Đức Phật Và Nàng: Hoa Sen Xanh
Quyển 3 - Chương 50
- Thế tử hôm nay thế nào?
Bát Tư Ba giấu tôi trong áo, quay sang hỏi một vú em có gương mặt đôn hậu, chất phác. Người đó cung kính thưa:
- Bẩm, Thế tử rất yếu, đêm nào cũng khóc hoài không dứt, cứ bón thuốc là lại nhè ra, nhưng thuốc đắng dã tật, không thể không uống. Mấy ngày qua, chúng tôi thay phiên nhau túc trực bên Thế tử nên Thế tử cũng đã khá hơn.
Lòng tôi thắt lại, tôi sốt ruột thò đầu ra khỏi ngực áo Bát Tư Ba. Tội nghiệp thằng bé, còn đỏ hỏn mà đã phải thuốc thang, đắng ngắt như vậy làm sao bé chịu nổi? Chàng khẽ ấn vào người tôi, ra hiệu cho tôi không được nóng nảy, sau đó quay sang nói với tất cả các vú em và thị nữ:
- Các cô đã vất vả chăm sóc Thế tử, ngày sau Thế tử lớn lên mạnh khỏe, phái Sakya sẽ không để các cô thiệt đâu. Nhưng ta cũng nhắc để các cô nhớ, nếu kẻ nào lười biếng, dối trá hoặc vì tham lam đồ đút lót của kẻ xấu, đang tâm hãm hại Thế tử, ta quyết không tha!
Bọn họ nhất loạt quỳ xuống, dập đầu, không dám ho he. Bát Tư Ba lệnh cho họ lui ra ngoài rồi đưa tôi lại gần chiếc nôi. Đôi mắt tôi như bị thôi miên.
Đứa bé non nớt, đỏ hỏn trong nôi kia là Dharmapala của tôi sao? Trong trí óc tôi chỉ lưu lại ấn tượng rất mơ hồ lúc bé vừa chào đời. Còn lúc này, gương mặt của bé đã dài hơn, cái mũi bé xíu, đôi má xinh xắn, có thể thấy rõ từng đường nét của Kháp Na, rất đẹp! Chỉ có điều, cơ thể của bé không mập mạp bằng những đứa trẻ cùng tháng khác. Những âm thanh phát ra từ cái miệng nhỏ xinh của bé yếu ớt như tiếng mèo con. Sống mũi cay sè, tôi trào nước mắt. Dharma, mẹ xin lỗi vì đã không chăm con thật tốt lúc mang thai.
Chàng cúi xuống sát vành nôi, thò ngón tay vào, khẽ đùa với chiếc cằm đáng yêu của Dharma, giọng nói êm ái, ánh mắt dịu hiền:
- Nó rất giống Kháp Na, đúng không?
Tôi gật đầu đồng tình rồi nhẹ nhàng đặt móng vuốt lên đôi má măng sữa của bé. Dharma chợt mở mắt, đôi đồng tử đen láy đảo qua đảo lại, bàn tay nhỏ xíu của bé túm chặt lấy móng vuốt của tôi, cái miệng phát ra những tiếng “a…a…" rất dễ thương. Đột nhiên, tôi bật khóc.
- Lam Kha, ta phải nói cho em biết về nguồn gốc của căn nhà gỗ này.
Chàng đặt tôi cạnh Dharma rồi ngồi xuống bên nôi.
- Trong một tháng em hôn mê bất tỉnh, đã xảy ra một chuyện.
Thì ra hôm đó, sau khi truyền linh khí cho Dharma, tôi đã ngất đi và trở lại nguyên hình, Bát Tư Ba lập tức ra lệnh cho mọi người rời khỏi căn phòng. Bé Dharma đã chào đời, tin tức Kangtsoban đẻ non sớm muộn cũng truyền đền tai Jichoi ở Shalu. Vì là ông ngoại nên chắc chắn Jichoi sẽ đôn đáo chạy đến thăm con gái và cháu ngoại. Đến lúc ấy, phải ăn nói làm sao với Jichoi và Kangtsoban?
