Độc Bộ Thiên Hạ - Thanh Xuyên Hoàng Thái Cực
Quyển 2 Chương 45: Ninh Viễn
Năm Thiên Mệnh thứ mười một, mười bốn tháng Giêng năm Thiên Khải thứ sáu, Nỗ Nhĩ Cáp Xích thừa lúc trời Đông mặt sông kết băng, tự mình dẫn chư vị Bối lặc thống lĩnh Bát kỳ, tiếp tục phát động quy mô lớn nhằm tấn công Minh Triều.
Ngày mười sáu, đại quân đến pháo đài Đông Xương, ngày tiếp theo bắt đầu vượt Liêu Hà.
Khi đó quân Minh đóng tại các thành trì như Hữu Truân Vệ, Cẩm Châu, Tùng Sơn, Đại Tiểu Lăng Hà, Hạnh Sơn, Liên Sơn và Tháp Sơn, tuân theo chỉ lệnh canh giữ của Liêu Đông Kinh lược sứ Cao Đệ. Trước đó toàn bộ nhà cửa cùng lương thực đều đã bị đốt, tất cả rút vào Sơn Hải quan. Cho nên, khi quân Kim đến, nơi đây đã như chỗ không người, dễ dàng chiếm cứ.
Chỉ có Sơn Hải quan Đốc sư Viên Sùng Hoán cấp bách triệu tập toàn bộ người ngựa của mình rút vào nội thành Ninh Viễn, ngoại thành đã là vườn không nhà trống, mấy nhà cửa tiền tài còn sót cũng đốt sạch quách, khiến quân Kim vượt hai mươi ba ngày đến nơi chẳng thu được thứ gì.
"Viên Sùng Hoán thật sự xuất thân quan văn sao?". Hoàng Thái Cực hứng thú nhìn vào mực viết đậm đặc trên giấy.
"Ừ." Tôi vô cùng lo lắng buột miệng đáp, "Nghe nói vào Minh Vạn Lịch thứ bốn mươi bảy đã là Tiến sĩ, cũng từng làm Tri huyện...".
Chàng ha ha cười: "Thực ra làm thơ rất hay, nàng nghe này – Ngũ tái li gia biệt lộ du, tống quân hàn tẩm bảo đao đầu. Dục tri phế phủ đồng sinh tử, hà dụng an nguy vấn khứ lưu! Sách trượng chỉ nhân đồ tuyết sỉ, hoành qua nguyên bất vị phong hầu. Cố viên thân lữ như tương vấn, quý ngã biên trần thượng vị thu*...".
*Đây là bài thơ Biên trung tống biệt (Tiễn đưa nơi biên ải) viết theo thể loại Thất ngôn bát cú của Viên Sùng Hoán_Nhà quân sự, chính trị gia trứ danh vào cuối thời Minh, đây là bài thơ được ông viết trên chiến trường Liêu Đông dành tặng cho bạn bè đồng hương trở về phương Nam. Bài thơ mượn cảnh để thể hiện ý chí anh hùng, quyết đánh giặc đến cùng, bất chấp lợi ích, chẳng màng sống chết của ông đối với đất nước.
"Ui...". Hơi không lưu ý, dao nhọn gọt táo đã cắt vào ngón tay, tôi đau đớn rút tay lại, vẫy giọt máu rơi xuống đất.
"Du Nhiên!". Hoàng Thái Cực bật khỏi tấm đệm chồn nước, đau lòng kéo lấy tay trái tôi, "Sao không cẩn thận gì hết?". Liếc mắt quan sát con dao nhỏ đó, "Về sau mấy chuyện thế này nàng không cần làm...".
Tôi nhíu mày, tâm tư rối bời.
"Sao vậy? Suốt dọc đường nàng đều rầu rĩ không vui, có tâm sự gì sao? Hay là nhớ Lan Khoát Nhĩ với Cách Phật Hạ?".
Tôi lắc đầu.
Chung quy cũng không thể nói với chàng, tuy Viên Sùng Hoán đó xuất thân là quan văn, nhưng xuất sắc hơn cả mấy võ tướng của Đại Minh, bởi vì... trong trận chiến Ninh Viễn lần này, y sẽ đánh bại Nỗ Nhĩ Cáp Xích, y sẽ đánh một đòn nặng nề và đau đớn nhất cho vị Đại Kim Hãn cả đời chưa từng nếm mùi thất bại ấy.
