Đuổi Theo Con Sóng
Chương 64
Edit: Mimi – Beta: Chi
*****
Đồng tử trong mắt Tùy Ý hơi giãn ra. Lời nói của Ninh Lan đã theo dây thần kinh truyền vào đại não, song hắn vẫn từ chối hiểu theo bản năng.
Người trước mặt, mắt, mũi, miệng và cả cái nốt ruồi nhỏ hắn đã hôn vô số lần kia đều y hệt như trong trí nhớ, vậy mà lời đối phương nói ra lại chẳng có chút quen thuộc nào, khiến hắn như rơi thẳng vào hầm băng lạnh lẽo.
Tùy Ý ngập ngừng hỏi: “Cậu… không nhớ tôi?"
Câu thăm dò này đương nhiên vô nghĩa. Nếu không nhớ, Ninh Lan sẽ không phản ứng như thế, ngay cả ánh mắt cậu cũng rất mơ hồ, hoàn toàn không dám trực tiếp đối diện với hắn.
Tùy Ý sải bước đi vòng qua, không nói một lời đã nắm chặt cổ tay của người nọ. Hai chiếc khuyên trên tai đã bị Ninh Lan tháo xuống rồi, chỉ còn lại cái lỗ nhỏ màu hồng nhạt. Vòng tay cũng không còn, chỉ có vết sẹo nơi mu bàn tay là vẫn y nguyên.
Đây là vết bỏng do dầu bắn khi cậu nấu cơm cho hắn. Lúc ấy hắn còn định mua kem trị bỏng tốt nhất, mỗi ngày bôi ba lượt, để đôi bàn tay xinh đẹp này không có một vết sẹo nào.
Đây đúng là Ninh Lan, Lan Lan của hắn đã trở lại rồi.
Con người, càng cuống thì càng sợ lỗi sợ sai. Sau khi xác nhận xong, Tùy Ý lại nắm chặt tay Ninh Lan thêm một chút, lúc sờ thấy lòng bàn tay cậu đổ đầy mồ hôi lạnh mới vội la lên: “Sao vậy? Cậu khó chịu ở đâu à?"
Lỗ Hạo ở một bên thấy phản ứng của Ninh Lan có phần kì lạ, rõ ràng là đang cực kỳ căng thẳng, nên anh đã nhận định dù Tùy Ý thật sự quen biết Ninh Lan thì cũng chẳng phải loại người tốt đẹp gì. Vì thế, anh bước lên chen vào giữa hai người, để Ninh Lan tránh phía sau mình, nói với Tùy Ý: “Cậu ấy bảo không quen biết cậu, phiền cậu rời đi cho."
Tùy Ý chỉ biết Ninh Lan, đột nhiên bị Lỗ Hạo đẩy ra thì tức giận vươn tay kéo cậu: “Theo tôi trở về."
Lần này Ninh Lan né tránh. Cậu nghiêng người, lùi về phía sau một bước rất nhỏ, không liếc nhìn Tùy Ý đã lập tức xoay người đi vào buồng trong.
Tùy Ý bị Lỗ Hạo chắn đường, vẻ mặt cực kỳ căng thẳng. Một giây trước khi bùng nổ, hắn kịp kiểm soát phản ứng của bản thân, trầm giọng nói: “Tránh ra."
Lỗ Hạo chỉ thấp hơn hắn một chút, khí thế không hề thua kém. Anh không hề nao núng nói: “Mời cậu đi cho."
Tùy Ý vẫn còn chút liều lĩnh bất chấp của thiếu niên, nếu là ba năm trước, hắn đã đè người này xuống đất đánh cho một trận từ lâu lắm rồi.
Lỗ Hạo có thể cảm nhận được sự táo tợn của thanh niên trước mặt. Đón nhận ánh mắt tối tăm của hắn, anh bình tĩnh nói: “Nếu cậu muốn tình trạng của cậu ấy thêm tồi tệ thì cứ xông vào."
Cuối cùng lý trí chiếm thế thượng phong, Tùy Ý lùi ra ngoài quầy bán quà vặt, hít sâu mấy hơi cố ép bản thân bình tĩnh lại.
Giờ đã tìm được người, việc cần làm tiếp theo là đưa đối phương về nhà. Tuy có vẻ không mấy dễ dàng, nhưng dù thế nào đều tốt hơn những ngày tháng bồn chồn lo lắng, chạy đôn chạy đáo tìm kiếm khắp nơi để rồi thất vọng hết này đến lần khác.
Khi đã lấy lại được bình tĩnh, Tùy Ý suy sụp dựa vào tường, dường như mấy phút ngắn ngủi vừa qua đã khiến hắn tiêu hao tất cả thể lực.
