Đích Trưởng Tôn
Chương 7
Khóe miệng Triệu Trường Hoài khẽ nhếch lên: “Lời này của ngươi có ý gì?"
“Thuận miệng nói mà thôi." Đỗ Thiếu Lăng đáp rồi cũng bước vào trường học.
Trong trường mọi người đều đã ngồi gần đủ. Triệu Trường Ninh cũng đã ngồi vào chỗ, lúc này mới thấy một tiên sinh để chòm râu sơn dương‘¹’ tiến vào.
Vị tiên sinh này họ Cổ, cũng là một ông lão bảo thủ hệt như tên, là tiên sinh chủ quản trường học trong tộc. Những người mới tiếp xúc với lão quá nửa đều không thích lão, làm việc vô cùng cứng nhắc, lại thường xuyên bày ra bộ mặt hà khắc chết người, có điều học vấn uyên bác, các đệ tử cũng chịu phục để lão quản.
Trong trường học họ Triệu không chỉ có các đệ tử trong tộc, còn có một ít bà con thân thích dính vào. Đương nhiên, những người được tiên sinh dạy dỗ thực sự, chỉ có các đệ tử sắp sửa vào trường thi. Trước khi bọn họ thi đỗ cử nhân, Cổ tiên sinh đã mở một lớp cử nhân chạy nước rút, giờ thì tạm thời đổi thành tiến sĩ chạy nước rút.
Cách kỳ thi Hội chỉ còn ba tháng, bởi vậy Cổ tiên sinh rất căng thẳng, điều bốn người sắp thi tiến sĩ lên hàng đầu tiên mà chỉ dạy.
Triệu Trường Ninh ngồi ở hàng thứ nhất cạnh tấm bình phong, trước mặt xếp chồng mấy cuốn 《Trạng nguyên thông giám》, chọn lọc bài văn của các tiến sĩ hai năm gần đây. Nàng nhìn lão tiên sinh nước miếng tung bay, chòm râu run rẩy, đang cầm một bài văn giảng cho các học trò, dùng tinh thần phân tích văn chương đạt điểm tuyệt đối kỳ thi đại học, chia từng đoạn giảng giải đại ý, giảng giải kết cấu. Trong một thoáng, Triệu Trường Ninh đột nhiên cảm thấy, Cổ lão tiên sinh không khác giáo viên ngữ văn thời cấp ba của nàng là bao, mơ hồ sinh ra mấy phần thân thiết.
Nhưng Cổ tiên sinh không có thân thiết như vậy, phát hiện Triệu Trường Ninh không chú tâm nghe giảng, gõ gõ cây thước lên bàn của nàng, liếc nhìn nàng một cái.
Đây là tỏ ý nàng đừng có thất thần, bằng không thì sẽ ăn đòn đấy.
Triệu Trường Ninh tức khắc thu lại tinh thần, chăm chú lắng nghe, thời đi học chuyên ngành của nàng là pháp luật hành chính, vô cùng khô khan, lúc tự học cũng đau khổ muốn chết. May sao đã có căn bản, học tới văn Bát cổ ‘²’ cũng xem như thành thạo, thời gian bảy năm không hề mài dũa tính cách nàng, mà còn giúp nàng có thể nhanh chóng tìm đúng tinh túy văn chương.
Nội dung thi Hội tuy đều trong Tứ thư Ngũ kinh, nhưng cái quốc gia tìm là nhân tài ra làm quan, đề thi nhiều nhất đương nhiên là trị quốc. Về cách trị quốc, không ai biết được nhiều hơn Triệu Trường Ninh, điều này nàng rất tự tin, năm đó luận vặn của nàng chính là 《 Luận quan hệ của hành chính và hưng suy quốc gia》, nghiên cứu hơn bốn mươi chính quyền từ cổ chí kim. Mô hình cùng cách trị quốc hết sức phong phú.
