Em Là Định Mệnh Đời Anh
Chương 8
Tòa soạn tạp chí Giao lưu văn hóa - chỗ Hoài Nguyệt làm là cơ quan thuộc tỉnh, đồng thời cũng là một tờ nguyệt san song ngữ. Mặc dù không phát hành tại hải ngoại nhưng Giao lưu văn hóa cũng được coi như một cánh cửa để tuyên truyền ra bên ngoài, thường dùng làm quà để biếu tặng bạn bè quốc tế, cho nên được các lãnh đạo trong tỉnh hết sức coi trọng. Mỗi số tạp chí vừa được in ra đều phải đưa một cuốn tới bàn làm việc của tất cả các lãnh đạo. Dù số kỳ không nhiều nhưng hình thức lại rất đẹp mắt.
Ngoài quyển tạp chí này, dưới tòa soạn tạp chí còn có công ty lễ nghi văn hóa, công ty quảng cáo và xưởng in ấn. Tạp chí là đơn vị được bao cấp toàn bộ, không cần kiếm tiền, nhưng mấy công ty con lại kinh doanh rất tốt. Xưởng in là đơn vị in ấn tài liệu được chính quyền tỉnh chỉ định nên không lo thiếu việc làm, công ty lễ nghi văn hóa khoác áo ngoài dân sự làm việc thay cho chính quyền, các hoạt động đều được cấp kinh phí đầy đủ, chỉ có lãi chứ không bao giờ lỗ. Thu nhập từ quảng cáo cũng không nhỏ. Chính vì lẽ đó, tòa soạn tạp chí này giống như một gã trọc phú, trên tay cầm một cái bát vàng, trong túi còn cất một cái bát bạc. Tình hình công việc tại tòa soạn cực tốt.
Lúc Hoài Nguyệt vừa học xong cao học, bố mẹ chồng cô đã dùng quan hệ của mình để xin cho cô công việc đúng ngành đúng nghề này. Tòa soạn chỉ có hai phóng viên đi phỏng vấn hay viết các bản tin ngắn, trong đó một người là phóng viên ảnh, hầu hết các bài dài đều do biên tập viên tự viết, thậm chí còn nhiều hơn số bài biên tập cho người khác. Mấy chuyên mục ABCD, mỗi người lo một mảng, người khác làm tốt hay làm tồi cũng không liên quan gì đến mình.
Hoài Nguyệt thích không khí thoải mái ở đây, không cần suốt ngày lo săn tin như chị ba Đặng Duyên Duyên, không cần vất vả tìm quảng cáo như chị cả làm ở tòa soạn báo, cũng không cần viết những bài phát biểu buồn tẻ cho các vị lãnh đạo như chị hai làm công chức.
Ban đầu cô làm mảng “Người làm công tác văn hóa", sau đó lãnh đạo thấy cô có con nhỏ nên cho cô chuyển sang phụ trách mảng “Dân tộc", cũng có thể đó là ý của mẹ chồng cô, có điều lại rất hợp ý cô. Văn hóa dân tộc có sẵn tư liệu, cũng có nhiều bản thảo được gửi đến, vì vậy Hoài Nguyệt trở thành biên tập viên ra dáng biên-tập-viên nhất trong Ban Biên tập.
Phần lớn những người trong Ban Biên tập đều có chỗ dựa vững chắc, đa số là người lớn tuổi, lại không thích ngồi lê đôi mách chuyện thị phi. Khi cô ly hôn, cũng ít có người bàn tán, cuối tuần còn có người thiện ý nhắc nhở cô về sớm để đón Đậu Đậu, điều này làm cô cảm thấy ấm áp.
Tổng biên tập cũ của tòa soạn đã đến tuổi về hưu. Sau khi ăn hết bữa này đến bữa khác để chia tay tổng biên tập cũ, hôm nay tòa soạn sẽ nghênh đón lãnh đạo mới. Nghe nói người này trước đây được phái đi làm bí thư thứ nhất tại sứ quán ở nước ngoài mấy năm, lúc trở về, vừa “chào hỏi" cấp trên xong đã dễ dàng chiếm được vị trí mà người khác đua tranh mãi cũng không được này.
Sáng thứ Hai, như thường lệ, Hoài Nguyệt đến văn phòng rất sớm.
Cô là biên tập viên trẻ tuổi nhất trong tòa soạn nên không dám để các tiền bối lau bàn, quét dọn, pha trà. Huống hồ quả thật, cô cũng không có việc gì để làm. Buổi tối Chủ nhật Đậu Đậu đã đến nhà bà nội, thứ Hai được Lỗ Phong hoặc giáo sư Lỗ đưa đến trường. Từ khi sinh Đậu Đậu, cô đã bỏ thói quen ngủ nướng buổi sáng. Mặc dù lúc đó trong nhà có bảo mẫu nhưng cô vẫn luôn dậy sớm để kịp làm bữa sáng cho con trước khi đi làm. Lâu ngày thành quen, tuy Đậu Đậu không còn ở với cô nhưng cứ đến giờ đó, cô lại tỉnh giấc, không ngủ được nữa.
“Không biết sáng nay Đậu Đậu ăn gì?" Cô vừa tưới nước cho cây violet trên cửa sổ vừa nghĩ.
