Điền Viên Cẩm Tú
Chương 51: Mua ruộng
Vì tháng Giêng nhiều việc, nên Tụ Phương Trai có báo cuối tháng này mới tới kết toán cho họ, thế nên nhà Tử La vẫn chưa được cầm tiền hoa hồng tháng Giêng của Tụ Phương Trai trong tay.
“Đất, đương nhiên là càng nhiều càng tốt, chỉ là bạc của chúng ta không thể để lộ quá nhiều ra ngoài được, nếu không thì đâu thể giải thích với người trong thôn đúng2không." Tử Hiên cũng biết tầm quan trọng của đồng ruộng. Trước kia mọi người không tin huynh muội bọn họ có thể tự nuôi sống mình, chính là bởi vì họ không ruộng không đất, nhưng cậu cũng biết đạo lý cây to đón gió lớn.
Mấy người Tử Thụ nghe xong cũng hiểu được Tử Hiên đang lo lắng điều gì, thế là cả nhà đều im lặng.
“Nếu không thì vậy đi, chúng8ta lấy năm mươi lượng bạc đến chỗ thôn trưởng mua đất trước, cứ bảo là mượn của Lưu bá bá, đến lúc đó, chúng ta nói thế này..." Tử La nói ý định của mình cho mọi người cùng biết.
Bây giờ nhà Tử La có quan hệ khá tốt Lưu Hương Lầu, cho nên mấy huynh muội đều gọi Lưu chưởng quỹ là Lưu bá bá.
Đám Tử Thụ nghe xong đều thấy rất6khả thi, cho nên, bọn họ bắt đầu thương lượng xem nên hoàn thiện cái cớ này như thế nào.
Hôm sau, Tử Thụ mang hai cân thịt lợn, một bình rượu gạo nhỏ, hai gói bánh ngọt rồi cùng Tử Hiên đến nhà thôn trưởng nói chuyện mua đất, đương nhiên không thể thiếu được hai cái bạn nhỏ là Tử La và Tiểu Lục rồi.
“Thụ ca nhi, sao bọn cháu có nhiều tiền3vậy?" Thôn trưởng biết lý do đám Tử Thụ đến nhưng vẫn kinh ngạc vì họ có thể đưa ra nhiều tiền đến vậy.
“Là thế này, mấy tháng này bọn cháu cung cấp thỏ và một số con thú khác cho Lưu Hương Lầu tổng cộng được khoảng sáu, bảy lượng bạc. Đại tỷ và Tử Đào bán đồ thêu cho cửa hàng cũng kiếm được khoảng bảy, tám lượng bạc nữa, cộng lại5là hơn mười lượng. Sau đó, Lưu bá bá biết chúng cháu muốn mua đất nên trả trước cho bọn cháu ba mươi lượng, sau này sẽ trừ dần vào tiền cung cấp thú rừng sau. Thế cho nên bây giờ bọn cháu mới có gần năm mươi lượng bạc." Cái cớ này, đám Tử Thụ đã bàn bạc xong từu hôm qua rồi, sáng nay lên trấn trên mua đồ cũng đã nói chuyện này với Lưu chưởng quỹ. Lưu chưởng quỹ cũng đã đồng ý nói giúp họ như vậy.
Thôn trưởng nghe Tử Thụ nói như vậy thì âm thầm thở phào. Ông chỉ sợ đống bạc này của Tử Thụ có lai lịch bất chính thôi. Có điều, ông nghĩ mấy huynh muội Tử Thụ đều là những đứa hiểu chuyện, cho nên chút nghi ngờ trong lòng cũng biến mất sạch sẽ.
“Đợt trước ta có nghe nói Vi tỷ nhi bán đồ thêu cho cửa hàng, không ngờ lại kiếm được nhiều bạc như vậy." Trần nãi nãi nghe chuyện Tử Vi mấy tháng đã lãi được bảy, tám lượng bạc thì rất tò mò với bản lĩnh của nàng.
Đám Tử La quyết định nói chuyện Tử Vi và Tử Đào thêu thùa kiếm tiền ra cũng có nguyên nhân của nó.
Đầu tiên, tất cả mọi người đều biết Tử Vi hay bán đồ thêu cho cửa hàng, chỉ không ngờ lại bán được nhiều tiền như vậy thôi.