Có điều bình thường nàng sẽ không đột nhiên phô bày mà thôi. Nàng làm người thận trọng, hoàn cảnh trong nhà lại phức tạp, cẩn thận một chút vẫn tốt hơn.
Cổ tiên sinh tuy nghiêm khắc, lại hiểu được đạo lý dạy theo năng khiếu, với từng kiểu học trò, sẽ có từng cách truyền đạt, từng cách chỉ dạy khác nhau.
Với Triệu Trường Ninh, đánh cũng vô dụng, không bằng dùng ánh mắt dọa nạt. Còn Triệu Trường Tùng vừa thất thần, chắc chắc sẽ bị đánh, bởi vậy khi lên lớp, mọi người đều rất chăm chú. Những kẻ khác chỉ là phông nền cho bọn họ bồi luyện, không nhắc tới cũng được.
Hôm nay học sinh mới Đỗ Thiếu Lăng, Cổ tiên sinh lại đặc biệt quan tâm, kiểm tra học vấn của hắn ra sao. Hỏi tới vậy mà đối đáp trôi chảy, mới ngạc nhiên tấm tắc nói: “Học vấn không tồi, có thể sánh với Tử Vi rồi." Triệu Trường Ninh nghe thấy liền ghé mắt nhìn Đỗ Thiếu Lăng.
Vì với Cổ tiên sinh mà nói, khen ngợi thật ra là một chuyện rất khó khăn. Cũng chính Kinh khôi* Triệu Trường Hoài mới được lão khen “Độ học vấn đủ rồi, có thể dự thi." Chỉ một câu này, Triệu lão thái gia vui đến nỗi tặng ngay Cổ tiên sinh năm mươi lượng bạc làm quà bái sư, sau đó tiễn Triệu Trường Hoài vào trường thi, quả nhiên là đỗ Kinh khôi.
* Kinh khôi: Người đỗ đầu kỳ thi Hương, chi tiết xem chú thích
Cổ tiên sinh là một lão cổ hủ, chỗ tốt của lão cổ hủ chính là coi tiền bạc như rác rưởi, với đại phòng, nhị phòng, thậm chí là thứ xuất của tam phòng đều đối đãi như nhau.
Nhưng mà vị tiên sinh khác thì không như vậy.
Trong trường học có hai tiên sinh, Cổ tiên sinh dạy Kinh nghĩa, vị Tưởng tiên sinh kia dạy Tứ thư. Tiên sinh này làm người khôn khéo, vì là người nhị thúc mời đến, nên đối tượng giảng bài chỉ có một ——— Triệu Trường Tùng.
Lần này còn ghê gớm hơn chính là, Đỗ Thiếu Lăng cũng mang theo vị tiên sinh dạy Tứ thư tới, họ Chu, nghe nói dưới tay lão đã cho ra rất nhiều tiến sĩ, đại khái chính là một thầy giáo kim bài.
Lúc Triệu Trường Ninh nghe được tin đó, thiếu chút nữa đã phun ra ngụm trà. Vị huynh đài này đúng là lợi hại thật, đến trường còn tự mang theo thầy giáo.
Cổ tiên sinh chỉ lên lớp buổi sáng, buổi chiều giao cho hai vị tiên sinh này, hai vị tiên sinh cùng giảng lại chẳng phải là muốn đánh nhau?
Quả nhiên buổi chiều lúc bắt đầu học thì xảy ra vấn đề, Chu tiên sinh ở một bên nhìn Tưởng tiên sinh giảng bài, thấy Tưởng tiên sinh căn bản chỉ nói với mỗi Triệu Trường Tùng, những học trò khác có câu hỏi lão đều không đáp. Thật ra Triệu Trường Ninh cũng đã quen với tác phong của vị Tưởng tiên sinh này, lão chẳng qua là quen đi xu nịnh mà thôi.
Chu tiên sinh nhấp một ngụm trà, bắt đầu nói với chính mình.