Trận Ninh Viễn – Quân Kim tất bại!
Tôi sớm đã đoán trước được kết cục ấy, nhưng không cách nào thốt ra lời...
Ngay hôm ấy, Nỗ Nhĩ Cáp Xích gửi thư chiêu hàng vào thành, lấy quyền cao chức trọng ra để dụ dỗ, bị Viên Sùng Hoán dùng lời lẽ nghiêm khắc cự tuyệt.
Ngày hai mươi bốn, Nỗ Nhĩ Cáp Xích hạ lệnh phát động thế tấn công trên toàn mọi mặt, đầu tiên, toàn quân chủ lực tấn công vào góc Tây Nam của Ninh Viễn thành. Mà điểm tựa phòng thủ của quân Minh lại là góc Đông Nam của thành, nơi này thông với hướng đại lộ Sơn Hải quan.
Quân Kim bỏ qua lực lượng chính của đối phương, lấy nơi phòng thủ yếu kém của quân Minh ở phía Tây Nam thành làm điểm công kích, ý đồ sẽ từ nơi này đánh vào, đồng thời có thể ngăn chặn sự chi viện của quân Minh từ Sơn Hải quan đi đến.
Đại Kim Hãn hoành đao phóng ngựa, tự mình chỉ huy tấn công thành. Trong một lúc, lá cờ tung bay, binh khí như rừng, mười ba vạn quân Kim tuôn đến dưới thành như thủy triều. Chợt nghe một tiếng nổ rung trời, trên thành đã đốt đại pháo Tây Dương, một pháo bắn về doanh trại của Đại Kim phía Tây Bắc.
Khói thuốc súng cuồn cuộn, lửa đạn dừng trước mặt tôi hơn hai mươi thước, hơn chục lính quân Kim bị nổ đến máu thịt bay tứ tung, áo giáp trắng trên người tôi chỉ trong nháy mắt đã lốm đốm đỏ, tựa như mai đỏ nở rộ trong tuyết trắng.
Đại doanh phía sau đang trở nên hỗn loạn, bởi vì lo sợ sẽ nằm trong tầm lửa đạn của quân Minh, đã hấp tấp nhổ trại di chuyển đến sườn Tây. Tôi ngơ ngác nhìn cả người đầy máu, trong lòng vẫn còn hoảng sợ.
Đảo mắt quân Kim đã đẩy thuẫn xa đến dưới thành... Phía trước của thuẫn xa này là một tấm gỗ dày khoảng năm sáu tấc, trên đó được bọc thêm da trâu, bên dưới được lấp thêm hai bánh xe, có thể tiến trước lùi sau... Đại Kim chuyên dùng xe này để đối phó với súng đạn quân Minh. Phía sau thuẫn xa sẽ là một loạt các cung thủ, ở sau nữa sẽ là một hàng xe con chuyên chở bùn đất, phụ trách lấp kín chiến hào, mặt trận sau cùng sẽ bố trí thiết kỵ của Bát kỳ, cả người lẫn ngựa đều mặc áo giáp hạng nặng, được gọi là "Thiết đầu tử*".
*Hay "Thiết đầu lĩnh","tức "Thủ lĩnh sắt".
Thuẫn xa một đường đẩy lên, bộ binh kỵ binh Đại Kim đồng loạt phóng tên, vạn tên được bắn ra, tựa như châu chấu đen ngòm bao trùm lấy quân bài treo thành. Trên lầu thành, quân Minh triển khai mười một cổ đại pháo, lần lượt nả pháo xoay tròn, hỏa lực cực kỳ mạnh mẽ. Thuẫn xa của quân Kim không cản nổi đại bác Tây Dương, miễn là đạn pháo bắn trúng, sẽ lập tức bị nổ tan tành.
Thế nhưng binh lính Bát kỳ anh dũng không che chắn, coi nhẹ thương vong đang không ngừng chất chồng, giẫm đạp lên thi thể liều mạng đẩy thẳng đến dưới thành, người trước ngã xuống, người sau tiến lên, không hề nhụt chí. Dưới sự dốc sức như thế, rốt cuộc một số thuẫn xa đã xông vào chân thành, mãnh liệt đâm vào tường thành. Quân Kim ẩn sau xe dùng rìu ra sức đục thành, trong chốc lát, vài chỗ trên bức tường cao hơn hai trượng đã bị đục thành những lỗ thủng lớn.
