Định Mệnh Là Những Chiếc Giày
Chương 13: Đừng khóc nữa nhé!
Chúng tôi trải qua một tuần thi cử đầy mệt mỏi. Do đêm ngày chăm chỉ vật lộn với đống bài hóa học và có lẽ do một chút “ăn ở tốt" nên tôi đã hoàn thành bài thi hóa của mình một cách khá tốt, theo bản thân tôi tự đánh giá thì là như vậy. Vậy có nghĩa là tôi không cần phải học thêm một năm lớp 10 nữa. Gánh nặng trong lòng tôi như được trút bỏ hết, cảm giác nhẹ tênh sung sướng tột cùng. Khi tôi đang nhảy cẫng lên vì biết công lao ôn tập dậy sớm thức khuya của tôi được đền đáp bởi con số 8 tròn trịa trong ô điểm số thì điện thoại reo lên bất chợt, là họp câu lạc bộ âm nhạc. Nói là họp cho oai chứ cũng chỉ là một nhóm người ngồi quây lại bàn bạc thảo luận về chương trình sắp tới của trường (thì họp là như thế mà -.-)
Vừa nhận được tin nhắn tôi vội vã xuống phòng truyền thống mà quên mất rằng chủ tịch câu lạc bộ là Duy Khang và anh luôn là người đến sớm nhất. Tôi đẩy cửa vào đã thấy Duy Khang ngồi ở gần cửa sổ ôm cây đàn guitar quen thuộc. Bóng anh lẻ loi giữa một căn phòng to lớn tĩnh lặng nhưng lộn xộn. Từng ngón tay chậm rãi khẽ gảy nhẹ vào dây đàn tạo nên những âm thanh rời rạc. Tôi tự hỏi có phải cảm xúc anh hiện giờ cũng đang mông lung giống như từng nốt nhạc anh đánh? Tôi tự hỏi liệu anh có thật sự thích tôi không hay đó chỉ là ngộ nhận, giống như một cơn lốc ào đến làm anh mất phương hướng, rồi anh lạc đường, nhầm tưởng rằng anh thích tôi? Nhắc đến từ ‘thích’ tôi lại nhớ đến Anh Quân, liệu có phải tôi thích Anh Quân không? Tôi không biết nữa nhưng dù có hay không thì tôi cũng mong rằng điều kinh khủng đó đừng xảy ra.
– Em đến rồi sao không nói gì?
Duy Khang phát hiện ra tôi đã vào phòng. Anh đặt chiếc đàn sang một bên rồi đứng dậy, hai tay phủi phủi vào nhau, dùng đôi mắt buồn nhìn tôi.
– A.. Tại em cũng vừa mới tới, thấy anh đang chăm chú nên cũng thôi.
– Thôi? Thôi là sao?
– Ý em là thôi chưa đánh tiếng vội.
Cuộc trò chuyện giữa tôi và Duy Khang chỉ toàn là sự ngượng nghịu. Tôi có nên không? Tôi có nên nói chuyện rõ ràng với anh về tình cảm của mình? Tôi cảm thấy mình giống như một kẻ tội đồ lừa dối tình cảm của người khác trong khi sự thật ở đây thì tôi chẳng làm gì hết. Ánh mắt Khang nhìn tôi bây giờ khiến tôi cảm thấy vô cùng tội lỗi, ánh nhìn ấy khiến tôi không thể nào dứt khoát được. Tôi sợ trong một phút giây nào đó mình sẽ yếu lòng, sẽ chấp nhận tinh cảm của Khang trong khi tôi chẳng có cảm giác gì với anh cả.
Khang định nói gì đó thì cánh cửa phòng bật mở. Thầy tổng phụ trách cùng với những thành viên của câu lạc bộ bước vào. Mọi người đều đã có mặt đầy đủ để bắt đầu bàn bạc cho lễ bế giảng cuối năm. Hôm đó đa phần sẽ là những lời tri ân và lời chia tay của các anh chị khối 12, tôi khối 10 mới vào dù chẳng phải làm gì nhiều nhưng cũng phải tham gia.
Sau khi nghe xong công việc được phân công tôi nhanh chân chuồn về lớp. Tôi chưa sẵn sàng để gặp Khang hay để nói bất cứ điều gì với anh. Tôi thong dong đi men theo dãy hành lang vắng vẻ để về lớp bỗng nhiên có ai đó bịt mắt tôi từ phía sau. Thằng điên nào chơi cái trò quái đản này vậy người ta đang đi mà, tôi khẽ lầm bầm.
– Ai đấy?
Tôi lên tiếng hỏi, bàn tay tôi chạm vào tay của con người dị hợm đó rồi lại cố với với ra phía sau để “nhận diện". Tôi có thể nghe thấy rõ mồn một tiếng đập trong lồng ngực mình khi nhận ra mùi hương quen thuộc ấy. Ngọt ngào như một thanh kẹo và có mùi của nắng?
– Thầy thôi được rồi đấy em mỏi chân quá.
– Mãi mới đoán được ra à, em ngốc thế.
Tôi chẳng thèm đôi co với Anh Quân mà cứ đi thẳng về phía trước.
– Lễ bế giảng em có phải làm gì không?
– Em… quên rồi – Anh chợt hỏi khiến tôi quên hết những gì được phân công vừa nãy.
– Em đùa à -_- ?
– Em nói thật, em quên rồi
– Đồ ngốc.
Anh nói với theo lúc tôi chạy vụt đi. Vừa chạy tôi vừa điều chỉnh lại nhịp thở nhưng tim tôi thì vẫn đập nhanh như thế. Tôi trở lại phòng truyền thống, lúc này mọi người đã về lớp chỉ còn lại Duy Khang đang loay hoay với cây đàn guitar. Do là cuối năm học nên giờ lên lớp cũng chẳng để làm gì nên có lẽ anh sẽ không về lớp mà chỉ ngồi đây, ôm đàn, đánh đàn, lẩm bẩm hát theo, hết. Tôi gõ lên cánh cửa, Duy Khang quay lại, tỏ ra ngạc nhiên khi thấy tôi.
– Anh tưởng em về lớp rồi?
– Em quên mất những gì được giao rồi, anh còn cầm cái tờ phân công không em mượn một lát.
– Ở trên bàn ấy. Theo anh nhớ không nhầm thì em chỉ cần đệm đàn cho một tiết mục thôi. Em tự chọn nhạc.
– À vâng…
Tôi à một tiếng, định quay về lớp nhưng rồi hình ảnh cô đơn của Duy Khang lại kéo tôi trở lại ngồi gần anh. Từ bao giờ một người hay cười như Duy Khang lại sở hữu nét trầm tư phiền muộn như thế? Nét buồn đó khiến tôi nhớ lại vẻ mặt của Anh Quân khi nhắc về người cũ. Lòng tôi cũng trùng xuống theo nét ủ dột trên khuôn mặt Khang.
– Anh có phải làm gì không?
– Không, anh chỉ đứng sau cánh gà thôi.
Anh đáp lại với một giọng trầm rồi cả hai chúng tôi cùng im lặng.
– Anh có chuyện muốn nói với em.
– Dạ? – Tôi nín thở.
– Anh thích em. Em có thể cho anh một cơ hội không?
Việc đón nhận lời nói ấy nó không kinh khủng như tôi từng nghĩ, trái lại tôi còn cảm thấy rất bình tĩnh. Tôi bặm môi một lúc rồi nhìn thẳng vào anh.
– Tại sao anh lại thích em? Ý em là một đứa như em? Em thì có gì hay ho để thích? Em thừa biết em là một đứa con gái chẳng có gì đặc sắc. Nếu đem ra để so sánh với gần 700 đứa con gái còn lại trong trường em thua xa, cả về vẻ ngoài lẫn học thức. Chính vì thế em cảm thấy hơi bất ngờ khi anh nói rằng anh thích em. Có khi nào anh thích em chỉ vì em thạo piano không?
– Chính vì em là một đứa con gái bình thường, chính vì sự bình thường đó biến em trở nên đặc biệt. Em không hề giống bất kì một ai trong trường. Anh thích em vì em là một nguyên bản hoàn chỉnh chứ không phải là những bản sao hoàn hảo giống như những ngươi kia. Còn về piano, hoàn toàn chẳng liên quan.
Tôi nhìn Duy Khang, ánh mắt anh đượm buồn. Tôi nắm chặt tay. Móng tay sắc nhọn đam vào lòng bàn tay đau điếng. Tôi đã để anh phải chờ đợi quá lâu. Chờ đợi nó giống như một cực hình khiến người ta chết dần chết mòn với những hy vọng viển vông. Tôi lại nhớ buổi tối trước hôm hội chợ tôi đã để Anh Quân đợi suốt cả buổi tối chỉ để đi chơi cùng Duy Khang. Tại sao tôi cứ nghĩ về Anh Quân mãi thế nhỉ, bực bội quá đi mất.
Tôi gõ gõ vào đầu mình vài cái để có thể tập trung vào câu hỏi trước mắt. Tôi phải trả lời thế nào đây?
– Em xin lỗi. Dù anh có thích em hay không thì em cũng vẫn sẽ không thể nhận lời được. Em thấy rất có lỗi với anh. Tình cảm của em chưa bao giờ vượt quá giới hạn và thời gian này em cũng không muốn nghĩ về việc này quá nhiều. Thực sự… thực sự việc anh cứ quan tâm chăm sóc em như thế trong khi em lại không thể đáp lại… Thật sự.. thật sự em…
Tôi cảm thấy bối rối. Những lòi định nói ra giờ lẫn hết vào nhau, tôi không biết mình nên nói cái gì trước cái gì sau, cũng không biết nên nói cái gì và cái gì không nên nói để tránh làm tổn thương Duy Khang. Đã không thể đón nhận tinh cảm của anh mà tôi còn làm tổn thương anh nữa thì chắc Trịnh Tú An tôi không còn đất chôn nữa.
Tôi ngồi xuống trước cây đàn, mở hộp đàn rồi chơi một bản nhạc. Tôi không biết nói gì để có thể xoa dịu nỗi buồn trong ánh mắt Duy Khang, chính vì vậy tôi muốn dùng âm nhạc thay cho lời nói. Duy Khang đứng dậy tiến lại gần chỗ tôi, khóe miệng vẫn cong lên nhưng vẻ mặt anh lại chẳng có nét gì chứng minh được là anh đang cười.
