Đơn Kiếm Diệt Quần Ma
Chương 25: Ác sư gia ngu dại phóng thích tù phạm
Hãy nói Vân Nhạc dùng Di Lạc Thần Công làm giảm sức lực của người nọ nhưng Phó Thanh cũng bị đánh bay xuống lầu.
Chàng lại thấy Phó Thanh thất thanh la lớn một tiếng, thân hình bị tung lên cao mới rơi xuống.
Chàng kinh hãi vô cùng vì thấy chưởng của người nọ sao lại mạnh đến thế vì chàng đã dùng mười thành chân lực mà chỉ làm giảm bớt được nửa sức lực của địch thôi, trong khi chàng còn đang nghĩ cách để cứu Phó Thanh thì bên dưới có một cái bóng đen nhảy lên nhanh như điện chớp. Người nọ phi thân lên liền khẽ quát:
- Khoái huynh hãy khoan tay, tiểu đệ có việc muốn hội đàm, Khoái huynh hãy rời khỏi nơi đây ngay.
Vân Nhạc nhìn kỹ mới hay người vừa nhảy lên trên sân là Tam Tuyệt Quái Khách Mạnh Trọng Kha, người mà mình trước kia đã nhờ hộ tống chị em họ Phó đến Bắc Kinh, trong lòng ngạc nhiên vô cùng.
Chàng vừa thấy tên đánh Phó Thanh vừa rồi là một tên ăn mày già mặt dài, đầu bù tóc rối trông rất kỳ quái. Tuy chàng đang nóng lòng muốn xem xét Phó Thanh sống chết ra sao nhưng thấy Mạnh Trọng Kha xuất hiện trong Tam Bối Tử này chắc có âm mưu gì liên quan tới Cái Bang rất lớn ở trong nên chàng mới dừng lại để xem chúng nói những gì. Lúc này, chàng mới hay tên ăn mày mặt xương xương kia là Hỗn Nguyên Chỉ Khoái Tuấn là Minh Chủ của Tây Nam Cái Bang.
Khi Khoái Tuấn ra tay đánh Phó Thanh, bỗng thấy một sức lực rất mềm mại làm giảm sức lực của mình đi, kinh hãi vô cùng liền liếc mắt nhìn lên xem người nọ ẩn núp ở đâu.
Lúc ấy, Mạnh Trọng Kha đột nhiên xuất hiện, y nghĩ thầm:
- Lạ thật, công lực của Mạnh Trọng Kha kém mình xa lắm, sao y lại có nhu kình cao tuyệt đến thế? Hay là y đã được ai truyền thụ cho?
Y hiểu nhầm như vậy nên mới không tìm kiếm Vân Nhạc nữa, y nghe thấy Mạnh Trọng Kha nói như vậy ngẩn người ra một lúc, đoạn cả cười một hồi:
- Mạnh hiền đệ, có việc gì cứ ở Xướng Quan Lầu mà nói, hà tất phải đi đâu, chẳng lẽ ở nơi đây có chuyện gì xảy ra chăng?
Trọng Kha lắc đầu đáp:
- Với công lực của Khoái Tuấn hiện giờ, ít người nào sánh kịp nhưng giao thương trước mặt dễ tránh, tên nỏ bắn ngầm thì khó tránh được, vạn nhất...
Khoái Tuấn cười nhạt đáp:
- Lão ăn mày này không tin có ai dám vuốt râu cọp.
Mạnh Trọng Kha nghe nói vậy trợn mắt lên rồi cũng cười nhạt tiếp:
- Khoái huynh thực sự tự phụ quá, theo Trọng Kha này biết thì người đương đầu với huynh hiện giờ đã chạy chọt được với Gia Thân Vương, sáng mai Gia Thân Vương chỉ mật tấu Hoàng thượng một cái, Cung Môn Song Kiệt phải bắt cho được huynh để xử tội. Tới lúc ấy Tam Bối Tử cũng không giúp huynh được. Theo ý Mạnh mỗ thì Khoái huynh nên đem hết môn hạ xa lánh kinh thành rồi hãy nghĩ cách giải quyết câu chuyện của bổn bang sau. Lời của Mạnh mỗ chỉ có thế thôi, nghe hay không tùy huynh.
Nói xong, Mạnh Trọng Kha quay mình định đi.
Khoái Tuấn nghe xong, toát mồ hôi lạnh ra, lớn tiếng gọi:
- Mạnh hiền đệ, câu chuyện ấy có thật không? Khoái mỗ có phạm pháp gì đâu mà lão ăn xin họ Thương lại nghĩ ra độc kế ấy?
Trọng Kha cười nhạt một tiếng rồi đáp:
- Tục ngữ có câu “Vô độc bất trượng phu". Thương Tỷ là Trưởng Lão của bổn môn, khi nào chịu đựng được huynh tàn sát bộ hạ của y như thế? Bất đắc dĩ phải giở hạ sách ấy ra.
Nhân lúc Lý Chấn Đông bị giết chết, y liền vu khống cho huynh là hung thủ, như vậy huynh ở lại có đặng không?
Trọng Kha vừa nói dứt lời đã phi thân đi, như con chim ẩn khuất trong bóng tối liền.
Khoái Tuấn ngẩn người ra giây lát rồi giậm chân một cái, nghiến răng mím môi tự nói:
- Ta thề sẽ sống còn với các ngươi, Khoái Tuấn này không làm cho Cái Bang máu chảy người chết, ta quyết không ngừng tay.
Nói xong y vỗ tay ba cái, cửa lớn Xướng Quan Lầu mở tung, có bảy tám cái bóng người như tên bay ra, buông tay đứng nghe lệnh của y.
Khoái Tuấn với tầm mắt lóng lánh oai nghi, liếc nhìn các thủ hạ một cái rồi trầm giọng nói:
- Bây giờ, hiệp đầu chúng ta đã bị thua chúng rồi, các người phải rời khỏi kinh thành ngay, tới Thượng Nhân Phong ở núi Thái Sơn chờ ta. Còn hai tên chúng ta bắt được thì điểm huyệt cho chúng tàn phế rồi mới tha.
Bảy tám tên nọ không nói năng gì quay mình chia làm bốn ngả đi luôn. Lúc ấy, tiếng chó Tây Tạng lại theo gió vọng tới, báo hiệu cho mọi người hay là bọn Thẩm Thượng Cửu lại quay trở lại phía Xướng Quan Lầu.
Khoái Tuấn vẫn đứng yên đó cúi đầu ngẫm nghĩ, mặc cho mảnh tuyết đầy người cũng không gạt đi...
Vân Nhạc ẩn núp ở góc lầu, nóng lòng vô cùng mà không dám cử động gì cả vì chàng e Khoái Tuấn hay biết xông lại tấn công. Chàng không sợ gì việc đó nhưng chàng e vì sự sơ suất ấy mà khiến Phó Uyển lại phải chịu khổ sở thêm một hôm nữa. Chàng nóng lòng vì thấy Khoái Tuấn cứ đứng yên đó không chịu đi vào trong lầu. Chàng đoán lúc này Phó Thanh thể nào cũng đào tẩu hay ẩn núp trong xó vườn rồi.
Đột nhiên chàng nghe thấy Khoái Tuấn lớn tiếng gọi:
- Thẩm huynh lại đằng này.
Y vừa nói dứt, Thẩm Thượng Cửu như con chim ưng bay tới, thân pháp kỳ dị vô cùng.
Vân Nhạc nhận ra ngay đó là thân pháp khinh công của phái Thiên Sơn tên là Thương Ưng Thân Pháp.
Khoái Tuấn đi tới cạnh Thượng Cửu rỉ tai thì thầm vài câu rồi lại lớn tiếng nói tiếp:
- Hiện giờ lão ăn xin này tạm thời lánh xa nơi đây thì hơn. Ông cháu Phó Lục thì Thẩm huynh nên buông tha ra để khỏi gây phiền phức cho Tam Bối Tử sau này.
Thượng Cửu ngẫm nghĩ một hồi rồi đáp:
- Khoái huynh nói rất phải nhưng khốn nỗi Tam Bối Tử lại thích con bé ấy mới khó xử chớ? Nhưng thôi được, việc này để Thẩm mỗ giải quyết cho.
Khoái Tuấn chắp tay chào một cái, hai cánh tay giương lên, thân hình như mũi tên xuyên ra ngoài xa mười mấy trượng mới hạ xuống. Trời tối đen như mực, chớp mắt một cái đã biến mất dạng liền.
Thượng Cửu ho một tiếng, chỉ hơi động thân hình liền chạy luôn về phía lầu chữ Vạn.
Thân pháp của y nhanh như chớp nhoáng, nếu không phải là Vân Nhạc thì không sao theo kịp y được.
Vân Nhạc theo sau chừng mười mấy trượng, bỗng nhiên Thượng Cửu hình như đã phát giác đột nhiên quay người lại đánh luôn một chưởng. Sức mạnh khiến những cành lá gần đó đều rụng và bay tung lên, oai lực thực là kinh người.
Thượng Cửu đánh xong một chưởng, nhìn kỹ không thấy một hình bóng người nào cả, y liền nghĩ thầm:
- Quái lạ, rõ ràng ta nghe thấy có người theo sau hẳn hòi, tại sao lại không thấy một bóng nào cả, hay là tai ta nghe lầm chăng?
Nhưng y lại lắc đầu nghĩ tiếp:
- Không có lẽ, mọi khi trong ba trượng vuông, một bông hoa hay một cái lá rơi xuống ta cũng nghe thấy được. Tại sao đêm nay lại sai lầm như thế được?
Ác Sư Gia bình thường rất tự phụ, cũng vì tánh tự phụ này mà đêm nay y quả quyết là nghe lầm chớ ai dám tới nơi đây theo dõi y như thế? Ở trong kinh thành thì tiếng tăm của
Cung Môn Nhị Kiệt vang lừng hơn nhưng người hiểu biết nội tình thì ai cũng phải công nhận Thượng Cửu tài ba hơn nhiều. Vì vậy y mới để cho Vân Nhạc thừa cơ mà lẻn vào được. Sự thật y cũng ngấm ngầm đề phòng rồi.
Vân Nhạc khẽ động bên vai phải của y một cái, biết y đã phát giác rồi, chàng vội giở luôn Huyền Thiên Thất Tinh Bộ Pháp ra vượt qua đối phương ẩn núp ở sau một thân cây.
Thấy Thượng Cửu quay mình đi liền, lần này chàng không dám dại ý như lần trước nữa, giở hết khinh công tuyệt thế ra theo sau.
Lầu chữ Vạn kiến tạo rất kỳ ảo nhưng vì trời tối Vân Nhạc không sao trông thấy rõ được. Chàng thấy Thượng Cửu đi tới trung tâm bên cạnh lầu phía đông, rồi thân hình y lún ngay xuống. Lúc này chàng mới trông thấy bên dưới còn một tầng nữa, chàng nhanh chân lướt lên tới sát sau lưng đối thủ.
Lúc ấy Thượng Cửu hình như đang nghĩ một nghi vấn gì nên không hay biết gì về việc Vân Nhạc đi theo sau cả. Tới trước cửa sắt lớn, y gõ ba cái mạnh và ba cái khẽ và bảy dài bảy ngắn. Cánh cửa sắt bỗng nhiên mở toang ra, Thượng Cửu không hề nhìn về phía sau đi luôn vào bên trong, Vân Nhạc lẻn theo ngay vào. Bên trong cửa ấy là một hành lang tối om.
Khi hai người vừa qua khỏi ngưỡng cửa, cánh cửa sắt ấy lại tự động đóng lại chứ không có ai đứng đấy đóng mở hết.
Vân Nhạc rùng mình, mới hay nơi đây là chốn hang hùm nhưng chàng nghĩ mình đã trót vào rồi thì cứ tiến tới chứ không được lùi nữa. Chàng trông thấy Thượng Cửu đã đi xa vội nhún mình đuổi theo. Ngờ đâu chàng mới lướt đi được mấy bước bỗng nghe hai bên tường có tiếng kêu lạch cạch, chàng biết nguy tai đến nơi liền giở Di Lạc Thần Công ra bảo vệ thân thể.
Quả nhiên chỉ trong nháy mắt, hai bên vách đá có vô số những mũi dao thật sắc nhô ra và ám khí như đàn ong ở tứ phía phi tới. Cũng may chàng đã vận thần công ra bảo vệ thân thể rồi, đồng thời chàng cũng múa tay gạt những mũi dao sắc ấy rơi xuống đất.
Thượng Cửu ngừng chân lại buông tiếng cười ồ ạt đồng thời y múa song chưởng nhắm thân chàng đánh tới. Thấy sức gió đối phương cũng khá lợi hại, chàng đành lùi lại một bước.
Sự thật Vân Nhạc đi theo Thượng Cửu, có phải tên Ác Sư Gia đó không hay biết đâu. Sở dĩ y biết mà để yên rồi dụ Vân Nhạc tới chốn máy móc cơ quan này mới ra tay giết hại. Đó là kinh nghiệm giang hồ của y hơn Vân Nhạc ở chỗ ấy.
Lúc ấy tiếng cười của Thượng Cửu khiến Vân Nhạc tức giận vô cùng vì chàng biết đối thủ đang chế nhạo mình. Cũng vì sự tức giận đó mà chàng chưa kịp ra tay đánh kẻ địch đành lui lại một bước như trên nên chàng càng tức giận hơn nữa liền quát lớn một tiếng định nhảy lên tấn công tức thì.
Đột nhiên chàng thấy tưng hửng rồi thân hình trầm ngay xuống bên dưới, cho tới khi cảm giác được thì chàng đã như cái diều đứt dây rơi thẳng xuống rồi...
Thẩm Thượng Cửu thật không hổ danh Ác Sư Gia, y chọc tức Vân Nhạc tức lên rồi bấm nút cơ quan để cho chàng sa xuống hố. Bằng không dễ gì mà chàng bị thất thố như vậy được, đó cũng là trí óc của Thượng Cửu hơn người ở điểm này.
Vân Nhạc thấy hai chân đã xuống tới mặt đất, chàng nhìn xung quanh mới biết nơi đó bốn bên đều là tường sắt, chỉ có hai cái lỗ hổng rất nhỏ chỉ vừa đem thức ăn uống vào mà thôi. Trong phòng lại có một cây nến nhỏ tỏ ánh sáng mờ mờ.
Nhờ ánh sáng đó mà chàng mới trông thấy hai ông cháu Phó Uyển Thanh đang nằm ngủ trên một chiếc chiếu rách ở trong góc phòng. Chàng vội tiến lại xem, thấy hai ông cháu họ đang ngủ say. Chàng khẽ lay Phó Lục Quan dậy và gọi:
- Phó đại hiệp tỉnh dậy đi...
Lục Quan bỗng thức tỉnh ngồi dậy, dụi mắt thấy người gọi mình bằng Phó đại hiệp, trong lòng kinh hãi và ngạc nhiên vô cùng. Uyển cô nương cũng thức tỉnh ngồi dậy trông thấy Vân Nhạc lưng đeo trường kiếm, thất thanh la lớn:
- Đó chẳng phải Thái A Kiếm là gì?
Nhanh như chớp, nàng tiến tới cạnh Vân Nhạc định rút thanh kiếm đó ra nhưng Vân Nhạc lại nhanh hơn nàng, giơ tay lên nắm chặt lấy cổ tay nàng.
Uyển cô nương thấy cổ tay mình do một thanh niên tuổi trạc trung niên nắm lấy, mặt xấu xí vô cùng, rất lấy làm hổ thẹn, vội dùng hết sức bình sinh dằn tay ra mà cũng không sao rút về được.
Lục Quan thấy cháu gái mình bỗng nhiên bị người lạ mặt nắm tay tức giận vô cùng, đang định xông lại can thiệp thì đột nhiên thấy người mặt xấu xí đó suỵt một tiếng rồi khẽ nói:
- Cô nương, hãy yên... có người tới đó.
Nói xong, chàng từ từ buông tay Phó Uyển ra. Quả nhiên bên ngoài có bước chân đi tới, một lát sau ở lỗ hổng nhỏ đã hiện ra một bộ mặt gầy gò có để râu chuột... Đó là Ác Sư Gia Thẩm Thượng Cửu.
Thẩm Thượng Cửu lớn tiếng cả cười một lát lâu rồi nói:
- Bạn kia, mi tưởng Thẩm Thượng Cửu này là hạng người như thế nào? Dù mi có giảo hoạt đến đâu cũng không thoát khỏi tay của Thẩm mỗ. Bây giờ bạn đã thấy chưa?
Vân Nhạc từ lúc bị sa xuống phòng sắt này đã nghĩ ra cách đối phó rồi cho nên chàng mặc cho Thẩm Thượng Cửu chế giễu, chọc tức, chàng vẫn hớn hở tươi cười như thường.
Chờ cho đối phương nói xong liền sa sầm nét mặt lại rồi trầm giọng nói:
- Thẩm Thượng Cửu, chúng ta biết ngươi là ai rồi. Ngươi tự cho như thế là đắc kế lắm phải không? Nhưng trái lại ngươi làm như vậy là thất sách vì việc Tam Bối Tử vô cớ bắt cóc con gái của lương dân đã thấu tai Gia Thân Vương rồi.
