Duyên Số Gặp Ma
Chương 51: Đâu phải là làng
Trong một mùa hè, trường học thì ai cũng nghỉ hè 4 tháng, chuyện xẩy ra trước năm 1980, người thì đi chơi thành phố khác, người thì về quê làm ruộng nương, còn tôi ở trong thành phố khi rảnh hay đi thăm bạn bè ở quê đi chài cá hay soi ếch, năm nay hạt mưa hình như ít hơn mọi năm.
Một thác nước tươi đẹp xa thành phố cỡ 30 cây số xuôi về miền nam, tên thác nước là Quang Xi mà bây giờ du lịch vẫn thường xuyên dẫn khách quan đến thăm viếng luôn luôn, tôi cũng chưa từng thấy bao giờ. Năm nay như có cái thích thú muốn đi chơi cho thấy một lần, 30 km đường núi rừng đất đỏ cũng gọi là xa lắm rồi, sinh sống ở đó quanh năm cũng không mấy người chú ý đi chơi, đa số người ta hay gom tiền nhau rồi mướn xe đi, ít người lái xe máy vì đường xa quá bụi bặm nguy hiểm núi đèo nữa. Chiều nay vắng vắng, tôi lái xe máy đi thăm bạn ngồi chơi, bỗng chợt nhớ ra tới thác nước, mới rủ nhau bốn người cho đủ hai chiếc xe máy rồi hẹn ngày mình đi chơi, ai cũng sốt sắng vì chưa được đi chơi bao giờ và nhắc nhở nhau lái xe cho cẩn thận là được rồi.
Đến sáng ngày hẹn hứa, bốn người gặp ở chợ mua thức ăn nước uống bỏ vào balô rồi lên đường từ 7.30 giờ sáng, hai chiếc xe máy chạy trên đường bụi bặm núi đèo rồi đi qua từng làng một, gần hai tiếng đồng hồ thì tới ngã ba con đường rẽ lên thác nước. Hai chiếc xe đậu nghỉ ngơi một lát, một làng nhỏ lâu đời, người làng làm cái sập nhỏ bán trái cây ở trước nhà, cỡ 15 phút chúng tôi tiếp tục lên đường qua những dốc núi cao quanh co, ngó xuống thấy cả những làng nhỏ ruộng nương rất đẹp mắt. Khi tới, bốn người đứng sững, chưa từng thấy thác nước nào mà đẹp như vậy, mùi hơi nước mát lạnh tỏa cả 50 m xa, bốn người ngồi ngắm, nghỉ ngơi một lát mới đứng dậy tham quan, bốn người trèo lên tầng thứ hai và tầng thứ ba của thác nước tắm. Trên đó thành cái hồ thiên nhiên, đứng trên cao ngó xuống phong cảnh quá đẹp, khi tắm xong lại trèo xuống gần nơi đậu xe ăn cơm rồi nằm ngủ nghỉ ngơi cho đến xế chiều rồi mới về. Cỡ 1 giờ trưa, bốn người đang mát mẻ nằm thì tất cả ngồi dậy ngó mặt nhau, lúc đầu thì ai cũng ngó về đường xe lên thác nước này, vì nghĩ là có xe ôtô mở nhạc lớn chở người đến chơi thác nước. Một lát trôi qua, bốn người đứng lên cùng một lúc ngó mặt nhau khi không có xe nào tới, không ai nói ra một lời nào rồi đi ra cỡ 50 m ngó xuống chân núi thì thấy một cái lều lớn và bao nhiêu cái lều nhỏ vòng quanh, bận rộn với bóng người và tiếng người, tiếng nhạc như ngày lễ gì lớn lao của làng, bên cạnh đám đông đó có một ngôi làng nhỏ, một người bạn chỉ tay và nói: "Kìa! Con đường mà mình lái xe lên thác nước ở sát với nơi đang lễ hội đó, mình có nên ghé thăm không? Bây giờ cũng hơn 2 giờ trưa rồi, xuống đèo là tới luôn mà."
Bốn người dẹp dọn đồ vào balô rồi lên xe, khi xe lăn bánh, trong lòng cả bốn người hao hức cho tới chỗ lễ hội lè lẹ, nhưng cả bốn người hình như không để ý tới tiếng ồn ào và tiếng nhạc đó đã im lặng từ lúc lên xe. Hai chiếc xe vừa đi vừa ngó về phiá bên tay trái, hết đoạn cua này rồi đến đoạn cua kia, chỉ thấy đồng ruộng vắng lặng, cũng chẳng thấy ngôi làng nào cả, bên đường cây cối thiên nhiên chẳng thấy chiếc xe nào đậu ở lề đường như lúc ở trên thác khi bốn người ngó xuống. Gần 10 km từ thác nước cho tới ngã ba không có một ngôi làng nào. Hai chiếc xe máy quay đầu chạy ngược về phía thác nước, vừa đi vừa ngó cũng không thấy gì cả, khi ngẩng mặt lên thì đã tới thác nước nữa rồi, dừng xe thì tiếng người cười, người nói nghe vọng tới đây với tiếng nhạc ầm ầm, vài bước sang lề đường ngó xuống:
- Coi kìa! Nó đâu có xa nơi mình đứng đến 1 km nữa, hay là có đường rẽ vào làng đó.
