Đoàn Tàu Trong Sương Mù
Chương 27
Ăn sáng xong, dưới lầu vang lên hai tiếng còi xe, hẳn là Chu Bồng đánh xe sang đây đón họ.
Ba người dọn dẹp rồi vội phóng xuống lầu. Chiếc xe nhỏ đỗ bên đường, cửa xe bên ghế lái chậm rãi hạ xuống, Chu Bồng ló đầu ra cất tiếng chào hỏi.
Sau khi ngồi trên xe, Văn Tuyết hỏi cậu ta hành trình hôm nay.
Chu Bồng giới thiệu đâu ra đấy: “Hôm nay chúng ta đi cung điện Mùa hè, sau đó ghé Nhà thờ Chúa Cứu Thế trên Máu đổ, tiếp đấy dạo sang đại lộ Nevsky."
“Còn cung điện mùa Đông thì sao?"
Trước kia Văn Tuyết tìm hiểu qua có biết rằng toà cung điện này có nhiều bộ sưu tập rất phong phú, là viện bảo tàng lớn nhất thế giới.
“Chỗ í mai ghé."
Văn Tuyết nằng nặc: “Không thể đi trong hôm này à? Bây giờ vẫn còn sớm, chúng ta tranh thủ chắc là kịp."
Chu Bồng khóc không được cười không xong, giải thích cho cô: “Tiểu thư Văn à, cung điện mùa Đông ngắm kiến trúc, đến cung điện mùa Hè ngắm vườn hoa, hai nơi đều là danh lam thắng cảnh nức tiếng, đi một ngày chắc chắn không chơi hết, vả lại cũng mệt lắm. Chúng ta đi chơi cứ là nên thoải mái chút, vừa chơi vừa nghỉ, chị thấy được không?"
Phương Hàn Tẫn kéo tay Văn Tuyết, hỏi nhẹ nhàng: “Ngày mai em định đến chỗ khác à?"
“… Không, chỉ muốn chơi nhiều hơn tí thôi." Văn Tuyết thở dài, ngả lưng lên ghế, “Được thôi, nghe cậu Chu đây."
Chu Bồng nói chớ có sai, chỉ đi mỗi cung điện mùa Hè cũng tốn mất một đống thời gian. Kiến trúc vàng pha trắng sang trọng tráng lệ, mái vòm mạ vàng cao chót vót ở hai bên đầu, trang trí nội thất cũng lộng lẫy, một nơi đều được thiết kế tỉ mỉ, vô cùng mỹ miều.
Xuyên qua sảnh lớn nguy nga, họ đã đặt chân tới vườn hoa của toà cung điện, nghe nói nơi này có hàng trăm đài phun nước với nghìn kiểu khác nhau, chỉ tiếc giờ đang là mùa đông nên các vòi phun nước bị khoá đi, vườn hoa tuyết rơi một mảnh hiu quạnh.
Họ đứng trên bậc thềm đài phun nước, nhìn ra biển Baltic [2] đằng cuối vườn, có thể lờ mờ thấy được dăm ba cánh buồm trắng bật lên trên biển băng xanh.
[2] Biển rìa lục địa được bao bọc bởi bán đảo Scandinavia. Nga là một trong những nước tiếp giáp với biển Baltic. (Ảnh bản đồ biển Baltic)
Văn Tuyết thở ra một ngụm sương trắng, tiếc hùi hụi: “Lần này đến không đúng lúc rồi, bỏ lỡ rất nhiều cảnh đẹp."
Phương Hàn Tẫn dỗ cô: “Người xưa có câu rất hay, tứ thời chi cảnh bất đồng, nhi lạc diệc vô cùng dã [3]. Vẻ đẹp mùa đông cũng đáng để xem mà."
[3] Bài ký về đình Tuý Ông (Âu Dương Tu). Bài viết này được viết dưới thể “kí", dịch nghĩa: cảnh vật bốn mùa chẳng giống nhau và niềm vui cũng vô cùng vậy (Van Hoc Han Nom). Có thể đọc thêm dịch nghĩa của bài ký này ở đây.
Chu Bồng cười rộ, “Hai người đúng là điển hình của chủ nghĩa bi quan và chủ nghĩa lạc quan đấy, nhưng tính cách lại bù đắp cho nhau."
Họ bước xuống bậc thềm đài phun nước, băng qua lối đi chính thật dài trong vườn hoa. Hai bên là rừng bạch dương trống trải hoang tàn, những cành lá bàng bạc tuyết phủ.
Du khách trong vườn thưa thớt, mỗi lần Văn Tuyết nghe được âm thanh sột soạt sau lưng, tim cô cứ như thắt lại, quay đầu nhìn nhưng không thấy gì cả.
Thấy cô cứ quay lại suốt, vẻ mặt lại bồn chồn lo lắng, Chu Bồng trấn an: “Có thể là hươu đấy. Khu vườn này diện tích lớn, đồng thời cũng có rất nhiều động vật hoang dã. Cô đừng lo, chúng sẽ không chủ động tấn công con người đâu."
Chỉ có Phương Hàn Tẫn biết, cô không lo lắng chuyện này.
Anh kề sát tai cô, nhỏ giọng nói: “Đừng lo, buổi sáng này anh mới liên lạc với Trần Giai hoà rồi, cô ấy nói người đó vẫn còn theo dõi cô ấy, hoàn toàn không phát hiện hai người đã tráo đổi cho nhau."
“Thật à?" Văn Tuyết sửng sốt, không mấy tin tưởng, “Sao tên thám tử kia không chút chuyên nghiệp vậy?"