Cô phát hiện ra cây violet này trong một lần ở văn phòng chị cả, vì cảm thấy thích nên tỉa về trồng. Cả mùa đông cây héo úa, viền lá còn bị cháy đen, cô cho rằng nó đã chết cóng, nào ngờ mùa xuân lại thấy hồi sinh. Hai ngày không thấy, không ngờ hôm nay nó đã nở ra ba bông hoa nhỏ. Cô ghé đến gần nhìn thật kỹ, ba bông hoa tím nhàn nhạt rất đáng yêu, cô không kìm được, hít hít.
“Loại cỏ chân vịt tím này không có mùi thơm đâu". Một giọng đàn ông xa lạ vang lên phía sau.
Hoài Nguyệt nghe tiếng, xoay người lại.
Người đàn ông trước mặt mặc áo sơ mi màu sẫm, quần jean trắng, tóc ngắn, mặt chữ điền, mặc dù gương mặt không thể coi là rất đẹp nhưng lại toát ra vẻ phóng khoáng. Thân hình vạm vỡ, rắn chắc, dáng rất cao, dù cô cao lm68 nhưng vẫn chỉ ngang vai anh ta. Cô nhận ra chiếc đồng hổ trên cổ tay anh ta, một nhãn hiệu rất đắt tiền. Trước đây Lỗ Phong đã mua một cặp đồng hồ nhãn hiệu này cho hai người khi sắp cưới làm cô xót tiền mãi. Lỗ Phong còn dỗ dành cô, cả đời chỉ mua một đôi đồng hồ cưới nên đương nhiên phải mua loại tốt. Nếu như biết phải ly hôn nhanh như vậy thì không biết anh ta có dám bỏ ra nhiều tiền đến thế hay không.
Thấy người phụ nữ đối diện không tiếp chuyện mà chỉ yên lặng nhìn chiếc đồng hồ trên tay mình, Trần Thụy Dương đành phải ho khan hai tiếng.
Hoài Nguyệt lấy lại tinh thần, mỉm cười với anh ta, đỏ mặt nói: “Thì ra là cỏ chân vịt tím, vậy mà tôi cứ tưởng là violet".
Trần Thụy Dương lắc đầu nói: “Hai loại này hoàn toàn khác nhau, hoa violet mọc ở phía trên, sắc màu rực rỡ, vì vậy cô sẽ gần như không để ý đến lá cây của nó ở bên dưới. Còn loại cỏ chân vịt tím này, nếu không chú ý thì rất có thể cô sẽ không nhìn thấy mấy bông hoa nhỏ của nó. Cô nhìn này, lá cây rất to và dày, hơn nữa loại cây này chỉ cần trồng cành là sẽ mọc được, còn violet thì nhất định phải gieo hạt".
Hoài Nguyệt gật đầu, nghĩ thầm, hóa ra chị cả cũng mù tịt, vậy mà còn trịnh trọng nói với mình và đồng nghiệp trong văn phòng rằng đó là violet, quả là mất mặt. Còn người đàn ông trước mặt này nhìn không giống một tài tử phong lưu nhưng lại hiểu khá rõ về hoa cỏ. Nhìn qua cũng chỉ hơn ba mươi, ở tuổi này, đàn ông đa tình còn thích hoa chắc chắn không nhiều.
Phát hiện Hoài Nguyệt lại suy nghĩ miên man, Trần Thụy Dương không khỏi cảm thấy buồn cười.
Trước khi đến đây, một người bạn tốt của anh đang là Chủ nhiệm Văn phòng ngoại vụ đã nói với anh bằng một giọng vô cùng hâm mộ: “Tòa soạn tạp chí là một nơi rất tốt, mặc dù không hề nổi bật nhưng đối tượng tiếp xúc không phải lãnh đạo cấp cao thì cũng là những người xuất sắc. Xưởng in nộp tiền cho anh, phòng quảng cáo kiếm tiền cho anh, công ty văn hóa có tổ chức hoạt động gì mà anh báo cáo lên thì tôi ở đây cũng không thể không duyệt chi cho anh. Tạp chí một năm chỉ ra mười hai số, đa số thời gian còn lại anh chỉ có việc kiếm tiền. Có thể nói là anh rơi vào đống tiền rồi đấy. Còn nữa, không phải chúng ta vẫn nói thủy thổ thế nào, con người thế đó sao? Đó chính là một nơi tốt để nuôi người đẹp. Công ty quảng cáo không cần phải nói, tôi thấy riêng hai cô bé ở văn phòng đó đã đủ ngon mắt rồi. Nghe nói ban biên tập còn có một đại mỹ nữ vừa ly hôn, không phải anh vẫn còn cô đơn sao? Chọn lấy một cô đi, còn đợi gì nữa?"
Theo lời anh chàng đó thì cô gái này chính là đại mỹ nữ kia rồi, anh ta thầm đánh giá Hoài Nguyệt.
Hoài Nguyệt chú ý tới ánh mắt cửa anh ta. Cô mỉm cười xin lỗi, hỏi: “Xin hỏi anh tìm ai? Chúng tôi chín giờ mới bắt đầu làm việc, sợ rằng còn phải chờ một chút".