Cử chỉ rụt rè đầy sợ hãi của Ninh Lan hằn sâu trong óc, đau đớn bị trì hoãn đã lâu chậm rãi đánh úp lại, Tùy Ý nhắm chặt hai mắt, vừa hồi tưởng trong hoảng hốt, vừa không nhịn được mà tua lại cảnh tượng vừa gặp không ngừng.
Hơn một nghìn ngày đêm qua, đây là lần đầu tiên hắn nhìn thấy Ninh Lan sờ sờ ngay trước mặt.
Ở một góc không người, Tùy Ý giơ tay xoa nhẹ đôi mắt cay xè.
Mặt trời sắp khuất bóng, ánh nắng vàng vọt bị đèn đường ở ngã tư thay thế dần. Tùy Ý đợi ở bên ngoài thêm một lúc, cửa quầy bán quà vặt mới lần nữa mở ra.
Người đầu tiên bước ra là Lỗ Hạo. Anh cầm mấy cái bánh bao, quay đầu nói với người bên trong vài câu gì đó. Tùy Ý tưởng là Ninh Lan, không nhịn được tiến lên xem thử. Bà cụ đứng ở cửa thấy hắn lập tức nhảy dựng lên, vừa xắn tay áo vừa tìm “vũ khí".
Tùy Ý mới gọi một tiếng “bà" đã bị một chậu nước lạnh hắt thẳng vào mặt.
“Thằng khốn cậu còn dám tới? Cút cho tôi, tôi không muốn thấy cậu, Ninh Ninh cũng không muốn thấy cậu, cút!"
Bà vừa mắng vừa thở hồng hộc, mặt cũng đỏ cả lên, Lỗ Hạo phải lên tiếng trấn an mãi bà mới chịu vào nhà.
Hôm nay quầy bán quà vặt dường như không định buôn bán nữa, cửa sắt đóng “uỳnh" một cái. Lỗ Hạo rời đi theo con đường phía Tây, để lại một mình Tùy Ý đứng ngốc ngoài cửa.
Bà lão từng hiền lành hòa ái với hắn đột nhiên trở mặt, nhưng khi hiểu được hàm ý ẩn sâu sau việc bị hắt nước trước đám đông, lòng hắn đón nhận cơn đau dữ dội thứ hai.
Người ngoài đứng xem còn thế, thử hỏi bản thân Ninh Lan đau đớn biết bao.
Hắn còn ảo tưởng Ninh Lan có thể quên hết đau khổ, chỉ nhớ những giây phút hạnh phúc bên nhau. Nhưng Ninh Lan trăm phương nghìn kế trốn tránh hắn, không muốn gặp hắn, rõ ràng là vì không quên được.
Ký ức đau khổ không gì sánh được, mà nhưng nỗi đau ấy, đa số đều là hắn tự tay khắc xuống cơ thể Ninh Lan.
Chẳng thể trách ai, chỉ có thể trách bản thân mình.
“Này, cậu nhóc, nhìn bên này! Âyy…"
Đang chìm đắm trong thất vọng, Tùy Ý bỗng nghe có người gọi mình.
Hắn xoay cái cổ cứng đờ, ngẩng đầu nhìn lại, bên phải quầy bán quà vặt là một nhà tắm thường thấy ở vùng nông thôn phương Bắc. Mùa hè, nhà tắm hình như không mở cửa, biển đèn cũng chẳng sáng lên.
Người gọi hắn là một phụ nữ trung niên.
Mấy phút sau, Tùy Ý ngồi trong cửa hàng của người phụ nữ trung niên tự xưng họ Khương nọ. Cô bé có vẻ là con của bà đỏ mặt đưa cho hắn một bình nước khoáng, sau đó ngồi xuống bàn đối diện, cầm quyển sách lặng lẽ đọc, thỉnh thoảng lại ngẩng đầu liếc trộm hắn.
Thím Khương cầm ra cho hắn một cái khăn mặt, nói: “Buổi chiều đã thấy cậu đứng ngoài cửa, đi chơi mạt trượt một hồi vẫn thấy cậu còn ở đó, thật đáng thương."
Tùy Ý cảm ơn bà, nhận lấy cái khăn, lặng lẽ lau khô nước trên mặt và cổ.
Thím Khương ngồi xuống băng ghế bên cạnh, đảo mắt, hóng hớt hỏi: “Cậu có quan hệ thế nào với bà Trương đấy?" Nói xong, bà lại quan sát Tùy Ý một lượt, phỏng đoán: “Có phải con đứa con nuôi của bà ấy không? Ấy, lần trước gặp cậu còn ẵm ngửa, vậy mà giờ đã lớn như vậy rồi!"
Tùy Ý nói không phải, thuận miệng hỏi chuyện “con nuôi". Có lẽ Thím Khương ở nhà một mình lâu cũng thấy buồn, mãi mới có người để nói chuyện nên liền bật máy, bắt đầu nói mãi không ngừng mấy chuyện ngày xưa.