Bát Tư Ba đã suy nghĩ rất nhiều, đột nhiên nhớ ra thi thể đã đóng băng của Kangtsoban trong sơn động trên núi Benbo. Tối hôm đó, cậu dẫn theo Senge và Dampa lên núi đưa Kangtsoban xuống, ngay hôm sau đã tuyên bố Vương phi của Bạch Lan Vương qua đời vì đẻ khó. Thế nên đội ngũ báo tin vừa đến Shalu thì đoàn người báo tin dữ cũng tới. Jichoi khóc sưng mắt trên đường đến Sakya.
Jichoi đề nghị chôn cất Kangtsoban cùng với Kháp Na nhưng Bát Tư Ba không đồng ý. Kháp Na được hỏa táng vì chàng là bậc cao tăng đại đức của nhà Phật. Trong khi đó, theo tập tục ở đất Tạng, phụ nữ không được hưởng nghi lễ hỏa táng trang trọng kia. Thế nên, Bát Tư Ba đã tổ chức tang lễ trọng thể cho Kangtsoban theo nghi thức thiên táng, gửi gắm linh hồn Kangtsoban cho thần Chim ưng.
Giờ đây, sợi dây kết nối duy nhất giữa Shalu và Sakya là nhóc Dharmapala đang nằm trong nôi. Jichoi rất mực cưng nựng cháu ngoại, ông ta đề nghị đưa Dharma về Shalu nuôi dưỡng để tránh bầu không khí chết chóc nặng nề ở Sakya, nhưng Bát Tư Ba kiên quyết phản đối. Và để Jichoi được yên lòng, chàng đã đề nghị hai bên cùng hợp sức, trong vòng một tháng, xây dựng xong căn nhà bằng gỗ kiên cố để bảo vệ sự an toàn của Dharma. Nếu Jichoi không tin tưởng đội thị vệ của Sakya, ông ta hoàn toàn có thể cử vệ sĩ trung thành nhất của Shalu đến canh gác ngày đêm tại nơi ở của Dharma.
Lính canh ngoài kia đều là hộ vệ mà Jichoi cử đến.
Chàng thở dài, nhìn quanh một lượt.
- Tất cả đồ đạc và đồ chơi mà Kháp Na và em chuẩn bị cho bé, ta đều cho chuyển hết tới đây.
Tôi đưa mắt nhìn theo cánh tay chàng, hầu hết những đồ đạc trong phòng như: thùng tròn tập đứng, ngựa gỗ,… đều là đồ chơi của Bát Tư Ba và Kháp Na lúc còn nhỏ, Kháp Na đã sai người đóng lại cho chắc chắn và sơm màu bắt mắt. Những món đồ thấm đượm tình phụ tử ấy khiến tôi nhớ đến gương mặt tràn đầy niềm hy vọng và ngóng đợi ngày con chào đời của Kháp Na, lòng tôi chùng xuống.
Bát Tư Ba tiếp tục câu chuyện:
- Vú em nuôi dưỡng Dharma đều được tuyển chọn kĩ càng từ những gia đình tử tế. Người nào được mời làm vú nuôi của Dharma thì cả gia đình sẽ dọn đến sinh sống ở Sakya. Như thế, một là để vú nuôi yên tâm phục vụ Thế tử, hai là để đề phòng nguy cơ có kẻ bắt bớ, khống chế người thân của vú nuôi và ép cô ta hãm hại Dharma.
Chàng chậm rãi cất bước, nền nhà vang lên những tiếng cọt kẹt.
- Nền nhà được xây cao thế này để nếu kẻ xấu đột nhập thì dù hắn đi lại nhẹ nhàng cỡ nào, cũng sẽ phát ra tiếng kêu. Nếu hắn có ý định lợi dụng đêm tối bắt cóc thằng bé, cũng khó mà đạt được mục đích.