Đại pháo bên trên không thể bắn thẳng xuống chân thành, nên đã mất đi tác dụng, tên hay lôi thạch* không làm gì được tấm chắn của thuẫn xa, mắt thấy thành sắp bị phá, bỗng quân Minh ùa ra từ trong những chỗ thủng, tinh thần chiến đấu như cầu vồng, không hề sợ sệt lưỡi đao máu của quân Kim.
*Tương tự như lôi mộc (những khúc gỗ lớn để thủ thành) thì lôi thạch là những khúc đá.
Chỗ thủng nhanh chóng được quân Minh đổ đất lấp kín, binh lính trên thành xách mấy thứ linh tinh như chăn bông rơm rạ ra châm lửa ném thẳng xuống, trong những thứ đó có giấu thuốc nổ, một khi lửa dấy lên, chốc lát đã đốt sạch thuẫn xa dưới chân thành.
Trận chiến công thành cực kỳ oanh liệt, quân Kim liều chết không lùi, chiến đến trời tối đen, trên thành châm lửa, ném những bó đuốc, quả cầu lửa xuống chân thành, trong khoảnh khắc, trên thành dưới thành đều rực sáng như ban ngày, ánh lửa đỏ au nóng cả mắt người.
Quân Kim thương vong vô cùng nặng nề, thi thể ngổn ngang khắp nơi, trận chiếc ác liệt kéo dài hơn hai canh giờ, rốt cuộc Nỗ Nhĩ Cáp Xích cũng hạ lệnh dừng tấn công thành, toàn quân rút về nơi trú.
Qua canh ba, Hoàng Thái Cực cả người đầy máu trở lại, từ rất xa tôi đã thấy trên áo giáp trắng của chàng nhiễm từng mảng máu đỏ chói, suýt nữa ngất đi. Chưa kịp mở miệng, chàng đã ôm chầm lấy tôi, vội hỏi: "Trên người sao lại có máu? Nàng bị thương hả?".
Lệ nóng dâng lên hốc mắt, tôi run cầm cập vuốt ve khuôn mặt mỏi mệt của chàng, nghẹn ngào nói: "Đừng đánh nữa... ngày nào Ninh Viễn còn Viên Sùng Hoán, ngày đó không thể đánh hạ được."?".
Hoàng Thái Cực đau đớn kêu lên một tiếng, trong đôi mắt hiện lên vẻ hung ác: "Chẳng qua tên Viên Sùng Hoán đó ỷ vào mười một cỗ súng ống Tây Dương...".
"Không phải đâu, súng ống có lợi đến đâu, cũng không bằng toàn dân đồng lòng... chàng, chàng đã bao giờ thấy mấy người Hán đó chẳng sợ sống chết, quân dân đoàn kết một lòng chưa? Đó, mới là chỗ thật sự lợi hại của Viên Sùng Hoán!".
Hoàng Thái Cực nhíu mày, biểu tình tựa như gió bão điên cuồng ập đến, qua lát sau, chàng mới kìm chế được nỗi buồn bực trong lòng, thở ra một hơi dài: "Có lẽ nàng nói phải, thế nhưng... lấy mười ba vạn binh lực lại chẳng đánh bại được Ninh Viễn chỉ có hai vạn người ít ỏi, chỉ sợ thật sự khiến kẻ khác phải cười chê. Viên Sùng Hoán có lợi hại, nhưng năng lực cũng có hạn, ta không tin ngày mai hắn còn có thể chống nổi."
Nghe chàng nói thế, tôi liền biết dù có nhiều lời cũng vô ích, đành thôi than vãn thương tiếc.
Hôm sau tiếp tục tấn công thành, tiếng chém giết thảm thiết, tiếng lửa đạn ù ù cùng tiếng gió Bắc rì rào đan hòa vào nhau, cho đến khoảng chiều giờ Thân*, binh lính quân Kim gặp trở ngại, không người nào còn dám tiến đến dưới thành, tướng lĩnh Bát kỳ đành phải vung đao từ sau xua đuổi binh lính xông về phía trước, nhưng những binh lính ấy hơi đến gần một tí, liền bị lửa đạn quân Minh bắn trúng, không chết cũng bị thương.
