Diễn Viên Lấn Sân
Chương 40
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Phòng làm việc của Cù Yến Đình tên là “Chỉ thượng yên vân", được lấy từ một câu thơ của Kỷ Quân, thiên sinh tâm lực tọa tiêu ma, chỉ thượng yên vân quá nhãn đa. [1]
[1] Kỷ Quân: tên tự là Hiểu Lam, là một danh sĩ nổi tiếng và quan lại đời nhà Thanh, trong lịch sử Trung Quốc.
Phòng làm việc nằm trong một khu biệt thự, nhằm thoải mái và thuận tiện, Cù Yến Đình chọn bất động sản tư nhân để trống dùng làm văn phòng, còn được giảm bớt tiền thuê nhà nữa.
Sau khi kết thúc cuộc họp buổi sáng, Cù Yến Đình ngồi đọc bản thảo trên tầng hai, đây là một quyển sách cần chuyển thể, đọc xong anh phải đích thân cho ý kiến sửa đổi.
Chữ viết là thứ tra tấn người ta nhất, bất tri bất giác đã hết nửa ngày. Cù Yến Đình cử động cổ, bưng cái cốc không bước ra khỏi phòng, đi đến bên lan can cầu thang xoắn trông xuống phòng khách ở tầng một.
Cộng thêm Vu Nam, tổng cộng có bốn người đang bận rộn, ba người còn lại là Diêu Bách Thanh, Đổng Hạc và Bành Dược Nhiên đều là biên kịch. Cù Yến Đình hầu như không tham gia vào việc quản lí, bình thường cũng không yêu cầu mọi người đi làm đúng giờ mà chỉ nhận kết quả công việc.
Nhớ đến việc Nhâm Thụ quan tâm, Cù Yến Đình vỗ lan can hỏi: “Vu Nam, biên kịch Kiều có ở đây không?"
Bốn người đồng loạt ngẩng đầu lên, hôm qua ngồi trên xe Vu Nam đã báo cáo, sáng nay họp biên kịch Kiều cũng đã tự mình nhắc đến, nhưng cậu hiểu Cù Yến Đình thường làm ngơ với mọi hoạt động xã giao: “Tối nay tổ chức Hội nghị Cấp cao Truyền thông Điện ảnh, biên kịch Kiều đi làm tóc rồi ạ."
Những hoạt động thế này toàn là biên kịch Kiều tham dự thay Cù Yến Đình, anh gật gật đầu, không thể làm gì khác hơn là bơ Nhâm Thụ thêm một đêm nữa.
Ngoài cửa sổ mặt trời đã ngả về đằng Tây, Cù Yến Đình thu dọn bản thảo, rời đi trước giờ cao điểm buổi tối. Buổi sáng lái xe đến đây, gió mùa thu miền bắc thổi ào ào làm thân xe phủ bám đầy bụi bặm.
Bentley chạy ra khỏi gara, Cù Yến Đình yêu lắm cảm giác lái xe, được ngồi một mình trong buồng xe kín đáo và cầm tay lái khiến người ta vừa an tâm vừa tự tại, còn được viện cớ “lái xe không tiện trò chuyện" để từ chối nhận điện thoại.
Cù Yến Đình đi rửa xe trước, sau đó về nhà tắm táp, cho mèo ăn, nấu nướng cơm nước, đó là quy trình sinh hoạt hàng ngày bao năm qua của anh. Đây là khao khát cháy bỏng của anh thuở nhỏ, được ăn no mặc ấm, không bị ai bắt nạt là đủ rồi.
Nhưng giờ đây, anh đang đứng cạnh bệ bếp đợi máy rửa bát chạy xong, cứ đứng như thế, một giây, hai giây, trong tiếng máy móc khẽ khàng dần dần dâng lên nỗi trống rỗng khó tả.
Dường như khi đã được nếm thử món ngon của lạ, giờ phải quay về với cơm canh đạm bạc thì không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng.
Cù Yến Đình đè nén cảm giác ấy, trở lại phòng làm việc tiếp tục xem bản thảo, mỗi khi tiếp xúc với những con chữ vuông vắn lít nhít là anh có thể tạm thời quên hết thảy mọi việc.
Anh ngồi xếp bằng trên ghế sofa bọc da, ngả nghiêng tựa vào tay vịn và ôm Tư Lệnh Hoàng, chăm chú đọc suốt hai tiếng.
Màn hình điện thoại ở chế độ im lặng sáng lên, hiển thị tên người gọi đến là “Thầy Tằng Chấn", Cù Yến Đình vuốt ve Tư Lệnh Hoàng hơi mạnh, khiến Tư Lệnh Hoàng nhếch hàm răng to như cái dĩa kêu meo meo.
Chốc lát sau, Cù Yến Đình cầm điện thoại lên, trượt nút nghe: “Thầy ạ?"
Tằng Chấn đang tham dự Hội nghị Cấp cao Truyền Thông Điện ảnh, biên kịch Kiều tìm ông chào hỏi và trò chuyện đôi câu, ông nhỏ giọng nói: “Tiểu Đình, nghe nói con mới từ Trùng Khánh về hả?"
Cù Yến Đình đáp “Dạ" một tiếng: “Con về từ hôm qua."
“Thế không bảo thầy tiếng nào." Tằng Chấn cười trách anh, sau đó tiếc nuối nói: “Con vừa mới về mà thầy thì sắp vào đoàn rồi."
Dự án phim bom tấn thương mại chuẩn bị từ đầu năm – sở trường của lão đạo diễn cừ khôi, với dàn diễn viên danh tiếng đủ để khán giả bàn tán liên miên, tuần sau sẽ bấm máy.