Lão ngược lại rất tán thưởng vị Cổ tiên sinh ban sáng, còn với vị Tưởng tiên sinh này hoàn toàn không có hảo cảm, thứ gì không biết, cái bộ dạng này còn dám tới làm chậm trễ các học trò. Lão bắt đầu đối nghịch với Tưởng tiên sinh, ngoại trừ câu hỏi của Triệu Trường Tùng, câu hỏi của những người khác lão đều đáp lại.
Sau đó Chu tiên sinh nhắc đến một vấn đề, là một câu trong 《Trung dung》, “Quân tử chỉ cầu làm việc theo đúng vị trí của mình, không mong làm những chuyện vượt ngoài bổn phận." Giải thích của hai vị tiên sinh xảy ra chút trắc trở, Tưởng tiên sinh nói “Vị trí của mình" là chỉ thân phận ở vị trí đó, Chu tiên sinh nói cách giải thích này hạn hẹp, nên chỉ cả hoàn cảnh thêm vào.
Tưởng tiên sinh lớn tuổi, cảm thấy mình đủ tư cách, Chu tiên sinh lại là thầy giáo kim bài, cho rằng thân phận của mình đều đặt ở đó cả. Tính khí người đọc sách thẳng thắn, nói tới nói lui lại thành biện luận chốn công đường, đỏ mặt tía tai, ngôn từ kịch liệt, đến cả đám học trò cũng mặc kệ.
Ngày đầu tiên giảng bài xem như còn tạm, có điều nội dung hơi lộn xộn. Ngày thứ hai càng tệ hơn, thăng cấp thành công kích lên thân người.
Chu tiên sinh nói Tưởng tiên sinh là: “Lão tiểu nhân xu nịnh, đừng có làm hỏng công tử nhà ta."
Tưởng tiên sinh lại nhảy dựng lên mắng Chu tiên sinh: “Ông là cọng hành từ phương nào tới? Muối ta ăn còn nhiều hơn cơm ông xới, ông có cửa gì mà cao giọng nói ta?"
Tưởng tiên sinh tuy nhân phẩm chẳng ra sao, nhưng mà mắng người cũng có chút năng khiếu. Chu tiên sinh cũng không hề nhượng bộ, nhất thời đám học trò trong học đường ngơ ngác nhìn nhau, không biết phải làm sao mới được.
Triệu Trường Ninh có hơi nhức đầu, nhưng hai người này nàng quản thế nào được đây, sau lưng hai vị tiên sinh chính là tổ tông, không thấy Triệu Trường Tùng và Đỗ Thiếu Lăng đang ở hai bên nhìn đối phương cười lạnh chắc.
Triệu Trường Tùng trong nhà quen được cưng chiều, tuy thoạt nhìn hắn có vẻ quần là áo lượt, những có thể đậu cử nhân thì cũng không phải kẻ ngốc. Vị Tưởng tiên sinh này vỗn dĩ chỉ dạy mình hắn, người khác học thế nào liên quan gì tới lão, về phần Đỗ Thiếu Lăng, hắn mới chẳng thèm quan tâm kẻ kia là thần thánh phương nào, đụng tới trên đầu hắn thì hắn sẽ không khách khí nữa.
Đỗ Thiếu Lăng đáng lẽ muốn khuyên giải, nhìn thấy xa xa Triệu Trường Tùng ngồi bất động như núi, hắn cũng bất động luôn. Nhìn hai vị tiên sinh cãi lộn, trên mặt hắn vẫn mang theo ý cười. Thù oán coi như đã kết xong với Triệu Trường Tùng, tình nghĩa chó má vừa rồi cũng tan tành mây khói. Triệu Trường Tùng này chính là một kẻ ngang ngược, ỷ vào cha mình xuất chúng nổi bật trong Triệu gia, e là chẳng để ai trong mắt.
Vị tiên sinh này cũng học theo không để ai vào mắt, hắn nhìn không quen, cái thứ gì chứ!
Triệu Trường Hoài không hứng thú với cãi lộn, quan hệ của hắn và Triệu Trường Tùng thường thường, bởi vậy hỏi Đỗ Thiếu Lăng: “Ngươi không quản thật sao?"