*Giờ Thân: Từ 3 giờ chiều đến 7 giờ chiều.
Lò gạch ngoài cổng Tây đã thành nơi thiêu xác binh lính quân Kim, cửa sổ của các nhà dân đã bị dỡ xuống làm vật liệu nhóm lửa, làn khói dày đặc bay tứ tung, mùi cháy khét gay mũi bao phủ khắp cả thành Ninh Viễn.
Cuộc tấn công lại giằng co thêm một đêm, vẫn không hề có tiến triển.
Ngày thứ ba, quân Kim vây khốn dưới thành, quân Minh không ngừng dùng pháo công kích, Nỗ Nhĩ Cáp Xích giận đến nổi điên, không còn cách nào được như ý chỉ đành ra lệnh đảo Giác Hoa của vịnh Liêu Đông.
Đảo Giác Hoa là nơi tích trữ lương thực của quân Minh, vừa đúng ngay lúc trời đông giá rét, gió tuyết giao thoa, trên vịnh đông thành một tầng băng dày, bất luận là đi bộ hay đi xe đều có thể thoải mái qua lại. Quân Bát kỳ giẫm lên băng tuyết đánh vào đảo Giác Hoa, toàn bộ bảy ngàn quân Minh trên đảo đều tử trận. Nỗ Nhĩ Cáp Xích đang trong cơn thịnh nộ, sau khi tàn sát hết sạch những thương dân bất kể nam nữ sống trên đảo, cướp sạch lương thực tích trữ cùng tám mươi hai ngàn viên đá quý, liền đốt hết nhà cửa công trình trên đảo.
Nỗ Nhĩ Cáp Xích mất nhiều thời gian tấn công Ninh Viễn nhưng không đoạt được, tướng sĩ Bát kỳ bị tổn thất nặng nề, cuối cùng việc tấn công được đảo Giác Hoa khiến hắn tạm thời lấy lại được chút an ủi. Ngày hai mươi bảy, Nỗ Nhĩ Cáp Xích không cam lòng dẫn đại quân rút khỏi Ninh Viễn, từ Hôi Sơn Bạch Tháp Dục huyện Hưng Thủy theo hướng Đông mà về, dọc đường đại quân đi qua Hữu Truân Vệ, vào ngày mồng chín tháng hai thì về đến Thẩm Dương.
Ngày mười sáu, đại quân đến pháo đài Đông Xương, ngày tiếp theo bắt đầu vượt Liêu Hà.
Khi đó quân Minh đóng tại các thành trì như Hữu Truân Vệ, Cẩm Châu, Tùng Sơn, Đại Tiểu Lăng Hà, Hạnh Sơn, Liên Sơn và Tháp Sơn, tuân theo chỉ lệnh canh giữ của Liêu Đông Kinh lược sứ Cao Đệ. Trước đó toàn bộ nhà cửa cùng lương thực đều đã bị đốt, tất cả rút vào Sơn Hải quan. Cho nên, khi quân Kim đến, nơi đây đã như chỗ không người, dễ dàng chiếm cứ.
Chỉ có Sơn Hải quan Đốc sư Viên Sùng Hoán cấp bách triệu tập toàn bộ người ngựa của mình rút vào nội thành Ninh Viễn, ngoại thành đã là vườn không nhà trống, mấy nhà cửa tiền tài còn sót cũng đốt sạch quách, khiến quân Kim vượt hai mươi ba ngày đến nơi chẳng thu được thứ gì.
"Viên Sùng Hoán thật sự xuất thân quan văn sao?". Hoàng Thái Cực hứng thú nhìn vào mực viết đậm đặc trên giấy.
"Ừ." Tôi vô cùng lo lắng buột miệng đáp, "Nghe nói vào Minh Vạn Lịch thứ bốn mươi bảy đã là Tiến sĩ, cũng từng làm Tri huyện...".
Chàng ha ha cười: "Thực ra làm thơ rất hay, nàng nghe này – Ngũ tái li gia biệt lộ du, tống quân hàn tẩm bảo đao đầu. Dục tri phế phủ đồng sinh tử, hà dụng an nguy vấn khứ lưu! Sách trượng chỉ nhân đồ tuyết sỉ, hoành qua nguyên bất vị phong hầu. Cố viên thân lữ như tương vấn, quý ngã biên trần thượng vị thu*...".