Cù Yến Đình nói: “Thầy vất vả rồi, chúc thầy bấm máy thuận lợi ạ."
“Chỉ nói miệng thôi à?" Tằng Chấn nhắc tới chuyện cũ: “Con đi Trùng Khánh gấp quá thầy chẳng bắt kịp, giờ về rồi thì không nói suông qua điện thoại được."
Cù Yến Đình hiểu tránh được một lần nhưng không thể tránh mãi, anh đưa tay lật sổ ghi chép, vừa khéo ngày mai là thứ bảy, anh nói: “Trưa mai con mời thầy và cô ăn cơm có được không ạ?"
Hẹn xong, Cù Yến Đình chọn nhà hàng để đặt chỗ rồi gửi địa chỉ cho Tằng Chấn và Vương Minh Vũ. Cuộc trò chuyện kéo dài chưa đầy năm phút, nhưng anh còn thấy mệt mỏi hơn việc nhìn chằm chẳm bản thảo suốt hai tiếng đồng hồ.
Đóng tài liệu, Cù Yến Đình mở trình duyệt, đăng nhập vào trang web do “Dự án cây Sam" và quỹ Văn Gia đồng sáng lập.
Anh là người thành lập và tài trợ cho “Dự án cây Sam", sau nhiều năm thực hiện các dự án phúc lợi xã hội, anh đã nhận được rất nhiều phản hồi từ phía người mắc bệnh tâm lý, rằng bình thường không có ai chịu thấu hiểu, không có ai để tâm sự nên cảm thấy rất cô độc.
Cù Yến Đình lên ý tưởng thành lập một trang web và được thực hiện vào năm ngoái. Mô hình trang web vẫn đang trong quá trình sửa chữa, thỉnh thoảng anh sẽ đăng nhập để trải nghiệm thực tế xem phần nào cần được cải thiện.
Nhập tài khoản, cái nickname vớ va vớ vẩn – “Nhà văn nhỏ sợ xã hội", lại còn không thay đổi được nữa chứ, mỗi lần Cù Yến Đình đăng nhập vào đều thấy xấu hổ kinh.
Vừa online, anh phát hiện mình có một tình nguyện viên.
Cù Yến Đình cứ tưởng chức năng này thuộc dạng “Tưởng hay ho mà hóa ra vô dụng", tình nguyện viên chỉ có lòng nhiệt tình thôi không đủ, bởi lòng nhiệt tình của con người thường tiêu hao rất nhanh.
Cù Yến Đình mãi không ấn mở tin nhắn tình nguyện viên gửi đến, anh chả cần phải đoán, câu đầu tiên thường là: Chào bạn, tôi là tình nguyện viên gì gì đó.
Anh từng gặp 4-5 tình nguyện viên, ai nấy đều tỏ thái độ ân cần, cẩn thận từng li từng tí vì sợ ảnh hưởng đến tâm trạng của anh, làm anh cũng phải dè dặt lễ phép theo, không tài nào trò chuyện thoải mái.
Mãi đến nửa tiếng sau, Cù Yến Đình chuẩn bị offline, trước khi off cuối cùng cũng nhấn vào Chưa đọc.
Khung đối thoại hiện lên, hiển thị nickname là “Ca sĩ nhỏ xui xẻo".
Đương nhiên Cù Yến Đình không nghĩ rằng đối phương là ca sĩ thật, anh nhìn tin nhắn trên màn hình, bàn tay xoa mèo cầm lòng không đặng vuốt mạnh làm Tư Lệnh Hoàng gào lên.
Ca sĩ nhỏ xui xẻo gửi tin nhắn sau: Bạn là GG hay là MM?[2]
[2] 你是GG还是MM?: ngôn ngữ mạng Trung Quốc, ý hỏi đối phương là nam hay là nữ, gg là gege còn mm là meimei.
Cù Yến Đình kinh ngạc mất một lúc, rồi trả lời: Nam.
Buổi tối rỗi rãi, Ca sĩ nhỏ xui xẻo đang online, bèn trả lời ngay: Anh là nhà văn à?
Cù Yến Đình: Ừ.
Ca sĩ nhỏ xui xẻo: Nhà văn tôi thích nhất cũng là nam.
Cù Yến Đình: Ồ.
Ca sĩ nhỏ xui xẻo: Anh lạnh lùng thế.
“…" Cù Yến Đình cứ thấy là lạ đâu đó, nhưng không chỉ rõ được.
Ca sĩ nhỏ xui xẻo: Không hổ là sợ xã hội.
Cù Yến Đình không trò chuyện nổi nữa, offline luôn thì không ổn lắm, vì thế lấy bừa một lí do: Nhà văn nam nào vậy, tôi muốn tìm tác phẩm của anh ta đọc thử.
Ca sĩ nhỏ xui xẻo: Nabokov.[3]
[3] Vladimir Vladimirovich Nabokov: là tác giả bài thơ mà thầy Cù viết trong thiệp cho Lục Văn.
Cù Yến Đình: …Ok.
Ca sĩ nhỏ xui xẻo: Tôi Baidu ổng suốt hai hôm nay đấy.
Cù Yến Đình: …
Ca sĩ nhỏ xui xẻo: Gõ nhầm, đọc tác phẩm[4].
[4] Baidu (Bǎidù) và “đọc tác phẩm" (Bàidú).
Logout xong, Cù Yến Đình vùi mình trên ghế, anh nhớ tới Lục Văn và kèm theo sau là quang cảnh của thành phố núi. Kế hoạch quay phim dày đặc, tên ngốc ấy chắc chắn sẽ vất vả lắm cho xem.
Thứ bảy nắng chiếu lung linh muôn hoa vàng, Cù Yến Đình ngủ nướng đến giữa trưa mới dậy, mặc một cây đen từ đầu đến chân và đeo chiếc đồng hồ Panerai[5].