Trần Thụy Dương nói: “Tôi là Trần Thụy Dương, hôm nay đi làm ngày đầu tiên nên muốn thể hiện một chút".
Hoài Nguyệt hiểu ra: “Thì ra là Giám đốc Trần, tuần trước Phó Tổng biên tập Lưu đã nói rồi. Chào anh, tôi là Thương Hoài Nguyệt, biên tập viên chuyên mục Dân tộc".
Trần Thụy Dương nói: “Nghe đại danh đã lâu, tôi đã đọc tờ Giao lưu văn hóa vài kỳ gần đây, chuyên mục Dân tộc để lại ấn tượng rất sâu sắc đối với tôi, các bài viết được biên tập rất cẩn thận, tôi đã học hỏi được rất nhiều".
Biết anh ta nói khách khí nên Hoài Nguyệt chỉ cười nhạt, nói: “Giám đốc Trần khách sáo rồi, so với chuyên mục của các tiền bối thì mục này chỉ là trò trẻ con thôi. Chẳng qua là bản thân văn hóa dân tộc đã rất thú vị nên tôi làm việc mới được nhiều thuận lợi như vậy".
Trần Thụy Dương cũng cười nhạt, anh ta nhìn quanh. Trong văn phòng có ba cái bàn, mặt bàn đều rất sạch sẽ, rõ ràng là mới được lau. Cái bàn đặt sát cửa sổ chất đầy các loại sách báo tạp chí, chỉ chừa lại một khoảng trống đủ để viết lách. Cái bàn đặt giữa phòng không có bất cứ thứ gì khác ngoài máy tính, trên lưng ghế vắt một chiếc áo gi lê, có lẽ là của một phóng viên ảnh. Trên chiếc bàn gần cửa có một cái khung ảnh, anh đến gần xem xét, đó là một cậu bé cực kỳ xinh đẹp, mặc một bộ đồ rằn ri, một tay chống nạnh, dáng vẻ rất oai vệ.
“Là con trai cô à?" Anh ta hỏi.
“Vâng". Hoài Nguyệt dọn dẹp xong văn phòng, rửa tay rồi quay vào, đưa mắt nhìn Đậu Đậụ trong ảnh, vẻ mặt vô cùng dịu dàng.
“Cháu mấy tuổi rồi?"
“Bốn tuổi".
“Trẻ con tuổi này nghịch lắm đúng không? Chăm sóc chắc vất vả lắm".
“Cũng bình thường thôi, cháu đi mẫu giáo rồi".
Hoài Nguyệt pha một cốc trà cho anh, Trần Thụy Dương nhìn một chút, cúi đầu ngửi ngửi, hít sâu một hơi rồi nhấp một ngụm nhỏ, khen: “Trà Minh Tiền Long Tỉnh, rất chuẩn".
Hoài Nguyệt lại vâng một tiếng. Trà này là giáo sư Tần cho cô. Mỗi tháng giáo sư Tần đều hẹn cô đi uống trà, ăn cơm. “Mẹ chồng - nàng dâu không thành, ít nhất con vẫn là học sinh của mẹ mà". Cô giáo cũ của cô luôn nói như vậy với vẻ tiếc nuối, rồi nhân tiện cho cô một vài thứ tốt, chẳng hạn như trà Long Tỉnh, chẳng hạn như sôcôla mang về từ nước ngoài.
Cô cũng sẽ cùng cô giáo cũ đi dạo phố. Trước kia, lúc vẫn là mẹ chồng - nàng dâu, quần áo của giáo sư Tần đều do cô chọn mua, bây giờ giáo sư Tần đi mua quần áo vẫn luôn kéo cô theo. Hai cô trò chỉ nói đến Đậu Đậu hay chuyện công việc của hai bên chứ không bao giờ nói những chuyện khác trong nhà. Thực ra có mấy lần Hoài Nguyệt nhận thấy cô giáo muốn nói nhưng rồi lại thôi, lần nào cũng khéo léo chuyển hướng đề tài rất kịp thời. Cô không phải người bạc tình nhưng cũng không phải người dây dưa, không dứt khoát.
Bên ngoài, các đồng nghiệp cũng đã lần lượt bước vào tòa soạn. Thấy Trần Thụy Dương đến từ sáng sớm, Phó Tổng biên tập Lưu cảm thấy rất khó xử, nghĩ thầm may mà có Hoài Nguyệt đến sớm, bằng không để ngày đầu tiên tổng biên tập mới đi làm đã gặp “không thành kế" thì đúng là không hay lắm.
Trần Thụy Dương không để ý: “Là tôi đến sớm mà. Trà của Hoài Nguyệt rất ngon, tôi cầm theo đây". Nói rồi anh ta cầm cốc đi cùng Phó Tổng biên tập Lưu.
Hoài Nguyệt mở máy tính, kỳ tới phải viết bài về Tết Đoan ngọ. Theo yêu cầu của cô, Hội Dân tộc học đã gửi cho cô một loạt bài viết và ảnh chụp, giờ cô phải lọc lại.