Với lại, nếu người có ý hỏi thăm thì chuyện này cũng chẳng giấu được bao lâu, không bằng các nàng nói ra trước cho người ta khỏi suy đoán.
Thứ hai, để mọi người biết Tử Vi, Tử Đào am hiểu thêu thùa chính là trăm lợi không hại. Vì thời đại này, mọi người rất có thiện cảm với nữ tử có tài có đức, mà có tài có đức, biết nữ công gia chánh lại chính là tiêu chuẩn để đánh giá nữ nhi thời này.
Cùng lắm là sau này sẽ có một số người đến nhờ hai người Tử Vi chỉ bảo cách thêu, hai người cứ dạy cho một chút là được, dù sao cũng chẳng phải chuyện gì quá cao minh.
Khăn thêu của Tử Vi bán đi được hai tháng là đã có tú nương thông minh nghĩ ra cách thêu của Tử Vi rồi. Bây giờ, khăn thêu của Tử Vi cũng không bán được một trăm văn như trước nữa.
Cũng may là người có thể nghĩ ra cách thêu của Tử Vi, lại có tài nghệ cao siêu cũng không có bao nhiêu. Khăn thêu của Tử Vi vẫn bán được khoảng ba mươi văn một cái, cái này cũng hơn khăn thêu bình thường rất nhiều rồi.
Hơn nữa, Tử Vi và Tử Đào dạy kỹ thuật thêu cho người khác sẽ rất có lợi với thanh danh của hai người, các nàng cũng không ngại dạy cho những người trong thôn, để họ kiếm thêm được chút tiền.
Hơn nữa, các nàng cũng không sợ đồ đệ giỏi sẽ khiến sư phụ đói chết, kiểu gì sau này người ta cũng biết, so với việc chờ người bên ngoài tìm ra cách thêu này, không bằng dạy người trong thôn trước, như vậy cũng có tính là có ân có nghĩa với người ta. Không những thế, họ còn giúp được các cô nương trong thôn.
Giống như Đào Hoa tỷ, nàng mới theo học Tử Vi đến ngày thứ hai mươi, khăn thêu đã bán được hơn mười văn rồi. Nhờ đó, nàng có thể kiếm cho mình thêm ít tiền riêng, hoặc giúp đỡ hoàn cảnh trong nhà. Huống hồ, bây giờ các nàng cũng đang cần một cái cớ để lấy bạc ra nữa.
“Lần trước Đại tỷ thu dọn di vật của mẹ cháu có phát hiện một chiếc khăn cũ có cách thêu rất đặc biệt, Đại tỷ bèn lấy ra nghiên cứu, không ngờ lại hiểu được cách thêu trên đó. Thế rồi Đại tỷ cháu dùng cách thêu này để thêu khăn tay, khiến cửa hàng thêu ở trấn trên rất coi trọng, cho nên mới có cái giá tốt thế này." Tử Thụ nói.
Tử Thụ nói như vậy cũng không sợ mọi người nghi ngờ, dù sao thì mẹ ruột của đám Tử Thụ cũng có tay nghề thêu thùa vô cùng xuất chúng. Hơn nữa, bà còn đến từ Tô Thành - nổi tiếng với nghề thêu, tổ tiên của bà có được kỹ thuật đặc biệt cũng chẳng có gì lạ.
“Nghe nói, Vi tỷ nhi còn dạy Đào Hoa thêu thùa đúng không? Có thể dạy cho Châu tỷ nhi nhà ta một chút không?" Trần Cao thị chen miệng nói. Tuy bà ta rất coi thường mấy huynh muội nghèo kiết này, nhưng thật sự cũng rất động lòng với kỹ thuật thêu của Tử Vi. Nếu nữ công tốt cũng là một lợi thế để sau này làm mai cho Châu tỷ nhi.
“Mẹ Thiếu Thanh, con nói gì vậy? Đó là tay nghề của người ta, con ao ước cái gì." Tuy Trần nãi nãi cũng rất muốn cháu gái học được thêm chút kỹ thuật thêu thùa, nhưng dù gì đó cũng là tay nghề của đám Tử Vi, các nàng không mở miệng muốn dạy thì thôi, sao mình có thể tự yêu cầu người ta dạy được, đây là không biết xấu hổ.