[5] Đồng hồ Panerai:
Là chủ tiệc, anh phải đến sớm hơn, thế là phóng xe như bay đến chỗ hẹn.
Chỗ đặt trước là một nhà hàng tư nhân, cây cối trồng dọc hai bên đường vào và một căn nhà nhỏ bằng gạch màu xám. Cù Yến Đình tấp vào lề tắt máy, đeo kính râm bước xuống xe, ánh nắng chiếu rọi như mạ vàng lên làn da trắng nõn.
Căn phòng trên tầng hai nhìn ra đường có ban công thư thái, Cù Yến Đình bước chậm rãi trên sàn gỗ màu nâu đỏ. Ông chủ là người Ninh Ba, giọng nói nhẹ nhàng, nhận ra anh bèn hỏi hôm nay uống rượu gì.
Rượu được cất trong phòng ăn, Cù Yến Đình cầm chìa khóa xe, nói: “Đưa cho tôi menu trà nước trước đã."
Cù Yến Đình lơ đãng xem, đầu ngón tay đè lên hoa văn in nổi trên menu, miết tới mức nóng ran rồi vẫn chưa quyết định được sẽ uống gì, tiếng động cơ vang lên bên đường, anh giật mình hoàn hồn, đi ra ban công nhìn xuống dưới.
Sau chiếc Bentley của anh, Tằng Chấn và Vương Minh Vũ xuống xe.
Cù Yến Đình trở lại trong phòng, nghe tiếng bước chân chồng chéo nhau đến gần, hít sâu một hơi đi ra ngoài nghênh đón, trên mặt nở một nụ cười đúng mực.
Tằng Chấn đã hơn năm mươi, dáng người cao ráo được giữ gìn cẩn thận, nhìn thấy Cù Yến Đình, ông cất tiếng chào thân thiết, giơ tay lên, bóp bóp bả vai Cù Yến Đình.
“Thầy ạ, thầy tự lái xe đến đây à?" Cù Yến Đình hỏi.
Tằng Chấn nói: “Đúng thế, thầy không có đến muộn chứ?"
Cù Yến Đình cười lắc đầu, nhẹ nhàng xoay người thoát khỏi bàn tay Tằng Chấn, bước tới gần Vương Minh Vũ cất tiếng gọi “Cô".
“Yến Đình, con về rồi." Vương Minh Vũ khoác áo lông cừu, mái tóc dài buông xõa sau lưng, khuôn mặt thường thường, khi cười rộ có nếp nhăn hằn sâu nơi đuôi mắt.
Bàn ăn là bàn dài, sau khi vào phòng, Tằng Chấn bước tới: “Tiểu Đình, qua đây ngồi đi nào."
“Thầy ngồi trước đi ạ." Cù Yến Đình cầm túi giúp Vương Minh Vũ: “Lái xe không được uống rượu, thầy nhìn xem muốn uống loại trà nào."
Cù Yến Đình lịch thiệp kéo ghế giúp Vương Minh Vũ, sau đó ngồi xuống bên cạnh đối phương, trên bàn bày biện bộ đĩa, dao và nĩa phức tạp, một bình hoa và giá nến ở chính giữa.
Gọi món xong, không để nhân viên phục vụ quấy rầy, Cù Yến Đình tự mình rót trà, giọng nói hối lỗi: “Lẽ ra con phải thu xếp bữa cơm này sớm hơn mới đúng."
“Đúng là đã lâu rồi không gặp con." Vương Minh Vũ hỏi: “Đoàn phim ở Trùng Khánh thế nào rồi?"
Cù Yến Đình đáp: “Ổn cả ạ." Anh giữ thái độ thản nhiên: “Con không để ý những chuyện khác, đi theo đoàn phim để sửa kịch bản thôi, một bộ phim chiếu mạng ba mươi mấy tập không đáng để bận tâm nhiều."
Tằng Chấn cười nói: “Nếu con không bận tâm thật thì đi xa thế để làm gì? Sửa gì mà sửa, quay xong rồi cắt ghép không được chắc?"
“Nhìn thầy nói kìa." Cù Yến Đình nói đùa: “Nếu câu này của thầy bị tung lên mạng thì chắc chắn dư luận sẽ chất vấn đạo đức nghề nghiệp của đạo diễn nổi tiếng cho xem."
Vương Minh Vũ mở lời: “Con không cần quan tâm đến ông ấy, đám đạo diễn sao thấu được cái khó của biên kịch. Khán giả không hiểu quay phim là gì, cắt ghép là sao, phim nát thì bao giờ cũng mắng biên kịch đầu tiên."
Tằng Chấn bị tấn công từ hai phía, không chịu nổi nữa, vội vàng chuyển chủ đề: “Tiểu Đình, phim mới của thầy sắp quay rồi, không định đi cùng đoàn phim mấy ngày à?"
Cù Yến Đình tiếc nuối nói: “Dạo này này phòng làm việc tồn đọng nhiều việc quá, con thật sự không thể nhín ra tí thời gian nào."
“Công việc thì biết đến bao giờ mới hết bận." Tằng Chấn thuyết phục anh: “Bộ phim này mời đội ngũ sản xuất hàng đầu Hoa Kỳ đấy, cơ hội hiếm có, thầy muốn dẫn con đến xem."
Cù Yến Đình dỗ dành nhằm từ chối: “Phim của thầy làm việc với đội ngũ hàng đầu không phải chuyện bình thường ư? Sau này chắc chắn sẽ có cơ hội."