– Anh biết chuyện này mang lại cho em nhiều rắc rối với mọi người ở trường nhưng…
– Anh Duy Khang… – Tôi ngắt lời anh. Tôi biết anh sẽ nói gì tiếp theo, tôi không hề muốn nghe chúng – Em luôn tin rằng những phím piano này được đặt cạnh nhau bởi một lí do nào đó. Tương tự vậy, chúng không được đặt cạnh nhau cũng bởi một lí do nào đó. Em và anh, vốn không phải là hai phím đàn đặt cạnh nhau. Em không thể vì sự ích kỉ của mình mà làm tổn thương anh được…
Tôi cúi gằm mặt. Một cơn gió thổi ngang qua làm những tán lá ngoài cửa sổ va vào nhau tạo thành những tiếng lao xao, tiếng Duy Khang thở dài… Không gian như bị nhấn chìm trong những âm thanh vụn vặt ấy. Bất chợt Khang đưa tay lên vò đầu tôi. Mái tóc vốn đã chẳng mấy gọn gàng đẹp đẽ gì giờ lại bông xù lên như tổ chim. Tôi huých Khang một cái, anh nhìn khuôn mặt méo mó của tôi rồi cười. Nụ cười của Khang nhẹ nhàng nhưng không đủ để xua đi nỗi buồn còn đọng lại trong mắt anh. Anh lại nhành mép để lộ chiếc răng khểnh tinh nghịch. Nụ cười ấy đã từng làm tôi dao động hồi mới gặp anh nhưng giờ thì hết rồi. Có lẽ trong một giây phút nào đó tôi cũng đã từng thích Khang. Một cảm xúc nhẹ nhàng đến mức đến bản thân tôi cũng chưa kịp nhận ra thì nó đã tắt ngấm. Đối với những chuyện khiến ta buồn có lẽ tốt nhất là không nên nhắc lại, dù cho nó có là gì đi nữa…
_______________________________________________________________
Hè đã đến, những dự định trong hè như dậy sớm tập thể dục hay học thêm các môn năng khiếu bla bla bla đều bị tôi thay thế bởi một danh sách dài dằng dặc chỉ có ăn với ngủ. Tôi cảm thấy mình giống một con lợn thực thụ. Có khi nào chỉ ăn với ngủ nhiều quá mà tôi sẽ biến thành lợn giống như trong phim “Spirited Away" không nhỉ. Mà nếu biến thành lợn thì tôi chắc chắn sẽ là con lợn gầy nhất đàn, mà với thân hình “người que" thế này chắc tôi cũng chẳng đủ tiêu chuẩn để biến thành lợn chờ người ta cầm dao phay đến lọc thịt được đâu.
Tóm lại là mùa hè là mùa của tự do, là mùa dành cho những đứa như tôi được tha hồ ăn chơi nhảy múa ấy vậy mà có cái đứa số con rệp là tôi, ngày đầu tiên của kì nghỉ hè lại lăn ra ốm. Chắc hẳn các bạn sẽ phẩy tay rồi bĩu môi cho rằng ốm thì có sao, bình thường, chả làm sao. Vâng, thế nếu như vẫn ốm vào đúng cái ngày ba thành viên còn lại cùng với cả họ hàng nhà ngoại thì đang soạn đồ chuẩn bị đi nghỉ mát ở Đà Lạt thì sao? Như vậy cũng vẫn chưa kinh khủng bằng việc tôi đang có mặt Back In Time vào ngày thứ ba của kì nghỉ hè, việc này hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.
Chuyện là thế này, buổi tối trước hôm cả nhà khởi hành tôi đột nhiên lại dở chứng sốt virut. Tất cả mọi người đều háo hức nên chắc chắn sẽ chẳng ai chịu ở nhà để chẳm sóc một đứa đang “sống dở chết dở" là tôi đây. Tôi thì chắc chắn không thể ở nhà một mình suốt hai tuần rồi. Và thế là mẹ tôi đã nảy ra một cao kiến, nhờ vả đến cô bạn thân của mẹ, là bác Lân, vợ bác Lâm… mẹ của Anh Quân… Bác Lân nói với mẹ tôi rằng để thuận tiện cho việc qua lại cũng như để chăm sóc tôi sễ dàng hơn thì bác sẽ đưa tôi về bên đó. Mẹ tôi phân vân suy nghĩ một hồi rồi đắn đo hỏi đi hỏi lại bác Lân như thế có ổn không vì gia đình tôi đi khá lâu. Bác nói không vấn đề gì, bác luôn thích có một đứa con gái.
Đó là toàn bộ câu chuyện khiến tôi có mặt ở Back In Time.
– Thế An nghỉ ở đâu? – Anh Quân thốt lên sau khi nghe bác gái tóm tắt lại đầu đuôi câu chuyện.
– Cho con bé ngủ ở phòng mẹ còn bố sẽ sang phòng mày.
– Thế là nó đang bị sốt virut ạ? – Anh Quân ngồi xuống trước mặt tôi rồi véo má véo mũi làm đủ trò. – Ôi trán nóng thế.
– Mày làm cái trò khỉ gì thế nó đang ốm. Giúp mẹ bế Tú An lên gác đi để mẹ ra lấy đồ.
Bác Lân ấn đầu thằng con trai rồi chạy ra trả tiền taxi và xách vali vào nhà.
Tôi thật sự rất mệt, mệt tới mức không buồn mở mắt, anh trêu cũng không buồn phản kháng (thực ra là không thể). Cơ thể như bị rút cạn năng lượng trong khi cái đầu thì vẫn tỉnh. Anh Quân im lặng, anh lẩm nhẩm gì đó mà cho dù tôi có cố căng tai cũng không thể nghe rõ. Một lúc sau tôi thấy cả cơ thể mình nhẽ bẫng, cánh tay vững chắc bế thốc tôi lên khiến cả người tôi tựa vào bờ ngực ấm áp của ai kia. Đâu đây còn thoang thoảng mùi hương ngọt ngào giống như một thanh kẹo, mùi nồng nồng của ánh nắng ấm áp. Tôi khẽ nghe thấy giọng ai đó vừa lầm bầm…
– Tự dưng dở chứng ốm với chả đau. Đang định rủ thế mà…
1…
2….
3…….
5………..
Tôi đánh rơi mất nhịp 4 rồi….
Anh nhẹ nhàng đặt tôi xuống giường, cẩn thận đặt đầu tôi vào vào gối, đắp chăn kín mít rồi cũng không quên dém chăn cho tôi. Xong xuôi Anh Quân ngồi xuống mép giường và…. véo mũi tôi. Thật sự tôi rất muốn vùng dậy đạp anh một cái bay xuống đất rồi thét vào mặt anh rằng đừng có bóp mũi tôi nữa, tôi đang mệt, đang ốm, đang nghẹt mũi khó thở giờ lại bị anh bịt mũi thì tôi thở bằng niềm à??!!! >"
– Thằng ôn kia mày làm gì em thế hả? Nó đang ốm mà mày cứ trêu nó như thế là thế nào?
– Bác Lân đi vào, trên tay là bát cháo cá bốc khói nghi ngút.
– Con chỉ trêu có tí thôi mà. Bố đâu ạ?
– Bố đi mua thuốc rồi. Mà mẹ tưởng hôm nay mày vẫn phải đi dạy gì cơ mà? Giờ còn ngồi ì ra đây. Nói thật chứ mày làm thầy giáo mà tắc trách quá. – Chiều con mới đi mà. Dạy thêm thôi mà mẹ, là buổi chia tay lớp 12 nên hôm nay liên hoan. Đến sớm quá cũng chẳng làm gì. Thế cô ngốc này ở đây đến bao giờ ạ?
– Chắc là đến khi cả nhà con bé đi nghỉ mát về. Mày là mày hay bắt nạt Tú An lắm đấy nhé mẹ biết đấy.
– Nó bắt nạt con thì có ….. Này lão kia em bắt nạt thầy hồi nào? Hay chỉ toàn là thầy vẽ việc ra cho em làm rồi kiếm cớ bắt nạt em? Eo ơi người đâu mà điêu dễ sợ… •_•" Tôi sau khi đã nghe lén một cách công khai câu chuyện của hai mẹ con họ thì cuối cùng cũng đã chịu tỉnh dậy. Cảm giác mệt vẫm còn bám chằng chịt nhưng rõ nhất vẫn là cảm giác khô dát nơi cổ họng. Tôi hí mắt không quên nói một câu với cái giọng làm nũng nghe phát ớn.
– Nước…. Dù chỉ có một từ thôi nhưng tôi cũng vẫn phát ớn. Ngay lập tức bác gái đỡ tôi dậy và đưa cốc nước cho tôi. Từng cử chỉ hành động đều dịu dàng giống như một người mẹ đang chăm sóc chính con đẻ của mình vậy.
– Ăn bát cháo cho tỉnh người nào. Tôi lắc lắc đầu toan nằm xuống nhưng nghĩ thế nào rồi lại gật gật. Tôi cố gắng ăn từng thìa cháo bác Lân bón, đến thìa thứ 5 thì tôi ăn không nổi nữa, miệng đắng ngắt còn họng thì đau dát. Anh Quân nhìn cái mặt méo xẹo của tôi phì cười.
– Không ngờ lại có ngày lợn chê cám.
– Ý mày cháo mẹ nấu là cám lợn? Bác Lân dùng bộ mặt đen xì quay ra nhìn thằng con trai quái thai của mình, trong lòng muốn dùng cán chổi để lọc xương thằng bé ra nấu cám lợn. Tôi dù mệt nhưng sau khi nghe bác gái nói thì cũng bật cười nhìn vẻ mặt hối lỗi của anh, hệt như một thằng ôn 5 tuổi (các bạn đừng ném đá tôi vì gọi là thằng-ôn, tôi chỉ miêu tả lại cái cách mẹ anh dừng từ để gọi anh mà thôi. Tôi vô tội một cách vô số mà :v) Con người này thật giống như một cuốn từ điển, càng lật càng phát hiện ra nhiều điều hay ho. Tôi sau khi uống thuốc thì lại tiếp tục chìm vào giấc ngủ li bì. Cơn sốt hạ dần rồi lại tăng vụt khiến nhiệt độ cơ thể tôi cũng thay đổi theo. Mấy ngày đầu chỉ có hai vợ chồng bác Lâm chăm sóc tôi, rồi một vài chị nhân viên phục vụ quán quen biết tôi cũng xin phép hai bác lên phòng chơi với tôi khi vắng khách hoặc không có ca làm của họ. Quả thực nếu không có họ thì chắc tôi chán đến chết mất. Ngồi nghe mấy chị ngồi buôn chuyện phiếm dần dần trở thành một thú vui “tao nhã" của tôi. Từ những câu chuyện kì dị nhất quả đất cho đến những câu chuyện lâm li bi đát lấy mất bao nhiêu nước mắt và nước mũi của tôi nhưng dù có cảm động đến mấy cũng không thu hút bằng những lời nhận xét của “Hội chị em" về cái gã dị hợm Anh Quân.
– Chị thề với mấy đứa, hai bác tốt bụng hiền dịu bao nhiêu thì cái cậu Quân đó dở hơi bấy nhiêu. Tính khí thất thường, mặt lúc nào cũng như cái thằng trẻ đao bố ai dám yêu.
– Chị quản lí lớn tuổi nhất hét to một cách đầy bực bội.
– Chị cứ nói thế, em thấy anh Quân tốt bụng mà, đẹp trai nữa. Tú An thấy sao? – Chị nhân viên phụ trách làm bánh hiện đang là sinh viên năm 2 của trường đại học ngoại thương thì lại có ý kiến ngược lại với bà chị kia. Tôi chỉ là kẻ ngoài cuộc bất đắc dĩ vì ham vui nên mới tham gia vào cuộc trò chuyện này. Tôi chỉ thích ngồi nghe thôi chứ đâu có muốn nhận được cái vinh dự được mời phát biểu ý kiến trước đông đảo bà con đâu. Bị hỏi đột ngột nên tôi cứ ậm à ậm ờ kéo dài câu trả lời của mình khiến nó trở thành một mớ hổ lốn chẳng liên quan.