Thì ra bà Trương vốn không phải mẹ đơn thân. Hồi hai mươi tuổi, bà lên xưởng dệt trấn trên làm việc, một đêm tan làm trở về, bà nhặt được một bé trai. Khi đó truyền thông chưa phát triển, bà gõ cửa từng nhà hỏi thăm, cũng tới đồn cảnh sát nhờ vả mầy lần nhưng vẫn không tìm được người nhà của đứa bé. Bà Trương nuôi nó vài ngày, dần có tình cảm nên quyết định nhận nuôi đứa bé luôn. Những năm tháng tuổi trẻ, vì nuôi đứa bé, bà liều mạng làm việc, thậm chí còn không màng đến chuyện kết hôn. Cũng may đứa bé kia có tương lai, thành tích luôn dẫn đầu trường, sau còn được học bổng thi đậu vào một trường đại học danh tiếng, thành công vang dội như pháo nổ vọng khắp đường to ngõ nhỏ Tuyền Tây.
“Lúc ấy Tuyền Tây còn là một trấn nhỏ hẻo lánh nơi thôn dã, sự kiện đó thật khiến cả trấn hãnh diện theo!" Nói tới đây, nụ cười trên mặt thím Khương dần tắt, cho thấy câu chuyện bắt đầu chuyển hướng: “Mọi người đều cho rằng những tháng ngày cơ cực của bà Trương đã chấm dứt, nào ngờ cha mẹ ruột của thằng nhóc kia đột nhiên tìm tới, muốn nó về nhận tổ quy tông. Cha mẹ đẻ của nó họ Tôn, nghe nói nó vừa sinh ra đã bị bệnh viện phán là yếu ớt, không sống quá hai mươi. Khi đó nhà họ Tôn còn chưa phát tài nên đã cắn răng vứt đứa nhỏ đi. Hơn hai mươi năm sau bọn họ trở nên giàu có, lại nhớ tới đứa bé năm xưa, đến Tuyền Tây nghe ngóng, biết đứa nhỏ chẳng những sống mạnh khỏe mà còn rất có tương lai nên vội vàng đến đón về.
“Lại nói, thằng nhãi kia cũng chẳng có lương tâm, thấy nhà cha mẹ đẻ có tiền có thế, liền vứt bỏ mẹ nuôi, thay tên đổi họ trở về nhà họ Tôn, không lâu sau liền cưới vợ. Sau khi kết hôn, nó có bế con về thăm bà Trương một lần, khoảng mười, hai năm trước, nhưng bà Trương quyết không cho nó bước chân vào cửa, dùng một chậu nước đuổi ra ngoài."
Thím Khương kể xong thì thở dài một hơi: “Có vài người, rõ ràng cũng có trái tim trong lồng ngực, nhưng chẳng biết sao lại có thể bạc tình bạc nghĩa như vậy."
Tùy Ý rơi vào trầm tư, thầm nghĩ chẳng trách bà Trương lại ghét hắn đến thế. Có lẽ bà đã coi hắn là người xấu muốn tới cướp con trai bảo bối của bà.
Ngẫm lại thì cũng đúng, hắn thực sự bỏ rơi Ninh Lan ngay khi cậu cần hắn nhất, giờ thấy cậu vẫn sống tốt lại muốn đón cậu về.
Sáng sớm hôm sau, quầy bán quà vặt mở cửa buôn bán bình thường.
Bà Trương dậy thật sớm, dọn ghế ngồi canh như thần giữ cửa. Mắt bà rất kém, cách ba mét đã chẳng phân biệt được vật hay người nhưng hễ có tiếng bước chân lại gần, bà liền rướn cổ nhìn chăm chú, rất giống gà mẹ dang cánh bảo vệ đàn con.
Gà con Ninh Lan không nhìn nổi, năm lần bảy lượt khuyên bà về phòng nghỉ ngơi, ban ngày phơi nắng kiểu gì cũng bị cảm. Một lúc sau, Lỗ Băng Hoa từ đường Tây lắc lư tới đây ăn sáng, ăn xong còn vỗ ngực cam đoan sẽ trông chừng Ninh Ninh, bấy giờ bà Trương mới đồng ý để Ninh Lan đỡ về phòng nghỉ.
Lỗ Băng Hoa bưng cái ghế giữ cửa ra sau quầy, nhỏ giọng hỏi: “Nghe anh em nói, có người tới tìm anh rồi à?"
Ninh Lan vào trong giả vờ pha cà phê, không để ý đến cậu ta.
“Người nhà anh hả? Ba? Mẹ? Hay là anh chị? Vì sao không đến sớm một chút? Bị bà đánh rồi đúng không? Ôi ôi, anh mau kể cho em nghe đi!"
