Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất
Chương 43: Huyền cơ
Thế gian biết bao việc không lời kể được, không dạng hình dung, chỉ là một áng mây màu lững lờ, một luồng gió mát rong ruổi. Thứ chúng ta có thể nắm bắt chẳng qua chỉ là chút ít hư ảo, nhưng vẫn cam nguyện mê muội vì hư ảo.
Năm tháng luôn lưu lại cho chúng ta quá nhiều câu đố, vậy thì ai là người giải đố? Chính vì có nhiều nghi vấn không thể giải đáp như thế, mới khiến con người càng thêm khao khát tìm hiểu đối với chuyện xưa không tỏ tung tích. Bao nhiêu chuyện đời mịt mùng chìm vào sông bể thời gian, chúng ta có thể vớt lại được bao nhiêu? Cũng tựa như mặt hồ Thanh Hải thần bí này, nó trong trẻo êm đềm như thế, dù lặn xuống đáy hồ liệu có thể lượm lặt được thứ gì? Một mảnh chéo áo tàn khuyết? Một chiếc kinh luân rỉ sét? Một chuỗi tràng hạt mục nát? Hay một bộ hài cốt cô độc?
Thế gian biết bao việc không lời kể được, không dạng hình dung, chỉ là một áng mây màu lững lờ, một luồng gió mát rong ruổi. Thứ chúng ta có thể nắm bắt chẳng qua chỉ là chút ít hư ảo, nhưng vẫn cam nguyện mê muội vì hư ảo. Lịch sử lúc thì cho chúng ta nội hàm dày nặng, lúc lại giống như hồng hoang mênh mông, bước chân vào chỉ nhìn thấy khói vắng đại mạc, trăng khuyết tường đổ. Có những biến số là ý trời, có những biến số là người định, năm xưa nếu vua Khang Hy không ban xuống đạo chỉ lệnh kia, Tsangyang Gyatso sẽ không bị giải về kinh. Thế thì hồ Thanh Hải sẽ chẳng có có một huyền cơ không giải nổi, đến nay vẫn mơ hồ hư ảo trong cõi hoang nguyên tịch mịch.
Đó là một chặng hành trình dài dằng dặc, đội ngũ áp giải Tsangyang Gyatso xuất phát từ cung Potala của thành Lhasa, dọc đường trải qua đủ mọi cảnh sắc địa phương, cả quá trình tiến bước rất chậm chạp. Một đội ngũ tổ hợp bởi người của cả mấy dân tộc Hán, Mãn, Tạng, Mông, chuyến đi này của họ chỉ có một mục đích, nghe theo mệnh lệnh của vua Khang Hy và Lha-bzang Khan, áp giải Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 Tsangyang Gyatso vào kinh. Hành trình xa thẳm, đường núi hiểm trở, vùng đất hoang vắng này không có liễu khói thuyền sơn của Giang Nam, không có kim phấn phồn hoa của kinh đô, trống trải đến dường như không có bờ bến. Năm xưa Đạt Lai thứ 5 được long trọng mời vào kinh, trên đường vinh quang vô cùng, giờ đây Đạt Lai thứ 6 lại đeo hình cụ, chịu đủ dày vò dọc đường.
Trong đội ngũ áp giải Tsangyang Gyatso, có nhiều người là binh lính Mông Cổ, phần lớn lại là đệ tử Hoàng Giáo, họ cũng có lòng kính trọng đối với vị Phật sống trẻ tuổi này. Dù họ phải nghe lệnh Lha-bzang Khan, nhưng không quá đỗi làm khó Tsangyang Gyatso; trong lòng họ, Ngài chỉ là Phật sống gặp nạn, chứ chẳng phải Đạt Lai giả như Lha-bzang Khan rêu rao. Ngay cả sứ giả của Đại Thanh, suốt dọc đường tiếp xúc gần gũi với Tsangyang Gyatso cũng bị lòng từ bi của Ngài làm cảm động, lại nghe thơ tình của Ngài, càng thêm khẳng định Ngài chính là Phật sống thật. Vì vậy họ rất mực chăm sóc Tsangyang Gyatso, thay vì nói là áp giải, chi bằng nói là hộ tống.