“Có thể là chứng mù mặt. Cũng giống như trong mắt em nhìn người Tây giống nhau ấy. Trong mắt anh ta thì người châu Á nào cũng trông như nhau cả, vậy nên chỉ có thể dựa vào quần áo, kiểu tóc và các đặc điểm khác để phân biệt, bởi vậy rất dễ nhầm lẫn. Chỉ cần Tôn Hách Minh không tự mình ra trận thì Giai Hoà có thể giúp chúng ta kéo thêm mấy ngày nữa."
Nghe anh nói vậy, cuối cùng Văn Tuyết cũng yên lòng.
Buổi chiều, họ đến nhà thờ Chúa Cứu thế trên Máu đổ. Vừa bước ra ngoài, Văn Tuyết thấy một ngân hàng cách đó không xa, vội nói: “Tôi đi rút tiền, mọi người chờ chút nha."
Phương Hàn Tẫn giữ chặt tay cô, “Rút tiền làm gì? Anh vẫn còn tiền mặt."
“Nhưng không thể lúc nào cũng tiêu tiền của anh được." Văn Tuyết cười mi mắt cong cong, nhẹ nhàng đẩy tay, “Em về ngay."
Trong lúc chờ cô, Phương Hàn Tẫn và Chu Bồng đứng tán gẫu, mua cho Phương Xuân Sinh một xiên thịt nướng.
Vừa quay lại, anh thấy Văn Tuyết đang bước ra từ trong ngân hàng, ánh mắt lấm lét, hai tay ôm chặt túi nhìn trái nhìn phải, vẻ mặt cảnh giác.
Anh không nén được phì cười, chờ cô lại gần mới nói xỉa: “Em cướp ngân hàng hay sao mà trông thấp thỏm thế?"
Văn Tuyết chu môi lầm bầm làu bàu: “Lâu lắm không cầm nhiều tiền tiền mặt vậy, em sợ bị người khác cướp mất chứ gì."
Ở trước nước toàn quét mã thanh toán trên điện thoại, cô cũng sắp quên mất tờ nhân dân tệ trông thế nào. Hiện tại lại vác theo một số tiền khổng lồ vậy đúng là có chút không quen, cứ thấy không được tự nhiên lắm.
Phương Hàn Tẫn ôm cô vào lòng, hỏi Chu Bồng: “Giờ ta đi đâu?"
“Đi đại lộ Nevsky ạ." Chu Bồng chỉ tay về trước, “Let’s go!"
Điểm dừng chân đầu tiên của họ là một quán cà phê Văn học. Chu Bồng vừa đi vừa giảng giải: “Quán cà phê này có hơn 200 năm lịch sử, rất nhiều đại văn hào ở Nga đã từng đến đây như Pushkin, Gogol [4], Dostoyevsky [5]…"
[4] Tên đầy đủ: Nikolay Vasilyevich Gogol (1809-1852) là một văn sĩ, thi sĩ, kịch tác gia và phê bình gia người Nga gốc Ukraina – Ba Lan.
[5] Tên đầy đủ: Fyodor Mikhaylovich Dostoyevsky (1821-1881) là nhà văn nổi tiếng người Nga, cùng với Tolstoy, ông được xem là một trong hai nhà văn Nga vĩ đại thế kỷ 19.
Cửa quán rất hẹp, nhưng khi bước vào lại là một không gian hoàn toàn khác. Dọc lối đi đặt một bức tượng sáp của Pushkin, ông ngồi cạnh bàn nhỏ, lông mày nhíu lại như đang suy tư, trên bàn còn bày biện cà phê cùng giấy bút.
Họ lên tầng hai, ngồi xuống một vị trí gần cửa sổ. Nơi đây trang trí theo phong cách cổ điển, ánh sáng ấm áp thoải mái, thông qua ô cửa kính rộng rãi có thể thấy được cảnh phố xá.
Chu Bồng giới thiệu, khi còn sống Pushkin vẫn thường tới đây viết lách, gặp gỡ bạn bè. Trước hôm quyết đấu, ông còn ghé sang nhâm nhi tách cà phê, ngồi lại trong chốc lát.
“Đấu gì?" Văn Tuyết nghi hoặc.
Chu Bồng cười xòa: “Chính vì buổi quyết đấu này mà Pushkin mới mất đấy. Chuyện là ông ấy có một người vợ, rất xinh đẹp, được mệnh danh là thiên nga xứ St.Petersburg. Sau đó một tay đội trưởng hiến binh [6] tên Dantes đem lòng yêu vợ ông và điên cuồng theo đuổi bà, và việc ấy đã khiến Pushkin nổi giận. Cho nên hai người đã hẹn nhau quyết đấu ở sông Neva gần đây."
[6] Hiến binh, tiếng lóng gọi nôm na la sen đầm hoặc săng đá là một tổ chức an ninh quân sự hoặc bán quân sự riêng biệt với lực lượng cảnh sát dân sự, được giao nhiệm vụ thi hành pháp luật trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia.
Văn Tuyết nghe xong, cảm thấy không thể tưởng tượng nổi, “Thế thì cái chết này cũng quá…"
Nói ông ấy mắc bệnh trung nhị [7], hình như hồi đó không có khái niệm này. Nói ông ấy si tình thì vẫn khó lý giải nổi.
[7] Chūnibyō (中二病 hay trung nhị bệnh) là cách viết tắt của cụm từ chūgakusei ninen byō (中学生2年病; trung học sinh nhị niên bệnh), nghĩa là “bệnh của học sinh trung học năm 2". Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì chứng tâm lý này thường xuất hiện ở đối tượng chính là các học sinh trung học khoảng 13-14 tuổi, tương đương với năm 2 theo hệ thống giáo dục Nhật Bản. Tại Việt Nam, đôi khi còn được gọi là “hội chứng tuổi dậy thì", “hội chứng tuổi teen" hay “hoang tưởng tuổi dậy thì".