Vì cùng là hoàng thân quốc thích với nhau, Thân Vương không muốn tâu lên Hoàng thượng hay cho nên mới sai mỗ tới đây cứu ông cháu Phó Lục Quan ra. Lúc mỗ tới, sợ các ngươi không chịu thừa nhận đã làm việc này, không ngờ bây giờ nhân chứng, vật chứng ở đây hẳn hoi, Thẩm Thượng Cửu mi còn muốn nói gì nữa?
Ác Gia Sư nghe chàng nói như vậy, mặt biến sắc tức thì. Vì vừa rồi y nghe Khoái Tuấn nói sáng mai Gia Thân Vương sẽ tâu cùng Hoàng thượng hay nên y không dám cho lời của chàng là bịa đặt, trong lòng lo âu vô cùng.
Vân Nhạc hình như đã biết rõ ý nghĩ của Thẩm Thượng Cửu, liền ha hả cả cười và nói:
- Thẩm Thượng Cửu, mi đừng tưởng kế giết người diệt khẩu nữa. Mi làm như thế là vô ích vì chung quanh phủ này đã có người của Gia Thân Vương bao vây hết. Nếu canh năm lúc trời tảng sáng họ thấy ta chưa ra khỏi nơi đây thì ngươi thử nghĩ xem lúc ấy hậu quả ra sao?
Thử hỏi ngươi có thể gánh vác nổi gánh nặng đó của Tam Bối Tử không?
Thượng Cửu trong lòng bối rối vô cùng, một lát sau mới đáp:
- Bạn kia, không biết lời nói của bạn thật hay hư nhưng bây giờ dù Thẩm mỗ có táo gan tha ông cháu Phó Lục Quan ra cũng chưa chắc bảo đảm được Gia Thân Vương không đem việc này ra mà tấu lên Hoàng thượng hay.
Lục Quan, Uyển cô nương nghe lời nói của Thượng Cửu thì biết y sẽ tiếp tục giam cầm ông cháu mình nên cả hai đều biến sắc mặt, Vân Nhạc mỉm cười nói:
- Thượng Cửu ngươi không tin thì đừng có tha, chờ cho tới khi thánh chỉ ban xuống, sai Cung Môn Nhị Kiệt đến đây đòi người thì lúc bấy giờ dù Nhị Kiệt có táo gan đến đâu cũng không dám che chở cho ngươi nữa.
Thượng Cửu dù có khôn ngoan đến đâu cũng không thoát khỏi cái tròng của Vân Nhạc.
Y sợ hãi đến toát mồ hôi ra, liền đổi giọng nịnh hót, vừa cười vừa nói:
- Này bạn, không phải mỗ không chịu tha đâu nhưng tha ông cháu họ Phó ra rồi nhỡ Thân Vương cho là nhân chứng đầy đủ, cứ tấu lên Hoàng thượng thì sao? Thẩm mỗ làm việc cho Tam Bối Tử thì cũng phải nghĩ đến quyền lợi cho chủ nhân trước, chẳng lẽ ta cao chạy xa bay để sau này mang cái danh bất trung bất nghĩa. Như vậy tiếng tăm một đời ta phải tiêu tán hết. Bạn thử nghĩ xem ta nói như vậy có đúng không?
Tạ Vân Nhạc trong bụng chửi thầm:
- Tên Thẩm Thượng Cửu này thật là gian giảo.
Tuy vậy chàng vẫn làm ra bộ tươi cười lớn tiếng nói:
- Chúng ta cùng là người trong võ lâm với nhau, trọng nhất là lời nói, đã hứa với ngươi chịu tha hai ông cháu họ Phó ra, cam đoan với ngươi sẽ không có một điều gì bất lợi cho Tam Bối Tử nữa. Nếu chờ tới sáng mai thì ta không dám bảo đảm đâu nhé.
Nói đến đây, chàng ngừng giây lát rồi mới nói tiếp:
- Cái phòng sắt này không ngăn cản nổi ta.
Nói xong chàng rút Thái A Kiếm ra đâm luôn vào vách, chỉ thấy tay chàng quay một vòng, vách sắt dày hơn nửa tấc đã bị khoét thủng một lỗ to bằng miệng bát vậy. Chàng quay lại nói với Thẩm Thượng Cửu:
- Đấy, Thẩm sư gia xem, thiết thất này liệu có giữ nổi ta không?
Thượng Cửu bỗng biến mất, Vân Nhạc lại nghe tiếng kêu ầm ầm, bốn bên vách sắt từ từ dâng lên.
Chàng thấy Thượng Cửu đã đứng trước mặt với nụ cười nịnh hót, trông rất khả ố.
Lúc này ông cháu Lục Quan vẫn chưa biết người xấu xí là ai và Phó Uyển không hiểu sao bảo kiếm Thái A lại lọt vào tay y như vậy? Tiếp theo đó Thượng Cửu đã đổi giọng xưng hô với Vân Nhạc và thái độ cũng có vẻ cung kính vô cùng.
Y gọi Vân Nhạc là ngài chớ không còn gọi bạn như trước nữa. Thượng Cửu nói:
- Đã hai mươi năm nay, Thẩm mỗ chưa chịu phục ai cả, hôm nay chỉ có ngài là người đầu tiên Thẩm mỗ chịu khuất phục thôi. Bất luận lời nói của ngài là thật hay hư nhưng đã bắt buộc được Thẩm mỗ phải chịu lép vế như vậy đủ thấy mưu trí của ngài quả thật cao hơn Ác Sư Gia này một bậc.
Nói về mưu kế ở kinh thành này, mỗ được người ta ban cho là người mưu mô số một. Hà hà, bây giờ mỗ tự động nhường lại cho ngài ngôi thứ đó.
Vân Nhạc mỉm cười nhưng chàng cũng lấy làm lạ tại sao lầu chữ Vạn chỉ có một mình Thượng Cửu như vậy.
Tuy nghĩ thế nhưng chàng tin vào võ nghệ của mình nên vẫn ung dung như thường và dẫn đầu đi trước.
Thượng Cửu vừa cười vừa nói:
- Quý tánh đại danh của ngài là ai, nếu được ngài cho phép Thẩm mỗ được kết bạn thì thật hân hạnh vô cùng.
Vân Nhạc ha hả cả cười một hồi rồi nói:
- Không dám, tại hạ chỉ là kẻ hậu học ở trên giang hồ, có được ai đếm xỉa tới mà dám sánh vai với Thẩm đại hiệp như vậy. Nay được ngài hỏi tới, tại hạ đâu dám không thưa cùng. Tại hạ họ Ngô tên Minh (Ngô Minh tiếng quan thoại đồng nghĩa với vô danh).
Thẩm Thượng Cửu là người rất thông minh, đáng lẽ nghe Vân Nhạc trả lời như vậy phải hiểu ngay, không ngờ lúc ấy lão ta tưởng Vân Nhạc tên Ngô Minh là thật:
- Ồ, thế ra Ngô đại hiệp, hân hạnh biết bao.
Uyển cô nương đi sau, nghe lời nói của Vân Nhạc liền hiểu ngay nên cứ khúc khích cười thầm.
Mấy người ra khỏi lầu chữ Vạn. Bên ngoài trời rét mướt vô cùng. Lúc ấy sắp tới canh năm rồi, Vân Nhạc liền quay lại chắp tay chào Thẩm Thượng Cửu:
- Ngô mỗ còn phải dẫn hai người trở về Phúc Mạnh, không dám để Thẩm đại hiệp đưa tiễn nữa.
Nhưng Thẩm Thượng Cửu vẫn cứ cố đòi tiễn ra ngoài cửa phủ mới thôi.
Từ lầu chữ Vạn ra tới cửa phủ Tam Bối Tử suốt dọc đường không thấy một hình bóng nào cả nên Vân Nhạc cũng hơi lấy làm lạ. Nhưng sự thật thì vì Thẩm Thượng Cửu tin Ngô Minh là người của Gia Thân Vương sai đến thực cho nên trước khi mở phòng sắt ra tha cho ba người đã dặn ngầm các nhân vật võ lâm nên tránh hết vì y sợ kích thích tâm lý của bọn ông cháu Lục Quan.
Ra khỏi phủ Tam Bối Tử, Tạ Vân Nhạc sực nghĩ còn Trọng Hàng chưa cứu ra vì vừa rồi chàng chỉ để ý đến ông cháu Phó Uyển nên quên mất Trọng Hàng. Bây giờ biết làm sao được, nhưng chàng sực nghĩ ra một kế, liền quay lại nói với Thẩm Thượng Cửu:
- Thẩm đại hiệp, Ngô mỗ còn một việc này muốn yêu cầu, chẳng hay đại hiệp có giúp cho không?
Thượng Cửu thắc mắc vô cùng nhưng vẫn tươi cười nói:
- Chẳng hay Ngô đại hiệp muốn việc gì thì cứ nói rõ, nếu tại hạ có thể làm được xin tuân lệnh ngay.
Vân Nhạc gật đầu nghiêm trang đáp:
- Nếu vậy thì tốt lắm. Lúc Ngô mỗ tới đây trông thấy Bát Ưng Đại Nội trong phủ có bắt một người đem vào phủ Tam Bối Tử, vậy xin nể mặt mỗ mà tha cho y luôn một thể.
Nói xong chàng không chờ Thượng Cửu trả lời, chàng quay mình đi thẳng.
Thượng Cửu thấy Vân Nhạc đi khỏi rồi khen thầm:
- Người trung niên xấu xí kia quả à người đa mưu túc trí.
Vân Nhạc cũng đoán chắc Thượng Cửu không dám cho người theo sau nhưng chàng không thể không phòng bị được cho nên chàng dẫn ông cháu Phó Uyển ra cửa tây trực môn, dọc đường ba người không nói với nhau câu gì hết.
Ra khỏi cổng thành chàng lại dẫn hai người đi về phía Hương Sơn.
Ánh sáng mặt trời vừa mọc chiếu xuống thành Bắc Kinh, trông thật hùng tráng và đẹp mắt.
Ông cháu Lục Quan chỉ thấy người trung niên mặt xấu xí đó khinh công nhanh nhẹn vô cùng, cả hai ông cháu giở hết sức bình sanh ra mà vẫn không sao đuổi kịp, trong lòng vừa kinh hãi vừa phục thầm. Đột nhiên hai ông cháu thấy người nọ quay lại vừa cười vừa hỏi:
- Phó đại hiệp cùng Uyển cô nương chắc kinh hoàng lắm thì phải?
Hai ông cháu ngẩn người ra, lúc ấy bỗng Phó Uyển nhận ra giọng nói đó là của Tạ Vân Nhạc, mừng rỡ vô cùng. Nàng nhảy chồm tới nắm lấy vai Vân Nhạc lung lay một hồi và khúc khích cười:
- Vân đại ca... thì ra là anh...
Nàng không sao nói tiếp được nữa, hai mắt trợn tròn xoe, nước mắt tuôn ràn rụa.
Tình cảm chân thành này thật cảm động, Uyển cô nương không sao kiềm chế nổi cảm xúc nên mới bật ra tiếng khóc như vậy.
Thì ra từ khi chia tay ở Thái Nguyên đến giờ, Uyển cô nương không lúc nào không nhớ nhung đến Vân Nhạc. Thâm tình đã lộ liễu như thế này thì còn hơn vạn lời nói...
Tạ Vân Nhạc cũng cảm động vô cùng, chàng cũng suýt rơi nước mắt. Lục Quan trông thấy Uyển cô nương cảm động như vậy liền đoán ra người trung niên xấu xí kia là ai rồi nên vuốt râu ha hả cả cười:
- Tạ thiếu hiệp! Lão không ngờ là thiếu hiệp! Nếu không có cháu Uyển nhi thì lão cũng không nhận ra được thiếu hiệp nữa.
Vân Nhạc cố nén lòng xúc cảm rồi vừa cười vừa đáp:
- Phó đại hiệp, hiện giờ thành Bắc Kinh đang lúc đại sự của các nhân vật võ lâm. Đại hiệp và Uyển cô nương không nên ở đó làm gì. Theo ý kiến của tại hạ thì hai vị nên đến ở tạm Hoàng Bích Sơn Trang tại núi Trường Bạch. Tới tháng ba tại hạ cần đến đó một phen rồi chúng ta cùng gặp tại nơi đó. Chẳng hay đại hiệp nghĩ sao?
Phó Lục Quan ngẫm nghĩ giây lát khẳng khái đáp:
- Cung Thiên Sơn với lão phu có quen biết nhau, nhân lúc này lão phu được đi du ngoạn Bạch Sơn Hắc Thủy một phen kể cũng thú vị nhưng còn cháu Thanh Nhi?
Vân Nhạc liền nói:
- Em Thanh Nhi giao cho tại hạ phụ trách, chừng nào tìm được em ấy, cháu sẽ bảo em đi Hoàng Bích Sơn Trang ngay.
Nói tới đó, chàng liền lấy Thái A Kiếm trên vai xuống và nói tiếp:
- Uyển cô nương, xin trao lại nguyên vật đây, đừng để cho người ta lấy trộm đi nữa nhé.
Phó Uyển hai má đỏ bừng, ngửng đầu lên liếc nhìn chàng, nước mắt lại trào ra vì nàng chưa kịp vui sum hợp lại phải chia ly nhưng nàng vẫn phải gượng cười và đáp:
- Chị Triệu, chị Chu giờ đang phóng ngựa trên mục trường ở Sát Bắc, chẳng hay cần tiểu muội báo cho hai chị ấy biết anh ở đây không?
Vân Nhạc lắc đầu mỉm cười đáp:
- Anh mong em mời hai chị ấy cùng đi Hoàng Bích Sơn Trang và đừng nói là anh đang ở Bắc Kinh nhé?
Uyển cô nương gật đầu nhưng nàng không hiểu tại sao chàng không muốn cho hai người vợ lớn là họ Triệu và họ Chu biết chàng ở nơi đây. Lúc này nàng chỉ muốn trông lại bộ mặt anh tuấn của Vân Nhạc nhưng vì có ông nàng đứng bên cạnh nên nàng không tiện bảo Vân Nhạc lột mặt nạ ra cho nàng xem, nên nàng cứ đứng ngẩn người ra đăm đăm nhìn mặt chàng. Vân Nhạc thấy vậy mỉm cười nói lảng:
- Phó đại hiệp, cũng may ngày tái ngộ của chúng ta cũng không xa lắm, vậy Phó đại hiệp và Uyển cô nương hãy lên đường đi.
Lục Quan biết Vân Nhạc ở Bắc Kinh thế nào cũng gây nên những chuyện kinh thiên động địa. Nếu mình và Uyển nhi ở lại sẽ làm bận chàng nên liền chắp tay chào chàng rồi đi liền.
Uyển cô nương vừa đi vừa quay lại nhìn, nước mắt tuôn trào. Chờ cho bóng dáng hai người mất hút, Vân Nhạc mới quay trở lại, thấy bên đường có một cái miếu thờ Sơn Thần, chàng liền từ từ đi vào. Một lát sau chàng lại đi ra cải trang thành một thanh niên có bộ mặt xấu xí hơn trước nữa.
Chưa tới giờ Mùi mà ở xưởng chế khí giới của thành phố Bắc Kinh vẫn nhộn nhịp vô cùng mặc dầu mưa tuyết giá lạnh. Có nhiều khách sạn tửu lầu nên giới võ lâm thường hay đến đây tụ tập.
Lúc ấy thiên hạ thái bình cho nên các trà lầu tửu quán thường thấy các người mang lồng chim đến để vừa ăn uống vừa nghe chim hót. Cũng có người suốt ngày chỉ vo tròn hai bi sắt trong bàn tay, đồng thời tửu quán nào cũng có những bọn hát xẩm hay hát rong đến hát cho khách nghe.
Hãy nói đến phạn điếm tên là Thanh Phong Lầu ở cuối phố, nằm về hướng nam. Đó là một tửu lầu rất lớn, người ta thấy cạnh cửa sổ ở trên lầu Thanh Phong có một thiếu niên mặt rất nhợt nhạt như người bệnh, môi sứt mắt ti hí đang ngồi ăn uống và hình như đang nghĩ ngợi điều gì.
Tửu lầu này đặc biệt hơn các tửu lầu khác là tầng dưới thì ồn ào như họp chợ mà trên lầu thì yên lặng như tờ. Không phải trên lầu toàn là khách nhà nho nên mới được yên tĩnh như vậy, trái lại ở đấy có bốn bàn lớn toàn những võ lâm đạo sĩ ngồi nơi đó.
Lại còn một điều lạ hơn nữa là có bàn khách ngồi xung quanh toàn là nhà sư và đạo sĩ.
Ngoài ra có hai cái bàn bày bát đũa chén tách hẳn hòi mà không có ai ngồi cả. Thấy vậy ai cũng đoán ra sẽ có một bọn người nữa sắp tới.
Không phải là nơi đây cấm nói chuyện ồn ào nhưng lúc ấy chỉ thấy những người có mặt trên đó cứ rỉ tai thì thầm với nhau, vẻ mặt rất nghiêm trọng...
Trước khi khách của hai bàn nọ chưa tới, phổ ky đã lên khuyên những khách ngồi lẻ tẻ quanh đó nên dời xuống lầu ăn thì hơn nhưng riêng có thiếu niên xấu xí ngồi cạnh cửa sổ thì phổ ky nói thế nào chàng cũng không chịu nhường, cứ khăng khăng đòi ngồi chỗ đó. Cả chủ điếm lên van lơn, chàng cũng không nghe.
