Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất
Chương 44: Lưới trần

Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất

Chương 44: Lưới trần

Tsangyang Gyatso, Ngài không thẹn là vị vua lớn nhất của cung Potala, không thẹn là tình lang đẹp nhất trên đường phố Lhasa. Chỉ có Ngài mới xứng đáng là nhất đại tình tăng, thâm tình và từ bi của Ngài đã trở thành tín ngưỡng của người Tạng.

Phật nói, hãy bỏ qua cho những người đã từng lầm đường lạc lối vì tình yêu, tha thứ cho họ, cũng là khoan dung cho mình. Đời người có nhiều cạm bẫy đều do bản thân tự tay đào nên, cho rằng có thể săn bắt được người khác, nhưng chính mình mới là người mắc bẫy. Trên đời có lưới trần, lưới tình, lưới danh lợi, bạn không rời bỏ được thứ gì, sẽ bị thứ ấy quấn chặt. Chuyện đời là thế, có mất có được, không mất khó được. Nhưng nào ai chắc chắn rằng thứ có được sẽ nhất định sẽ nhiều hơn thứ mất đi?

Chúng ta thường thích vào một ngày bình thường, một mình pha một ly trà cảm xúc, buồn vui, chua ngọt trong đó có thể phối hợp theo khẩu vị của mình. Nhưng ly trà của đời người lại không cho phép chúng ta tùy ý pha chế, mất đi chừng mực, liền thành trà đắng cả đời. Tsangyang Gyatso là Phật sống tôn quý, ly trà đời người này cũng không thể tự châm tự uống, mà phải nghe theo sắp xếp của số mệnh. Ngài đem một mảnh lòng băng ném vào trong ấm, đợi khi trà nguội người tan, Ngài nên đi đâu, làm gì?

Đó vốn là một thời đại Phật sống phô trương thanh thế, vô số người Tạng lấy Phật giáo làm tín ngưỡng kiếp này vĩnh viễn không thay đổi, cam nguyện cúi đầu làm tín đồ. Họ tin tưởng nhân quả, tin tưởng mọi thứ trên đời đều có luân hồi, tin tưởng mảnh đất họ sinh sống có núi thần hồ thánh bảo hộ, đời đời bình an hạnh phúc. Năm xưa vua Thuận Trị của Đại Thanh từng nhiều lần long trọng mời Đạt Lai thứ 5 vào kinh, sau đó Đạt Lai thứ 5 Lobsang Gyatso được quan viên Đại Thanh tháp tùng, dẫn ba ngàn người rầm rộ lên đường đến kinh thành, vua Thuận Trị dùng lễ nghi cao nhất tiếp đãi. Sau khi Đạt Lai thứ 5 ra về, còn ban cho Ngài ấn vàng và sách phong tôn quý vô cùng.

Nào ngờ cục diện chính trị có quá nhiều tranh đoạt biến động, dù là xứ Phật, cũng không có tịnh thổ. Nếu không sợ dẫn đến cục diện chính trị Tây Tạng hỗn loạn, Đệ Ba Sangye Gyatso cũng sẽ không giấu không phát tang đối với cái chết của Đạt Lai thứ 5, còn Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso cũng không cần ẩn náu trong dân gian mười lăm năm tròn. Mười lăm năm, một đứa bé oe oe chào đời đã khôn lớn thành một thiếu niên anh tuấn phong lưu, tư tưởng của Ngài, tình cảm của Ngài đều lưu lại ở làng nhỏ tôn sùng tự do và tình yêu ấy. Hạnh phúc bình dị này bị một thân phận giấu kín đập tan triệt để, lần đầu tiên Ngài nếm trải nỗi thống khổ của sự mất mát, mất đi người thân ở quê nhà, mất đi cô gái thuở mơ xanh ngựa gỗ, mất đi tự do Ngài đang có.

Bất cứ người nào cũng biết, Tsangyang Gyatso đã tiếp nhận thân phận Phật sống vào lúc chưa biết gì cả. Bị Sangye Gyatso từ làng nhỏ Monyu đưa đến cung Potala của Lhasa, từ một thiếu niên chăn bò, lắc mình biến hóa, trở thành Phật sống được chúng sinh ủng hộ. Ngài trút bỏ trang phục chất phác, mặc áo sư vào, ngồi trên ngai Phật chót vót, được muôn dân thành kính lễ bái. Nếu không phải Đệ Ba Sangye Gyatso lo lắng cho cục diện chính trị, rề rà không chịu giao quyền trượng cho Ngài, Ngài có thể chủ trì chính sự theo ý muốn, thì sẽ không khổ sở vì thân phận con rối mấy năm.