Không phải là vợ ông ấy rất đẹp à, nên chắc người theo đuổi cũng không ít, chẳng lẽ muốn đi đấu với từng người một? Thắng thì bảo vệ được tình yêu? Còn thua thì vợ ông ấy sẽ tái hôn với người khác hay sao?
Quên đi, thế giới tinh thần của nhà thơ, người trần mắt thịt như cô không tài nào hiểu được.
Văn Tuyết lắc đầu, “Dù sao tôi cũng sẽ không chết vì tình."
Phương Hàn Tẫn bưng tách cà phê lên nhấp một ngụm rồi nói khẽ: “Nghe nói Dantes phát cuồng vì vợ Pusjkin, có thể Pushkin đấu khẩu với gã để giúp vợ thoát khỏi sự đeo bám cũng nên."
Văn Tuyết bĩu môi, “Bộ không nghĩ được cách nào tốt hơn hả? Đấu tay đôi vừa nghe đã thấy nguy hiểm. Thắng thì thành tội phạm giết người; thua thì không giữ nổi mạng. Thấy không đáng lắm."
Chu Bồng tiếp lời: “Sau này Dantes bị giam lỏng hai tháng rồi bị trục xuất. Bởi vì đấu với Pushkin nên một trận thành danh, rất nhiều người ghé đến thăm hỏi, sống một cuộc đời thượng lưu nhàn hạ. Về phần vợ của Pushkin…" Cậu ta nhíu mày suy nghĩ, lắc đầu, “Không biết nữa, có thể đã tái hôn rồi."
Nhất thời không ai lên tiếng, bầu không khí lâm vào khoảng lặng ngắn ngủi.
Phương Xuân Sinh ăn xong bánh ngọt trong đĩa, gối lên đùi Phương Hàn Tẫn, vừa ngáp vừa nói: “Anh ơi em muốn ngủ."
“Tối về hẵng ngủ."
Phương Hàn Tẫn đỡ Phương Xuân Sinh, gọi thêm một món tráng miệng nữa.
Đêm qua anh đã rút ra một bài học, dù chuyện gì xảy ra cũng không nên để bọn nhóc này thức khuya.
Văn Tuyết uống cà phê, đưa ra kết luận: “Tựu trung lại là chết vì tình rất ngốc."
Phương Hàn Tẫn bất chợt quay sang nhìn cô, “Vậy em nói xem chết vì cái gì mới không ngốc?"
Văn Tuyết bình tĩnh trả lời: “Vì chính mình. Cuộc sống là của mình, vì vậy cái chết cũng phải dành cho chính mình."
Phương Hàn Tẫn cười nhạt, từ chối cho ý kiến.
Sau khi ra khỏi quán cà phê, Chu Bồng tận tình dẫn đường cho họ, giới thiệu: “Điểm dừng chân tiếp theo là cửa hàng kẹo Eliseyev[8] rất gần chỗ này, đây là một cửa hàng có tuổi đời hàng thế kỷ, nổi tiếng vì chocolate rượu…"
[8] Là một khu phức hợp bán lẻ và giải trí, bao gồm một khu ăn uống rất nổi tiếng toạ lạc tại số 56 Đại lộ Nevsky. Ảnh.
Âm thanh “tách tách" vang lên phía sau, cắt ngang vẻ dông dài của Chu Bồng.
Văn Tuyết quay đầu nhìn, thấy hai cô gái châu Á đang chụp ảnh tự sướng ở góc phố, một trong hai người họ đang sải rộng cánh tay, cầm chiếc máy ảnh nhỏ nhắn màu hồng.
Phương Hàn Tẫn gợi chuyện: “Đó là máy ảnh Polaroid đúng không? Anh nhớ trước em cũng có một chiếc."
Văn Tuyết cũng chìm đắm vào hồi ức, khoé miệng khẽ cong lên: “Đúng vậy, chiếc máy ảnh ấy do cô em tặng. Cô ấy lúc nào cũng tốt với em."
“Thế cái máy ảnh đó còn dùng đựợc không?"
Văn Tuyết quay đi, ánh mắt ảm đạm, “Không biết. Em chưa dùng được bao nhiêu đã bị em trai cuỗm mất. Sau đó em chưa từng thấy nó nữa."
Lòng Phương Hàn Tẫn bỗng dưng xót xa, anh ôm cô vào lòng dỗ dành: “Đợi về nước anh tặng em một cái."
“Không cần đầu." Văn Tuyết nâng cằm, nụ cười hằn trên môi, “Bây giờ em có máy ảnh kỹ thuật số rồi, vừa xịn sò lại vừa giá trị, tự em tích cóp tiền mua đấy, ai cũng đừng hòng lấy nhá."
Nhìn khuôn mặt tươi cười rạng rỡ như được chiếu rọi bởi tia nắng đã mất từ lâu, bao u uất trong lòng Phương Hàn Tẫn được quét sạch.
Anh cúi đầu, bất ngờ hôn lên môi cô.
Cô không kịp đề phòng, cơ thể phút chốc cứng đờ. Sau khi phản ứng lại mới thẹn thùng đến hai má đỏ hây hây, cuộn tròn nằm đấm muốn đánh anh.
“Ở bên cạnh còn có người đấy!"
Cô cúi đầu, Phương Xuân Sinh đang ngước lên nhìn họ với ánh mắt tò mò.
Phương Hàn Tẫn vươn tay, ấn đỉnh đầu thằng bé xoay sang chỗ khác.
Lạ lén nhìn sang Chu Bồng.