Tôi băn khoăn nhìn chàng. Vật liệu gỗ kỵ nhất là lửa, nếu là kẻ thù, chắc chắn tôi sẽ phóng hỏa. Như đọc được suy nghĩ của tôi, chàng mỉm cười đầy tự tin.
- Em đừng xem thường độ chịu lửa của căn nhà gỗ này, nó còn tốt hơn những căn nhà thông thường khác rất nhiều bởi nó được dựng lên bằng gỗ thông, bốn mặt trát than chì. Gỗ thông gặp nóng thì nở ra, có thể ngăn chặn kẻ xấu đút lửa vào khe hở. Còn than chì có tác dụng chịu lửa rất tốt, cho dù ngoài kia có xảy ra hỏa hoạn, lửa cháy ngùn ngụt thì căn phòng này vẫn có thể chống đỡ trong một khoảng thời gian rất dài.
Tôi thở phào nhẹ nhõm, mê mải ngắm nghía đứa bé xinh xắn trong nôi. Bé đang ngủ rất say, đôi mắt khép lại, toàn thân căng tràn mùi sữa non, chốc chốc cái miệng xinh xinh lại tóp tép. Tôi sững sờ, lúc mơ ngủ Kháp Na cũng có thói quen đó. Hai cha con giống nhau quá!
Chàng nhấc tôi ra khỏi chiếc nôi, thở than:
- Ta biết em rất khổ tâm vì mặc dù là mẹ đẻ của Dharma nhưng em không thể nhận con.
Lòng tôi chợt ảm đạm. Với bộ dạng thế này, tôi nhận con làm sao được? Vả lại, Dharma cũng không thể chấp nhận điều này! Tôi không có ý định nói cho nó biết. Nó phải sống với thân phận là cháu ngoại của Vạn hộ hầu Shalu suốt đời.
Giỗ bốn mươi chín ngày của Kháp Na, Bát Tư Ba tổ chức một pháp hội cầu siêu long trọng tại đền Qiong Ke ở Qumi. Chàng và các nhà sư làm lễ dâng hương, chắp tay quỳ lạy ba lần, vẻ mặt đau buồn, u uất. Người ta thắp lửa sáng cả ngôi đền, trên tay mỗi nhà sư là một ngọn đèn dầu, cả đại điện trở nên lung linh bởi những đốm lửa bập bùng cháy sáng. Bát Tư Ba, mắt nhòe lệ, nhấc tấm thẻ gỗ ghi tên Kháp Na trên bàn thờ xuống, bỏ vào đống lửa. Âm thanh tụng niệm lầm rầm vang lên, vọng khắp ngôi đền. Nước mắt đầm đìa ngực áo Bát Tư Ba, tôi không rõ đó là nước mắt của chàng hay của chính mình nữa.
Sau buổi pháp hội, Bát Tư Ba tháo băng quấn vết thương trên tay chàng. Từng lớp vải rơi xuống, bàn tay chàng lộ ra. Tuy vết thương đã lành nhưng lòng bàn tay có một vết sẹo kỳ lạ, như thể bị bỏng vậy. Vết sẹo nổi lên nhức nhối, khiến cho bàn tay với những ngón thuôn dài, đẹp đẽ của chàng trở nên thô ráp, xấu xí.
Tôi nhìn trân trân vào vết sẹo trong lòng bàn tay Bát Tư Ba rồi ngẩng lên, dùng ánh mắt dò hỏi. Chàng chỉ giải thích qua loa: Đêm túc trực bên linh cữu Kháp Na, cây nến đổ vào lòng bàn tay từ lúc nào mà chàng không hay biết nên mới bị bỏng như vậy.
Thấy tôi đau lòng, cứ liếm mãi lòng bàn tay chàng, Bát Tư Ba vội rụt tay lại, giấu sau lưng.