Lỗ Hạo hiển nhiên không kể tình hình cụ thể cho Lỗ Băng Hoa. Ninh Lan cảm thấy có thể giữ mồm giữ miệng trước khẩu súng liên thanh của “Lỗ em" này quả không phải chuyện dễ dàng. Vì thế, buổi sáng, khi Lỗ Hạo nhắn tin nhắc nhở cậu ăn cơm xong mới được uống thuốc, cậu đáp “ừm", còn kèm thêm câu “anh cũng ăn ngon miệng nhé".
Sáng sớm, tiệm cắt tóc không có khách, Lỗ Băng Hoa không hỏi được gì từ miệng Ninh Lan, ủ rũ nằm bò trên quầy chơi điện thoại, tiện giúp cậu trông hàng.
Ninh Lan tranh thủ ra ngoài một chuyến. Xe đẩy chất đầy hàng hóa, cậu buộc tay cầm của nó vào xe đạp, vậy là có một cái xe chở hàng.
Đường phố Tuyền Tây không lớn, đi một lát dừng một lát, thoáng cái đã hơn tiếng đồng hồ. Dọc đường, Ninh Lan nhận được điện thoại của Lỗ Băng Hoa, đối phương nói tiệm cắt tóc có khách nên phải trở về. Ninh Lan không mang theo chìa khóa, dặn cậu ta cứ giấu chìa vào sau cửa sắt của quầy là được.
Hàng xóm xung quanh hòa thuận, hiếm khi có người lạ tới, ngày thường dù mở cửa cũng không có trộm ghé thăm, nên Ninh Lan thoải mái xuống xe mua vài quả cà chua, mấy miếng dưa gang, ít thịt ba chỉ, chọn cá trích béo, lại chờ ông chủ mổ bụng đánh vẩy xong xuôi mới chuẩn bị trở về làm thịt kho tàu.
Hôm qua bà bị chọc giận, phải làm món ngon để bồi bổ cho bà.
Đang vừa xách túi lớn túi nhỏ vừa tính toán xem trưa nay sẽ nấu món gì, Ninh Lan bỗng bắt gặp một bóng người cao lớn, sợ tới mức suýt ngất đi.
Tùy Ý cũng bị dọa không nhẹ. Tối qua hắn trở về thành phố, sáng sớm liền tới tiệm trang sức lấy mặt dây chuyền, mua thêm vài thứ rồi vội vã đến đây. Thấy quầy bán quà vặt đóng cửa, bên trong không một bóng người, hắn còn tưởng Ninh Lan lại chạy mất rồi. Một luồng khí lạnh nhanh chóng lan từ lòng bàn chân lên tận đại não, khiến hắn suýt mất đi năng lực tự hỏi.
Giờ thấy Ninh Lan, thần kinh căng như dây đàn của hắn mới buông lỏng.
Tim Ninh Lan đập rất nhanh, chủ yếu là bị dọa. Cậu vòng qua Tùy Ý, đi vào buồng trong làm cá thịt. Đến khi đồ ăn được đặt cẩn thận trên thớt rồi, nhịp tim cậu mới ổn định dần.
Lúc ra sân nhổ hành, Ninh Lan liếc về phía chiếc rèm buông hờ ngoài cửa, thấy Tùy Ý vẫn còn đứng đó. Cậu suy nghĩ một lát, cuối cùng quyết định đi ra, thản nhiên hỏi: “Muốn mua gì?"
Tùy Ý còn chưa chuẩn bị sẵn sàng, luống cuống nhặt hai thanh socola đặt lên quầy.
Ninh Lan rũ mắt, nói: “Tổng cộng hai mươi đồng."
Hôm nay Tùy Ý đi vội, tìm khắp người cũng không thấy tờ tiền giấy nào, đành phải hỏi: “Có thể quẹt thẻ không?"
“Không thể." Ninh Lan quyết đoán thả socola về chỗ cũ, xoay người chuẩn bị vào nhà.
Từ đầu đến cuối, cậu chưa từng nhìn Tùy Ý một lần nào.
Tùy Ý có rất nhiều lời muốn nói, muốn hỏi hôm qua cậu làm sao, mấy năm nay cậu sống thế nào, còn muốn xin lỗi cậu, hỏi cậu có muốn trở về với mình không. Nhưng khi đối diện với gương mặt lạnh lùng của Ninh Lan, tất cả đều nghẹn trong cuống họng, không nói nên lời.
Cơ hội gặp riêng không dễ dàng có được, hắn không muốn để Ninh Lan đi vào, nhanh chân bước lên chắn đường cậu, lấy một cái thẻ to bằng cái danh thiếp ra khỏi ví tiền, nói: “Tôi muốn uống cà phê."