Đỗ Thiếu Lăng thấp giọng nói với hắn: “Ta ở nhà đọc sách chỉ có một mình, sắp buồn chết rồi, chỗ các ngươi náo nhiệt như vậy, nháo nhào cũng vui ghê."
Triệu Trường Hoài nghe xong cười mắng hắn: “Ngươi đúng là nhàm chán vô vị."
Nhưng Triệu Trường Ninh nhìn một hồi, cảm thấy không thể mặc kệ, nàng là đích trưởng tôn, chưa biết chừng cuối cùng lại trách móc đến trên đầu nàng, bèn gọi thư đồng Tứ An của mình tới, bảo hắn lặng lẽ đi mời Cổ tiên sinh.
——— ————————-
Chú thích:
(1) Râu sơn dương:
(2) Văn Bát cổ: là một thể văn đặc thù, được quy định trong chế độ thi cử ở các triều Minh, Thanh Trung Quốc và triều Nguyễn ở Việt Nam.
Bát cổ là lối văn 8 đoạn, ở những đoạn 4, 5, 6, 7 đều có 2 vế đối nhau, tổng số là 8 vế. Cũng gọi là văn biền ngẫu = có đối mà không có vần (biền = 2 con ngựa chạy song đôi).
Quy tắc bố cục văn Bát cổ:
1 – Phá đề: giải nghĩa đầu bài (lời của mình).
2 – Thừa đề: bắt đầu vào lời người xưa nói.
3 – Khởi giảng: đại ý của đề mục.
4 – Tiền cổ: vào bài, phải có hai vế đối nhau.
5 – Trung cổ: thích thực rõ nghĩa đầu bài, hai vế đối nhau.
6 – Hậu cổ: tán rộng nghĩa đầu bài, hai vế đối nhau.
7 – Kết cổ / Thái cổ = tóm tắt các ý trên, hai vế đối nhau.
8 – Thúc đề: thắt chặt đầu bài [1]
“Thuận miệng nói mà thôi." Đỗ Thiếu Lăng đáp rồi cũng bước vào trường học.
Trong trường mọi người đều đã ngồi gần đủ. Triệu Trường Ninh cũng đã ngồi vào chỗ, lúc này mới thấy một tiên sinh để chòm râu sơn dương‘¹’ tiến vào.
Vị tiên sinh này họ Cổ, cũng là một ông lão bảo thủ hệt như tên, là tiên sinh chủ quản trường học trong tộc. Những người mới tiếp xúc với lão quá nửa đều không thích lão, làm việc vô cùng cứng nhắc, lại thường xuyên bày ra bộ mặt hà khắc chết người, có điều học vấn uyên bác, các đệ tử cũng chịu phục để lão quản.
Trong trường học họ Triệu không chỉ có các đệ tử trong tộc, còn có một ít bà con thân thích dính vào. Đương nhiên, những người được tiên sinh dạy dỗ thực sự, chỉ có các đệ tử sắp sửa vào trường thi. Trước khi bọn họ thi đỗ cử nhân, Cổ tiên sinh đã mở một lớp cử nhân chạy nước rút, giờ thì tạm thời đổi thành tiến sĩ chạy nước rút.
Cách kỳ thi Hội chỉ còn ba tháng, bởi vậy Cổ tiên sinh rất căng thẳng, điều bốn người sắp thi tiến sĩ lên hàng đầu tiên mà chỉ dạy.
Triệu Trường Ninh ngồi ở hàng thứ nhất cạnh tấm bình phong, trước mặt xếp chồng mấy cuốn 《Trạng nguyên thông giám》, chọn lọc bài văn của các tiến sĩ hai năm gần đây. Nàng nhìn lão tiên sinh nước miếng tung bay, chòm râu run rẩy, đang cầm một bài văn giảng cho các học trò, dùng tinh thần phân tích văn chương đạt điểm tuyệt đối kỳ thi đại học, chia từng đoạn giảng giải đại ý, giảng giải kết cấu. Trong một thoáng, Triệu Trường Ninh đột nhiên cảm thấy, Cổ lão tiên sinh không khác giáo viên ngữ văn thời cấp ba của nàng là bao, mơ hồ sinh ra mấy phần thân thiết.