Những võ lâm đạo sĩ ngồi ở mấy bàn lớn đều để ý đến thiếu niên nọ, thấy chàng ta ngoan cố như vậy ai nấy cũng đều ngạc nhiên vô cùng.
Bầu không khí yên lặng ấy duy trì không bao lâu, dưới lầu đã có tiếng chân người rầm rập, tiếp theo đó có bảy tám người sồng sộc lên. Người đi đầu là một ông già râu hoa râm tuổi trạc năm mươi, mặt đỏ như táo, thân hình vạm vỡ, tay trái đeo một thanh Nhạn Lĩnh Đao, vai bên phải đeo một tấm ván trên có cắm tám chiếc đinh ba dài năm tấc. Thấy y đi thẳng tới trước bàn của một đạo sĩ và mấy nhà sư, lên tiếng giọng như chuông gióng:
- Thiếu Lâm Thần Tăng Pháp Nhất đại sư cũng tới đây à? Thực là không ngờ, như vậy đủ thấy bất cứ người nào cũng vậy, tu luyện đến mức tứ đại giai không thật rất hiếm.
Nói xong y lớn tiếng cười khì một hồi, lời nói của y hết sức mỉa mai. Người sư ngồi đầu bàn phải là một cao tăng mặt gầy gò, vẻ tao nhã nghe nói liền đứng dậy, hai tay chắp lên ngực, mày xuôi nhắm nghiền đôi mắt niệm câu A di đà Phật rồi ngồi xuống.
Thiếu niên mặt xấu xí nọ nghe thấy trong đó có sư Thiếu Lâm liền liếc mắt nhìn rồi quay đầu lại, bỗng chàng trợn mắt lên dòm thì ra mấy người theo sau ông già mặt đỏ có một thiếu nữ mặt đẹp như hoa nở vậy.
Thiếu niên nọ nhìn nàng một cái rồi yên lặng nhậu nhẹt như thường. Từ khi ông già mặt đỏ lên tới lầu, không khí lại càng nặng nề hơn và im lặng như tờ đến nỗi cây kim rơi cũng nghe. Ngay cả những tiếng ồn ào ở dưới lầu cũng yên lặng tức thì.
Bỗng có một đại hán tiến đến bàn của tên thanh niên xấu xí nọ, bước chân nhẹ đến nỗi khi đến gần mà thanh niên nọ không hề hay, đủ thấy khinh công của y đến mức nào rồi.
Người đó đứng trước mặt thanh niên xấu xí đó cười nhạt hỏi:
- Này, nếu ngài đã cơm no rượu say rồi thì xin tạm rời khỏi nơi đây vì chúng tôi phải ở đây bàn bạc, không muốn cho để cho người ngoài nghe thấy, xin ngài thông cảm cho.
Lời nói của người đó rất thành khẩn và lễ phép, thiếu niên xấu xí từ từ đứng dậy sắc mặt vẫn lạnh lùng đáp:
- Tại hạ không dám nhưng tại hạ có một việc này đang thắc mắc, xin ngài chỉ rõ cho. Có phải tửu lầu này có thật là Thanh Phong Lầu phạn trang không?
Đại hán trung niên nghe chàng hỏi kỳ lạ như vậy không hiểu dụng ý của chàng ra sao nhưng cũng gật đầu đáp:
- Đúng, tiệm này chính là Thanh Phong Lầu phạn trang, chẳng hay các hạ hỏi như thế là có dụng ý gì?
Thiếu niên mặt xấu xí cười cuồng loạn một hồi rồi đáp:
- Đã nói là phạn trang thì dễ giải quyết lắm rồi, ai cũng biết những nơi tửu lầu phạn điếm, người nào đến trước thì được ưu tiên, như vậy có lý nào ngài đuổi tôi được. Quý vị tụ họp sao không đi nơi khác mà cứ đến Thanh Phong Lầu phạn trang này làm gì? Hì hì, thực vô lý hết sức!
Người trung niên nọ bị chàng hỏi vặn bất ngờ, không sao trả lời được, mặt đỏ bừng nhưng trước mặt bao nhiêu anh hùng võ lâm như thế khi nào y chịu lép vế. Y liền cả giận quát lớn:
- Tên tiểu tử này, ta đã đối đãi lễ phép với mi như thế mà mi không biết điều chút nào cả.
Nói xong y giở chưởng bổ mạnh vào vai thiếu niên xấu xí đó, thế chưởng mạnh và nhanh vô cùng.
Thanh niên mặt xấu xí mỉm cười, giở chưởng trái ra điểm vào yếu huyệt ở bụng của đại hán và thị không đỡ chưởng của đại hán ấy.
Trung niên đại hán kinh hãi vô cùng, bàn tay phải không đánh xuống chàng nọ nữa mà trầm nhanh lại gạt tay đối phương.
Ngờ đâu thiếu niên nọ vừa lớn tiếng cười vừa vung tay phải ra nắm lấy cổ tay của đại hán và chỉ thấy chàng giật mình và hất mạnh một cái, thân hình của đại hán kia tung lên trên bàn của ông già mặt đỏ rồi.
Võ lâm quần hào đột nhiên cũng kinh hãi và la lớn vì họ biết đại hán trung niên kia là người rất có danh tiếng trong giang hồ, thế mà đấu chưa đầy một hiệp đã bị thiếu niên mặt xấu xí đánh bắn tung lên như vậy, làm sao họ không kinh hãi đến la lớn như thế được.
Ông già mặt đỏ liền đứng dậy đỡ lấy đại hán trung niên, sắc mặt hơi biến đổi.
Người thiếu nữ mặt đẹp như hoa nở trợn trừng hai mắt nhìn thanh niên xấu xí nọ, đột nhiên nàng nghĩ:
- Sao võ công của thiếu niên này tinh thâm đến thế nhưng sao bộ mặt y lại xấu xí như vậy?
Nàng nghĩ tới đó lại oán trách trời xanh sao bất công như vậy.
Các đạo sĩ và lão tăng cũng đều liếc mắt nhìn rồi không biết người nào đã lớn tiếng nói:
- Không ngờ Triển Xí Báo Tử (con beo có cánh) Tu Đông ngày hôm nay quả thực đã mọc lên hai cánh!
Quần hào nghe thấy lời nói đó đều tức cười. Trong khi đó ông già nọ đặt đại hán kia xuống, sắc mặt trở lại như thường và không thèm đếm xỉa đến thiếu niên mặt xấu xí kia nữa, chỉ đứng dậy nói:
- Hôm nay được các vị tiền bối đạo hữu nể mặt tiểu đệ mà y hẹn đến nơi Thanh Phong Lầu này, tiểu đệ cám ơn vô cùng. Tiểu đệ giải thích về điểm tại sao không họp ở tệ bảo mà lại phải mời quý vị lên trên Thanh Phong Lầu này.
Đó là tiểu đệ sợ quý bạn trong võ lâm hiểu lầm lão mỗ Âm Dương Truy Phong Mục Hành Dị mời quý vị tới Xa Hà Bảo thể nào lại chẳng có âm mưu gì cho nên tiểu đệ mới mời đến chỗ công cộng này để tỏ lòng thành của Mục mỗ.
Nói tới đây ông già ngừng giây lát để lấy giọng rồi tiếp:
- Tiểu đệ tới chậm thành ra thất lễ, vậy xin kính quý vị một chén trước để tạ lỗi.
Liền cầm chén rượu lên uống cạn. Thiếu niên mặt xấu xí nọ lẳng lặng ngồi uống rượu nhưng tai chàng vẫn lắng nghe câu chuyện của bọn kia. Chàng cũng biết cuộc họp này rất quan trọng.
Quả nhiên ông già mặt trắng, béo lùn ngồi ở phía trái trợn mắt đập bàn làm bắn tung bát đũa lên, với giọng đầy giận dữ quát:
- Mục Bảo Chủ, chúng tôi tới đây với mục đích giải quyết cuộc tranh chấp chớ không phải đến để uống rượu đâu. Nhân cơ hội này xin mời các bạn chứng minh dùm xem ai phải ai trái.
Nguyên mỗ là Hỏa Nhãn Kim Châu Lâm Mông may mắn nhặt được cuốn Vô Tướng Kim Cương Chưởng Kinh trên núi Man Giang, rồi mỗ đi qua Mật Vân huyện không ngờ lại bị Âm Dương Truy Phong Mục Hành Dị oai trấn Yên Vân tên tuổi lừng lẫy thế mà lại đưa bọn thủ hạ lấy trộm mất của mỗ.
Nhưng Lâm mỗ phát giác được liền đuổi theo đến ngoài bãi hoang thì đuổi kịp. Mục Hành Dị lại không nhận là lấy trộm mà bảo là nhặt được ở giữa đường cho nên mới xảy ra câu chuyện tranh chấp này.
Nói tới đây Lâm Mông tạm ngừng, liếc mắt nhìn cái bàn có bảy vị đạo sĩ và các sư đang ngồi, bỗng thay đổi thái độ rồi nói tiếp:
- Trong lúc chúng tôi đang tranh chấp và chưa giải quyết xong, bỗng thấy Võ Đang Tòng Bách Đạo Nhân ở đâu đi tới. Các vị thử tưởng tượng xem đạo sĩ nói gì? Y nói cuốn kinh đó chính y đánh rơi mất. Không ngờ Võ Đang Thất Đạo lừng danh thiên hạ như thế mà lại thốt ra những lời hạ lưu như vậy.
Lâm Mông vừa nói xong đã có một đạo sĩ gầy gò, cười nhạt hai tiếng.
Có lẽ người đó là Tòng Bách cũng nên. Các hào kiệt võ lâm ngồi ở mấy bàn lân cận đưa mắt nhìn Tòng Bách Đạo Nhân với vẻ miệt thị vì họ cho Tòng Bách Đạo Nhân vô trung sinh hữu như vậy rất xúc phạm đến lề luật giang hồ, cho nên ai cũng coi y là hạ lưu và xảo trá. Vả lại Tòng Bách Đạo Nhân ở trong giang hồ có địa vị và danh vọng càng không cho phép đạo nhân hành động như vậy.
Quần hào thấy Tòng Bách Đạo Nhân không biện bạch gì cả mà chỉ mỉm cười thôi. Mọi người tưởng là y đuối lý thật.
Lâm Mông lại càng đắc chí vì y thấy trên phân nửa số người ở đấy bênh vực cho y, càng cao hứng càng thao thao bất tuyệt:
- Lúc ấy Lâm mỗ liền hỏi Tòng Bách đạo trưởng rằng, cuốn kinh Vô Tướng Kim Cương Chưởng này là cố vật của thiền môn, tại sao lại chạy đến nhà đạo sĩ các ngươi được?
Lời nói vừa dứt ra, quần hùng đều ha hả cả cười. Thiếu nữ diễm lệ ngồi nơi bàn Âm Dương Truy Phong cũng cười tít mắt.
Ái mỹ là thiên tánh của con người, thiếu niên xấu xí nọ lại liếc nhìn nàng mấy lần.
Bỗng phát giác được tia nhìn ấy, nên nàng vụt nín cười, tỏ vẻ khó chịu.
Lâm Mông thấy lời nói của mình có lý nên quần hùng mới cả cười, đắc chí vuốt râu cười và nói tiếp:
- Lúc ấy Tòng Bách đạo nhân trả lời rằng, tại sao bần đạo không biết cuốn kinh này là cổ vật của thiền môn? Cuốn Vô Tướng Kim Cương Chưởng là một trong bảy mươi hai tuyệt kỹ của Thiếu Lâm Tự cất giấu ở Tàng Kinh Các tại chùa Thiếu Lâm, mười tám tháng trước đây không biết ai đã lấy trộm đi mất. Vì vậy Thiếu Lâm phái ra rất nhiều môn hạ đi khắp giang hồ tìm kiếm.
Võ Đang là đạo giáo nhưng tam giáo đồng quy và vì bảo trì chính khí của võ lâm nên Võ Đang chúng tôi phải tận lực, tận tâm ra tay tìm hộ cho phái Thiếu Lâm. Bần đạo vân du tứ hải và đã phát hiện ra cuốn kinh đó ở trong xác một tên giặc trên núi Hoàng Sơn. Bần đạo liền giữ lấy định trao trả cho phái Thiếu Lâm, không ngờ đi tới Mật Vân huyện bỗng rơi mất, chắc ngay lúc đó Lâm thí chủ nhặt được. Ngày hôm nay bần đạo chỉ mong Lâm thí chủ trao trả cho để bần đạo thành toàn công đức vô lượng đó.
Lời nói rất có lý. Tới khi Lâm mỗ hỏi lại cái xác của tên giặc ấy đạo trưởng phát giác ở nơi nào trên núi Hoàng Sơn và lúc ấy vào giờ nào? Vả lại trong trường hợp này đạo trưởng nhặt được cuốn kinh đó hơi lạ vì từ Hà Nam đi Giang Tây, đạo trưởng lên Tung Sơn có phải gần hơn không? Tại sao đạo trưởng còn đến huyện Mật Vân để làm gì? Đấy quý vị thử xem hành động của Tòng Bách Đạo Nhân có phải là tiểu nhân không? Không những Lâm mỗ khinh miệt mà chắc các vị có mặt ở đây cũng coi thường vị đạo sĩ của phái Võ Đang phải không?
Nói xong Lâm Mông trợn trừng hai mắt nhìn Tòng Bách Đạo Nhân.
Lúc ấy Thất Đạo, Tứ Tăng đều nhắm mắt như nhập định vậy. Không ai nói năng gì cả và mọi người cũng không hay biết họ đang làm gì và nghĩ gì như vậy?
Thiếu niên mặt xấu xí nghĩ thầm:
- Lời nói của Tòng Bách Đạo Nhân có thể nửa hư nửa thật vì hơn một năm nay, ta ở Kim Hoa Tam Anh Tiêu Cục có gặp Pháp Hoa đại sư của phái Thiếu Lâm và ông ta có đề cập đến Vô Tướng Kim Cương chưởng pháp nhưng không nói tới cuốn Vô Tướng Kim Cương
Chưởng Kinh thì chưa có ai lấy được. Bây giờ ba người, mỗi người nói một ý thật là khó giải quyết. Theo sự ước đoán của ta thì cả ba đều có những điều hiểu lầm mà nói sai đi. Cũng may ta là người ngoại cuộc, khỏi phải bận tâm vào việc này nhưng ta cũng cố nghe xem.
Nghĩ đoạn chàng lại nhìn thiếu nữ kia, không ngờ đồng thời thiếu nữ nọ cũng đưa mắt nhìn chàng. Thấy thiếu niên xấu xí kia cứ liếc nhìn mình luôn, hai mắt đột nhiên lộ sát khí và nàng còn thấy thiếu niên đó hình như lại cười thầm mình nữa.
Lúc ấy có một đại hán cao lớn, vạm vỡ lên tiếng:
- Việc này theo sự nhận xét của tại hạ thì Tòng Bách đạo trưởng có lẽ vì việc riêng chưa làm xong cho nên còn đem cuốn kinh đó đi qua Mật Vân, chờ khi làm xong việc rồi đạo trưởng mới lên Tung Sơn. Nếu làm cho lão anh hùng khiển trách như thế thì hơi thái quá một chút.
Hỏa Nhãn Kim Châu Lâm Mông trợn trừng hai mắt lên cười nhạt rồi đáp:
- Từ lão sư nói sao dễ nghe thế? Nếu đúng như lời nói của lão sư thì Lâm mỗ nhặt được cuốn kinh trong núi Man Giang cũng giả dối cả phải không?
Đại hán nọ biết mình đã quá lời, mặt đỏ bừng ngượng nghịu không sao nói ra lời được.
Lúc ấy Xa Hà Báo Mục Hành Dị cả cười một hồi rồi nói:
- Các vị lão sư nghe xong những lời phẫn uất của Lâm huynh chắc thế nào cũng có một cảm giác thắc mắc vô cùng phải không? Theo lý mà nói thì Dị mỗ là đặc chủ của cuốn kinh đó, vậy lời lẽ này phải do Mục mỗ nói với Tòng Bách đạo trưởng mới phải. Ngờ đâu Lâm huynh cướp lời la lớn làm Mục mỗ đứng cạnh lỡ khóc lỡ cười mà cũng không nói nên lời...
Y chưa nói dứt thì Lâm Mông đã tức giận đập mạnh xuống bàn đánh rầm một tiếng và nói:
- Mục lão sư sao thốt ra những lời phi lý đến thế? Cuốn kinh ấy vốn dĩ ở trong túi Lâm mỗ, bị Mục lão sư lấy trộm đi như vậy bảo sao Lâm mỗ cướp lời được?
Mục Hành Dị cười nhạt một tiếng, hai mắt trông rất xảo trá liếc nhìn quần hào một cái rồi nói:
- Lời nói của Lâm lão sư quá thiên vị, Mục mỗ tuy không phải là tay có tiếng tăm gì ở giang hồ nhưng cũng không đến nỗi bắt chước đàn bà, trẻ con ăn nói bậy bạ như thế đâu!
Lời nói của Mục Hành Dị mỉa mai hết sức khiến Lâm Mông xấu hổ vô cùng. Đột nhiên người ngồi cùng bàn Lâm Mông phi thân đến trước mặt Mục Hành Dị, thân hình nhanh vô cùng. Bỗng nghe một tiếng quát:
- Bước trở về đi!