Bấy giờ, món khai vị nguội được bưng lên, là trứng cá tầm muối Tằng Chấn gọi, ông không lay chuyển được Cù Yến Đình, đành cúi đầu bắt đầu dùng bữa. Vương Minh Vũ liếc nhìn đĩa thức ăn, vẫn uống trà như cũ.
Cù Yến Đình nhớ rằng Vương Minh Vũ không ăn trứng cá trứng tôm, nên anh cũng không ăn, khi món tiếp theo được bưng lên, anh dùng thìa chung để múc đồ ăn cho Vương Minh Vũ trước, bữa cơm này mới chính thức bắt đầu.
Có một đĩa tôm he rất ngon, Tằng Chấn nói: “Ngon hơn tiệc tối qua của Hội nghị Cấp Cao nhiều."
Vương Minh Vũ thuận miệng hỏi: “Hội nghị Cấp cao nào?"
Dùng nĩa xiên miếng thịt bò lên, Cù Yến Đình trả lời: “Là Hội nghị Cấp cao Truyền thông Điện ảnh ạ."
Giữa chừng, Vương Minh Vũ đi vệ sinh, trên bàn chỉ còn lại Cù Yến Đình và Tằng Chấn, ngồi chéo nhau, liếc mắt là thấy ngay điệu bộ của đối phương, Tằng Chấn đặt bộ dụng cụ ăn xuống, tựa vào lưng ghế.
Cách những cánh hoa đung đưa trên bàn, Cù Yến Đình cảm nhận được ánh mắt của Tằng Chấn, anh lau miệng, chủ động gợi chuyện: “Gần đây cô đang bận gì vậy ạ?"
“Không rõ lắm." Tằng Chấn trả lời, “Ai bận việc người đó, ngay cả việc thầy đi tham dự sự kiện bà ấy cũng không biết?"
Điện thoại đổ chuông, Tằng Chấn chẳng ra ngoài mà nhận máy luôn, ông cất tiếng “Tôi đây", nghe thì có vẻ hạ mình nhưng lại ăn khớp với tính cách và thân phận của ông. Bên kia gọi “Thầy Tằng", thái độ rất vui vẻ.
“Hôm nay á?" Tằng Chấn nói: “Tôi đang đi ăn ở bên ngoài mất rồi."
Cù Yến Đình loáng thoáng nghe thấy âm thanh, nhưng không quan tâm, tiếp tục cầm dao nĩa lên cắt thịt bò.
Suốt cuộc trò chuyện Tằng Chấn mang thái độ xuề xòa, nói vài câu bèn giao hẹn: “Thế chờ nhé, ăn xong tôi qua."
Ông cúp máy đúng lúc Vương Minh Vũ quay lại, Cù Yến Đình nhai bò viên, không nói gì cả.
Cơm nước xong xuôi, trước khi ra về, Tằng Chấn vừa mặc áo khoác vừa thản nhiên thông báo: “Tôi không về nhà đâu, có chút việc phải ra ngoài."
Vương Minh Vũ chẳng ý kiến ý cò, cũng không quan tâm có chuyện gì, chỉ hỏi: “Ông lái xe đi à?"
Tằng Chấn cầm chìa khóa xe: “Tiểu Đình, làm phiền con đưa cô của con về nhà."
Từ nhà hàng đi ra, Cù Yến Đình mở cửa xe cho Vương Minh Vũ, rồi vòng qua ngồi vào ghế lái, nổ máy, quay xe rẽ vào đường cái, trong kính chiếu hậu, xe Tằng Chấn đã chạy xa theo hướng ngược lại.
Căng da bụng chùng da mắt, Vương Minh Vũ lười nhác khép áo khoác.
Cù Yến Đình tăng nhiệt độ lên và nói: “Cô, nhìn cô hơi mệt thì phải."
Mùa đông năm nay, Vương Minh Vũ đã bắt tay chuẩn bị cho vở kịch mừng năm mới của đài CCTV vào năm sau, tổ biên kịch đông người, nhưng làm tổng biên kịch là cực khổ nhất. Bà nói: “Chỗ cô có một kịch bản, cô không lo nổi, về đến nhà lấy cho con xem nhé."
Cù Yến Đình đồng ý, không hỏi kỹ càng, lúc chờ đèn đỏ ở giao lộ, anh cầm bình nước vặn nắp, đưa cho đối phương: “Cô phải chú ý nghỉ ngơi vào."
Vương Minh Vũ nhận lấy, bỗng dưng nở nụ cười: “Con nên nói với thầy của con thì hơn."
Cù Yến Đình không kịp phản ứng: “Vâng, thầy cũng bận ạ."
“Đương nhiên là ông ấy bận rồi." Vương Minh Vũ như đang nói chuyện phiếm bình thường không quan trọng: “Người tình mới đang độ mặn nồng, ăn no rồi chạy đi hú hí, chẳng biết lo cho cái eo già sắp 50."
Cù Yến Đình hơi lúng túng, không biết phải tiếp lời như thế nào.
Vương Minh Vũ tiếp tục nói: “Đó là một tiểu thịt tươi, hot lắm, vừa biết phục vụ vừa biết dỗ dành người khác, quay cả phim điện ảnh để nâng đỡ cậu ta cơ đấy."
Đèn đỏ chuyển xanh, Cù Yến Đình đạp chân ga vượt qua giao lộ, anh không để ý đến tin tức giải trí, cũng không nhận ra nổi minh tinh lưu lượng nào, ấn tượng mờ nhạt lắm: “Hình như họ Cận ạ?"
“Ừ." Vương Minh Vũ hừ nhẹ.
Qua một lát, bà giễu cợt nói: “Thói đời lắm đồng tính luyến ái."
Cù Yến Đình lơ đãng nhìn ra ngoài cửa sổ, siết chặt tay lái, không lên tiếng nữa.
