Gã Độc Thân Vàng Mười
Chương 44
“Giờ ăn mày chạy đi đâu sao chú không thấy?"
“Con thấy ba có bạn đến nên không vào… sợ quấy rầy mọi người." Ngải Đông Đông đút tay trong túi quần, lần chần đứng ngọ nguậy tại chỗ. Chu Cương lại hỏi: “Thế ăn cơm chưa?"
“Chưa." Ngải Đông Đông vừa đung đưa vừa đáp: “Nhà ăn hết cơm rồi."
Chu Cương đi tới xốc tấm mành trước cửa nhà ăn ngó vào, thấy chỉ còn mấy người ngồi nói chuyện, quầy bán hàng đã đóng cửa thật. Gã quay lại hỏi Ngải Đông Đông: “Sao lúc nãy không ăn?"
“Con không đói." Ngải Đông Đông đứng cạnh tường, tuyết bay bay rơi xuống mũi giày nó, nó hẩy chân làm bông tuyết rơi xuống, tan thành nước. Chu Cương quay đầu bảo: “Không đói thì về thôi, ngoài này lạnh quá."
Nói xong gã đi luôn, Ngải Đông Đông vội vàng níu gã lại, lí nhí bảo: “Về thật ạ?"
“Mày bảo không đói mà, không đói thì đứng trước cửa nhà ăn làm gì?"
“Nhưng mà con lạnh." Ngải Đông Đông xấu hổ không dám nói thẳng ra bụng nó đang sôi ùng ục rồi đây này: “Không đói nhưng mà ăn một tí cho ấm cũng được… ba nuôi ơi ba có uy vậy ba sang nhà ăn phụ nhờ sư phụ Trương làm gì cho con ăn với?"
Nó ngước mắt lên nhìn Chu Cương, cố tình chớp chớp để cặp mắt sáng long lanh của mình ghi điểm với gã. Thế là Chu Cương bật cười, vén rèm đi vào, Ngải Đông Đông vội vàng chạy theo, hơi ấm bên trong phả vào mặt nó. Đến trước cửa nhà ăn phụ nó còn trù trừ đứng lại ngó xem Chu Cương nói chuyện với người phục vụ, lát sau Chu Cương gọi nó: “Vào đi chứ làm gì nữa?"
Bấy giờ Ngải Đông Đông mới vào, đầu bếp Trương lúc này đã thay quần áo chuẩn bị về, trong bếp còn hai người phục vụ đang chuẩn bị thực phẩm cho ngày mai, một người đãi đỗ, một người nhặt rau. Thấy Ngải Đông Đông, đầu bếp Trương cười hỏi: “Sao giờ này vẫn chưa ăn à?"
Ngải Đông Đông cười ngượng nghịu, Chu Cương đáp thay nó: “Giờ cơm nó thấy nhà ăn đông người quá không dám vào, chú làm tạm món gì cho nó ăn nhé. Nhỏ này đang tuổi lớn, đêm nào đi ngủ cũng kêu đói bụng."
Đầu bếp Trương tươi cười xắn tay áo lên, trông ông mập mạp thân thiện đúng kiểu đầu bếp điển hình: “Cũng may còn một ít cơm tẻ, để tôi làm cơm rang trứng cho nó."
Ngải Đông Đông gật đầu: “Con cảm ơn bác Trương."
“Ha ha… bác cơ à…" đầu bếp Trương có vẻ rất phấn khởi, ông quày quả đi vào bếp, Chu Cương rút điếu thuốc ra châm, cười bảo: “Bác gì mà bác, nhập gia tùy tục, ở đây phải gọi là bá."
Ở vùng này “bá" là cách gọi những người đàn ông trên tuổi cha, dưới tuổi ông, ở thành phố người ta mới dùng từ bác. Giọng nói với dáng dấp Ngải Đông Đông nhìn qua là biết người thành phố, trách nào đầu bếp Trương có vẻ mến nó lắm, xưa nay người nông thôn luôn có sự nể nang nhất định với người thành phố, trẻ con thành phố về quê luôn được nâng niu như của quý. Cái nếp này cũng tương tự như sự ngưỡng mộ vô điều kiện của nông dân với những người trí thức.