Trần Thụy Dương chỉ họp mười phút để chào hỏi mọi người. Trừ xưởng in ở bên ngoài, còn lại một tờ tạp chí và hai công ty đều nằm trong tòa nhà năm tầng này. Đây vốn là tòa nhà làm việc của Ban Ngoại vụ, sau đó Ban Ngoại vụ chuyển vào khu văn phòng của chính quyền tỉnh, tòa nhà này được để lại cho tòa soạn tạp chí. Tòa nhà nằm trên sườn dốc, dưới bóng cây xanh mát, khi nhìn xuống sẽ thấy cảnh non xanh nước biếc, dù ở trung tâm thành phố nhưng lại là một nơi rất yên tĩnh, bất chấp cuộc sống xô bồ chỉ cách đó chẳng bao xa.
©STENT
Trần Thụy Dương đứng bên cửa sổ văn phòng ở tầng bốn, nhìn dòng xe cộ dưới đường. Bốn năm trước, anh là trưởng phòng trẻ tuổi nhất của Ban Ngoại vụ, trong một buổi lễ tiếp đón, anh được một vị lãnh đạo trên Bộ để ý, đề cử ra nước ngoài làm việc. Khi đó anh đang chuẩn bị kết hôn với người bạn gái đã yêu nhau hai năm, suy nghĩ nhiều lần, thấy không nỡ từ bỏ cơ hội tốt như vậy nên hứa với cô, hết nhiệm kỳ ba năm, trở về sẽ kết hôn.
Suốt ba năm, anh vẫn giữ mình trong sạch, mặc dù xung quanh không thiếu phụ nữ ưu tú, nhưng nghĩ đến lời hứa với một người khác, Trần Thụy Dương luôn biết điểm dừng, không ngờ nhận được tin người đó đã kết hôn. Điều khiến Trần Thụy Dương sốc là cô ta lại đi dụ dỗ người đã có vợ con, phá vỡ hạnh phúc gia đình nhà người ta.
Trần Thụy Dương trách, hỏi vì sao, không ngờ cô ta còn chính khí lẫm liệt hơn anh.
Cô ta nói: “Tại sao anh không hỏi xem mình ích kỷ thế nào? Anh theo đuổi tiền đồ của anh là không sai, nhưng anh có bao giờ nghĩ, một cô gái như tôi có bao nhiêu lần ba năm để chờ đợi không? Ngộ nhỡ trong ba năm này anh quay sang yêu người khác thì tôi biết làm thế nào?"
Anh nói: “Đó chẳng phải là tôi suy nghĩ vì tương lai của hai chúng ta sao? Không phải tôi muốn cho cô một cuộc sống tốt hơn sao?"
Cô ta khinh khỉnh nói: “Anh chỉ là bí thư thứ nhất, trở lại cơ quan trung ương thì có thể có hy vọng làm Vụ phó, nhưng dù thế, đi làm cũng phải đợi xe tuyến, còn xuống tỉnh thì căn bản không thể làm lãnh đạo cấp Sở ngay được. Tôi lãng phí ba năm tuổi xuân, đến lúc đó, từ một trưởng phòng ba mươi mốt tuổi, tôi sẽ biến thành một trưởng phòng ba mươi tư tuổi. Trong ba năm, anh có biết giá nhà thành phố này tăng bao nhiêu lần không? Với tiền lương, tiền thưởng của một công chức quèn như anh thì đến già, chúng ta cũng không mua nổi cái nhà như tôi đang ở bây giờ. Đã có người khác cho tôi tất cả những thứ này thì sao tôi còn phải đợi nữa?"
Nghe xong anh quay đầu bỏ đi, không một giây chần chừ.
Sau khi trở về, đúng là anh không được đề bạt ngay, ở địa phương không giống trung ương, không có nhiều vị trí lãnh đạo cấp Sở chờ anh như vậy. Nửa năm sau, Tổng biên tập Tạp chí Giao lưu văn hóa đã đến tuổi về hưu, lãnh đạo hỏi ý kiến, đương nhiên anh biết đó là một vị trí béo bở, nếu không phải cấp trên lên tiếng giúp thì đâu đến lượt. Vì thế, anh lập tức đồng ý. Không phải là tiền sao? Anh nghĩ, phải cho cô ả đó thấy mình có mua được một căn nhà như cô ta đang ở hay không.
Sau khi giận dữ, sau khi đau lòng, anh đã nghĩ thông suốt, cảm thấy mình không có tổn thương gì mà ngược lại, phải nên vui mừng vì rốt cuộc mình đã nhìn rõ bản chất của người phụ nữ đó. Anh thực sự không dám tưởng tượng, nếu như thực sự cưới cô ta thì cuộc sống sẽ như thế nào. Suốt ngày bị đay nghiến chuyện tiền nong?
Anh cảm thấy khó hiểu vì sao năm đó mình lại thích một người phụ nữ như vậy, hình như cũng là cô ta chủ động theo đuổi mình, chắc là vẻ sùng bái của cô ta đã thỏa mãn tâm lý tự mãn bồng bột của mình. Mình đúng là một thằng ngu xuẩn, anh cười cười tự giễu.
