Em Là Thư Tình Mà Thế Giới Viết Tặng Anh
Chương 4-4: Con đường dài nhất mà tôi đi qua là do má tôi bày mưu tính kế
(1)
Có lần đi thăm họ hàng với má.
Một dì hỏi má tôi: “Chị có mấy đứa con?"
Má tôi trả lời: “Hai, một đứa con gái, một cục con trai."
Tôi đứng bên cạnh: “Cục?"
Má nhìn tôi: “Chứ gì nữa."
(2)
Vì dòng họ bên ngoại tôi rất lớn, họ hàng bà con nhiều nên tết năm nào tôi cũng nhận được hơn hai ngàn tệ tiền mừng tuổi, nhưng số tiền đó đều rơi vào tay má tôi.
Mùng một tết năm ngoái, tôi cứng rắn yêu cầu: “Má, năm nay bất kể thế nào, con cũng sẽ tự giữ tiền mừng tuổi."
Má tôi: “Ừ ừ ừ, thấy con tội nghiệp thế này, cho con tất."
Buổi sáng ăn bánh chẻo xong, tôi đi chúc tết, má dặn: “Nhớ đem theo điện thoại đấy, thời buổi này người ta không lì xì bằng tiền mặt nữa đâu, toàn phát bao lì xì qua Wechat thôi."
Má còn cài đặt mã QR cho điện thoại của tôi để tôi tiện nhận lì xì.
Hành trình nhận lì xì của anh em tôi bắt đầu, tới nhà nào cũng tha hồ quét mã QR. Đúng như má tôi nói, trừ ông ngoại và ông hai là lì xì tiền mặt ra, ai cũng lì xì bằng Wechat.
Chúc tết xong, trên đường về nhà, tôi mở Wechat để kiểm tra xem được lì xì bao nhiêu tiền. Kết quả, số tiền không hề thay đổi.
Tôi nhắn tin hỏi má: Má ơi, tiền mừng tuổi của con không vào ví Wechat, chẳng lẽ Wechat bị nghẽn hệ thống?
Má tôi: Mã QR đó là của má, con yên tâm, tiền mừng tuổi của con đang ở chỗ má nè, má cũng nhận thay con rất nhiều lì xì."
(3)
Trước năm lớp 4, thành tích của tôi luôn không tốt.
Lớp 1, má hỏi tôi: “Con có được lãnh giấy khen không?"
Tôi nói: “Dạ có, nhưng trường không đủ giấy, tới lượt con thì hết."
Lớp 2, lúc đi dự lễ bế giảng, má tôi đưa cho tôi một tờ giấy trắng và nhìn tôi bằng ánh mắt rất kỳ lạ.
Tôi thi cử rất ổn định nên vẫn không được nhận giấy khen.
Sau đó, tôi đi ra tiệm photo in một tờ giấy khen đen trắng, lại nhờ cô chủ tiệm viết tên và lớp của tôi lên.
Về nhà, trong bữa cơm, má tôi hỏi: “Ớ, sao giấy khen của con lại là giấy đen trắng?"
Tôi nghiêm túc nói: “À, trường con hết mực in màu nên năm nay giấy khen nào cũng đen trắng hết á."
Má tôi nói: “Thế sao con không lấy hai tờ? Không đủ tiền à?"
Tôi gắp một miếng thức ăn bỏ vào miệng: “Không cần đóng tiền, giấy khen là do thầy cô in, học giỏi cỡ nào thì cũng chỉ được một tờ thôi, không thể có cùng lúc hai tờ được."
Má tôi không nói nữa, bây giờ nghĩ lại thì chắc là má đã ngả mũ trước độ “tỉnh" của tôi.
(4)
Lúc tốt nghiệp cấp ba, má tôi vô tình nhìn thấy hình tốt nghiệp, cầm hỏi tôi: “Cũng tốt nghiệp rồi, con không cần phải lén lút yêu đương nữa đâu nhỉ?"
Tôi nói: “Con cũng nghĩ vậy, nhưng cô bạn mà con thích nói học tập là quan trọng nhất, tạm thời chưa muốn yêu đương."
Má tôi: “Cô bé từ chối khéo ghê."