*Đây là bài thơ Biên trung tống biệt (Tiễn đưa nơi biên ải) viết theo thể loại Thất ngôn bát cú của Viên Sùng Hoán_Nhà quân sự, chính trị gia trứ danh vào cuối thời Minh, đây là bài thơ được ông viết trên chiến trường Liêu Đông dành tặng cho bạn bè đồng hương trở về phương Nam. Bài thơ mượn cảnh để thể hiện ý chí anh hùng, quyết đánh giặc đến cùng, bất chấp lợi ích, chẳng màng sống chết của ông đối với đất nước.
"Ui...". Hơi không lưu ý, dao nhọn gọt táo đã cắt vào ngón tay, tôi đau đớn rút tay lại, vẫy giọt máu rơi xuống đất.
"Du Nhiên!". Hoàng Thái Cực bật khỏi tấm đệm chồn nước, đau lòng kéo lấy tay trái tôi, "Sao không cẩn thận gì hết?". Liếc mắt quan sát con dao nhỏ đó, "Về sau mấy chuyện thế này nàng không cần làm...".
Tôi nhíu mày, tâm tư rối bời.
"Sao vậy? Suốt dọc đường nàng đều rầu rĩ không vui, có tâm sự gì sao? Hay là nhớ Lan Khoát Nhĩ với Cách Phật Hạ?".
Tôi lắc đầu.
Chung quy cũng không thể nói với chàng, tuy Viên Sùng Hoán đó xuất thân là quan văn, nhưng xuất sắc hơn cả mấy võ tướng của Đại Minh, bởi vì... trong trận chiến Ninh Viễn lần này, y sẽ đánh bại Nỗ Nhĩ Cáp Xích, y sẽ đánh một đòn nặng nề và đau đớn nhất cho vị Đại Kim Hãn cả đời chưa từng nếm mùi thất bại ấy.
Trận Ninh Viễn – Quân Kim tất bại!
Tôi sớm đã đoán trước được kết cục ấy, nhưng không cách nào thốt ra lời...
Ngay hôm ấy, Nỗ Nhĩ Cáp Xích gửi thư chiêu hàng vào thành, lấy quyền cao chức trọng ra để dụ dỗ, bị Viên Sùng Hoán dùng lời lẽ nghiêm khắc cự tuyệt.
Ngày hai mươi bốn, Nỗ Nhĩ Cáp Xích hạ lệnh phát động thế tấn công trên toàn mọi mặt, đầu tiên, toàn quân chủ lực tấn công vào góc Tây Nam của Ninh Viễn thành. Mà điểm tựa phòng thủ của quân Minh lại là góc Đông Nam của thành, nơi này thông với hướng đại lộ Sơn Hải quan.
Quân Kim bỏ qua lực lượng chính của đối phương, lấy nơi phòng thủ yếu kém của quân Minh ở phía Tây Nam thành làm điểm công kích, ý đồ sẽ từ nơi này đánh vào, đồng thời có thể ngăn chặn sự chi viện của quân Minh từ Sơn Hải quan đi đến.
Đại Kim Hãn hoành đao phóng ngựa, tự mình chỉ huy tấn công thành. Trong một lúc, lá cờ tung bay, binh khí như rừng, mười ba vạn quân Kim tuôn đến dưới thành như thủy triều. Chợt nghe một tiếng nổ rung trời, trên thành đã đốt đại pháo Tây Dương, một pháo bắn về doanh trại của Đại Kim phía Tây Bắc.
Khói thuốc súng cuồn cuộn, lửa đạn dừng trước mặt tôi hơn hai mươi thước, hơn chục lính quân Kim bị nổ đến máu thịt bay tứ tung, áo giáp trắng trên người tôi chỉ trong nháy mắt đã lốm đốm đỏ, tựa như mai đỏ nở rộ trong tuyết trắng.
Đại doanh phía sau đang trở nên hỗn loạn, bởi vì lo sợ sẽ nằm trong tầm lửa đạn của quân Minh, đã hấp tấp nhổ trại di chuyển đến sườn Tây. Tôi ngơ ngác nhìn cả người đầy máu, trong lòng vẫn còn hoảng sợ.