Cậu trai trẻ thức thời quay đi, giả vờ nhìn vào biển chỉ dẫn.
Phương Hàn Tẫn chăm chú ngắm Văn Tuyết, lát sau vẻ mặt gợn ý cười sung sướng, nhéo nhẹ chóp mũi cô.
“Anh rất thích em thế này."
“Như nào?"
Phương Hàn Tẫn không đáp, dùng một nụ hôn ướt át kéo dài thay cho câu trả lời.
Chiều buông, cuối cùng họ đã về tới homestay.
TV đang phát lại Ultraman, Phương Xuân Sinh phấn khích đến mắt phát sáng, cơn buồn ngủ tbay biến. Thằng bé ngồi trên sofa xem không chớp mắt.
Phương Hàn Tẫn tựa vào tủ, nhìn Văn Tuyết lấy nguyên lậu nấu cho bữa tối trong tủ lạnh.
“Tối nay ăn gì?"
Văn Tuyết cười mỉm: “Bí mật."
“Xem ra có bất ngờ gì đây." Phương Hàn Tẫn nhíu mày, cười sâu xa, “Không phải lại là thịt gấu đấy chứ?"
Văn Tuyết nóng mặt, nhấc chân định bụng đạp anh một phát, mắng: “Nằm mơ đi! Cút!"
Phương Hàn Tẫn tránh đi, lại mày ủ mặt chau xắn tay áo lên hỏi: “Có cần anh giúp không?"
“Không, anh mà ở đây sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của em, ra ngoài với Xuân Sinh đi." Phương Hàn Tẫn nhìn thằng nhóc con đang ngồi trên sofa, bĩu môi, giọng điệu hết sức đáng thương: “Nhưng anh không muốn xem Ultraman đâu."
Văn Tuyết cười khúc khích, đưa tay xua anh ra ngoài, “Vậy anh đợi trong phòng ngủ đi."
“Anh vào phòng ngủ em được không?"
Tuy không rõ anh muốn làm gì nhưng Văn Tuyết nghĩ thầm phòng ngủ của mình cũng chẳng có gì phải giấu, huống chi đêm qua anh cũng ngủ ở đó rồi.
“… Đi đi."
Phương Hàn Tẫn vào phòng ngủ, để cửa khép hờ, tung người ngã lên giường, ôm chăn lăn một vòng.
Trên gối còn lưu lại mùi thơm của cô, anh nhắm mắt hít thật sâu, muốn để mùi hương này thấm vào tim phổi, khảm sâu vào tâm trí.
Nếp gấp lộn xộn trên ga trải giường cùng vết nước đậm nhạt khác nhau là minh chứng rõ ràng cho những gì xảy ra đêm qua.
Nửa người dưới lại bắt đầu khô nóng, lại khó lòng mà tin được. Người tối qua không biết xấu hổ là gì, bình đạm như nước, dây dưa không dứt ấy là mình sao?
Ban đêm xúc tác dục vọng, bỏ đi phần người bên ngoài, chỉ còn lại những ham muốn nguyên thuỷ nhất.
Phương Hàn Tẫn nằm sấp trên giường, cong môi cười toe toét.
Cười một chốc lại thấy mình ngốc ghê, anh điều chỉnh nén mặt, thôi cười, nhưng ý xuân trong mắt không sao giấu được.
Vừa lia mắt tới tủ đầu giường đã thấy một quyển sách đặt nơi đó — “Aurora", là quyển sách Văn Tuyết đọc gần đây.
Phương Hàn Tẫn sinh lòng hiếu kỳ, với tay cầm lấy, đang muốn đọc thử mục lục thì động tác trên tay chợt sững lại.
Cảm giác không đúng lắm, một bên bìa mỏng, bên kia lại dày. Có vẻ như bên trong đựng thứ gì đó.
Bìa của cuốn sách này chỉ được bọc một nửa, giống bìa sách của học sinh tiểu học.
Anh miết dọc theo gáy sách, chậm rãi mở ra, mới được một nửa đã thấy một tấm thiệp rơi xuống khỏi phong bì.
Phương Hàn Tẫn hơi do dự, nghĩ rằng đây là đồ của Văn Tuyết, cô giấu nó trong phong thư thì hẳn là muốn mang theo bên người nhưng không muốn để người khác biết. Anh xem đồ cá nhân của người khác như vậy có vẻ không hay ho lắm thì phải.
Nhưng tò mò vốn là bản năng của con người, tay anh vận hành nhanh hơn não, mở tấm thiệp ra xem.
Đây là một tấm thiệp mừng, giấy đã hơi ngả vàng. Mặt trước là bức tranh phong cảnh đầy màu sắc. Mở ra xem, bên trong có một tấm hình.
Tấm hình chỉ lớn chừng một bàn tay, trông giống như một bức ảnh chụp. Trong hình, một cậu trai trẻ đang nhảy úp rổ. Cơ thể cậu ta cường tráng, cánh tay sải dài, giống như đang bay trên không trung.
Có lẽ đã qua rất lâu, màu sắc cũng tấm ảnh cũng phai màu, khuôn mặt cậu trai ít nhiếu mờ đi.
Song Phương Hàn Tẫn chỉ cần liếc mắt đã nhận ra ngay, đây chính là anh.
Ngoài ra bên trái còn có vài dòng, nét chữ duyên dáng che giấu những suy nghĩ thầm kín của người con gái. Sau tám năm, cuối cùng anh cũng nhận được —
Gửi Phương Hàn Tẫn:
Cảm ơn cậu đã thắp sáng tuổi trẻ của tớ.
Chúc cho đoạn đường phía trước của cậu bằng phẳng, chẳng ngại gió sương. Trong lòng có hoài bão, trong mắt có ánh sáng.