Tôi: “…"
Má chỉ vào tấm hình: “Cô bé này xinh quá, tên gì vậy? Bé này cũng xinh nè, tên gì? Bé này nữa…"
Tôi trả lời từng cái tên.
Sau đó má tôi lấy điện thoại của tôi, gửi QQ cho mấy cô bạn mà má đã chấm: Đi ăn gì không? Ăn gì cũng được, tớ khao tất.
(5)
Lúc mới yêu, tôi cũng tự thấy mình điên. Chẳng hạn như trong bữa cơm, tôi thường xuyên gắp thức ăn cho ba, đi ngoài đường hay để ý mấy cô gái cười khúc khích, thậm chí còn sủa thi mới mấy con chó ở ven đường.
Một hôm, má tôi hỏi: “Nè, yêu đương có cảm giác gì?"
“Cảm thấy cô ấy rất dễ thương, dáng đi rất dễ thương, tướng ăn rất dễ thương, giận dỗi rất dễ thương, lúc phớt lờ con cũng rất dễ thương…"
Má tôi: “Ừa, khi mà cảm giác mới mẻ vẫn còn, cho dù có ăn phân của người ta, con cũng thấy ngon."
(6)
Một hôm nọ, má bỗng nói với tôi: “Cho má xin Wechat của bồ mày đi, má dạy dỗ nó giúp mày."
Tôi: “Có gì thì má nói với con đây nè, tha cho cô ấy đi."
Cuối cùng, tôi vẫn đưa Wechat của bạn gái tôi cho má.
Hai ngày sau.
Bạn gái tôi nhắn tin cho tôi: Hôm nay cô phát cho em bao lì xì hai trăm tệ đó.
(7)
Ở quê tôi không cấm đốt pháo nên tối giao thừa rất náo nhiệt, nhà nhà đều đốt pháo.
Có đứa bé đang đốt pháo bên ngoài, tôi và em gái dán câu đối xuân, má tôi làm vằn thắn, ba tôi nấu ăn, ông ngoại ngồi trên sofa vui vẻ xem chương trình cuối năm, điện thoại liên tục thông báo có tin nhắn Wechat, đều là tin chúc mừng năm mới.
Má tôi bảo tôi nhắn tin trả lời, tôi mở Wechat ra, nhìn thấy tên mình là: Tã tặng kèm(1).
(1) Ở chương 2.5 (phần 1), Thiên Hủy đã kể là má nói lúc đi mua tã cho Thiên Hủy, má đã nhặt được anh trai. Vì vậy, anh trai mới được gọi là tã tặng kèm.
(8)
Có lần tôi đi mua sắm với má, về tới nhà là mệt lả người, vừa đặt bao lớn bao nhỏ xuống đất liền nằm vật ra trên sofa.
Tôi thở hổn hển: “Má, cửa chưa đóng, má đóng cửa giúp con với, con hết sức rồi."
Má tôi thở dài, nói: “Ừ, vậy nhờ con đi lấy giúp má đôi dép."
Tôi không ngờ má lại đồng ý đi ra đóng cửa, lòng vô cùng cảm động. Dưới cơn xúc động, tôi nghĩ lấy dép cho má là việc nên làm.
Tôi vừa đồng ý, má vui mừng nói: “Sẵn tiện đóng cửa luôn."
Lúc đó tôi mới chợt nhớ ra tủ giày dép ở sát bên cửa nhà…
Đúng là phòng mấy cũng không phòng nổi.
(9)
Có một nghệ sĩ ngoại tình…
Má tôi hỏi: “Mày có làm gì có lỗi với con bồ mày không?"
Tôi: “Tất nhiên là không rồi, sao má lại nghĩ vậy chứ!"
“Tốt nhất là không có, nếu mày mà dám làm ra chuyện gì ô nhục, má sẽ cho mày ở giá cả đời để mày khỏi gây tai họa cho con gái nhà người ta."
“…"
Má tôi: “Đàn ông chẳng có mấy người tốt, mày liệu hồn đó."
Tôi: “Ớ ớ, thế ba con thì sao?"
“Ba mày tất nhiên là tốt rồi, ông ấy tuyệt đối không dám!"
“Ồ?"