– Em a… em thì… nói chung là… khụ khụ….. thì nó là thế này…rất là….ờ..à… em thấy nó bình thường!
– Nó? Nó nào? Cái gì bình thường? Em đang nói về cái gì thế?
– Thế nãy giờ chị em mình đang nói về cái gì ạ?
– Tôi làm mặt ngu hỏi lại.
– Về Anh Quân, nhớ chứ?
– Nói cái gì về tôi cơ? Anh Quân tựa người vào cánh cửa phòng ngủ, chiếc áo sơ mi màu xanh ngọc vẫn chưa được thay ra. Có lẽ anh vừa đi dạy về. – Mấy cô này hay nhỉ, viện cớ lên thăm nguời ốm hay là kiếm chỗ nói xấu tôi đấy hả? Tôi trừ hết lương nhớ? Chỉ cần nghe thấy hai tiếng “trừ lương" thôi là các chị đã vội trở lại với vẻ mặt nai tơ ngoan hiền chạy vội tới bên cạnh anh nịnh nọt. Tôi nằm bệt một chỗ thấy vậy thì cũng cười cười nhìn anh. Anh Quân thở dài rồi nói mọi người trở lại vị trí làm việc của mình, đoạn anh quay sang tôi.
– Cất cái bộ mặt nham nhở ấy đi được rồi. Tôi không mắng em đâu! Ngay lập tức nụ cười trên mặt tôi tắt ngấm. Hôm nay tôi cảm thấy khỏe hơn hôm qua rất nhiều chính vì vậy tôi đã nài nỉ bác Lân cho tôi được ra khỏi giường. Gần một tuần trôi qua, quãng đường dài nhất mà tôi được phép đi là từ wc đến phòng ngủ và từ phòng ngủ đến wc. Để làm vệ sinh cá nhân và để giải quyết một số vấn-đề-phát-sinh thì tôi mới được bước chân ra khỏi giường còn không thì đừng hòng. Chính vì vậy nên tôi mới phải xin xỏ đủ kiểu, cũng may là nhờ Anh Quân nói đỡ vài câu nên tôi mới nhận được cái gật đầu của bác gái.
Tôi từ từ ngồi dậy. Lúc nằm thì cứ nghĩ là không sao, mình khỏe rồi nhưng lúc ngồi dậy mới biết là thực ra tôi vẫn còn thấy đau đầu chóng mặt lắm. Nhưng thây kệ, chả mấy khi lại được đặt chân ra khỏi giường tôi phải tận dụng chứ. Mấy ngày bị trói chân trong phòng khiến tôi phát điên, ngày nào cũng bị giam trong bốn bức tường, cái thú vui ngồi nghe mấy chị tán phét với nhau dần dần cũng trở thành nhàm chán. Tôi lò dò đi từng bước một giống như bọn trẻ con tập đi từng bước đầu tiên (thực ra nhìn tôi còn thảm hại hơn cả lũ nhóc ấy). Anh Quân khoanh tay đứng nhìn tôi di chuyển chậm chạp rồi cười đểu.
– Trông em như ông ba bị vật và vật vờ. Tôi lườm anh một cái rồi bước tiếp về phía cầu thang. Tự nhiên tôi thấy người lâng lâng, đầu óc cũng quay cuồng theo. Hụt một cái, cả người tôi nhao về phía trước. Xém chút nữa thôi là tôi đã “hôn" bậc cầu thang rồi nhưng may mắn là ngay khi thấy tôi đang chao đảo chuẩn bị ngã, Anh Quân đã nhanh chóng kéo tôi lại. Anh giữ lấy vai tôi một cách chắc chắn, đôi mắt nâu xuất hiện một nét lo lắng.
– Em không sao
– Tôi cố nặn một nụ cười để trấn an. Anh Quân nới lỏng tay để tôi tự đi nhưng vẫn trong tư thế đề phòng nếu chẳng may tôi có suýt ngã như vừa rồi thì anh vẫn đỡ được tôi. Tôi bám vào thành cầu thang đi từng bước một. Cũng may hai vợ chồng bác Lâm đi ra ngoài nếu không tôi sẽ lại phải quay lại phòng và ngoan ngoãn nằm yên ở đó cho tới khi khỏe hẳn. Xuống tới phòng bếp, cho tới khi tôi ngồi vào ghế thì khuôn mặt Anh Quân mới giãn ra. Anh rót một ly nước rồi đưa cho tôi.
– Em cảm thấy thế nào rồi?
– Như đang bay |°_•|
– Biết thế vừa rồi cho em hạ cánh luôn.
– Em sẽ mách bác Lân.
– Ờ xong rồi lần sau đừng hòng thò chân xuống khỏi giường nhé. Tôi cứng họng. Ờ anh nói cũng phải.
– Thế cả nhà em đi chơi đâu đấy?
Hình như là Đà Lạt ạ.
– Ờ khổ thân cho đứa nào bị ốm phải ở nhà không được đi. Tội ghê!!!~ Anh Quân cố tình kéo dài giọng trêu ngươi tôi. Đã biết tôi háo hức đi đến mức nào rồi mà còn cứ thích xát muối vào nỗi đau của người khác. Đúng là cái đồ ác độc. –
Thầy không nói được gì bớt mang tính chất đả kích được à?
– Ở nhà gọi bằng anh.
– Ứ thích.
– Ờ thế thôi, tôi trêu tiếp kệ tôi. Tôi nhìn anh bằng ánh mắt ai oán, trong đầu không ngớt tiếng chửi rủa của các noron và hệ thần kinh. Này anh có nghe thấy các tế bào não đang chửi rủa anh không hả đồ mắc dịch? =,= Một lúc sau bác Lâm đi vào với một đống túi to túi bé. Thấy tôi và Anh Quân ngồi ở phòng bếp thì bác lên tiếng.
– Ơ con gái, đã khỏe hẳn chưa mà ngồi đây thế này?
– Com cám ơn bác con đỡ hơn rồi ạ. Nằm mãi một chỗ chán lắm bác ạ.
– Thế chuẩn bị ăn cơm đi thôi. Quân xuống gọi mẹ lên đi. Đó là một bữa tối ấm áp. Tôi được đối xử như là một thành viên trong gia đình chứ không phải là người ngoài hay là khách hay là con của bạn thân. Chính xác là như vậy. Bác Lâm và bác Lân coi tôi như con ruột, họ luôn miệng gọi tôi là “con gái", gọi nhiều đến nỗi Anh Quân bình thường cũng chẳng hay quan tâm giờ lại ghen tị ra mặt. – Thôi “anh zdai" đừng gato nữa. Tôi vỗ vỗ vai Anh Quân mặt đang nhăn lại như quả táo tàu do cắn vào lưỡi sau khi nghe bác Lân gọi tôi là con gái quá nhiều. Cảm giác trả thù nó sung sướng vui vui sao á. Hí hí ^o^ Tối nay tôi thực sự rất vui nên lúc leo lên giường đắp chăn đi ngủ cũng rất vui, tôi cũng không thấy mệt nữa. Tưởng rằng tôi đã khỏe hẳn nhưng không, đêm hôm đó tôi lại sốt. Nhiệt độ tăng lên đến gần 40°. Trong cơn mê man tôi thấy cả gia đình mình quây quần bên nhau. Có bố, có mẹ, có chị dâu, có lão anh già và có cả tôi nữa. Một bức tranh gia đình mà trong đó mọi người đều trưng trên môi một nụ cười hạnh phúc. Tôi nhìn ngây ngất vào khung cảnh ấm áp ấy.
Định đưa tay chạm vào nhưng nó cứ trôi tuột ra xa rồi vỡ tan như bong bóng. An à, mày đang mơ, chỉ là mơ mà thôi! Tôi thấy khóe mắt mình âm ấm, càng lau nước mắt càng chảy ra. Anh trai biến mất, chị dâu biến mất, mẹ cũng biến mất, gian bếp trở nên tối om. Còn mình tôi và bố ở đó. Bố vươn tay xoa xoa đầu tôi, hôn lên trán rồi lặng lẽ gạt đi những giọt nước mắt, thì thầm.
– Đừng khóc nữa nhé! … Tôi mở mắt. Hình ảnh tôi nhìn thấy đầu tiên là gương mặt lo lắng của Anh Quân sau đó là đến chiếc áo blouse trắng của mấy cô bác sĩ đang lượn qua lượn lại ở những giường bệnh khác. Bác Lân đi vào, trong tay là cặp lồng cháo.
– Tú An tỉnh rồi à con, mau ăn cháo cho nóng. Đêm hôm qua con sốt cao quá, mọi người phải đưa vào viện. Nhưng mà không sao, truyền nước nên nhiệt độ hạ rồi. Sốt virut khổ thế đấy.
– Lại để hai bác lo lắng, con thấy tội lỗi quá.
– Tôi thều thào. Lúc này tôi mới nhận ra sự hiện diện của cái kim được cố định trên tay mình. –
Thế thì phải mau chóng khỏe lại để hai bác hết lo chứ. Nào dậy ăn chút cháo rồi uống thuốc, bác Lâm vừa đem vào đấy. Tôi nhận lấy bát cháo còn nghi ngút khói từ tay bác Lân ăn liền một mạch. Nãy tới giờ Anh Quân vẫn im lặng hai tay đút túi quần, chau mày nhìn tôi. Đợi tôi ăn xong bác Lân đỡ lấy bát cháo rồi mỉm cười với tôi.
– Được rồi. Bây giờ con cứ nằm đây truyền hết chai nước này, đợi người ta đến kiểm tra lại rồi về nhé. Anh Quân ở lại đây với con, bác phải về trước đã. Thế nhé bác đi đây. Bác Lân vừa bước ra, căn phòng lại trở nên im ắng. Các giường bệnh khác hầu như chẳng có người nằm, cái giường phía trong cùng sát tường là có một bà cụ nhưng bà ấy ngủ rồi. Tôi thở dài rồi chép chép miệng nhìn Anh Quân đang chơi game trên điện thoại.
– Cứ làm phiền mọi người thế này em ngại quá…
– Không sao. Bố mẹ tôi thích có con gái, tôi cũng thích có một đứa em để cưng chiều nên em đừng lo.
– Hihi vậy thầy có thể cưng chiều em lè hí hí *0*
– Nhưng mà nhìn cái bản mặt em tôi cưng chiều không nổi. *Tức ói máu…* Tôi chẳng thèm nói với anh nữa còn anh thì cứ cười cười trêu tôi. Sau đó thì cả hai chúng tôi ngồi chơi bingo. Cái lí do dẫn đến việc xuất hiện cái trò chơi ngu si ấy cũng ngu si không kém. Là do tôi bắt anh chơi, nếu anh không chơi cùng thì tôi sẽ mách bác Lân việc anh bắt nạt tôi (ôi mình là thiên tài :))) Và thế là vị thầy giáo cao ngạo của chúng ta phải ngồi đó chơi cái trò chơi trẻ con cùng với một con nhóc tay thì truyền nước tay thì khoanh khoanh gạch gạch.