Trong cả câu chuyện, người bị hại duy nhất chính là Thương Hoài Nguyệt. Trong xã hội này, ly hôn là một đòn tấn công nặng nề đối với phụ nữ, chồng bị cướp mất, quyền giám hộ đối với con trai cũng bị cướp mất. Nhớ tới vẻ mặt cô nhìn bức ảnh con trai vừa rồi, anh biết đó là một người phụ nữ vừa xinh đẹp vừa dịu dàng. Gã Lỗ Phong kia cũng mù mắt không khác gì mình trước đây.
Ngoài quyển tạp chí này, dưới tòa soạn tạp chí còn có công ty lễ nghi văn hóa, công ty quảng cáo và xưởng in ấn. Tạp chí là đơn vị được bao cấp toàn bộ, không cần kiếm tiền, nhưng mấy công ty con lại kinh doanh rất tốt. Xưởng in là đơn vị in ấn tài liệu được chính quyền tỉnh chỉ định nên không lo thiếu việc làm, công ty lễ nghi văn hóa khoác áo ngoài dân sự làm việc thay cho chính quyền, các hoạt động đều được cấp kinh phí đầy đủ, chỉ có lãi chứ không bao giờ lỗ. Thu nhập từ quảng cáo cũng không nhỏ. Chính vì lẽ đó, tòa soạn tạp chí này giống như một gã trọc phú, trên tay cầm một cái bát vàng, trong túi còn cất một cái bát bạc. Tình hình công việc tại tòa soạn cực tốt.
Lúc Hoài Nguyệt vừa học xong cao học, bố mẹ chồng cô đã dùng quan hệ của mình để xin cho cô công việc đúng ngành đúng nghề này. Tòa soạn chỉ có hai phóng viên đi phỏng vấn hay viết các bản tin ngắn, trong đó một người là phóng viên ảnh, hầu hết các bài dài đều do biên tập viên tự viết, thậm chí còn nhiều hơn số bài biên tập cho người khác. Mấy chuyên mục ABCD, mỗi người lo một mảng, người khác làm tốt hay làm tồi cũng không liên quan gì đến mình.
Hoài Nguyệt thích không khí thoải mái ở đây, không cần suốt ngày lo săn tin như chị ba Đặng Duyên Duyên, không cần vất vả tìm quảng cáo như chị cả làm ở tòa soạn báo, cũng không cần viết những bài phát biểu buồn tẻ cho các vị lãnh đạo như chị hai làm công chức.
Ban đầu cô làm mảng “Người làm công tác văn hóa", sau đó lãnh đạo thấy cô có con nhỏ nên cho cô chuyển sang phụ trách mảng “Dân tộc", cũng có thể đó là ý của mẹ chồng cô, có điều lại rất hợp ý cô. Văn hóa dân tộc có sẵn tư liệu, cũng có nhiều bản thảo được gửi đến, vì vậy Hoài Nguyệt trở thành biên tập viên ra dáng biên-tập-viên nhất trong Ban Biên tập.
Phần lớn những người trong Ban Biên tập đều có chỗ dựa vững chắc, đa số là người lớn tuổi, lại không thích ngồi lê đôi mách chuyện thị phi. Khi cô ly hôn, cũng ít có người bàn tán, cuối tuần còn có người thiện ý nhắc nhở cô về sớm để đón Đậu Đậu, điều này làm cô cảm thấy ấm áp.
Tổng biên tập cũ của tòa soạn đã đến tuổi về hưu. Sau khi ăn hết bữa này đến bữa khác để chia tay tổng biên tập cũ, hôm nay tòa soạn sẽ nghênh đón lãnh đạo mới. Nghe nói người này trước đây được phái đi làm bí thư thứ nhất tại sứ quán ở nước ngoài mấy năm, lúc trở về, vừa “chào hỏi" cấp trên xong đã dễ dàng chiếm được vị trí mà người khác đua tranh mãi cũng không được này.
Sáng thứ Hai, như thường lệ, Hoài Nguyệt đến văn phòng rất sớm.
Cô là biên tập viên trẻ tuổi nhất trong tòa soạn nên không dám để các tiền bối lau bàn, quét dọn, pha trà. Huống hồ quả thật, cô cũng không có việc gì để làm. Buổi tối Chủ nhật Đậu Đậu đã đến nhà bà nội, thứ Hai được Lỗ Phong hoặc giáo sư Lỗ đưa đến trường. Từ khi sinh Đậu Đậu, cô đã bỏ thói quen ngủ nướng buổi sáng. Mặc dù lúc đó trong nhà có bảo mẫu nhưng cô vẫn luôn dậy sớm để kịp làm bữa sáng cho con trước khi đi làm. Lâu ngày thành quen, tuy Đậu Đậu không còn ở với cô nhưng cứ đến giờ đó, cô lại tỉnh giấc, không ngủ được nữa.
“Không biết sáng nay Đậu Đậu ăn gì?" Cô vừa tưới nước cho cây violet trên cửa sổ vừa nghĩ.
Cô phát hiện ra cây violet này trong một lần ở văn phòng chị cả, vì cảm thấy thích nên tỉa về trồng. Cả mùa đông cây héo úa, viền lá còn bị cháy đen, cô cho rằng nó đã chết cóng, nào ngờ mùa xuân lại thấy hồi sinh. Hai ngày không thấy, không ngờ hôm nay nó đã nở ra ba bông hoa nhỏ. Cô ghé đến gần nhìn thật kỹ, ba bông hoa tím nhàn nhạt rất đáng yêu, cô không kìm được, hít hít.