*****
Đồng tử trong mắt Tùy Ý hơi giãn ra. Lời nói của Ninh Lan đã theo dây thần kinh truyền vào đại não, song hắn vẫn từ chối hiểu theo bản năng.
Người trước mặt, mắt, mũi, miệng và cả cái nốt ruồi nhỏ hắn đã hôn vô số lần kia đều y hệt như trong trí nhớ, vậy mà lời đối phương nói ra lại chẳng có chút quen thuộc nào, khiến hắn như rơi thẳng vào hầm băng lạnh lẽo.
Tùy Ý ngập ngừng hỏi: “Cậu… không nhớ tôi?"
Câu thăm dò này đương nhiên vô nghĩa. Nếu không nhớ, Ninh Lan sẽ không phản ứng như thế, ngay cả ánh mắt cậu cũng rất mơ hồ, hoàn toàn không dám trực tiếp đối diện với hắn.
Tùy Ý sải bước đi vòng qua, không nói một lời đã nắm chặt cổ tay của người nọ. Hai chiếc khuyên trên tai đã bị Ninh Lan tháo xuống rồi, chỉ còn lại cái lỗ nhỏ màu hồng nhạt. Vòng tay cũng không còn, chỉ có vết sẹo nơi mu bàn tay là vẫn y nguyên.
Đây là vết bỏng do dầu bắn khi cậu nấu cơm cho hắn. Lúc ấy hắn còn định mua kem trị bỏng tốt nhất, mỗi ngày bôi ba lượt, để đôi bàn tay xinh đẹp này không có một vết sẹo nào.
Đây đúng là Ninh Lan, Lan Lan của hắn đã trở lại rồi.
Con người, càng cuống thì càng sợ lỗi sợ sai. Sau khi xác nhận xong, Tùy Ý lại nắm chặt tay Ninh Lan thêm một chút, lúc sờ thấy lòng bàn tay cậu đổ đầy mồ hôi lạnh mới vội la lên: “Sao vậy? Cậu khó chịu ở đâu à?"
Lỗ Hạo ở một bên thấy phản ứng của Ninh Lan có phần kì lạ, rõ ràng là đang cực kỳ căng thẳng, nên anh đã nhận định dù Tùy Ý thật sự quen biết Ninh Lan thì cũng chẳng phải loại người tốt đẹp gì. Vì thế, anh bước lên chen vào giữa hai người, để Ninh Lan tránh phía sau mình, nói với Tùy Ý: “Cậu ấy bảo không quen biết cậu, phiền cậu rời đi cho."
Tùy Ý chỉ biết Ninh Lan, đột nhiên bị Lỗ Hạo đẩy ra thì tức giận vươn tay kéo cậu: “Theo tôi trở về."
Lần này Ninh Lan né tránh. Cậu nghiêng người, lùi về phía sau một bước rất nhỏ, không liếc nhìn Tùy Ý đã lập tức xoay người đi vào buồng trong.
Tùy Ý bị Lỗ Hạo chắn đường, vẻ mặt cực kỳ căng thẳng. Một giây trước khi bùng nổ, hắn kịp kiểm soát phản ứng của bản thân, trầm giọng nói: “Tránh ra."
Lỗ Hạo chỉ thấp hơn hắn một chút, khí thế không hề thua kém. Anh không hề nao núng nói: “Mời cậu đi cho."
Tùy Ý vẫn còn chút liều lĩnh bất chấp của thiếu niên, nếu là ba năm trước, hắn đã đè người này xuống đất đánh cho một trận từ lâu lắm rồi.
Lỗ Hạo có thể cảm nhận được sự táo tợn của thanh niên trước mặt. Đón nhận ánh mắt tối tăm của hắn, anh bình tĩnh nói: “Nếu cậu muốn tình trạng của cậu ấy thêm tồi tệ thì cứ xông vào."
Cuối cùng lý trí chiếm thế thượng phong, Tùy Ý lùi ra ngoài quầy bán quà vặt, hít sâu mấy hơi cố ép bản thân bình tĩnh lại.
Giờ đã tìm được người, việc cần làm tiếp theo là đưa đối phương về nhà. Tuy có vẻ không mấy dễ dàng, nhưng dù thế nào đều tốt hơn những ngày tháng bồn chồn lo lắng, chạy đôn chạy đáo tìm kiếm khắp nơi để rồi thất vọng hết này đến lần khác.
Khi đã lấy lại được bình tĩnh, Tùy Ý suy sụp dựa vào tường, dường như mấy phút ngắn ngủi vừa qua đã khiến hắn tiêu hao tất cả thể lực.
