Em Sẽ Tắt Máy Khi Nhớ Đến Anh
Chương 60
Sau hành trình kéo dài mười mấy tiếng, hai người hạ cánh tại thành phố Mountain View, California.
Cả hai không phải người rảnh rỗi, kỳ nghỉ lần này cũng không định đi chơi nên sau khi ra nước ngoài, chưa nghỉ ngơi bao lâu đã lái xe đến nhà bố Cận Trạch rồi.
Đó là căn nhà thường thấy của tầng lớp trung lưu nước Mỹ, phong cách trang trí đơn giản, đồ gia dụng và đồ trang trí cũng rất đắt. Vì đây là căn nhà của hai người cao tuổi nên không gian và các trang thiết bị được thiết kế tối giản và thực dụng.
Vân Nhiêu tham quan một lượt thì sực nhận ra trong căn nhà ngoài đồ dùng của bà nội Cận Trạch ra thì không có dấu vết của người phụ nữ trẻ tuổi nào.
Vân Nhiêu nhớ chị Nguyên Nguyên từng nói rằng Cận Thành là một người rất cố chấp trong chuyện tình cảm nên cô đoán rằng sau khi bác trai ly hôn với vợ trước thì đã chịu tổn thương sâu sắc nên từ đó về sau bác không mở lòng đón nhận thêm bất cứ người phụ nữ nào khác.
Cận Trạch và Vân Nhiêu ở lại ăn tối với cả nhà.
Trong khoảng thời gian đó, Vân Nhiêu luôn cố gắng để lại ấn tượng tốt với Cận Thành, đồng thời cô lại lo lắng liệu Cận Trạch có gai mắt với thái độ nhiệt tình quá của cô không.
Không ngờ thái độ của Cận Trạch với bố dường như đã dịu đi rất nhiều. Anh trịnh trọng giới thiệu Vân Nhiêu với Cận Thành, đồng thời bày tỏ rằng đây chính là người con gái sẽ chung sống cùng mình suốt quãng đời còn lại, anh hi vọng được bố chúc phúc.
Dễ dàng nhận ra rằng hôm nay Cận Thành rất vui.
Tóc mai của bác đã bạc trắng, nhìn qua còn già hơn cả bố mẹ của Vân Nhiêu nhưng ánh mắt bác vẫn hừng hực sức sống. Sinh được hai đứa con như Cận Trạch và Giản Nguyên Nguyên thì gen của bố chắc chắn xuất chúng lắm.
Hôm nay bác cứ cười suốt, nếp nhăn ở đuôi mắt hằn sâu, dường như chẳng khác gì những người cha hiền từ của các gia đình khác.
Cơm nước xong xuôi, hai người ngồi uống trà với ông bà nội của Cận Trạch.
Cơ thể của bà Cận Trạch không được khoẻ lắm, bà cố gắng nói chuyện với con cháu một lát đã được y tá dìu vào phòng nằm nghỉ.
Tới chiều, Cận Trạch dẫn Vân Nhiêu về phòng ngủ của anh trong căn nhà để nghỉ ngơi.
Phòng ngủ lớn được quét dọn sạch sẽ nhưng lại chẳng có dấu vết của cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Cận Trạch để Vân Nhiêu ngồi lên chiếc ghế xoay trước bàn sách. Còn anh thì đứng bên cạnh, khom lưng mở khóa ngăn kéo, vì đứng quay lưng về phía cô nên cô không nhìn rõ gương mặt anh:
– Công ty của bố anh ở Mountain View, còn anh học tập và làm việc ở Los Angeles nên vẫn tự thuê phòng. Căn nhà này mới mua mấy năm trước, anh chưa ở đây được mấy.
Vân Nhiêu gật đầu, thấy anh lấy một chiếc hộp hình vuông bằng bìa cứng cực lớn ra khỏi ngăn tủ.
Anh đặt chiếc hộp lên bàn.
Cả ngày hôm nay mặt anh cứ hờ hững làm người ta không thấu tỏ được.
Vậy mà, khi ánh nắng rực rỡ ở California chiếu vào căn phòng, anh đứng giữa luồng sáng bụi bay, giữa mày toát lên sự đau thương không nói thành lời.
Vân Nhiêu kìm lòng chẳng đặng nắm chặt tay anh.
Cận Trạch mỉm cười, cũng nắm lại tay cô, hai bàn tay cùng mở chiếc hộp giấy đã bị phủ một lớp bụi mờ.
Bên trong có mấy bức tranh được cuộn lại, sắp xếp gọn gàng.
Ngoài tranh ra còn có một phong thư đặt trong giấy kraft.
Cận Trạch lấy thư ra đưa cho Vân Nhiêu.
Cô hít một hơi thật sâu, bình tĩnh mở bức thư ra.
Những gì đọc được khiến đôi mắt cô run rẩy, nước mắt chảy ra từ khóe mi, cô giương mắt nhìn anh.
Anh ngồi xuống cạnh cô, một tay ôm vai cô, gằn từng chữ từng chữ một:
– Nhiêu Nhiêu, để anh kể em nghe một câu chuyện cũ chẳng mấy xuôi tai.
–
Thiếu niên 13, 14 tuổi phân chia rất rạch ròi giữa yêu và hận.
Siết bao tình cảm từng dành cho mẹ nhưng chỉ trong một đêm bị mẹ bỏ rơi, tất thảy thương yêu ấy đã biến thành nỗi oán hận sâu nặng gấp đôi không thể giải hòa.
Chỉ thiếu mất một người, ấy vậy mà căn biệt thự lớn như vậy dường như đã trở thành một cái xác rỗng.
Có những đêm chẳng thể chợp mắt, Cận Trạch nghe thấy bố lén gọi cho mẹ, mới đầu là kìm nén, đến cãi cọ rồi van nài, thi thoảng còn có tiếng khóc đè nén vọng vào.
Kết cục cuối cùng là hai đứa trẻ phải lựa chọn giữa bố và mẹ.
Năm đó, chị gái vừa mới thành niên nhưng chị còn tỉnh táo hơn bất kì ai khác. Chị nói Tiểu Trạch chọn ai thì chị sẽ chọn người còn lại.
Dường như tính chị giống hệt mẹ Giản Nghê, thậm chí còn có phần thoải mái hơn.
Vậy nên chị thấu hiểu hành vi muốn trốn chạy khỏi cuộc hôn nhân này và lao vào một đoạn tình cảm mới sau khi mẹ hết yêu bố.
Phụ nữ không nên bị gia đình và con cái giam cầm.
Cứ thế, gia đình bốn người ấm áp đã sụp đổ.
Giản Nghê cũng không định cắt đứt hoàn toàn với chồng cũ và con trai, nhất là với Cận Trạch, bác vẫn luôn muốn duy trì mối quan hệ mẹ con với anh.
Nhưng Cận Thành không đồng ý.
Sau khi hai người ly hôn, tính cách của Cận Thành đã thay đổi hoàn toàn. Tình yêu khắc cốt ghi tâm với vợ trước dần phá hủy con người bác, khiến ông trở nên cố chấp, tăm tối, nhạy cảm, rơi vào trạng thái cực đoan và căm hận, không những vậy còn đa nghi.
Khi ấy Cận Trạch mới chỉ là một cậu bé, dù cậu có giận mẹ thì trong lòng vẫn luôn nhớ nhung và ỷ lại mẹ.
Nhưng ngày nào người cha thân thiết với cậu nhất cũng rót vào tai cậu những hận thù, trách Giản Nghê tanh lòng, vứt chồng bỏ con, dần dần cũng khiến cậu rơi vào trạng thái của người bị hại, ngày một bài xích mẹ ruột.
Mãi đến một ngày vào năm anh học cấp ba, lần đầu tiên anh phải lòng một cô gái, nhưng đoạn tình cảm này hơi trúc trắc với kế hoạch trong tương lai của anh.
Cô gái ấy còn có một trúc mã rất thân với nhau.
Cho dù là thế thì anh vẫn muốn theo đuổi cô.
Trong khắc rối bời, Cận Trạch nhớ đến mẹ, trong lòng anh bỗng hoá mềm mại, anh ngỡ rằng mẹ sẽ giải đáp đôi những muộn phiền trong anh.
Đó là lần đầu tiên sau khi bố mẹ ly hôn, anh chủ động đến nhà mẹ.
Sau đó, trong ánh nắng mong manh của mùa đông, anh nhìn thấy mẹ ôm hôn một người đàn ông xa lạ trước cửa nhà.
Bố con Cận Trạch rất giống nhau, hai chữ “chung tình" khắc sâu vào cốt tủy, không thể chấp nhận việc chia ly và thay lòng đổi dạ.
Tính ra lúc đó Giản Nghê và Cận Thành đã ly hôn được hai năm.
Nhưng anh vẫn cảm thấy kinh tởm, cảm giác bị phản bội vô cùng mãnh liệt.
Trên đường chạy về nhà, Cận Trạch không kìm được phải đi tìm chị gái, hỏi chị rằng có phải mẹ chia tay với bố vì vì người đàn ông này hay không.
Chị nói không biết.
Lúc đấy Cận Trạch đang giận, trong lúc bực tức đã nói mấy câu khó nghe.
Câu trả lời của chị lại rất lạnh lùng: “Yêu người khác không phải chuyện hết sức bình thường à?"
– Không yêu là không yêu, tình cảm đã thay đổi thì chẳng còn cách nào. Dù giàu hay nghèo, dù có con hay không, người không yêu em thì nài ép thế nào cũng vô dụng.
Chị bảo Cận Trạch nói lại nguyên văn câu này cho Cận Thành.
Lúc trước vì cãi nhau mấy đợt mà quan hệ giữa Nguyên Nguyên và bố đã rất tệ, thậm chí chị còn sửa cả họ.
Khi đó Cận Trạch đang ở độ tuổi ẩm ương dễ cáu, trong lúc bực tức đã chặn và xóa hết phương thức liên lạc của chị gái và mẹ.
Thật ra trên đời này chẳng có gì là đúng và sai tuyệt đối cả.
Những người có quan điểm khác nhau thì không có cách nào để thấu hiểu.
Có lẽ cần thêm một khoảng thời gian để bình tĩnh thì quan hệ của họ sẽ dần dịu xuống.
Đáng tiếc là sau sự đổ vỡ trong tình yêu, sự nghiệp của Cận Thành cũng sụp đổ, chỉ trong một buổi sáng, thành quả kinh doanh bao năm đã mất hết.
Sở dĩ bác phạm phải những sai lầm đó là vì tâm trạng của bác quá bất ổn, quá nôn nóng.
Nhưng bác lại đổ hết lỗi lên đầu Giản Nghê, tất cả đều do vợ bỏ mình mà đi.
Ngày biệt thự bị bán lấy tiền, bác và Cận Trạch trơ mắt nhìn căn nhà bị dọn sạch.
– Mẹ mày lấy hết đi rồi.
Hành động của Cận Thành điên cuồng, bác túm lấy bả vai gầy yếu của con trai, đau khổ lên án:
– Giờ chúng ta chẳng còn cái gì. Còn ả ta thì sao? Đang cùng người tình thứ mấy đi du lịch vòng quanh thế giới?
Một bên là cuộc sống bị đảo lộn, một bên là người cha điên rồ, còn Cận Trạch bấy giờ chỉ là một cậu học sinh cấp ba ham chơi, làm gì có ai bận tâm đến cảm xúc của cậu.
May mà Cận Thành còn một khoản đầu tư ở Mỹ không bị ảnh hưởng vì chuyện trong nước phá sản, thẻ xanh của hai bố con cũng mau chóng được phê duyệt.
Khi các bạn cùng trang lứa đang vùi đầu ôn thi đại học, Cận Trạch đã cầm trong tay giấy báo trúng tuyển của UCLA mà anh vốn lấy làm kiêu ngạo, ngơ ngác chuyển đến nước Mỹ.
Ban đầu công ty của bố ở thung lũng Sillicon không thuận lời, nhà của họ vẫn rất nghèo.
Cận Trạch không đăng ký ở trong ký túc xá dành cho sinh viên hệ chính quy, chỉ đủ tiền thuê một căn phòng trọ giá rẻ ở gần trường.
Khoảng thời gian đó Wechat vẫn chưa phổ biến, đa số học sinh vẫn chơi Weibo, coi tường QQ là chỗ chia sẻ về cuộc sống thường ngày.
Cận Trạch đăng ký một tài khoản, qua các mối quan hệ mà cuối cùng cũng tìm được Weibo của Vân Nhiêu.
Cô rất ít khi đăng ảnh, nhưng cô mới kết bạn với hai cô gái nữa, hình như là bạn cùng phòng từ thời cấp hai, một bạn là Lê Lê, bạn còn lại là Ôn Dữu. Hai cô nàng này đăng rất nhiều chuyện, vài bữa lại tag Vân Nhiêu vào.