Sinh nhật mười chín tuổi vui vẻ!
Ba người dọn dẹp rồi vội phóng xuống lầu. Chiếc xe nhỏ đỗ bên đường, cửa xe bên ghế lái chậm rãi hạ xuống, Chu Bồng ló đầu ra cất tiếng chào hỏi.
Sau khi ngồi trên xe, Văn Tuyết hỏi cậu ta hành trình hôm nay.
Chu Bồng giới thiệu đâu ra đấy: “Hôm nay chúng ta đi cung điện Mùa hè, sau đó ghé Nhà thờ Chúa Cứu Thế trên Máu đổ, tiếp đấy dạo sang đại lộ Nevsky."
“Còn cung điện mùa Đông thì sao?"
Trước kia Văn Tuyết tìm hiểu qua có biết rằng toà cung điện này có nhiều bộ sưu tập rất phong phú, là viện bảo tàng lớn nhất thế giới.
“Chỗ í mai ghé."
Văn Tuyết nằng nặc: “Không thể đi trong hôm này à? Bây giờ vẫn còn sớm, chúng ta tranh thủ chắc là kịp."
Chu Bồng khóc không được cười không xong, giải thích cho cô: “Tiểu thư Văn à, cung điện mùa Đông ngắm kiến trúc, đến cung điện mùa Hè ngắm vườn hoa, hai nơi đều là danh lam thắng cảnh nức tiếng, đi một ngày chắc chắn không chơi hết, vả lại cũng mệt lắm. Chúng ta đi chơi cứ là nên thoải mái chút, vừa chơi vừa nghỉ, chị thấy được không?"
Phương Hàn Tẫn kéo tay Văn Tuyết, hỏi nhẹ nhàng: “Ngày mai em định đến chỗ khác à?"
“… Không, chỉ muốn chơi nhiều hơn tí thôi." Văn Tuyết thở dài, ngả lưng lên ghế, “Được thôi, nghe cậu Chu đây."
Chu Bồng nói chớ có sai, chỉ đi mỗi cung điện mùa Hè cũng tốn mất một đống thời gian. Kiến trúc vàng pha trắng sang trọng tráng lệ, mái vòm mạ vàng cao chót vót ở hai bên đầu, trang trí nội thất cũng lộng lẫy, một nơi đều được thiết kế tỉ mỉ, vô cùng mỹ miều.
Xuyên qua sảnh lớn nguy nga, họ đã đặt chân tới vườn hoa của toà cung điện, nghe nói nơi này có hàng trăm đài phun nước với nghìn kiểu khác nhau, chỉ tiếc giờ đang là mùa đông nên các vòi phun nước bị khoá đi, vườn hoa tuyết rơi một mảnh hiu quạnh.
Họ đứng trên bậc thềm đài phun nước, nhìn ra biển Baltic [2] đằng cuối vườn, có thể lờ mờ thấy được dăm ba cánh buồm trắng bật lên trên biển băng xanh.
[2] Biển rìa lục địa được bao bọc bởi bán đảo Scandinavia. Nga là một trong những nước tiếp giáp với biển Baltic. (Ảnh bản đồ biển Baltic)
Văn Tuyết thở ra một ngụm sương trắng, tiếc hùi hụi: “Lần này đến không đúng lúc rồi, bỏ lỡ rất nhiều cảnh đẹp."
Phương Hàn Tẫn dỗ cô: “Người xưa có câu rất hay, tứ thời chi cảnh bất đồng, nhi lạc diệc vô cùng dã [3]. Vẻ đẹp mùa đông cũng đáng để xem mà."
[3] Bài ký về đình Tuý Ông (Âu Dương Tu). Bài viết này được viết dưới thể “kí", dịch nghĩa: cảnh vật bốn mùa chẳng giống nhau và niềm vui cũng vô cùng vậy (Van Hoc Han Nom). Có thể đọc thêm dịch nghĩa của bài ký này ở đây.
Chu Bồng cười rộ, “Hai người đúng là điển hình của chủ nghĩa bi quan và chủ nghĩa lạc quan đấy, nhưng tính cách lại bù đắp cho nhau."
Họ bước xuống bậc thềm đài phun nước, băng qua lối đi chính thật dài trong vườn hoa. Hai bên là rừng bạch dương trống trải hoang tàn, những cành lá bàng bạc tuyết phủ.
Du khách trong vườn thưa thớt, mỗi lần Văn Tuyết nghe được âm thanh sột soạt sau lưng, tim cô cứ như thắt lại, quay đầu nhìn nhưng không thấy gì cả.
Thấy cô cứ quay lại suốt, vẻ mặt lại bồn chồn lo lắng, Chu Bồng trấn an: “Có thể là hươu đấy. Khu vườn này diện tích lớn, đồng thời cũng có rất nhiều động vật hoang dã. Cô đừng lo, chúng sẽ không chủ động tấn công con người đâu."
Chỉ có Phương Hàn Tẫn biết, cô không lo lắng chuyện này.
Anh kề sát tai cô, nhỏ giọng nói: “Đừng lo, buổi sáng này anh mới liên lạc với Trần Giai hoà rồi, cô ấy nói người đó vẫn còn theo dõi cô ấy, hoàn toàn không phát hiện hai người đã tráo đổi cho nhau."
“Thật à?" Văn Tuyết sửng sốt, không mấy tin tưởng, “Sao tên thám tử kia không chút chuyên nghiệp vậy?"