- Không sao đâu, ta khỏi rồi.
Bát Tư Ba giấu tôi trong áo, quay sang hỏi một vú em có gương mặt đôn hậu, chất phác. Người đó cung kính thưa:
- Bẩm, Thế tử rất yếu, đêm nào cũng khóc hoài không dứt, cứ bón thuốc là lại nhè ra, nhưng thuốc đắng dã tật, không thể không uống. Mấy ngày qua, chúng tôi thay phiên nhau túc trực bên Thế tử nên Thế tử cũng đã khá hơn.
Lòng tôi thắt lại, tôi sốt ruột thò đầu ra khỏi ngực áo Bát Tư Ba. Tội nghiệp thằng bé, còn đỏ hỏn mà đã phải thuốc thang, đắng ngắt như vậy làm sao bé chịu nổi? Chàng khẽ ấn vào người tôi, ra hiệu cho tôi không được nóng nảy, sau đó quay sang nói với tất cả các vú em và thị nữ:
- Các cô đã vất vả chăm sóc Thế tử, ngày sau Thế tử lớn lên mạnh khỏe, phái Sakya sẽ không để các cô thiệt đâu. Nhưng ta cũng nhắc để các cô nhớ, nếu kẻ nào lười biếng, dối trá hoặc vì tham lam đồ đút lót của kẻ xấu, đang tâm hãm hại Thế tử, ta quyết không tha!
Bọn họ nhất loạt quỳ xuống, dập đầu, không dám ho he. Bát Tư Ba lệnh cho họ lui ra ngoài rồi đưa tôi lại gần chiếc nôi. Đôi mắt tôi như bị thôi miên.
Đứa bé non nớt, đỏ hỏn trong nôi kia là Dharmapala của tôi sao? Trong trí óc tôi chỉ lưu lại ấn tượng rất mơ hồ lúc bé vừa chào đời. Còn lúc này, gương mặt của bé đã dài hơn, cái mũi bé xíu, đôi má xinh xắn, có thể thấy rõ từng đường nét của Kháp Na, rất đẹp! Chỉ có điều, cơ thể của bé không mập mạp bằng những đứa trẻ cùng tháng khác. Những âm thanh phát ra từ cái miệng nhỏ xinh của bé yếu ớt như tiếng mèo con. Sống mũi cay sè, tôi trào nước mắt. Dharma, mẹ xin lỗi vì đã không chăm con thật tốt lúc mang thai.
Chàng cúi xuống sát vành nôi, thò ngón tay vào, khẽ đùa với chiếc cằm đáng yêu của Dharma, giọng nói êm ái, ánh mắt dịu hiền:
- Nó rất giống Kháp Na, đúng không?
Tôi gật đầu đồng tình rồi nhẹ nhàng đặt móng vuốt lên đôi má măng sữa của bé. Dharma chợt mở mắt, đôi đồng tử đen láy đảo qua đảo lại, bàn tay nhỏ xíu của bé túm chặt lấy móng vuốt của tôi, cái miệng phát ra những tiếng “a…a…" rất dễ thương. Đột nhiên, tôi bật khóc.
- Lam Kha, ta phải nói cho em biết về nguồn gốc của căn nhà gỗ này.
Chàng đặt tôi cạnh Dharma rồi ngồi xuống bên nôi.
- Trong một tháng em hôn mê bất tỉnh, đã xảy ra một chuyện.
Thì ra hôm đó, sau khi truyền linh khí cho Dharma, tôi đã ngất đi và trở lại nguyên hình, Bát Tư Ba lập tức ra lệnh cho mọi người rời khỏi căn phòng. Bé Dharma đã chào đời, tin tức Kangtsoban đẻ non sớm muộn cũng truyền đền tai Jichoi ở Shalu. Vì là ông ngoại nên chắc chắn Jichoi sẽ đôn đáo chạy đến thăm con gái và cháu ngoại. Đến lúc ấy, phải ăn nói làm sao với Jichoi và Kangtsoban?