Thời gian vui vẻ nhất trong ngày của Cận Trạch là lúc ngồi đọc Weibo của ba cô gái, rồi thấy bọn cô tương tác với nhau ở dưới bình luận.
Vì lòng tự ái chết tiệt của đàn ông, anh không dám liên hệ với bất kì bạn học nào trước đây, bao gồm cả Vân Nhiêu và Vân Thâm.
Không ai biết nhà anh phá sản.
Càng không ai biết nửa năm nay anh chưa mua quần áo mới, phòng trọ không có điều hòa máy sưởi, phòng vệ sinh vứt đầy tàn thuốc và ma túy, cách âm cực kỳ kém, tối nào cũng nghe thấy tiếng thở dốc kỳ lạ phát ra từ gác xép.
Tiền bố gửi mỗi tháng cho anh chỉ đủ để chi trả tiền phòng và tiền ăn.
Thỉnh thoảng anh sẽ đến phòng tập miễn phí của trường học, lúc đông người quá thì anh sẽ chạy quanh sân tập hoặc chạy quanh khu nhà trọ, hết vòng này đến vòng khác.
Ngoài ra, chẳng có thêm bất cứ hoạt động gì ngoài giờ học.
Trong trường vẫn có rất nhiều bạn nữ theo đuổi anh như hồi trước.
Nhưng đã từng trải qua cảm giác lòng tự trọng bị phá hủy nên anh nói với các cô gái đó rằng anh rất nghèo, không có tâm trạng yêu đương.
Nhận được câu trả lời của anh, những cô gái trẻ tuổi nhiệt huyết sẽ ngước đôi mắt sáng ngời lên nói với anh rằng các cô ấy chẳng hề bận tâm.
Vậy ư?
Dường như Cận Trạch nhận được sự ủng hộ, cộng thêm sự giục giã của nỗi nhớ nhung, có lẽ anh đã tìm lại được sự kiên trì bền bỉ của mình.
Dù rằng khi so sánh với cậu thiếu niên phóng khoáng trước kia, chút kiên trì này vẫn có phần nực cười.
Anh ngồi xe buýt liên tỉnh lên thành phố, giá vé máy bay về nước không khác gì một con số trên trời.
Huồng hồ, nếu thật sự gặp được cô, sao anh có thể chịu đựng chỉ được gặp cô một lần thôi chứ.
Vượt qua kỳ học đầu tiên đầy chán nản và mất phương hướng, trước khi năm nhất đại học bắt đầu, Cận Trạch sắp xếp lại thời gian biểu của mình, giấu bố bắt đầu tìm việc làm thêm.
Năm đó anh mới chỉ 18 tuổi, có bằng cấp ba, chẳng thể tìm được công việc nào khác ngoài những việc chân tay. Nếu gặp may, có thể tận dụng nét điển trai để diễn vai quần chúng ở đoàn kịch gần đó hoặc các trung tâm truyền hình.
Trước đó, Cận Trạch chưa từng biết hóa ra mình có thể chịu vất vả đến mức này.
Rừa bát, phục vụ ở câu lạc bộ, người ta ăn cơm anh lại nhịn đói làm việc, lúc diễn vai quần chúng lại bị nhục mạ vì anh là người da vàng…
Lúc khổ lúc mệt, anh lại nhớ đến trận “động đất" buổi chiều năm học cấp ba.
Mặt đất rung lên, loa phát thanh của trường thúc giục học sinh chạy trốn, anh nằm trên giường bệnh trong phòng y tế, lười đến mức chẳng cần mạng sống.
Còn gương mặt cô tái nhợt sợ hãi, sốt sắng xông vào phòng y tế tìm anh.
– Đàn anh, chúng ta chạy mau thôi.
Giọng nói êm ái xen lẫn nỗi hoảng loạn của thiếu nữ vẫn còn văng vẳng bên tai anh.
Chỉ cần nhớ đến cô, anh lại có động lực kiếm tiền.
Một đô lại một đô, kiếm đủ tiền mua vé lượt đi lại tích tiền mua vé lượt về.
Nếu không xảy ra chuyện ngoài ý muốn, học kỳ sau anh có thể về nước gặp cô rồi.
Gặp nhau một lần trước, sau này anh sẽ cố gắng kiếm tiền, tiết kiệm tiền, tranh thủ cơ hội mỗi tháng có thể về nước một lần.
Chẳng mấy chốc đã đến mùa xuân.
Ngày nọ, lúc Cận Trạch đi mua đồ dùng hàng ngày ở siêu thị trong trường, anh bỗng nhìn thấy trên quầy bán đồ lưu niệm có đặt một dãy gấu bông nhỏ màu xám.
Con gấu chỉ lớn hơn lòng bàn tay anh một xíu, trên bụng xù bông có in mấy từ đơn “Someone at UCLA loves u".
Vốn dĩ Cận Trạch đã lướt qua kệ hàng, nhưng anh bỗng dừng chân.
Con gấu bông đồ chơi nhỏ xíu như vậy, sản xuất cũng chẳng đẹp đẽ gì lắm mà sao lại bán tận 27 đô?
Anh chần chừ mãi, cuối cùng cắn răng mua một con.
Lúc về nước gặp cô, đâu thể gặp với hai bàn tay trắng nhỉ?
Cuộc sống cứ lướt qua bình đạm và khó khăn như thế, may mà vẫn còn giấc mơ và hi vọng.
Giấc mơ ra mắt làm diễn viên, tiến vào Hollywood, để cho cái tên “Cận Trạch" xuất hiện trong danh sách diễn viên ở màn cảm ơn cuối phim.
Còn hi vọng chính là cô.
Khi kết thúc năm đầu, Cận Trạch vừa ôn tập chuẩn bị thi, vừa đi làm thêm, bận đến tối mày tối mặt.
Cũng chính trong khoảng thời gian này, người mẹ đã cắt đứt liên hệ từ lâu đột nhiên liên lạc với anh.
Cận Trạch đấu tranh tâm lý rất lâu mới chấp nhận lời mời kết bạn trên Wechat của mẹ.
Đương nhiên anh không tha thứ cho mẹ. Vì có sự ảnh hưởng của bố nên Cận Trạch cũng cứng đầu nhận định rằng cuộc sống của mình trở nên khốn khó như thế này đều do mẹ gây nên.
Nhưng mà… anh tự an ủi bản thân, cứ để mẹ nằm im trong danh sách bạn bè cũng chẳng phải điều gì to tát lắm.
Tốt xấu gì cũng là người mẹ đã mang thai mình mười tháng.
Nửa tháng sau khi kết bạn, gần như ngày nào Giản Nghê cũng gọi video cho Cận Trạch.
Bác tính sẵn thời gian, căn chuẩn vào lúc Cận Trạch nghỉ ngơi sau giờ học thì mới gọi điện đến.
Bác nói, mẹ muốn gặp con một lần.
Nhưng Giản Nghê lại không biết, Cận Trạch làm gì có thời gian nghỉ sau giờ tan học.
Cận Thành chưa từng nói chuyện mình phá sản với vợ cũ, có thể bác nghe loáng thoáng từ người khác nhưng chắc chắn bác không thể đoán được cuộc sống của hai cha con lại khốn khổ đến mức này.
Trong thời gian làm thêm, Cận Trạch không có thời gian cầm điện thoại.
Sau khi nhìn thấy thông báo những cuộc gọi video bị nhỡ, anh cũng chỉ lạnh lùng liếc qua chứ không gọi lại.
Đêm khuya hôm đó, Cận Trạch lê cơ thể mệt mỏi về phòng trọ, đúng lúc Giản Nghê đang gọi điện liên tục.
Anh ném điện thoại lên giường, yên lặng đứng ở mép giường, do dự rất lâu.
Cuối cùng vẫn từ chối cuộc gọi.
Nếu như nghe máy, mẹ sẽ nhìn thấy dáng vẻ chật vật của anh.
Ở trong căn phòng trọ rẻ tiền, cửa sổ trên cao giống như ở trong tù, còn trên người anh đang mặc bộ quần áo cũ mẹ mua từ nhiều năm trước, bộ đồ vốn có màu đen nhưng sau nhiều lần giặt tẩy đã tróc ra mảng trắng.
Sau một lát, Giản Nghê gửi tin nhắn cho anh: [Mẹ muốn đến Los Angeles thăm con.]
Cận Trạch trả lời: [Mẹ đừng đến.]
Giản Nghê: [Chỉ gặp mẹ một lần thôi, sẽ không tốn nhiều thời gian của con đâu, ăn tối với mẹ thôi, được không?]
Cận Trạch: [Thôi, con không có thời gian.]
Mãi sau Giản Nghê mới trả lời: [Được. Con ở bên ngoài phải chú ý sức khỏe, đừng để bản thân mệt mỏi quá nhé.]
Cuộc trò chuyện đến đó là kết thúc.
Một tuần nữa lại qua đi.
Cận Trạch không ngờ Giản Nghê chẳng nói gì mà đã bay thẳng sang Los Angeles, đến trường học tìm anh.
Lúc đó anh vừa tan học, mới đến câu lạc bộ, đang ở trong phòng nghỉ của nhân viên để thay quần áo thì nhận được cuộc gọi từ số lạ.
Anh hơi bực, giọng điệu cũng cộc cằn:
– Bây giờ con thật sự không có thời gian.
– Con ở đâu, mẹ có thể đến tìm con.
– Con… đang chơi ở nhà bạn, bạn rất thân, không gặp được đâu.
Giản Nghê nói như đang lấy lòng anh:
– Bạn bè tổ chức sinh nhật à? Có cần mẹ mang theo ít quà đến không?
Cận Trạch không nói gì.
Giản Nghê: “Tiểu Trạch, con xem, khó khăn lắm mẹ mới đến Mỹ một lần, bây giờ đang ở trước cổng trường con, còn mang cả hộp bánh ngọt hồi bé con thích ăn nhất, bánh hoa quế hạt nhân. Con còn nhớ không, mẹ mua ở tiệm đồ ngọt đối diện khu nhà của chúng ta, hạn sử dụng cũng chỉ có hai ngày…"
– Con biết rồi.
Cận Trạch sờ cổ, không hiểu sao trái tim lại nhói lên, trong giây lát anh hơi luống cuống: “Để con nghĩ đã."
– Được, con cứ từ từ suy nghĩ, mẹ ở đây đợi con.
...
Cận Trạch ngồi dựa vào chiếc ghế dài bên cạnh, ánh mắt không tiêu cự ngẩn ngơ một hồi.
Mãi đến khi quản lý vào giục thì anh mới bình tĩnh lại, sau đó ôm đồng phục của nhân viên phục vụ đứng lên, nói xin lỗi vì bây giờ mình có việc gấp, cần xin nghỉ phép đêm nay.
Quản lý làu bàu vài câu bằng tiếng Anh, đại ý rằng sao đến sát giờ mới xin nghỉ, kiếm người làm thay khó lắm.
Nhưng nể tình chàng trai người châu Á có khuôn mặt đẹp trai, trước giờ đều làm việc chăm chỉ nên vẫn cho phép anh đi.
Trước khi đi, Cận Trạch vào phòng vệ sinh, cẩn thận rửa mặt bằng nước lạnh cho thật sách.
Câu lạc bộ này nằm ở khu thương mại trung tâm. Các khu đô thị nằm ở trung tâm nước Mỹ xưa nay đã hỗn loạn rồi, những kẻ lang thang hoành hành, đặc biệt vào ban đêm nên mỗi lần đi làm Cận Trạch cũng vô cùng cẩn thận.
Đêm nay anh hơi vội, lúc đeo cặp sách rời khỏi chỗ làm vừa đi vừa gõ chữ, chuẩn bị gửi tin nhắn cho Giản Nghê hỏi vị trí cụ thể của mẹ.
Trường học ở nước Mỹ không có cổng lớn, đa số các lớp học đều hòa với kiến trúc trong thành phố.
Thế nên lúc Giản Nghê bảo mẹ ở “cổng trường", anh không rõ cụ thể là ở chỗ nào.
Lúc đang rảo bước, Cận Trạch đụng phải một kẻ vô gia cư da đen, điện thoại rơi bịch xuống đất.
Mùi hôi thối xộc vào chóp mũi, một giây sau, cổ áo của anh bị gã túm lấy.
Hai ba kẻ vô gia cư quây lại, một thằng nhân lúc anh không để ý móc ví tiền cất trong túi áo.
Trong đó có số tiền anh mới nhận được, còn có tiền lương và giấy kết toán chưa kịp gửi ngân hàng, tổng cộng khoảng 400 đô.
Cận Trạch thấy ví tiền của mình bị móc, đột nhiên như phát điên xông đến giật lại.
400 đô bằng một nửa tấm vé máy bay giá rẻ rồi.
Anh làm việc suốt ngày đêm vì để tích góp đủ tiền mua vé máy bay, sau này có thể về nước thêm vài lần.