“Có thể là chứng mù mặt. Cũng giống như trong mắt em nhìn người Tây giống nhau ấy. Trong mắt anh ta thì người châu Á nào cũng trông như nhau cả, vậy nên chỉ có thể dựa vào quần áo, kiểu tóc và các đặc điểm khác để phân biệt, bởi vậy rất dễ nhầm lẫn. Chỉ cần Tôn Hách Minh không tự mình ra trận thì Giai Hoà có thể giúp chúng ta kéo thêm mấy ngày nữa."
Nghe anh nói vậy, cuối cùng Văn Tuyết cũng yên lòng.
Buổi chiều, họ đến nhà thờ Chúa Cứu thế trên Máu đổ. Vừa bước ra ngoài, Văn Tuyết thấy một ngân hàng cách đó không xa, vội nói: “Tôi đi rút tiền, mọi người chờ chút nha."
Phương Hàn Tẫn giữ chặt tay cô, “Rút tiền làm gì? Anh vẫn còn tiền mặt."
“Nhưng không thể lúc nào cũng tiêu tiền của anh được." Văn Tuyết cười mi mắt cong cong, nhẹ nhàng đẩy tay, “Em về ngay."
Trong lúc chờ cô, Phương Hàn Tẫn và Chu Bồng đứng tán gẫu, mua cho Phương Xuân Sinh một xiên thịt nướng.
Vừa quay lại, anh thấy Văn Tuyết đang bước ra từ trong ngân hàng, ánh mắt lấm lét, hai tay ôm chặt túi nhìn trái nhìn phải, vẻ mặt cảnh giác.
Anh không nén được phì cười, chờ cô lại gần mới nói xỉa: “Em cướp ngân hàng hay sao mà trông thấp thỏm thế?"
Văn Tuyết chu môi lầm bầm làu bàu: “Lâu lắm không cầm nhiều tiền tiền mặt vậy, em sợ bị người khác cướp mất chứ gì."
Ở trước nước toàn quét mã thanh toán trên điện thoại, cô cũng sắp quên mất tờ nhân dân tệ trông thế nào. Hiện tại lại vác theo một số tiền khổng lồ vậy đúng là có chút không quen, cứ thấy không được tự nhiên lắm.
Phương Hàn Tẫn ôm cô vào lòng, hỏi Chu Bồng: “Giờ ta đi đâu?"
“Đi đại lộ Nevsky ạ." Chu Bồng chỉ tay về trước, “Let’s go!"
Điểm dừng chân đầu tiên của họ là một quán cà phê Văn học. Chu Bồng vừa đi vừa giảng giải: “Quán cà phê này có hơn 200 năm lịch sử, rất nhiều đại văn hào ở Nga đã từng đến đây như Pushkin, Gogol [4], Dostoyevsky [5]…"
[4] Tên đầy đủ: Nikolay Vasilyevich Gogol (1809-1852) là một văn sĩ, thi sĩ, kịch tác gia và phê bình gia người Nga gốc Ukraina – Ba Lan.
[5] Tên đầy đủ: Fyodor Mikhaylovich Dostoyevsky (1821-1881) là nhà văn nổi tiếng người Nga, cùng với Tolstoy, ông được xem là một trong hai nhà văn Nga vĩ đại thế kỷ 19.
Cửa quán rất hẹp, nhưng khi bước vào lại là một không gian hoàn toàn khác. Dọc lối đi đặt một bức tượng sáp của Pushkin, ông ngồi cạnh bàn nhỏ, lông mày nhíu lại như đang suy tư, trên bàn còn bày biện cà phê cùng giấy bút.
Họ lên tầng hai, ngồi xuống một vị trí gần cửa sổ. Nơi đây trang trí theo phong cách cổ điển, ánh sáng ấm áp thoải mái, thông qua ô cửa kính rộng rãi có thể thấy được cảnh phố xá.
Chu Bồng giới thiệu, khi còn sống Pushkin vẫn thường tới đây viết lách, gặp gỡ bạn bè. Trước hôm quyết đấu, ông còn ghé sang nhâm nhi tách cà phê, ngồi lại trong chốc lát.
“Đấu gì?" Văn Tuyết nghi hoặc.
Chu Bồng cười xòa: “Chính vì buổi quyết đấu này mà Pushkin mới mất đấy. Chuyện là ông ấy có một người vợ, rất xinh đẹp, được mệnh danh là thiên nga xứ St.Petersburg. Sau đó một tay đội trưởng hiến binh [6] tên Dantes đem lòng yêu vợ ông và điên cuồng theo đuổi bà, và việc ấy đã khiến Pushkin nổi giận. Cho nên hai người đã hẹn nhau quyết đấu ở sông Neva gần đây."
[6] Hiến binh, tiếng lóng gọi nôm na la sen đầm hoặc săng đá là một tổ chức an ninh quân sự hoặc bán quân sự riêng biệt với lực lượng cảnh sát dân sự, được giao nhiệm vụ thi hành pháp luật trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia.
Văn Tuyết nghe xong, cảm thấy không thể tưởng tượng nổi, “Thế thì cái chết này cũng quá…"
Nói ông ấy mắc bệnh trung nhị [7], hình như hồi đó không có khái niệm này. Nói ông ấy si tình thì vẫn khó lý giải nổi.
[7] Chūnibyō (中二病 hay trung nhị bệnh) là cách viết tắt của cụm từ chūgakusei ninen byō (中学生2年病; trung học sinh nhị niên bệnh), nghĩa là “bệnh của học sinh trung học năm 2". Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì chứng tâm lý này thường xuất hiện ở đối tượng chính là các học sinh trung học khoảng 13-14 tuổi, tương đương với năm 2 theo hệ thống giáo dục Nhật Bản. Tại Việt Nam, đôi khi còn được gọi là “hội chứng tuổi dậy thì", “hội chứng tuổi teen" hay “hoang tưởng tuổi dậy thì".