– BINGO
– Tôi đắc ý nhìn Anh Quân mặt mày bí xị.
– Không chơi nữa, nãy tới giờ toàn thua.
– Hehe tại em giỏi mà. Thôi chơi tiếp đi thầyy
– Giỏi con khỉ, không chơi nữa.
– Đi mà.
– Mà mà cái gì. Truyền nước xong rồi kia kìa, để tôi đi gọi y tá, nằm yên đấy. Nói rồi Anh Quân vứt tệp giấy với cây bút bi lên tủ, đi thẳng ra ngoài. Lúc này tôi mới có thời gian để cười. Thực ra ngồi chơi bingo nãy giờ tôi thắng là do ăn gian chứ giỏi giang gì chứ, nếu Anh Quân không ngồi tựa người vào tường để tất cả nước đi của anh bị phản chiếu lên ô cửa kính đằng sau lưng thì cho dù có mọc thêm hai cái đầu nữa tôi cũng chưa chắc thắng được tất cả các bàn chơi. Một lát sau Anh Quân quay lại với chị y tá. Tôi được rút kim, kiểm tra lại tổng thể rồi ra về. Lúc rút kim nhìn xuống tôi mới thấy tay mình xuất hiện nhiều vết bầm tím do bị vỡ ven.
– Ui vỡ ven rồi…
– Tôi xoa xoa cái tay đáng thương của mình
– Đau lắm không?
– Anh Quân đi song song với tôi quay sang hỏi.
– Cũng hơi hơi ạ.
– Ừ… Vẻ mặt của Anh Quân rõ ràng là muốn nói thêm gì đó nhưng tất cả những gì anh làm sau đó là bặm môi rồi vượt lên trước lấy xe. Về tới nhà tôi đã bị tống ngay lên phòng. Thật sự ở giữa bốn bức tường chẳng có gì vui đã vậy tivi ở phòng ngủ của hai bác còn bị hỏng dây cáp chưa có thời gian sửa lại. Tôi chẹp chẹp miệng rồi mò sang phòng Anh Quân. Mở cửa phòng tôi thấy Anh Quân đang ngồi ôm máy laptop ở chiếc ghế lười màu đỏ mận đặt cạnh bộ bàn ghế mây ở giữa phòng. Anh ngẩng lên nhìn tôi ngạc nhiên.
– Sao đấy?
– Tivi bên phòng không xem được. Cho em xem ké
– Ừ, điều khiển ở trên bàn làm việc ấy. Nói rồi anh lại chăm chú vào chiếc laptop. Tôi hí hửng chạy lon ton lấy cái điều khiển rồi bò lên giường bật tivi lên ngồi xem rất chăm chú.
– Này ngốc em đang xem cái gì thế?
– Anh Quân tròn mắt nhìn lên tivi – Phim hoạt hình ạ!
– Tôi thản nhiên
– Em bao nhiêu tuổi rồi mà còn xem Tom & Jerry?? =’= – Phim có giới hạn tuổi ạ? Với lại em thích xem, không bỏ được. Thầy không thấy nó rất hay sao? – Tôi chẳng thấy hay ở điểm nào hết, ngược lại tôi còn thấy nó quá bạo lực em không thấy sao? Tại sao con chuột lại liên tiếp cầm búa đập vào đầu con mèo như thế trong khi con mèo thì có làm gì con chuột đâu. Chưa hết, lúc bình thường thì chẳng con nào mặc quần áo thế tại sao lúc a biển lại mặc quần đùi với áo hoa?
– Bình thường nó có mặc mà
– Tôi gân cổ lên cãi.
– Quần áo của chúng nó tàng hình. Thầy chẳng hiểu gì cả.
– Tóm lại đấy vẫn là bộ phim bạo lực và vô lí nhất mà tôi từng xem, nó chẳng có ý nghĩa gì cả. – Giải trí thì cần gì ý nghĩa ạ? Mà thôi mệt thầy quá, để yên cho em xem đi. Anh chẹp miệng vài cái rồi tiếp tục chú tâm vào laptop, chẳng biết anh đang làm gì nữa nhưng mà cũng may là anh không nói gì không thì tôi cũng không biết cuộc tranh luận về phim hoạt hình Tom & Jerry sẽ đi tới đâu nữa. Mấy hôm sau đó do nhận được sự chăm sóc tận tình chu đáo của hai bác cùng với quan tâm của Anh Quân tôi đã mau chóng khỏi bệnh. Do dạo gần đây tôi ốm nên bao giờ sinh nhật mình tôi cũng chẳng nhớ nữa, chỉ mãi đến khi bác Lân nói rằng muốn đưa tôi đi mua quà sinh nhật tôi mới ngớ người ra. Bác Lân biết sinh nhật tôi có lẽ cũng do mẹ gọi điện về hỏi thăm tin hình sức khỏe của tôi, tối nào mẹ và bác Lân cũng ngồi “nấu cháo điện thoại" gần một tiếng đồng hồ, nói biết bao nhiêu chuyện trên trời dưới đất nghe mà ong tai nhức đầu.
Sau một hồi lượn lờ quanh cửa hàng quần áo bác Lân đã chọn cho tôi một món quà sinh nhật là một bộ váy. Chiếc váy màu kem điểm xuyến trên đó là những bông hoa nhỏ nhắn, chân váy là đường ren mềm mại uyển chuyển chạy theo mép vải, eo váy còn được thắt một chiếc nơ tăng thêm phần nữ tính cho bộ váy và cho cả nguời mặc. Mặt tôi ngay lập tức biến sắc khi nhìn thấy chiếc váy đó, không phải vì nó không đẹp mà vì tôi đã rất lâu rồi chưa mặc váy và chiếc váy ấy quá nữ tính và dịu dàng so với tôi. Nhìn thấy vẻ mặt tôi có vẻ không vui bác Lân đặt chiếc váy xuống rồi hỏi.
– Sao vậy? Con không thích à?
– Dạ không ạ, váy đẹp lắm bác ạ chỉ là …
– Làm sao cứ nói không phải ngại đâu.
– Con không quen mặc váy ạ.
– Con gái thì phải biết làm điệu chứ. Mà không sao, con cứ nhận lấy rồi sẽ có dịp cần mặc đến thôi. Tôi cố nặn ra một nụ cười rồi nhét chiếc váy trở lại túi. Nếu chiếc váy là món quà sinh nhật của bác Lân, chiếc bánh sinh nhật là món quà do chính tay bác Lâm làm cho tôi thì Anh Quân lại có một món quà khác mà theo như lời anh nói thì món quà của anh sẽ đặc biệt và độc đáo hơn rất nhiều, nhưng để nhận được món quà đó thì tôi cần đi theo anh. Đúng là những con người không bình thường thì cái gì liên quan tới họ cũng không bình thường. Chiều hôm đó tôi theo Anh Quân đến nơi mà anh nói. Đó là một cánh đồng hoa rộng bao la. Trên trời những đám mây bồng bềnh cứ thế chầm chậm trôi, những cành hoa màu vàng nhạt đung đưa trong gió… Một khung cảnh hết sức lãng mạn. T
ôi thích thú dang tay chạy về phía ngược gió, để gió thổi tung mái tóc bồng bềnh đen nhánh, để tôi có cảm giác được hòa mình vào cơn gió, mọi nỗi buồn phiền hãy để gió mang theo… Tôi hít hà lấy từng hương thơm của hoa cỏ đồng nội, đâu đây lẫn vào mùi hương ngọt ngào của kẹo và mùi nắng ấm. Tôi sực nhớ ra rằng ở đây còn có cả Anh Quân nữa. Tôi xoay người đánh mắt tìm kiếm một dáng người quen thuộc. Anh đứng ở phía xa tôi, mặt hướng về phía hoàng hôn đỏ rực. Thứ duy nhất tôi có thể nhìn đó là cái bóng lưng cao lớn cùng với mái tóc rối bù trong gió của anh. Bỗng chợt tôi thấy anh lạc lõng và xa vời quá. Tôi chưa từng nhận ra rằng bóng lưng anh cao lớn đến vậy. Trong đầu tôi xuất hiện một suy nghĩ kì lạ, tôi thích bóng lưng ấy, nó khiến tôi cảm thấy yên bình… Tôi nhìn anh ngây ngất. Bóng dáng của một người con trai cao lớn gợi cảm giác lạc lõng trong một chiều lộng gió ở giữa một cánh đồng hoa. Anh bất chợt quay lại nhìn tôi, đôi mắt nâu nhìn tôi trong ánh nắng xế chiều. Sao tim tôi lại đập nhanh thế? Chẳng lẽ tôi vẫn chưa hết sốt sao? À không, tim tôi đập nhanh không phải vì sức khỏe, nó lạc nhịp vì ánh mắt của ai kia khiến tôi chỉ muốn nhìn mãi không rời. Anh tiến gần về phía tôi, mỗi lúc một gần hơn…
– Tôi không phải người luôn tin vào những điều ước nhưng đối với một đứa vẫn thích xem phim hoạt hình, thích chơi mấy trò trẻ con như em thì có lẽ lại khác. Hôm nay là sinh nhật em, có muốn ước gì không? Tôi gật gật đầu, suy nghĩ hồi lâu rồi nhắm mắt lại rồi ước… Tôi và anh kiếm một mỏm đá ngồi nghỉ chân.
– Đêm cái hôm em bị sốt phải đưa vào viện, em đã mơ thấy ác mộng có phải không? Tôi tròn mắt nhìn anh nhưng anh chỉ cười rồi bứt một cành hoa dại gần đó.
– Em đã khóc! Khóc trong chính giấc mơ của mình… Tôi im lặng…
– Không sao, khóc không phải việc xấu. Nhất là người đó lại là người thân của em nữa nhưng việc gì qua rồi hãy để cho nó thật sự qua đi, em hiểu không?
– Vậy còn thầy thì sao ạ? Thầy có thật sự quên được chị ấy? Nếu chị ấy quay lại thì sao? Anh không nói gì chỉ đứng dậy phủi quần rồi vươn vai một cái rồi ra hiệu cho tôi đã đến giờ về. Thế đấy, khi con người ta bị phát hiện ra điểm yếu thì họ lại một mực muốn đuổi người khác đi để họ không phát hiện ra phần yếu đuối bên trong con người mình. Tôi cảm thấy có phần hụt hẫng. Tôi bắt chước anh bứt lấy một bông hoa nhưng bông hoa mà tôi bứt được lại là một bông Bồ Công Anh.
– Nếu cô ấy có trở về thì cũng chẳng còn gì hết. Tôi không thể quên cô ấy nhưng cũng đã thôi không nhớ nữa… Giọng anh nhẹ tựa cơn gió. Anh nói với tôi nhưng đồng thời cũng như một câu trả lời cho bản thân mình. Đi thêm một đoạn, anh dừng hẳn lại rồi nhìn thẳng vào mắt tôi, nói một câu nói rất quen thuộc, dường như tôi đã nghe thấy nó khi đang ngủ. Anh nói.