Phòng làm việc của Cù Yến Đình tên là “Chỉ thượng yên vân", được lấy từ một câu thơ của Kỷ Quân, thiên sinh tâm lực tọa tiêu ma, chỉ thượng yên vân quá nhãn đa. [1]
[1] Kỷ Quân: tên tự là Hiểu Lam, là một danh sĩ nổi tiếng và quan lại đời nhà Thanh, trong lịch sử Trung Quốc.
Phòng làm việc nằm trong một khu biệt thự, nhằm thoải mái và thuận tiện, Cù Yến Đình chọn bất động sản tư nhân để trống dùng làm văn phòng, còn được giảm bớt tiền thuê nhà nữa.
Sau khi kết thúc cuộc họp buổi sáng, Cù Yến Đình ngồi đọc bản thảo trên tầng hai, đây là một quyển sách cần chuyển thể, đọc xong anh phải đích thân cho ý kiến sửa đổi.
Chữ viết là thứ tra tấn người ta nhất, bất tri bất giác đã hết nửa ngày. Cù Yến Đình cử động cổ, bưng cái cốc không bước ra khỏi phòng, đi đến bên lan can cầu thang xoắn trông xuống phòng khách ở tầng một.
Cộng thêm Vu Nam, tổng cộng có bốn người đang bận rộn, ba người còn lại là Diêu Bách Thanh, Đổng Hạc và Bành Dược Nhiên đều là biên kịch. Cù Yến Đình hầu như không tham gia vào việc quản lí, bình thường cũng không yêu cầu mọi người đi làm đúng giờ mà chỉ nhận kết quả công việc.
Nhớ đến việc Nhâm Thụ quan tâm, Cù Yến Đình vỗ lan can hỏi: “Vu Nam, biên kịch Kiều có ở đây không?"
Bốn người đồng loạt ngẩng đầu lên, hôm qua ngồi trên xe Vu Nam đã báo cáo, sáng nay họp biên kịch Kiều cũng đã tự mình nhắc đến, nhưng cậu hiểu Cù Yến Đình thường làm ngơ với mọi hoạt động xã giao: “Tối nay tổ chức Hội nghị Cấp cao Truyền thông Điện ảnh, biên kịch Kiều đi làm tóc rồi ạ."
Những hoạt động thế này toàn là biên kịch Kiều tham dự thay Cù Yến Đình, anh gật gật đầu, không thể làm gì khác hơn là bơ Nhâm Thụ thêm một đêm nữa.
Ngoài cửa sổ mặt trời đã ngả về đằng Tây, Cù Yến Đình thu dọn bản thảo, rời đi trước giờ cao điểm buổi tối. Buổi sáng lái xe đến đây, gió mùa thu miền bắc thổi ào ào làm thân xe phủ bám đầy bụi bặm.
Bentley chạy ra khỏi gara, Cù Yến Đình yêu lắm cảm giác lái xe, được ngồi một mình trong buồng xe kín đáo và cầm tay lái khiến người ta vừa an tâm vừa tự tại, còn được viện cớ “lái xe không tiện trò chuyện" để từ chối nhận điện thoại.
Cù Yến Đình đi rửa xe trước, sau đó về nhà tắm táp, cho mèo ăn, nấu nướng cơm nước, đó là quy trình sinh hoạt hàng ngày bao năm qua của anh. Đây là khao khát cháy bỏng của anh thuở nhỏ, được ăn no mặc ấm, không bị ai bắt nạt là đủ rồi.
Nhưng giờ đây, anh đang đứng cạnh bệ bếp đợi máy rửa bát chạy xong, cứ đứng như thế, một giây, hai giây, trong tiếng máy móc khẽ khàng dần dần dâng lên nỗi trống rỗng khó tả.
Dường như khi đã được nếm thử món ngon của lạ, giờ phải quay về với cơm canh đạm bạc thì không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng.
Cù Yến Đình đè nén cảm giác ấy, trở lại phòng làm việc tiếp tục xem bản thảo, mỗi khi tiếp xúc với những con chữ vuông vắn lít nhít là anh có thể tạm thời quên hết thảy mọi việc.
Anh ngồi xếp bằng trên ghế sofa bọc da, ngả nghiêng tựa vào tay vịn và ôm Tư Lệnh Hoàng, chăm chú đọc suốt hai tiếng.
Màn hình điện thoại ở chế độ im lặng sáng lên, hiển thị tên người gọi đến là “Thầy Tằng Chấn", Cù Yến Đình vuốt ve Tư Lệnh Hoàng hơi mạnh, khiến Tư Lệnh Hoàng nhếch hàm răng to như cái dĩa kêu meo meo.
Chốc lát sau, Cù Yến Đình cầm điện thoại lên, trượt nút nghe: “Thầy ạ?"
Tằng Chấn đang tham dự Hội nghị Cấp cao Truyền Thông Điện ảnh, biên kịch Kiều tìm ông chào hỏi và trò chuyện đôi câu, ông nhỏ giọng nói: “Tiểu Đình, nghe nói con mới từ Trùng Khánh về hả?"
Cù Yến Đình đáp “Dạ" một tiếng: “Con về từ hôm qua."
“Thế không bảo thầy tiếng nào." Tằng Chấn cười trách anh, sau đó tiếc nuối nói: “Con vừa mới về mà thầy thì sắp vào đoàn rồi."
Dự án phim bom tấn thương mại chuẩn bị từ đầu năm – sở trường của lão đạo diễn cừ khôi, với dàn diễn viên danh tiếng đủ để khán giả bàn tán liên miên, tuần sau sẽ bấm máy.
Cù Yến Đình nói: “Thầy vất vả rồi, chúc thầy bấm máy thuận lợi ạ."