Chung quy vẫn là núi cao đường xa, nhiều năm nay, vị Phật sống đã ở quen trong cung Potala hoa lệ, sống cuộc sống áo đẹp cơm ngon, nào đã từng chịu nỗi khổ lưu lạc cùng khốn dường này. Họ đã vượt qua núi tuyết mênh mang, vượt qua sa mạc hoang nguyên, dọc đường gặp phải vô số kiểu thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt, thậm chí có một số binh sĩ không chịu nổi dày vò đã chết trên đường, bị âm thầm lặng lẽ chôn trong hoang mạc. Chẳng ai hay biết sự tồn tại của họ, họ bình thường đến nỗi giống như cỏ cây chốn cao nguyên, vì Tsangyang Gyatso, mới có một chặng hành trình không bình thường thế này. Nhưng mọi người cuối cùng cũng chỉ ghi nhớ Tsangyang Gyatso, còn họ chỉ là một vài nốt điểm xuyết trong sinh mệnh của Ngài.
Trải qua mấy tháng lặn lội dặm trường, khi họ đến thảo nguyên hồ Thanh Hải, vị Phật sống phong lưu tiêu sái ấy lúc này đã gầy trơ xương. Từng xiết bao hy vọng bản thân làm một khách qua đường, dắt cô gái mình thương, giục ngựa tung vó, rời xa non nước nơi đây, tìm một khách sạn nhân sinh, làm chốn về của kiếp này. Nhưng giờ đây Ngài e sợ kiếp lưu lạc ấy, bởi vì Ngài đã mất đi người con gái có thể gửi gắm cho Ngài, mất đi địa vị Phật sống Ngài từng kháng cự. Ngài là tù nhân, không biết nên lấy gì để chứng minh bản thân vốn trong sạch chẳng có gì cả. Nói cách khác, tâm tư của Ngài, nào đã thật sự có người hiểu được.
Đây là một vùng đất tin vào số mệnh, trong khói lửa đều lan tỏa hơi thở của số mệnh. Hồ Thanh Hải, biết bao người cầu nguyện ở đây, nhưng nó cho được bao nhiêu người tròn vẹn? Biết bao người ném đá vào trong hồ, là vì họ tin tưởng hồ Thanh Hải trước sau sẽ cho nhân gian một giao phó công bằng. Người đến nơi này đều sẽ cầu phúc cho Tsangyang Gyatso, dù có tin số mệnh hay không, có tín ngưỡng giống nhau hay không, đều nguyện ý vì hồ thánh, vì Đạt Lai thứ 6, lưu lại lời chúc phúc vĩnh viễn. Dẫu Ngài sớm đã biến mất không còn tăm tích trên thế gian này, sớm đã không rõ về đâu, nhưng chúng ta vẫn tin tưởng linh hồn của Ngài sẽ quanh quẩn ở đây, chỉ để đền đáp muôn ngàn chúng sinh vì Ngài bôn ba rong ruổi.
“Thanh Sử Cảo[1]" từng ghi chép, hồ Thanh Hải chính là nơi vùi xương của Tsangyang Gyatso. Trên đường đến kinh thành, Đạt Lai thứ 6 tuổi mới hai mươi lăm, bị bệnh và qua đời ở hồ Thanh Hải, gửi gắm sinh mệnh cho làn nước hồ xanh thẳm trong veo đó. Nhưng ghi chép sơ sài như thế làm sao khiến mọi người tin phục? Dân gian sau đó lại có nhiều cách nói khác nhau đối với tung tích của Tsangyang Gyatso. Câu đố về sự sống chết của Ngài, lưu lại tại hồ Thanh Hải, nước hồ trầm mặc, không cho bạn một lời giải đáp. Và câu đố về cái chết của Tsangyang Gyatso đã thành một án treo không thể phá giải trong lịch sử và Phật giáo Tạng truyền.