“Mẹ, sợ gì chứ, bọn nó dạy Đào Hoa rồi mà, dạy thêm một đứa thì có sao. Thụ ca nhi, mấy đứa nói có đúng không?" Trần Cao thị cười xòa nói.
Xem ra chuyện này cũng chẳng phải bí mật gì, các nàng mới dạy Đào Hoa tỷ hơn nửa tháng, Trần Cao thị đã biết rồi. Chuyện quả hồng lần trước cũng chẳng giữ được bao lâu thì cả thôn cũng biết. Tử La có chút hết chỗ nói rồi, cũng may các nàng vốn cũng không muốn giấu chuyện này.
“Đây cũng chẳng phải kỹ thuật cao siêu gì, chỉ cần chú ý hơn những cách bình thường một chút là có thể suy ra ngay. Nếu Châu tỷ tỷ muốn học... thì hôm nào đó cùng Đào Hoa tỷ đến nhà cháu. Châu tỷ tỷ thông minh như thế, chắc sẽ học xong nhanh thôi. Trong thôn có ai muốn học cũng có thể đến nhà cùng Đại tỷ của cháu học tập, chỉ bảo lẫn nhau cùng tiến bộ." Lời Tử Thụ nói vô cùng cẩn thận, khiến người ta rất có thiện cảm. Tử La thầm khen ngợi Đại ca trong lòng.
Trưởng thôn thấy Tử Thụ nói chuyện chân thành, không chút miễn cưỡng thì mới thấy yên lòng, ông khen ngợi: “Thụ ca nhi, huynh muội các cháu làm tốt lắm. Yên tâm, các cháu tốt bụng, mọi người đều ghi nhớ trong lòng." Thôn trưởng giơ ngón tay cái ra nói.
“Thôn trưởng gia gia khách khí quá, chúng cháu cũng đâu làm được gì." Tử Thụ vội chắp tay khiêm tốn.
Thôn trưởng thấy Tử Thụ biết tiến biết lui, lại nho nhã lễ độ, hơn nữa xử sự làm người rất phúc hậu nên ông rất tán thưởng.
Hơn nữa, Tử Hiên và Tử La, kể cả Tiểu Lục nhỏ tuổi nhất bước vào cũng rất lễ phép, bánh ngọt nước trà trên bàn cũng không hề tự tiện lấy, chuyện này rất ít gặp trong thôn, như vậy có thể thấy mấy huynh muội Tử Thụ được dạy dỗ tốt thế nào. Thôn trưởng không khỏi âm thầm thán phục. “Thế này đi, số ruộng lần trước các cháu bán cho thôn vẫn chưa bán đi, không bằng bây giờ mấy đứa lại mua về, trong thôn cũng không lấy lãi của các cháu, chỉ cần trả như giá cũ là được." Thôn trưởng trầm ngâm một lát rồi nói.
Tử Thụ nghe vậy thì có hơi kích động, lúc mẹ vẫn còn sống không hề muốn bán mấy mảnh ruộng kia đi, cảm thấy đó chính là những niệm tưởng mà cha để lại cho họ, chẳng qua là lúc đó không còn cách nào khác mới phải bán đi thôi. Bây giờ có thể mua về, hắn đương nhiên sẽ đồng ý, cũng coi như là thỏa nỗi lòng của mẹ lúc sinh thời.
“Vậy có hai mẫu ruộng nước, mỗi mẫu tám lượng bạc, sáu mẫu ruộng cạn tốt, mỗi mẫu năm lượng. Tổng cộng là bốn mươi sáu lượng. Thụ ca nhi, các cháu có đủ bạc không?" Trưởng thôn hỏi tiếp.
“Dạ được, ăn cơm trưa xong bọn cháu sẽ mang bạc qua, rồi lên trấn trên làm khế ước đỏ. Thôn trưởng gia gia, người thấy vậy có được không?" Tử Thụ trả lời.
“Được, đúng lúc chiều nay ta rảnh. Vậy mấy đứa tranh thủ ăn cơm rồi qua đây, chúng ta lên trấn trên sớm một chút." Thôn trưởng không hề có dị nghị gì.