Rồi hai chiếc xe xuống đèo thác nước thêm một lần, tám con mắt với từng hơi thở hồi hộp cứ mãi, cứ mãi rồi cứ mãi đi cho tới ngã ba, dừng xe máy nghỉ ngơi, bốn người mua dừa non uống vừa ngồi than thở:
- Đã bỏ công đến đây rồi thì cũng muốn ghé coi lễ hội một chút để ngắm em gái chứ, có cả ban nhạc mà, tại sao từ thác nước đến đây mà kiếm không thấy cái làng và lễ hội đó?
Đâu ai nghĩ là ma giữa ban ngày mà bốn người thấy một lúc. Lễ hội đông đủ chật chọi với bóng người. Bà bán trái cây nghe nói, bà cười lên rồi ngó mặt tất cả mọi người, đúng lúc tôi hỏi thì bà già đó nói trước:
- Có phải lễ hội ở chân núi của cái thác nước đó phải không?
Tôi bắt đầu hỏi bà:
- Chào bà, về gần thác nước có làng đang lễ hội phải không? Có đường khác đi làng đó phải không?
Tất cả mọi người ngồi im ngó mặt bà già, bà cười nhè nhẹ một lát rồi nói:
- Có lễ hội gì đâu các con, từ đây đi đến thác nước cũng đâu có làng nào, đó là làng ma chứ không phải làng người.
Tất cả đứng hình ngó mặt nhau, lòng tôi đến đây cũng thấy ớn ớn. Bà già nói tiếp:
- Thôi các con về đi, đừng có ngược về nơi đó nữa.
Tất cả mọi người đã thấy vậy rồi thì đi về. Bà nói tiếp:
- Ngày mai đừng quên rủ nhau vào chùa cho ông thầy sư cúng bái cho, cũng thường xuyên có người thấy, cũng có người từng hỏi tới chuyện này, lâu lâu cũng có người gặp giống như các con.
Một người bạn thì không có câu nói gì cả, chỉ một câu là về gấp. Sau gần nửa tiếng thì tất cả mọi người chắp tay chào bà già đó rồi lên xe quay thẳng đường về nhà, chứ không còn lễ hội gì nữa.
Từ đó đến giờ, lâu lâu trong lòng vẫn còn nhớ lại và tôi cũng chỉ biết ngồi lắc đầu cười thôi, rồi chuyện đến đây cũng đã hết, chúc bạn đọc vui vẻ.
Một thác nước tươi đẹp xa thành phố cỡ 30 cây số xuôi về miền nam, tên thác nước là Quang Xi mà bây giờ du lịch vẫn thường xuyên dẫn khách quan đến thăm viếng luôn luôn, tôi cũng chưa từng thấy bao giờ. Năm nay như có cái thích thú muốn đi chơi cho thấy một lần, 30 km đường núi rừng đất đỏ cũng gọi là xa lắm rồi, sinh sống ở đó quanh năm cũng không mấy người chú ý đi chơi, đa số người ta hay gom tiền nhau rồi mướn xe đi, ít người lái xe máy vì đường xa quá bụi bặm nguy hiểm núi đèo nữa. Chiều nay vắng vắng, tôi lái xe máy đi thăm bạn ngồi chơi, bỗng chợt nhớ ra tới thác nước, mới rủ nhau bốn người cho đủ hai chiếc xe máy rồi hẹn ngày mình đi chơi, ai cũng sốt sắng vì chưa được đi chơi bao giờ và nhắc nhở nhau lái xe cho cẩn thận là được rồi.