[1] Thanh Sử Cảo: bản thảo một bộ tư liệu lịch sử về thời nhà Thanh, bắt đầu từ khi Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích lập ra nhà Thanh vào năm 1616 đến khi Cách mạng Tân Hợi kết thúc sự thống trị của nhà Thanh vào năm 1911.
Về tung tích của Ngài, truyền thuyết quá nhiều, rất đỗi thần bí, lại rất đỗi buồn đẹp. Có người nói Ngài đi đến hồ Thanh Hải, mắc một trận bệnh nặng rồi qua đời ở đây. Cũng có người nói trên đường đi Ngài đã bị Lha-bzang Khan bí mật giết hại, mục đích là không cho Ngài có cơ hội gặp được vua Đại Thanh, có thể gây hậu họa khôn lường. Cũng có người nói, cuối cùng ngài bị vua Khang Hy giam cầm ở núi Ngũ Đài[2], u uất mà qua đời. Truyền thuyết cuối cùng được nhiều người mong mỏi là Tsangyang Gyatso gặp được quan áp giải tốt bụng, đã mạo hiểm tự mình thả Ngài. Từ đó Ngài mai danh ẩn tính, làm một người chăn nuôi bình thường bên hồ Thanh Hải, thơ rượu phong lưu, sống hết cuộc đời còn lại.
[2] Núi Ngũ Đài: còn gọi là núi Thanh Lương, nằm trong địa phận huyện Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, là một trong tứ đại Phật giáo danh sơn tại Trung Quốc, được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO năm 2009. Núi Ngũ Đài được coi là đạo tràng của Bồ Tát Văn Thù, và cũng có quan hệ lâu dài với Phật giáo Tây Tạng.
Những chuyện này đều chỉ là truyền thuyết, là dân chúng đã tô vẽ thêm từng nét màu sắc thần bí mà lãng mạn cho vị tình tăng giàu thần thái truyền kỳ này. Kỳ thực chúng ta đều là tướng bại dưới tay của năm tháng, bất kể số mệnh của Tsangyang Gyatso thuộc về truyền thuyết nào, cuối cùng đều trở về chốn gió bụi vô tận. Ngài chết năm hai mươi lăm tuổi, hay sống đến tóc bạc phơ phơ, cũng chỉ là sự dài ngắn của sinh mệnh, quá trình khác nhau, kết cuộc lại giống nhau. Nhưng tận sâu thẳm nội tâm chúng ta luôn có một khát vọng, cũng giống như xem một vở kịch, càng khúc chiết thì càng sinh động, người diễn nhập vai, người xem cũng không thoát ra được.
Có lẽ Tsangyang Gyatso thật sự bệnh chết tại hồ Thanh Hải, Ngài không chịu nổi nỗi khổ lưu lạc, mắc một trận bệnh nặng, không chữa trị được mà qua đời. Nhưng không ai bằng lòng chấp nhận cái chết của Ngài, thà rằng tin Ngài chớp nhoáng ẩn tích, kín đáo không tăm hơi. Lha-bzang Khan sẽ không bí mật giết chết Ngài ở giữa đường, nếu thật sự muốn Ngài chết, Tsangyang Gyatso có lẽ đã không bước được ra khỏi cung Potala. Đệ Ba Sangye Gyatso lòng dạ sâu xa, cũng phải đầu rơi xuống đất trước mặt y, huống hồ chỉ là Tsangyang Gyatso mềm yếu cô độc. Ngài cũng không bị giam cầm ở núi Ngũ Đài, nếu thật sự bị Khang Hy giam cầm, thế thì trong sử Thanh sẽ có ghi chép chi tiết, không cần để lại một câu đố, khiến người đời nhọc lòng suy đoán.