Ngải Đông Đông đi bụi đã lâu nên nó thừa hiểu đặc điểm này của những người dân quê, cũng vì thế mà lúc nào nó cũng nói giọng phổ thông cực kỳ rõ ràng, tiếng nào ra tiếng nấy, chỉ riêng giọng nói của nó đã toát ra sự lễ độ đường hoàng rồi. Nhiều khi nó mở miệng ra là đã hơn đứt bọn trẻ con ở quê vài chân kính, kiểu như phân biệt xuất thân quý tộc bình dân thời xưa vậy. Nói đâu xa, chính Chu Cương cũng thích cái mùi sạch sẽ khác biệt ấy của nó. Trẻ con nông thôn lăn lóc ngoài vườn từ bé, gặp chúng ngã sứt sẹo là chuyện bình thường, nhưng thấy một đứa trẻ thành phố bị bắt nạt người ta dễ nổi lòng trắc ẩn hơn nhiều, theo bản năng người ta sẽ cho rằng đứa bé lớn lên trong tổ chim phượng hoàng đáng được nâng niu bảo vệ hơn.
Đầu bếp Trương làm cho nó một đĩa cơm trắng với trứng bác cà chua thật là nhiều dầu mỡ, nghe mùi thơm phức. Ngải Đông Đông cắm đầu mải miết ăn, đến lúc ngẩng lên nhận ra Chu Cương ngậm điếu thuốc nhìn nó nãy giờ nó mới thấy ngượng, Chu Cương cười hỏi: “Sao bảo không đói?"
Ngải Đông Đông chùi miệng cười, đầu bếp Trương đi ra kéo ghế ngồi xuống nhìn nó ăn, ông hỏi: “Thấy thế nào?"
“Ngon lắm ạ!" Ngải Đông Đông giơ ngón cái khen: “Đây là món cơm trứng cà chua ngon nhất con từng ăn đấy."
“Trong bếp còn có mấy quả cà chua, có thêm đôi quả nữa thì còn ngon hơn." được nó khen đầu bếp Trương rất vui vẻ: “Tay nghề tôi không được như trên thành phố các cậu nhưng cũng nổi tiếng ở huyện Cố Thành lắm đấy. Kể hồi trẻ mà quyết tâm hơn thì tôi ra ngoài mở quán ăn rồi, không làm ở đây nữa đâu. Giờ con lớn tôi cũng mở tiệm ăn nhưng nghề con chưa bằng được cha."
Chu Cương ngồi kế bên bảo: “Con trai sư phụ Trương mở tiệm ở khu phố thương mại ấy, được sư phụ Trương truyền nghề nên nổi tiếng huyện Cố Thành lắm."
Ngải Đông Đông vội phụ họa: “Đúng là hổ phụ vô khuyển tử."
“Con thấy ba có bạn đến nên không vào… sợ quấy rầy mọi người." Ngải Đông Đông đút tay trong túi quần, lần chần đứng ngọ nguậy tại chỗ. Chu Cương lại hỏi: “Thế ăn cơm chưa?"
“Chưa." Ngải Đông Đông vừa đung đưa vừa đáp: “Nhà ăn hết cơm rồi."
Chu Cương đi tới xốc tấm mành trước cửa nhà ăn ngó vào, thấy chỉ còn mấy người ngồi nói chuyện, quầy bán hàng đã đóng cửa thật. Gã quay lại hỏi Ngải Đông Đông: “Sao lúc nãy không ăn?"
“Con không đói." Ngải Đông Đông đứng cạnh tường, tuyết bay bay rơi xuống mũi giày nó, nó hẩy chân làm bông tuyết rơi xuống, tan thành nước. Chu Cương quay đầu bảo: “Không đói thì về thôi, ngoài này lạnh quá."
Nói xong gã đi luôn, Ngải Đông Đông vội vàng níu gã lại, lí nhí bảo: “Về thật ạ?"
“Mày bảo không đói mà, không đói thì đứng trước cửa nhà ăn làm gì?"
“Nhưng mà con lạnh." Ngải Đông Đông xấu hổ không dám nói thẳng ra bụng nó đang sôi ùng ục rồi đây này: “Không đói nhưng mà ăn một tí cho ấm cũng được… ba nuôi ơi ba có uy vậy ba sang nhà ăn phụ nhờ sư phụ Trương làm gì cho con ăn với?"
Nó ngước mắt lên nhìn Chu Cương, cố tình chớp chớp để cặp mắt sáng long lanh của mình ghi điểm với gã. Thế là Chu Cương bật cười, vén rèm đi vào, Ngải Đông Đông vội vàng chạy theo, hơi ấm bên trong phả vào mặt nó. Đến trước cửa nhà ăn phụ nó còn trù trừ đứng lại ngó xem Chu Cương nói chuyện với người phục vụ, lát sau Chu Cương gọi nó: “Vào đi chứ làm gì nữa?"