“Chỉ nói miệng thôi à?" Tằng Chấn nhắc tới chuyện cũ: “Con đi Trùng Khánh gấp quá thầy chẳng bắt kịp, giờ về rồi thì không nói suông qua điện thoại được."
Cù Yến Đình hiểu tránh được một lần nhưng không thể tránh mãi, anh đưa tay lật sổ ghi chép, vừa khéo ngày mai là thứ bảy, anh nói: “Trưa mai con mời thầy và cô ăn cơm có được không ạ?"
Hẹn xong, Cù Yến Đình chọn nhà hàng để đặt chỗ rồi gửi địa chỉ cho Tằng Chấn và Vương Minh Vũ. Cuộc trò chuyện kéo dài chưa đầy năm phút, nhưng anh còn thấy mệt mỏi hơn việc nhìn chằm chẳm bản thảo suốt hai tiếng đồng hồ.
Đóng tài liệu, Cù Yến Đình mở trình duyệt, đăng nhập vào trang web do “Dự án cây Sam" và quỹ Văn Gia đồng sáng lập.
Anh là người thành lập và tài trợ cho “Dự án cây Sam", sau nhiều năm thực hiện các dự án phúc lợi xã hội, anh đã nhận được rất nhiều phản hồi từ phía người mắc bệnh tâm lý, rằng bình thường không có ai chịu thấu hiểu, không có ai để tâm sự nên cảm thấy rất cô độc.
Cù Yến Đình lên ý tưởng thành lập một trang web và được thực hiện vào năm ngoái. Mô hình trang web vẫn đang trong quá trình sửa chữa, thỉnh thoảng anh sẽ đăng nhập để trải nghiệm thực tế xem phần nào cần được cải thiện.
Nhập tài khoản, cái nickname vớ va vớ vẩn – “Nhà văn nhỏ sợ xã hội", lại còn không thay đổi được nữa chứ, mỗi lần Cù Yến Đình đăng nhập vào đều thấy xấu hổ kinh.
Vừa online, anh phát hiện mình có một tình nguyện viên.
Cù Yến Đình cứ tưởng chức năng này thuộc dạng “Tưởng hay ho mà hóa ra vô dụng", tình nguyện viên chỉ có lòng nhiệt tình thôi không đủ, bởi lòng nhiệt tình của con người thường tiêu hao rất nhanh.
Cù Yến Đình mãi không ấn mở tin nhắn tình nguyện viên gửi đến, anh chả cần phải đoán, câu đầu tiên thường là: Chào bạn, tôi là tình nguyện viên gì gì đó.
Anh từng gặp 4-5 tình nguyện viên, ai nấy đều tỏ thái độ ân cần, cẩn thận từng li từng tí vì sợ ảnh hưởng đến tâm trạng của anh, làm anh cũng phải dè dặt lễ phép theo, không tài nào trò chuyện thoải mái.
Mãi đến nửa tiếng sau, Cù Yến Đình chuẩn bị offline, trước khi off cuối cùng cũng nhấn vào Chưa đọc.
Khung đối thoại hiện lên, hiển thị nickname là “Ca sĩ nhỏ xui xẻo".
Đương nhiên Cù Yến Đình không nghĩ rằng đối phương là ca sĩ thật, anh nhìn tin nhắn trên màn hình, bàn tay xoa mèo cầm lòng không đặng vuốt mạnh làm Tư Lệnh Hoàng gào lên.
Ca sĩ nhỏ xui xẻo gửi tin nhắn sau: Bạn là GG hay là MM?[2]
[2] 你是GG还是MM?: ngôn ngữ mạng Trung Quốc, ý hỏi đối phương là nam hay là nữ, gg là gege còn mm là meimei.
Cù Yến Đình kinh ngạc mất một lúc, rồi trả lời: Nam.
Buổi tối rỗi rãi, Ca sĩ nhỏ xui xẻo đang online, bèn trả lời ngay: Anh là nhà văn à?
Cù Yến Đình: Ừ.
Ca sĩ nhỏ xui xẻo: Nhà văn tôi thích nhất cũng là nam.
Cù Yến Đình: Ồ.
Ca sĩ nhỏ xui xẻo: Anh lạnh lùng thế.
“…" Cù Yến Đình cứ thấy là lạ đâu đó, nhưng không chỉ rõ được.
Ca sĩ nhỏ xui xẻo: Không hổ là sợ xã hội.
Cù Yến Đình không trò chuyện nổi nữa, offline luôn thì không ổn lắm, vì thế lấy bừa một lí do: Nhà văn nam nào vậy, tôi muốn tìm tác phẩm của anh ta đọc thử.
Ca sĩ nhỏ xui xẻo: Nabokov.[3]
[3] Vladimir Vladimirovich Nabokov: là tác giả bài thơ mà thầy Cù viết trong thiệp cho Lục Văn.
Cù Yến Đình: …Ok.
Ca sĩ nhỏ xui xẻo: Tôi Baidu ổng suốt hai hôm nay đấy.
Cù Yến Đình: …
Ca sĩ nhỏ xui xẻo: Gõ nhầm, đọc tác phẩm[4].
[4] Baidu (Bǎidù) và “đọc tác phẩm" (Bàidú).
Logout xong, Cù Yến Đình vùi mình trên ghế, anh nhớ tới Lục Văn và kèm theo sau là quang cảnh của thành phố núi. Kế hoạch quay phim dày đặc, tên ngốc ấy chắc chắn sẽ vất vả lắm cho xem.
Thứ bảy nắng chiếu lung linh muôn hoa vàng, Cù Yến Đình ngủ nướng đến giữa trưa mới dậy, mặc một cây đen từ đầu đến chân và đeo chiếc đồng hồ Panerai[5].