Thời này có hai loại khế ước là khế ước trắng và khế ước đỏ, khế ước trắng gọi là dân khế, khế ước đỏ thì gọi là quan khế. Dân khế sau khi được đăng ký với quan phủ, nộp thuế, rồi đóng quan ấn mới có thể trở thành khế ước đỏ. Chỉ khế ước đỏ bị mất mới được quan phủ bảo vệ, còn dân khế thì không, đến lúc bị quan phủ truy cứu còn phải đóng thuế bù vào. Phần lớn mọi người làm khế ước trắng xong cũng đi làm khế ước đỏ luôn, chỉ là vẫn có một số người muốn tiết kiệm chút tiền thuế nên chỉ làm khế ước trắng, nhưng như vậy không được chắc chắn lắm. Đến mãi sau này Tử La mới biết những chuyện này.
Chạng vạng, chưa tới giờ lên đèn, Tử Thụ và Tử Hiên đã về. Bọn họ cầm khế ước của ba mẫu ruộng nước, sáu mẫu ruộng cạn tốt, cuối cùng mấy huynh muội cũng có ruộng đất thuộc về mình rồi.
Bây giờ, thêm vào một mẫu ruộng cạn mà nhà còn dư lại thì các nàng có ba mẫu ruộng nước, bảy mẫu ruộng cạn rồi. Số lượng này ở trong thôn tuy khá ít, nhưng vẫn còn hơn là bần cùng không một mảnh đất cắm dùi.
Đây cũng là một bước tiến bộ lớn, huynh muội Tử La lại tiến gần với việc làm giàu thêm một bước.
Cơm tối, Tử Vi làm một bữa vô cùng phong phú, chúc mừng mọi người đã mua lại được ruộng đất nhà mình.
Sáng hôm sau, Tử Hiên sang nhà Trần thẩm tìm Thiết Trụ đi chơi đột nhiên chạy vội về, nói với mọi người: “Trần thẩm hỏi chúng ta xem có muốn mua lợn con về nuôi không. Năm nay nhà thẩm ấy đến chỗ lão Vương ở thôn Lâm mua năm con lợn con. Người nhà lão Vương tới nói nhà họ vẫn còn mấy con lợn con nữa. Trần thẩm hỏi chúng ta có muốn mua mấy con về nuôi không."
“Đại tỷ, tỷ thấy thế nào?" Tuy rằng mấy chuyện đối ngoại đều do Tử Thụ chịu trách nhiệm, nhưng có chuyện gì, hắn vẫn luôn cố gắng bàn bạc với mọi người.
“Đất, đương nhiên là càng nhiều càng tốt, chỉ là bạc của chúng ta không thể để lộ quá nhiều ra ngoài được, nếu không thì đâu thể giải thích với người trong thôn đúng2không." Tử Hiên cũng biết tầm quan trọng của đồng ruộng. Trước kia mọi người không tin huynh muội bọn họ có thể tự nuôi sống mình, chính là bởi vì họ không ruộng không đất, nhưng cậu cũng biết đạo lý cây to đón gió lớn.
Mấy người Tử Thụ nghe xong cũng hiểu được Tử Hiên đang lo lắng điều gì, thế là cả nhà đều im lặng.
“Nếu không thì vậy đi, chúng8ta lấy năm mươi lượng bạc đến chỗ thôn trưởng mua đất trước, cứ bảo là mượn của Lưu bá bá, đến lúc đó, chúng ta nói thế này..." Tử La nói ý định của mình cho mọi người cùng biết.
Bây giờ nhà Tử La có quan hệ khá tốt Lưu Hương Lầu, cho nên mấy huynh muội đều gọi Lưu chưởng quỹ là Lưu bá bá.
Đám Tử Thụ nghe xong đều thấy rất6khả thi, cho nên, bọn họ bắt đầu thương lượng xem nên hoàn thiện cái cớ này như thế nào.
Hôm sau, Tử Thụ mang hai cân thịt lợn, một bình rượu gạo nhỏ, hai gói bánh ngọt rồi cùng Tử Hiên đến nhà thôn trưởng nói chuyện mua đất, đương nhiên không thể thiếu được hai cái bạn nhỏ là Tử La và Tiểu Lục rồi.
“Thụ ca nhi, sao bọn cháu có nhiều tiền3vậy?" Thôn trưởng biết lý do đám Tử Thụ đến nhưng vẫn kinh ngạc vì họ có thể đưa ra nhiều tiền đến vậy.