Đảo mắt quân Kim đã đẩy thuẫn xa đến dưới thành... Phía trước của thuẫn xa này là một tấm gỗ dày khoảng năm sáu tấc, trên đó được bọc thêm da trâu, bên dưới được lấp thêm hai bánh xe, có thể tiến trước lùi sau... Đại Kim chuyên dùng xe này để đối phó với súng đạn quân Minh. Phía sau thuẫn xa sẽ là một loạt các cung thủ, ở sau nữa sẽ là một hàng xe con chuyên chở bùn đất, phụ trách lấp kín chiến hào, mặt trận sau cùng sẽ bố trí thiết kỵ của Bát kỳ, cả người lẫn ngựa đều mặc áo giáp hạng nặng, được gọi là "Thiết đầu tử*".
*Hay "Thiết đầu lĩnh","tức "Thủ lĩnh sắt".
Thuẫn xa một đường đẩy lên, bộ binh kỵ binh Đại Kim đồng loạt phóng tên, vạn tên được bắn ra, tựa như châu chấu đen ngòm bao trùm lấy quân bài treo thành. Trên lầu thành, quân Minh triển khai mười một cổ đại pháo, lần lượt nả pháo xoay tròn, hỏa lực cực kỳ mạnh mẽ. Thuẫn xa của quân Kim không cản nổi đại bác Tây Dương, miễn là đạn pháo bắn trúng, sẽ lập tức bị nổ tan tành.
Thế nhưng binh lính Bát kỳ anh dũng không che chắn, coi nhẹ thương vong đang không ngừng chất chồng, giẫm đạp lên thi thể liều mạng đẩy thẳng đến dưới thành, người trước ngã xuống, người sau tiến lên, không hề nhụt chí. Dưới sự dốc sức như thế, rốt cuộc một số thuẫn xa đã xông vào chân thành, mãnh liệt đâm vào tường thành. Quân Kim ẩn sau xe dùng rìu ra sức đục thành, trong chốc lát, vài chỗ trên bức tường cao hơn hai trượng đã bị đục thành những lỗ thủng lớn.
Đại pháo bên trên không thể bắn thẳng xuống chân thành, nên đã mất đi tác dụng, tên hay lôi thạch* không làm gì được tấm chắn của thuẫn xa, mắt thấy thành sắp bị phá, bỗng quân Minh ùa ra từ trong những chỗ thủng, tinh thần chiến đấu như cầu vồng, không hề sợ sệt lưỡi đao máu của quân Kim.
*Tương tự như lôi mộc (những khúc gỗ lớn để thủ thành) thì lôi thạch là những khúc đá.
Chỗ thủng nhanh chóng được quân Minh đổ đất lấp kín, binh lính trên thành xách mấy thứ linh tinh như chăn bông rơm rạ ra châm lửa ném thẳng xuống, trong những thứ đó có giấu thuốc nổ, một khi lửa dấy lên, chốc lát đã đốt sạch thuẫn xa dưới chân thành.
Trận chiến công thành cực kỳ oanh liệt, quân Kim liều chết không lùi, chiến đến trời tối đen, trên thành châm lửa, ném những bó đuốc, quả cầu lửa xuống chân thành, trong khoảnh khắc, trên thành dưới thành đều rực sáng như ban ngày, ánh lửa đỏ au nóng cả mắt người.
Quân Kim thương vong vô cùng nặng nề, thi thể ngổn ngang khắp nơi, trận chiếc ác liệt kéo dài hơn hai canh giờ, rốt cuộc Nỗ Nhĩ Cáp Xích cũng hạ lệnh dừng tấn công thành, toàn quân rút về nơi trú.
Qua canh ba, Hoàng Thái Cực cả người đầy máu trở lại, từ rất xa tôi đã thấy trên áo giáp trắng của chàng nhiễm từng mảng máu đỏ chói, suýt nữa ngất đi. Chưa kịp mở miệng, chàng đã ôm chầm lấy tôi, vội hỏi: "Trên người sao lại có máu? Nàng bị thương hả?".
Lệ nóng dâng lên hốc mắt, tôi run cầm cập vuốt ve khuôn mặt mỏi mệt của chàng, nghẹn ngào nói: "Đừng đánh nữa... ngày nào Ninh Viễn còn Viên Sùng Hoán, ngày đó không thể đánh hạ được."?".