– Đừng khóc nữa nhé… Tôi bất giác nở một nụ cười… Có thể đây là một điều điên rồ nhưng mà này, hình như em thích anh mất rồi… Những cánh hoa Bồ Công Anh thả mình hòa vào làn gió… Nhẹ bẫng…..
Vừa nhận được tin nhắn tôi vội vã xuống phòng truyền thống mà quên mất rằng chủ tịch câu lạc bộ là Duy Khang và anh luôn là người đến sớm nhất. Tôi đẩy cửa vào đã thấy Duy Khang ngồi ở gần cửa sổ ôm cây đàn guitar quen thuộc. Bóng anh lẻ loi giữa một căn phòng to lớn tĩnh lặng nhưng lộn xộn. Từng ngón tay chậm rãi khẽ gảy nhẹ vào dây đàn tạo nên những âm thanh rời rạc. Tôi tự hỏi có phải cảm xúc anh hiện giờ cũng đang mông lung giống như từng nốt nhạc anh đánh? Tôi tự hỏi liệu anh có thật sự thích tôi không hay đó chỉ là ngộ nhận, giống như một cơn lốc ào đến làm anh mất phương hướng, rồi anh lạc đường, nhầm tưởng rằng anh thích tôi? Nhắc đến từ ‘thích’ tôi lại nhớ đến Anh Quân, liệu có phải tôi thích Anh Quân không? Tôi không biết nữa nhưng dù có hay không thì tôi cũng mong rằng điều kinh khủng đó đừng xảy ra.
– Em đến rồi sao không nói gì?
Duy Khang phát hiện ra tôi đã vào phòng. Anh đặt chiếc đàn sang một bên rồi đứng dậy, hai tay phủi phủi vào nhau, dùng đôi mắt buồn nhìn tôi.
– A.. Tại em cũng vừa mới tới, thấy anh đang chăm chú nên cũng thôi.
– Thôi? Thôi là sao?
– Ý em là thôi chưa đánh tiếng vội.
Cuộc trò chuyện giữa tôi và Duy Khang chỉ toàn là sự ngượng nghịu. Tôi có nên không? Tôi có nên nói chuyện rõ ràng với anh về tình cảm của mình? Tôi cảm thấy mình giống như một kẻ tội đồ lừa dối tình cảm của người khác trong khi sự thật ở đây thì tôi chẳng làm gì hết. Ánh mắt Khang nhìn tôi bây giờ khiến tôi cảm thấy vô cùng tội lỗi, ánh nhìn ấy khiến tôi không thể nào dứt khoát được. Tôi sợ trong một phút giây nào đó mình sẽ yếu lòng, sẽ chấp nhận tinh cảm của Khang trong khi tôi chẳng có cảm giác gì với anh cả.
Khang định nói gì đó thì cánh cửa phòng bật mở. Thầy tổng phụ trách cùng với những thành viên của câu lạc bộ bước vào. Mọi người đều đã có mặt đầy đủ để bắt đầu bàn bạc cho lễ bế giảng cuối năm. Hôm đó đa phần sẽ là những lời tri ân và lời chia tay của các anh chị khối 12, tôi khối 10 mới vào dù chẳng phải làm gì nhiều nhưng cũng phải tham gia.
Sau khi nghe xong công việc được phân công tôi nhanh chân chuồn về lớp. Tôi chưa sẵn sàng để gặp Khang hay để nói bất cứ điều gì với anh. Tôi thong dong đi men theo dãy hành lang vắng vẻ để về lớp bỗng nhiên có ai đó bịt mắt tôi từ phía sau. Thằng điên nào chơi cái trò quái đản này vậy người ta đang đi mà, tôi khẽ lầm bầm.
– Ai đấy?
Tôi lên tiếng hỏi, bàn tay tôi chạm vào tay của con người dị hợm đó rồi lại cố với với ra phía sau để “nhận diện". Tôi có thể nghe thấy rõ mồn một tiếng đập trong lồng ngực mình khi nhận ra mùi hương quen thuộc ấy. Ngọt ngào như một thanh kẹo và có mùi của nắng?
– Thầy thôi được rồi đấy em mỏi chân quá.
– Mãi mới đoán được ra à, em ngốc thế.
Tôi chẳng thèm đôi co với Anh Quân mà cứ đi thẳng về phía trước.
– Lễ bế giảng em có phải làm gì không?
– Em… quên rồi – Anh chợt hỏi khiến tôi quên hết những gì được phân công vừa nãy.
– Em đùa à -_- ?
– Em nói thật, em quên rồi
– Đồ ngốc.
Anh nói với theo lúc tôi chạy vụt đi. Vừa chạy tôi vừa điều chỉnh lại nhịp thở nhưng tim tôi thì vẫn đập nhanh như thế. Tôi trở lại phòng truyền thống, lúc này mọi người đã về lớp chỉ còn lại Duy Khang đang loay hoay với cây đàn guitar. Do là cuối năm học nên giờ lên lớp cũng chẳng để làm gì nên có lẽ anh sẽ không về lớp mà chỉ ngồi đây, ôm đàn, đánh đàn, lẩm bẩm hát theo, hết. Tôi gõ lên cánh cửa, Duy Khang quay lại, tỏ ra ngạc nhiên khi thấy tôi.
– Anh tưởng em về lớp rồi?
– Em quên mất những gì được giao rồi, anh còn cầm cái tờ phân công không em mượn một lát.
– Ở trên bàn ấy. Theo anh nhớ không nhầm thì em chỉ cần đệm đàn cho một tiết mục thôi. Em tự chọn nhạc.
– À vâng…
Tôi à một tiếng, định quay về lớp nhưng rồi hình ảnh cô đơn của Duy Khang lại kéo tôi trở lại ngồi gần anh. Từ bao giờ một người hay cười như Duy Khang lại sở hữu nét trầm tư phiền muộn như thế? Nét buồn đó khiến tôi nhớ lại vẻ mặt của Anh Quân khi nhắc về người cũ. Lòng tôi cũng trùng xuống theo nét ủ dột trên khuôn mặt Khang.
– Anh có phải làm gì không?
– Không, anh chỉ đứng sau cánh gà thôi.
Anh đáp lại với một giọng trầm rồi cả hai chúng tôi cùng im lặng.
– Anh có chuyện muốn nói với em.
– Dạ? – Tôi nín thở.
– Anh thích em. Em có thể cho anh một cơ hội không?
Việc đón nhận lời nói ấy nó không kinh khủng như tôi từng nghĩ, trái lại tôi còn cảm thấy rất bình tĩnh. Tôi bặm môi một lúc rồi nhìn thẳng vào anh.
– Tại sao anh lại thích em? Ý em là một đứa như em? Em thì có gì hay ho để thích? Em thừa biết em là một đứa con gái chẳng có gì đặc sắc. Nếu đem ra để so sánh với gần 700 đứa con gái còn lại trong trường em thua xa, cả về vẻ ngoài lẫn học thức. Chính vì thế em cảm thấy hơi bất ngờ khi anh nói rằng anh thích em. Có khi nào anh thích em chỉ vì em thạo piano không?
– Chính vì em là một đứa con gái bình thường, chính vì sự bình thường đó biến em trở nên đặc biệt. Em không hề giống bất kì một ai trong trường. Anh thích em vì em là một nguyên bản hoàn chỉnh chứ không phải là những bản sao hoàn hảo giống như những ngươi kia. Còn về piano, hoàn toàn chẳng liên quan.
Tôi nhìn Duy Khang, ánh mắt anh đượm buồn. Tôi nắm chặt tay. Móng tay sắc nhọn đam vào lòng bàn tay đau điếng. Tôi đã để anh phải chờ đợi quá lâu. Chờ đợi nó giống như một cực hình khiến người ta chết dần chết mòn với những hy vọng viển vông. Tôi lại nhớ buổi tối trước hôm hội chợ tôi đã để Anh Quân đợi suốt cả buổi tối chỉ để đi chơi cùng Duy Khang. Tại sao tôi cứ nghĩ về Anh Quân mãi thế nhỉ, bực bội quá đi mất.
Tôi gõ gõ vào đầu mình vài cái để có thể tập trung vào câu hỏi trước mắt. Tôi phải trả lời thế nào đây?
– Em xin lỗi. Dù anh có thích em hay không thì em cũng vẫn sẽ không thể nhận lời được. Em thấy rất có lỗi với anh. Tình cảm của em chưa bao giờ vượt quá giới hạn và thời gian này em cũng không muốn nghĩ về việc này quá nhiều. Thực sự… thực sự việc anh cứ quan tâm chăm sóc em như thế trong khi em lại không thể đáp lại… Thật sự.. thật sự em…
Tôi cảm thấy bối rối. Những lòi định nói ra giờ lẫn hết vào nhau, tôi không biết mình nên nói cái gì trước cái gì sau, cũng không biết nên nói cái gì và cái gì không nên nói để tránh làm tổn thương Duy Khang. Đã không thể đón nhận tinh cảm của anh mà tôi còn làm tổn thương anh nữa thì chắc Trịnh Tú An tôi không còn đất chôn nữa.
Tôi ngồi xuống trước cây đàn, mở hộp đàn rồi chơi một bản nhạc. Tôi không biết nói gì để có thể xoa dịu nỗi buồn trong ánh mắt Duy Khang, chính vì vậy tôi muốn dùng âm nhạc thay cho lời nói. Duy Khang đứng dậy tiến lại gần chỗ tôi, khóe miệng vẫn cong lên nhưng vẻ mặt anh lại chẳng có nét gì chứng minh được là anh đang cười.
