Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất
Chương 2: Tìm kiếm [2]
Theo đuổi một giấc mộng, có lẽ chỉ cần dăm ba năm, tìm kiếm một người, rốt cuộc phải mất thời gian bao lâu? Núi tuyết yên tịnh dựa sát vào nhau trên cao nguyên, hồ thánh hắt bóng trên những đỉnh núi trắng tinh. Ở nơi này, có cách tang[7] nở hoa, cỏ lác đung đưa trong gió; ở nơi này, tình yêu của chúng ta sao mà giản đơn, chỉ vì tình cờ gặp gỡ một đôi mắt linh dương Tạng. Năm tháng luân chuyển, vương triều đổi chủ, bao nhiêu gió mưa nghiệp bá đều âm thầm chôn vùi trong sông dài lịch sử, người và việc có thể khiến chúng ta ghi nhớ lác đác như sao buổi sớm. Mà mảnh đất này, vĩnh viễn không bị quấy nhiễu, biết bao người muốn vén tấm mạng che mặt thần bí dưới màn sương mỏng kia, lại phát giác hóa ra miền đất xem chừng cằn cỗi này lại màu mỡ như vậy. Mặc cho năm tháng vùi dập tuổi tác, sự đời sớm đã đổi thay hoàn toàn, một cỏ một cây, một bụi một cát ở đây đều không hề suy suyển.
[7] Cách tang: một loài hoa sinh trưởng trên cao nguyên, thuộc họ thúy cúc. “Cách tang" tiếng Tạng nghĩa là hạnh phúc, người Tạng xem đây là loài hoa thánh khiết tượng trưng cho tình yêu và may mắn.
Khói lửa ở đây rất thưa thớt, chúng ta đều từ nơi hồng trần sâu nhất đến đất Tạng, đặt xuống tất cả tôn quý và vinh hoa của trần thế, cũng mang đến nhiều bụi đất lẫn lộn và tâm sự ngổn ngang. Núi mây muôn dặm, trăng lạnh gió rét, dù nhiều người không thể thích ứng hoàn cảnh tự nhiên nơi này, nhưng đã chọn đến đây, đều dự định cùng sống chết với đồng hoang đất tuyết ở đây. Trên thực tế, chúng ta đều hiểu rõ, trèo đèo lội suối như vậy, sốt ruột đi gấp, là vì tìm kiếm một con người, một cái tên, một bài thơ tình. Chỉ là trên đời này có nhiều việc không cho phép bạn và tôi dễ dàng nói toạc ra, số mệnh có quá nhiều chân lý huyền diệu không thể tìm hiểu thấu đáo. Dường như vì những huyền cơ này, vạn vật mới có lý do để con người tìm đến ngọn nguồn.
Ở Tây Tạng có nhiều vị Đạt Lai Lạt Ma[8] chuyển thế như vậy, vì sao người chúng ta ghi nhớ cứ là Tsangyang Gyatso? Có lẽ những ai từng đến đây và chưa từng đến đây đều hiểu rõ, đó là vì Ngài là một vị tình tăng, một vị tình tăng khiến tâm hồn con người rung động. Thơ tình của Ngài cũng là hoa tình, rải khắp trên mảnh đất hoang vu này, khiến muôn hoa nảy nở, tình duyên bền chặt. Điều chúng ta khó quên có lẽ không phải là thân thế biết bao truyền kỳ của vị linh đồng chuyển thế này, không phải là tầm cao Thần Phật khi Ngài được chúng sinh quỳ lễ mà là nỗi quyến luyến sâu sắc đối với hồng trần và vấn vương không dứt đối với tình yêu của Ngài. Chúng ta cảm động rơi lệ vì thơ tình của Tsangyang Gyatso, những bài thơ tình viết đã ba trăm năm, cũng đã hát suốt ba trăm năm.
[8] Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama): là danh hiệu của nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng thuộc phái Gelug. “Đạt Lai" có gốc từ tiếng Mông Cổ nghĩa là “biển cả"; “Lạt Ma" là từ tiếng Tạng được dịch từ tiếng Phạn “guru", là từ xưng hô dành cho các vị Đạo sư. “Đạt Lai Lạt Ma" có nghĩa là “Đạo sư với trí tuệ như biển cả". Danh hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được hiểu là Hộ tín (Người bảo vệ đức tin), Huệ hải (Biển lớn của trí tuệ), Pháp vương (Vua của Chánh Pháp), Như ý châu (Viên bảo châu như ý)… Danh hiệu Đạt Lai Lạt Ma được vua Mông Cổ Altan Khan phong cho phương trượng của phái Gelug vào năm 1578. Người Tây Tạng xem Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của Quán Thế m. Mỗi một vị Đạt Lai Lạt Ma được xem là tái sinh của vị trước.
Năm tháng vô tình, thời gian càng dài, nhiều chương tiết của lịch sử đều bị sửa đổi. Năm tháng cũng hữu tình, nó làm người đưa thư cho thời gian, gửi đến câu chuyện của ba trăm năm trước. Đối mặt với tình cảm, bất kể lòng dạ sắt đá đến đâu cũng sẽ biến thành mềm yếu, vì thế những ai từng đọc thơ tình của Tsangyang Gyatso đều sẽ sa vào biển tình cuồn cuộn, khó tự thoát ra. Nhà viết kịch thời Minh Thang Hiến Tổ[9] từng viết trong vở Đình Mẫu Đơn[10]: “Người như Đỗ Lệ Nương, quả có thể nói là người có tình vậy. Tình không biết bắt đầu từ đâu, một mực sâu đậm, lúc sống có thể vì tình mà chết, chết rồi lại có thể vì tình mà sống. Sống không nguyện ý chết vì tình, chết mà không thể sống lại, đều chẳng phải là chí tình." Chúng ta đều là người sống vì tình, chết vì tình, dù không cắt đứt được danh lợi, không vứt bỏ được vinh hoa, nhưng vẫn bất cẩn chìm đắm trong sông tình, trả giá nặng nề cho cú sẩy chân của mình.
[9] Thang Hiến Tổ (1550-1616): nhà văn, nhà biên kịch nổi tiếng của Trung Quốc vào cuối thời nhà Minh, người Lâm Xuyên, Giang Tây.
[10] Đình Mẫu Đơn: còn có tên là Hoàn hồn ký, sáng tác năm 1598, sau khi Thang Hiến Tổ từ quan về Lâm Xuyên. Nội dung miêu tả thiếu nữ Đỗ Lệ Nương và thư sinh Liễu Mộng Mai gặp gỡ trong mộng, sau đó Lệ Nương tìm lại giấc mộng không được, ốm tương tư mà chết. Liễu Mộng Mai sau đó đào mộ Lệ Nương lên, Lệ Nương sống lại, cùng Mộng Mai sum vầy hạnh phúc.
Ngắm tháp Phật đối xứng nơi xa, không biết là vị cao tăng nào vì kiếp trước của mình xây tháp và thề nguyện ở đây. Chúng ta chẳng phải cao tăng, không vì tu hành, không vì truy vấn đời trước lại tràn đầy hiếu kỳ và nhung nhớ đối với nơi này. Có lẽ chúng ta định sẵn chỉ là khách qua đường, không cho nổi mảnh đất này bất cứ hứa hẹn nào, nhưng cũng không cần dò hỏi nhân quả hợp tan. Nếu thật sự có thể tìm được nhân duyên kiếp trước, thế thì chuyến đi này không hối tiếc, xin Đức Phật phong ấn tôi ở đường cổ A Lạp xa xăm, vĩnh viễn không trở về.
[7] Cách tang: một loài hoa sinh trưởng trên cao nguyên, thuộc họ thúy cúc. “Cách tang" tiếng Tạng nghĩa là hạnh phúc, người Tạng xem đây là loài hoa thánh khiết tượng trưng cho tình yêu và may mắn.
Khói lửa ở đây rất thưa thớt, chúng ta đều từ nơi hồng trần sâu nhất đến đất Tạng, đặt xuống tất cả tôn quý và vinh hoa của trần thế, cũng mang đến nhiều bụi đất lẫn lộn và tâm sự ngổn ngang. Núi mây muôn dặm, trăng lạnh gió rét, dù nhiều người không thể thích ứng hoàn cảnh tự nhiên nơi này, nhưng đã chọn đến đây, đều dự định cùng sống chết với đồng hoang đất tuyết ở đây. Trên thực tế, chúng ta đều hiểu rõ, trèo đèo lội suối như vậy, sốt ruột đi gấp, là vì tìm kiếm một con người, một cái tên, một bài thơ tình. Chỉ là trên đời này có nhiều việc không cho phép bạn và tôi dễ dàng nói toạc ra, số mệnh có quá nhiều chân lý huyền diệu không thể tìm hiểu thấu đáo. Dường như vì những huyền cơ này, vạn vật mới có lý do để con người tìm đến ngọn nguồn.
Ở Tây Tạng có nhiều vị Đạt Lai Lạt Ma[8] chuyển thế như vậy, vì sao người chúng ta ghi nhớ cứ là Tsangyang Gyatso? Có lẽ những ai từng đến đây và chưa từng đến đây đều hiểu rõ, đó là vì Ngài là một vị tình tăng, một vị tình tăng khiến tâm hồn con người rung động. Thơ tình của Ngài cũng là hoa tình, rải khắp trên mảnh đất hoang vu này, khiến muôn hoa nảy nở, tình duyên bền chặt. Điều chúng ta khó quên có lẽ không phải là thân thế biết bao truyền kỳ của vị linh đồng chuyển thế này, không phải là tầm cao Thần Phật khi Ngài được chúng sinh quỳ lễ mà là nỗi quyến luyến sâu sắc đối với hồng trần và vấn vương không dứt đối với tình yêu của Ngài. Chúng ta cảm động rơi lệ vì thơ tình của Tsangyang Gyatso, những bài thơ tình viết đã ba trăm năm, cũng đã hát suốt ba trăm năm.
[8] Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama): là danh hiệu của nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng thuộc phái Gelug. “Đạt Lai" có gốc từ tiếng Mông Cổ nghĩa là “biển cả"; “Lạt Ma" là từ tiếng Tạng được dịch từ tiếng Phạn “guru", là từ xưng hô dành cho các vị Đạo sư. “Đạt Lai Lạt Ma" có nghĩa là “Đạo sư với trí tuệ như biển cả". Danh hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được hiểu là Hộ tín (Người bảo vệ đức tin), Huệ hải (Biển lớn của trí tuệ), Pháp vương (Vua của Chánh Pháp), Như ý châu (Viên bảo châu như ý)… Danh hiệu Đạt Lai Lạt Ma được vua Mông Cổ Altan Khan phong cho phương trượng của phái Gelug vào năm 1578. Người Tây Tạng xem Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của Quán Thế m. Mỗi một vị Đạt Lai Lạt Ma được xem là tái sinh của vị trước.
Năm tháng vô tình, thời gian càng dài, nhiều chương tiết của lịch sử đều bị sửa đổi. Năm tháng cũng hữu tình, nó làm người đưa thư cho thời gian, gửi đến câu chuyện của ba trăm năm trước. Đối mặt với tình cảm, bất kể lòng dạ sắt đá đến đâu cũng sẽ biến thành mềm yếu, vì thế những ai từng đọc thơ tình của Tsangyang Gyatso đều sẽ sa vào biển tình cuồn cuộn, khó tự thoát ra. Nhà viết kịch thời Minh Thang Hiến Tổ[9] từng viết trong vở Đình Mẫu Đơn[10]: “Người như Đỗ Lệ Nương, quả có thể nói là người có tình vậy. Tình không biết bắt đầu từ đâu, một mực sâu đậm, lúc sống có thể vì tình mà chết, chết rồi lại có thể vì tình mà sống. Sống không nguyện ý chết vì tình, chết mà không thể sống lại, đều chẳng phải là chí tình." Chúng ta đều là người sống vì tình, chết vì tình, dù không cắt đứt được danh lợi, không vứt bỏ được vinh hoa, nhưng vẫn bất cẩn chìm đắm trong sông tình, trả giá nặng nề cho cú sẩy chân của mình.
[9] Thang Hiến Tổ (1550-1616): nhà văn, nhà biên kịch nổi tiếng của Trung Quốc vào cuối thời nhà Minh, người Lâm Xuyên, Giang Tây.
[10] Đình Mẫu Đơn: còn có tên là Hoàn hồn ký, sáng tác năm 1598, sau khi Thang Hiến Tổ từ quan về Lâm Xuyên. Nội dung miêu tả thiếu nữ Đỗ Lệ Nương và thư sinh Liễu Mộng Mai gặp gỡ trong mộng, sau đó Lệ Nương tìm lại giấc mộng không được, ốm tương tư mà chết. Liễu Mộng Mai sau đó đào mộ Lệ Nương lên, Lệ Nương sống lại, cùng Mộng Mai sum vầy hạnh phúc.
Ngắm tháp Phật đối xứng nơi xa, không biết là vị cao tăng nào vì kiếp trước của mình xây tháp và thề nguyện ở đây. Chúng ta chẳng phải cao tăng, không vì tu hành, không vì truy vấn đời trước lại tràn đầy hiếu kỳ và nhung nhớ đối với nơi này. Có lẽ chúng ta định sẵn chỉ là khách qua đường, không cho nổi mảnh đất này bất cứ hứa hẹn nào, nhưng cũng không cần dò hỏi nhân quả hợp tan. Nếu thật sự có thể tìm được nhân duyên kiếp trước, thế thì chuyến đi này không hối tiếc, xin Đức Phật phong ấn tôi ở đường cổ A Lạp xa xăm, vĩnh viễn không trở về.
Tác giả :
Bạch Lạc Mai