Nhưng Cổ tiên sinh không có thân thiết như vậy, phát hiện Triệu Trường Ninh không chú tâm nghe giảng, gõ gõ cây thước lên bàn của nàng, liếc nhìn nàng một cái.
Đây là tỏ ý nàng đừng có thất thần, bằng không thì sẽ ăn đòn đấy.
Triệu Trường Ninh tức khắc thu lại tinh thần, chăm chú lắng nghe, thời đi học chuyên ngành của nàng là pháp luật hành chính, vô cùng khô khan, lúc tự học cũng đau khổ muốn chết. May sao đã có căn bản, học tới văn Bát cổ ‘²’ cũng xem như thành thạo, thời gian bảy năm không hề mài dũa tính cách nàng, mà còn giúp nàng có thể nhanh chóng tìm đúng tinh túy văn chương.
Nội dung thi Hội tuy đều trong Tứ thư Ngũ kinh, nhưng cái quốc gia tìm là nhân tài ra làm quan, đề thi nhiều nhất đương nhiên là trị quốc. Về cách trị quốc, không ai biết được nhiều hơn Triệu Trường Ninh, điều này nàng rất tự tin, năm đó luận vặn của nàng chính là 《 Luận quan hệ của hành chính và hưng suy quốc gia》, nghiên cứu hơn bốn mươi chính quyền từ cổ chí kim. Mô hình cùng cách trị quốc hết sức phong phú.
Có điều bình thường nàng sẽ không đột nhiên phô bày mà thôi. Nàng làm người thận trọng, hoàn cảnh trong nhà lại phức tạp, cẩn thận một chút vẫn tốt hơn.
Cổ tiên sinh tuy nghiêm khắc, lại hiểu được đạo lý dạy theo năng khiếu, với từng kiểu học trò, sẽ có từng cách truyền đạt, từng cách chỉ dạy khác nhau.
Với Triệu Trường Ninh, đánh cũng vô dụng, không bằng dùng ánh mắt dọa nạt. Còn Triệu Trường Tùng vừa thất thần, chắc chắc sẽ bị đánh, bởi vậy khi lên lớp, mọi người đều rất chăm chú. Những kẻ khác chỉ là phông nền cho bọn họ bồi luyện, không nhắc tới cũng được.
Hôm nay học sinh mới Đỗ Thiếu Lăng, Cổ tiên sinh lại đặc biệt quan tâm, kiểm tra học vấn của hắn ra sao. Hỏi tới vậy mà đối đáp trôi chảy, mới ngạc nhiên tấm tắc nói: “Học vấn không tồi, có thể sánh với Tử Vi rồi." Triệu Trường Ninh nghe thấy liền ghé mắt nhìn Đỗ Thiếu Lăng.
Vì với Cổ tiên sinh mà nói, khen ngợi thật ra là một chuyện rất khó khăn. Cũng chính Kinh khôi* Triệu Trường Hoài mới được lão khen “Độ học vấn đủ rồi, có thể dự thi." Chỉ một câu này, Triệu lão thái gia vui đến nỗi tặng ngay Cổ tiên sinh năm mươi lượng bạc làm quà bái sư, sau đó tiễn Triệu Trường Hoài vào trường thi, quả nhiên là đỗ Kinh khôi.
* Kinh khôi: Người đỗ đầu kỳ thi Hương, chi tiết xem chú thích
Cổ tiên sinh là một lão cổ hủ, chỗ tốt của lão cổ hủ chính là coi tiền bạc như rác rưởi, với đại phòng, nhị phòng, thậm chí là thứ xuất của tam phòng đều đối đãi như nhau.