“Là thế này, mấy tháng này bọn cháu cung cấp thỏ và một số con thú khác cho Lưu Hương Lầu tổng cộng được khoảng sáu, bảy lượng bạc. Đại tỷ và Tử Đào bán đồ thêu cho cửa hàng cũng kiếm được khoảng bảy, tám lượng bạc nữa, cộng lại5là hơn mười lượng. Sau đó, Lưu bá bá biết chúng cháu muốn mua đất nên trả trước cho bọn cháu ba mươi lượng, sau này sẽ trừ dần vào tiền cung cấp thú rừng sau. Thế cho nên bây giờ bọn cháu mới có gần năm mươi lượng bạc." Cái cớ này, đám Tử Thụ đã bàn bạc xong từu hôm qua rồi, sáng nay lên trấn trên mua đồ cũng đã nói chuyện này với Lưu chưởng quỹ. Lưu chưởng quỹ cũng đã đồng ý nói giúp họ như vậy.
Thôn trưởng nghe Tử Thụ nói như vậy thì âm thầm thở phào. Ông chỉ sợ đống bạc này của Tử Thụ có lai lịch bất chính thôi. Có điều, ông nghĩ mấy huynh muội Tử Thụ đều là những đứa hiểu chuyện, cho nên chút nghi ngờ trong lòng cũng biến mất sạch sẽ.
“Đợt trước ta có nghe nói Vi tỷ nhi bán đồ thêu cho cửa hàng, không ngờ lại kiếm được nhiều bạc như vậy." Trần nãi nãi nghe chuyện Tử Vi mấy tháng đã lãi được bảy, tám lượng bạc thì rất tò mò với bản lĩnh của nàng.
Đám Tử La quyết định nói chuyện Tử Vi và Tử Đào thêu thùa kiếm tiền ra cũng có nguyên nhân của nó.
Đầu tiên, tất cả mọi người đều biết Tử Vi hay bán đồ thêu cho cửa hàng, chỉ không ngờ lại bán được nhiều tiền như vậy thôi.
Với lại, nếu người có ý hỏi thăm thì chuyện này cũng chẳng giấu được bao lâu, không bằng các nàng nói ra trước cho người ta khỏi suy đoán.
Thứ hai, để mọi người biết Tử Vi, Tử Đào am hiểu thêu thùa chính là trăm lợi không hại. Vì thời đại này, mọi người rất có thiện cảm với nữ tử có tài có đức, mà có tài có đức, biết nữ công gia chánh lại chính là tiêu chuẩn để đánh giá nữ nhi thời này.
Cùng lắm là sau này sẽ có một số người đến nhờ hai người Tử Vi chỉ bảo cách thêu, hai người cứ dạy cho một chút là được, dù sao cũng chẳng phải chuyện gì quá cao minh.
Khăn thêu của Tử Vi bán đi được hai tháng là đã có tú nương thông minh nghĩ ra cách thêu của Tử Vi rồi. Bây giờ, khăn thêu của Tử Vi cũng không bán được một trăm văn như trước nữa.
Cũng may là người có thể nghĩ ra cách thêu của Tử Vi, lại có tài nghệ cao siêu cũng không có bao nhiêu. Khăn thêu của Tử Vi vẫn bán được khoảng ba mươi văn một cái, cái này cũng hơn khăn thêu bình thường rất nhiều rồi.
Hơn nữa, Tử Vi và Tử Đào dạy kỹ thuật thêu cho người khác sẽ rất có lợi với thanh danh của hai người, các nàng cũng không ngại dạy cho những người trong thôn, để họ kiếm thêm được chút tiền.
Hơn nữa, các nàng cũng không sợ đồ đệ giỏi sẽ khiến sư phụ đói chết, kiểu gì sau này người ta cũng biết, so với việc chờ người bên ngoài tìm ra cách thêu này, không bằng dạy người trong thôn trước, như vậy cũng có tính là có ân có nghĩa với người ta. Không những thế, họ còn giúp được các cô nương trong thôn.
Giống như Đào Hoa tỷ, nàng mới theo học Tử Vi đến ngày thứ hai mươi, khăn thêu đã bán được hơn mười văn rồi. Nhờ đó, nàng có thể kiếm cho mình thêm ít tiền riêng, hoặc giúp đỡ hoàn cảnh trong nhà. Huống hồ, bây giờ các nàng cũng đang cần một cái cớ để lấy bạc ra nữa.