Tsangyang Gyatso thật sự lưu lại hồ Thanh Hải ư? Phải chăng đã xảy ra một câu chuyện tình yêu đơn giản đẹp đẽ với một cô gái chăn cừu nơi này, thần linh của hồ Thanh Hải đã đáp ứng tâm nguyện của Ngài, để Ngài thơ rượu phong lưu sống hết một đời ở vùng đất yên bình này? Chắc chắn không thể là như thế, Ngài là Phật sống, Ngài nên nghĩ cách bước ra khỏi đường quanh bến mê của trần thế, sao lại có thể sa vào lưới trần, cam nguyện một đời lem luốc bùn đất? Hơn nữa nhân gian rối ren, nào đã có sự tròn vẹn Ngài mong muốn, sự tròn vẹn chẳng phụ Như Lai chẳng phụ nàng ấy? Ngài chọn cung Potala, suốt đời là Phật, thì phải phụ lòng giai nhân. Ngài chọn tiêu dao hồng trần, cùng người đẹp hoan ái, thì định sẵn sẽ phản bội Phật tổ. Do đó, chúng sinh cũng không thể sắp xếp một kết cục hoàn mỹ cho Tsangyang Gyatso.
Ngắm hồ Thanh Hải lần nữa, nó vẫn lặng yên. Mấy trăm năm rồi, nó mang nặng bí mật không thể giải đáp này, bị người đời truy hỏi vô số lần, chẳng lẽ thật sự không mệt mỏi chút nào? Chắc là không mệt, nếu không, làm sao êm đềm phẳng lặng như thế, làm sao trong trẻo tinh khiết như thế. Chỉ có trong gió nhẹ, mặt nước hồ ấy lăn tăn gợn sóng, như có tâm nguyện chưa thỏa, muốn kể với chúng ta.
Rốt cuộc đã ẩn giấu bí mật gì không cho ai biết? Người tên là Tsangyang Gyatso ấy, cuối cùng đã đi đến chốn nào? Truyền kỳ đời này của Ngài thật sự đã kết thúc, hay là vừa mới bắt đầu? Hồ Thanh Hải, là duyên đi của Ngài, hay là duyên đến của Ngài?
Năm tháng luôn lưu lại cho chúng ta quá nhiều câu đố, vậy thì ai là người giải đố? Chính vì có nhiều nghi vấn không thể giải đáp như thế, mới khiến con người càng thêm khao khát tìm hiểu đối với chuyện xưa không tỏ tung tích. Bao nhiêu chuyện đời mịt mùng chìm vào sông bể thời gian, chúng ta có thể vớt lại được bao nhiêu? Cũng tựa như mặt hồ Thanh Hải thần bí này, nó trong trẻo êm đềm như thế, dù lặn xuống đáy hồ liệu có thể lượm lặt được thứ gì? Một mảnh chéo áo tàn khuyết? Một chiếc kinh luân rỉ sét? Một chuỗi tràng hạt mục nát? Hay một bộ hài cốt cô độc?
Thế gian biết bao việc không lời kể được, không dạng hình dung, chỉ là một áng mây màu lững lờ, một luồng gió mát rong ruổi. Thứ chúng ta có thể nắm bắt chẳng qua chỉ là chút ít hư ảo, nhưng vẫn cam nguyện mê muội vì hư ảo. Lịch sử lúc thì cho chúng ta nội hàm dày nặng, lúc lại giống như hồng hoang mênh mông, bước chân vào chỉ nhìn thấy khói vắng đại mạc, trăng khuyết tường đổ. Có những biến số là ý trời, có những biến số là người định, năm xưa nếu vua Khang Hy không ban xuống đạo chỉ lệnh kia, Tsangyang Gyatso sẽ không bị giải về kinh. Thế thì hồ Thanh Hải sẽ chẳng có có một huyền cơ không giải nổi, đến nay vẫn mơ hồ hư ảo trong cõi hoang nguyên tịch mịch.