Dù anh chưa theo đuổi được Vân Nhiêu, nhưng nếu theo đuổi được, anh chắc chắn sẽ về nước thăm cô thường xuyên, còn cần tiền để mời cô ăn cơm, mua quà cho cô nữa.
Anh cần rất nhiều tiền, mỗi đồng anh kiếm được, đều vô cùng quý giá với anh.
Cận Trạch rất khoẻ, hồi học cấp ba còn là lớp phó thể dục, khi đánh nhau với đám anh em anh cũng chưa thua bao giờ.
Nhưng bây giờ anh đối mặt với ba bốn gã da đen cao to, trong đó có một gã rất cường tráng, bắp tay lộ ra còn thô hơn bắp chân.
Dường như Cận Trạch không nhìn thấy những thứ này.
Anh không cần đến tính mạng mình nữa, hung hăng lao vào gã đang giữ ví tiền, muốn giật lại đồ của mình.
Đám người kia có lẽ không ngờ tới thiếu niên người Trung Quốc cao gầy lại liều mạng như thế.
Đám vô gia cư cũng ra tay tàn độc, từng đấm nện xuống mặt, xuống người anh, đánh tới mức anh không thể đánh trả được rồi vứt anh vào xó tường u ám bẩn thỉu ở xa như vứt một cái xác.
Trừ ví với điện thoại ra thì trên người Cận Trạch chẳng có đồ gì đáng tiền.
Một gã vô gia cư cầm chiếc điện thoại rơi trên mặt đất của Cận Trạch, thấy màn hình vỡ nát thì cười khinh khỉnh, tiện tay ném ra cạnh chân anh.
Đám người chửi tục, quệt vết máu ở khóe môi, cà lơ phất phơ rời đi.
Trong ngõ tối đen dơ bẩn, Cận Trạch gắng sức bò đậy, cơ thể đau đớn như bị người ta bóp nát, nhưng những điều này chẳng quan trọng.
Tâm lý của anh sắp vỡ tan mất rồi, không thể cảm nhận được chút đau đớn nào từ thể xác.
Không còn tiền.
Điện thoại cũng hỏng rồi, không thể bật máy.
Dáng vẻ người không ra người, quỷ không ra quỷ làm người ta sợ hãi.
Không biết bao lâu sau, anh tập tễnh trở về phòng trọ, nhốt mình vào phòng tắm rửa sạch vết máu trên cơ thể.
Xong xuôi, Cận Trạch ngã ra giường, cả người như vỡ nát, thất thần nhìn trần nhà.
Khong biết mẹ… đã rời đi chưa.
Mẹ nói mẹ mang theo bánh hoa quế hạch nhân, món mà hồi nhỏ chỉ mình anh thích anh còn mọi người đều chê hương vị dở quá.
Nhớ đến đây, Cận Trạch bỗng nhổm dậy, thay một bộ quần áo sạch sẽ, đeo khẩu trang che đi vết thương trên mặt.
Anh muốn nhìn mẹ từ xa một lần.
Nếu như mẹ còn ở chỗ đó.
Cận Trạch đến trường, khập khiễng đi từng từng học viện một.
Không nhìn thấy bóng dáng quen thuộc, ngược lại anh thở phào nhẹ nhõm.
Đưa điện thoại đến tiệm sửa, Cận Trạch rẽ vào hiệu thuốc kế bên mua mấy toa thuốc thông dụng để bôi lên vết thương.
Cách tiệm thuộc này không xa, có một bệnh viện.
Nửa tiếng trước, Giản Nghê tự gọi xe cứu thương vào viện.
Bệnh ung thư của bác đã rất nặng, di căn đến nhiều cơ quan.
Bác không thể đứng quá lâu, cũng không thể ra gió.
Thế nhưng bác không buông bỏ được Cận Trạch, cứ đứng ở lề đường trước cổng trường học hơn hai tiếng đồng hồ.
Cuối cùng con trai bác vẫn không đến.
Có lẽ vẫn còn hận bác lắm.
Hôm nay là lần cuối cùng.
Giản Nghê tự nhủ thế.
Bác không kìm lòng được cầm gương lên, ngắm gương mặt trang điểm tỉ mỉ vẫn còn đôi nét xinh đẹp của mình.
Sau này, bác sẽ ngày một xấu đi.
Nét mặt tiều tụy, tóc rụng hết, thân hình còng xuống.
Giản Nghê theo đuổi cái đẹp cả đời, dung mạo xinh đẹp như tranh vẽ, còn có cả tình yêu đẹp nhất.
Đây là khoảng thời gian cuối cùng trong đời bác gắn liền với từ đẹp.
Vậy nên bác đã không chờ được nữa, muốn gọi video với Cận Trạch, thậm chí sau khi con trai từ chối bác còn khổ sở bay tới muốn gặp con lần nữa.
Vì sau này, có lẽ bác sẽ mãi mãi không gặp lại con nữa.
Giản Nghê không định nói cho con trai và con gái chuyện bác bị ung thư giai đoạn cuối, không còn khả năng chữa trị.
Bác muốn giữ lại dáng vẻ đẹp nhất của mình trong lòng các con, dù sau này hai đứa phát hiện bác đột ngột qua đời thì trong sau này, các con sẽ chỉ nhớ về bác với hình ảnh một người mẹ dịu dàng xinh đẹp chứ không phải hình ảnh một cái xác biết đi đáng sợ trên giường bệnh. Như vậy là đủ rồi, bác cảm thấy yên lòng, hai đứa nhỏ sẽ không sợ hãi khi nhớ về bác.
Mãi hai ngày sau, điện thoại của Cận Trạch mới sửa xong.
Đoạn tin nhắn trong Wechat chỉ có một câu lẳng lặng nằm ấy [Mẹ về nước trước, có cơ hội sẽ qua đây thăm con.]
Tâm trạng của Cận Trạch chẳng thể diễn tả bằng lời, chỉ trả lời bằng một từ [Vâng.]
Anh chẳng thể ngờ, anh đã bỏ lỡ cơ hội được gặp mẹ lần cuối.
Ở bên kia, Giản Nghê về nước một mình, tự chuyển đến sống ở viện dưỡng lão Vân Thành.
Nơi này thời tiết bốn mùa đều như mùa xuân, là nơi cuối cùng mà gia đình bốn người của bác từng đến chơi.
Bác đã chia tay bạn trai, niềm vui sướng trong những cuộc tình từng được coi như sinh mạng, bây giờ lại chẳng đáng nhắc tới.
Mỗi ngày ngoài ăn uống và uống thuốc chữa bệnh, thời gian còn lại Giản Nghê đều vẽ tranh.
Năm đó Giản Nguyên Nguyên đang học thiết kế ở châu Âu, cứ cách hai ngày lại gọi video cho mẹ một lần theo thói quen.
Có một khoảng thời gian rất dài Giản Nghê không nhận cuộc gọi video của chị, chỉ gọi điện thoại hoặc gõ chữ khi trò chuyện.
Giản Nguyên Nguyên càng nghĩ càng thấy lạ, cuối cùng đến một ngày chị bất ngờ trở về nước, dễ dàng tìm thấy Giản Nghê.
Chị khóc oà bên giường bệnh của mẹ, trách mẹ sao lại ác đến thế, giấu cả con gái ruột.
Giản Nghê không đuổi được chị nên đành ngầm đồng ý việc chị chủ động thôi học, tìm việc ở Vân Thành, ngày ngày chăm sóc bác.
Lăm lúc Giản Nguyên Nguyên muốn gọi Cận Trạch về nước nhưng lần nào cũng bị Giản Nghê cản lại.
– Thằng bé sẽ không về đâu.
Giản Nghê cười buồn: “Có con ở bên chăm sóc mẹ là đủ rồi."
Giản Nguyên Nguyên thầm nghĩ, như vậy cũng tốt.
Hai bố con bạc tình bạc nghĩa thế kia thì không gặp cũng được, gặp rồi chỉ tổ rước thêm phiền não không cần thiết.
Mẹ chỉ là mẹ của riêng chị, chị sẽ chăm sóc mẹ đến ngày cuối cùng.
Giản Nguyên Nguyên lén tra rất nhiều tài liệu, biết được người bị ung thư não giai đoạn cuối nếu chịu khó điều trị có thể sống thêm một năm, có trường hợp dài nhất còn có thể kéo đến tận hai năm.
Nhưng vấn đề là trong nửa năm đó, bệnh tình của Giản Nghê chuyển biến xấu rất nhanh, thoáng chốc đã chẳng còn bao nhiêu thời gian.
Giản Nguyên Nguyên bỗng nhiên hoảng sợ.
Trước đây chị cho rằng nếu Cận Trạch đã không chịu nhận mẹ thì chuyện này chẳng cần phải nói cho em trai biết.
Nhưng đến lúc mẹ hấp hối, Giản Nguyên Nguyên chẳng bình tâm được nữa.
Ngày đầu tháng năm, chị không chịu nổi, chủ động mở chiếc điện thoại đã bám bụi.
Đó là tin trước khi ra nước ngoài Cận Thành nhắn cho chị – số điện thoại ở nước ngoài của ông.
Chị đau khổ nói với Cận Thành rằng bệnh tình của mẹ chuyển biến xấu, bảo bố với Cận Trạch mai về nước gặp mẹ lần cuối.
Trong điện thoại, Cận Thành đồng ý.
Nửa tháng sau, Nguyên Nguyên không đến công ty nữa, ngày ngày đều túc trực bên giường bệnh của Giản Nghê, xem ti vi, trò chuyện với mẹ.
Nhưng Cận Thành và Cận Trạch vẫn chưa về.
Lại đợi thêm một tuần, Giản Nguyên Nguyên đã tranh đấu biết bao nhiêu lần, cuối cùng chị không đành lòng để mẹ cứ như vậy rời xa con trai và người bà yêu nhất.
Chị cũng đoán ra được, chắc chắn Cận Thành đã không nói cho Cận Trạch biết.
Người đàn ông này điên rồi, oán hận khắc vào cốt tủy, không có thuốc chữa.
Mà chị vẫn còn niềm tin với Cận Trạch, cho rằng em trai không biết nên mới không kịp về.
Một người cách xa cả đại dương, lại xóa hết phương thức liên lạc thì chẳng dễ dàng tìm được.
Giản Nguyên Nguyên lặn lội, thông qua trường cấp ba cũ của hai chị em, tìm được giáo viên chủ nhiệm của Cận Trạch, lấy được Wechat bạn học cấp ba của anh, bấy giờ mới gọi được cho Cận Trạch.
– Mẹ sắp chết rồi…
Giản Nguyên Nguyên muốn chửi ầm lên, nhưng khi cất lời đã hoá thành tiếng khóc không thành tiếng: “Chị xin em, mau về nước đi, cầu xin em…"
Hai ngày sau cuộc điện thoại đó, Giản Nghê mất vào một buổi chiều nắng đẹp.
Lúc hồi quang phản chiếu, bàn tay như cành củi khô của bà bỗng có lực, cứ kéo tay Nguyên Nguyên, cố gắng ngắm con gái thêm một chút.
Giây phút cuối cùng, trong miệng bà nhỏ giọng gọi “Tiểu Trạch, Tiểu Trạch".
Giản Nguyên Nguyên ôm chặt bà, khóc cạn nước mắt.
Giản Nghê nhanh chóng được đưa đi trang điểm lại, lúc Nguyên Nguyên thu dọn di vật của mẹ, chị tìm thấy một phong thư viết cho Cận Trạch.
Còn có chiếc điện thoại đã lâu Giản Nghê không dùng đến.
Xuất phát từ tâm lý hoài niệm, Nguyên Nguyên cắm sạc điện thoại, mở khóa.
Trong Wechat chị thấy mẹ kết bạn với Cận Trạch và lịch sử trò chuyện của hai người.
Mười mấy cuộc gọi video, không có lấy một lần nghe máy.
Bôn ba ra nước ngoài tìm con trai, nó lại từ chối không gặp mặt.
Sau khi từ Los Angeles trở về, Giản Nghê ở lại viện điều dưỡng này.
Dường như sực nhớ ra điều gì, Giản Nguyên Nguyên vội vàng tìm bác sĩ điều chủ trị và hộ sĩ của Giản Nghê.
…
Sau đó, Cận Trạch về nước.
Anh quỳ gối bên giường bệnh của mẹ khóc cả đêm.
Anh nói cha chưa từng nói với anh về chuyện này.
Anh còn nói, đều do anh sai.
Giản Nguyên Nguyên chẳng nghe lọt tai câu nào.
Hai chị em xử lý tang lễ xong xuôi, Giản Nguyên Nguyên đột nhiên nhắc đến chị muốn cùng Cận Trạch đến Mỹ một chuyến để thăm người cha mà chị đã lâu không gặp.
Hai người yên lặng hạ cánh ở thành phố Mountain View, bước vào căn nhà trọ Cận Thành đang thuê.
Lúc đó ông bà nội vẫn đang ở trong nước, căn nhà Cận Thành thuê gồm hai phòng ngủ và một phòng khách, phòng ngủ của Cận Trạch tạm thời dùng để chứa đồ linh tinh.