Hoàng Thái Cực đau đớn kêu lên một tiếng, trong đôi mắt hiện lên vẻ hung ác: "Chẳng qua tên Viên Sùng Hoán đó ỷ vào mười một cỗ súng ống Tây Dương...".
"Không phải đâu, súng ống có lợi đến đâu, cũng không bằng toàn dân đồng lòng... chàng, chàng đã bao giờ thấy mấy người Hán đó chẳng sợ sống chết, quân dân đoàn kết một lòng chưa? Đó, mới là chỗ thật sự lợi hại của Viên Sùng Hoán!".
Hoàng Thái Cực nhíu mày, biểu tình tựa như gió bão điên cuồng ập đến, qua lát sau, chàng mới kìm chế được nỗi buồn bực trong lòng, thở ra một hơi dài: "Có lẽ nàng nói phải, thế nhưng... lấy mười ba vạn binh lực lại chẳng đánh bại được Ninh Viễn chỉ có hai vạn người ít ỏi, chỉ sợ thật sự khiến kẻ khác phải cười chê. Viên Sùng Hoán có lợi hại, nhưng năng lực cũng có hạn, ta không tin ngày mai hắn còn có thể chống nổi."
Nghe chàng nói thế, tôi liền biết dù có nhiều lời cũng vô ích, đành thôi than vãn thương tiếc.
Hôm sau tiếp tục tấn công thành, tiếng chém giết thảm thiết, tiếng lửa đạn ù ù cùng tiếng gió Bắc rì rào đan hòa vào nhau, cho đến khoảng chiều giờ Thân*, binh lính quân Kim gặp trở ngại, không người nào còn dám tiến đến dưới thành, tướng lĩnh Bát kỳ đành phải vung đao từ sau xua đuổi binh lính xông về phía trước, nhưng những binh lính ấy hơi đến gần một tí, liền bị lửa đạn quân Minh bắn trúng, không chết cũng bị thương.
*Giờ Thân: Từ 3 giờ chiều đến 7 giờ chiều.
Lò gạch ngoài cổng Tây đã thành nơi thiêu xác binh lính quân Kim, cửa sổ của các nhà dân đã bị dỡ xuống làm vật liệu nhóm lửa, làn khói dày đặc bay tứ tung, mùi cháy khét gay mũi bao phủ khắp cả thành Ninh Viễn.
Cuộc tấn công lại giằng co thêm một đêm, vẫn không hề có tiến triển.
Ngày thứ ba, quân Kim vây khốn dưới thành, quân Minh không ngừng dùng pháo công kích, Nỗ Nhĩ Cáp Xích giận đến nổi điên, không còn cách nào được như ý chỉ đành ra lệnh đảo Giác Hoa của vịnh Liêu Đông.
Đảo Giác Hoa là nơi tích trữ lương thực của quân Minh, vừa đúng ngay lúc trời đông giá rét, gió tuyết giao thoa, trên vịnh đông thành một tầng băng dày, bất luận là đi bộ hay đi xe đều có thể thoải mái qua lại. Quân Bát kỳ giẫm lên băng tuyết đánh vào đảo Giác Hoa, toàn bộ bảy ngàn quân Minh trên đảo đều tử trận. Nỗ Nhĩ Cáp Xích đang trong cơn thịnh nộ, sau khi tàn sát hết sạch những thương dân bất kể nam nữ sống trên đảo, cướp sạch lương thực tích trữ cùng tám mươi hai ngàn viên đá quý, liền đốt hết nhà cửa công trình trên đảo.
Nỗ Nhĩ Cáp Xích mất nhiều thời gian tấn công Ninh Viễn nhưng không đoạt được, tướng sĩ Bát kỳ bị tổn thất nặng nề, cuối cùng việc tấn công được đảo Giác Hoa khiến hắn tạm thời lấy lại được chút an ủi. Ngày hai mươi bảy, Nỗ Nhĩ Cáp Xích không cam lòng dẫn đại quân rút khỏi Ninh Viễn, từ Hôi Sơn Bạch Tháp Dục huyện Hưng Thủy theo hướng Đông mà về, dọc đường đại quân đi qua Hữu Truân Vệ, vào ngày mồng chín tháng hai thì về đến Thẩm Dương.
Tác giả :
Lý Hâm