Đó là một chặng hành trình dài dằng dặc, đội ngũ áp giải Tsangyang Gyatso xuất phát từ cung Potala của thành Lhasa, dọc đường trải qua đủ mọi cảnh sắc địa phương, cả quá trình tiến bước rất chậm chạp. Một đội ngũ tổ hợp bởi người của cả mấy dân tộc Hán, Mãn, Tạng, Mông, chuyến đi này của họ chỉ có một mục đích, nghe theo mệnh lệnh của vua Khang Hy và Lha-bzang Khan, áp giải Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 Tsangyang Gyatso vào kinh. Hành trình xa thẳm, đường núi hiểm trở, vùng đất hoang vắng này không có liễu khói thuyền sơn của Giang Nam, không có kim phấn phồn hoa của kinh đô, trống trải đến dường như không có bờ bến. Năm xưa Đạt Lai thứ 5 được long trọng mời vào kinh, trên đường vinh quang vô cùng, giờ đây Đạt Lai thứ 6 lại đeo hình cụ, chịu đủ dày vò dọc đường.
Trong đội ngũ áp giải Tsangyang Gyatso, có nhiều người là binh lính Mông Cổ, phần lớn lại là đệ tử Hoàng Giáo, họ cũng có lòng kính trọng đối với vị Phật sống trẻ tuổi này. Dù họ phải nghe lệnh Lha-bzang Khan, nhưng không quá đỗi làm khó Tsangyang Gyatso; trong lòng họ, Ngài chỉ là Phật sống gặp nạn, chứ chẳng phải Đạt Lai giả như Lha-bzang Khan rêu rao. Ngay cả sứ giả của Đại Thanh, suốt dọc đường tiếp xúc gần gũi với Tsangyang Gyatso cũng bị lòng từ bi của Ngài làm cảm động, lại nghe thơ tình của Ngài, càng thêm khẳng định Ngài chính là Phật sống thật. Vì vậy họ rất mực chăm sóc Tsangyang Gyatso, thay vì nói là áp giải, chi bằng nói là hộ tống.
Chung quy vẫn là núi cao đường xa, nhiều năm nay, vị Phật sống đã ở quen trong cung Potala hoa lệ, sống cuộc sống áo đẹp cơm ngon, nào đã từng chịu nỗi khổ lưu lạc cùng khốn dường này. Họ đã vượt qua núi tuyết mênh mang, vượt qua sa mạc hoang nguyên, dọc đường gặp phải vô số kiểu thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt, thậm chí có một số binh sĩ không chịu nổi dày vò đã chết trên đường, bị âm thầm lặng lẽ chôn trong hoang mạc. Chẳng ai hay biết sự tồn tại của họ, họ bình thường đến nỗi giống như cỏ cây chốn cao nguyên, vì Tsangyang Gyatso, mới có một chặng hành trình không bình thường thế này. Nhưng mọi người cuối cùng cũng chỉ ghi nhớ Tsangyang Gyatso, còn họ chỉ là một vài nốt điểm xuyết trong sinh mệnh của Ngài.
Trải qua mấy tháng lặn lội dặm trường, khi họ đến thảo nguyên hồ Thanh Hải, vị Phật sống phong lưu tiêu sái ấy lúc này đã gầy trơ xương. Từng xiết bao hy vọng bản thân làm một khách qua đường, dắt cô gái mình thương, giục ngựa tung vó, rời xa non nước nơi đây, tìm một khách sạn nhân sinh, làm chốn về của kiếp này. Nhưng giờ đây Ngài e sợ kiếp lưu lạc ấy, bởi vì Ngài đã mất đi người con gái có thể gửi gắm cho Ngài, mất đi địa vị Phật sống Ngài từng kháng cự. Ngài là tù nhân, không biết nên lấy gì để chứng minh bản thân vốn trong sạch chẳng có gì cả. Nói cách khác, tâm tư của Ngài, nào đã thật sự có người hiểu được.