Cận Thành mời chị vào nhà, nhưng khoảnh khắc nhìn thấy cha ruột, Giản Nguyên Nguyên bỗng phát điên.
Chị xô ngã hai cha con Cận Thành và Cận Trạch, điên cuồng xông vào trong, chỉ cần là đồ vật chị nhìn thấy, chị có thể di chuyển đều bị ném mạnh xuống đất, dụng cụ ăn uống trong phòng bếp cũng vỡ hết, tất cả những gì xé được đều nát thành từng mảnh vụn.
Trong căn nhà của cha ruột, chị điên cuồng phát tiết, vừa khóc vừa chửi như bị quỷ ám.
Hai người đàn ông đứng lặng người cũng bị chị cào cấu mãnh liệt.
Giản Nguyên Nguyên chưa từng suy sụp đến vậy.
– Rõ ràng mẹ có thể sống thêm một hai năm, thế mà chưa đến nửa năm đã qua đời.
Chị mở to đôi mắt đỏ au, dùng sức lắc mạnh bả vai của em trai còn cao hơn chị nửa cái đầu.
– Tao đã hỏi bác sĩ chủ trị và y tá chăm sóc mẹ. Dù mẹ không nói cho họ biết gì, hết nhưng giai đoạn cuối mẹ thường nói mớ nên ai cũng biết chỉ vì mày, vì mày không muốn gặp mẹ, không chịu nhận bà là mẹ, thậm chí lúc bà sang Mỹ gặp mày, mày cũng tránh mẹ, nên mẹ nản lòng, không muốn sống nữa… Ha ha, mày biết không, bà không muốn sống nữa nên chỉ mấy tháng ngắn ngủi đã qua đời, ngay cả khi tao chăm sóc mẹ, mẹ vẫn luôn đau khổ. Tất cả đều tại mày!
– Còn chúng mày, cố tình kéo dài thời gian không về nước gặp mẹ.
Giản Nguyên Nguyên chẳng còn lời nào muốn nói với Cận Thành, chị điên cuồng chỉ trích Cận Trạch:
– Đến lúc mẹ chết vẫn gọi tên mày, chết không nhắm mắt!
Chị vừa khóc vừa rút một phong thư trong túi ra, dúi mạnh vào tay Cận Trạch.
Cận Trạch giơ mu bàn tay lên lau nước mắt, run run mở phong thư ra.
Động tác của anh cực kỳ chậm, đọc kỹ từng chữ, từng chữ một.
Ánh mắt vừa đọc đến phần lạc khoản, anh còn chưa kịp phản ứng là gì thì tờ giấy mỏng trong tay anh đã bị Giản Nguyên Nguyên cướp đi rồi hóa thành từng mảnh vụn nhỏ.
– Không được!
Cận Trạch vội vàng ngăn chị lại nhưng đã chậm một bước.
– Mày không xứng được giữa đồ của mẹ.
Giản Nguyên Nguyên cười khẩy.
– Kể từ giờ phút này, tao và mày, còn cả ông nữa, không còn bất cứ quan hệ gì. Nếu mày dám nói với người khác rằng mày có chị ruột thì tao không để cho mày yên đâu, mẹ ở trên trời cũng không tha thứ cho mày, mày sẽ bất hạnh cả đời, Cận Trạch.
– Cùng với thằng cha máu lạnh của mày làm người Mỹ cả đời đi.
– Chúc mày công thành danh toại ở Hollywood.
– Tốt nhất là đừng bao giờ quay lại, mãi mãi đừng xuất hiện trước mặt tao.
…
–
Kể quá lâu, giọng của Cận Trạch cũng khàn đi.
Anh nói thật nhẹ nhàng, những chuyện liên quan đến Vân Nhiêu đều bị lướt qua.
Đầu ngón tay trắng nõn của cô cẩn thận lướt qua di thư đã từng bị xé vụn cuối cùng được một người nhặt từng mảnh vụn kiên nhẫn dán lại.
/
11/5
Tiểu Trạch, chào buổi sáng, chào buổi chiều, chúc con ngủ ngon.
Lúc con nhìn thấy phong thư này, có lẽ mẹ đã đi đến một thế giới khác, mong con đừng trách vì khoảng thời gian cuối mẹ không liên lạc với con. Mẹ trông không được xinh lắm, thật chí hơi xấu, mẹ thật lòng không muốn lưu lại dáng vẻ đó trong lòng con.
Mẹ vẫn còn nhớ lời trách móc của con, là mẹ bỏ rơi gia đình bốn người chúng ta và cuộc hôn nhân mẹ từng thề hẹn, đều do mẹ sai.
Nhưng từ trước đến nay chưa giây phút nào mẹ không cần con.
Tiểu Trạch, con có thể thông cảm cho mẹ không?
Chỉ là mẹ không yêu cha.
Mấy tháng cuối, mẹ ở Vân Thành, nơi một nhà bốn người chúng ta từng cùng nhau đi du lịch, phong cảnh nơi này vẫn đẹp như xưa.
Đời này mẹ có thể gặp được cha con, sinh ra hai đứa con đáng yêu, thật may mắn siết bao.
Nhưng đời này mẹ lại rời khỏi cha con, khiến con chán ghét, còn mắc phải căn bệnh quái ác này, trở nên xấu xí như một cành cây khô, không thể tận mắt nhìn con ra mắt, bất hạnh biết bao.
May mắn là lần cuối mẹ chìm vào giấc ngủ ngàn thu là thời điểm tháng 5 chưa qua, coi như trong cái rủi có cái may.
Ngày nào mẹ cũng nhớ con, chị cũng thế, dù chị con hơi mạnh miệng.
Trong nhà có rất nhiều tranh, trong phòng bệnh cũng có vài quyển, đều để cho Nguyên Nguyên và con.
Cũng chỉ có những thứ đó. Những đồ vật khác, không cần viết dài dòng ở đây.
15/5
Tiểu Trạch, mẹ rất nhớ con.
19/5
Chỉ mong con của mẹ bình an vui vẻ, tiền đồ rộng mở, mãi mãi chẳng ưu phiền.
Kí tên: Giản Nghê.
/
Vân Nhiêu cất lại những lá thư vào trong bao, cẩn thận đặt vào hộp giấy.
Cô thở ra, đột nhiên đứng lên, dùng sức ôm chặt Cận Trạch bên cạnh.
– Chắc hẳn anh đã rất buồn nhỉ?
Cận Trạch ngồi trên ghế, Vân Nhiêu còn cao hơn anh một chút, hai tay ôm cổ anh, ngón tay di chuyển lên phía trên, dịu dàng lướt qua sợi tóc mai của anh, khẽ an ủi.
– Em nói vụng lắm, chẳng biết nên nói gì, nhưng em có thể khẳng định với anh rằng, dù xảy ra chuyện gì thì em vẫn luôn ở bên anh.
Cận Trạch vòng tay ôm eo cô, kéo cô ngồi lên đùi mình.
“Nhiêu Nhiêu", giọng nói của anh khàn hơn, hô hấp cũng có phần nặng nề, “Em không thấy anh là người xấu à?"
Vân Nhiêu lắc đầu: “Vô tình phạm lỗi thì nhất định là người xấu à? Huống chi không phải mấy năm nay anh vẫn luôn bù đắp đấy ư?"
Cận Trạch mỉm cười, cực kỳ ỷ lại vùi mặt vào hõm cổ mềm mại của cô:
– Tạm thời cũng coi như hữu ích đi.
– Chắc chắn sẽ có ích rồi.
Vân Nhiêu nghiêm túc đáp lời: “Thật ra chị Nguyên Nguyên là một người mềm lòng, thế nên dì Giản cũng là một người mềm lòng. Em tin rằng cho đến phút lâm chung dù cũng không trách anh."
Cận Trạch không nói thêm gì.
Anh từ từ siết chặt vòng tay, lưu luyến dựa vào cô, cảm nhận sâu sắc rằng bản thân may mắn nhường nào.
Hình như anh đã hiểu được, lúc chị gái nguyền rủa quãng đời còn lại của anh sẽ bất hạnh, có lẽ đã chừa lại đường lui.
Ngay từ đầu, hai người họ đã là những người mềm lòng.
*
Cận Trạch và Vân Nhiêu ở nhà hai đêm, sáng ngày thứ ba cầm theo đồ đạc của Giản Nghê lái xe từ thành phố Mountain View đế Los Angeles, đón chuyến bay thẳng về nước.
Khoang hạng nhất thoải mái dễ chịu, chỉ có một điểm không tốt là không có chỗ ngồi gần nhau.
Dù Cận Trạch và Vân Nhiêu ngồi cạnh nhau nhưng có một cái tay dựa khá lớn chắn ở giữa, Vân Nhiêu muốn tựa đầu lên vài Cạnh Trạch cần phải rướn cổ lên, nom bộ rất hài hước.
“Sao em bám người thế nhỉ?" Cận Trạch nhỏ giọng trêu chọc.
Vân Nhiêu bĩu môi: “Không được à?"
Cận Trạch: “Đương nhiên là được."
Anh hơi nghiêng người sang bên phải, chủ động đưa vai cho cô dựa vào.
Vân Nhiêu dễ ngủ, hai ngày ở Mỹ tâm trạng cô hơi nặng nề nên cô tựa vào vai Cận Trạch, thiếp đi trong tư thế chẳng mấy thoải mái.
Cận Trạch lại nhích người thêm chút nữa.
Nếu có tiếp viên hàng không đi ngang qua chỗ hai người họ thì nhất định sẽ cảm thán rằng đôi tình nhân này dính nhau quá.
Túi ở lưng ghế ngồi trong khoang hạng nhất có rất nhiều tạp chí, Cận Trạch tiện tay rút ra một cuốn.
Đang rút dở thì chợt có một thứ rơi lên đầu gối của anh.
Là tấm thẻ lên máy anh anh vừa ném đi không lâu.
Anh dùng ngón tay kẹp tấm thẻ lên, nhàm chán lướt qua hàng số.
Là hãng A, chuyến bay số hiệu A7766, máy bay cỡ lớn Boeing 777.
Ánh mắt anh khựng lại.
A7766
Bao nhiêu năm trôi qua, tuyến đường này vẫn như cũ, đến số hiệu chuyến bay cũng không đổi.
Cận Trạch đã ngồi trên vô số chuyến bay, nhưng chỉ duy nhất chuyến bay đại học năm ba mang số hiệu A7766 là khắc sâu trong ký ức của anh.
Học đại học năm thứ hai, anh mất mẹ.
Vì hành động tàn nhẫn của cha mà anh không thể gặp mặt mẹ lần cuối, vì thế mà quan hệ giữa hai cha con cũng vỡ tan.
Sau khi mẹ qua đời, Cận Trạch đã từng suy sụp trong một khoảng thời gian rất dài.
Sự nghiệp của bố chẳng có chút khởi sắc, Cận Trạch vẫn nghèo như thế nhưng anh chẳng đi làm thêm, cũng không có tâm trạng học hành, ngày nào cũng ngơ ngác đắm mình trong đau thương.
Cứ thế, nửa năm đã qua đi, hợp đồng thuê nhà của anh hết hạn, anh phải chuyển từ căn phòng trọ giá rẻ này sang căn phòng trọ giá rẻ khác.
Lúc thu dọn đồ đạc, Cận Trạch nhìn thấy con gấu bông nhỏ mình từng cất cẩn thận trong vali.
Someone at UCLA loves u.
Khi nhìn thấy dòng chữ này, anh mới sực nhớ ra đã từng có những năm tháng nghèo khó, anh bộn bề công việc chẳng nghỉ lấy một giây, lại có thể cảm nhận được hi vọng luôn tồn tại.
Mãi đến tận bây giờ, sau khi trải qua nỗi đau mất người thân …
Thì anh vẫn rất rất yêu cô.
Rất nhớ cô, nhớ cô vô cùng.
Nghe nói cô đã thi đỗ vào một trường đại học tốt, không biết dạo này cô thế nào.
Cận Trạch tự trách bản thân đã lang thang trong bóng tối quá lâu, đến tận hôm nay, anh mới mơ hồ nắm được một ý nghĩ lung tung.
Dường như anh nhận ra, sau khi trải qua những tháng ngày dài mà quá đỗi gập ghềnh, anh càng yêu cô hơn.
Trong khoảng thời gian hai người không duy trì bất cứ liên lạc nào, nhưng anh lại cố chấp tôn thờ mối tình đầu như thần thánh, ngày đêm thành kính bảo vệ nó.
Từ khi mẹ qua đời, dường như người con gái yêu kiều ấy đã trở thành hy vọng duy nhất giữa những tháng năm bi thương của anh.
Sau khi chuyển đến nhà mới, Cận Trạch cầm con gấu bông quý giá lên, đặt ở đầu giường.