Người vừa phi thân ban nãy, thân hình vừa tới giữa chừng đã bị đánh bật trở lại. Rất may Lâm Mông nhanh tay đỡ luôn, y mới không bị nguy hiểm nhưng mặt mày nhăn nhó như bị một thứ vô hình ám kình đánh trúng, thân hình đau đớn vô cùng.
Thiếu niên mặt mày xấu xí thấy người ra chưởng đánh bật người kia là ông già đầu sói trông rất oai dũng. Sau khi ông già ấy phát chưởng đánh người nọ xong vẫn ngồi nguyên chỗ, thần sắc vẫn như thường.
Lâm Mông giận đến biến sắc mặt, tuy y đã nhận ra người nào ra chưởng đánh bạn mình rồi nhưng y chỉ đưa mắt lườm người đó chớ không dám làm gì.
Lúc ấy bầu không khí yên lặng như tờ, người nào người ấy ngồi yên không ai dám lên tiếng cả.
Thiếu niên mặt xấu xí trông thấy đại hán ban nãy bị chàng hất văng ra ngồi cạnh Mục Hành Dị, thỉnh thoảng lườm mình với mắt oán hận.
Thất Đạo, Tứ Tăng vẫn ngồi nhắm mắt, thấy vậy thiếu niên xấu xí cười thầm và thấy mấy người đó đối với mấy người đang cãi đây đó có thái độ không nghe cũng không hỏi gì cả. Như vậy tại sao họ lại còn dự vào cuộc tranh đấu cãi vã này làm gì?
Hoàn cảnh trầm lặng đó chỉ được một lát thôi thì có tiếng cười khúc khích phá tan.
Thì ra thiếu nữ diễm lệ thấy thái độ của quần hào không sao nhịn được cười.
Lúc ấy Mục Hành Dị đứng dậy chậm rãi nói:
- Vừa rồi được Nhất Nguyên cư sĩ Hồ lão tiền bối ra tay giải cứu Mục mỗ khỏi bị người dùng chưởng lực tấn công khiến Mục mỗ ghi lòng tạc dạ suốt đời.
Thiếu niên xấu xí nghe thấy Mục Hành Dị nói như vậy trong lòng kinh hãi nghĩ thầm:
- Không ngờ người này lại là Nhất Nguyên cư sĩ Hồ Cương. Theo lời Lôi Thiếu Tiên nói thì người này võ công rất cao, môn Nhất Nguyên Chân Khí của y độc bộ hải nội.
Năm xưa y ba lần lên núi Côn Luân, một mình đấu với Côn Luân Tứ Kỳ suýt đảo lộn cả núi Côn Luân, vì thế tiếng tăm của y lừng lẫy giang hồ thì đột nhiên y ẩn cư một nơi. Tính ra từ đó đến giờ cả ba mươi năm nay chưa lộ mặt giang hồ. Ngày hôm nay sao lại hiện thân ở trên Thanh Phong Lầu này, như vậy chắc chuyện này không phải giản dị như thế đâu.
Không riêng gì thiếu niên xấu xí kinh hãi thầm mà người ngồi quanh đó cũng đều tỏ vẻ kinh ngạc nốt. Lâm Mông lại bỗng vỗ mạnh xuống bàn quát lớn:
- Mục Hành Dị kia, đừng tưởng đem danh Nhất Nguyên ra mà dọa được hảo hán, với mỗ thì đừng có hòng nhé.
Lời nói của y hình như không coi Nhất Nguyên cư sĩ vào đâu.
Ngờ đâu Lâm Mông vừa dứt lời, đằng sau y đã có một làn khói bốc lên, đồng thời có hai đạo thanh quang nhanh như chớp nhằm vào Phong Vũ và Thiên Trụ yếu huyệt của y mà điểm tới.
Lâm Mông cũng là tay cao thủ sao lại không biết có người ám hại ở sau lưng mình nhưng khốn nỗi phía trước mặt lại có cái bàn cản trở, nếu lùi lại phía sau thì không khác gì dấn thân vào chỗ chết. Trong lúc nguy hiểm vô cùng, y liền tránh sang bên phải đè lên một người đang ngồi cạnh đó, tay trái ấn lên mặt bàn nhảy chéo ra ngoài ba thước, nhờ vậy mới tránh khỏi nguy hiểm.
Thiếu niên mặt xấu xí cũng phải kinh hãi, thì ra chàng nọ thấy người đánh lén Lâm Mông lại là thiếu nữ diễm lệ kia. Chàng thấy thân pháp của nàng nhanh như vậy thì không thể tưởng tượng được. Tay nàng cầm hai đoản kiếm dài không đầy một thước năm và thân kiếm lại ngoằn ngoèo.
Thật ra là món võ khí ấy trong võ lâm ít thấy, huống hồ vừa rồi thiếu nữ nọ ra tay quái dị vô cùng khiến quần hào có mặt kinh hãi hết sức.
Lâm Mông may mắn thoát được nguy hiểm nhưng ánh sáng xanh đó lại nhanh như chớp nhắm hai yếu huyệt ở trước ngực đâm tới.
Phải biết chưởng của Lâm Mông đã nổi danh mấy chục năm trời, lúc này liên tiếp bị tấn công như vậy khiến y cuống cả chân tay vì kiếm thế của đối phương nhanh quá sức tưởng tượng. Kiếm quang của địch tia hai luồng sức ngầm và lạnh khiến y có cảm giác không tự nhiên và suýt tắt thở. Thậm chí mặt của đối phương ra sao y cũng chưa được rõ mà đã bị kẻ địch dồn cho cuống chân tay nên y xấu hổ quá mức.
Đột nhiên y thét lớn một tiếng, giơ tay trái lên giở thế chưởng Kỳ Hình mà y đã được lừng danh võ lâm ra gõ mạnh vào hai thanh kiếm của địch. Thế chưởng ấy sử dụng một cách khéo léo, chuyển bại thành thắng khiến các tay cao thủ có mặt tại đó cũng khen ngợi thầm.
Lúc ấy thiếu nữ diễm lệ đột nhiên thất thanh la lớn, nhảy lùi về phía sau, hai mắt trợn tròn, phùng má thét lớn:
- Ngươi... làm gì thế?
Thì ra Lâm Mông giở chưởng độc đáo đó ra gõ ngang vào cán kiếm của nàng, nếu nàng không thu kiếm lại mà cứ đâm thẳng tới thì y bị thương nặng đồng thời cổ tay của nàng cũng bị chặt làm đôi tức thì. Vì thế nàng đành phải thu kiếm lại để lùi mà tránh.
Lúc này Lâm Mông mới thấy mặt địch thủ của mình là một con nhỏ đẹp vô cùng, y lại càng tức giận khôn tả vì y là một người nổi danh mà lại suýt bị con nhỏ vô danh tiểu tốt đả thương trước mặt quần hào như vậy.
Lửa giận bốc lên, y không còn nghĩ gì nữa giơ chưởng lên nhắm vú trái của nàng mà đánh tới.
Miếng này phạm đại kỵ của võ lâm nhưng trong lúc tức giận Lâm Mông không còn nghĩ gì cả, đến khi ra tay tấn công y mới biết đánh vào bộ vị đó là không nên nhưng lúc ấy muốn thâu thế lại cũng không còn kịp nữa vì ngón tay của y đã chạm phải đầu vú của thiếu nữ diễm lệ đó rồi.
Thiếu nữ diễm lệ như bị chạm phải rắn, sắc mặt tái mét, vội lùi về sau hai thước, lúc ấy hàng trăm con mắt đều nhìn vào cả hai người.
Lâm Mông tự biết đánh vào bộ vị đó là không phải nên mặt đỏ bừng nhưng cũng gượng quát lớn:
- Cô bé kia, lão phu với cô vô oán vô cừu, tại sao cô lại ra tay đánh lén như vậy? Lão phu thấy cô tuổi trẻ vô tri mới không hạ độc thủ. Cô hãy về ngồi yên chỗ, lão phu sẽ xá cho liền.
Thiếu nữ diễm lệ bị người lạ mó phải chỗ thần bí trước mặt mọi người, tức giận đến rơi nước mắt tuôn ra như mưa...
Nhất Nguyên cư sĩ Hồ Cương bỗng cười nhạt nói:
- Con gái mỗ xưa nay điêu ngoa quen rồi, nay được Lâm huynh dạy bảo cho thật cám ơn vô cùng. Nhưng tiểu nữ bị nhục quá nỗi, chỉ trong ba ngày Lâm lão sư không thoát được cái chết, thật đáng tiếc.
Nói xong Hồ Cương mỉm cười quay lại nói với thiếu nữ nọ:
- Lan nhi, con hãy về trước, việc gì cũng vậy trước công sau mới đến tư. Chờ giải quyết xong cuốn kinh Vô Tướng Kim Cương Chưởng với Lâm lão sư rồi hãy tính toán việc này sau!
Lâm Mông không ngờ người thiếu nữ đó lại là con gái của Nhất Nguyên cư sĩ. Lâm Mông nghe Hồ Cương nói như vậy sợ hãi đến váng cả óc, mắt nổ đom đóm không biết làm sao cho phải. Bỗng nghe thấy bốp một tiếng, thì ra thiếu nữ nọ tức giận khi nghe cha nói như thế giậm chân xuống sàn rồi phi tay tát cho Lâm Mông một cái bạt tai rồi mới ngoe nguẩy về chỗ ngồi, mồm vảnh lên tỏ vẻ tức tối vô cùng.
Lâm Mông thấy má bên phải đau rát vô cùng, vội đưa tay lên xoa má rồi gượng cười một tiếng và nói:
- Sự hiểu lầm này quá lớn, nếu tại hạ biết Hồ cô nương là tiểu nữ của lão tiền bối thì Lâm mỗ táo gan đến đâu cũng không dám ra tay như vậy, để lát nữa tại hạ sẽ xin chịu lỗi sau.
Nói tới đây y dừng lại trong giây lát rồi tiếp:
- Bây giờ sự lầm lỡ đó đã qua, Lâm mỗ...
Thiếu nữ diễm lệ bỗng tiếp lời lớn tiếng đáp:
- Ai bảo sự lầm đó đã qua rồi? Bây giờ không nghĩ tới chỗ chôn cất xác của người mà cứ bàn tán đến chuyện cuốn Kim Cương Chưởng làm gì? Gần chết mà cũng không hối cải!
Lâm Mông biết mối thù này đã kết thì khó giải ra được, sở dĩ nói như thế là cốt giữ thể diện đôi chút nhưng sự thật trong lòng y lo âu lắm, không biết cách gì để gỡ mối thù đó nhưng lúc này Hồ cô nương cứ lên tiếng áp bức như thế. Người luyện võ ai mà chả có tánh nóng, y liền biến sắc mặt ha hả cả cười một cái rồi đáp:
- Đại trượng phu có sợ gì cái chết đâu mà đến nỗi phải lo sợ như Hồ cô nương vừa nói. Tai họa đây có các vị trông thấy vừa rồi, Hồ cô nương không ra tay đánh lén mấy thế thì làm sao Lâm mỗ dám ra tay như thế? Cô nương cứ yên trí thể nào Lâm mỗ cũng có cách để cho cô nương khỏi phải phật lòng thì thôi.
Thiếu nữ diễm lệ cười nhạt một tiếng đáp:
- Cô nương sẽ chờ ngươi.
Lúc ấy trên lầu Thanh Phong sắp đến giai đoạn như một cơn bão tới.
Quần hùng mỗi người đều có một ý nghĩ khác nhau nhưng trong lòng mỗi người đều gay cấn hết sức. Bề ngoài họ được mời tới để làm trọng tài nhưng dưới cục diện này làm gì có hai chữ công đạo được. Vẫn cái trò ích kỷ nghĩ đến tư lợi, kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu.
Thiếu niên xấu xí thấy việc xảy ra nơi đây không có liên can gì đến mình nên chàng không quan tâm đến, chỉ quan sát từng vẻ mặt của mỗi người một lượt rồi thôi.
Trên lầu đang yên lặng như tờ, bỗng có một tiếng nói “Vô Lượng Thọ Phật", tiếng nói đó phá tan không khí trầm lặng và thiếu tự nhiên ấy đi.
Tòng Bách Đạo Nhân đứng dậy với vẻ nghiêm nghị nói:
- Chính ra là bần đạo không muốn nói nhiều làm gì nhưng suy đi tính lại nếu không nói ra thì quý vị thí chủ không rõ chân tướng mà hiểu lầm phái Võ Đang chúng tôi thì lúc ấy bần đạo dù có một trăm cái miệng đi chăng nữa thì cũng khó mà giải thích kịp. Lúc nãy Lâm thí chủ dám bảo bần đạo nhặt cuốn chưởng kinh trên núi Hoàng Sơn câu chuyện ấy không đúng với sự thật và còn hẹn Mục thí chủ ngày hôm nay đến đây để chứng tỏ câu chuyện đó.
Vì thế Lâm thí chủ mới mời Nhạn Hồi, thí chủ của phái Hằng Sơn ra làm trọng tài. Sự thật cuốn kinh này là của ai, cho nên...
Nói tới đây lão đạo sĩ đưa mắt nhìn tứ phía rồi nói:
- Bần đạo liền phi thơ đi mời bốn đại hộ pháp đại sư ở liên tọa của phái Thiếu Lâm đến.
Thần tăng Pháp Nhất đại sư không muốn vì sự mất cuốn kinh của phái Thiếu Lâm mà sau này gây bao nhiêu trận phong ba bão táp trong giới võ lâm. Vì cuốn chưởng kinh này nếu ai chưa luyện được hai mươi năm bổn môn tâm pháp của phái Thiếu Lâm, phá tan được Sinh Tử Huyền Quan thì không sao luyện tập được những thế chưởng đó cho nên bần đạo mới bảo Mục và Lâm hai vị thí chủ có lấy được cuốn này cũng vô ích, thà trả lại cho phái Thiếu Lâm để khỏi tranh chấp và còn giữ được đạo nghĩa võ lâm, như vậy có phải tốt hơn không?
Nói đến đây, lão đạo sĩ liếc nhìn Lâm Mông, vẻ mặt lạnh lùng và nói tiếp:
- Không ngờ Lâm thí chủ lại định làm lớn chuyện và thúc giục Cao Ly Tống Sơn Tứ Ma, Tần Trung Song Quái, Cung Môn Nhị Kiệt ra tay đối phó với các võ lâm chính phái. Lâm thí chủ còn nói bốn vị đại sư của Thiếu Lâm với bần đạo tới Bắc Kinh là có mưu mô khác và còn bảo bần đạo sẽ liên hiệp các môn phái ở Trung Nguyên, không muốn cho các tà ma ngoại đạo của họ được sinh sống ở Trung Nguyên.
Đấy, mưu mô của Lâm thí chủ như thế, quý vị bảo có vô sỉ không? Cao Ly Tống Sơn Tứ Ma không hiểu rõ sự thật liền tin ngay lời của Lâm thí chủ. Tối hôm qua, Tứ Ma cùng ra tay tập kích Thiếu Lâm bốn vị đại sư, giết chết Tùng Lâm, Tùng Vân hai vị môn hạ nhất đời của Thiếu Lâm tại chỗ. Đang lúc ấy bỗng có một thằng bé họ Phó đang bị Thẩm Thượng Cửu lão sư ở trong phủ Tam Bối Tử đánh đuổi. Bốn vị đại sư vì lòng từ bi ra tay cứu thằng nhỏ họ Phó ấy.
Không ngờ Thẩm Thượng Cửu lại hiểu lầm là bốn vị đại sư của phái Thiếu Lâm định tâm ra tay cản trở cho nên Thẩm lão sư mới nhân buổi họp hôm nay định hẹn ước một địa điểm, bề ngoài lấy danh nghĩa là dùng võ để hội họp bạn hữu nhưng thực sự bên trong thì
Thẩm lão sư định bắt giam hết chúng ta. Cho nên hiện thời cuốn chưởng kinh không phải là chủ yếu nữa mà là vấn đề chúng ta phải nghĩ cách làm thế nào để đối phó trận tai kiếp máu tanh sắp diễn ra. Lời của bần đạo chỉ có thế thôi, mong các vị thí chủ hãy tự suy xét lấy.
Nói xong lão đạo sĩ lại ngồi nhắm nghiền mắt lại.
Lúc ấy quần hùng đều kinh hãi kêu ủa một tiếng, có già phân nửa số người trợn mắt có vẻ giận dữ nhìn Lâm Mông.
Thiếu niên xấu xí nghe thấy Phó Thanh được Thiếu Lâm đại sư cứu giúp, trong lòng khoan khoái vô cùng nhưng chàng lại nghe thấy Ác Sư Gia Thẩm Thượng Cửu liên hiệp Cao Ly Tống Sơn Tứ Ma các người gây thù gây hấn với các đại môn phái ở Trung Nguyên nên chàng tức giận vô cùng.
Lúc ấy Lâm Mông trên mặt không lộ chút sợ hãi nào mà còn ra vẻ tự đắc là khác.
Nhất Nguyên cư sĩ Hồ Cương lớn tiếng cười và nói:
- Lão tuy không phải là chính phái xuất thân nhưng lão thấy Cao Ly Tống Sơn Tứ Ma với bọn Tần Trung Song Quái làm bộ làm phách như vậy, lão thấy chướng mắt lắm. Chờ lát nữa bọn chúng tới đây lão cũng phải đo lường xem tài ba của chúng cao siêu đến đâu?
Đột nhiên ở cầu thang có tiếng chân vang lên rất dồn dập, tiếp theo đó có mấy người xông lên.