Cử chỉ rụt rè đầy sợ hãi của Ninh Lan hằn sâu trong óc, đau đớn bị trì hoãn đã lâu chậm rãi đánh úp lại, Tùy Ý nhắm chặt hai mắt, vừa hồi tưởng trong hoảng hốt, vừa không nhịn được mà tua lại cảnh tượng vừa gặp không ngừng.
Hơn một nghìn ngày đêm qua, đây là lần đầu tiên hắn nhìn thấy Ninh Lan sờ sờ ngay trước mặt.
Ở một góc không người, Tùy Ý giơ tay xoa nhẹ đôi mắt cay xè.
Mặt trời sắp khuất bóng, ánh nắng vàng vọt bị đèn đường ở ngã tư thay thế dần. Tùy Ý đợi ở bên ngoài thêm một lúc, cửa quầy bán quà vặt mới lần nữa mở ra.
Người đầu tiên bước ra là Lỗ Hạo. Anh cầm mấy cái bánh bao, quay đầu nói với người bên trong vài câu gì đó. Tùy Ý tưởng là Ninh Lan, không nhịn được tiến lên xem thử. Bà cụ đứng ở cửa thấy hắn lập tức nhảy dựng lên, vừa xắn tay áo vừa tìm “vũ khí".
Tùy Ý mới gọi một tiếng “bà" đã bị một chậu nước lạnh hắt thẳng vào mặt.
“Thằng khốn cậu còn dám tới? Cút cho tôi, tôi không muốn thấy cậu, Ninh Ninh cũng không muốn thấy cậu, cút!"
Bà vừa mắng vừa thở hồng hộc, mặt cũng đỏ cả lên, Lỗ Hạo phải lên tiếng trấn an mãi bà mới chịu vào nhà.
Hôm nay quầy bán quà vặt dường như không định buôn bán nữa, cửa sắt đóng “uỳnh" một cái. Lỗ Hạo rời đi theo con đường phía Tây, để lại một mình Tùy Ý đứng ngốc ngoài cửa.
Bà lão từng hiền lành hòa ái với hắn đột nhiên trở mặt, nhưng khi hiểu được hàm ý ẩn sâu sau việc bị hắt nước trước đám đông, lòng hắn đón nhận cơn đau dữ dội thứ hai.
Người ngoài đứng xem còn thế, thử hỏi bản thân Ninh Lan đau đớn biết bao.
Hắn còn ảo tưởng Ninh Lan có thể quên hết đau khổ, chỉ nhớ những giây phút hạnh phúc bên nhau. Nhưng Ninh Lan trăm phương nghìn kế trốn tránh hắn, không muốn gặp hắn, rõ ràng là vì không quên được.
Ký ức đau khổ không gì sánh được, mà nhưng nỗi đau ấy, đa số đều là hắn tự tay khắc xuống cơ thể Ninh Lan.
Chẳng thể trách ai, chỉ có thể trách bản thân mình.
“Này, cậu nhóc, nhìn bên này! Âyy…"
Đang chìm đắm trong thất vọng, Tùy Ý bỗng nghe có người gọi mình.
Hắn xoay cái cổ cứng đờ, ngẩng đầu nhìn lại, bên phải quầy bán quà vặt là một nhà tắm thường thấy ở vùng nông thôn phương Bắc. Mùa hè, nhà tắm hình như không mở cửa, biển đèn cũng chẳng sáng lên.
Người gọi hắn là một phụ nữ trung niên.
Mấy phút sau, Tùy Ý ngồi trong cửa hàng của người phụ nữ trung niên tự xưng họ Khương nọ. Cô bé có vẻ là con của bà đỏ mặt đưa cho hắn một bình nước khoáng, sau đó ngồi xuống bàn đối diện, cầm quyển sách lặng lẽ đọc, thỉnh thoảng lại ngẩng đầu liếc trộm hắn.
Thím Khương cầm ra cho hắn một cái khăn mặt, nói: “Buổi chiều đã thấy cậu đứng ngoài cửa, đi chơi mạt trượt một hồi vẫn thấy cậu còn ở đó, thật đáng thương."
Tùy Ý cảm ơn bà, nhận lấy cái khăn, lặng lẽ lau khô nước trên mặt và cổ.
Thím Khương ngồi xuống băng ghế bên cạnh, đảo mắt, hóng hớt hỏi: “Cậu có quan hệ thế nào với bà Trương đấy?" Nói xong, bà lại quan sát Tùy Ý một lượt, phỏng đoán: “Có phải con đứa con nuôi của bà ấy không? Ấy, lần trước gặp cậu còn ẵm ngửa, vậy mà giờ đã lớn như vậy rồi!"
Tùy Ý nói không phải, thuận miệng hỏi chuyện “con nuôi". Có lẽ Thím Khương ở nhà một mình lâu cũng thấy buồn, mãi mới có người để nói chuyện nên liền bật máy, bắt đầu nói mãi không ngừng mấy chuyện ngày xưa.