Anh quyết định, dù thế nào đi chăng nữa thì anh cũng phải về nước một lần.
Hết chương 60.
Cả hai không phải người rảnh rỗi, kỳ nghỉ lần này cũng không định đi chơi nên sau khi ra nước ngoài, chưa nghỉ ngơi bao lâu đã lái xe đến nhà bố Cận Trạch rồi.
Đó là căn nhà thường thấy của tầng lớp trung lưu nước Mỹ, phong cách trang trí đơn giản, đồ gia dụng và đồ trang trí cũng rất đắt. Vì đây là căn nhà của hai người cao tuổi nên không gian và các trang thiết bị được thiết kế tối giản và thực dụng.
Vân Nhiêu tham quan một lượt thì sực nhận ra trong căn nhà ngoài đồ dùng của bà nội Cận Trạch ra thì không có dấu vết của người phụ nữ trẻ tuổi nào.
Vân Nhiêu nhớ chị Nguyên Nguyên từng nói rằng Cận Thành là một người rất cố chấp trong chuyện tình cảm nên cô đoán rằng sau khi bác trai ly hôn với vợ trước thì đã chịu tổn thương sâu sắc nên từ đó về sau bác không mở lòng đón nhận thêm bất cứ người phụ nữ nào khác.
Cận Trạch và Vân Nhiêu ở lại ăn tối với cả nhà.
Trong khoảng thời gian đó, Vân Nhiêu luôn cố gắng để lại ấn tượng tốt với Cận Thành, đồng thời cô lại lo lắng liệu Cận Trạch có gai mắt với thái độ nhiệt tình quá của cô không.
Không ngờ thái độ của Cận Trạch với bố dường như đã dịu đi rất nhiều. Anh trịnh trọng giới thiệu Vân Nhiêu với Cận Thành, đồng thời bày tỏ rằng đây chính là người con gái sẽ chung sống cùng mình suốt quãng đời còn lại, anh hi vọng được bố chúc phúc.
Dễ dàng nhận ra rằng hôm nay Cận Thành rất vui.
Tóc mai của bác đã bạc trắng, nhìn qua còn già hơn cả bố mẹ của Vân Nhiêu nhưng ánh mắt bác vẫn hừng hực sức sống. Sinh được hai đứa con như Cận Trạch và Giản Nguyên Nguyên thì gen của bố chắc chắn xuất chúng lắm.
Hôm nay bác cứ cười suốt, nếp nhăn ở đuôi mắt hằn sâu, dường như chẳng khác gì những người cha hiền từ của các gia đình khác.
Cơm nước xong xuôi, hai người ngồi uống trà với ông bà nội của Cận Trạch.
Cơ thể của bà Cận Trạch không được khoẻ lắm, bà cố gắng nói chuyện với con cháu một lát đã được y tá dìu vào phòng nằm nghỉ.
Tới chiều, Cận Trạch dẫn Vân Nhiêu về phòng ngủ của anh trong căn nhà để nghỉ ngơi.
Phòng ngủ lớn được quét dọn sạch sẽ nhưng lại chẳng có dấu vết của cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Cận Trạch để Vân Nhiêu ngồi lên chiếc ghế xoay trước bàn sách. Còn anh thì đứng bên cạnh, khom lưng mở khóa ngăn kéo, vì đứng quay lưng về phía cô nên cô không nhìn rõ gương mặt anh:
– Công ty của bố anh ở Mountain View, còn anh học tập và làm việc ở Los Angeles nên vẫn tự thuê phòng. Căn nhà này mới mua mấy năm trước, anh chưa ở đây được mấy.
Vân Nhiêu gật đầu, thấy anh lấy một chiếc hộp hình vuông bằng bìa cứng cực lớn ra khỏi ngăn tủ.
Anh đặt chiếc hộp lên bàn.
Cả ngày hôm nay mặt anh cứ hờ hững làm người ta không thấu tỏ được.
Vậy mà, khi ánh nắng rực rỡ ở California chiếu vào căn phòng, anh đứng giữa luồng sáng bụi bay, giữa mày toát lên sự đau thương không nói thành lời.
Vân Nhiêu kìm lòng chẳng đặng nắm chặt tay anh.
Cận Trạch mỉm cười, cũng nắm lại tay cô, hai bàn tay cùng mở chiếc hộp giấy đã bị phủ một lớp bụi mờ.
Bên trong có mấy bức tranh được cuộn lại, sắp xếp gọn gàng.
Ngoài tranh ra còn có một phong thư đặt trong giấy kraft.
Cận Trạch lấy thư ra đưa cho Vân Nhiêu.
Cô hít một hơi thật sâu, bình tĩnh mở bức thư ra.
Những gì đọc được khiến đôi mắt cô run rẩy, nước mắt chảy ra từ khóe mi, cô giương mắt nhìn anh.
Anh ngồi xuống cạnh cô, một tay ôm vai cô, gằn từng chữ từng chữ một:
– Nhiêu Nhiêu, để anh kể em nghe một câu chuyện cũ chẳng mấy xuôi tai.
–
Thiếu niên 13, 14 tuổi phân chia rất rạch ròi giữa yêu và hận.
Siết bao tình cảm từng dành cho mẹ nhưng chỉ trong một đêm bị mẹ bỏ rơi, tất thảy thương yêu ấy đã biến thành nỗi oán hận sâu nặng gấp đôi không thể giải hòa.
Chỉ thiếu mất một người, ấy vậy mà căn biệt thự lớn như vậy dường như đã trở thành một cái xác rỗng.
Có những đêm chẳng thể chợp mắt, Cận Trạch nghe thấy bố lén gọi cho mẹ, mới đầu là kìm nén, đến cãi cọ rồi van nài, thi thoảng còn có tiếng khóc đè nén vọng vào.
Kết cục cuối cùng là hai đứa trẻ phải lựa chọn giữa bố và mẹ.
Năm đó, chị gái vừa mới thành niên nhưng chị còn tỉnh táo hơn bất kì ai khác. Chị nói Tiểu Trạch chọn ai thì chị sẽ chọn người còn lại.
Dường như tính chị giống hệt mẹ Giản Nghê, thậm chí còn có phần thoải mái hơn.
Vậy nên chị thấu hiểu hành vi muốn trốn chạy khỏi cuộc hôn nhân này và lao vào một đoạn tình cảm mới sau khi mẹ hết yêu bố.
Phụ nữ không nên bị gia đình và con cái giam cầm.
Cứ thế, gia đình bốn người ấm áp đã sụp đổ.
Giản Nghê cũng không định cắt đứt hoàn toàn với chồng cũ và con trai, nhất là với Cận Trạch, bác vẫn luôn muốn duy trì mối quan hệ mẹ con với anh.
Nhưng Cận Thành không đồng ý.
Sau khi hai người ly hôn, tính cách của Cận Thành đã thay đổi hoàn toàn. Tình yêu khắc cốt ghi tâm với vợ trước dần phá hủy con người bác, khiến ông trở nên cố chấp, tăm tối, nhạy cảm, rơi vào trạng thái cực đoan và căm hận, không những vậy còn đa nghi.
Khi ấy Cận Trạch mới chỉ là một cậu bé, dù cậu có giận mẹ thì trong lòng vẫn luôn nhớ nhung và ỷ lại mẹ.
Nhưng ngày nào người cha thân thiết với cậu nhất cũng rót vào tai cậu những hận thù, trách Giản Nghê tanh lòng, vứt chồng bỏ con, dần dần cũng khiến cậu rơi vào trạng thái của người bị hại, ngày một bài xích mẹ ruột.
Mãi đến một ngày vào năm anh học cấp ba, lần đầu tiên anh phải lòng một cô gái, nhưng đoạn tình cảm này hơi trúc trắc với kế hoạch trong tương lai của anh.
Cô gái ấy còn có một trúc mã rất thân với nhau.
Cho dù là thế thì anh vẫn muốn theo đuổi cô.
Trong khắc rối bời, Cận Trạch nhớ đến mẹ, trong lòng anh bỗng hoá mềm mại, anh ngỡ rằng mẹ sẽ giải đáp đôi những muộn phiền trong anh.
Đó là lần đầu tiên sau khi bố mẹ ly hôn, anh chủ động đến nhà mẹ.
Sau đó, trong ánh nắng mong manh của mùa đông, anh nhìn thấy mẹ ôm hôn một người đàn ông xa lạ trước cửa nhà.
Bố con Cận Trạch rất giống nhau, hai chữ “chung tình" khắc sâu vào cốt tủy, không thể chấp nhận việc chia ly và thay lòng đổi dạ.
Tính ra lúc đó Giản Nghê và Cận Thành đã ly hôn được hai năm.
Nhưng anh vẫn cảm thấy kinh tởm, cảm giác bị phản bội vô cùng mãnh liệt.
Trên đường chạy về nhà, Cận Trạch không kìm được phải đi tìm chị gái, hỏi chị rằng có phải mẹ chia tay với bố vì vì người đàn ông này hay không.
Chị nói không biết.
Lúc đấy Cận Trạch đang giận, trong lúc bực tức đã nói mấy câu khó nghe.
Câu trả lời của chị lại rất lạnh lùng: “Yêu người khác không phải chuyện hết sức bình thường à?"
– Không yêu là không yêu, tình cảm đã thay đổi thì chẳng còn cách nào. Dù giàu hay nghèo, dù có con hay không, người không yêu em thì nài ép thế nào cũng vô dụng.
Chị bảo Cận Trạch nói lại nguyên văn câu này cho Cận Thành.
Lúc trước vì cãi nhau mấy đợt mà quan hệ giữa Nguyên Nguyên và bố đã rất tệ, thậm chí chị còn sửa cả họ.
Khi đó Cận Trạch đang ở độ tuổi ẩm ương dễ cáu, trong lúc bực tức đã chặn và xóa hết phương thức liên lạc của chị gái và mẹ.
Thật ra trên đời này chẳng có gì là đúng và sai tuyệt đối cả.
Những người có quan điểm khác nhau thì không có cách nào để thấu hiểu.
Có lẽ cần thêm một khoảng thời gian để bình tĩnh thì quan hệ của họ sẽ dần dịu xuống.
Đáng tiếc là sau sự đổ vỡ trong tình yêu, sự nghiệp của Cận Thành cũng sụp đổ, chỉ trong một buổi sáng, thành quả kinh doanh bao năm đã mất hết.
Sở dĩ bác phạm phải những sai lầm đó là vì tâm trạng của bác quá bất ổn, quá nôn nóng.
Nhưng bác lại đổ hết lỗi lên đầu Giản Nghê, tất cả đều do vợ bỏ mình mà đi.
Ngày biệt thự bị bán lấy tiền, bác và Cận Trạch trơ mắt nhìn căn nhà bị dọn sạch.
– Mẹ mày lấy hết đi rồi.
Hành động của Cận Thành điên cuồng, bác túm lấy bả vai gầy yếu của con trai, đau khổ lên án:
– Giờ chúng ta chẳng còn cái gì. Còn ả ta thì sao? Đang cùng người tình thứ mấy đi du lịch vòng quanh thế giới?
Một bên là cuộc sống bị đảo lộn, một bên là người cha điên rồ, còn Cận Trạch bấy giờ chỉ là một cậu học sinh cấp ba ham chơi, làm gì có ai bận tâm đến cảm xúc của cậu.
May mà Cận Thành còn một khoản đầu tư ở Mỹ không bị ảnh hưởng vì chuyện trong nước phá sản, thẻ xanh của hai bố con cũng mau chóng được phê duyệt.
Khi các bạn cùng trang lứa đang vùi đầu ôn thi đại học, Cận Trạch đã cầm trong tay giấy báo trúng tuyển của UCLA mà anh vốn lấy làm kiêu ngạo, ngơ ngác chuyển đến nước Mỹ.
Ban đầu công ty của bố ở thung lũng Sillicon không thuận lời, nhà của họ vẫn rất nghèo.
Cận Trạch không đăng ký ở trong ký túc xá dành cho sinh viên hệ chính quy, chỉ đủ tiền thuê một căn phòng trọ giá rẻ ở gần trường.
Khoảng thời gian đó Wechat vẫn chưa phổ biến, đa số học sinh vẫn chơi Weibo, coi tường QQ là chỗ chia sẻ về cuộc sống thường ngày.
Cận Trạch đăng ký một tài khoản, qua các mối quan hệ mà cuối cùng cũng tìm được Weibo của Vân Nhiêu.
Cô rất ít khi đăng ảnh, nhưng cô mới kết bạn với hai cô gái nữa, hình như là bạn cùng phòng từ thời cấp hai, một bạn là Lê Lê, bạn còn lại là Ôn Dữu. Hai cô nàng này đăng rất nhiều chuyện, vài bữa lại tag Vân Nhiêu vào.
Thời gian vui vẻ nhất trong ngày của Cận Trạch là lúc ngồi đọc Weibo của ba cô gái, rồi thấy bọn cô tương tác với nhau ở dưới bình luận.