Thiếu niên xấu xí trông thấy mấy người đó kinh hãi vô cùng.
Chàng lại thấy Phó Thanh thất thanh la lớn một tiếng, thân hình bị tung lên cao mới rơi xuống.
Chàng kinh hãi vô cùng vì thấy chưởng của người nọ sao lại mạnh đến thế vì chàng đã dùng mười thành chân lực mà chỉ làm giảm bớt được nửa sức lực của địch thôi, trong khi chàng còn đang nghĩ cách để cứu Phó Thanh thì bên dưới có một cái bóng đen nhảy lên nhanh như điện chớp. Người nọ phi thân lên liền khẽ quát:
- Khoái huynh hãy khoan tay, tiểu đệ có việc muốn hội đàm, Khoái huynh hãy rời khỏi nơi đây ngay.
Vân Nhạc nhìn kỹ mới hay người vừa nhảy lên trên sân là Tam Tuyệt Quái Khách Mạnh Trọng Kha, người mà mình trước kia đã nhờ hộ tống chị em họ Phó đến Bắc Kinh, trong lòng ngạc nhiên vô cùng.
Chàng vừa thấy tên đánh Phó Thanh vừa rồi là một tên ăn mày già mặt dài, đầu bù tóc rối trông rất kỳ quái. Tuy chàng đang nóng lòng muốn xem xét Phó Thanh sống chết ra sao nhưng thấy Mạnh Trọng Kha xuất hiện trong Tam Bối Tử này chắc có âm mưu gì liên quan tới Cái Bang rất lớn ở trong nên chàng mới dừng lại để xem chúng nói những gì. Lúc này, chàng mới hay tên ăn mày mặt xương xương kia là Hỗn Nguyên Chỉ Khoái Tuấn là Minh Chủ của Tây Nam Cái Bang.
Khi Khoái Tuấn ra tay đánh Phó Thanh, bỗng thấy một sức lực rất mềm mại làm giảm sức lực của mình đi, kinh hãi vô cùng liền liếc mắt nhìn lên xem người nọ ẩn núp ở đâu.
Lúc ấy, Mạnh Trọng Kha đột nhiên xuất hiện, y nghĩ thầm:
- Lạ thật, công lực của Mạnh Trọng Kha kém mình xa lắm, sao y lại có nhu kình cao tuyệt đến thế? Hay là y đã được ai truyền thụ cho?
Y hiểu nhầm như vậy nên mới không tìm kiếm Vân Nhạc nữa, y nghe thấy Mạnh Trọng Kha nói như vậy ngẩn người ra một lúc, đoạn cả cười một hồi:
- Mạnh hiền đệ, có việc gì cứ ở Xướng Quan Lầu mà nói, hà tất phải đi đâu, chẳng lẽ ở nơi đây có chuyện gì xảy ra chăng?
Trọng Kha lắc đầu đáp:
- Với công lực của Khoái Tuấn hiện giờ, ít người nào sánh kịp nhưng giao thương trước mặt dễ tránh, tên nỏ bắn ngầm thì khó tránh được, vạn nhất...
Khoái Tuấn cười nhạt đáp:
- Lão ăn mày này không tin có ai dám vuốt râu cọp.
Mạnh Trọng Kha nghe nói vậy trợn mắt lên rồi cũng cười nhạt tiếp:
- Khoái huynh thực sự tự phụ quá, theo Trọng Kha này biết thì người đương đầu với huynh hiện giờ đã chạy chọt được với Gia Thân Vương, sáng mai Gia Thân Vương chỉ mật tấu Hoàng thượng một cái, Cung Môn Song Kiệt phải bắt cho được huynh để xử tội. Tới lúc ấy Tam Bối Tử cũng không giúp huynh được. Theo ý Mạnh mỗ thì Khoái huynh nên đem hết môn hạ xa lánh kinh thành rồi hãy nghĩ cách giải quyết câu chuyện của bổn bang sau. Lời của Mạnh mỗ chỉ có thế thôi, nghe hay không tùy huynh.
Nói xong, Mạnh Trọng Kha quay mình định đi.
Khoái Tuấn nghe xong, toát mồ hôi lạnh ra, lớn tiếng gọi:
- Mạnh hiền đệ, câu chuyện ấy có thật không? Khoái mỗ có phạm pháp gì đâu mà lão ăn xin họ Thương lại nghĩ ra độc kế ấy?
Trọng Kha cười nhạt một tiếng rồi đáp:
- Tục ngữ có câu “Vô độc bất trượng phu". Thương Tỷ là Trưởng Lão của bổn môn, khi nào chịu đựng được huynh tàn sát bộ hạ của y như thế? Bất đắc dĩ phải giở hạ sách ấy ra.
Nhân lúc Lý Chấn Đông bị giết chết, y liền vu khống cho huynh là hung thủ, như vậy huynh ở lại có đặng không?
Trọng Kha vừa nói dứt lời đã phi thân đi, như con chim ẩn khuất trong bóng tối liền.
Khoái Tuấn ngẩn người ra giây lát rồi giậm chân một cái, nghiến răng mím môi tự nói:
- Ta thề sẽ sống còn với các ngươi, Khoái Tuấn này không làm cho Cái Bang máu chảy người chết, ta quyết không ngừng tay.
Nói xong y vỗ tay ba cái, cửa lớn Xướng Quan Lầu mở tung, có bảy tám cái bóng người như tên bay ra, buông tay đứng nghe lệnh của y.
Khoái Tuấn với tầm mắt lóng lánh oai nghi, liếc nhìn các thủ hạ một cái rồi trầm giọng nói:
- Bây giờ, hiệp đầu chúng ta đã bị thua chúng rồi, các người phải rời khỏi kinh thành ngay, tới Thượng Nhân Phong ở núi Thái Sơn chờ ta. Còn hai tên chúng ta bắt được thì điểm huyệt cho chúng tàn phế rồi mới tha.
Bảy tám tên nọ không nói năng gì quay mình chia làm bốn ngả đi luôn. Lúc ấy, tiếng chó Tây Tạng lại theo gió vọng tới, báo hiệu cho mọi người hay là bọn Thẩm Thượng Cửu lại quay trở lại phía Xướng Quan Lầu.
Khoái Tuấn vẫn đứng yên đó cúi đầu ngẫm nghĩ, mặc cho mảnh tuyết đầy người cũng không gạt đi...
Vân Nhạc ẩn núp ở góc lầu, nóng lòng vô cùng mà không dám cử động gì cả vì chàng e Khoái Tuấn hay biết xông lại tấn công. Chàng không sợ gì việc đó nhưng chàng e vì sự sơ suất ấy mà khiến Phó Uyển lại phải chịu khổ sở thêm một hôm nữa. Chàng nóng lòng vì thấy Khoái Tuấn cứ đứng yên đó không chịu đi vào trong lầu. Chàng đoán lúc này Phó Thanh thể nào cũng đào tẩu hay ẩn núp trong xó vườn rồi.
Đột nhiên chàng nghe thấy Khoái Tuấn lớn tiếng gọi:
- Thẩm huynh lại đằng này.
Y vừa nói dứt, Thẩm Thượng Cửu như con chim ưng bay tới, thân pháp kỳ dị vô cùng.
Vân Nhạc nhận ra ngay đó là thân pháp khinh công của phái Thiên Sơn tên là Thương Ưng Thân Pháp.
Khoái Tuấn đi tới cạnh Thượng Cửu rỉ tai thì thầm vài câu rồi lại lớn tiếng nói tiếp:
- Hiện giờ lão ăn xin này tạm thời lánh xa nơi đây thì hơn. Ông cháu Phó Lục thì Thẩm huynh nên buông tha ra để khỏi gây phiền phức cho Tam Bối Tử sau này.
Thượng Cửu ngẫm nghĩ một hồi rồi đáp:
- Khoái huynh nói rất phải nhưng khốn nỗi Tam Bối Tử lại thích con bé ấy mới khó xử chớ? Nhưng thôi được, việc này để Thẩm mỗ giải quyết cho.
Khoái Tuấn chắp tay chào một cái, hai cánh tay giương lên, thân hình như mũi tên xuyên ra ngoài xa mười mấy trượng mới hạ xuống. Trời tối đen như mực, chớp mắt một cái đã biến mất dạng liền.
Thượng Cửu ho một tiếng, chỉ hơi động thân hình liền chạy luôn về phía lầu chữ Vạn.
Thân pháp của y nhanh như chớp nhoáng, nếu không phải là Vân Nhạc thì không sao theo kịp y được.
Vân Nhạc theo sau chừng mười mấy trượng, bỗng nhiên Thượng Cửu hình như đã phát giác đột nhiên quay người lại đánh luôn một chưởng. Sức mạnh khiến những cành lá gần đó đều rụng và bay tung lên, oai lực thực là kinh người.
Thượng Cửu đánh xong một chưởng, nhìn kỹ không thấy một hình bóng người nào cả, y liền nghĩ thầm:
- Quái lạ, rõ ràng ta nghe thấy có người theo sau hẳn hòi, tại sao lại không thấy một bóng nào cả, hay là tai ta nghe lầm chăng?
Nhưng y lại lắc đầu nghĩ tiếp:
- Không có lẽ, mọi khi trong ba trượng vuông, một bông hoa hay một cái lá rơi xuống ta cũng nghe thấy được. Tại sao đêm nay lại sai lầm như thế được?
Ác Sư Gia bình thường rất tự phụ, cũng vì tánh tự phụ này mà đêm nay y quả quyết là nghe lầm chớ ai dám tới nơi đây theo dõi y như thế? Ở trong kinh thành thì tiếng tăm của
Cung Môn Nhị Kiệt vang lừng hơn nhưng người hiểu biết nội tình thì ai cũng phải công nhận Thượng Cửu tài ba hơn nhiều. Vì vậy y mới để cho Vân Nhạc thừa cơ mà lẻn vào được. Sự thật y cũng ngấm ngầm đề phòng rồi.
Vân Nhạc khẽ động bên vai phải của y một cái, biết y đã phát giác rồi, chàng vội giở luôn Huyền Thiên Thất Tinh Bộ Pháp ra vượt qua đối phương ẩn núp ở sau một thân cây.
Thấy Thượng Cửu quay mình đi liền, lần này chàng không dám dại ý như lần trước nữa, giở hết khinh công tuyệt thế ra theo sau.
Lầu chữ Vạn kiến tạo rất kỳ ảo nhưng vì trời tối Vân Nhạc không sao trông thấy rõ được. Chàng thấy Thượng Cửu đi tới trung tâm bên cạnh lầu phía đông, rồi thân hình y lún ngay xuống. Lúc này chàng mới trông thấy bên dưới còn một tầng nữa, chàng nhanh chân lướt lên tới sát sau lưng đối thủ.
Lúc ấy Thượng Cửu hình như đang nghĩ một nghi vấn gì nên không hay biết gì về việc Vân Nhạc đi theo sau cả. Tới trước cửa sắt lớn, y gõ ba cái mạnh và ba cái khẽ và bảy dài bảy ngắn. Cánh cửa sắt bỗng nhiên mở toang ra, Thượng Cửu không hề nhìn về phía sau đi luôn vào bên trong, Vân Nhạc lẻn theo ngay vào. Bên trong cửa ấy là một hành lang tối om.
Khi hai người vừa qua khỏi ngưỡng cửa, cánh cửa sắt ấy lại tự động đóng lại chứ không có ai đứng đấy đóng mở hết.
Vân Nhạc rùng mình, mới hay nơi đây là chốn hang hùm nhưng chàng nghĩ mình đã trót vào rồi thì cứ tiến tới chứ không được lùi nữa. Chàng trông thấy Thượng Cửu đã đi xa vội nhún mình đuổi theo. Ngờ đâu chàng mới lướt đi được mấy bước bỗng nghe hai bên tường có tiếng kêu lạch cạch, chàng biết nguy tai đến nơi liền giở Di Lạc Thần Công ra bảo vệ thân thể.
Quả nhiên chỉ trong nháy mắt, hai bên vách đá có vô số những mũi dao thật sắc nhô ra và ám khí như đàn ong ở tứ phía phi tới. Cũng may chàng đã vận thần công ra bảo vệ thân thể rồi, đồng thời chàng cũng múa tay gạt những mũi dao sắc ấy rơi xuống đất.
Thượng Cửu ngừng chân lại buông tiếng cười ồ ạt đồng thời y múa song chưởng nhắm thân chàng đánh tới. Thấy sức gió đối phương cũng khá lợi hại, chàng đành lùi lại một bước.
Sự thật Vân Nhạc đi theo Thượng Cửu, có phải tên Ác Sư Gia đó không hay biết đâu. Sở dĩ y biết mà để yên rồi dụ Vân Nhạc tới chốn máy móc cơ quan này mới ra tay giết hại. Đó là kinh nghiệm giang hồ của y hơn Vân Nhạc ở chỗ ấy.
Lúc ấy tiếng cười của Thượng Cửu khiến Vân Nhạc tức giận vô cùng vì chàng biết đối thủ đang chế nhạo mình. Cũng vì sự tức giận đó mà chàng chưa kịp ra tay đánh kẻ địch đành lui lại một bước như trên nên chàng càng tức giận hơn nữa liền quát lớn một tiếng định nhảy lên tấn công tức thì.
Đột nhiên chàng thấy tưng hửng rồi thân hình trầm ngay xuống bên dưới, cho tới khi cảm giác được thì chàng đã như cái diều đứt dây rơi thẳng xuống rồi...
Thẩm Thượng Cửu thật không hổ danh Ác Sư Gia, y chọc tức Vân Nhạc tức lên rồi bấm nút cơ quan để cho chàng sa xuống hố. Bằng không dễ gì mà chàng bị thất thố như vậy được, đó cũng là trí óc của Thượng Cửu hơn người ở điểm này.
Vân Nhạc thấy hai chân đã xuống tới mặt đất, chàng nhìn xung quanh mới biết nơi đó bốn bên đều là tường sắt, chỉ có hai cái lỗ hổng rất nhỏ chỉ vừa đem thức ăn uống vào mà thôi. Trong phòng lại có một cây nến nhỏ tỏ ánh sáng mờ mờ.
Nhờ ánh sáng đó mà chàng mới trông thấy hai ông cháu Phó Uyển Thanh đang nằm ngủ trên một chiếc chiếu rách ở trong góc phòng. Chàng vội tiến lại xem, thấy hai ông cháu họ đang ngủ say. Chàng khẽ lay Phó Lục Quan dậy và gọi:
- Phó đại hiệp tỉnh dậy đi...
Lục Quan bỗng thức tỉnh ngồi dậy, dụi mắt thấy người gọi mình bằng Phó đại hiệp, trong lòng kinh hãi và ngạc nhiên vô cùng. Uyển cô nương cũng thức tỉnh ngồi dậy trông thấy Vân Nhạc lưng đeo trường kiếm, thất thanh la lớn:
- Đó chẳng phải Thái A Kiếm là gì?
Nhanh như chớp, nàng tiến tới cạnh Vân Nhạc định rút thanh kiếm đó ra nhưng Vân Nhạc lại nhanh hơn nàng, giơ tay lên nắm chặt lấy cổ tay nàng.
Uyển cô nương thấy cổ tay mình do một thanh niên tuổi trạc trung niên nắm lấy, mặt xấu xí vô cùng, rất lấy làm hổ thẹn, vội dùng hết sức bình sinh dằn tay ra mà cũng không sao rút về được.
Lục Quan thấy cháu gái mình bỗng nhiên bị người lạ mặt nắm tay tức giận vô cùng, đang định xông lại can thiệp thì đột nhiên thấy người mặt xấu xí đó suỵt một tiếng rồi khẽ nói:
- Cô nương, hãy yên... có người tới đó.
Nói xong, chàng từ từ buông tay Phó Uyển ra. Quả nhiên bên ngoài có bước chân đi tới, một lát sau ở lỗ hổng nhỏ đã hiện ra một bộ mặt gầy gò có để râu chuột... Đó là Ác Sư Gia Thẩm Thượng Cửu.
Thẩm Thượng Cửu lớn tiếng cả cười một lát lâu rồi nói:
- Bạn kia, mi tưởng Thẩm Thượng Cửu này là hạng người như thế nào? Dù mi có giảo hoạt đến đâu cũng không thoát khỏi tay của Thẩm mỗ. Bây giờ bạn đã thấy chưa?
Vân Nhạc từ lúc bị sa xuống phòng sắt này đã nghĩ ra cách đối phó rồi cho nên chàng mặc cho Thẩm Thượng Cửu chế giễu, chọc tức, chàng vẫn hớn hở tươi cười như thường.
Chờ cho đối phương nói xong liền sa sầm nét mặt lại rồi trầm giọng nói:
- Thẩm Thượng Cửu, chúng ta biết ngươi là ai rồi. Ngươi tự cho như thế là đắc kế lắm phải không? Nhưng trái lại ngươi làm như vậy là thất sách vì việc Tam Bối Tử vô cớ bắt cóc con gái của lương dân đã thấu tai Gia Thân Vương rồi.
Vì cùng là hoàng thân quốc thích với nhau, Thân Vương không muốn tâu lên Hoàng thượng hay cho nên mới sai mỗ tới đây cứu ông cháu Phó Lục Quan ra. Lúc mỗ tới, sợ các ngươi không chịu thừa nhận đã làm việc này, không ngờ bây giờ nhân chứng, vật chứng ở đây hẳn hoi, Thẩm Thượng Cửu mi còn muốn nói gì nữa?