“Loại cỏ chân vịt tím này không có mùi thơm đâu". Một giọng đàn ông xa lạ vang lên phía sau.
Hoài Nguyệt nghe tiếng, xoay người lại.
Người đàn ông trước mặt mặc áo sơ mi màu sẫm, quần jean trắng, tóc ngắn, mặt chữ điền, mặc dù gương mặt không thể coi là rất đẹp nhưng lại toát ra vẻ phóng khoáng. Thân hình vạm vỡ, rắn chắc, dáng rất cao, dù cô cao lm68 nhưng vẫn chỉ ngang vai anh ta. Cô nhận ra chiếc đồng hổ trên cổ tay anh ta, một nhãn hiệu rất đắt tiền. Trước đây Lỗ Phong đã mua một cặp đồng hồ nhãn hiệu này cho hai người khi sắp cưới làm cô xót tiền mãi. Lỗ Phong còn dỗ dành cô, cả đời chỉ mua một đôi đồng hồ cưới nên đương nhiên phải mua loại tốt. Nếu như biết phải ly hôn nhanh như vậy thì không biết anh ta có dám bỏ ra nhiều tiền đến thế hay không.
Thấy người phụ nữ đối diện không tiếp chuyện mà chỉ yên lặng nhìn chiếc đồng hồ trên tay mình, Trần Thụy Dương đành phải ho khan hai tiếng.
Hoài Nguyệt lấy lại tinh thần, mỉm cười với anh ta, đỏ mặt nói: “Thì ra là cỏ chân vịt tím, vậy mà tôi cứ tưởng là violet".
Trần Thụy Dương lắc đầu nói: “Hai loại này hoàn toàn khác nhau, hoa violet mọc ở phía trên, sắc màu rực rỡ, vì vậy cô sẽ gần như không để ý đến lá cây của nó ở bên dưới. Còn loại cỏ chân vịt tím này, nếu không chú ý thì rất có thể cô sẽ không nhìn thấy mấy bông hoa nhỏ của nó. Cô nhìn này, lá cây rất to và dày, hơn nữa loại cây này chỉ cần trồng cành là sẽ mọc được, còn violet thì nhất định phải gieo hạt".
Hoài Nguyệt gật đầu, nghĩ thầm, hóa ra chị cả cũng mù tịt, vậy mà còn trịnh trọng nói với mình và đồng nghiệp trong văn phòng rằng đó là violet, quả là mất mặt. Còn người đàn ông trước mặt này nhìn không giống một tài tử phong lưu nhưng lại hiểu khá rõ về hoa cỏ. Nhìn qua cũng chỉ hơn ba mươi, ở tuổi này, đàn ông đa tình còn thích hoa chắc chắn không nhiều.
Phát hiện Hoài Nguyệt lại suy nghĩ miên man, Trần Thụy Dương không khỏi cảm thấy buồn cười.
Trước khi đến đây, một người bạn tốt của anh đang là Chủ nhiệm Văn phòng ngoại vụ đã nói với anh bằng một giọng vô cùng hâm mộ: “Tòa soạn tạp chí là một nơi rất tốt, mặc dù không hề nổi bật nhưng đối tượng tiếp xúc không phải lãnh đạo cấp cao thì cũng là những người xuất sắc. Xưởng in nộp tiền cho anh, phòng quảng cáo kiếm tiền cho anh, công ty văn hóa có tổ chức hoạt động gì mà anh báo cáo lên thì tôi ở đây cũng không thể không duyệt chi cho anh. Tạp chí một năm chỉ ra mười hai số, đa số thời gian còn lại anh chỉ có việc kiếm tiền. Có thể nói là anh rơi vào đống tiền rồi đấy. Còn nữa, không phải chúng ta vẫn nói thủy thổ thế nào, con người thế đó sao? Đó chính là một nơi tốt để nuôi người đẹp. Công ty quảng cáo không cần phải nói, tôi thấy riêng hai cô bé ở văn phòng đó đã đủ ngon mắt rồi. Nghe nói ban biên tập còn có một đại mỹ nữ vừa ly hôn, không phải anh vẫn còn cô đơn sao? Chọn lấy một cô đi, còn đợi gì nữa?"
Theo lời anh chàng đó thì cô gái này chính là đại mỹ nữ kia rồi, anh ta thầm đánh giá Hoài Nguyệt.
Hoài Nguyệt chú ý tới ánh mắt cửa anh ta. Cô mỉm cười xin lỗi, hỏi: “Xin hỏi anh tìm ai? Chúng tôi chín giờ mới bắt đầu làm việc, sợ rằng còn phải chờ một chút".
Trần Thụy Dương nói: “Tôi là Trần Thụy Dương, hôm nay đi làm ngày đầu tiên nên muốn thể hiện một chút".
Hoài Nguyệt hiểu ra: “Thì ra là Giám đốc Trần, tuần trước Phó Tổng biên tập Lưu đã nói rồi. Chào anh, tôi là Thương Hoài Nguyệt, biên tập viên chuyên mục Dân tộc".