Vì lòng tự ái chết tiệt của đàn ông, anh không dám liên hệ với bất kì bạn học nào trước đây, bao gồm cả Vân Nhiêu và Vân Thâm.
Không ai biết nhà anh phá sản.
Càng không ai biết nửa năm nay anh chưa mua quần áo mới, phòng trọ không có điều hòa máy sưởi, phòng vệ sinh vứt đầy tàn thuốc và ma túy, cách âm cực kỳ kém, tối nào cũng nghe thấy tiếng thở dốc kỳ lạ phát ra từ gác xép.
Tiền bố gửi mỗi tháng cho anh chỉ đủ để chi trả tiền phòng và tiền ăn.
Thỉnh thoảng anh sẽ đến phòng tập miễn phí của trường học, lúc đông người quá thì anh sẽ chạy quanh sân tập hoặc chạy quanh khu nhà trọ, hết vòng này đến vòng khác.
Ngoài ra, chẳng có thêm bất cứ hoạt động gì ngoài giờ học.
Trong trường vẫn có rất nhiều bạn nữ theo đuổi anh như hồi trước.
Nhưng đã từng trải qua cảm giác lòng tự trọng bị phá hủy nên anh nói với các cô gái đó rằng anh rất nghèo, không có tâm trạng yêu đương.
Nhận được câu trả lời của anh, những cô gái trẻ tuổi nhiệt huyết sẽ ngước đôi mắt sáng ngời lên nói với anh rằng các cô ấy chẳng hề bận tâm.
Vậy ư?
Dường như Cận Trạch nhận được sự ủng hộ, cộng thêm sự giục giã của nỗi nhớ nhung, có lẽ anh đã tìm lại được sự kiên trì bền bỉ của mình.
Dù rằng khi so sánh với cậu thiếu niên phóng khoáng trước kia, chút kiên trì này vẫn có phần nực cười.
Anh ngồi xe buýt liên tỉnh lên thành phố, giá vé máy bay về nước không khác gì một con số trên trời.
Huồng hồ, nếu thật sự gặp được cô, sao anh có thể chịu đựng chỉ được gặp cô một lần thôi chứ.
Vượt qua kỳ học đầu tiên đầy chán nản và mất phương hướng, trước khi năm nhất đại học bắt đầu, Cận Trạch sắp xếp lại thời gian biểu của mình, giấu bố bắt đầu tìm việc làm thêm.
Năm đó anh mới chỉ 18 tuổi, có bằng cấp ba, chẳng thể tìm được công việc nào khác ngoài những việc chân tay. Nếu gặp may, có thể tận dụng nét điển trai để diễn vai quần chúng ở đoàn kịch gần đó hoặc các trung tâm truyền hình.
Trước đó, Cận Trạch chưa từng biết hóa ra mình có thể chịu vất vả đến mức này.
Rừa bát, phục vụ ở câu lạc bộ, người ta ăn cơm anh lại nhịn đói làm việc, lúc diễn vai quần chúng lại bị nhục mạ vì anh là người da vàng…
Lúc khổ lúc mệt, anh lại nhớ đến trận “động đất" buổi chiều năm học cấp ba.
Mặt đất rung lên, loa phát thanh của trường thúc giục học sinh chạy trốn, anh nằm trên giường bệnh trong phòng y tế, lười đến mức chẳng cần mạng sống.
Còn gương mặt cô tái nhợt sợ hãi, sốt sắng xông vào phòng y tế tìm anh.
– Đàn anh, chúng ta chạy mau thôi.
Giọng nói êm ái xen lẫn nỗi hoảng loạn của thiếu nữ vẫn còn văng vẳng bên tai anh.
Chỉ cần nhớ đến cô, anh lại có động lực kiếm tiền.
Một đô lại một đô, kiếm đủ tiền mua vé lượt đi lại tích tiền mua vé lượt về.
Nếu không xảy ra chuyện ngoài ý muốn, học kỳ sau anh có thể về nước gặp cô rồi.
Gặp nhau một lần trước, sau này anh sẽ cố gắng kiếm tiền, tiết kiệm tiền, tranh thủ cơ hội mỗi tháng có thể về nước một lần.
Chẳng mấy chốc đã đến mùa xuân.
Ngày nọ, lúc Cận Trạch đi mua đồ dùng hàng ngày ở siêu thị trong trường, anh bỗng nhìn thấy trên quầy bán đồ lưu niệm có đặt một dãy gấu bông nhỏ màu xám.
Con gấu chỉ lớn hơn lòng bàn tay anh một xíu, trên bụng xù bông có in mấy từ đơn “Someone at UCLA loves u".
Vốn dĩ Cận Trạch đã lướt qua kệ hàng, nhưng anh bỗng dừng chân.
Con gấu bông đồ chơi nhỏ xíu như vậy, sản xuất cũng chẳng đẹp đẽ gì lắm mà sao lại bán tận 27 đô?
Anh chần chừ mãi, cuối cùng cắn răng mua một con.
Lúc về nước gặp cô, đâu thể gặp với hai bàn tay trắng nhỉ?
Cuộc sống cứ lướt qua bình đạm và khó khăn như thế, may mà vẫn còn giấc mơ và hi vọng.
Giấc mơ ra mắt làm diễn viên, tiến vào Hollywood, để cho cái tên “Cận Trạch" xuất hiện trong danh sách diễn viên ở màn cảm ơn cuối phim.
Còn hi vọng chính là cô.
Khi kết thúc năm đầu, Cận Trạch vừa ôn tập chuẩn bị thi, vừa đi làm thêm, bận đến tối mày tối mặt.
Cũng chính trong khoảng thời gian này, người mẹ đã cắt đứt liên hệ từ lâu đột nhiên liên lạc với anh.
Cận Trạch đấu tranh tâm lý rất lâu mới chấp nhận lời mời kết bạn trên Wechat của mẹ.
Đương nhiên anh không tha thứ cho mẹ. Vì có sự ảnh hưởng của bố nên Cận Trạch cũng cứng đầu nhận định rằng cuộc sống của mình trở nên khốn khó như thế này đều do mẹ gây nên.
Nhưng mà… anh tự an ủi bản thân, cứ để mẹ nằm im trong danh sách bạn bè cũng chẳng phải điều gì to tát lắm.
Tốt xấu gì cũng là người mẹ đã mang thai mình mười tháng.
Nửa tháng sau khi kết bạn, gần như ngày nào Giản Nghê cũng gọi video cho Cận Trạch.
Bác tính sẵn thời gian, căn chuẩn vào lúc Cận Trạch nghỉ ngơi sau giờ học thì mới gọi điện đến.
Bác nói, mẹ muốn gặp con một lần.
Nhưng Giản Nghê lại không biết, Cận Trạch làm gì có thời gian nghỉ sau giờ tan học.
Cận Thành chưa từng nói chuyện mình phá sản với vợ cũ, có thể bác nghe loáng thoáng từ người khác nhưng chắc chắn bác không thể đoán được cuộc sống của hai cha con lại khốn khổ đến mức này.
Trong thời gian làm thêm, Cận Trạch không có thời gian cầm điện thoại.
Sau khi nhìn thấy thông báo những cuộc gọi video bị nhỡ, anh cũng chỉ lạnh lùng liếc qua chứ không gọi lại.
Đêm khuya hôm đó, Cận Trạch lê cơ thể mệt mỏi về phòng trọ, đúng lúc Giản Nghê đang gọi điện liên tục.
Anh ném điện thoại lên giường, yên lặng đứng ở mép giường, do dự rất lâu.
Cuối cùng vẫn từ chối cuộc gọi.
Nếu như nghe máy, mẹ sẽ nhìn thấy dáng vẻ chật vật của anh.
Ở trong căn phòng trọ rẻ tiền, cửa sổ trên cao giống như ở trong tù, còn trên người anh đang mặc bộ quần áo cũ mẹ mua từ nhiều năm trước, bộ đồ vốn có màu đen nhưng sau nhiều lần giặt tẩy đã tróc ra mảng trắng.
Sau một lát, Giản Nghê gửi tin nhắn cho anh: [Mẹ muốn đến Los Angeles thăm con.]
Cận Trạch trả lời: [Mẹ đừng đến.]
Giản Nghê: [Chỉ gặp mẹ một lần thôi, sẽ không tốn nhiều thời gian của con đâu, ăn tối với mẹ thôi, được không?]
Cận Trạch: [Thôi, con không có thời gian.]
Mãi sau Giản Nghê mới trả lời: [Được. Con ở bên ngoài phải chú ý sức khỏe, đừng để bản thân mệt mỏi quá nhé.]
Cuộc trò chuyện đến đó là kết thúc.
Một tuần nữa lại qua đi.
Cận Trạch không ngờ Giản Nghê chẳng nói gì mà đã bay thẳng sang Los Angeles, đến trường học tìm anh.
Lúc đó anh vừa tan học, mới đến câu lạc bộ, đang ở trong phòng nghỉ của nhân viên để thay quần áo thì nhận được cuộc gọi từ số lạ.
Anh hơi bực, giọng điệu cũng cộc cằn:
– Bây giờ con thật sự không có thời gian.
– Con ở đâu, mẹ có thể đến tìm con.
– Con… đang chơi ở nhà bạn, bạn rất thân, không gặp được đâu.
Giản Nghê nói như đang lấy lòng anh:
– Bạn bè tổ chức sinh nhật à? Có cần mẹ mang theo ít quà đến không?
Cận Trạch không nói gì.
Giản Nghê: “Tiểu Trạch, con xem, khó khăn lắm mẹ mới đến Mỹ một lần, bây giờ đang ở trước cổng trường con, còn mang cả hộp bánh ngọt hồi bé con thích ăn nhất, bánh hoa quế hạt nhân. Con còn nhớ không, mẹ mua ở tiệm đồ ngọt đối diện khu nhà của chúng ta, hạn sử dụng cũng chỉ có hai ngày…"
– Con biết rồi.
Cận Trạch sờ cổ, không hiểu sao trái tim lại nhói lên, trong giây lát anh hơi luống cuống: “Để con nghĩ đã."
– Được, con cứ từ từ suy nghĩ, mẹ ở đây đợi con.
...
Cận Trạch ngồi dựa vào chiếc ghế dài bên cạnh, ánh mắt không tiêu cự ngẩn ngơ một hồi.
Mãi đến khi quản lý vào giục thì anh mới bình tĩnh lại, sau đó ôm đồng phục của nhân viên phục vụ đứng lên, nói xin lỗi vì bây giờ mình có việc gấp, cần xin nghỉ phép đêm nay.
Quản lý làu bàu vài câu bằng tiếng Anh, đại ý rằng sao đến sát giờ mới xin nghỉ, kiếm người làm thay khó lắm.
Nhưng nể tình chàng trai người châu Á có khuôn mặt đẹp trai, trước giờ đều làm việc chăm chỉ nên vẫn cho phép anh đi.
Trước khi đi, Cận Trạch vào phòng vệ sinh, cẩn thận rửa mặt bằng nước lạnh cho thật sách.
Câu lạc bộ này nằm ở khu thương mại trung tâm. Các khu đô thị nằm ở trung tâm nước Mỹ xưa nay đã hỗn loạn rồi, những kẻ lang thang hoành hành, đặc biệt vào ban đêm nên mỗi lần đi làm Cận Trạch cũng vô cùng cẩn thận.
Đêm nay anh hơi vội, lúc đeo cặp sách rời khỏi chỗ làm vừa đi vừa gõ chữ, chuẩn bị gửi tin nhắn cho Giản Nghê hỏi vị trí cụ thể của mẹ.
Trường học ở nước Mỹ không có cổng lớn, đa số các lớp học đều hòa với kiến trúc trong thành phố.
Thế nên lúc Giản Nghê bảo mẹ ở “cổng trường", anh không rõ cụ thể là ở chỗ nào.
Lúc đang rảo bước, Cận Trạch đụng phải một kẻ vô gia cư da đen, điện thoại rơi bịch xuống đất.
Mùi hôi thối xộc vào chóp mũi, một giây sau, cổ áo của anh bị gã túm lấy.
Hai ba kẻ vô gia cư quây lại, một thằng nhân lúc anh không để ý móc ví tiền cất trong túi áo.
Trong đó có số tiền anh mới nhận được, còn có tiền lương và giấy kết toán chưa kịp gửi ngân hàng, tổng cộng khoảng 400 đô.
Cận Trạch thấy ví tiền của mình bị móc, đột nhiên như phát điên xông đến giật lại.
400 đô bằng một nửa tấm vé máy bay giá rẻ rồi.
Anh làm việc suốt ngày đêm vì để tích góp đủ tiền mua vé máy bay, sau này có thể về nước thêm vài lần.
Dù anh chưa theo đuổi được Vân Nhiêu, nhưng nếu theo đuổi được, anh chắc chắn sẽ về nước thăm cô thường xuyên, còn cần tiền để mời cô ăn cơm, mua quà cho cô nữa.