Ác Gia Sư nghe chàng nói như vậy, mặt biến sắc tức thì. Vì vừa rồi y nghe Khoái Tuấn nói sáng mai Gia Thân Vương sẽ tâu cùng Hoàng thượng hay nên y không dám cho lời của chàng là bịa đặt, trong lòng lo âu vô cùng.
Vân Nhạc hình như đã biết rõ ý nghĩ của Thẩm Thượng Cửu, liền ha hả cả cười và nói:
- Thẩm Thượng Cửu, mi đừng tưởng kế giết người diệt khẩu nữa. Mi làm như thế là vô ích vì chung quanh phủ này đã có người của Gia Thân Vương bao vây hết. Nếu canh năm lúc trời tảng sáng họ thấy ta chưa ra khỏi nơi đây thì ngươi thử nghĩ xem lúc ấy hậu quả ra sao?
Thử hỏi ngươi có thể gánh vác nổi gánh nặng đó của Tam Bối Tử không?
Thượng Cửu trong lòng bối rối vô cùng, một lát sau mới đáp:
- Bạn kia, không biết lời nói của bạn thật hay hư nhưng bây giờ dù Thẩm mỗ có táo gan tha ông cháu Phó Lục Quan ra cũng chưa chắc bảo đảm được Gia Thân Vương không đem việc này ra mà tấu lên Hoàng thượng hay.
Lục Quan, Uyển cô nương nghe lời nói của Thượng Cửu thì biết y sẽ tiếp tục giam cầm ông cháu mình nên cả hai đều biến sắc mặt, Vân Nhạc mỉm cười nói:
- Thượng Cửu ngươi không tin thì đừng có tha, chờ cho tới khi thánh chỉ ban xuống, sai Cung Môn Nhị Kiệt đến đây đòi người thì lúc bấy giờ dù Nhị Kiệt có táo gan đến đâu cũng không dám che chở cho ngươi nữa.
Thượng Cửu dù có khôn ngoan đến đâu cũng không thoát khỏi cái tròng của Vân Nhạc.
Y sợ hãi đến toát mồ hôi ra, liền đổi giọng nịnh hót, vừa cười vừa nói:
- Này bạn, không phải mỗ không chịu tha đâu nhưng tha ông cháu họ Phó ra rồi nhỡ Thân Vương cho là nhân chứng đầy đủ, cứ tấu lên Hoàng thượng thì sao? Thẩm mỗ làm việc cho Tam Bối Tử thì cũng phải nghĩ đến quyền lợi cho chủ nhân trước, chẳng lẽ ta cao chạy xa bay để sau này mang cái danh bất trung bất nghĩa. Như vậy tiếng tăm một đời ta phải tiêu tán hết. Bạn thử nghĩ xem ta nói như vậy có đúng không?
Tạ Vân Nhạc trong bụng chửi thầm:
- Tên Thẩm Thượng Cửu này thật là gian giảo.
Tuy vậy chàng vẫn làm ra bộ tươi cười lớn tiếng nói:
- Chúng ta cùng là người trong võ lâm với nhau, trọng nhất là lời nói, đã hứa với ngươi chịu tha hai ông cháu họ Phó ra, cam đoan với ngươi sẽ không có một điều gì bất lợi cho Tam Bối Tử nữa. Nếu chờ tới sáng mai thì ta không dám bảo đảm đâu nhé.
Nói đến đây, chàng ngừng giây lát rồi mới nói tiếp:
- Cái phòng sắt này không ngăn cản nổi ta.
Nói xong chàng rút Thái A Kiếm ra đâm luôn vào vách, chỉ thấy tay chàng quay một vòng, vách sắt dày hơn nửa tấc đã bị khoét thủng một lỗ to bằng miệng bát vậy. Chàng quay lại nói với Thẩm Thượng Cửu:
- Đấy, Thẩm sư gia xem, thiết thất này liệu có giữ nổi ta không?
Thượng Cửu bỗng biến mất, Vân Nhạc lại nghe tiếng kêu ầm ầm, bốn bên vách sắt từ từ dâng lên.
Chàng thấy Thượng Cửu đã đứng trước mặt với nụ cười nịnh hót, trông rất khả ố.
Lúc này ông cháu Lục Quan vẫn chưa biết người xấu xí là ai và Phó Uyển không hiểu sao bảo kiếm Thái A lại lọt vào tay y như vậy? Tiếp theo đó Thượng Cửu đã đổi giọng xưng hô với Vân Nhạc và thái độ cũng có vẻ cung kính vô cùng.
Y gọi Vân Nhạc là ngài chớ không còn gọi bạn như trước nữa. Thượng Cửu nói:
- Đã hai mươi năm nay, Thẩm mỗ chưa chịu phục ai cả, hôm nay chỉ có ngài là người đầu tiên Thẩm mỗ chịu khuất phục thôi. Bất luận lời nói của ngài là thật hay hư nhưng đã bắt buộc được Thẩm mỗ phải chịu lép vế như vậy đủ thấy mưu trí của ngài quả thật cao hơn Ác Sư Gia này một bậc.
Nói về mưu kế ở kinh thành này, mỗ được người ta ban cho là người mưu mô số một. Hà hà, bây giờ mỗ tự động nhường lại cho ngài ngôi thứ đó.
Vân Nhạc mỉm cười nhưng chàng cũng lấy làm lạ tại sao lầu chữ Vạn chỉ có một mình Thượng Cửu như vậy.
Tuy nghĩ thế nhưng chàng tin vào võ nghệ của mình nên vẫn ung dung như thường và dẫn đầu đi trước.
Thượng Cửu vừa cười vừa nói:
- Quý tánh đại danh của ngài là ai, nếu được ngài cho phép Thẩm mỗ được kết bạn thì thật hân hạnh vô cùng.
Vân Nhạc ha hả cả cười một hồi rồi nói:
- Không dám, tại hạ chỉ là kẻ hậu học ở trên giang hồ, có được ai đếm xỉa tới mà dám sánh vai với Thẩm đại hiệp như vậy. Nay được ngài hỏi tới, tại hạ đâu dám không thưa cùng. Tại hạ họ Ngô tên Minh (Ngô Minh tiếng quan thoại đồng nghĩa với vô danh).
Thẩm Thượng Cửu là người rất thông minh, đáng lẽ nghe Vân Nhạc trả lời như vậy phải hiểu ngay, không ngờ lúc ấy lão ta tưởng Vân Nhạc tên Ngô Minh là thật:
- Ồ, thế ra Ngô đại hiệp, hân hạnh biết bao.
Uyển cô nương đi sau, nghe lời nói của Vân Nhạc liền hiểu ngay nên cứ khúc khích cười thầm.
Mấy người ra khỏi lầu chữ Vạn. Bên ngoài trời rét mướt vô cùng. Lúc ấy sắp tới canh năm rồi, Vân Nhạc liền quay lại chắp tay chào Thẩm Thượng Cửu:
- Ngô mỗ còn phải dẫn hai người trở về Phúc Mạnh, không dám để Thẩm đại hiệp đưa tiễn nữa.
Nhưng Thẩm Thượng Cửu vẫn cứ cố đòi tiễn ra ngoài cửa phủ mới thôi.
Từ lầu chữ Vạn ra tới cửa phủ Tam Bối Tử suốt dọc đường không thấy một hình bóng nào cả nên Vân Nhạc cũng hơi lấy làm lạ. Nhưng sự thật thì vì Thẩm Thượng Cửu tin Ngô Minh là người của Gia Thân Vương sai đến thực cho nên trước khi mở phòng sắt ra tha cho ba người đã dặn ngầm các nhân vật võ lâm nên tránh hết vì y sợ kích thích tâm lý của bọn ông cháu Lục Quan.
Ra khỏi phủ Tam Bối Tử, Tạ Vân Nhạc sực nghĩ còn Trọng Hàng chưa cứu ra vì vừa rồi chàng chỉ để ý đến ông cháu Phó Uyển nên quên mất Trọng Hàng. Bây giờ biết làm sao được, nhưng chàng sực nghĩ ra một kế, liền quay lại nói với Thẩm Thượng Cửu:
- Thẩm đại hiệp, Ngô mỗ còn một việc này muốn yêu cầu, chẳng hay đại hiệp có giúp cho không?
Thượng Cửu thắc mắc vô cùng nhưng vẫn tươi cười nói:
- Chẳng hay Ngô đại hiệp muốn việc gì thì cứ nói rõ, nếu tại hạ có thể làm được xin tuân lệnh ngay.
Vân Nhạc gật đầu nghiêm trang đáp:
- Nếu vậy thì tốt lắm. Lúc Ngô mỗ tới đây trông thấy Bát Ưng Đại Nội trong phủ có bắt một người đem vào phủ Tam Bối Tử, vậy xin nể mặt mỗ mà tha cho y luôn một thể.
Nói xong chàng không chờ Thượng Cửu trả lời, chàng quay mình đi thẳng.
Thượng Cửu thấy Vân Nhạc đi khỏi rồi khen thầm:
- Người trung niên xấu xí kia quả à người đa mưu túc trí.
Vân Nhạc cũng đoán chắc Thượng Cửu không dám cho người theo sau nhưng chàng không thể không phòng bị được cho nên chàng dẫn ông cháu Phó Uyển ra cửa tây trực môn, dọc đường ba người không nói với nhau câu gì hết.
Ra khỏi cổng thành chàng lại dẫn hai người đi về phía Hương Sơn.
Ánh sáng mặt trời vừa mọc chiếu xuống thành Bắc Kinh, trông thật hùng tráng và đẹp mắt.
Ông cháu Lục Quan chỉ thấy người trung niên mặt xấu xí đó khinh công nhanh nhẹn vô cùng, cả hai ông cháu giở hết sức bình sanh ra mà vẫn không sao đuổi kịp, trong lòng vừa kinh hãi vừa phục thầm. Đột nhiên hai ông cháu thấy người nọ quay lại vừa cười vừa hỏi:
- Phó đại hiệp cùng Uyển cô nương chắc kinh hoàng lắm thì phải?
Hai ông cháu ngẩn người ra, lúc ấy bỗng Phó Uyển nhận ra giọng nói đó là của Tạ Vân Nhạc, mừng rỡ vô cùng. Nàng nhảy chồm tới nắm lấy vai Vân Nhạc lung lay một hồi và khúc khích cười:
- Vân đại ca... thì ra là anh...
Nàng không sao nói tiếp được nữa, hai mắt trợn tròn xoe, nước mắt tuôn ràn rụa.
Tình cảm chân thành này thật cảm động, Uyển cô nương không sao kiềm chế nổi cảm xúc nên mới bật ra tiếng khóc như vậy.
Thì ra từ khi chia tay ở Thái Nguyên đến giờ, Uyển cô nương không lúc nào không nhớ nhung đến Vân Nhạc. Thâm tình đã lộ liễu như thế này thì còn hơn vạn lời nói...
Tạ Vân Nhạc cũng cảm động vô cùng, chàng cũng suýt rơi nước mắt. Lục Quan trông thấy Uyển cô nương cảm động như vậy liền đoán ra người trung niên xấu xí kia là ai rồi nên vuốt râu ha hả cả cười:
- Tạ thiếu hiệp! Lão không ngờ là thiếu hiệp! Nếu không có cháu Uyển nhi thì lão cũng không nhận ra được thiếu hiệp nữa.
Vân Nhạc cố nén lòng xúc cảm rồi vừa cười vừa đáp:
- Phó đại hiệp, hiện giờ thành Bắc Kinh đang lúc đại sự của các nhân vật võ lâm. Đại hiệp và Uyển cô nương không nên ở đó làm gì. Theo ý kiến của tại hạ thì hai vị nên đến ở tạm Hoàng Bích Sơn Trang tại núi Trường Bạch. Tới tháng ba tại hạ cần đến đó một phen rồi chúng ta cùng gặp tại nơi đó. Chẳng hay đại hiệp nghĩ sao?
Phó Lục Quan ngẫm nghĩ giây lát khẳng khái đáp:
- Cung Thiên Sơn với lão phu có quen biết nhau, nhân lúc này lão phu được đi du ngoạn Bạch Sơn Hắc Thủy một phen kể cũng thú vị nhưng còn cháu Thanh Nhi?
Vân Nhạc liền nói:
- Em Thanh Nhi giao cho tại hạ phụ trách, chừng nào tìm được em ấy, cháu sẽ bảo em đi Hoàng Bích Sơn Trang ngay.
Nói tới đó, chàng liền lấy Thái A Kiếm trên vai xuống và nói tiếp:
- Uyển cô nương, xin trao lại nguyên vật đây, đừng để cho người ta lấy trộm đi nữa nhé.
Phó Uyển hai má đỏ bừng, ngửng đầu lên liếc nhìn chàng, nước mắt lại trào ra vì nàng chưa kịp vui sum hợp lại phải chia ly nhưng nàng vẫn phải gượng cười và đáp:
- Chị Triệu, chị Chu giờ đang phóng ngựa trên mục trường ở Sát Bắc, chẳng hay cần tiểu muội báo cho hai chị ấy biết anh ở đây không?
Vân Nhạc lắc đầu mỉm cười đáp:
- Anh mong em mời hai chị ấy cùng đi Hoàng Bích Sơn Trang và đừng nói là anh đang ở Bắc Kinh nhé?
Uyển cô nương gật đầu nhưng nàng không hiểu tại sao chàng không muốn cho hai người vợ lớn là họ Triệu và họ Chu biết chàng ở nơi đây. Lúc này nàng chỉ muốn trông lại bộ mặt anh tuấn của Vân Nhạc nhưng vì có ông nàng đứng bên cạnh nên nàng không tiện bảo Vân Nhạc lột mặt nạ ra cho nàng xem, nên nàng cứ đứng ngẩn người ra đăm đăm nhìn mặt chàng. Vân Nhạc thấy vậy mỉm cười nói lảng:
- Phó đại hiệp, cũng may ngày tái ngộ của chúng ta cũng không xa lắm, vậy Phó đại hiệp và Uyển cô nương hãy lên đường đi.
Lục Quan biết Vân Nhạc ở Bắc Kinh thế nào cũng gây nên những chuyện kinh thiên động địa. Nếu mình và Uyển nhi ở lại sẽ làm bận chàng nên liền chắp tay chào chàng rồi đi liền.
Uyển cô nương vừa đi vừa quay lại nhìn, nước mắt tuôn trào. Chờ cho bóng dáng hai người mất hút, Vân Nhạc mới quay trở lại, thấy bên đường có một cái miếu thờ Sơn Thần, chàng liền từ từ đi vào. Một lát sau chàng lại đi ra cải trang thành một thanh niên có bộ mặt xấu xí hơn trước nữa.
Chưa tới giờ Mùi mà ở xưởng chế khí giới của thành phố Bắc Kinh vẫn nhộn nhịp vô cùng mặc dầu mưa tuyết giá lạnh. Có nhiều khách sạn tửu lầu nên giới võ lâm thường hay đến đây tụ tập.
Lúc ấy thiên hạ thái bình cho nên các trà lầu tửu quán thường thấy các người mang lồng chim đến để vừa ăn uống vừa nghe chim hót. Cũng có người suốt ngày chỉ vo tròn hai bi sắt trong bàn tay, đồng thời tửu quán nào cũng có những bọn hát xẩm hay hát rong đến hát cho khách nghe.
Hãy nói đến phạn điếm tên là Thanh Phong Lầu ở cuối phố, nằm về hướng nam. Đó là một tửu lầu rất lớn, người ta thấy cạnh cửa sổ ở trên lầu Thanh Phong có một thiếu niên mặt rất nhợt nhạt như người bệnh, môi sứt mắt ti hí đang ngồi ăn uống và hình như đang nghĩ ngợi điều gì.
Tửu lầu này đặc biệt hơn các tửu lầu khác là tầng dưới thì ồn ào như họp chợ mà trên lầu thì yên lặng như tờ. Không phải trên lầu toàn là khách nhà nho nên mới được yên tĩnh như vậy, trái lại ở đấy có bốn bàn lớn toàn những võ lâm đạo sĩ ngồi nơi đó.
Lại còn một điều lạ hơn nữa là có bàn khách ngồi xung quanh toàn là nhà sư và đạo sĩ.
Ngoài ra có hai cái bàn bày bát đũa chén tách hẳn hòi mà không có ai ngồi cả. Thấy vậy ai cũng đoán ra sẽ có một bọn người nữa sắp tới.
Không phải là nơi đây cấm nói chuyện ồn ào nhưng lúc ấy chỉ thấy những người có mặt trên đó cứ rỉ tai thì thầm với nhau, vẻ mặt rất nghiêm trọng...
Trước khi khách của hai bàn nọ chưa tới, phổ ky đã lên khuyên những khách ngồi lẻ tẻ quanh đó nên dời xuống lầu ăn thì hơn nhưng riêng có thiếu niên xấu xí ngồi cạnh cửa sổ thì phổ ky nói thế nào chàng cũng không chịu nhường, cứ khăng khăng đòi ngồi chỗ đó. Cả chủ điếm lên van lơn, chàng cũng không nghe.
Những võ lâm đạo sĩ ngồi ở mấy bàn lớn đều để ý đến thiếu niên nọ, thấy chàng ta ngoan cố như vậy ai nấy cũng đều ngạc nhiên vô cùng.