Nhưng mà vị tiên sinh khác thì không như vậy.
Trong trường học có hai tiên sinh, Cổ tiên sinh dạy Kinh nghĩa, vị Tưởng tiên sinh kia dạy Tứ thư. Tiên sinh này làm người khôn khéo, vì là người nhị thúc mời đến, nên đối tượng giảng bài chỉ có một ——— Triệu Trường Tùng.
Lần này còn ghê gớm hơn chính là, Đỗ Thiếu Lăng cũng mang theo vị tiên sinh dạy Tứ thư tới, họ Chu, nghe nói dưới tay lão đã cho ra rất nhiều tiến sĩ, đại khái chính là một thầy giáo kim bài.
Lúc Triệu Trường Ninh nghe được tin đó, thiếu chút nữa đã phun ra ngụm trà. Vị huynh đài này đúng là lợi hại thật, đến trường còn tự mang theo thầy giáo.
Cổ tiên sinh chỉ lên lớp buổi sáng, buổi chiều giao cho hai vị tiên sinh này, hai vị tiên sinh cùng giảng lại chẳng phải là muốn đánh nhau?
Quả nhiên buổi chiều lúc bắt đầu học thì xảy ra vấn đề, Chu tiên sinh ở một bên nhìn Tưởng tiên sinh giảng bài, thấy Tưởng tiên sinh căn bản chỉ nói với mỗi Triệu Trường Tùng, những học trò khác có câu hỏi lão đều không đáp. Thật ra Triệu Trường Ninh cũng đã quen với tác phong của vị Tưởng tiên sinh này, lão chẳng qua là quen đi xu nịnh mà thôi.
Chu tiên sinh nhấp một ngụm trà, bắt đầu nói với chính mình.
Lão ngược lại rất tán thưởng vị Cổ tiên sinh ban sáng, còn với vị Tưởng tiên sinh này hoàn toàn không có hảo cảm, thứ gì không biết, cái bộ dạng này còn dám tới làm chậm trễ các học trò. Lão bắt đầu đối nghịch với Tưởng tiên sinh, ngoại trừ câu hỏi của Triệu Trường Tùng, câu hỏi của những người khác lão đều đáp lại.
Sau đó Chu tiên sinh nhắc đến một vấn đề, là một câu trong 《Trung dung》, “Quân tử chỉ cầu làm việc theo đúng vị trí của mình, không mong làm những chuyện vượt ngoài bổn phận." Giải thích của hai vị tiên sinh xảy ra chút trắc trở, Tưởng tiên sinh nói “Vị trí của mình" là chỉ thân phận ở vị trí đó, Chu tiên sinh nói cách giải thích này hạn hẹp, nên chỉ cả hoàn cảnh thêm vào.
Tưởng tiên sinh lớn tuổi, cảm thấy mình đủ tư cách, Chu tiên sinh lại là thầy giáo kim bài, cho rằng thân phận của mình đều đặt ở đó cả. Tính khí người đọc sách thẳng thắn, nói tới nói lui lại thành biện luận chốn công đường, đỏ mặt tía tai, ngôn từ kịch liệt, đến cả đám học trò cũng mặc kệ.
Ngày đầu tiên giảng bài xem như còn tạm, có điều nội dung hơi lộn xộn. Ngày thứ hai càng tệ hơn, thăng cấp thành công kích lên thân người.
Chu tiên sinh nói Tưởng tiên sinh là: “Lão tiểu nhân xu nịnh, đừng có làm hỏng công tử nhà ta."
Tưởng tiên sinh lại nhảy dựng lên mắng Chu tiên sinh: “Ông là cọng hành từ phương nào tới? Muối ta ăn còn nhiều hơn cơm ông xới, ông có cửa gì mà cao giọng nói ta?"
Tưởng tiên sinh tuy nhân phẩm chẳng ra sao, nhưng mà mắng người cũng có chút năng khiếu. Chu tiên sinh cũng không hề nhượng bộ, nhất thời đám học trò trong học đường ngơ ngác nhìn nhau, không biết phải làm sao mới được.