Đến sáng ngày hẹn hứa, bốn người gặp ở chợ mua thức ăn nước uống bỏ vào balô rồi lên đường từ 7.30 giờ sáng, hai chiếc xe máy chạy trên đường bụi bặm núi đèo rồi đi qua từng làng một, gần hai tiếng đồng hồ thì tới ngã ba con đường rẽ lên thác nước. Hai chiếc xe đậu nghỉ ngơi một lát, một làng nhỏ lâu đời, người làng làm cái sập nhỏ bán trái cây ở trước nhà, cỡ 15 phút chúng tôi tiếp tục lên đường qua những dốc núi cao quanh co, ngó xuống thấy cả những làng nhỏ ruộng nương rất đẹp mắt. Khi tới, bốn người đứng sững, chưa từng thấy thác nước nào mà đẹp như vậy, mùi hơi nước mát lạnh tỏa cả 50 m xa, bốn người ngồi ngắm, nghỉ ngơi một lát mới đứng dậy tham quan, bốn người trèo lên tầng thứ hai và tầng thứ ba của thác nước tắm. Trên đó thành cái hồ thiên nhiên, đứng trên cao ngó xuống phong cảnh quá đẹp, khi tắm xong lại trèo xuống gần nơi đậu xe ăn cơm rồi nằm ngủ nghỉ ngơi cho đến xế chiều rồi mới về. Cỡ 1 giờ trưa, bốn người đang mát mẻ nằm thì tất cả ngồi dậy ngó mặt nhau, lúc đầu thì ai cũng ngó về đường xe lên thác nước này, vì nghĩ là có xe ôtô mở nhạc lớn chở người đến chơi thác nước. Một lát trôi qua, bốn người đứng lên cùng một lúc ngó mặt nhau khi không có xe nào tới, không ai nói ra một lời nào rồi đi ra cỡ 50 m ngó xuống chân núi thì thấy một cái lều lớn và bao nhiêu cái lều nhỏ vòng quanh, bận rộn với bóng người và tiếng người, tiếng nhạc như ngày lễ gì lớn lao của làng, bên cạnh đám đông đó có một ngôi làng nhỏ, một người bạn chỉ tay và nói: "Kìa! Con đường mà mình lái xe lên thác nước ở sát với nơi đang lễ hội đó, mình có nên ghé thăm không? Bây giờ cũng hơn 2 giờ trưa rồi, xuống đèo là tới luôn mà."
Bốn người dẹp dọn đồ vào balô rồi lên xe, khi xe lăn bánh, trong lòng cả bốn người hao hức cho tới chỗ lễ hội lè lẹ, nhưng cả bốn người hình như không để ý tới tiếng ồn ào và tiếng nhạc đó đã im lặng từ lúc lên xe. Hai chiếc xe vừa đi vừa ngó về phiá bên tay trái, hết đoạn cua này rồi đến đoạn cua kia, chỉ thấy đồng ruộng vắng lặng, cũng chẳng thấy ngôi làng nào cả, bên đường cây cối thiên nhiên chẳng thấy chiếc xe nào đậu ở lề đường như lúc ở trên thác khi bốn người ngó xuống. Gần 10 km từ thác nước cho tới ngã ba không có một ngôi làng nào. Hai chiếc xe máy quay đầu chạy ngược về phía thác nước, vừa đi vừa ngó cũng không thấy gì cả, khi ngẩng mặt lên thì đã tới thác nước nữa rồi, dừng xe thì tiếng người cười, người nói nghe vọng tới đây với tiếng nhạc ầm ầm, vài bước sang lề đường ngó xuống:
- Coi kìa! Nó đâu có xa nơi mình đứng đến 1 km nữa, hay là có đường rẽ vào làng đó.
Rồi hai chiếc xe xuống đèo thác nước thêm một lần, tám con mắt với từng hơi thở hồi hộp cứ mãi, cứ mãi rồi cứ mãi đi cho tới ngã ba, dừng xe máy nghỉ ngơi, bốn người mua dừa non uống vừa ngồi than thở:
- Đã bỏ công đến đây rồi thì cũng muốn ghé coi lễ hội một chút để ngắm em gái chứ, có cả ban nhạc mà, tại sao từ thác nước đến đây mà kiếm không thấy cái làng và lễ hội đó?
Đâu ai nghĩ là ma giữa ban ngày mà bốn người thấy một lúc. Lễ hội đông đủ chật chọi với bóng người. Bà bán trái cây nghe nói, bà cười lên rồi ngó mặt tất cả mọi người, đúng lúc tôi hỏi thì bà già đó nói trước:
- Có phải lễ hội ở chân núi của cái thác nước đó phải không?
Tôi bắt đầu hỏi bà:
- Chào bà, về gần thác nước có làng đang lễ hội phải không? Có đường khác đi làng đó phải không?
Tất cả mọi người ngồi im ngó mặt bà già, bà cười nhè nhẹ một lát rồi nói:
- Có lễ hội gì đâu các con, từ đây đi đến thác nước cũng đâu có làng nào, đó là làng ma chứ không phải làng người.
Tất cả đứng hình ngó mặt nhau, lòng tôi đến đây cũng thấy ớn ớn. Bà già nói tiếp:
- Thôi các con về đi, đừng có ngược về nơi đó nữa.
Tất cả mọi người đã thấy vậy rồi thì đi về. Bà nói tiếp:
- Ngày mai đừng quên rủ nhau vào chùa cho ông thầy sư cúng bái cho, cũng thường xuyên có người thấy, cũng có người từng hỏi tới chuyện này, lâu lâu cũng có người gặp giống như các con.
Một người bạn thì không có câu nói gì cả, chỉ một câu là về gấp. Sau gần nửa tiếng thì tất cả mọi người chắp tay chào bà già đó rồi lên xe quay thẳng đường về nhà, chứ không còn lễ hội gì nữa.
Từ đó đến giờ, lâu lâu trong lòng vẫn còn nhớ lại và tôi cũng chỉ biết ngồi lắc đầu cười thôi, rồi chuyện đến đây cũng đã hết, chúc bạn đọc vui vẻ.
Tác giả :
Bounthanh Sirimoungkhoune