– Anh biết chuyện này mang lại cho em nhiều rắc rối với mọi người ở trường nhưng…
– Anh Duy Khang… – Tôi ngắt lời anh. Tôi biết anh sẽ nói gì tiếp theo, tôi không hề muốn nghe chúng – Em luôn tin rằng những phím piano này được đặt cạnh nhau bởi một lí do nào đó. Tương tự vậy, chúng không được đặt cạnh nhau cũng bởi một lí do nào đó. Em và anh, vốn không phải là hai phím đàn đặt cạnh nhau. Em không thể vì sự ích kỉ của mình mà làm tổn thương anh được…
Tôi cúi gằm mặt. Một cơn gió thổi ngang qua làm những tán lá ngoài cửa sổ va vào nhau tạo thành những tiếng lao xao, tiếng Duy Khang thở dài… Không gian như bị nhấn chìm trong những âm thanh vụn vặt ấy. Bất chợt Khang đưa tay lên vò đầu tôi. Mái tóc vốn đã chẳng mấy gọn gàng đẹp đẽ gì giờ lại bông xù lên như tổ chim. Tôi huých Khang một cái, anh nhìn khuôn mặt méo mó của tôi rồi cười. Nụ cười của Khang nhẹ nhàng nhưng không đủ để xua đi nỗi buồn còn đọng lại trong mắt anh. Anh lại nhành mép để lộ chiếc răng khểnh tinh nghịch. Nụ cười ấy đã từng làm tôi dao động hồi mới gặp anh nhưng giờ thì hết rồi. Có lẽ trong một giây phút nào đó tôi cũng đã từng thích Khang. Một cảm xúc nhẹ nhàng đến mức đến bản thân tôi cũng chưa kịp nhận ra thì nó đã tắt ngấm. Đối với những chuyện khiến ta buồn có lẽ tốt nhất là không nên nhắc lại, dù cho nó có là gì đi nữa…
_______________________________________________________________
Hè đã đến, những dự định trong hè như dậy sớm tập thể dục hay học thêm các môn năng khiếu bla bla bla đều bị tôi thay thế bởi một danh sách dài dằng dặc chỉ có ăn với ngủ. Tôi cảm thấy mình giống một con lợn thực thụ. Có khi nào chỉ ăn với ngủ nhiều quá mà tôi sẽ biến thành lợn giống như trong phim “Spirited Away" không nhỉ. Mà nếu biến thành lợn thì tôi chắc chắn sẽ là con lợn gầy nhất đàn, mà với thân hình “người que" thế này chắc tôi cũng chẳng đủ tiêu chuẩn để biến thành lợn chờ người ta cầm dao phay đến lọc thịt được đâu.
Tóm lại là mùa hè là mùa của tự do, là mùa dành cho những đứa như tôi được tha hồ ăn chơi nhảy múa ấy vậy mà có cái đứa số con rệp là tôi, ngày đầu tiên của kì nghỉ hè lại lăn ra ốm. Chắc hẳn các bạn sẽ phẩy tay rồi bĩu môi cho rằng ốm thì có sao, bình thường, chả làm sao. Vâng, thế nếu như vẫn ốm vào đúng cái ngày ba thành viên còn lại cùng với cả họ hàng nhà ngoại thì đang soạn đồ chuẩn bị đi nghỉ mát ở Đà Lạt thì sao? Như vậy cũng vẫn chưa kinh khủng bằng việc tôi đang có mặt Back In Time vào ngày thứ ba của kì nghỉ hè, việc này hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.
Chuyện là thế này, buổi tối trước hôm cả nhà khởi hành tôi đột nhiên lại dở chứng sốt virut. Tất cả mọi người đều háo hức nên chắc chắn sẽ chẳng ai chịu ở nhà để chẳm sóc một đứa đang “sống dở chết dở" là tôi đây. Tôi thì chắc chắn không thể ở nhà một mình suốt hai tuần rồi. Và thế là mẹ tôi đã nảy ra một cao kiến, nhờ vả đến cô bạn thân của mẹ, là bác Lân, vợ bác Lâm… mẹ của Anh Quân… Bác Lân nói với mẹ tôi rằng để thuận tiện cho việc qua lại cũng như để chăm sóc tôi sễ dàng hơn thì bác sẽ đưa tôi về bên đó. Mẹ tôi phân vân suy nghĩ một hồi rồi đắn đo hỏi đi hỏi lại bác Lân như thế có ổn không vì gia đình tôi đi khá lâu. Bác nói không vấn đề gì, bác luôn thích có một đứa con gái.
Đó là toàn bộ câu chuyện khiến tôi có mặt ở Back In Time.
– Thế An nghỉ ở đâu? – Anh Quân thốt lên sau khi nghe bác gái tóm tắt lại đầu đuôi câu chuyện.
– Cho con bé ngủ ở phòng mẹ còn bố sẽ sang phòng mày.
– Thế là nó đang bị sốt virut ạ? – Anh Quân ngồi xuống trước mặt tôi rồi véo má véo mũi làm đủ trò. – Ôi trán nóng thế.
– Mày làm cái trò khỉ gì thế nó đang ốm. Giúp mẹ bế Tú An lên gác đi để mẹ ra lấy đồ.
Bác Lân ấn đầu thằng con trai rồi chạy ra trả tiền taxi và xách vali vào nhà.
Tôi thật sự rất mệt, mệt tới mức không buồn mở mắt, anh trêu cũng không buồn phản kháng (thực ra là không thể). Cơ thể như bị rút cạn năng lượng trong khi cái đầu thì vẫn tỉnh. Anh Quân im lặng, anh lẩm nhẩm gì đó mà cho dù tôi có cố căng tai cũng không thể nghe rõ. Một lúc sau tôi thấy cả cơ thể mình nhẽ bẫng, cánh tay vững chắc bế thốc tôi lên khiến cả người tôi tựa vào bờ ngực ấm áp của ai kia. Đâu đây còn thoang thoảng mùi hương ngọt ngào giống như một thanh kẹo, mùi nồng nồng của ánh nắng ấm áp. Tôi khẽ nghe thấy giọng ai đó vừa lầm bầm…
– Tự dưng dở chứng ốm với chả đau. Đang định rủ thế mà…
1…
2….
3…….
5………..
Tôi đánh rơi mất nhịp 4 rồi….
Anh nhẹ nhàng đặt tôi xuống giường, cẩn thận đặt đầu tôi vào vào gối, đắp chăn kín mít rồi cũng không quên dém chăn cho tôi. Xong xuôi Anh Quân ngồi xuống mép giường và…. véo mũi tôi. Thật sự tôi rất muốn vùng dậy đạp anh một cái bay xuống đất rồi thét vào mặt anh rằng đừng có bóp mũi tôi nữa, tôi đang mệt, đang ốm, đang nghẹt mũi khó thở giờ lại bị anh bịt mũi thì tôi thở bằng niềm à??!!! >"
– Thằng ôn kia mày làm gì em thế hả? Nó đang ốm mà mày cứ trêu nó như thế là thế nào?
– Bác Lân đi vào, trên tay là bát cháo cá bốc khói nghi ngút.
– Con chỉ trêu có tí thôi mà. Bố đâu ạ?
– Bố đi mua thuốc rồi. Mà mẹ tưởng hôm nay mày vẫn phải đi dạy gì cơ mà? Giờ còn ngồi ì ra đây. Nói thật chứ mày làm thầy giáo mà tắc trách quá. – Chiều con mới đi mà. Dạy thêm thôi mà mẹ, là buổi chia tay lớp 12 nên hôm nay liên hoan. Đến sớm quá cũng chẳng làm gì. Thế cô ngốc này ở đây đến bao giờ ạ?
– Chắc là đến khi cả nhà con bé đi nghỉ mát về. Mày là mày hay bắt nạt Tú An lắm đấy nhé mẹ biết đấy.
– Nó bắt nạt con thì có ….. Này lão kia em bắt nạt thầy hồi nào? Hay chỉ toàn là thầy vẽ việc ra cho em làm rồi kiếm cớ bắt nạt em? Eo ơi người đâu mà điêu dễ sợ… •_•" Tôi sau khi đã nghe lén một cách công khai câu chuyện của hai mẹ con họ thì cuối cùng cũng đã chịu tỉnh dậy. Cảm giác mệt vẫm còn bám chằng chịt nhưng rõ nhất vẫn là cảm giác khô dát nơi cổ họng. Tôi hí mắt không quên nói một câu với cái giọng làm nũng nghe phát ớn.
– Nước…. Dù chỉ có một từ thôi nhưng tôi cũng vẫn phát ớn. Ngay lập tức bác gái đỡ tôi dậy và đưa cốc nước cho tôi. Từng cử chỉ hành động đều dịu dàng giống như một người mẹ đang chăm sóc chính con đẻ của mình vậy.
– Ăn bát cháo cho tỉnh người nào. Tôi lắc lắc đầu toan nằm xuống nhưng nghĩ thế nào rồi lại gật gật. Tôi cố gắng ăn từng thìa cháo bác Lân bón, đến thìa thứ 5 thì tôi ăn không nổi nữa, miệng đắng ngắt còn họng thì đau dát. Anh Quân nhìn cái mặt méo xẹo của tôi phì cười.
– Không ngờ lại có ngày lợn chê cám.
– Ý mày cháo mẹ nấu là cám lợn? Bác Lân dùng bộ mặt đen xì quay ra nhìn thằng con trai quái thai của mình, trong lòng muốn dùng cán chổi để lọc xương thằng bé ra nấu cám lợn. Tôi dù mệt nhưng sau khi nghe bác gái nói thì cũng bật cười nhìn vẻ mặt hối lỗi của anh, hệt như một thằng ôn 5 tuổi (các bạn đừng ném đá tôi vì gọi là thằng-ôn, tôi chỉ miêu tả lại cái cách mẹ anh dừng từ để gọi anh mà thôi. Tôi vô tội một cách vô số mà :v) Con người này thật giống như một cuốn từ điển, càng lật càng phát hiện ra nhiều điều hay ho. Tôi sau khi uống thuốc thì lại tiếp tục chìm vào giấc ngủ li bì. Cơn sốt hạ dần rồi lại tăng vụt khiến nhiệt độ cơ thể tôi cũng thay đổi theo. Mấy ngày đầu chỉ có hai vợ chồng bác Lâm chăm sóc tôi, rồi một vài chị nhân viên phục vụ quán quen biết tôi cũng xin phép hai bác lên phòng chơi với tôi khi vắng khách hoặc không có ca làm của họ. Quả thực nếu không có họ thì chắc tôi chán đến chết mất. Ngồi nghe mấy chị ngồi buôn chuyện phiếm dần dần trở thành một thú vui “tao nhã" của tôi. Từ những câu chuyện kì dị nhất quả đất cho đến những câu chuyện lâm li bi đát lấy mất bao nhiêu nước mắt và nước mũi của tôi nhưng dù có cảm động đến mấy cũng không thu hút bằng những lời nhận xét của “Hội chị em" về cái gã dị hợm Anh Quân.
– Chị thề với mấy đứa, hai bác tốt bụng hiền dịu bao nhiêu thì cái cậu Quân đó dở hơi bấy nhiêu. Tính khí thất thường, mặt lúc nào cũng như cái thằng trẻ đao bố ai dám yêu.
– Chị quản lí lớn tuổi nhất hét to một cách đầy bực bội.
– Chị cứ nói thế, em thấy anh Quân tốt bụng mà, đẹp trai nữa. Tú An thấy sao? – Chị nhân viên phụ trách làm bánh hiện đang là sinh viên năm 2 của trường đại học ngoại thương thì lại có ý kiến ngược lại với bà chị kia. Tôi chỉ là kẻ ngoài cuộc bất đắc dĩ vì ham vui nên mới tham gia vào cuộc trò chuyện này. Tôi chỉ thích ngồi nghe thôi chứ đâu có muốn nhận được cái vinh dự được mời phát biểu ý kiến trước đông đảo bà con đâu. Bị hỏi đột ngột nên tôi cứ ậm à ậm ờ kéo dài câu trả lời của mình khiến nó trở thành một mớ hổ lốn chẳng liên quan.
– Em a… em thì… nói chung là… khụ khụ….. thì nó là thế này…rất là….ờ..à… em thấy nó bình thường!