Trần Thụy Dương nói: “Nghe đại danh đã lâu, tôi đã đọc tờ Giao lưu văn hóa vài kỳ gần đây, chuyên mục Dân tộc để lại ấn tượng rất sâu sắc đối với tôi, các bài viết được biên tập rất cẩn thận, tôi đã học hỏi được rất nhiều".
Biết anh ta nói khách khí nên Hoài Nguyệt chỉ cười nhạt, nói: “Giám đốc Trần khách sáo rồi, so với chuyên mục của các tiền bối thì mục này chỉ là trò trẻ con thôi. Chẳng qua là bản thân văn hóa dân tộc đã rất thú vị nên tôi làm việc mới được nhiều thuận lợi như vậy".
Trần Thụy Dương cũng cười nhạt, anh ta nhìn quanh. Trong văn phòng có ba cái bàn, mặt bàn đều rất sạch sẽ, rõ ràng là mới được lau. Cái bàn đặt sát cửa sổ chất đầy các loại sách báo tạp chí, chỉ chừa lại một khoảng trống đủ để viết lách. Cái bàn đặt giữa phòng không có bất cứ thứ gì khác ngoài máy tính, trên lưng ghế vắt một chiếc áo gi lê, có lẽ là của một phóng viên ảnh. Trên chiếc bàn gần cửa có một cái khung ảnh, anh đến gần xem xét, đó là một cậu bé cực kỳ xinh đẹp, mặc một bộ đồ rằn ri, một tay chống nạnh, dáng vẻ rất oai vệ.
“Là con trai cô à?" Anh ta hỏi.
“Vâng". Hoài Nguyệt dọn dẹp xong văn phòng, rửa tay rồi quay vào, đưa mắt nhìn Đậu Đậụ trong ảnh, vẻ mặt vô cùng dịu dàng.
“Cháu mấy tuổi rồi?"
“Bốn tuổi".
“Trẻ con tuổi này nghịch lắm đúng không? Chăm sóc chắc vất vả lắm".
“Cũng bình thường thôi, cháu đi mẫu giáo rồi".
Hoài Nguyệt pha một cốc trà cho anh, Trần Thụy Dương nhìn một chút, cúi đầu ngửi ngửi, hít sâu một hơi rồi nhấp một ngụm nhỏ, khen: “Trà Minh Tiền Long Tỉnh, rất chuẩn".
Hoài Nguyệt lại vâng một tiếng. Trà này là giáo sư Tần cho cô. Mỗi tháng giáo sư Tần đều hẹn cô đi uống trà, ăn cơm. “Mẹ chồng - nàng dâu không thành, ít nhất con vẫn là học sinh của mẹ mà". Cô giáo cũ của cô luôn nói như vậy với vẻ tiếc nuối, rồi nhân tiện cho cô một vài thứ tốt, chẳng hạn như trà Long Tỉnh, chẳng hạn như sôcôla mang về từ nước ngoài.
Cô cũng sẽ cùng cô giáo cũ đi dạo phố. Trước kia, lúc vẫn là mẹ chồng - nàng dâu, quần áo của giáo sư Tần đều do cô chọn mua, bây giờ giáo sư Tần đi mua quần áo vẫn luôn kéo cô theo. Hai cô trò chỉ nói đến Đậu Đậu hay chuyện công việc của hai bên chứ không bao giờ nói những chuyện khác trong nhà. Thực ra có mấy lần Hoài Nguyệt nhận thấy cô giáo muốn nói nhưng rồi lại thôi, lần nào cũng khéo léo chuyển hướng đề tài rất kịp thời. Cô không phải người bạc tình nhưng cũng không phải người dây dưa, không dứt khoát.
Bên ngoài, các đồng nghiệp cũng đã lần lượt bước vào tòa soạn. Thấy Trần Thụy Dương đến từ sáng sớm, Phó Tổng biên tập Lưu cảm thấy rất khó xử, nghĩ thầm may mà có Hoài Nguyệt đến sớm, bằng không để ngày đầu tiên tổng biên tập mới đi làm đã gặp “không thành kế" thì đúng là không hay lắm.
Trần Thụy Dương không để ý: “Là tôi đến sớm mà. Trà của Hoài Nguyệt rất ngon, tôi cầm theo đây". Nói rồi anh ta cầm cốc đi cùng Phó Tổng biên tập Lưu.
Hoài Nguyệt mở máy tính, kỳ tới phải viết bài về Tết Đoan ngọ. Theo yêu cầu của cô, Hội Dân tộc học đã gửi cho cô một loạt bài viết và ảnh chụp, giờ cô phải lọc lại.
Trần Thụy Dương chỉ họp mười phút để chào hỏi mọi người. Trừ xưởng in ở bên ngoài, còn lại một tờ tạp chí và hai công ty đều nằm trong tòa nhà năm tầng này. Đây vốn là tòa nhà làm việc của Ban Ngoại vụ, sau đó Ban Ngoại vụ chuyển vào khu văn phòng của chính quyền tỉnh, tòa nhà này được để lại cho tòa soạn tạp chí. Tòa nhà nằm trên sườn dốc, dưới bóng cây xanh mát, khi nhìn xuống sẽ thấy cảnh non xanh nước biếc, dù ở trung tâm thành phố nhưng lại là một nơi rất yên tĩnh, bất chấp cuộc sống xô bồ chỉ cách đó chẳng bao xa.