Bầu không khí yên lặng ấy duy trì không bao lâu, dưới lầu đã có tiếng chân người rầm rập, tiếp theo đó có bảy tám người sồng sộc lên. Người đi đầu là một ông già râu hoa râm tuổi trạc năm mươi, mặt đỏ như táo, thân hình vạm vỡ, tay trái đeo một thanh Nhạn Lĩnh Đao, vai bên phải đeo một tấm ván trên có cắm tám chiếc đinh ba dài năm tấc. Thấy y đi thẳng tới trước bàn của một đạo sĩ và mấy nhà sư, lên tiếng giọng như chuông gióng:
- Thiếu Lâm Thần Tăng Pháp Nhất đại sư cũng tới đây à? Thực là không ngờ, như vậy đủ thấy bất cứ người nào cũng vậy, tu luyện đến mức tứ đại giai không thật rất hiếm.
Nói xong y lớn tiếng cười khì một hồi, lời nói của y hết sức mỉa mai. Người sư ngồi đầu bàn phải là một cao tăng mặt gầy gò, vẻ tao nhã nghe nói liền đứng dậy, hai tay chắp lên ngực, mày xuôi nhắm nghiền đôi mắt niệm câu A di đà Phật rồi ngồi xuống.
Thiếu niên mặt xấu xí nọ nghe thấy trong đó có sư Thiếu Lâm liền liếc mắt nhìn rồi quay đầu lại, bỗng chàng trợn mắt lên dòm thì ra mấy người theo sau ông già mặt đỏ có một thiếu nữ mặt đẹp như hoa nở vậy.
Thiếu niên nọ nhìn nàng một cái rồi yên lặng nhậu nhẹt như thường. Từ khi ông già mặt đỏ lên tới lầu, không khí lại càng nặng nề hơn và im lặng như tờ đến nỗi cây kim rơi cũng nghe. Ngay cả những tiếng ồn ào ở dưới lầu cũng yên lặng tức thì.
Bỗng có một đại hán tiến đến bàn của tên thanh niên xấu xí nọ, bước chân nhẹ đến nỗi khi đến gần mà thanh niên nọ không hề hay, đủ thấy khinh công của y đến mức nào rồi.
Người đó đứng trước mặt thanh niên xấu xí đó cười nhạt hỏi:
- Này, nếu ngài đã cơm no rượu say rồi thì xin tạm rời khỏi nơi đây vì chúng tôi phải ở đây bàn bạc, không muốn cho để cho người ngoài nghe thấy, xin ngài thông cảm cho.
Lời nói của người đó rất thành khẩn và lễ phép, thiếu niên xấu xí từ từ đứng dậy sắc mặt vẫn lạnh lùng đáp:
- Tại hạ không dám nhưng tại hạ có một việc này đang thắc mắc, xin ngài chỉ rõ cho. Có phải tửu lầu này có thật là Thanh Phong Lầu phạn trang không?
Đại hán trung niên nghe chàng hỏi kỳ lạ như vậy không hiểu dụng ý của chàng ra sao nhưng cũng gật đầu đáp:
- Đúng, tiệm này chính là Thanh Phong Lầu phạn trang, chẳng hay các hạ hỏi như thế là có dụng ý gì?
Thiếu niên mặt xấu xí cười cuồng loạn một hồi rồi đáp:
- Đã nói là phạn trang thì dễ giải quyết lắm rồi, ai cũng biết những nơi tửu lầu phạn điếm, người nào đến trước thì được ưu tiên, như vậy có lý nào ngài đuổi tôi được. Quý vị tụ họp sao không đi nơi khác mà cứ đến Thanh Phong Lầu phạn trang này làm gì? Hì hì, thực vô lý hết sức!
Người trung niên nọ bị chàng hỏi vặn bất ngờ, không sao trả lời được, mặt đỏ bừng nhưng trước mặt bao nhiêu anh hùng võ lâm như thế khi nào y chịu lép vế. Y liền cả giận quát lớn:
- Tên tiểu tử này, ta đã đối đãi lễ phép với mi như thế mà mi không biết điều chút nào cả.
Nói xong y giở chưởng bổ mạnh vào vai thiếu niên xấu xí đó, thế chưởng mạnh và nhanh vô cùng.
Thanh niên mặt xấu xí mỉm cười, giở chưởng trái ra điểm vào yếu huyệt ở bụng của đại hán và thị không đỡ chưởng của đại hán ấy.
Trung niên đại hán kinh hãi vô cùng, bàn tay phải không đánh xuống chàng nọ nữa mà trầm nhanh lại gạt tay đối phương.
Ngờ đâu thiếu niên nọ vừa lớn tiếng cười vừa vung tay phải ra nắm lấy cổ tay của đại hán và chỉ thấy chàng giật mình và hất mạnh một cái, thân hình của đại hán kia tung lên trên bàn của ông già mặt đỏ rồi.
Võ lâm quần hào đột nhiên cũng kinh hãi và la lớn vì họ biết đại hán trung niên kia là người rất có danh tiếng trong giang hồ, thế mà đấu chưa đầy một hiệp đã bị thiếu niên mặt xấu xí đánh bắn tung lên như vậy, làm sao họ không kinh hãi đến la lớn như thế được.
Ông già mặt đỏ liền đứng dậy đỡ lấy đại hán trung niên, sắc mặt hơi biến đổi.
Người thiếu nữ mặt đẹp như hoa nở trợn trừng hai mắt nhìn thanh niên xấu xí nọ, đột nhiên nàng nghĩ:
- Sao võ công của thiếu niên này tinh thâm đến thế nhưng sao bộ mặt y lại xấu xí như vậy?
Nàng nghĩ tới đó lại oán trách trời xanh sao bất công như vậy.
Các đạo sĩ và lão tăng cũng đều liếc mắt nhìn rồi không biết người nào đã lớn tiếng nói:
- Không ngờ Triển Xí Báo Tử (con beo có cánh) Tu Đông ngày hôm nay quả thực đã mọc lên hai cánh!
Quần hào nghe thấy lời nói đó đều tức cười. Trong khi đó ông già nọ đặt đại hán kia xuống, sắc mặt trở lại như thường và không thèm đếm xỉa đến thiếu niên mặt xấu xí kia nữa, chỉ đứng dậy nói:
- Hôm nay được các vị tiền bối đạo hữu nể mặt tiểu đệ mà y hẹn đến nơi Thanh Phong Lầu này, tiểu đệ cám ơn vô cùng. Tiểu đệ giải thích về điểm tại sao không họp ở tệ bảo mà lại phải mời quý vị lên trên Thanh Phong Lầu này.
Đó là tiểu đệ sợ quý bạn trong võ lâm hiểu lầm lão mỗ Âm Dương Truy Phong Mục Hành Dị mời quý vị tới Xa Hà Bảo thể nào lại chẳng có âm mưu gì cho nên tiểu đệ mới mời đến chỗ công cộng này để tỏ lòng thành của Mục mỗ.
Nói tới đây ông già ngừng giây lát để lấy giọng rồi tiếp:
- Tiểu đệ tới chậm thành ra thất lễ, vậy xin kính quý vị một chén trước để tạ lỗi.
Liền cầm chén rượu lên uống cạn. Thiếu niên mặt xấu xí nọ lẳng lặng ngồi uống rượu nhưng tai chàng vẫn lắng nghe câu chuyện của bọn kia. Chàng cũng biết cuộc họp này rất quan trọng.
Quả nhiên ông già mặt trắng, béo lùn ngồi ở phía trái trợn mắt đập bàn làm bắn tung bát đũa lên, với giọng đầy giận dữ quát:
- Mục Bảo Chủ, chúng tôi tới đây với mục đích giải quyết cuộc tranh chấp chớ không phải đến để uống rượu đâu. Nhân cơ hội này xin mời các bạn chứng minh dùm xem ai phải ai trái.
Nguyên mỗ là Hỏa Nhãn Kim Châu Lâm Mông may mắn nhặt được cuốn Vô Tướng Kim Cương Chưởng Kinh trên núi Man Giang, rồi mỗ đi qua Mật Vân huyện không ngờ lại bị Âm Dương Truy Phong Mục Hành Dị oai trấn Yên Vân tên tuổi lừng lẫy thế mà lại đưa bọn thủ hạ lấy trộm mất của mỗ.
Nhưng Lâm mỗ phát giác được liền đuổi theo đến ngoài bãi hoang thì đuổi kịp. Mục Hành Dị lại không nhận là lấy trộm mà bảo là nhặt được ở giữa đường cho nên mới xảy ra câu chuyện tranh chấp này.
Nói tới đây Lâm Mông tạm ngừng, liếc mắt nhìn cái bàn có bảy vị đạo sĩ và các sư đang ngồi, bỗng thay đổi thái độ rồi nói tiếp:
- Trong lúc chúng tôi đang tranh chấp và chưa giải quyết xong, bỗng thấy Võ Đang Tòng Bách Đạo Nhân ở đâu đi tới. Các vị thử tưởng tượng xem đạo sĩ nói gì? Y nói cuốn kinh đó chính y đánh rơi mất. Không ngờ Võ Đang Thất Đạo lừng danh thiên hạ như thế mà lại thốt ra những lời hạ lưu như vậy.
Lâm Mông vừa nói xong đã có một đạo sĩ gầy gò, cười nhạt hai tiếng.
Có lẽ người đó là Tòng Bách cũng nên. Các hào kiệt võ lâm ngồi ở mấy bàn lân cận đưa mắt nhìn Tòng Bách Đạo Nhân với vẻ miệt thị vì họ cho Tòng Bách Đạo Nhân vô trung sinh hữu như vậy rất xúc phạm đến lề luật giang hồ, cho nên ai cũng coi y là hạ lưu và xảo trá. Vả lại Tòng Bách Đạo Nhân ở trong giang hồ có địa vị và danh vọng càng không cho phép đạo nhân hành động như vậy.
Quần hào thấy Tòng Bách Đạo Nhân không biện bạch gì cả mà chỉ mỉm cười thôi. Mọi người tưởng là y đuối lý thật.
Lâm Mông lại càng đắc chí vì y thấy trên phân nửa số người ở đấy bênh vực cho y, càng cao hứng càng thao thao bất tuyệt:
- Lúc ấy Lâm mỗ liền hỏi Tòng Bách đạo trưởng rằng, cuốn kinh Vô Tướng Kim Cương Chưởng này là cố vật của thiền môn, tại sao lại chạy đến nhà đạo sĩ các ngươi được?
Lời nói vừa dứt ra, quần hùng đều ha hả cả cười. Thiếu nữ diễm lệ ngồi nơi bàn Âm Dương Truy Phong cũng cười tít mắt.
Ái mỹ là thiên tánh của con người, thiếu niên xấu xí nọ lại liếc nhìn nàng mấy lần.
Bỗng phát giác được tia nhìn ấy, nên nàng vụt nín cười, tỏ vẻ khó chịu.
Lâm Mông thấy lời nói của mình có lý nên quần hùng mới cả cười, đắc chí vuốt râu cười và nói tiếp:
- Lúc ấy Tòng Bách đạo nhân trả lời rằng, tại sao bần đạo không biết cuốn kinh này là cổ vật của thiền môn? Cuốn Vô Tướng Kim Cương Chưởng là một trong bảy mươi hai tuyệt kỹ của Thiếu Lâm Tự cất giấu ở Tàng Kinh Các tại chùa Thiếu Lâm, mười tám tháng trước đây không biết ai đã lấy trộm đi mất. Vì vậy Thiếu Lâm phái ra rất nhiều môn hạ đi khắp giang hồ tìm kiếm.
Võ Đang là đạo giáo nhưng tam giáo đồng quy và vì bảo trì chính khí của võ lâm nên Võ Đang chúng tôi phải tận lực, tận tâm ra tay tìm hộ cho phái Thiếu Lâm. Bần đạo vân du tứ hải và đã phát hiện ra cuốn kinh đó ở trong xác một tên giặc trên núi Hoàng Sơn. Bần đạo liền giữ lấy định trao trả cho phái Thiếu Lâm, không ngờ đi tới Mật Vân huyện bỗng rơi mất, chắc ngay lúc đó Lâm thí chủ nhặt được. Ngày hôm nay bần đạo chỉ mong Lâm thí chủ trao trả cho để bần đạo thành toàn công đức vô lượng đó.
Lời nói rất có lý. Tới khi Lâm mỗ hỏi lại cái xác của tên giặc ấy đạo trưởng phát giác ở nơi nào trên núi Hoàng Sơn và lúc ấy vào giờ nào? Vả lại trong trường hợp này đạo trưởng nhặt được cuốn kinh đó hơi lạ vì từ Hà Nam đi Giang Tây, đạo trưởng lên Tung Sơn có phải gần hơn không? Tại sao đạo trưởng còn đến huyện Mật Vân để làm gì? Đấy quý vị thử xem hành động của Tòng Bách Đạo Nhân có phải là tiểu nhân không? Không những Lâm mỗ khinh miệt mà chắc các vị có mặt ở đây cũng coi thường vị đạo sĩ của phái Võ Đang phải không?
Nói xong Lâm Mông trợn trừng hai mắt nhìn Tòng Bách Đạo Nhân.
Lúc ấy Thất Đạo, Tứ Tăng đều nhắm mắt như nhập định vậy. Không ai nói năng gì cả và mọi người cũng không hay biết họ đang làm gì và nghĩ gì như vậy?
Thiếu niên mặt xấu xí nghĩ thầm:
- Lời nói của Tòng Bách Đạo Nhân có thể nửa hư nửa thật vì hơn một năm nay, ta ở Kim Hoa Tam Anh Tiêu Cục có gặp Pháp Hoa đại sư của phái Thiếu Lâm và ông ta có đề cập đến Vô Tướng Kim Cương chưởng pháp nhưng không nói tới cuốn Vô Tướng Kim Cương
Chưởng Kinh thì chưa có ai lấy được. Bây giờ ba người, mỗi người nói một ý thật là khó giải quyết. Theo sự ước đoán của ta thì cả ba đều có những điều hiểu lầm mà nói sai đi. Cũng may ta là người ngoại cuộc, khỏi phải bận tâm vào việc này nhưng ta cũng cố nghe xem.
Nghĩ đoạn chàng lại nhìn thiếu nữ kia, không ngờ đồng thời thiếu nữ nọ cũng đưa mắt nhìn chàng. Thấy thiếu niên xấu xí kia cứ liếc nhìn mình luôn, hai mắt đột nhiên lộ sát khí và nàng còn thấy thiếu niên đó hình như lại cười thầm mình nữa.
Lúc ấy có một đại hán cao lớn, vạm vỡ lên tiếng:
- Việc này theo sự nhận xét của tại hạ thì Tòng Bách đạo trưởng có lẽ vì việc riêng chưa làm xong cho nên còn đem cuốn kinh đó đi qua Mật Vân, chờ khi làm xong việc rồi đạo trưởng mới lên Tung Sơn. Nếu làm cho lão anh hùng khiển trách như thế thì hơi thái quá một chút.
Hỏa Nhãn Kim Châu Lâm Mông trợn trừng hai mắt lên cười nhạt rồi đáp:
- Từ lão sư nói sao dễ nghe thế? Nếu đúng như lời nói của lão sư thì Lâm mỗ nhặt được cuốn kinh trong núi Man Giang cũng giả dối cả phải không?
Đại hán nọ biết mình đã quá lời, mặt đỏ bừng ngượng nghịu không sao nói ra lời được.
Lúc ấy Xa Hà Báo Mục Hành Dị cả cười một hồi rồi nói:
- Các vị lão sư nghe xong những lời phẫn uất của Lâm huynh chắc thế nào cũng có một cảm giác thắc mắc vô cùng phải không? Theo lý mà nói thì Dị mỗ là đặc chủ của cuốn kinh đó, vậy lời lẽ này phải do Mục mỗ nói với Tòng Bách đạo trưởng mới phải. Ngờ đâu Lâm huynh cướp lời la lớn làm Mục mỗ đứng cạnh lỡ khóc lỡ cười mà cũng không nói nên lời...
Y chưa nói dứt thì Lâm Mông đã tức giận đập mạnh xuống bàn đánh rầm một tiếng và nói:
- Mục lão sư sao thốt ra những lời phi lý đến thế? Cuốn kinh ấy vốn dĩ ở trong túi Lâm mỗ, bị Mục lão sư lấy trộm đi như vậy bảo sao Lâm mỗ cướp lời được?
Mục Hành Dị cười nhạt một tiếng, hai mắt trông rất xảo trá liếc nhìn quần hào một cái rồi nói:
- Lời nói của Lâm lão sư quá thiên vị, Mục mỗ tuy không phải là tay có tiếng tăm gì ở giang hồ nhưng cũng không đến nỗi bắt chước đàn bà, trẻ con ăn nói bậy bạ như thế đâu!
Lời nói của Mục Hành Dị mỉa mai hết sức khiến Lâm Mông xấu hổ vô cùng. Đột nhiên người ngồi cùng bàn Lâm Mông phi thân đến trước mặt Mục Hành Dị, thân hình nhanh vô cùng. Bỗng nghe một tiếng quát:
- Bước trở về đi!
Người vừa phi thân ban nãy, thân hình vừa tới giữa chừng đã bị đánh bật trở lại. Rất may Lâm Mông nhanh tay đỡ luôn, y mới không bị nguy hiểm nhưng mặt mày nhăn nhó như bị một thứ vô hình ám kình đánh trúng, thân hình đau đớn vô cùng.