Bát Tư Ba đã suy nghĩ rất nhiều, đột nhiên nhớ ra thi thể đã đóng băng của Kangtsoban trong sơn động trên núi Benbo. Tối hôm đó, cậu dẫn theo Senge và Dampa lên núi đưa Kangtsoban xuống, ngay hôm sau đã tuyên bố Vương phi của Bạch Lan Vương qua đời vì đẻ khó. Thế nên đội ngũ báo tin vừa đến Shalu thì đoàn người báo tin dữ cũng tới. Jichoi khóc sưng mắt trên đường đến Sakya.
Jichoi đề nghị chôn cất Kangtsoban cùng với Kháp Na nhưng Bát Tư Ba không đồng ý. Kháp Na được hỏa táng vì chàng là bậc cao tăng đại đức của nhà Phật. Trong khi đó, theo tập tục ở đất Tạng, phụ nữ không được hưởng nghi lễ hỏa táng trang trọng kia. Thế nên, Bát Tư Ba đã tổ chức tang lễ trọng thể cho Kangtsoban theo nghi thức thiên táng, gửi gắm linh hồn Kangtsoban cho thần Chim ưng.
Giờ đây, sợi dây kết nối duy nhất giữa Shalu và Sakya là nhóc Dharmapala đang nằm trong nôi. Jichoi rất mực cưng nựng cháu ngoại, ông ta đề nghị đưa Dharma về Shalu nuôi dưỡng để tránh bầu không khí chết chóc nặng nề ở Sakya, nhưng Bát Tư Ba kiên quyết phản đối. Và để Jichoi được yên lòng, chàng đã đề nghị hai bên cùng hợp sức, trong vòng một tháng, xây dựng xong căn nhà bằng gỗ kiên cố để bảo vệ sự an toàn của Dharma. Nếu Jichoi không tin tưởng đội thị vệ của Sakya, ông ta hoàn toàn có thể cử vệ sĩ trung thành nhất của Shalu đến canh gác ngày đêm tại nơi ở của Dharma.
Lính canh ngoài kia đều là hộ vệ mà Jichoi cử đến.
Chàng thở dài, nhìn quanh một lượt.
- Tất cả đồ đạc và đồ chơi mà Kháp Na và em chuẩn bị cho bé, ta đều cho chuyển hết tới đây.
Tôi đưa mắt nhìn theo cánh tay chàng, hầu hết những đồ đạc trong phòng như: thùng tròn tập đứng, ngựa gỗ,… đều là đồ chơi của Bát Tư Ba và Kháp Na lúc còn nhỏ, Kháp Na đã sai người đóng lại cho chắc chắn và sơm màu bắt mắt. Những món đồ thấm đượm tình phụ tử ấy khiến tôi nhớ đến gương mặt tràn đầy niềm hy vọng và ngóng đợi ngày con chào đời của Kháp Na, lòng tôi chùng xuống.
Bát Tư Ba tiếp tục câu chuyện:
- Vú em nuôi dưỡng Dharma đều được tuyển chọn kĩ càng từ những gia đình tử tế. Người nào được mời làm vú nuôi của Dharma thì cả gia đình sẽ dọn đến sinh sống ở Sakya. Như thế, một là để vú nuôi yên tâm phục vụ Thế tử, hai là để đề phòng nguy cơ có kẻ bắt bớ, khống chế người thân của vú nuôi và ép cô ta hãm hại Dharma.
Chàng chậm rãi cất bước, nền nhà vang lên những tiếng cọt kẹt.
- Nền nhà được xây cao thế này để nếu kẻ xấu đột nhập thì dù hắn đi lại nhẹ nhàng cỡ nào, cũng sẽ phát ra tiếng kêu. Nếu hắn có ý định lợi dụng đêm tối bắt cóc thằng bé, cũng khó mà đạt được mục đích.