“Lần trước Đại tỷ thu dọn di vật của mẹ cháu có phát hiện một chiếc khăn cũ có cách thêu rất đặc biệt, Đại tỷ bèn lấy ra nghiên cứu, không ngờ lại hiểu được cách thêu trên đó. Thế rồi Đại tỷ cháu dùng cách thêu này để thêu khăn tay, khiến cửa hàng thêu ở trấn trên rất coi trọng, cho nên mới có cái giá tốt thế này." Tử Thụ nói.
Tử Thụ nói như vậy cũng không sợ mọi người nghi ngờ, dù sao thì mẹ ruột của đám Tử Thụ cũng có tay nghề thêu thùa vô cùng xuất chúng. Hơn nữa, bà còn đến từ Tô Thành - nổi tiếng với nghề thêu, tổ tiên của bà có được kỹ thuật đặc biệt cũng chẳng có gì lạ.
“Nghe nói, Vi tỷ nhi còn dạy Đào Hoa thêu thùa đúng không? Có thể dạy cho Châu tỷ nhi nhà ta một chút không?" Trần Cao thị chen miệng nói. Tuy bà ta rất coi thường mấy huynh muội nghèo kiết này, nhưng thật sự cũng rất động lòng với kỹ thuật thêu của Tử Vi. Nếu nữ công tốt cũng là một lợi thế để sau này làm mai cho Châu tỷ nhi.
“Mẹ Thiếu Thanh, con nói gì vậy? Đó là tay nghề của người ta, con ao ước cái gì." Tuy Trần nãi nãi cũng rất muốn cháu gái học được thêm chút kỹ thuật thêu thùa, nhưng dù gì đó cũng là tay nghề của đám Tử Vi, các nàng không mở miệng muốn dạy thì thôi, sao mình có thể tự yêu cầu người ta dạy được, đây là không biết xấu hổ.
“Mẹ, sợ gì chứ, bọn nó dạy Đào Hoa rồi mà, dạy thêm một đứa thì có sao. Thụ ca nhi, mấy đứa nói có đúng không?" Trần Cao thị cười xòa nói.
Xem ra chuyện này cũng chẳng phải bí mật gì, các nàng mới dạy Đào Hoa tỷ hơn nửa tháng, Trần Cao thị đã biết rồi. Chuyện quả hồng lần trước cũng chẳng giữ được bao lâu thì cả thôn cũng biết. Tử La có chút hết chỗ nói rồi, cũng may các nàng vốn cũng không muốn giấu chuyện này.
“Đây cũng chẳng phải kỹ thuật cao siêu gì, chỉ cần chú ý hơn những cách bình thường một chút là có thể suy ra ngay. Nếu Châu tỷ tỷ muốn học... thì hôm nào đó cùng Đào Hoa tỷ đến nhà cháu. Châu tỷ tỷ thông minh như thế, chắc sẽ học xong nhanh thôi. Trong thôn có ai muốn học cũng có thể đến nhà cùng Đại tỷ của cháu học tập, chỉ bảo lẫn nhau cùng tiến bộ." Lời Tử Thụ nói vô cùng cẩn thận, khiến người ta rất có thiện cảm. Tử La thầm khen ngợi Đại ca trong lòng.
Trưởng thôn thấy Tử Thụ nói chuyện chân thành, không chút miễn cưỡng thì mới thấy yên lòng, ông khen ngợi: “Thụ ca nhi, huynh muội các cháu làm tốt lắm. Yên tâm, các cháu tốt bụng, mọi người đều ghi nhớ trong lòng." Thôn trưởng giơ ngón tay cái ra nói.
“Thôn trưởng gia gia khách khí quá, chúng cháu cũng đâu làm được gì." Tử Thụ vội chắp tay khiêm tốn.
Thôn trưởng thấy Tử Thụ biết tiến biết lui, lại nho nhã lễ độ, hơn nữa xử sự làm người rất phúc hậu nên ông rất tán thưởng.