May thay Ngài đã có hạnh phúc khác, cửa sau thông đến thành Lhasa của cung Potala, đã tìm được cho Tsangyang Gyatso mùa xuân Ngài luôn hướng đến. Quán rượu nhỏ Makye Ame ấy đã thỏa mãn tâm nguyện Ngài trong mơ tìm kiếm, cô gái Qonggyai tên Dawa Dolma ấy đã bù đắp nỗi khổ sở bơ vơ nhiều năm của Ngài. Đó là thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời Tsangyang Gyatso, ngày ngày mong mỏi mặt trời lặn, bởi chỉ có vào ban đêm, Ngài mới có thể tận tình buông thả linh hồn, ở quán rượu nhỏ uống rượu vui ca, cùng cô gái mình yêu nửa đêm vuốt ve an ủi. Mà trước khi trời sáng, con chó vàng già nua trung thành của cung Potala sẽ chờ đợi Ngài.

Nếu không có sự xuất hiện của Lha-bzang Khan, không có y xáo trộn một hồ nước lặng, Tsangyang Gyatso vẫn có thể tiếp tục sở hữu hạnh phúc của Ngài. Ngài có thể từ bỏ quyền lực chí cao vô thượng, chỉ cần Sangye Gyatso không hỏi đến việc của Ngài ở dân gian, để Ngài làm tình lang đẹp nhất trong thành Lhasa, mỗi ngày vui ca thơ tình của mình, tiêu dao tự tại cùng ý trung nhân. Hạnh phúc luôn quá ngắn ngủi, còn chưa nếm hết mùi vị ngọt ngào, nắng xuân muôn hồng ngàn tía đã cứ thế một đi không trở lại. Dawa Dolma rời xa Ngài, Sangye Gyatso bị xử tử, cả tòa cung điện rộng lớn, chỉ còn lại Ngài đơn độc một mình gánh vác.

Có được quyền lực thì sao? Bậc dũng sĩ tung hoành thảo nguyên đó, Ngài trước giờ nào đã làm được? Lúc ấy chính giáo Tây Tạng đã là một bàn cờ tán loạn, Tsangyang Gyatso thích mơ xuân tình dịu, làm sao có thể ra sức vãn hồi sóng dữ, phản bại thành thắng? Ngài bị số mệnh kiềm chế quá lâu, ngoài đọc kinh lúc ban đêm yên tĩnh, chỉ có thể viết thơ tình dưới ánh đèn vàng. Suốt đời này, Tsangyang Gyatso đều không thể giống như Đạt Lai thứ 5, có đầu óc thao lược kiệt xuất, Ngài chỉ có tấm lòng nhu mì phong hoa tuyết nguyệt. Vào thời buổi thái bình thịnh thế, Ngài có lẽ sẽ hạnh phúc, vào thời đại biến động ấy, Ngài định sẵn sẽ trở thành vật hy sinh của chính trị.

Bất kể những dân chúng chất phác hiền lành kia ủng hộ Phật sống của họ ra sao, cũng không thể bảo vệ Ngài. Họ trơ mắt nhìn Ngài bị đội ngũ của Lha-bzang Khan đưa đi, tường thành xây bằng thân thể máu thịt không chịu nổi một đòn, hành động vô nghĩa chỉ khiến thêm vài người bị chôn theo. Còn vị Phật sống trẻ tuổi chỉ có thể nhìn họ rơi lệ, để lại linh hồn, phó mặc thể xác lưu đày. Tình ca của Ngài từ đó hòa vào chốn sâu linh hồn mỗi người, sưởi ấm thân thể họ, cũng trở thành niềm trân trọng suốt đời của họ.

Chúng ta nên tin vào chữ duyên, gặp gỡ giữa dòng người chen vai nối gót, chính là duyên phận. Nếu không thể nắm giữ, dù là duyên định ba đời, hao mòn hết rồi cuối cùng cũng thành xa lạ. Duyên phận của Tsangyang Gyatso và Dawa Dolma rốt cuộc vẫn quá mỏng manh, thời gian bên nhau ngắn chẳng tày gang. Có lẽ chính vì ngắn ngủi mới khiến Tsangyang Gyatso ghi lòng tạc dạ như thế. Nếu gần gũi lâu rồi, đôi bên sinh lòng chán ngán, sự tốt đẹp của quá khứ đều trở thành phiền toái, những câu thơ tình kia há chẳng phải triệt để xóa bỏ trong ký ức? Đều nói như gần như xa mới là mỹ cảm, tình yêu không thể quá nhập tâm, khi yêu có thể bao dung tất cả khuyết điểm, một mai mất đi cảm giác ấy, ưu điểm cũng thành gánh nặng.