Anh cần rất nhiều tiền, mỗi đồng anh kiếm được, đều vô cùng quý giá với anh.
Cận Trạch rất khoẻ, hồi học cấp ba còn là lớp phó thể dục, khi đánh nhau với đám anh em anh cũng chưa thua bao giờ.
Nhưng bây giờ anh đối mặt với ba bốn gã da đen cao to, trong đó có một gã rất cường tráng, bắp tay lộ ra còn thô hơn bắp chân.
Dường như Cận Trạch không nhìn thấy những thứ này.
Anh không cần đến tính mạng mình nữa, hung hăng lao vào gã đang giữ ví tiền, muốn giật lại đồ của mình.
Đám người kia có lẽ không ngờ tới thiếu niên người Trung Quốc cao gầy lại liều mạng như thế.
Đám vô gia cư cũng ra tay tàn độc, từng đấm nện xuống mặt, xuống người anh, đánh tới mức anh không thể đánh trả được rồi vứt anh vào xó tường u ám bẩn thỉu ở xa như vứt một cái xác.
Trừ ví với điện thoại ra thì trên người Cận Trạch chẳng có đồ gì đáng tiền.
Một gã vô gia cư cầm chiếc điện thoại rơi trên mặt đất của Cận Trạch, thấy màn hình vỡ nát thì cười khinh khỉnh, tiện tay ném ra cạnh chân anh.
Đám người chửi tục, quệt vết máu ở khóe môi, cà lơ phất phơ rời đi.
Trong ngõ tối đen dơ bẩn, Cận Trạch gắng sức bò đậy, cơ thể đau đớn như bị người ta bóp nát, nhưng những điều này chẳng quan trọng.
Tâm lý của anh sắp vỡ tan mất rồi, không thể cảm nhận được chút đau đớn nào từ thể xác.
Không còn tiền.
Điện thoại cũng hỏng rồi, không thể bật máy.
Dáng vẻ người không ra người, quỷ không ra quỷ làm người ta sợ hãi.
Không biết bao lâu sau, anh tập tễnh trở về phòng trọ, nhốt mình vào phòng tắm rửa sạch vết máu trên cơ thể.
Xong xuôi, Cận Trạch ngã ra giường, cả người như vỡ nát, thất thần nhìn trần nhà.
Khong biết mẹ… đã rời đi chưa.
Mẹ nói mẹ mang theo bánh hoa quế hạch nhân, món mà hồi nhỏ chỉ mình anh thích anh còn mọi người đều chê hương vị dở quá.
Nhớ đến đây, Cận Trạch bỗng nhổm dậy, thay một bộ quần áo sạch sẽ, đeo khẩu trang che đi vết thương trên mặt.
Anh muốn nhìn mẹ từ xa một lần.
Nếu như mẹ còn ở chỗ đó.
Cận Trạch đến trường, khập khiễng đi từng từng học viện một.
Không nhìn thấy bóng dáng quen thuộc, ngược lại anh thở phào nhẹ nhõm.
Đưa điện thoại đến tiệm sửa, Cận Trạch rẽ vào hiệu thuốc kế bên mua mấy toa thuốc thông dụng để bôi lên vết thương.
Cách tiệm thuộc này không xa, có một bệnh viện.
Nửa tiếng trước, Giản Nghê tự gọi xe cứu thương vào viện.
Bệnh ung thư của bác đã rất nặng, di căn đến nhiều cơ quan.
Bác không thể đứng quá lâu, cũng không thể ra gió.
Thế nhưng bác không buông bỏ được Cận Trạch, cứ đứng ở lề đường trước cổng trường học hơn hai tiếng đồng hồ.
Cuối cùng con trai bác vẫn không đến.
Có lẽ vẫn còn hận bác lắm.
Hôm nay là lần cuối cùng.
Giản Nghê tự nhủ thế.
Bác không kìm lòng được cầm gương lên, ngắm gương mặt trang điểm tỉ mỉ vẫn còn đôi nét xinh đẹp của mình.
Sau này, bác sẽ ngày một xấu đi.
Nét mặt tiều tụy, tóc rụng hết, thân hình còng xuống.
Giản Nghê theo đuổi cái đẹp cả đời, dung mạo xinh đẹp như tranh vẽ, còn có cả tình yêu đẹp nhất.
Đây là khoảng thời gian cuối cùng trong đời bác gắn liền với từ đẹp.
Vậy nên bác đã không chờ được nữa, muốn gọi video với Cận Trạch, thậm chí sau khi con trai từ chối bác còn khổ sở bay tới muốn gặp con lần nữa.
Vì sau này, có lẽ bác sẽ mãi mãi không gặp lại con nữa.
Giản Nghê không định nói cho con trai và con gái chuyện bác bị ung thư giai đoạn cuối, không còn khả năng chữa trị.
Bác muốn giữ lại dáng vẻ đẹp nhất của mình trong lòng các con, dù sau này hai đứa phát hiện bác đột ngột qua đời thì trong sau này, các con sẽ chỉ nhớ về bác với hình ảnh một người mẹ dịu dàng xinh đẹp chứ không phải hình ảnh một cái xác biết đi đáng sợ trên giường bệnh. Như vậy là đủ rồi, bác cảm thấy yên lòng, hai đứa nhỏ sẽ không sợ hãi khi nhớ về bác.
Mãi hai ngày sau, điện thoại của Cận Trạch mới sửa xong.
Đoạn tin nhắn trong Wechat chỉ có một câu lẳng lặng nằm ấy [Mẹ về nước trước, có cơ hội sẽ qua đây thăm con.]
Tâm trạng của Cận Trạch chẳng thể diễn tả bằng lời, chỉ trả lời bằng một từ [Vâng.]
Anh chẳng thể ngờ, anh đã bỏ lỡ cơ hội được gặp mẹ lần cuối.
Ở bên kia, Giản Nghê về nước một mình, tự chuyển đến sống ở viện dưỡng lão Vân Thành.
Nơi này thời tiết bốn mùa đều như mùa xuân, là nơi cuối cùng mà gia đình bốn người của bác từng đến chơi.
Bác đã chia tay bạn trai, niềm vui sướng trong những cuộc tình từng được coi như sinh mạng, bây giờ lại chẳng đáng nhắc tới.
Mỗi ngày ngoài ăn uống và uống thuốc chữa bệnh, thời gian còn lại Giản Nghê đều vẽ tranh.
Năm đó Giản Nguyên Nguyên đang học thiết kế ở châu Âu, cứ cách hai ngày lại gọi video cho mẹ một lần theo thói quen.
Có một khoảng thời gian rất dài Giản Nghê không nhận cuộc gọi video của chị, chỉ gọi điện thoại hoặc gõ chữ khi trò chuyện.
Giản Nguyên Nguyên càng nghĩ càng thấy lạ, cuối cùng đến một ngày chị bất ngờ trở về nước, dễ dàng tìm thấy Giản Nghê.
Chị khóc oà bên giường bệnh của mẹ, trách mẹ sao lại ác đến thế, giấu cả con gái ruột.
Giản Nghê không đuổi được chị nên đành ngầm đồng ý việc chị chủ động thôi học, tìm việc ở Vân Thành, ngày ngày chăm sóc bác.
Lăm lúc Giản Nguyên Nguyên muốn gọi Cận Trạch về nước nhưng lần nào cũng bị Giản Nghê cản lại.
– Thằng bé sẽ không về đâu.
Giản Nghê cười buồn: “Có con ở bên chăm sóc mẹ là đủ rồi."
Giản Nguyên Nguyên thầm nghĩ, như vậy cũng tốt.
Hai bố con bạc tình bạc nghĩa thế kia thì không gặp cũng được, gặp rồi chỉ tổ rước thêm phiền não không cần thiết.
Mẹ chỉ là mẹ của riêng chị, chị sẽ chăm sóc mẹ đến ngày cuối cùng.
Giản Nguyên Nguyên lén tra rất nhiều tài liệu, biết được người bị ung thư não giai đoạn cuối nếu chịu khó điều trị có thể sống thêm một năm, có trường hợp dài nhất còn có thể kéo đến tận hai năm.
Nhưng vấn đề là trong nửa năm đó, bệnh tình của Giản Nghê chuyển biến xấu rất nhanh, thoáng chốc đã chẳng còn bao nhiêu thời gian.
Giản Nguyên Nguyên bỗng nhiên hoảng sợ.
Trước đây chị cho rằng nếu Cận Trạch đã không chịu nhận mẹ thì chuyện này chẳng cần phải nói cho em trai biết.
Nhưng đến lúc mẹ hấp hối, Giản Nguyên Nguyên chẳng bình tâm được nữa.
Ngày đầu tháng năm, chị không chịu nổi, chủ động mở chiếc điện thoại đã bám bụi.
Đó là tin trước khi ra nước ngoài Cận Thành nhắn cho chị – số điện thoại ở nước ngoài của ông.
Chị đau khổ nói với Cận Thành rằng bệnh tình của mẹ chuyển biến xấu, bảo bố với Cận Trạch mai về nước gặp mẹ lần cuối.
Trong điện thoại, Cận Thành đồng ý.
Nửa tháng sau, Nguyên Nguyên không đến công ty nữa, ngày ngày đều túc trực bên giường bệnh của Giản Nghê, xem ti vi, trò chuyện với mẹ.
Nhưng Cận Thành và Cận Trạch vẫn chưa về.
Lại đợi thêm một tuần, Giản Nguyên Nguyên đã tranh đấu biết bao nhiêu lần, cuối cùng chị không đành lòng để mẹ cứ như vậy rời xa con trai và người bà yêu nhất.
Chị cũng đoán ra được, chắc chắn Cận Thành đã không nói cho Cận Trạch biết.
Người đàn ông này điên rồi, oán hận khắc vào cốt tủy, không có thuốc chữa.
Mà chị vẫn còn niềm tin với Cận Trạch, cho rằng em trai không biết nên mới không kịp về.
Một người cách xa cả đại dương, lại xóa hết phương thức liên lạc thì chẳng dễ dàng tìm được.
Giản Nguyên Nguyên lặn lội, thông qua trường cấp ba cũ của hai chị em, tìm được giáo viên chủ nhiệm của Cận Trạch, lấy được Wechat bạn học cấp ba của anh, bấy giờ mới gọi được cho Cận Trạch.
– Mẹ sắp chết rồi…
Giản Nguyên Nguyên muốn chửi ầm lên, nhưng khi cất lời đã hoá thành tiếng khóc không thành tiếng: “Chị xin em, mau về nước đi, cầu xin em…"
Hai ngày sau cuộc điện thoại đó, Giản Nghê mất vào một buổi chiều nắng đẹp.
Lúc hồi quang phản chiếu, bàn tay như cành củi khô của bà bỗng có lực, cứ kéo tay Nguyên Nguyên, cố gắng ngắm con gái thêm một chút.
Giây phút cuối cùng, trong miệng bà nhỏ giọng gọi “Tiểu Trạch, Tiểu Trạch".
Giản Nguyên Nguyên ôm chặt bà, khóc cạn nước mắt.
Giản Nghê nhanh chóng được đưa đi trang điểm lại, lúc Nguyên Nguyên thu dọn di vật của mẹ, chị tìm thấy một phong thư viết cho Cận Trạch.
Còn có chiếc điện thoại đã lâu Giản Nghê không dùng đến.
Xuất phát từ tâm lý hoài niệm, Nguyên Nguyên cắm sạc điện thoại, mở khóa.
Trong Wechat chị thấy mẹ kết bạn với Cận Trạch và lịch sử trò chuyện của hai người.
Mười mấy cuộc gọi video, không có lấy một lần nghe máy.
Bôn ba ra nước ngoài tìm con trai, nó lại từ chối không gặp mặt.
Sau khi từ Los Angeles trở về, Giản Nghê ở lại viện điều dưỡng này.
Dường như sực nhớ ra điều gì, Giản Nguyên Nguyên vội vàng tìm bác sĩ điều chủ trị và hộ sĩ của Giản Nghê.
…
Sau đó, Cận Trạch về nước.
Anh quỳ gối bên giường bệnh của mẹ khóc cả đêm.
Anh nói cha chưa từng nói với anh về chuyện này.
Anh còn nói, đều do anh sai.
Giản Nguyên Nguyên chẳng nghe lọt tai câu nào.
Hai chị em xử lý tang lễ xong xuôi, Giản Nguyên Nguyên đột nhiên nhắc đến chị muốn cùng Cận Trạch đến Mỹ một chuyến để thăm người cha mà chị đã lâu không gặp.
Hai người yên lặng hạ cánh ở thành phố Mountain View, bước vào căn nhà trọ Cận Thành đang thuê.
Lúc đó ông bà nội vẫn đang ở trong nước, căn nhà Cận Thành thuê gồm hai phòng ngủ và một phòng khách, phòng ngủ của Cận Trạch tạm thời dùng để chứa đồ linh tinh.
Cận Thành mời chị vào nhà, nhưng khoảnh khắc nhìn thấy cha ruột, Giản Nguyên Nguyên bỗng phát điên.
Chị xô ngã hai cha con Cận Thành và Cận Trạch, điên cuồng xông vào trong, chỉ cần là đồ vật chị nhìn thấy, chị có thể di chuyển đều bị ném mạnh xuống đất, dụng cụ ăn uống trong phòng bếp cũng vỡ hết, tất cả những gì xé được đều nát thành từng mảnh vụn.
Trong căn nhà của cha ruột, chị điên cuồng phát tiết, vừa khóc vừa chửi như bị quỷ ám.
Hai người đàn ông đứng lặng người cũng bị chị cào cấu mãnh liệt.
Giản Nguyên Nguyên chưa từng suy sụp đến vậy.
– Rõ ràng mẹ có thể sống thêm một hai năm, thế mà chưa đến nửa năm đã qua đời.
Chị mở to đôi mắt đỏ au, dùng sức lắc mạnh bả vai của em trai còn cao hơn chị nửa cái đầu.
– Tao đã hỏi bác sĩ chủ trị và y tá chăm sóc mẹ. Dù mẹ không nói cho họ biết gì, hết nhưng giai đoạn cuối mẹ thường nói mớ nên ai cũng biết chỉ vì mày, vì mày không muốn gặp mẹ, không chịu nhận bà là mẹ, thậm chí lúc bà sang Mỹ gặp mày, mày cũng tránh mẹ, nên mẹ nản lòng, không muốn sống nữa… Ha ha, mày biết không, bà không muốn sống nữa nên chỉ mấy tháng ngắn ngủi đã qua đời, ngay cả khi tao chăm sóc mẹ, mẹ vẫn luôn đau khổ. Tất cả đều tại mày!
– Còn chúng mày, cố tình kéo dài thời gian không về nước gặp mẹ.
Giản Nguyên Nguyên chẳng còn lời nào muốn nói với Cận Thành, chị điên cuồng chỉ trích Cận Trạch:
– Đến lúc mẹ chết vẫn gọi tên mày, chết không nhắm mắt!
Chị vừa khóc vừa rút một phong thư trong túi ra, dúi mạnh vào tay Cận Trạch.
Cận Trạch giơ mu bàn tay lên lau nước mắt, run run mở phong thư ra.
Động tác của anh cực kỳ chậm, đọc kỹ từng chữ, từng chữ một.
Ánh mắt vừa đọc đến phần lạc khoản, anh còn chưa kịp phản ứng là gì thì tờ giấy mỏng trong tay anh đã bị Giản Nguyên Nguyên cướp đi rồi hóa thành từng mảnh vụn nhỏ.
– Không được!
Cận Trạch vội vàng ngăn chị lại nhưng đã chậm một bước.
– Mày không xứng được giữa đồ của mẹ.
Giản Nguyên Nguyên cười khẩy.
– Kể từ giờ phút này, tao và mày, còn cả ông nữa, không còn bất cứ quan hệ gì. Nếu mày dám nói với người khác rằng mày có chị ruột thì tao không để cho mày yên đâu, mẹ ở trên trời cũng không tha thứ cho mày, mày sẽ bất hạnh cả đời, Cận Trạch.
– Cùng với thằng cha máu lạnh của mày làm người Mỹ cả đời đi.
– Chúc mày công thành danh toại ở Hollywood.
– Tốt nhất là đừng bao giờ quay lại, mãi mãi đừng xuất hiện trước mặt tao.
…
–
Kể quá lâu, giọng của Cận Trạch cũng khàn đi.
Anh nói thật nhẹ nhàng, những chuyện liên quan đến Vân Nhiêu đều bị lướt qua.
Đầu ngón tay trắng nõn của cô cẩn thận lướt qua di thư đã từng bị xé vụn cuối cùng được một người nhặt từng mảnh vụn kiên nhẫn dán lại.
/
11/5
Tiểu Trạch, chào buổi sáng, chào buổi chiều, chúc con ngủ ngon.
Lúc con nhìn thấy phong thư này, có lẽ mẹ đã đi đến một thế giới khác, mong con đừng trách vì khoảng thời gian cuối mẹ không liên lạc với con. Mẹ trông không được xinh lắm, thật chí hơi xấu, mẹ thật lòng không muốn lưu lại dáng vẻ đó trong lòng con.
Mẹ vẫn còn nhớ lời trách móc của con, là mẹ bỏ rơi gia đình bốn người chúng ta và cuộc hôn nhân mẹ từng thề hẹn, đều do mẹ sai.
Nhưng từ trước đến nay chưa giây phút nào mẹ không cần con.
Tiểu Trạch, con có thể thông cảm cho mẹ không?
Chỉ là mẹ không yêu cha.
Mấy tháng cuối, mẹ ở Vân Thành, nơi một nhà bốn người chúng ta từng cùng nhau đi du lịch, phong cảnh nơi này vẫn đẹp như xưa.
Đời này mẹ có thể gặp được cha con, sinh ra hai đứa con đáng yêu, thật may mắn siết bao.
Nhưng đời này mẹ lại rời khỏi cha con, khiến con chán ghét, còn mắc phải căn bệnh quái ác này, trở nên xấu xí như một cành cây khô, không thể tận mắt nhìn con ra mắt, bất hạnh biết bao.
May mắn là lần cuối mẹ chìm vào giấc ngủ ngàn thu là thời điểm tháng 5 chưa qua, coi như trong cái rủi có cái may.
Ngày nào mẹ cũng nhớ con, chị cũng thế, dù chị con hơi mạnh miệng.
Trong nhà có rất nhiều tranh, trong phòng bệnh cũng có vài quyển, đều để cho Nguyên Nguyên và con.
Cũng chỉ có những thứ đó. Những đồ vật khác, không cần viết dài dòng ở đây.
15/5
Tiểu Trạch, mẹ rất nhớ con.
19/5
Chỉ mong con của mẹ bình an vui vẻ, tiền đồ rộng mở, mãi mãi chẳng ưu phiền.
Kí tên: Giản Nghê.
/
Vân Nhiêu cất lại những lá thư vào trong bao, cẩn thận đặt vào hộp giấy.
Cô thở ra, đột nhiên đứng lên, dùng sức ôm chặt Cận Trạch bên cạnh.
– Chắc hẳn anh đã rất buồn nhỉ?
Cận Trạch ngồi trên ghế, Vân Nhiêu còn cao hơn anh một chút, hai tay ôm cổ anh, ngón tay di chuyển lên phía trên, dịu dàng lướt qua sợi tóc mai của anh, khẽ an ủi.
– Em nói vụng lắm, chẳng biết nên nói gì, nhưng em có thể khẳng định với anh rằng, dù xảy ra chuyện gì thì em vẫn luôn ở bên anh.
Cận Trạch vòng tay ôm eo cô, kéo cô ngồi lên đùi mình.
“Nhiêu Nhiêu", giọng nói của anh khàn hơn, hô hấp cũng có phần nặng nề, “Em không thấy anh là người xấu à?"
Vân Nhiêu lắc đầu: “Vô tình phạm lỗi thì nhất định là người xấu à? Huống chi không phải mấy năm nay anh vẫn luôn bù đắp đấy ư?"
Cận Trạch mỉm cười, cực kỳ ỷ lại vùi mặt vào hõm cổ mềm mại của cô:
– Tạm thời cũng coi như hữu ích đi.
– Chắc chắn sẽ có ích rồi.
Vân Nhiêu nghiêm túc đáp lời: “Thật ra chị Nguyên Nguyên là một người mềm lòng, thế nên dì Giản cũng là một người mềm lòng. Em tin rằng cho đến phút lâm chung dù cũng không trách anh."
Cận Trạch không nói thêm gì.
Anh từ từ siết chặt vòng tay, lưu luyến dựa vào cô, cảm nhận sâu sắc rằng bản thân may mắn nhường nào.
Hình như anh đã hiểu được, lúc chị gái nguyền rủa quãng đời còn lại của anh sẽ bất hạnh, có lẽ đã chừa lại đường lui.
Ngay từ đầu, hai người họ đã là những người mềm lòng.
*
Cận Trạch và Vân Nhiêu ở nhà hai đêm, sáng ngày thứ ba cầm theo đồ đạc của Giản Nghê lái xe từ thành phố Mountain View đế Los Angeles, đón chuyến bay thẳng về nước.
Khoang hạng nhất thoải mái dễ chịu, chỉ có một điểm không tốt là không có chỗ ngồi gần nhau.
Dù Cận Trạch và Vân Nhiêu ngồi cạnh nhau nhưng có một cái tay dựa khá lớn chắn ở giữa, Vân Nhiêu muốn tựa đầu lên vài Cạnh Trạch cần phải rướn cổ lên, nom bộ rất hài hước.
“Sao em bám người thế nhỉ?" Cận Trạch nhỏ giọng trêu chọc.
Vân Nhiêu bĩu môi: “Không được à?"
Cận Trạch: “Đương nhiên là được."
Anh hơi nghiêng người sang bên phải, chủ động đưa vai cho cô dựa vào.
Vân Nhiêu dễ ngủ, hai ngày ở Mỹ tâm trạng cô hơi nặng nề nên cô tựa vào vai Cận Trạch, thiếp đi trong tư thế chẳng mấy thoải mái.
Cận Trạch lại nhích người thêm chút nữa.
Nếu có tiếp viên hàng không đi ngang qua chỗ hai người họ thì nhất định sẽ cảm thán rằng đôi tình nhân này dính nhau quá.
Túi ở lưng ghế ngồi trong khoang hạng nhất có rất nhiều tạp chí, Cận Trạch tiện tay rút ra một cuốn.
Đang rút dở thì chợt có một thứ rơi lên đầu gối của anh.
Là tấm thẻ lên máy anh anh vừa ném đi không lâu.
Anh dùng ngón tay kẹp tấm thẻ lên, nhàm chán lướt qua hàng số.
Là hãng A, chuyến bay số hiệu A7766, máy bay cỡ lớn Boeing 777.
Ánh mắt anh khựng lại.
A7766
Bao nhiêu năm trôi qua, tuyến đường này vẫn như cũ, đến số hiệu chuyến bay cũng không đổi.
Cận Trạch đã ngồi trên vô số chuyến bay, nhưng chỉ duy nhất chuyến bay đại học năm ba mang số hiệu A7766 là khắc sâu trong ký ức của anh.
Học đại học năm thứ hai, anh mất mẹ.
Vì hành động tàn nhẫn của cha mà anh không thể gặp mặt mẹ lần cuối, vì thế mà quan hệ giữa hai cha con cũng vỡ tan.
Sau khi mẹ qua đời, Cận Trạch đã từng suy sụp trong một khoảng thời gian rất dài.
Sự nghiệp của bố chẳng có chút khởi sắc, Cận Trạch vẫn nghèo như thế nhưng anh chẳng đi làm thêm, cũng không có tâm trạng học hành, ngày nào cũng ngơ ngác đắm mình trong đau thương.
Cứ thế, nửa năm đã qua đi, hợp đồng thuê nhà của anh hết hạn, anh phải chuyển từ căn phòng trọ giá rẻ này sang căn phòng trọ giá rẻ khác.
Lúc thu dọn đồ đạc, Cận Trạch nhìn thấy con gấu bông nhỏ mình từng cất cẩn thận trong vali.
Someone at UCLA loves u.
Khi nhìn thấy dòng chữ này, anh mới sực nhớ ra đã từng có những năm tháng nghèo khó, anh bộn bề công việc chẳng nghỉ lấy một giây, lại có thể cảm nhận được hi vọng luôn tồn tại.
Mãi đến tận bây giờ, sau khi trải qua nỗi đau mất người thân …
Thì anh vẫn rất rất yêu cô.
Rất nhớ cô, nhớ cô vô cùng.
Nghe nói cô đã thi đỗ vào một trường đại học tốt, không biết dạo này cô thế nào.
Cận Trạch tự trách bản thân đã lang thang trong bóng tối quá lâu, đến tận hôm nay, anh mới mơ hồ nắm được một ý nghĩ lung tung.
Dường như anh nhận ra, sau khi trải qua những tháng ngày dài mà quá đỗi gập ghềnh, anh càng yêu cô hơn.
Trong khoảng thời gian hai người không duy trì bất cứ liên lạc nào, nhưng anh lại cố chấp tôn thờ mối tình đầu như thần thánh, ngày đêm thành kính bảo vệ nó.
Từ khi mẹ qua đời, dường như người con gái yêu kiều ấy đã trở thành hy vọng duy nhất giữa những tháng năm bi thương của anh.
Sau khi chuyển đến nhà mới, Cận Trạch cầm con gấu bông quý giá lên, đặt ở đầu giường.
Anh quyết định, dù thế nào đi chăng nữa thì anh cũng phải về nước một lần.
Hết chương 60.
Tác giả :
Vân Thủy Mê Tung