Triệu Trường Ninh có hơi nhức đầu, nhưng hai người này nàng quản thế nào được đây, sau lưng hai vị tiên sinh chính là tổ tông, không thấy Triệu Trường Tùng và Đỗ Thiếu Lăng đang ở hai bên nhìn đối phương cười lạnh chắc.
Triệu Trường Tùng trong nhà quen được cưng chiều, tuy thoạt nhìn hắn có vẻ quần là áo lượt, những có thể đậu cử nhân thì cũng không phải kẻ ngốc. Vị Tưởng tiên sinh này vỗn dĩ chỉ dạy mình hắn, người khác học thế nào liên quan gì tới lão, về phần Đỗ Thiếu Lăng, hắn mới chẳng thèm quan tâm kẻ kia là thần thánh phương nào, đụng tới trên đầu hắn thì hắn sẽ không khách khí nữa.
Đỗ Thiếu Lăng đáng lẽ muốn khuyên giải, nhìn thấy xa xa Triệu Trường Tùng ngồi bất động như núi, hắn cũng bất động luôn. Nhìn hai vị tiên sinh cãi lộn, trên mặt hắn vẫn mang theo ý cười. Thù oán coi như đã kết xong với Triệu Trường Tùng, tình nghĩa chó má vừa rồi cũng tan tành mây khói. Triệu Trường Tùng này chính là một kẻ ngang ngược, ỷ vào cha mình xuất chúng nổi bật trong Triệu gia, e là chẳng để ai trong mắt.
Vị tiên sinh này cũng học theo không để ai vào mắt, hắn nhìn không quen, cái thứ gì chứ!
Triệu Trường Hoài không hứng thú với cãi lộn, quan hệ của hắn và Triệu Trường Tùng thường thường, bởi vậy hỏi Đỗ Thiếu Lăng: “Ngươi không quản thật sao?"
Đỗ Thiếu Lăng thấp giọng nói với hắn: “Ta ở nhà đọc sách chỉ có một mình, sắp buồn chết rồi, chỗ các ngươi náo nhiệt như vậy, nháo nhào cũng vui ghê."
Triệu Trường Hoài nghe xong cười mắng hắn: “Ngươi đúng là nhàm chán vô vị."
Nhưng Triệu Trường Ninh nhìn một hồi, cảm thấy không thể mặc kệ, nàng là đích trưởng tôn, chưa biết chừng cuối cùng lại trách móc đến trên đầu nàng, bèn gọi thư đồng Tứ An của mình tới, bảo hắn lặng lẽ đi mời Cổ tiên sinh.
——— ————————-
Chú thích:
(1) Râu sơn dương:
(2) Văn Bát cổ: là một thể văn đặc thù, được quy định trong chế độ thi cử ở các triều Minh, Thanh Trung Quốc và triều Nguyễn ở Việt Nam.
Bát cổ là lối văn 8 đoạn, ở những đoạn 4, 5, 6, 7 đều có 2 vế đối nhau, tổng số là 8 vế. Cũng gọi là văn biền ngẫu = có đối mà không có vần (biền = 2 con ngựa chạy song đôi).
Quy tắc bố cục văn Bát cổ:
1 – Phá đề: giải nghĩa đầu bài (lời của mình).
2 – Thừa đề: bắt đầu vào lời người xưa nói.
3 – Khởi giảng: đại ý của đề mục.
4 – Tiền cổ: vào bài, phải có hai vế đối nhau.
5 – Trung cổ: thích thực rõ nghĩa đầu bài, hai vế đối nhau.
6 – Hậu cổ: tán rộng nghĩa đầu bài, hai vế đối nhau.
7 – Kết cổ / Thái cổ = tóm tắt các ý trên, hai vế đối nhau.
8 – Thúc đề: thắt chặt đầu bài [1]
Tác giả :
Văn Đàn