Hơn nữa, Tử Hiên và Tử La, kể cả Tiểu Lục nhỏ tuổi nhất bước vào cũng rất lễ phép, bánh ngọt nước trà trên bàn cũng không hề tự tiện lấy, chuyện này rất ít gặp trong thôn, như vậy có thể thấy mấy huynh muội Tử Thụ được dạy dỗ tốt thế nào. Thôn trưởng không khỏi âm thầm thán phục. “Thế này đi, số ruộng lần trước các cháu bán cho thôn vẫn chưa bán đi, không bằng bây giờ mấy đứa lại mua về, trong thôn cũng không lấy lãi của các cháu, chỉ cần trả như giá cũ là được." Thôn trưởng trầm ngâm một lát rồi nói.
Tử Thụ nghe vậy thì có hơi kích động, lúc mẹ vẫn còn sống không hề muốn bán mấy mảnh ruộng kia đi, cảm thấy đó chính là những niệm tưởng mà cha để lại cho họ, chẳng qua là lúc đó không còn cách nào khác mới phải bán đi thôi. Bây giờ có thể mua về, hắn đương nhiên sẽ đồng ý, cũng coi như là thỏa nỗi lòng của mẹ lúc sinh thời.
“Vậy có hai mẫu ruộng nước, mỗi mẫu tám lượng bạc, sáu mẫu ruộng cạn tốt, mỗi mẫu năm lượng. Tổng cộng là bốn mươi sáu lượng. Thụ ca nhi, các cháu có đủ bạc không?" Trưởng thôn hỏi tiếp.
“Dạ được, ăn cơm trưa xong bọn cháu sẽ mang bạc qua, rồi lên trấn trên làm khế ước đỏ. Thôn trưởng gia gia, người thấy vậy có được không?" Tử Thụ trả lời.
“Được, đúng lúc chiều nay ta rảnh. Vậy mấy đứa tranh thủ ăn cơm rồi qua đây, chúng ta lên trấn trên sớm một chút." Thôn trưởng không hề có dị nghị gì.
Thời này có hai loại khế ước là khế ước trắng và khế ước đỏ, khế ước trắng gọi là dân khế, khế ước đỏ thì gọi là quan khế. Dân khế sau khi được đăng ký với quan phủ, nộp thuế, rồi đóng quan ấn mới có thể trở thành khế ước đỏ. Chỉ khế ước đỏ bị mất mới được quan phủ bảo vệ, còn dân khế thì không, đến lúc bị quan phủ truy cứu còn phải đóng thuế bù vào. Phần lớn mọi người làm khế ước trắng xong cũng đi làm khế ước đỏ luôn, chỉ là vẫn có một số người muốn tiết kiệm chút tiền thuế nên chỉ làm khế ước trắng, nhưng như vậy không được chắc chắn lắm. Đến mãi sau này Tử La mới biết những chuyện này.
Chạng vạng, chưa tới giờ lên đèn, Tử Thụ và Tử Hiên đã về. Bọn họ cầm khế ước của ba mẫu ruộng nước, sáu mẫu ruộng cạn tốt, cuối cùng mấy huynh muội cũng có ruộng đất thuộc về mình rồi.
Bây giờ, thêm vào một mẫu ruộng cạn mà nhà còn dư lại thì các nàng có ba mẫu ruộng nước, bảy mẫu ruộng cạn rồi. Số lượng này ở trong thôn tuy khá ít, nhưng vẫn còn hơn là bần cùng không một mảnh đất cắm dùi.
Đây cũng là một bước tiến bộ lớn, huynh muội Tử La lại tiến gần với việc làm giàu thêm một bước.
Cơm tối, Tử Vi làm một bữa vô cùng phong phú, chúc mừng mọi người đã mua lại được ruộng đất nhà mình.
Sáng hôm sau, Tử Hiên sang nhà Trần thẩm tìm Thiết Trụ đi chơi đột nhiên chạy vội về, nói với mọi người: “Trần thẩm hỏi chúng ta xem có muốn mua lợn con về nuôi không. Năm nay nhà thẩm ấy đến chỗ lão Vương ở thôn Lâm mua năm con lợn con. Người nhà lão Vương tới nói nhà họ vẫn còn mấy con lợn con nữa. Trần thẩm hỏi chúng ta có muốn mua mấy con về nuôi không."
“Đại tỷ, tỷ thấy thế nào?" Tuy rằng mấy chuyện đối ngoại đều do Tử Thụ chịu trách nhiệm, nhưng có chuyện gì, hắn vẫn luôn cố gắng bàn bạc với mọi người.
Tác giả :
Mộ Dạ Hàn Phong