– Nó? Nó nào? Cái gì bình thường? Em đang nói về cái gì thế?
– Thế nãy giờ chị em mình đang nói về cái gì ạ?
– Tôi làm mặt ngu hỏi lại.
– Về Anh Quân, nhớ chứ?
– Nói cái gì về tôi cơ? Anh Quân tựa người vào cánh cửa phòng ngủ, chiếc áo sơ mi màu xanh ngọc vẫn chưa được thay ra. Có lẽ anh vừa đi dạy về. – Mấy cô này hay nhỉ, viện cớ lên thăm nguời ốm hay là kiếm chỗ nói xấu tôi đấy hả? Tôi trừ hết lương nhớ? Chỉ cần nghe thấy hai tiếng “trừ lương" thôi là các chị đã vội trở lại với vẻ mặt nai tơ ngoan hiền chạy vội tới bên cạnh anh nịnh nọt. Tôi nằm bệt một chỗ thấy vậy thì cũng cười cười nhìn anh. Anh Quân thở dài rồi nói mọi người trở lại vị trí làm việc của mình, đoạn anh quay sang tôi.
– Cất cái bộ mặt nham nhở ấy đi được rồi. Tôi không mắng em đâu! Ngay lập tức nụ cười trên mặt tôi tắt ngấm. Hôm nay tôi cảm thấy khỏe hơn hôm qua rất nhiều chính vì vậy tôi đã nài nỉ bác Lân cho tôi được ra khỏi giường. Gần một tuần trôi qua, quãng đường dài nhất mà tôi được phép đi là từ wc đến phòng ngủ và từ phòng ngủ đến wc. Để làm vệ sinh cá nhân và để giải quyết một số vấn-đề-phát-sinh thì tôi mới được bước chân ra khỏi giường còn không thì đừng hòng. Chính vì vậy nên tôi mới phải xin xỏ đủ kiểu, cũng may là nhờ Anh Quân nói đỡ vài câu nên tôi mới nhận được cái gật đầu của bác gái.
Tôi từ từ ngồi dậy. Lúc nằm thì cứ nghĩ là không sao, mình khỏe rồi nhưng lúc ngồi dậy mới biết là thực ra tôi vẫn còn thấy đau đầu chóng mặt lắm. Nhưng thây kệ, chả mấy khi lại được đặt chân ra khỏi giường tôi phải tận dụng chứ. Mấy ngày bị trói chân trong phòng khiến tôi phát điên, ngày nào cũng bị giam trong bốn bức tường, cái thú vui ngồi nghe mấy chị tán phét với nhau dần dần cũng trở thành nhàm chán. Tôi lò dò đi từng bước một giống như bọn trẻ con tập đi từng bước đầu tiên (thực ra nhìn tôi còn thảm hại hơn cả lũ nhóc ấy). Anh Quân khoanh tay đứng nhìn tôi di chuyển chậm chạp rồi cười đểu.
– Trông em như ông ba bị vật và vật vờ. Tôi lườm anh một cái rồi bước tiếp về phía cầu thang. Tự nhiên tôi thấy người lâng lâng, đầu óc cũng quay cuồng theo. Hụt một cái, cả người tôi nhao về phía trước. Xém chút nữa thôi là tôi đã “hôn" bậc cầu thang rồi nhưng may mắn là ngay khi thấy tôi đang chao đảo chuẩn bị ngã, Anh Quân đã nhanh chóng kéo tôi lại. Anh giữ lấy vai tôi một cách chắc chắn, đôi mắt nâu xuất hiện một nét lo lắng.
– Em không sao
– Tôi cố nặn một nụ cười để trấn an. Anh Quân nới lỏng tay để tôi tự đi nhưng vẫn trong tư thế đề phòng nếu chẳng may tôi có suýt ngã như vừa rồi thì anh vẫn đỡ được tôi. Tôi bám vào thành cầu thang đi từng bước một. Cũng may hai vợ chồng bác Lâm đi ra ngoài nếu không tôi sẽ lại phải quay lại phòng và ngoan ngoãn nằm yên ở đó cho tới khi khỏe hẳn. Xuống tới phòng bếp, cho tới khi tôi ngồi vào ghế thì khuôn mặt Anh Quân mới giãn ra. Anh rót một ly nước rồi đưa cho tôi.
– Em cảm thấy thế nào rồi?
– Như đang bay |°_•|
– Biết thế vừa rồi cho em hạ cánh luôn.
– Em sẽ mách bác Lân.
– Ờ xong rồi lần sau đừng hòng thò chân xuống khỏi giường nhé. Tôi cứng họng. Ờ anh nói cũng phải.
– Thế cả nhà em đi chơi đâu đấy?
Hình như là Đà Lạt ạ.
– Ờ khổ thân cho đứa nào bị ốm phải ở nhà không được đi. Tội ghê!!!~ Anh Quân cố tình kéo dài giọng trêu ngươi tôi. Đã biết tôi háo hức đi đến mức nào rồi mà còn cứ thích xát muối vào nỗi đau của người khác. Đúng là cái đồ ác độc. –
Thầy không nói được gì bớt mang tính chất đả kích được à?
– Ở nhà gọi bằng anh.
– Ứ thích.
– Ờ thế thôi, tôi trêu tiếp kệ tôi. Tôi nhìn anh bằng ánh mắt ai oán, trong đầu không ngớt tiếng chửi rủa của các noron và hệ thần kinh. Này anh có nghe thấy các tế bào não đang chửi rủa anh không hả đồ mắc dịch? =,= Một lúc sau bác Lâm đi vào với một đống túi to túi bé. Thấy tôi và Anh Quân ngồi ở phòng bếp thì bác lên tiếng.
– Ơ con gái, đã khỏe hẳn chưa mà ngồi đây thế này?
– Com cám ơn bác con đỡ hơn rồi ạ. Nằm mãi một chỗ chán lắm bác ạ.
– Thế chuẩn bị ăn cơm đi thôi. Quân xuống gọi mẹ lên đi. Đó là một bữa tối ấm áp. Tôi được đối xử như là một thành viên trong gia đình chứ không phải là người ngoài hay là khách hay là con của bạn thân. Chính xác là như vậy. Bác Lâm và bác Lân coi tôi như con ruột, họ luôn miệng gọi tôi là “con gái", gọi nhiều đến nỗi Anh Quân bình thường cũng chẳng hay quan tâm giờ lại ghen tị ra mặt. – Thôi “anh zdai" đừng gato nữa. Tôi vỗ vỗ vai Anh Quân mặt đang nhăn lại như quả táo tàu do cắn vào lưỡi sau khi nghe bác Lân gọi tôi là con gái quá nhiều. Cảm giác trả thù nó sung sướng vui vui sao á. Hí hí ^o^ Tối nay tôi thực sự rất vui nên lúc leo lên giường đắp chăn đi ngủ cũng rất vui, tôi cũng không thấy mệt nữa. Tưởng rằng tôi đã khỏe hẳn nhưng không, đêm hôm đó tôi lại sốt. Nhiệt độ tăng lên đến gần 40°. Trong cơn mê man tôi thấy cả gia đình mình quây quần bên nhau. Có bố, có mẹ, có chị dâu, có lão anh già và có cả tôi nữa. Một bức tranh gia đình mà trong đó mọi người đều trưng trên môi một nụ cười hạnh phúc. Tôi nhìn ngây ngất vào khung cảnh ấm áp ấy.
Định đưa tay chạm vào nhưng nó cứ trôi tuột ra xa rồi vỡ tan như bong bóng. An à, mày đang mơ, chỉ là mơ mà thôi! Tôi thấy khóe mắt mình âm ấm, càng lau nước mắt càng chảy ra. Anh trai biến mất, chị dâu biến mất, mẹ cũng biến mất, gian bếp trở nên tối om. Còn mình tôi và bố ở đó. Bố vươn tay xoa xoa đầu tôi, hôn lên trán rồi lặng lẽ gạt đi những giọt nước mắt, thì thầm.
– Đừng khóc nữa nhé! … Tôi mở mắt. Hình ảnh tôi nhìn thấy đầu tiên là gương mặt lo lắng của Anh Quân sau đó là đến chiếc áo blouse trắng của mấy cô bác sĩ đang lượn qua lượn lại ở những giường bệnh khác. Bác Lân đi vào, trong tay là cặp lồng cháo.
– Tú An tỉnh rồi à con, mau ăn cháo cho nóng. Đêm hôm qua con sốt cao quá, mọi người phải đưa vào viện. Nhưng mà không sao, truyền nước nên nhiệt độ hạ rồi. Sốt virut khổ thế đấy.
– Lại để hai bác lo lắng, con thấy tội lỗi quá.
– Tôi thều thào. Lúc này tôi mới nhận ra sự hiện diện của cái kim được cố định trên tay mình. –
Thế thì phải mau chóng khỏe lại để hai bác hết lo chứ. Nào dậy ăn chút cháo rồi uống thuốc, bác Lâm vừa đem vào đấy. Tôi nhận lấy bát cháo còn nghi ngút khói từ tay bác Lân ăn liền một mạch. Nãy tới giờ Anh Quân vẫn im lặng hai tay đút túi quần, chau mày nhìn tôi. Đợi tôi ăn xong bác Lân đỡ lấy bát cháo rồi mỉm cười với tôi.
– Được rồi. Bây giờ con cứ nằm đây truyền hết chai nước này, đợi người ta đến kiểm tra lại rồi về nhé. Anh Quân ở lại đây với con, bác phải về trước đã. Thế nhé bác đi đây. Bác Lân vừa bước ra, căn phòng lại trở nên im ắng. Các giường bệnh khác hầu như chẳng có người nằm, cái giường phía trong cùng sát tường là có một bà cụ nhưng bà ấy ngủ rồi. Tôi thở dài rồi chép chép miệng nhìn Anh Quân đang chơi game trên điện thoại.
– Cứ làm phiền mọi người thế này em ngại quá…
– Không sao. Bố mẹ tôi thích có con gái, tôi cũng thích có một đứa em để cưng chiều nên em đừng lo.
– Hihi vậy thầy có thể cưng chiều em lè hí hí *0*
– Nhưng mà nhìn cái bản mặt em tôi cưng chiều không nổi. *Tức ói máu…* Tôi chẳng thèm nói với anh nữa còn anh thì cứ cười cười trêu tôi. Sau đó thì cả hai chúng tôi ngồi chơi bingo. Cái lí do dẫn đến việc xuất hiện cái trò chơi ngu si ấy cũng ngu si không kém. Là do tôi bắt anh chơi, nếu anh không chơi cùng thì tôi sẽ mách bác Lân việc anh bắt nạt tôi (ôi mình là thiên tài :))) Và thế là vị thầy giáo cao ngạo của chúng ta phải ngồi đó chơi cái trò chơi trẻ con cùng với một con nhóc tay thì truyền nước tay thì khoanh khoanh gạch gạch.
– BINGO
– Tôi đắc ý nhìn Anh Quân mặt mày bí xị.
– Không chơi nữa, nãy tới giờ toàn thua.
– Hehe tại em giỏi mà. Thôi chơi tiếp đi thầyy
– Giỏi con khỉ, không chơi nữa.