Bấy giờ Ngải Đông Đông mới vào, đầu bếp Trương lúc này đã thay quần áo chuẩn bị về, trong bếp còn hai người phục vụ đang chuẩn bị thực phẩm cho ngày mai, một người đãi đỗ, một người nhặt rau. Thấy Ngải Đông Đông, đầu bếp Trương cười hỏi: “Sao giờ này vẫn chưa ăn à?"
Ngải Đông Đông cười ngượng nghịu, Chu Cương đáp thay nó: “Giờ cơm nó thấy nhà ăn đông người quá không dám vào, chú làm tạm món gì cho nó ăn nhé. Nhỏ này đang tuổi lớn, đêm nào đi ngủ cũng kêu đói bụng."
Đầu bếp Trương tươi cười xắn tay áo lên, trông ông mập mạp thân thiện đúng kiểu đầu bếp điển hình: “Cũng may còn một ít cơm tẻ, để tôi làm cơm rang trứng cho nó."
Ngải Đông Đông gật đầu: “Con cảm ơn bác Trương."
“Ha ha… bác cơ à…" đầu bếp Trương có vẻ rất phấn khởi, ông quày quả đi vào bếp, Chu Cương rút điếu thuốc ra châm, cười bảo: “Bác gì mà bác, nhập gia tùy tục, ở đây phải gọi là bá."
Ở vùng này “bá" là cách gọi những người đàn ông trên tuổi cha, dưới tuổi ông, ở thành phố người ta mới dùng từ bác. Giọng nói với dáng dấp Ngải Đông Đông nhìn qua là biết người thành phố, trách nào đầu bếp Trương có vẻ mến nó lắm, xưa nay người nông thôn luôn có sự nể nang nhất định với người thành phố, trẻ con thành phố về quê luôn được nâng niu như của quý. Cái nếp này cũng tương tự như sự ngưỡng mộ vô điều kiện của nông dân với những người trí thức.
Ngải Đông Đông đi bụi đã lâu nên nó thừa hiểu đặc điểm này của những người dân quê, cũng vì thế mà lúc nào nó cũng nói giọng phổ thông cực kỳ rõ ràng, tiếng nào ra tiếng nấy, chỉ riêng giọng nói của nó đã toát ra sự lễ độ đường hoàng rồi. Nhiều khi nó mở miệng ra là đã hơn đứt bọn trẻ con ở quê vài chân kính, kiểu như phân biệt xuất thân quý tộc bình dân thời xưa vậy. Nói đâu xa, chính Chu Cương cũng thích cái mùi sạch sẽ khác biệt ấy của nó. Trẻ con nông thôn lăn lóc ngoài vườn từ bé, gặp chúng ngã sứt sẹo là chuyện bình thường, nhưng thấy một đứa trẻ thành phố bị bắt nạt người ta dễ nổi lòng trắc ẩn hơn nhiều, theo bản năng người ta sẽ cho rằng đứa bé lớn lên trong tổ chim phượng hoàng đáng được nâng niu bảo vệ hơn.
Đầu bếp Trương làm cho nó một đĩa cơm trắng với trứng bác cà chua thật là nhiều dầu mỡ, nghe mùi thơm phức. Ngải Đông Đông cắm đầu mải miết ăn, đến lúc ngẩng lên nhận ra Chu Cương ngậm điếu thuốc nhìn nó nãy giờ nó mới thấy ngượng, Chu Cương cười hỏi: “Sao bảo không đói?"
Ngải Đông Đông chùi miệng cười, đầu bếp Trương đi ra kéo ghế ngồi xuống nhìn nó ăn, ông hỏi: “Thấy thế nào?"
“Ngon lắm ạ!" Ngải Đông Đông giơ ngón cái khen: “Đây là món cơm trứng cà chua ngon nhất con từng ăn đấy."
“Trong bếp còn có mấy quả cà chua, có thêm đôi quả nữa thì còn ngon hơn." được nó khen đầu bếp Trương rất vui vẻ: “Tay nghề tôi không được như trên thành phố các cậu nhưng cũng nổi tiếng ở huyện Cố Thành lắm đấy. Kể hồi trẻ mà quyết tâm hơn thì tôi ra ngoài mở quán ăn rồi, không làm ở đây nữa đâu. Giờ con lớn tôi cũng mở tiệm ăn nhưng nghề con chưa bằng được cha."
Chu Cương ngồi kế bên bảo: “Con trai sư phụ Trương mở tiệm ở khu phố thương mại ấy, được sư phụ Trương truyền nghề nên nổi tiếng huyện Cố Thành lắm."
Ngải Đông Đông vội phụ họa: “Đúng là hổ phụ vô khuyển tử."
Tác giả :
Công Tử Ca