[5] Đồng hồ Panerai:
Là chủ tiệc, anh phải đến sớm hơn, thế là phóng xe như bay đến chỗ hẹn.
Chỗ đặt trước là một nhà hàng tư nhân, cây cối trồng dọc hai bên đường vào và một căn nhà nhỏ bằng gạch màu xám. Cù Yến Đình tấp vào lề tắt máy, đeo kính râm bước xuống xe, ánh nắng chiếu rọi như mạ vàng lên làn da trắng nõn.
Căn phòng trên tầng hai nhìn ra đường có ban công thư thái, Cù Yến Đình bước chậm rãi trên sàn gỗ màu nâu đỏ. Ông chủ là người Ninh Ba, giọng nói nhẹ nhàng, nhận ra anh bèn hỏi hôm nay uống rượu gì.
Rượu được cất trong phòng ăn, Cù Yến Đình cầm chìa khóa xe, nói: “Đưa cho tôi menu trà nước trước đã."
Cù Yến Đình lơ đãng xem, đầu ngón tay đè lên hoa văn in nổi trên menu, miết tới mức nóng ran rồi vẫn chưa quyết định được sẽ uống gì, tiếng động cơ vang lên bên đường, anh giật mình hoàn hồn, đi ra ban công nhìn xuống dưới.
Sau chiếc Bentley của anh, Tằng Chấn và Vương Minh Vũ xuống xe.
Cù Yến Đình trở lại trong phòng, nghe tiếng bước chân chồng chéo nhau đến gần, hít sâu một hơi đi ra ngoài nghênh đón, trên mặt nở một nụ cười đúng mực.
Tằng Chấn đã hơn năm mươi, dáng người cao ráo được giữ gìn cẩn thận, nhìn thấy Cù Yến Đình, ông cất tiếng chào thân thiết, giơ tay lên, bóp bóp bả vai Cù Yến Đình.
“Thầy ạ, thầy tự lái xe đến đây à?" Cù Yến Đình hỏi.
Tằng Chấn nói: “Đúng thế, thầy không có đến muộn chứ?"
Cù Yến Đình cười lắc đầu, nhẹ nhàng xoay người thoát khỏi bàn tay Tằng Chấn, bước tới gần Vương Minh Vũ cất tiếng gọi “Cô".
“Yến Đình, con về rồi." Vương Minh Vũ khoác áo lông cừu, mái tóc dài buông xõa sau lưng, khuôn mặt thường thường, khi cười rộ có nếp nhăn hằn sâu nơi đuôi mắt.
Bàn ăn là bàn dài, sau khi vào phòng, Tằng Chấn bước tới: “Tiểu Đình, qua đây ngồi đi nào."
“Thầy ngồi trước đi ạ." Cù Yến Đình cầm túi giúp Vương Minh Vũ: “Lái xe không được uống rượu, thầy nhìn xem muốn uống loại trà nào."
Cù Yến Đình lịch thiệp kéo ghế giúp Vương Minh Vũ, sau đó ngồi xuống bên cạnh đối phương, trên bàn bày biện bộ đĩa, dao và nĩa phức tạp, một bình hoa và giá nến ở chính giữa.
Gọi món xong, không để nhân viên phục vụ quấy rầy, Cù Yến Đình tự mình rót trà, giọng nói hối lỗi: “Lẽ ra con phải thu xếp bữa cơm này sớm hơn mới đúng."
“Đúng là đã lâu rồi không gặp con." Vương Minh Vũ hỏi: “Đoàn phim ở Trùng Khánh thế nào rồi?"
Cù Yến Đình đáp: “Ổn cả ạ." Anh giữ thái độ thản nhiên: “Con không để ý những chuyện khác, đi theo đoàn phim để sửa kịch bản thôi, một bộ phim chiếu mạng ba mươi mấy tập không đáng để bận tâm nhiều."
Tằng Chấn cười nói: “Nếu con không bận tâm thật thì đi xa thế để làm gì? Sửa gì mà sửa, quay xong rồi cắt ghép không được chắc?"
“Nhìn thầy nói kìa." Cù Yến Đình nói đùa: “Nếu câu này của thầy bị tung lên mạng thì chắc chắn dư luận sẽ chất vấn đạo đức nghề nghiệp của đạo diễn nổi tiếng cho xem."
Vương Minh Vũ mở lời: “Con không cần quan tâm đến ông ấy, đám đạo diễn sao thấu được cái khó của biên kịch. Khán giả không hiểu quay phim là gì, cắt ghép là sao, phim nát thì bao giờ cũng mắng biên kịch đầu tiên."
Tằng Chấn bị tấn công từ hai phía, không chịu nổi nữa, vội vàng chuyển chủ đề: “Tiểu Đình, phim mới của thầy sắp quay rồi, không định đi cùng đoàn phim mấy ngày à?"
Cù Yến Đình tiếc nuối nói: “Dạo này này phòng làm việc tồn đọng nhiều việc quá, con thật sự không thể nhín ra tí thời gian nào."
“Công việc thì biết đến bao giờ mới hết bận." Tằng Chấn thuyết phục anh: “Bộ phim này mời đội ngũ sản xuất hàng đầu Hoa Kỳ đấy, cơ hội hiếm có, thầy muốn dẫn con đến xem."
Cù Yến Đình dỗ dành nhằm từ chối: “Phim của thầy làm việc với đội ngũ hàng đầu không phải chuyện bình thường ư? Sau này chắc chắn sẽ có cơ hội."
Bấy giờ, món khai vị nguội được bưng lên, là trứng cá tầm muối Tằng Chấn gọi, ông không lay chuyển được Cù Yến Đình, đành cúi đầu bắt đầu dùng bữa. Vương Minh Vũ liếc nhìn đĩa thức ăn, vẫn uống trà như cũ.