Tôi băn khoăn nhìn chàng. Vật liệu gỗ kỵ nhất là lửa, nếu là kẻ thù, chắc chắn tôi sẽ phóng hỏa. Như đọc được suy nghĩ của tôi, chàng mỉm cười đầy tự tin.
- Em đừng xem thường độ chịu lửa của căn nhà gỗ này, nó còn tốt hơn những căn nhà thông thường khác rất nhiều bởi nó được dựng lên bằng gỗ thông, bốn mặt trát than chì. Gỗ thông gặp nóng thì nở ra, có thể ngăn chặn kẻ xấu đút lửa vào khe hở. Còn than chì có tác dụng chịu lửa rất tốt, cho dù ngoài kia có xảy ra hỏa hoạn, lửa cháy ngùn ngụt thì căn phòng này vẫn có thể chống đỡ trong một khoảng thời gian rất dài.
Tôi thở phào nhẹ nhõm, mê mải ngắm nghía đứa bé xinh xắn trong nôi. Bé đang ngủ rất say, đôi mắt khép lại, toàn thân căng tràn mùi sữa non, chốc chốc cái miệng xinh xinh lại tóp tép. Tôi sững sờ, lúc mơ ngủ Kháp Na cũng có thói quen đó. Hai cha con giống nhau quá!
Chàng nhấc tôi ra khỏi chiếc nôi, thở than:
- Ta biết em rất khổ tâm vì mặc dù là mẹ đẻ của Dharma nhưng em không thể nhận con.
Lòng tôi chợt ảm đạm. Với bộ dạng thế này, tôi nhận con làm sao được? Vả lại, Dharma cũng không thể chấp nhận điều này! Tôi không có ý định nói cho nó biết. Nó phải sống với thân phận là cháu ngoại của Vạn hộ hầu Shalu suốt đời.
Giỗ bốn mươi chín ngày của Kháp Na, Bát Tư Ba tổ chức một pháp hội cầu siêu long trọng tại đền Qiong Ke ở Qumi. Chàng và các nhà sư làm lễ dâng hương, chắp tay quỳ lạy ba lần, vẻ mặt đau buồn, u uất. Người ta thắp lửa sáng cả ngôi đền, trên tay mỗi nhà sư là một ngọn đèn dầu, cả đại điện trở nên lung linh bởi những đốm lửa bập bùng cháy sáng. Bát Tư Ba, mắt nhòe lệ, nhấc tấm thẻ gỗ ghi tên Kháp Na trên bàn thờ xuống, bỏ vào đống lửa. Âm thanh tụng niệm lầm rầm vang lên, vọng khắp ngôi đền. Nước mắt đầm đìa ngực áo Bát Tư Ba, tôi không rõ đó là nước mắt của chàng hay của chính mình nữa.
Sau buổi pháp hội, Bát Tư Ba tháo băng quấn vết thương trên tay chàng. Từng lớp vải rơi xuống, bàn tay chàng lộ ra. Tuy vết thương đã lành nhưng lòng bàn tay có một vết sẹo kỳ lạ, như thể bị bỏng vậy. Vết sẹo nổi lên nhức nhối, khiến cho bàn tay với những ngón thuôn dài, đẹp đẽ của chàng trở nên thô ráp, xấu xí.
Tôi nhìn trân trân vào vết sẹo trong lòng bàn tay Bát Tư Ba rồi ngẩng lên, dùng ánh mắt dò hỏi. Chàng chỉ giải thích qua loa: Đêm túc trực bên linh cữu Kháp Na, cây nến đổ vào lòng bàn tay từ lúc nào mà chàng không hay biết nên mới bị bỏng như vậy.
Thấy tôi đau lòng, cứ liếm mãi lòng bàn tay chàng, Bát Tư Ba vội rụt tay lại, giấu sau lưng.
- Không sao đâu, ta khỏi rồi.
Tác giả :
Chương Xuân Di