. Y ngại người ta hoàng sợ cho nên đưa những người bệnh nấp vào trong một căn động rồi dùng đá lớn lấp kín cửa động. Hai người bệnh nhẹ nhất đã được y đưa về nhà, chỉ còn hai người tương đối nặng vẫn ở trong động. Hai người này sức khỏe hư nhược, Độc Long Tôn Giả chích máu rắn dùng thuốc chữa trị cho họ, bệnh hủi dần dần khỏi, nhưng vì ở không quen trong hang động ẩm ướt nên phát chứng hư tổn, hai ngày qua đã bất tỉnh nhân sự. Độc Long Tôn Giả ngoài biết chữa bệnh hủi, đối với y đạo một khiếu chẳng thông, vả lại cũng không thể tìm thuốc. Chỉ đành dùng khí chân nguyên của mình đưa vào cơ thể người bệnh giúp họ chống chọi. Trong một ngày một đêm, Độc Long Tôn Giả ngưng thần tịnh khí chữa trị cho người bệnh cho nên không nghe tiếng hú của Lữ Tứ Nương. Đến khi Phùng Lâm tới, hai người bệnh phát ra tiếng rên rĩ, thoát khỏi nguy hiểm, Độc Long Tôn Giả không còn lo nữa nên cùng Phùng Lâm ra khỏi động.
Cáp Bố Đà bị Độc Long Tôn Giả ném ra ngoài động, Hàn Trọng Sơn đứng ở bên ngoài cửa động chờ đợi, thấy trên cổ của y còn dấu tay, mặt thì tái nhợt, trông thê thảm vô cùng, cả chùy Lưu Tinh cũng mất, ngạc nhiên hỏi: “Ai ở trong động thế?" Cáp Bố Đà sờ vào cổ của mình, tức giận nói: “Quái vật, quái vật! Mau mời Côn Điện Thượng Nhân đến!" Hàn Trọng Sơn biết y vừa mới thua to, cho nên chúm môi huýt một tiếng sáo gọi Côn Điện Thượng Nhân. Nói thì chậm, sự việc diễn ra rất nhanh, chợt một người từ trong động nhảy tọt ra, đầu tóc rối bời, tướng mạo rất quái dị, Hàn Trọng Sơn canh ở cửa động, thấy bóng người lập tức bổ một trợ tới!
Chính là:
Dị sĩ từ hoang đảo, hai chưởng đấu quần hung.
Muốn biết sau đó thế nào, mời sang hồi sau sẽ rõ.
Tác giả :
Lương Vũ Sinh