Đây là một vùng đất tin vào số mệnh, trong khói lửa đều lan tỏa hơi thở của số mệnh. Hồ Thanh Hải, biết bao người cầu nguyện ở đây, nhưng nó cho được bao nhiêu người tròn vẹn? Biết bao người ném đá vào trong hồ, là vì họ tin tưởng hồ Thanh Hải trước sau sẽ cho nhân gian một giao phó công bằng. Người đến nơi này đều sẽ cầu phúc cho Tsangyang Gyatso, dù có tin số mệnh hay không, có tín ngưỡng giống nhau hay không, đều nguyện ý vì hồ thánh, vì Đạt Lai thứ 6, lưu lại lời chúc phúc vĩnh viễn. Dẫu Ngài sớm đã biến mất không còn tăm tích trên thế gian này, sớm đã không rõ về đâu, nhưng chúng ta vẫn tin tưởng linh hồn của Ngài sẽ quanh quẩn ở đây, chỉ để đền đáp muôn ngàn chúng sinh vì Ngài bôn ba rong ruổi.
“Thanh Sử Cảo[1]" từng ghi chép, hồ Thanh Hải chính là nơi vùi xương của Tsangyang Gyatso. Trên đường đến kinh thành, Đạt Lai thứ 6 tuổi mới hai mươi lăm, bị bệnh và qua đời ở hồ Thanh Hải, gửi gắm sinh mệnh cho làn nước hồ xanh thẳm trong veo đó. Nhưng ghi chép sơ sài như thế làm sao khiến mọi người tin phục? Dân gian sau đó lại có nhiều cách nói khác nhau đối với tung tích của Tsangyang Gyatso. Câu đố về sự sống chết của Ngài, lưu lại tại hồ Thanh Hải, nước hồ trầm mặc, không cho bạn một lời giải đáp. Và câu đố về cái chết của Tsangyang Gyatso đã thành một án treo không thể phá giải trong lịch sử và Phật giáo Tạng truyền.
[1] Thanh Sử Cảo: bản thảo một bộ tư liệu lịch sử về thời nhà Thanh, bắt đầu từ khi Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích lập ra nhà Thanh vào năm 1616 đến khi Cách mạng Tân Hợi kết thúc sự thống trị của nhà Thanh vào năm 1911.
Về tung tích của Ngài, truyền thuyết quá nhiều, rất đỗi thần bí, lại rất đỗi buồn đẹp. Có người nói Ngài đi đến hồ Thanh Hải, mắc một trận bệnh nặng rồi qua đời ở đây. Cũng có người nói trên đường đi Ngài đã bị Lha-bzang Khan bí mật giết hại, mục đích là không cho Ngài có cơ hội gặp được vua Đại Thanh, có thể gây hậu họa khôn lường. Cũng có người nói, cuối cùng ngài bị vua Khang Hy giam cầm ở núi Ngũ Đài[2], u uất mà qua đời. Truyền thuyết cuối cùng được nhiều người mong mỏi là Tsangyang Gyatso gặp được quan áp giải tốt bụng, đã mạo hiểm tự mình thả Ngài. Từ đó Ngài mai danh ẩn tính, làm một người chăn nuôi bình thường bên hồ Thanh Hải, thơ rượu phong lưu, sống hết cuộc đời còn lại.
[2] Núi Ngũ Đài: còn gọi là núi Thanh Lương, nằm trong địa phận huyện Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, là một trong tứ đại Phật giáo danh sơn tại Trung Quốc, được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO năm 2009. Núi Ngũ Đài được coi là đạo tràng của Bồ Tát Văn Thù, và cũng có quan hệ lâu dài với Phật giáo Tây Tạng.