Thì ra bà Trương vốn không phải mẹ đơn thân. Hồi hai mươi tuổi, bà lên xưởng dệt trấn trên làm việc, một đêm tan làm trở về, bà nhặt được một bé trai. Khi đó truyền thông chưa phát triển, bà gõ cửa từng nhà hỏi thăm, cũng tới đồn cảnh sát nhờ vả mầy lần nhưng vẫn không tìm được người nhà của đứa bé. Bà Trương nuôi nó vài ngày, dần có tình cảm nên quyết định nhận nuôi đứa bé luôn. Những năm tháng tuổi trẻ, vì nuôi đứa bé, bà liều mạng làm việc, thậm chí còn không màng đến chuyện kết hôn. Cũng may đứa bé kia có tương lai, thành tích luôn dẫn đầu trường, sau còn được học bổng thi đậu vào một trường đại học danh tiếng, thành công vang dội như pháo nổ vọng khắp đường to ngõ nhỏ Tuyền Tây.
“Lúc ấy Tuyền Tây còn là một trấn nhỏ hẻo lánh nơi thôn dã, sự kiện đó thật khiến cả trấn hãnh diện theo!" Nói tới đây, nụ cười trên mặt thím Khương dần tắt, cho thấy câu chuyện bắt đầu chuyển hướng: “Mọi người đều cho rằng những tháng ngày cơ cực của bà Trương đã chấm dứt, nào ngờ cha mẹ ruột của thằng nhóc kia đột nhiên tìm tới, muốn nó về nhận tổ quy tông. Cha mẹ đẻ của nó họ Tôn, nghe nói nó vừa sinh ra đã bị bệnh viện phán là yếu ớt, không sống quá hai mươi. Khi đó nhà họ Tôn còn chưa phát tài nên đã cắn răng vứt đứa nhỏ đi. Hơn hai mươi năm sau bọn họ trở nên giàu có, lại nhớ tới đứa bé năm xưa, đến Tuyền Tây nghe ngóng, biết đứa nhỏ chẳng những sống mạnh khỏe mà còn rất có tương lai nên vội vàng đến đón về.
“Lại nói, thằng nhãi kia cũng chẳng có lương tâm, thấy nhà cha mẹ đẻ có tiền có thế, liền vứt bỏ mẹ nuôi, thay tên đổi họ trở về nhà họ Tôn, không lâu sau liền cưới vợ. Sau khi kết hôn, nó có bế con về thăm bà Trương một lần, khoảng mười, hai năm trước, nhưng bà Trương quyết không cho nó bước chân vào cửa, dùng một chậu nước đuổi ra ngoài."
Thím Khương kể xong thì thở dài một hơi: “Có vài người, rõ ràng cũng có trái tim trong lồng ngực, nhưng chẳng biết sao lại có thể bạc tình bạc nghĩa như vậy."
Tùy Ý rơi vào trầm tư, thầm nghĩ chẳng trách bà Trương lại ghét hắn đến thế. Có lẽ bà đã coi hắn là người xấu muốn tới cướp con trai bảo bối của bà.
Ngẫm lại thì cũng đúng, hắn thực sự bỏ rơi Ninh Lan ngay khi cậu cần hắn nhất, giờ thấy cậu vẫn sống tốt lại muốn đón cậu về.
Sáng sớm hôm sau, quầy bán quà vặt mở cửa buôn bán bình thường.
Bà Trương dậy thật sớm, dọn ghế ngồi canh như thần giữ cửa. Mắt bà rất kém, cách ba mét đã chẳng phân biệt được vật hay người nhưng hễ có tiếng bước chân lại gần, bà liền rướn cổ nhìn chăm chú, rất giống gà mẹ dang cánh bảo vệ đàn con.
Gà con Ninh Lan không nhìn nổi, năm lần bảy lượt khuyên bà về phòng nghỉ ngơi, ban ngày phơi nắng kiểu gì cũng bị cảm. Một lúc sau, Lỗ Băng Hoa từ đường Tây lắc lư tới đây ăn sáng, ăn xong còn vỗ ngực cam đoan sẽ trông chừng Ninh Ninh, bấy giờ bà Trương mới đồng ý để Ninh Lan đỡ về phòng nghỉ.
Lỗ Băng Hoa bưng cái ghế giữ cửa ra sau quầy, nhỏ giọng hỏi: “Nghe anh em nói, có người tới tìm anh rồi à?"
Ninh Lan vào trong giả vờ pha cà phê, không để ý đến cậu ta.
“Người nhà anh hả? Ba? Mẹ? Hay là anh chị? Vì sao không đến sớm một chút? Bị bà đánh rồi đúng không? Ôi ôi, anh mau kể cho em nghe đi!"