“Má đã nói với ổng mấy trăm lần rồi, nếu ổng dám léng phéng bên ngoài, má sẽ hạ độc chết con ổng."
Có lần đi thăm họ hàng với má.
Một dì hỏi má tôi: “Chị có mấy đứa con?"
Má tôi trả lời: “Hai, một đứa con gái, một cục con trai."
Tôi đứng bên cạnh: “Cục?"
Má nhìn tôi: “Chứ gì nữa."
(2)
Vì dòng họ bên ngoại tôi rất lớn, họ hàng bà con nhiều nên tết năm nào tôi cũng nhận được hơn hai ngàn tệ tiền mừng tuổi, nhưng số tiền đó đều rơi vào tay má tôi.
Mùng một tết năm ngoái, tôi cứng rắn yêu cầu: “Má, năm nay bất kể thế nào, con cũng sẽ tự giữ tiền mừng tuổi."
Má tôi: “Ừ ừ ừ, thấy con tội nghiệp thế này, cho con tất."
Buổi sáng ăn bánh chẻo xong, tôi đi chúc tết, má dặn: “Nhớ đem theo điện thoại đấy, thời buổi này người ta không lì xì bằng tiền mặt nữa đâu, toàn phát bao lì xì qua Wechat thôi."
Má còn cài đặt mã QR cho điện thoại của tôi để tôi tiện nhận lì xì.
Hành trình nhận lì xì của anh em tôi bắt đầu, tới nhà nào cũng tha hồ quét mã QR. Đúng như má tôi nói, trừ ông ngoại và ông hai là lì xì tiền mặt ra, ai cũng lì xì bằng Wechat.
Chúc tết xong, trên đường về nhà, tôi mở Wechat để kiểm tra xem được lì xì bao nhiêu tiền. Kết quả, số tiền không hề thay đổi.
Tôi nhắn tin hỏi má: Má ơi, tiền mừng tuổi của con không vào ví Wechat, chẳng lẽ Wechat bị nghẽn hệ thống?
Má tôi: Mã QR đó là của má, con yên tâm, tiền mừng tuổi của con đang ở chỗ má nè, má cũng nhận thay con rất nhiều lì xì."
(3)
Trước năm lớp 4, thành tích của tôi luôn không tốt.
Lớp 1, má hỏi tôi: “Con có được lãnh giấy khen không?"
Tôi nói: “Dạ có, nhưng trường không đủ giấy, tới lượt con thì hết."
Lớp 2, lúc đi dự lễ bế giảng, má tôi đưa cho tôi một tờ giấy trắng và nhìn tôi bằng ánh mắt rất kỳ lạ.
Tôi thi cử rất ổn định nên vẫn không được nhận giấy khen.
Sau đó, tôi đi ra tiệm photo in một tờ giấy khen đen trắng, lại nhờ cô chủ tiệm viết tên và lớp của tôi lên.
Về nhà, trong bữa cơm, má tôi hỏi: “Ớ, sao giấy khen của con lại là giấy đen trắng?"
Tôi nghiêm túc nói: “À, trường con hết mực in màu nên năm nay giấy khen nào cũng đen trắng hết á."
Má tôi nói: “Thế sao con không lấy hai tờ? Không đủ tiền à?"
Tôi gắp một miếng thức ăn bỏ vào miệng: “Không cần đóng tiền, giấy khen là do thầy cô in, học giỏi cỡ nào thì cũng chỉ được một tờ thôi, không thể có cùng lúc hai tờ được."
Má tôi không nói nữa, bây giờ nghĩ lại thì chắc là má đã ngả mũ trước độ “tỉnh" của tôi.
(4)
Lúc tốt nghiệp cấp ba, má tôi vô tình nhìn thấy hình tốt nghiệp, cầm hỏi tôi: “Cũng tốt nghiệp rồi, con không cần phải lén lút yêu đương nữa đâu nhỉ?"
Tôi nói: “Con cũng nghĩ vậy, nhưng cô bạn mà con thích nói học tập là quan trọng nhất, tạm thời chưa muốn yêu đương."
Má tôi: “Cô bé từ chối khéo ghê."
Tôi: “…"
Má chỉ vào tấm hình: “Cô bé này xinh quá, tên gì vậy? Bé này cũng xinh nè, tên gì? Bé này nữa…"
Tôi trả lời từng cái tên.