Tsangyang Gyatso đến hồ Thanh Hải, ngắm làn nước hồ êm đềm ấy, liền chẳng thể rời chân. Ngài nhận định hồ thánh này sẽ là chốn về kiếp này của Ngài, dù chôn thân ở đây, hay sau này phiêu bạt đời tàn như cũ, Ngài đều phải lưu lại nơi đây chút gì đó. Ngài phải nói cho đông đảo chúng sinh trên đời biết, Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso từng có một đoạn duyên xưa với hồ Thanh Hải, đồng thời nơi đây là trạm dịch Ngài đã dừng chân. Thật ra Ngài sớm đã nhìn thấy tín ngưỡng của bản thân, tương lai của bản thân, mộng tưởng của bản thân và tất cả nhân trước quả sau trong mảng màu lam tinh khiết này. Nhưng Ngài không nói, thà để người đời cho rằng nhân vật giống như thiên thần này đã thần kỳ chết đi hoặc thần bí mất tích ở đây.

Đấy là câu đố Ngài đặt ra cho chúng sinh, là cục diện Ngài một tay sắp sẵn, không ai có thể đoán thấu huyền cơ trong đó. Người đến xoay kinh luân trên tay, ném xuống mấy hòn đá, hoặc đựng đầy một bình nước hồ thánh, cầu nguyện chúc phúc cho Ngài. Lắng nghe truyền kỳ mơ hồ, suy đoán hành tung của Ngài, nhẩm đọc thơ tình của Ngài không biết chán. Ai nói Ngài chẳng để lại gì, trước hồ nước mênh mông xanh thẳm đó, Ngài cuối cùng không quên để lại thơ tình của mình. Nếu hỏi người đời vì sao mê luyến Tsangyang Gyatso, đó ắt là bị thơ tình của Ngài cảm nhiễm. Nếu mất đi những bài thơ tình ôn nhu này, Ngài còn là Tsangyang Gyatso chăng?

Chung quy là một nam tử thế nào, có tấm lòng ra sao, mới có thể viết ra những câu thơ tuyệt mỹ dường ấy. Tsangyang Gyatso, Ngài không thẹn là vị vua lớn nhất của cung Potala, không thẹn là tình lang đẹp nhất trên đường phố Lhasa. Chỉ có Ngài mới xứng đáng là nhất đại tình tăng, sự thâm tình và từ bi của Ngài, đã trở thành tín ngưỡng của người Tạng. Nhưng Ngài vẫn đã ra đi, rời xa những tín đồ yêu kính ủng hộ Ngài, đi một cách rất đỗi tiêu sái, rất đỗi triệt để.

Mãi đến sau này, một quyển sách “Bí truyện Đạt Lai Lạt Ma thứ 6" của Ngawang Lhundrup Daji[1] người dân tộc Mông Cổ mới thỏa mãn được tâm nguyện của nhiều người, ông đã tiếp diễn sinh mệnh của Tsangyang Gyatso, chỉ dẫn chúng ta đi tìm kiếm lời giải câu đố kia, đồng thời vì Ngài viết tiếp truyền kỳ nửa đời sau. Khiến chúng ta tin tưởng Tsangyang Gyatso thật sự không chết, Ngài thần bí mất tích ở hồ Thanh Hải, từ đó bắt đầu một chặng đường đời phiêu bạt khác.

[1] A Vượng Luân Châu Đạt Cát, 1715 - 1780.

Có duyên cuối cùng sẽ gặp lại. Thật muốn mời ai đó đến hồ Thanh Hải một chuyến, đến cung Potala một chuyến, kiếm tìm nơi chôn cất của Tsangyang Gyatso. Không biết mấy trăm năm nay, nhiều tín đồ thành kính phải chăng đã tìm được xá lợi của Ngài, sợi tóc của Ngài, hoặc một vật trang sức nào đó trên người Ngài. Nếu Ngài thật sự là Phật, thế thì cái chết cũng là giải thoát của linh hồn, nó có thể khiến linh hồn bay bổng, đồng thời tìm được chốn về. Cuộc đời của Ngài tuy là một bi kịch không thể ngăn cản, nhưng tôi tin rằng, Tsangyang Gyatso tuyệt đối sẽ không chọn lựa chạy trốn ở màn kịch cuối cùng.
Tác giả : Bạch Lạc Mai
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại