Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất
Chương 13: Tọa sàng [1]
Muốn gọi một con chim, nhờ nó đưa tin đến phương xa, tiếng hót nghẹn ngào của nó dường như cho Ngài biết, nó sống chẳng hề tự do, dù nó có một đôi cánh bay lượn, vậy mà thân vẫn bất do kỷ.
Lại nằm mơ, trong mơ tôi đã đến cung Potala, trong ảo ảnh giấc mơ, tôi nhìn thấy hải thị thần lâu[1]. Rất nhiều người thành kính quỳ lạy dưới chân Phật Đà. Kinh phướn phấp phới, lay động tín ngưỡng kiếp này, kinh luân chuyển động, thức tỉnh ký ức kiếp trước. Cả tòa cung điện dưới nắng nóng hầm hập của cao nguyên, thật là tráng lệ huy hoàng, thật là độc đáo vô song. Tòa cung điện này ngưng tụ lịch sử loang lổ tang thương, cất giữ những câu chuyện tự cổ chí kim, rơi đầy bụi trần mù mịt của năm tháng. Thế nhưng nó trong sạch, thanh bạch đứng sừng sững trên Hồng Sơn mênh mang. Lại rất mực khoan dung, tấm lòng bao la có thể thu nạp vạn vật trên đời.
[1] Hải thị thần lâu: hiện tượng quang học trong tự nhiên, tia sáng khúc xạ sinh ra ảo ảnh ở cự ly xa hoặc trên bầu trời.
Khi tỉnh lại, mới phát hiện người ở trong cung Potala là Tsangyang Gyatso. Một thiếu niên xuất thân từ địa phương nhỏ Monyu, nào đã thấy cung điện to đẹp đàng hoàng như vậy. Trong cuộc sống của Ngài, xưa nay chỉ có đất lề quê thói chất phác, chỉ có bãi cỏ, khe suối, nhà tranh, bò cừu. Mở mắt ra, Ngài không nhìn thấy bạn bè thuở nhỏ cùng khôn lớn, không nhìn thấy cô gái đã nguyện lời hẹn ước làng bên, không nhìn thấy mẹ hiền tha thiết yêu thương Ngài. Cảnh tượng trước mắt giống như giấc mộng kê vàng[2], lầu gác cung điện, nhà vàng thềm ngọc, mang một khí thế khoan thai và quý phái không thể diễn tả thành lời. Cung Potala chính là một kho báu văn hóa dân tộc Tạng cực lớn, cất giấu quá nhiều văn vật lịch sử và báu vật. Còn Tsangyang Gyatso cứ thế rơi vào một giấc mơ hoa lệ của kiếp trước, không ngừng không nghỉ mơ tiếp, chẳng biết tới ngày nào mới có thể hoàn toàn tỉnh lại.
[2] Giấc mộng kê vàng: Theo Chẩm trung ký của Trầm Ký Tế đời Đường, có chàng Lư Sinh, gặp vị đạo sĩ Lữ Ông trong quán trọ Hàm Đan, Lư Sinh than nghèo khó. Đạo sĩ cho chàng mượn một chiếc gối, bảo chàng gối lên mà ngủ. Bấy giờ chủ quán đang nấu một nồi cơm kê vàng. Trong mơ Lư Sinh hưởng trọn một đời vinh hoa phú quý. Khi tỉnh dậy, cơm kê vàng vẫn chưa chín. Sau dùng để ví với sự vỡ mộng, chuyện tốt muốn thực hiện rốt cuộc sôi hỏng bỏng không.
Tháng 10 năm 1697, một điển lễ tọa sàng long trọng đã tổ chức ở Lhasa, Tsangyang Gyatso mười lăm tuổi chính thức vào làm chủ nhân của cung Potala, trở thành Đạt Lai Lạt Ma thứ 6. Ngài được nâng lên tầm cao của Thần Phật, được muôn người quỳ bái dù khi đó Ngài vẫn mơ hồ, vẫn bất lực, và cả một chút kinh ngạc vui mừng. Ngài dập đầu cảm thán: “Làm trái lệnh của Thượng Sư[3], thật cảm thấy hổ thẹn". Lúc đó, Ngài cảm giác bản thân thật sự là Phật, chúng sinh dưới chân là con dân của Ngài, sứ mệnh của Ngài chính là độ hóa họ, dốc hết tất cả, vì họ tiêu trừ khổ nạn. Thế nhưng Ngài thật sự có pháp lực vô biên của Phật chăng? Chẳng lẽ chỉ cần vừa ngồi lên ngai Phật cao ngất, Ngài liền thật sự thành Phật, có thể khiến tất thảy khiếm khuyết của thế gian biến thành trọn vẹn?
[3] Thượng Sư: dịch từ tiếng Phạn “guru" nghĩa là Đạo sư, Đại sư, Đạo sĩ, đối ứng với “Lạt Ma" trong tiếng Tạng.
Không, không phải như vậy. Mãi đến sau này, Tsangyang Gyatso mới biết trên con đường dẫn đến cõi Phật này, Ngài cô độc, không có người đồng hành và người xướng họa, con đường này đầy dẫy chông gai, khiến Ngài vết thương chồng chất. Đó là vì trái tim của Ngài trước sau vẫn mang tình yêu chân thật nhất của nhân gian, không vượt qua được rào cản của tình yêu hồng trần, cho nên dù Ngài có linh tính của Phật, cuối cùng chỉ là rước thêm tiếc nuối. Thế gian này xưa nay không có sự việc hoàn mỹ, giống như trăng tròn trăng khuyết, hoa nở hoa tàn, tụ hợp ly tan. Khi bạn dốc lòng lao vào, muốn bất chấp tất cả vì một người, vì một việc, tất nhiên phải tiếp nhận sự trừng phạt của vận mệnh.
Vị Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi anh tuấn Tsangyang Gyatso ngồi trên ngai Phật ngất ngưởng, ngay cả Đệ Ba Sangye Gyatso và Ban Thiền đương thời đều đối với Ngài rất mực cung kính. Ngài thầm nhủ với bản thân, từ đây Ngài chính là vua của cung Potala, nắm giữ từng cành cây ngọn cỏ, từng viên gạch viên ngói của nơi này. Ngài thật sự quá ngây thơ, Ngài không biết rằng, bản thân chẳng qua là một vị vua hữu danh vô thực, đừng nói không thể thống trị chúng sinh, ngay cả vận mệnh của mình cũng không thể làm chủ. Theo quy định điều lệ chuyển thế của Phật sống, linh đồng chuyển thế phải tròn mười tám tuổi mới có thể đích thân chủ trì chính sự. Lúc đó Tsangyang Gyatso mười lăm tuổi, cho nên Ngài nhất thiết phải đợi đến ba năm sau mới có thể tự mình chấp chính. Trước lúc đó, tất cả chính sự sẽ đều do Đệ Ba và Ban Thiền cùng xử lý.
Tsangyang Gyatso giữ địa vị thủ lĩnh chính giáo Tây Tạng, sống ở cung điện cao nhất của cung Potala, được nhiều sư sãi bao quanh. Thế nhưng Ngài cô độc, thậm chí sống rất vất vả mệt mỏi. Vì thân phận của Ngài đặc biệt, linh đồng chuyển thế trước đây từ bốn, năm tuổi trở đi đã tọa sàng tiếp nhận giáo dục chính thức. Còn mười lăm năm này của Tsangyang Gyatso đều sống nơi làng quê nhỏ bé xa xôi, bầu bạn cùng dòng suối hoa núi, cỏ dại bò cừu, những bản tình ca xao xuyến lòng người, và nụ cười khoe hàm răng trắng bóng của cô gái làng bên. Dù Ngài cũng từng học kinh văn ở tu viện Basang, nhưng thầy dạy kinh lúc đó quản thúc Ngài không nghiêm, hơn nữa đó là học tập định kỳ, không thuộc chế độ cả ngày. Lúc đó Tsangyang Gyatso còn chưa biết thân phận của mình, chỉ nghĩ là cha mẹ sắp đặt, muốn Ngài học kinh, tham thiền, đọc hiểu từ bi.
Lại nằm mơ, trong mơ tôi đã đến cung Potala, trong ảo ảnh giấc mơ, tôi nhìn thấy hải thị thần lâu[1]. Rất nhiều người thành kính quỳ lạy dưới chân Phật Đà. Kinh phướn phấp phới, lay động tín ngưỡng kiếp này, kinh luân chuyển động, thức tỉnh ký ức kiếp trước. Cả tòa cung điện dưới nắng nóng hầm hập của cao nguyên, thật là tráng lệ huy hoàng, thật là độc đáo vô song. Tòa cung điện này ngưng tụ lịch sử loang lổ tang thương, cất giữ những câu chuyện tự cổ chí kim, rơi đầy bụi trần mù mịt của năm tháng. Thế nhưng nó trong sạch, thanh bạch đứng sừng sững trên Hồng Sơn mênh mang. Lại rất mực khoan dung, tấm lòng bao la có thể thu nạp vạn vật trên đời.
[1] Hải thị thần lâu: hiện tượng quang học trong tự nhiên, tia sáng khúc xạ sinh ra ảo ảnh ở cự ly xa hoặc trên bầu trời.
Khi tỉnh lại, mới phát hiện người ở trong cung Potala là Tsangyang Gyatso. Một thiếu niên xuất thân từ địa phương nhỏ Monyu, nào đã thấy cung điện to đẹp đàng hoàng như vậy. Trong cuộc sống của Ngài, xưa nay chỉ có đất lề quê thói chất phác, chỉ có bãi cỏ, khe suối, nhà tranh, bò cừu. Mở mắt ra, Ngài không nhìn thấy bạn bè thuở nhỏ cùng khôn lớn, không nhìn thấy cô gái đã nguyện lời hẹn ước làng bên, không nhìn thấy mẹ hiền tha thiết yêu thương Ngài. Cảnh tượng trước mắt giống như giấc mộng kê vàng[2], lầu gác cung điện, nhà vàng thềm ngọc, mang một khí thế khoan thai và quý phái không thể diễn tả thành lời. Cung Potala chính là một kho báu văn hóa dân tộc Tạng cực lớn, cất giấu quá nhiều văn vật lịch sử và báu vật. Còn Tsangyang Gyatso cứ thế rơi vào một giấc mơ hoa lệ của kiếp trước, không ngừng không nghỉ mơ tiếp, chẳng biết tới ngày nào mới có thể hoàn toàn tỉnh lại.
[2] Giấc mộng kê vàng: Theo Chẩm trung ký của Trầm Ký Tế đời Đường, có chàng Lư Sinh, gặp vị đạo sĩ Lữ Ông trong quán trọ Hàm Đan, Lư Sinh than nghèo khó. Đạo sĩ cho chàng mượn một chiếc gối, bảo chàng gối lên mà ngủ. Bấy giờ chủ quán đang nấu một nồi cơm kê vàng. Trong mơ Lư Sinh hưởng trọn một đời vinh hoa phú quý. Khi tỉnh dậy, cơm kê vàng vẫn chưa chín. Sau dùng để ví với sự vỡ mộng, chuyện tốt muốn thực hiện rốt cuộc sôi hỏng bỏng không.
Tháng 10 năm 1697, một điển lễ tọa sàng long trọng đã tổ chức ở Lhasa, Tsangyang Gyatso mười lăm tuổi chính thức vào làm chủ nhân của cung Potala, trở thành Đạt Lai Lạt Ma thứ 6. Ngài được nâng lên tầm cao của Thần Phật, được muôn người quỳ bái dù khi đó Ngài vẫn mơ hồ, vẫn bất lực, và cả một chút kinh ngạc vui mừng. Ngài dập đầu cảm thán: “Làm trái lệnh của Thượng Sư[3], thật cảm thấy hổ thẹn". Lúc đó, Ngài cảm giác bản thân thật sự là Phật, chúng sinh dưới chân là con dân của Ngài, sứ mệnh của Ngài chính là độ hóa họ, dốc hết tất cả, vì họ tiêu trừ khổ nạn. Thế nhưng Ngài thật sự có pháp lực vô biên của Phật chăng? Chẳng lẽ chỉ cần vừa ngồi lên ngai Phật cao ngất, Ngài liền thật sự thành Phật, có thể khiến tất thảy khiếm khuyết của thế gian biến thành trọn vẹn?
[3] Thượng Sư: dịch từ tiếng Phạn “guru" nghĩa là Đạo sư, Đại sư, Đạo sĩ, đối ứng với “Lạt Ma" trong tiếng Tạng.
Không, không phải như vậy. Mãi đến sau này, Tsangyang Gyatso mới biết trên con đường dẫn đến cõi Phật này, Ngài cô độc, không có người đồng hành và người xướng họa, con đường này đầy dẫy chông gai, khiến Ngài vết thương chồng chất. Đó là vì trái tim của Ngài trước sau vẫn mang tình yêu chân thật nhất của nhân gian, không vượt qua được rào cản của tình yêu hồng trần, cho nên dù Ngài có linh tính của Phật, cuối cùng chỉ là rước thêm tiếc nuối. Thế gian này xưa nay không có sự việc hoàn mỹ, giống như trăng tròn trăng khuyết, hoa nở hoa tàn, tụ hợp ly tan. Khi bạn dốc lòng lao vào, muốn bất chấp tất cả vì một người, vì một việc, tất nhiên phải tiếp nhận sự trừng phạt của vận mệnh.
Vị Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi anh tuấn Tsangyang Gyatso ngồi trên ngai Phật ngất ngưởng, ngay cả Đệ Ba Sangye Gyatso và Ban Thiền đương thời đều đối với Ngài rất mực cung kính. Ngài thầm nhủ với bản thân, từ đây Ngài chính là vua của cung Potala, nắm giữ từng cành cây ngọn cỏ, từng viên gạch viên ngói của nơi này. Ngài thật sự quá ngây thơ, Ngài không biết rằng, bản thân chẳng qua là một vị vua hữu danh vô thực, đừng nói không thể thống trị chúng sinh, ngay cả vận mệnh của mình cũng không thể làm chủ. Theo quy định điều lệ chuyển thế của Phật sống, linh đồng chuyển thế phải tròn mười tám tuổi mới có thể đích thân chủ trì chính sự. Lúc đó Tsangyang Gyatso mười lăm tuổi, cho nên Ngài nhất thiết phải đợi đến ba năm sau mới có thể tự mình chấp chính. Trước lúc đó, tất cả chính sự sẽ đều do Đệ Ba và Ban Thiền cùng xử lý.
Tsangyang Gyatso giữ địa vị thủ lĩnh chính giáo Tây Tạng, sống ở cung điện cao nhất của cung Potala, được nhiều sư sãi bao quanh. Thế nhưng Ngài cô độc, thậm chí sống rất vất vả mệt mỏi. Vì thân phận của Ngài đặc biệt, linh đồng chuyển thế trước đây từ bốn, năm tuổi trở đi đã tọa sàng tiếp nhận giáo dục chính thức. Còn mười lăm năm này của Tsangyang Gyatso đều sống nơi làng quê nhỏ bé xa xôi, bầu bạn cùng dòng suối hoa núi, cỏ dại bò cừu, những bản tình ca xao xuyến lòng người, và nụ cười khoe hàm răng trắng bóng của cô gái làng bên. Dù Ngài cũng từng học kinh văn ở tu viện Basang, nhưng thầy dạy kinh lúc đó quản thúc Ngài không nghiêm, hơn nữa đó là học tập định kỳ, không thuộc chế độ cả ngày. Lúc đó Tsangyang Gyatso còn chưa biết thân phận của mình, chỉ nghĩ là cha mẹ sắp đặt, muốn Ngài học kinh, tham thiền, đọc hiểu từ bi.
Tác giả :
Bạch Lạc Mai