Sau đó má tôi lấy điện thoại của tôi, gửi QQ cho mấy cô bạn mà má đã chấm: Đi ăn gì không? Ăn gì cũng được, tớ khao tất.
(5)
Lúc mới yêu, tôi cũng tự thấy mình điên. Chẳng hạn như trong bữa cơm, tôi thường xuyên gắp thức ăn cho ba, đi ngoài đường hay để ý mấy cô gái cười khúc khích, thậm chí còn sủa thi mới mấy con chó ở ven đường.
Một hôm, má tôi hỏi: “Nè, yêu đương có cảm giác gì?"
“Cảm thấy cô ấy rất dễ thương, dáng đi rất dễ thương, tướng ăn rất dễ thương, giận dỗi rất dễ thương, lúc phớt lờ con cũng rất dễ thương…"
Má tôi: “Ừa, khi mà cảm giác mới mẻ vẫn còn, cho dù có ăn phân của người ta, con cũng thấy ngon."
(6)
Một hôm nọ, má bỗng nói với tôi: “Cho má xin Wechat của bồ mày đi, má dạy dỗ nó giúp mày."
Tôi: “Có gì thì má nói với con đây nè, tha cho cô ấy đi."
Cuối cùng, tôi vẫn đưa Wechat của bạn gái tôi cho má.
Hai ngày sau.
Bạn gái tôi nhắn tin cho tôi: Hôm nay cô phát cho em bao lì xì hai trăm tệ đó.
(7)
Ở quê tôi không cấm đốt pháo nên tối giao thừa rất náo nhiệt, nhà nhà đều đốt pháo.
Có đứa bé đang đốt pháo bên ngoài, tôi và em gái dán câu đối xuân, má tôi làm vằn thắn, ba tôi nấu ăn, ông ngoại ngồi trên sofa vui vẻ xem chương trình cuối năm, điện thoại liên tục thông báo có tin nhắn Wechat, đều là tin chúc mừng năm mới.
Má tôi bảo tôi nhắn tin trả lời, tôi mở Wechat ra, nhìn thấy tên mình là: Tã tặng kèm(1).
(1) Ở chương 2.5 (phần 1), Thiên Hủy đã kể là má nói lúc đi mua tã cho Thiên Hủy, má đã nhặt được anh trai. Vì vậy, anh trai mới được gọi là tã tặng kèm.
(8)
Có lần tôi đi mua sắm với má, về tới nhà là mệt lả người, vừa đặt bao lớn bao nhỏ xuống đất liền nằm vật ra trên sofa.
Tôi thở hổn hển: “Má, cửa chưa đóng, má đóng cửa giúp con với, con hết sức rồi."
Má tôi thở dài, nói: “Ừ, vậy nhờ con đi lấy giúp má đôi dép."
Tôi không ngờ má lại đồng ý đi ra đóng cửa, lòng vô cùng cảm động. Dưới cơn xúc động, tôi nghĩ lấy dép cho má là việc nên làm.
Tôi vừa đồng ý, má vui mừng nói: “Sẵn tiện đóng cửa luôn."
Lúc đó tôi mới chợt nhớ ra tủ giày dép ở sát bên cửa nhà…
Đúng là phòng mấy cũng không phòng nổi.
(9)
Có một nghệ sĩ ngoại tình…
Má tôi hỏi: “Mày có làm gì có lỗi với con bồ mày không?"
Tôi: “Tất nhiên là không rồi, sao má lại nghĩ vậy chứ!"
“Tốt nhất là không có, nếu mày mà dám làm ra chuyện gì ô nhục, má sẽ cho mày ở giá cả đời để mày khỏi gây tai họa cho con gái nhà người ta."
“…"
Má tôi: “Đàn ông chẳng có mấy người tốt, mày liệu hồn đó."
Tôi: “Ớ ớ, thế ba con thì sao?"
“Ba mày tất nhiên là tốt rồi, ông ấy tuyệt đối không dám!"
“Ồ?"
“Má đã nói với ổng mấy trăm lần rồi, nếu ổng dám léng phéng bên ngoài, má sẽ hạ độc chết con ổng."
Tác giả :
Lý Khôi