Những chuyện này đều chỉ là truyền thuyết, là dân chúng đã tô vẽ thêm từng nét màu sắc thần bí mà lãng mạn cho vị tình tăng giàu thần thái truyền kỳ này. Kỳ thực chúng ta đều là tướng bại dưới tay của năm tháng, bất kể số mệnh của Tsangyang Gyatso thuộc về truyền thuyết nào, cuối cùng đều trở về chốn gió bụi vô tận. Ngài chết năm hai mươi lăm tuổi, hay sống đến tóc bạc phơ phơ, cũng chỉ là sự dài ngắn của sinh mệnh, quá trình khác nhau, kết cuộc lại giống nhau. Nhưng tận sâu thẳm nội tâm chúng ta luôn có một khát vọng, cũng giống như xem một vở kịch, càng khúc chiết thì càng sinh động, người diễn nhập vai, người xem cũng không thoát ra được.
Có lẽ Tsangyang Gyatso thật sự bệnh chết tại hồ Thanh Hải, Ngài không chịu nổi nỗi khổ lưu lạc, mắc một trận bệnh nặng, không chữa trị được mà qua đời. Nhưng không ai bằng lòng chấp nhận cái chết của Ngài, thà rằng tin Ngài chớp nhoáng ẩn tích, kín đáo không tăm hơi. Lha-bzang Khan sẽ không bí mật giết chết Ngài ở giữa đường, nếu thật sự muốn Ngài chết, Tsangyang Gyatso có lẽ đã không bước được ra khỏi cung Potala. Đệ Ba Sangye Gyatso lòng dạ sâu xa, cũng phải đầu rơi xuống đất trước mặt y, huống hồ chỉ là Tsangyang Gyatso mềm yếu cô độc. Ngài cũng không bị giam cầm ở núi Ngũ Đài, nếu thật sự bị Khang Hy giam cầm, thế thì trong sử Thanh sẽ có ghi chép chi tiết, không cần để lại một câu đố, khiến người đời nhọc lòng suy đoán.
Tsangyang Gyatso thật sự lưu lại hồ Thanh Hải ư? Phải chăng đã xảy ra một câu chuyện tình yêu đơn giản đẹp đẽ với một cô gái chăn cừu nơi này, thần linh của hồ Thanh Hải đã đáp ứng tâm nguyện của Ngài, để Ngài thơ rượu phong lưu sống hết một đời ở vùng đất yên bình này? Chắc chắn không thể là như thế, Ngài là Phật sống, Ngài nên nghĩ cách bước ra khỏi đường quanh bến mê của trần thế, sao lại có thể sa vào lưới trần, cam nguyện một đời lem luốc bùn đất? Hơn nữa nhân gian rối ren, nào đã có sự tròn vẹn Ngài mong muốn, sự tròn vẹn chẳng phụ Như Lai chẳng phụ nàng ấy? Ngài chọn cung Potala, suốt đời là Phật, thì phải phụ lòng giai nhân. Ngài chọn tiêu dao hồng trần, cùng người đẹp hoan ái, thì định sẵn sẽ phản bội Phật tổ. Do đó, chúng sinh cũng không thể sắp xếp một kết cục hoàn mỹ cho Tsangyang Gyatso.
Ngắm hồ Thanh Hải lần nữa, nó vẫn lặng yên. Mấy trăm năm rồi, nó mang nặng bí mật không thể giải đáp này, bị người đời truy hỏi vô số lần, chẳng lẽ thật sự không mệt mỏi chút nào? Chắc là không mệt, nếu không, làm sao êm đềm phẳng lặng như thế, làm sao trong trẻo tinh khiết như thế. Chỉ có trong gió nhẹ, mặt nước hồ ấy lăn tăn gợn sóng, như có tâm nguyện chưa thỏa, muốn kể với chúng ta.
Rốt cuộc đã ẩn giấu bí mật gì không cho ai biết? Người tên là Tsangyang Gyatso ấy, cuối cùng đã đi đến chốn nào? Truyền kỳ đời này của Ngài thật sự đã kết thúc, hay là vừa mới bắt đầu? Hồ Thanh Hải, là duyên đi của Ngài, hay là duyên đến của Ngài?
Tác giả :
Bạch Lạc Mai