©STENT
Trần Thụy Dương đứng bên cửa sổ văn phòng ở tầng bốn, nhìn dòng xe cộ dưới đường. Bốn năm trước, anh là trưởng phòng trẻ tuổi nhất của Ban Ngoại vụ, trong một buổi lễ tiếp đón, anh được một vị lãnh đạo trên Bộ để ý, đề cử ra nước ngoài làm việc. Khi đó anh đang chuẩn bị kết hôn với người bạn gái đã yêu nhau hai năm, suy nghĩ nhiều lần, thấy không nỡ từ bỏ cơ hội tốt như vậy nên hứa với cô, hết nhiệm kỳ ba năm, trở về sẽ kết hôn.
Suốt ba năm, anh vẫn giữ mình trong sạch, mặc dù xung quanh không thiếu phụ nữ ưu tú, nhưng nghĩ đến lời hứa với một người khác, Trần Thụy Dương luôn biết điểm dừng, không ngờ nhận được tin người đó đã kết hôn. Điều khiến Trần Thụy Dương sốc là cô ta lại đi dụ dỗ người đã có vợ con, phá vỡ hạnh phúc gia đình nhà người ta.
Trần Thụy Dương trách, hỏi vì sao, không ngờ cô ta còn chính khí lẫm liệt hơn anh.
Cô ta nói: “Tại sao anh không hỏi xem mình ích kỷ thế nào? Anh theo đuổi tiền đồ của anh là không sai, nhưng anh có bao giờ nghĩ, một cô gái như tôi có bao nhiêu lần ba năm để chờ đợi không? Ngộ nhỡ trong ba năm này anh quay sang yêu người khác thì tôi biết làm thế nào?"
Anh nói: “Đó chẳng phải là tôi suy nghĩ vì tương lai của hai chúng ta sao? Không phải tôi muốn cho cô một cuộc sống tốt hơn sao?"
Cô ta khinh khỉnh nói: “Anh chỉ là bí thư thứ nhất, trở lại cơ quan trung ương thì có thể có hy vọng làm Vụ phó, nhưng dù thế, đi làm cũng phải đợi xe tuyến, còn xuống tỉnh thì căn bản không thể làm lãnh đạo cấp Sở ngay được. Tôi lãng phí ba năm tuổi xuân, đến lúc đó, từ một trưởng phòng ba mươi mốt tuổi, tôi sẽ biến thành một trưởng phòng ba mươi tư tuổi. Trong ba năm, anh có biết giá nhà thành phố này tăng bao nhiêu lần không? Với tiền lương, tiền thưởng của một công chức quèn như anh thì đến già, chúng ta cũng không mua nổi cái nhà như tôi đang ở bây giờ. Đã có người khác cho tôi tất cả những thứ này thì sao tôi còn phải đợi nữa?"
Nghe xong anh quay đầu bỏ đi, không một giây chần chừ.
Sau khi trở về, đúng là anh không được đề bạt ngay, ở địa phương không giống trung ương, không có nhiều vị trí lãnh đạo cấp Sở chờ anh như vậy. Nửa năm sau, Tổng biên tập Tạp chí Giao lưu văn hóa đã đến tuổi về hưu, lãnh đạo hỏi ý kiến, đương nhiên anh biết đó là một vị trí béo bở, nếu không phải cấp trên lên tiếng giúp thì đâu đến lượt. Vì thế, anh lập tức đồng ý. Không phải là tiền sao? Anh nghĩ, phải cho cô ả đó thấy mình có mua được một căn nhà như cô ta đang ở hay không.
Sau khi giận dữ, sau khi đau lòng, anh đã nghĩ thông suốt, cảm thấy mình không có tổn thương gì mà ngược lại, phải nên vui mừng vì rốt cuộc mình đã nhìn rõ bản chất của người phụ nữ đó. Anh thực sự không dám tưởng tượng, nếu như thực sự cưới cô ta thì cuộc sống sẽ như thế nào. Suốt ngày bị đay nghiến chuyện tiền nong?
Anh cảm thấy khó hiểu vì sao năm đó mình lại thích một người phụ nữ như vậy, hình như cũng là cô ta chủ động theo đuổi mình, chắc là vẻ sùng bái của cô ta đã thỏa mãn tâm lý tự mãn bồng bột của mình. Mình đúng là một thằng ngu xuẩn, anh cười cười tự giễu.
Trong cả câu chuyện, người bị hại duy nhất chính là Thương Hoài Nguyệt. Trong xã hội này, ly hôn là một đòn tấn công nặng nề đối với phụ nữ, chồng bị cướp mất, quyền giám hộ đối với con trai cũng bị cướp mất. Nhớ tới vẻ mặt cô nhìn bức ảnh con trai vừa rồi, anh biết đó là một người phụ nữ vừa xinh đẹp vừa dịu dàng. Gã Lỗ Phong kia cũng mù mắt không khác gì mình trước đây.
Tác giả :
Hàm Hàm