– Đi mà.
– Mà mà cái gì. Truyền nước xong rồi kia kìa, để tôi đi gọi y tá, nằm yên đấy. Nói rồi Anh Quân vứt tệp giấy với cây bút bi lên tủ, đi thẳng ra ngoài. Lúc này tôi mới có thời gian để cười. Thực ra ngồi chơi bingo nãy giờ tôi thắng là do ăn gian chứ giỏi giang gì chứ, nếu Anh Quân không ngồi tựa người vào tường để tất cả nước đi của anh bị phản chiếu lên ô cửa kính đằng sau lưng thì cho dù có mọc thêm hai cái đầu nữa tôi cũng chưa chắc thắng được tất cả các bàn chơi. Một lát sau Anh Quân quay lại với chị y tá. Tôi được rút kim, kiểm tra lại tổng thể rồi ra về. Lúc rút kim nhìn xuống tôi mới thấy tay mình xuất hiện nhiều vết bầm tím do bị vỡ ven.
– Ui vỡ ven rồi…
– Tôi xoa xoa cái tay đáng thương của mình
– Đau lắm không?
– Anh Quân đi song song với tôi quay sang hỏi.
– Cũng hơi hơi ạ.
– Ừ… Vẻ mặt của Anh Quân rõ ràng là muốn nói thêm gì đó nhưng tất cả những gì anh làm sau đó là bặm môi rồi vượt lên trước lấy xe. Về tới nhà tôi đã bị tống ngay lên phòng. Thật sự ở giữa bốn bức tường chẳng có gì vui đã vậy tivi ở phòng ngủ của hai bác còn bị hỏng dây cáp chưa có thời gian sửa lại. Tôi chẹp chẹp miệng rồi mò sang phòng Anh Quân. Mở cửa phòng tôi thấy Anh Quân đang ngồi ôm máy laptop ở chiếc ghế lười màu đỏ mận đặt cạnh bộ bàn ghế mây ở giữa phòng. Anh ngẩng lên nhìn tôi ngạc nhiên.
– Sao đấy?
– Tivi bên phòng không xem được. Cho em xem ké
– Ừ, điều khiển ở trên bàn làm việc ấy. Nói rồi anh lại chăm chú vào chiếc laptop. Tôi hí hửng chạy lon ton lấy cái điều khiển rồi bò lên giường bật tivi lên ngồi xem rất chăm chú.
– Này ngốc em đang xem cái gì thế?
– Anh Quân tròn mắt nhìn lên tivi – Phim hoạt hình ạ!
– Tôi thản nhiên
– Em bao nhiêu tuổi rồi mà còn xem Tom & Jerry?? =’= – Phim có giới hạn tuổi ạ? Với lại em thích xem, không bỏ được. Thầy không thấy nó rất hay sao? – Tôi chẳng thấy hay ở điểm nào hết, ngược lại tôi còn thấy nó quá bạo lực em không thấy sao? Tại sao con chuột lại liên tiếp cầm búa đập vào đầu con mèo như thế trong khi con mèo thì có làm gì con chuột đâu. Chưa hết, lúc bình thường thì chẳng con nào mặc quần áo thế tại sao lúc a biển lại mặc quần đùi với áo hoa?
– Bình thường nó có mặc mà
– Tôi gân cổ lên cãi.
– Quần áo của chúng nó tàng hình. Thầy chẳng hiểu gì cả.
– Tóm lại đấy vẫn là bộ phim bạo lực và vô lí nhất mà tôi từng xem, nó chẳng có ý nghĩa gì cả. – Giải trí thì cần gì ý nghĩa ạ? Mà thôi mệt thầy quá, để yên cho em xem đi. Anh chẹp miệng vài cái rồi tiếp tục chú tâm vào laptop, chẳng biết anh đang làm gì nữa nhưng mà cũng may là anh không nói gì không thì tôi cũng không biết cuộc tranh luận về phim hoạt hình Tom & Jerry sẽ đi tới đâu nữa. Mấy hôm sau đó do nhận được sự chăm sóc tận tình chu đáo của hai bác cùng với quan tâm của Anh Quân tôi đã mau chóng khỏi bệnh. Do dạo gần đây tôi ốm nên bao giờ sinh nhật mình tôi cũng chẳng nhớ nữa, chỉ mãi đến khi bác Lân nói rằng muốn đưa tôi đi mua quà sinh nhật tôi mới ngớ người ra. Bác Lân biết sinh nhật tôi có lẽ cũng do mẹ gọi điện về hỏi thăm tin hình sức khỏe của tôi, tối nào mẹ và bác Lân cũng ngồi “nấu cháo điện thoại" gần một tiếng đồng hồ, nói biết bao nhiêu chuyện trên trời dưới đất nghe mà ong tai nhức đầu.
Sau một hồi lượn lờ quanh cửa hàng quần áo bác Lân đã chọn cho tôi một món quà sinh nhật là một bộ váy. Chiếc váy màu kem điểm xuyến trên đó là những bông hoa nhỏ nhắn, chân váy là đường ren mềm mại uyển chuyển chạy theo mép vải, eo váy còn được thắt một chiếc nơ tăng thêm phần nữ tính cho bộ váy và cho cả nguời mặc. Mặt tôi ngay lập tức biến sắc khi nhìn thấy chiếc váy đó, không phải vì nó không đẹp mà vì tôi đã rất lâu rồi chưa mặc váy và chiếc váy ấy quá nữ tính và dịu dàng so với tôi. Nhìn thấy vẻ mặt tôi có vẻ không vui bác Lân đặt chiếc váy xuống rồi hỏi.
– Sao vậy? Con không thích à?
– Dạ không ạ, váy đẹp lắm bác ạ chỉ là …
– Làm sao cứ nói không phải ngại đâu.
– Con không quen mặc váy ạ.
– Con gái thì phải biết làm điệu chứ. Mà không sao, con cứ nhận lấy rồi sẽ có dịp cần mặc đến thôi. Tôi cố nặn ra một nụ cười rồi nhét chiếc váy trở lại túi. Nếu chiếc váy là món quà sinh nhật của bác Lân, chiếc bánh sinh nhật là món quà do chính tay bác Lâm làm cho tôi thì Anh Quân lại có một món quà khác mà theo như lời anh nói thì món quà của anh sẽ đặc biệt và độc đáo hơn rất nhiều, nhưng để nhận được món quà đó thì tôi cần đi theo anh. Đúng là những con người không bình thường thì cái gì liên quan tới họ cũng không bình thường. Chiều hôm đó tôi theo Anh Quân đến nơi mà anh nói. Đó là một cánh đồng hoa rộng bao la. Trên trời những đám mây bồng bềnh cứ thế chầm chậm trôi, những cành hoa màu vàng nhạt đung đưa trong gió… Một khung cảnh hết sức lãng mạn. T
ôi thích thú dang tay chạy về phía ngược gió, để gió thổi tung mái tóc bồng bềnh đen nhánh, để tôi có cảm giác được hòa mình vào cơn gió, mọi nỗi buồn phiền hãy để gió mang theo… Tôi hít hà lấy từng hương thơm của hoa cỏ đồng nội, đâu đây lẫn vào mùi hương ngọt ngào của kẹo và mùi nắng ấm. Tôi sực nhớ ra rằng ở đây còn có cả Anh Quân nữa. Tôi xoay người đánh mắt tìm kiếm một dáng người quen thuộc. Anh đứng ở phía xa tôi, mặt hướng về phía hoàng hôn đỏ rực. Thứ duy nhất tôi có thể nhìn đó là cái bóng lưng cao lớn cùng với mái tóc rối bù trong gió của anh. Bỗng chợt tôi thấy anh lạc lõng và xa vời quá. Tôi chưa từng nhận ra rằng bóng lưng anh cao lớn đến vậy. Trong đầu tôi xuất hiện một suy nghĩ kì lạ, tôi thích bóng lưng ấy, nó khiến tôi cảm thấy yên bình… Tôi nhìn anh ngây ngất. Bóng dáng của một người con trai cao lớn gợi cảm giác lạc lõng trong một chiều lộng gió ở giữa một cánh đồng hoa. Anh bất chợt quay lại nhìn tôi, đôi mắt nâu nhìn tôi trong ánh nắng xế chiều. Sao tim tôi lại đập nhanh thế? Chẳng lẽ tôi vẫn chưa hết sốt sao? À không, tim tôi đập nhanh không phải vì sức khỏe, nó lạc nhịp vì ánh mắt của ai kia khiến tôi chỉ muốn nhìn mãi không rời. Anh tiến gần về phía tôi, mỗi lúc một gần hơn…
– Tôi không phải người luôn tin vào những điều ước nhưng đối với một đứa vẫn thích xem phim hoạt hình, thích chơi mấy trò trẻ con như em thì có lẽ lại khác. Hôm nay là sinh nhật em, có muốn ước gì không? Tôi gật gật đầu, suy nghĩ hồi lâu rồi nhắm mắt lại rồi ước… Tôi và anh kiếm một mỏm đá ngồi nghỉ chân.
– Đêm cái hôm em bị sốt phải đưa vào viện, em đã mơ thấy ác mộng có phải không? Tôi tròn mắt nhìn anh nhưng anh chỉ cười rồi bứt một cành hoa dại gần đó.
– Em đã khóc! Khóc trong chính giấc mơ của mình… Tôi im lặng…
– Không sao, khóc không phải việc xấu. Nhất là người đó lại là người thân của em nữa nhưng việc gì qua rồi hãy để cho nó thật sự qua đi, em hiểu không?
– Vậy còn thầy thì sao ạ? Thầy có thật sự quên được chị ấy? Nếu chị ấy quay lại thì sao? Anh không nói gì chỉ đứng dậy phủi quần rồi vươn vai một cái rồi ra hiệu cho tôi đã đến giờ về. Thế đấy, khi con người ta bị phát hiện ra điểm yếu thì họ lại một mực muốn đuổi người khác đi để họ không phát hiện ra phần yếu đuối bên trong con người mình. Tôi cảm thấy có phần hụt hẫng. Tôi bắt chước anh bứt lấy một bông hoa nhưng bông hoa mà tôi bứt được lại là một bông Bồ Công Anh.
– Nếu cô ấy có trở về thì cũng chẳng còn gì hết. Tôi không thể quên cô ấy nhưng cũng đã thôi không nhớ nữa… Giọng anh nhẹ tựa cơn gió. Anh nói với tôi nhưng đồng thời cũng như một câu trả lời cho bản thân mình. Đi thêm một đoạn, anh dừng hẳn lại rồi nhìn thẳng vào mắt tôi, nói một câu nói rất quen thuộc, dường như tôi đã nghe thấy nó khi đang ngủ. Anh nói.
– Đừng khóc nữa nhé… Tôi bất giác nở một nụ cười… Có thể đây là một điều điên rồ nhưng mà này, hình như em thích anh mất rồi… Những cánh hoa Bồ Công Anh thả mình hòa vào làn gió… Nhẹ bẫng…..
Tác giả :
LuTeee