Thiếu niên mặt mày xấu xí thấy người ra chưởng đánh bật người kia là ông già đầu sói trông rất oai dũng. Sau khi ông già ấy phát chưởng đánh người nọ xong vẫn ngồi nguyên chỗ, thần sắc vẫn như thường.
Lâm Mông giận đến biến sắc mặt, tuy y đã nhận ra người nào ra chưởng đánh bạn mình rồi nhưng y chỉ đưa mắt lườm người đó chớ không dám làm gì.
Lúc ấy bầu không khí yên lặng như tờ, người nào người ấy ngồi yên không ai dám lên tiếng cả.
Thiếu niên mặt xấu xí trông thấy đại hán ban nãy bị chàng hất văng ra ngồi cạnh Mục Hành Dị, thỉnh thoảng lườm mình với mắt oán hận.
Thất Đạo, Tứ Tăng vẫn ngồi nhắm mắt, thấy vậy thiếu niên xấu xí cười thầm và thấy mấy người đó đối với mấy người đang cãi đây đó có thái độ không nghe cũng không hỏi gì cả. Như vậy tại sao họ lại còn dự vào cuộc tranh đấu cãi vã này làm gì?
Hoàn cảnh trầm lặng đó chỉ được một lát thôi thì có tiếng cười khúc khích phá tan.
Thì ra thiếu nữ diễm lệ thấy thái độ của quần hào không sao nhịn được cười.
Lúc ấy Mục Hành Dị đứng dậy chậm rãi nói:
- Vừa rồi được Nhất Nguyên cư sĩ Hồ lão tiền bối ra tay giải cứu Mục mỗ khỏi bị người dùng chưởng lực tấn công khiến Mục mỗ ghi lòng tạc dạ suốt đời.
Thiếu niên xấu xí nghe thấy Mục Hành Dị nói như vậy trong lòng kinh hãi nghĩ thầm:
- Không ngờ người này lại là Nhất Nguyên cư sĩ Hồ Cương. Theo lời Lôi Thiếu Tiên nói thì người này võ công rất cao, môn Nhất Nguyên Chân Khí của y độc bộ hải nội.
Năm xưa y ba lần lên núi Côn Luân, một mình đấu với Côn Luân Tứ Kỳ suýt đảo lộn cả núi Côn Luân, vì thế tiếng tăm của y lừng lẫy giang hồ thì đột nhiên y ẩn cư một nơi. Tính ra từ đó đến giờ cả ba mươi năm nay chưa lộ mặt giang hồ. Ngày hôm nay sao lại hiện thân ở trên Thanh Phong Lầu này, như vậy chắc chuyện này không phải giản dị như thế đâu.
Không riêng gì thiếu niên xấu xí kinh hãi thầm mà người ngồi quanh đó cũng đều tỏ vẻ kinh ngạc nốt. Lâm Mông lại bỗng vỗ mạnh xuống bàn quát lớn:
- Mục Hành Dị kia, đừng tưởng đem danh Nhất Nguyên ra mà dọa được hảo hán, với mỗ thì đừng có hòng nhé.
Lời nói của y hình như không coi Nhất Nguyên cư sĩ vào đâu.
Ngờ đâu Lâm Mông vừa dứt lời, đằng sau y đã có một làn khói bốc lên, đồng thời có hai đạo thanh quang nhanh như chớp nhằm vào Phong Vũ và Thiên Trụ yếu huyệt của y mà điểm tới.
Lâm Mông cũng là tay cao thủ sao lại không biết có người ám hại ở sau lưng mình nhưng khốn nỗi phía trước mặt lại có cái bàn cản trở, nếu lùi lại phía sau thì không khác gì dấn thân vào chỗ chết. Trong lúc nguy hiểm vô cùng, y liền tránh sang bên phải đè lên một người đang ngồi cạnh đó, tay trái ấn lên mặt bàn nhảy chéo ra ngoài ba thước, nhờ vậy mới tránh khỏi nguy hiểm.
Thiếu niên mặt xấu xí cũng phải kinh hãi, thì ra chàng nọ thấy người đánh lén Lâm Mông lại là thiếu nữ diễm lệ kia. Chàng thấy thân pháp của nàng nhanh như vậy thì không thể tưởng tượng được. Tay nàng cầm hai đoản kiếm dài không đầy một thước năm và thân kiếm lại ngoằn ngoèo.
Thật ra là món võ khí ấy trong võ lâm ít thấy, huống hồ vừa rồi thiếu nữ nọ ra tay quái dị vô cùng khiến quần hào có mặt kinh hãi hết sức.
Lâm Mông may mắn thoát được nguy hiểm nhưng ánh sáng xanh đó lại nhanh như chớp nhắm hai yếu huyệt ở trước ngực đâm tới.
Phải biết chưởng của Lâm Mông đã nổi danh mấy chục năm trời, lúc này liên tiếp bị tấn công như vậy khiến y cuống cả chân tay vì kiếm thế của đối phương nhanh quá sức tưởng tượng. Kiếm quang của địch tia hai luồng sức ngầm và lạnh khiến y có cảm giác không tự nhiên và suýt tắt thở. Thậm chí mặt của đối phương ra sao y cũng chưa được rõ mà đã bị kẻ địch dồn cho cuống chân tay nên y xấu hổ quá mức.
Đột nhiên y thét lớn một tiếng, giơ tay trái lên giở thế chưởng Kỳ Hình mà y đã được lừng danh võ lâm ra gõ mạnh vào hai thanh kiếm của địch. Thế chưởng ấy sử dụng một cách khéo léo, chuyển bại thành thắng khiến các tay cao thủ có mặt tại đó cũng khen ngợi thầm.
Lúc ấy thiếu nữ diễm lệ đột nhiên thất thanh la lớn, nhảy lùi về phía sau, hai mắt trợn tròn, phùng má thét lớn:
- Ngươi... làm gì thế?
Thì ra Lâm Mông giở chưởng độc đáo đó ra gõ ngang vào cán kiếm của nàng, nếu nàng không thu kiếm lại mà cứ đâm thẳng tới thì y bị thương nặng đồng thời cổ tay của nàng cũng bị chặt làm đôi tức thì. Vì thế nàng đành phải thu kiếm lại để lùi mà tránh.
Lúc này Lâm Mông mới thấy mặt địch thủ của mình là một con nhỏ đẹp vô cùng, y lại càng tức giận khôn tả vì y là một người nổi danh mà lại suýt bị con nhỏ vô danh tiểu tốt đả thương trước mặt quần hào như vậy.
Lửa giận bốc lên, y không còn nghĩ gì nữa giơ chưởng lên nhắm vú trái của nàng mà đánh tới.
Miếng này phạm đại kỵ của võ lâm nhưng trong lúc tức giận Lâm Mông không còn nghĩ gì cả, đến khi ra tay tấn công y mới biết đánh vào bộ vị đó là không nên nhưng lúc ấy muốn thâu thế lại cũng không còn kịp nữa vì ngón tay của y đã chạm phải đầu vú của thiếu nữ diễm lệ đó rồi.
Thiếu nữ diễm lệ như bị chạm phải rắn, sắc mặt tái mét, vội lùi về sau hai thước, lúc ấy hàng trăm con mắt đều nhìn vào cả hai người.
Lâm Mông tự biết đánh vào bộ vị đó là không phải nên mặt đỏ bừng nhưng cũng gượng quát lớn:
- Cô bé kia, lão phu với cô vô oán vô cừu, tại sao cô lại ra tay đánh lén như vậy? Lão phu thấy cô tuổi trẻ vô tri mới không hạ độc thủ. Cô hãy về ngồi yên chỗ, lão phu sẽ xá cho liền.
Thiếu nữ diễm lệ bị người lạ mó phải chỗ thần bí trước mặt mọi người, tức giận đến rơi nước mắt tuôn ra như mưa...
Nhất Nguyên cư sĩ Hồ Cương bỗng cười nhạt nói:
- Con gái mỗ xưa nay điêu ngoa quen rồi, nay được Lâm huynh dạy bảo cho thật cám ơn vô cùng. Nhưng tiểu nữ bị nhục quá nỗi, chỉ trong ba ngày Lâm lão sư không thoát được cái chết, thật đáng tiếc.
Nói xong Hồ Cương mỉm cười quay lại nói với thiếu nữ nọ:
- Lan nhi, con hãy về trước, việc gì cũng vậy trước công sau mới đến tư. Chờ giải quyết xong cuốn kinh Vô Tướng Kim Cương Chưởng với Lâm lão sư rồi hãy tính toán việc này sau!
Lâm Mông không ngờ người thiếu nữ đó lại là con gái của Nhất Nguyên cư sĩ. Lâm Mông nghe Hồ Cương nói như vậy sợ hãi đến váng cả óc, mắt nổ đom đóm không biết làm sao cho phải. Bỗng nghe thấy bốp một tiếng, thì ra thiếu nữ nọ tức giận khi nghe cha nói như thế giậm chân xuống sàn rồi phi tay tát cho Lâm Mông một cái bạt tai rồi mới ngoe nguẩy về chỗ ngồi, mồm vảnh lên tỏ vẻ tức tối vô cùng.
Lâm Mông thấy má bên phải đau rát vô cùng, vội đưa tay lên xoa má rồi gượng cười một tiếng và nói:
- Sự hiểu lầm này quá lớn, nếu tại hạ biết Hồ cô nương là tiểu nữ của lão tiền bối thì Lâm mỗ táo gan đến đâu cũng không dám ra tay như vậy, để lát nữa tại hạ sẽ xin chịu lỗi sau.
Nói tới đây y dừng lại trong giây lát rồi tiếp:
- Bây giờ sự lầm lỡ đó đã qua, Lâm mỗ...
Thiếu nữ diễm lệ bỗng tiếp lời lớn tiếng đáp:
- Ai bảo sự lầm đó đã qua rồi? Bây giờ không nghĩ tới chỗ chôn cất xác của người mà cứ bàn tán đến chuyện cuốn Kim Cương Chưởng làm gì? Gần chết mà cũng không hối cải!
Lâm Mông biết mối thù này đã kết thì khó giải ra được, sở dĩ nói như thế là cốt giữ thể diện đôi chút nhưng sự thật trong lòng y lo âu lắm, không biết cách gì để gỡ mối thù đó nhưng lúc này Hồ cô nương cứ lên tiếng áp bức như thế. Người luyện võ ai mà chả có tánh nóng, y liền biến sắc mặt ha hả cả cười một cái rồi đáp:
- Đại trượng phu có sợ gì cái chết đâu mà đến nỗi phải lo sợ như Hồ cô nương vừa nói. Tai họa đây có các vị trông thấy vừa rồi, Hồ cô nương không ra tay đánh lén mấy thế thì làm sao Lâm mỗ dám ra tay như thế? Cô nương cứ yên trí thể nào Lâm mỗ cũng có cách để cho cô nương khỏi phải phật lòng thì thôi.
Thiếu nữ diễm lệ cười nhạt một tiếng đáp:
- Cô nương sẽ chờ ngươi.
Lúc ấy trên lầu Thanh Phong sắp đến giai đoạn như một cơn bão tới.
Quần hùng mỗi người đều có một ý nghĩ khác nhau nhưng trong lòng mỗi người đều gay cấn hết sức. Bề ngoài họ được mời tới để làm trọng tài nhưng dưới cục diện này làm gì có hai chữ công đạo được. Vẫn cái trò ích kỷ nghĩ đến tư lợi, kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu.
Thiếu niên xấu xí thấy việc xảy ra nơi đây không có liên can gì đến mình nên chàng không quan tâm đến, chỉ quan sát từng vẻ mặt của mỗi người một lượt rồi thôi.
Trên lầu đang yên lặng như tờ, bỗng có một tiếng nói “Vô Lượng Thọ Phật", tiếng nói đó phá tan không khí trầm lặng và thiếu tự nhiên ấy đi.
Tòng Bách Đạo Nhân đứng dậy với vẻ nghiêm nghị nói:
- Chính ra là bần đạo không muốn nói nhiều làm gì nhưng suy đi tính lại nếu không nói ra thì quý vị thí chủ không rõ chân tướng mà hiểu lầm phái Võ Đang chúng tôi thì lúc ấy bần đạo dù có một trăm cái miệng đi chăng nữa thì cũng khó mà giải thích kịp. Lúc nãy Lâm thí chủ dám bảo bần đạo nhặt cuốn chưởng kinh trên núi Hoàng Sơn câu chuyện ấy không đúng với sự thật và còn hẹn Mục thí chủ ngày hôm nay đến đây để chứng tỏ câu chuyện đó.
Vì thế Lâm thí chủ mới mời Nhạn Hồi, thí chủ của phái Hằng Sơn ra làm trọng tài. Sự thật cuốn kinh này là của ai, cho nên...
Nói tới đây lão đạo sĩ đưa mắt nhìn tứ phía rồi nói:
- Bần đạo liền phi thơ đi mời bốn đại hộ pháp đại sư ở liên tọa của phái Thiếu Lâm đến.
Thần tăng Pháp Nhất đại sư không muốn vì sự mất cuốn kinh của phái Thiếu Lâm mà sau này gây bao nhiêu trận phong ba bão táp trong giới võ lâm. Vì cuốn chưởng kinh này nếu ai chưa luyện được hai mươi năm bổn môn tâm pháp của phái Thiếu Lâm, phá tan được Sinh Tử Huyền Quan thì không sao luyện tập được những thế chưởng đó cho nên bần đạo mới bảo Mục và Lâm hai vị thí chủ có lấy được cuốn này cũng vô ích, thà trả lại cho phái Thiếu Lâm để khỏi tranh chấp và còn giữ được đạo nghĩa võ lâm, như vậy có phải tốt hơn không?
Nói đến đây, lão đạo sĩ liếc nhìn Lâm Mông, vẻ mặt lạnh lùng và nói tiếp:
- Không ngờ Lâm thí chủ lại định làm lớn chuyện và thúc giục Cao Ly Tống Sơn Tứ Ma, Tần Trung Song Quái, Cung Môn Nhị Kiệt ra tay đối phó với các võ lâm chính phái. Lâm thí chủ còn nói bốn vị đại sư của Thiếu Lâm với bần đạo tới Bắc Kinh là có mưu mô khác và còn bảo bần đạo sẽ liên hiệp các môn phái ở Trung Nguyên, không muốn cho các tà ma ngoại đạo của họ được sinh sống ở Trung Nguyên.
Đấy, mưu mô của Lâm thí chủ như thế, quý vị bảo có vô sỉ không? Cao Ly Tống Sơn Tứ Ma không hiểu rõ sự thật liền tin ngay lời của Lâm thí chủ. Tối hôm qua, Tứ Ma cùng ra tay tập kích Thiếu Lâm bốn vị đại sư, giết chết Tùng Lâm, Tùng Vân hai vị môn hạ nhất đời của Thiếu Lâm tại chỗ. Đang lúc ấy bỗng có một thằng bé họ Phó đang bị Thẩm Thượng Cửu lão sư ở trong phủ Tam Bối Tử đánh đuổi. Bốn vị đại sư vì lòng từ bi ra tay cứu thằng nhỏ họ Phó ấy.
Không ngờ Thẩm Thượng Cửu lại hiểu lầm là bốn vị đại sư của phái Thiếu Lâm định tâm ra tay cản trở cho nên Thẩm lão sư mới nhân buổi họp hôm nay định hẹn ước một địa điểm, bề ngoài lấy danh nghĩa là dùng võ để hội họp bạn hữu nhưng thực sự bên trong thì
Thẩm lão sư định bắt giam hết chúng ta. Cho nên hiện thời cuốn chưởng kinh không phải là chủ yếu nữa mà là vấn đề chúng ta phải nghĩ cách làm thế nào để đối phó trận tai kiếp máu tanh sắp diễn ra. Lời của bần đạo chỉ có thế thôi, mong các vị thí chủ hãy tự suy xét lấy.
Nói xong lão đạo sĩ lại ngồi nhắm nghiền mắt lại.
Lúc ấy quần hùng đều kinh hãi kêu ủa một tiếng, có già phân nửa số người trợn mắt có vẻ giận dữ nhìn Lâm Mông.
Thiếu niên xấu xí nghe thấy Phó Thanh được Thiếu Lâm đại sư cứu giúp, trong lòng khoan khoái vô cùng nhưng chàng lại nghe thấy Ác Sư Gia Thẩm Thượng Cửu liên hiệp Cao Ly Tống Sơn Tứ Ma các người gây thù gây hấn với các đại môn phái ở Trung Nguyên nên chàng tức giận vô cùng.
Lúc ấy Lâm Mông trên mặt không lộ chút sợ hãi nào mà còn ra vẻ tự đắc là khác.
Nhất Nguyên cư sĩ Hồ Cương lớn tiếng cười và nói:
- Lão tuy không phải là chính phái xuất thân nhưng lão thấy Cao Ly Tống Sơn Tứ Ma với bọn Tần Trung Song Quái làm bộ làm phách như vậy, lão thấy chướng mắt lắm. Chờ lát nữa bọn chúng tới đây lão cũng phải đo lường xem tài ba của chúng cao siêu đến đâu?
Đột nhiên ở cầu thang có tiếng chân vang lên rất dồn dập, tiếp theo đó có mấy người xông lên.
Thiếu niên xấu xí trông thấy mấy người đó kinh hãi vô cùng.
Tác giả :
Giả Kim Dung