Không phải là vợ ông ấy rất đẹp à, nên chắc người theo đuổi cũng không ít, chẳng lẽ muốn đi đấu với từng người một? Thắng thì bảo vệ được tình yêu? Còn thua thì vợ ông ấy sẽ tái hôn với người khác hay sao?
Quên đi, thế giới tinh thần của nhà thơ, người trần mắt thịt như cô không tài nào hiểu được.
Văn Tuyết lắc đầu, “Dù sao tôi cũng sẽ không chết vì tình."
Phương Hàn Tẫn bưng tách cà phê lên nhấp một ngụm rồi nói khẽ: “Nghe nói Dantes phát cuồng vì vợ Pusjkin, có thể Pushkin đấu khẩu với gã để giúp vợ thoát khỏi sự đeo bám cũng nên."
Văn Tuyết bĩu môi, “Bộ không nghĩ được cách nào tốt hơn hả? Đấu tay đôi vừa nghe đã thấy nguy hiểm. Thắng thì thành tội phạm giết người; thua thì không giữ nổi mạng. Thấy không đáng lắm."
Chu Bồng tiếp lời: “Sau này Dantes bị giam lỏng hai tháng rồi bị trục xuất. Bởi vì đấu với Pushkin nên một trận thành danh, rất nhiều người ghé đến thăm hỏi, sống một cuộc đời thượng lưu nhàn hạ. Về phần vợ của Pushkin…" Cậu ta nhíu mày suy nghĩ, lắc đầu, “Không biết nữa, có thể đã tái hôn rồi."
Nhất thời không ai lên tiếng, bầu không khí lâm vào khoảng lặng ngắn ngủi.
Phương Xuân Sinh ăn xong bánh ngọt trong đĩa, gối lên đùi Phương Hàn Tẫn, vừa ngáp vừa nói: “Anh ơi em muốn ngủ."
“Tối về hẵng ngủ."
Phương Hàn Tẫn đỡ Phương Xuân Sinh, gọi thêm một món tráng miệng nữa.
Đêm qua anh đã rút ra một bài học, dù chuyện gì xảy ra cũng không nên để bọn nhóc này thức khuya.
Văn Tuyết uống cà phê, đưa ra kết luận: “Tựu trung lại là chết vì tình rất ngốc."
Phương Hàn Tẫn bất chợt quay sang nhìn cô, “Vậy em nói xem chết vì cái gì mới không ngốc?"
Văn Tuyết bình tĩnh trả lời: “Vì chính mình. Cuộc sống là của mình, vì vậy cái chết cũng phải dành cho chính mình."
Phương Hàn Tẫn cười nhạt, từ chối cho ý kiến.
Sau khi ra khỏi quán cà phê, Chu Bồng tận tình dẫn đường cho họ, giới thiệu: “Điểm dừng chân tiếp theo là cửa hàng kẹo Eliseyev[8] rất gần chỗ này, đây là một cửa hàng có tuổi đời hàng thế kỷ, nổi tiếng vì chocolate rượu…"
[8] Là một khu phức hợp bán lẻ và giải trí, bao gồm một khu ăn uống rất nổi tiếng toạ lạc tại số 56 Đại lộ Nevsky. Ảnh.
Âm thanh “tách tách" vang lên phía sau, cắt ngang vẻ dông dài của Chu Bồng.
Văn Tuyết quay đầu nhìn, thấy hai cô gái châu Á đang chụp ảnh tự sướng ở góc phố, một trong hai người họ đang sải rộng cánh tay, cầm chiếc máy ảnh nhỏ nhắn màu hồng.
Phương Hàn Tẫn gợi chuyện: “Đó là máy ảnh Polaroid đúng không? Anh nhớ trước em cũng có một chiếc."
Văn Tuyết cũng chìm đắm vào hồi ức, khoé miệng khẽ cong lên: “Đúng vậy, chiếc máy ảnh ấy do cô em tặng. Cô ấy lúc nào cũng tốt với em."
“Thế cái máy ảnh đó còn dùng đựợc không?"
Văn Tuyết quay đi, ánh mắt ảm đạm, “Không biết. Em chưa dùng được bao nhiêu đã bị em trai cuỗm mất. Sau đó em chưa từng thấy nó nữa."
Lòng Phương Hàn Tẫn bỗng dưng xót xa, anh ôm cô vào lòng dỗ dành: “Đợi về nước anh tặng em một cái."
“Không cần đầu." Văn Tuyết nâng cằm, nụ cười hằn trên môi, “Bây giờ em có máy ảnh kỹ thuật số rồi, vừa xịn sò lại vừa giá trị, tự em tích cóp tiền mua đấy, ai cũng đừng hòng lấy nhá."
Nhìn khuôn mặt tươi cười rạng rỡ như được chiếu rọi bởi tia nắng đã mất từ lâu, bao u uất trong lòng Phương Hàn Tẫn được quét sạch.
Anh cúi đầu, bất ngờ hôn lên môi cô.
Cô không kịp đề phòng, cơ thể phút chốc cứng đờ. Sau khi phản ứng lại mới thẹn thùng đến hai má đỏ hây hây, cuộn tròn nằm đấm muốn đánh anh.
“Ở bên cạnh còn có người đấy!"
Cô cúi đầu, Phương Xuân Sinh đang ngước lên nhìn họ với ánh mắt tò mò.
Phương Hàn Tẫn vươn tay, ấn đỉnh đầu thằng bé xoay sang chỗ khác.
Lạ lén nhìn sang Chu Bồng.
Cậu trai trẻ thức thời quay đi, giả vờ nhìn vào biển chỉ dẫn.