Lỗ Hạo hiển nhiên không kể tình hình cụ thể cho Lỗ Băng Hoa. Ninh Lan cảm thấy có thể giữ mồm giữ miệng trước khẩu súng liên thanh của “Lỗ em" này quả không phải chuyện dễ dàng. Vì thế, buổi sáng, khi Lỗ Hạo nhắn tin nhắc nhở cậu ăn cơm xong mới được uống thuốc, cậu đáp “ừm", còn kèm thêm câu “anh cũng ăn ngon miệng nhé".
Sáng sớm, tiệm cắt tóc không có khách, Lỗ Băng Hoa không hỏi được gì từ miệng Ninh Lan, ủ rũ nằm bò trên quầy chơi điện thoại, tiện giúp cậu trông hàng.
Ninh Lan tranh thủ ra ngoài một chuyến. Xe đẩy chất đầy hàng hóa, cậu buộc tay cầm của nó vào xe đạp, vậy là có một cái xe chở hàng.
Đường phố Tuyền Tây không lớn, đi một lát dừng một lát, thoáng cái đã hơn tiếng đồng hồ. Dọc đường, Ninh Lan nhận được điện thoại của Lỗ Băng Hoa, đối phương nói tiệm cắt tóc có khách nên phải trở về. Ninh Lan không mang theo chìa khóa, dặn cậu ta cứ giấu chìa vào sau cửa sắt của quầy là được.
Hàng xóm xung quanh hòa thuận, hiếm khi có người lạ tới, ngày thường dù mở cửa cũng không có trộm ghé thăm, nên Ninh Lan thoải mái xuống xe mua vài quả cà chua, mấy miếng dưa gang, ít thịt ba chỉ, chọn cá trích béo, lại chờ ông chủ mổ bụng đánh vẩy xong xuôi mới chuẩn bị trở về làm thịt kho tàu.
Hôm qua bà bị chọc giận, phải làm món ngon để bồi bổ cho bà.
Đang vừa xách túi lớn túi nhỏ vừa tính toán xem trưa nay sẽ nấu món gì, Ninh Lan bỗng bắt gặp một bóng người cao lớn, sợ tới mức suýt ngất đi.
Tùy Ý cũng bị dọa không nhẹ. Tối qua hắn trở về thành phố, sáng sớm liền tới tiệm trang sức lấy mặt dây chuyền, mua thêm vài thứ rồi vội vã đến đây. Thấy quầy bán quà vặt đóng cửa, bên trong không một bóng người, hắn còn tưởng Ninh Lan lại chạy mất rồi. Một luồng khí lạnh nhanh chóng lan từ lòng bàn chân lên tận đại não, khiến hắn suýt mất đi năng lực tự hỏi.
Giờ thấy Ninh Lan, thần kinh căng như dây đàn của hắn mới buông lỏng.
Tim Ninh Lan đập rất nhanh, chủ yếu là bị dọa. Cậu vòng qua Tùy Ý, đi vào buồng trong làm cá thịt. Đến khi đồ ăn được đặt cẩn thận trên thớt rồi, nhịp tim cậu mới ổn định dần.
Lúc ra sân nhổ hành, Ninh Lan liếc về phía chiếc rèm buông hờ ngoài cửa, thấy Tùy Ý vẫn còn đứng đó. Cậu suy nghĩ một lát, cuối cùng quyết định đi ra, thản nhiên hỏi: “Muốn mua gì?"
Tùy Ý còn chưa chuẩn bị sẵn sàng, luống cuống nhặt hai thanh socola đặt lên quầy.
Ninh Lan rũ mắt, nói: “Tổng cộng hai mươi đồng."
Hôm nay Tùy Ý đi vội, tìm khắp người cũng không thấy tờ tiền giấy nào, đành phải hỏi: “Có thể quẹt thẻ không?"
“Không thể." Ninh Lan quyết đoán thả socola về chỗ cũ, xoay người chuẩn bị vào nhà.
Từ đầu đến cuối, cậu chưa từng nhìn Tùy Ý một lần nào.
Tùy Ý có rất nhiều lời muốn nói, muốn hỏi hôm qua cậu làm sao, mấy năm nay cậu sống thế nào, còn muốn xin lỗi cậu, hỏi cậu có muốn trở về với mình không. Nhưng khi đối diện với gương mặt lạnh lùng của Ninh Lan, tất cả đều nghẹn trong cuống họng, không nói nên lời.
Cơ hội gặp riêng không dễ dàng có được, hắn không muốn để Ninh Lan đi vào, nhanh chân bước lên chắn đường cậu, lấy một cái thẻ to bằng cái danh thiếp ra khỏi ví tiền, nói: “Tôi muốn uống cà phê."
Tác giả :
Dư Trình