Cù Yến Đình nhớ rằng Vương Minh Vũ không ăn trứng cá trứng tôm, nên anh cũng không ăn, khi món tiếp theo được bưng lên, anh dùng thìa chung để múc đồ ăn cho Vương Minh Vũ trước, bữa cơm này mới chính thức bắt đầu.
Có một đĩa tôm he rất ngon, Tằng Chấn nói: “Ngon hơn tiệc tối qua của Hội nghị Cấp Cao nhiều."
Vương Minh Vũ thuận miệng hỏi: “Hội nghị Cấp cao nào?"
Dùng nĩa xiên miếng thịt bò lên, Cù Yến Đình trả lời: “Là Hội nghị Cấp cao Truyền thông Điện ảnh ạ."
Giữa chừng, Vương Minh Vũ đi vệ sinh, trên bàn chỉ còn lại Cù Yến Đình và Tằng Chấn, ngồi chéo nhau, liếc mắt là thấy ngay điệu bộ của đối phương, Tằng Chấn đặt bộ dụng cụ ăn xuống, tựa vào lưng ghế.
Cách những cánh hoa đung đưa trên bàn, Cù Yến Đình cảm nhận được ánh mắt của Tằng Chấn, anh lau miệng, chủ động gợi chuyện: “Gần đây cô đang bận gì vậy ạ?"
“Không rõ lắm." Tằng Chấn trả lời, “Ai bận việc người đó, ngay cả việc thầy đi tham dự sự kiện bà ấy cũng không biết?"
Điện thoại đổ chuông, Tằng Chấn chẳng ra ngoài mà nhận máy luôn, ông cất tiếng “Tôi đây", nghe thì có vẻ hạ mình nhưng lại ăn khớp với tính cách và thân phận của ông. Bên kia gọi “Thầy Tằng", thái độ rất vui vẻ.
“Hôm nay á?" Tằng Chấn nói: “Tôi đang đi ăn ở bên ngoài mất rồi."
Cù Yến Đình loáng thoáng nghe thấy âm thanh, nhưng không quan tâm, tiếp tục cầm dao nĩa lên cắt thịt bò.
Suốt cuộc trò chuyện Tằng Chấn mang thái độ xuề xòa, nói vài câu bèn giao hẹn: “Thế chờ nhé, ăn xong tôi qua."
Ông cúp máy đúng lúc Vương Minh Vũ quay lại, Cù Yến Đình nhai bò viên, không nói gì cả.
Cơm nước xong xuôi, trước khi ra về, Tằng Chấn vừa mặc áo khoác vừa thản nhiên thông báo: “Tôi không về nhà đâu, có chút việc phải ra ngoài."
Vương Minh Vũ chẳng ý kiến ý cò, cũng không quan tâm có chuyện gì, chỉ hỏi: “Ông lái xe đi à?"
Tằng Chấn cầm chìa khóa xe: “Tiểu Đình, làm phiền con đưa cô của con về nhà."
Từ nhà hàng đi ra, Cù Yến Đình mở cửa xe cho Vương Minh Vũ, rồi vòng qua ngồi vào ghế lái, nổ máy, quay xe rẽ vào đường cái, trong kính chiếu hậu, xe Tằng Chấn đã chạy xa theo hướng ngược lại.
Căng da bụng chùng da mắt, Vương Minh Vũ lười nhác khép áo khoác.
Cù Yến Đình tăng nhiệt độ lên và nói: “Cô, nhìn cô hơi mệt thì phải."
Mùa đông năm nay, Vương Minh Vũ đã bắt tay chuẩn bị cho vở kịch mừng năm mới của đài CCTV vào năm sau, tổ biên kịch đông người, nhưng làm tổng biên kịch là cực khổ nhất. Bà nói: “Chỗ cô có một kịch bản, cô không lo nổi, về đến nhà lấy cho con xem nhé."
Cù Yến Đình đồng ý, không hỏi kỹ càng, lúc chờ đèn đỏ ở giao lộ, anh cầm bình nước vặn nắp, đưa cho đối phương: “Cô phải chú ý nghỉ ngơi vào."
Vương Minh Vũ nhận lấy, bỗng dưng nở nụ cười: “Con nên nói với thầy của con thì hơn."
Cù Yến Đình không kịp phản ứng: “Vâng, thầy cũng bận ạ."
“Đương nhiên là ông ấy bận rồi." Vương Minh Vũ như đang nói chuyện phiếm bình thường không quan trọng: “Người tình mới đang độ mặn nồng, ăn no rồi chạy đi hú hí, chẳng biết lo cho cái eo già sắp 50."
Cù Yến Đình hơi lúng túng, không biết phải tiếp lời như thế nào.
Vương Minh Vũ tiếp tục nói: “Đó là một tiểu thịt tươi, hot lắm, vừa biết phục vụ vừa biết dỗ dành người khác, quay cả phim điện ảnh để nâng đỡ cậu ta cơ đấy."
Đèn đỏ chuyển xanh, Cù Yến Đình đạp chân ga vượt qua giao lộ, anh không để ý đến tin tức giải trí, cũng không nhận ra nổi minh tinh lưu lượng nào, ấn tượng mờ nhạt lắm: “Hình như họ Cận ạ?"
“Ừ." Vương Minh Vũ hừ nhẹ.
Qua một lát, bà giễu cợt nói: “Thói đời lắm đồng tính luyến ái."
Cù Yến Đình lơ đãng nhìn ra ngoài cửa sổ, siết chặt tay lái, không lên tiếng nữa.
Tác giả :
Bắc Nam