Phương Hàn Tẫn chăm chú ngắm Văn Tuyết, lát sau vẻ mặt gợn ý cười sung sướng, nhéo nhẹ chóp mũi cô.
“Anh rất thích em thế này."
“Như nào?"
Phương Hàn Tẫn không đáp, dùng một nụ hôn ướt át kéo dài thay cho câu trả lời.
Chiều buông, cuối cùng họ đã về tới homestay.
TV đang phát lại Ultraman, Phương Xuân Sinh phấn khích đến mắt phát sáng, cơn buồn ngủ tbay biến. Thằng bé ngồi trên sofa xem không chớp mắt.
Phương Hàn Tẫn tựa vào tủ, nhìn Văn Tuyết lấy nguyên lậu nấu cho bữa tối trong tủ lạnh.
“Tối nay ăn gì?"
Văn Tuyết cười mỉm: “Bí mật."
“Xem ra có bất ngờ gì đây." Phương Hàn Tẫn nhíu mày, cười sâu xa, “Không phải lại là thịt gấu đấy chứ?"
Văn Tuyết nóng mặt, nhấc chân định bụng đạp anh một phát, mắng: “Nằm mơ đi! Cút!"
Phương Hàn Tẫn tránh đi, lại mày ủ mặt chau xắn tay áo lên hỏi: “Có cần anh giúp không?"
“Không, anh mà ở đây sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của em, ra ngoài với Xuân Sinh đi." Phương Hàn Tẫn nhìn thằng nhóc con đang ngồi trên sofa, bĩu môi, giọng điệu hết sức đáng thương: “Nhưng anh không muốn xem Ultraman đâu."
Văn Tuyết cười khúc khích, đưa tay xua anh ra ngoài, “Vậy anh đợi trong phòng ngủ đi."
“Anh vào phòng ngủ em được không?"
Tuy không rõ anh muốn làm gì nhưng Văn Tuyết nghĩ thầm phòng ngủ của mình cũng chẳng có gì phải giấu, huống chi đêm qua anh cũng ngủ ở đó rồi.
“… Đi đi."
Phương Hàn Tẫn vào phòng ngủ, để cửa khép hờ, tung người ngã lên giường, ôm chăn lăn một vòng.
Trên gối còn lưu lại mùi thơm của cô, anh nhắm mắt hít thật sâu, muốn để mùi hương này thấm vào tim phổi, khảm sâu vào tâm trí.
Nếp gấp lộn xộn trên ga trải giường cùng vết nước đậm nhạt khác nhau là minh chứng rõ ràng cho những gì xảy ra đêm qua.
Nửa người dưới lại bắt đầu khô nóng, lại khó lòng mà tin được. Người tối qua không biết xấu hổ là gì, bình đạm như nước, dây dưa không dứt ấy là mình sao?
Ban đêm xúc tác dục vọng, bỏ đi phần người bên ngoài, chỉ còn lại những ham muốn nguyên thuỷ nhất.
Phương Hàn Tẫn nằm sấp trên giường, cong môi cười toe toét.
Cười một chốc lại thấy mình ngốc ghê, anh điều chỉnh nén mặt, thôi cười, nhưng ý xuân trong mắt không sao giấu được.
Vừa lia mắt tới tủ đầu giường đã thấy một quyển sách đặt nơi đó — “Aurora", là quyển sách Văn Tuyết đọc gần đây.
Phương Hàn Tẫn sinh lòng hiếu kỳ, với tay cầm lấy, đang muốn đọc thử mục lục thì động tác trên tay chợt sững lại.
Cảm giác không đúng lắm, một bên bìa mỏng, bên kia lại dày. Có vẻ như bên trong đựng thứ gì đó.
Bìa của cuốn sách này chỉ được bọc một nửa, giống bìa sách của học sinh tiểu học.
Anh miết dọc theo gáy sách, chậm rãi mở ra, mới được một nửa đã thấy một tấm thiệp rơi xuống khỏi phong bì.
Phương Hàn Tẫn hơi do dự, nghĩ rằng đây là đồ của Văn Tuyết, cô giấu nó trong phong thư thì hẳn là muốn mang theo bên người nhưng không muốn để người khác biết. Anh xem đồ cá nhân của người khác như vậy có vẻ không hay ho lắm thì phải.
Nhưng tò mò vốn là bản năng của con người, tay anh vận hành nhanh hơn não, mở tấm thiệp ra xem.
Đây là một tấm thiệp mừng, giấy đã hơi ngả vàng. Mặt trước là bức tranh phong cảnh đầy màu sắc. Mở ra xem, bên trong có một tấm hình.
Tấm hình chỉ lớn chừng một bàn tay, trông giống như một bức ảnh chụp. Trong hình, một cậu trai trẻ đang nhảy úp rổ. Cơ thể cậu ta cường tráng, cánh tay sải dài, giống như đang bay trên không trung.
Có lẽ đã qua rất lâu, màu sắc cũng tấm ảnh cũng phai màu, khuôn mặt cậu trai ít nhiếu mờ đi.
Song Phương Hàn Tẫn chỉ cần liếc mắt đã nhận ra ngay, đây chính là anh.
Ngoài ra bên trái còn có vài dòng, nét chữ duyên dáng che giấu những suy nghĩ thầm kín của người con gái. Sau tám năm, cuối cùng anh cũng nhận được —
Gửi Phương Hàn Tẫn:
Cảm ơn cậu đã thắp sáng tuổi trẻ của tớ.
Chúc cho đoạn đường phía trước của cậu bằng phẳng, chẳng ngại gió sương. Trong lòng có hoài bão, trong mắt có ánh sáng.
Sinh nhật mười chín tuổi vui vẻ!
Tác giả :
Lam Sấu Tử